CHƯƠNG 2
VĂN BẢN HÓA TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN
TRONG SỬ VÀ THẦN TÍCH
1. Truyền thuyết trong sử - niềm tin vào sự huyền diệu có thật
Như đã trình bày, bộ phận truyền thuyết thứ nhất có cảm hứng
về lịch sử hướng tới mục đích bày tơ sự tơn vinh các giá trị truyền
thống thơng qua các câu chuyện có màu sắc lịch sửằ Điều này bắt
gặp ý thức tự tôn dân tộc của các sử gia phong kiến. Chính vì vậy,
để bù đắp những thiếu hụt về tư liệu khi chép sử, sử gia phong kiến
đã sử dụng truyền thuyết như là một nguồn sử liệu tin cậy. Trong
những hoàn cảnh đó, truyền thuyết đã được chép vào chính sử, một
loại văn bàn chính trị quan trọng, nơi thể hiện quan điểm chính
thống của giai cấp cầm quyền. Ở Chương 1, chúng tôi đã xem xét
giá trị sử liệu học từ văn bản truyền thuyết và chi ra những bất cập
trong việc sử dụng truyền thuyết với tư cách là một nguồn sử liệu
học truyền miệng; đồng thời chi ra những điểm khả thủ trong việc
sử dụng nó với yêu cầu sử dụng các phương pháp phân tích đặc biệt
với một độ thận trọng cần thiết. Ở đây xin đi từ một xuất phát điểm
khác, đó là văn bản sử. Lấy văn bản sử để khảo cứu, chúng tơi
muốn tìm hiểu hai mặt: sử đã sử dụng truyền thuyết như thế nào và
truyền thuyết đã biến đồi sử như thế nào trong các bộ sử trung đại.
Xin dừng lại một chút ở giới hạn tư liệu. Theo Lê Quý Đôn, tác
phẩm sử học gồm hai loại: thể biên niên và thể kỉ truyện1 cịn có
một loại nữa là chí. Ờ đây, chúng tôi chỉ giới hạn sự khảo sát trong
phần sử biên niên và chọn hai bộ sử lớn nhất của thời trung đại để
1. Lê Q Đơn tồn tập , tập 3, Nxb. Khoa học xã hội, H. 1987.
123
ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VÀ VIỆC VĂN BẢN HÓA .
khảo sát, đó là Đại Việt sử ký tồn thư và Khâm định Việt sử thơng
giám cương mục. Ngồi ra, những tác phẩm khác chỉ dùng đê tham
khảo, so sánh trong khả năng có thể.
i . / ỆSử hóa truyền thuyết - tình thần dân tộc và phương châm
- dĩ nghi truyền nghi
Dùng truyền thuyết dân gian như một nguồn sử liệu, có thể nói,
đó là hiện tượng phổ biến của các bộ sử thời trung đại.
Chẳng hạn ở Trung Quốc, một nước láng giềng có nhiều mối
giao thoa lớn về lịch sử và văn hóa với Việt Nam, mối liên hệ giữa
truyền thuyết với sử khá đặc biệt. Là một nước sớm có chữ viết,
người Trung Quổc đã ghi lại được lịch sử của mình ngay từ rất sớm
bằng văn tự. Mốc thời gian ấy được các nhà nghiên cứu gọi là thời
đại lịch sử, cịn trước đó thì được gọi là thời đại truyền thuyết. Thời
đại truyền thuyết ở Trung Quốc được nhận thức như sau: "Lịch sử
của bất cứ một dân tộc nào khi bắt đầu toàn là những sự kiện mơng
lung, nhiều mâu thuẫn. Đó là tình hình chung và khơng có cách nào
khắc phục được của lịch sử các dân tộc. Nhưng sau khi đã nói xong
mọi câu chuyện truyền thuyết, vô luận thế nào, những truyền thuyết
rất xa xưa đó về mặt lịch sử mà nói, đều có những yếu tố và hạt
nhân đáng kể, chứ khơng phải bịa đặt hồn tồn"1. Một nhận thức
như vậy là chung cho nhiều dân tộc, song điều đáng nói ở đây là, ở
Trung Quốc, vị trí của nguồn sử liệu truyền thuyết không được đề
cao. Tác giả Lịch sử truyền thuyết Trung Quốc đã viết: "Sử liệu của
thời đại truyền thuyết và sử liệu của thời đại lịch sử có nhừne điểm
chủ yếu khác nhau vì tính chất đáng tin cậy của sử liệu trước kém
tính chất đáng tin cậy của sử liệu sau" [Lịch sử truyền thuyết Trung
Quốc, tr.4]. Và ngun nhân của tình trạng đó đã được các nhà
nghiên cứu tổng kết như sau: "Trước kia, nước ta chia sách vờ ra
thành 4 loại lớn: Kinh, Sử, Từ, Tập. Trừ Tập là bộ sách khơns có
quan hệ gì lắm đến cổ sử thì uy quyền cao nhất là Kinh, sau đó là
chính sử. Cịn như các pho sách Chư Tử của Tiên Tần, Lưỡng Hán
1. Lịch sứ truyền thuyết Trung Quốc, Tư liệu dịch từ tiếng Trung Quốc. Thư
viện Viện Văn học, tr.3.
124
Chương 2. Văn bản hóa truyền thuyết dân gian..
có giữ được một số tài liệu cổ sử nhưng phải đem tiêu chuẩn kinh
và chính sử để quyết định bỏ đi hay sử dụng những tư liệu đó, có
nghĩa là, phù hợp với kinh sử là chân, không phù hợp với kinh sử là
ngụy" [Lịch sử truyền thuyết Trung Quốc, tr.6]. Đối với lịch sử
Trung Quốc, những truyền thuyết được đưa vào địa vị Kinh là Tam
hoàng, Ngũ Đe. Ngoài ra, hầu hết những truyền thuyết khác đều bị
rơi rụng và khô héo dần. Tác giả cuốn Lịch sử văn học Trung Quốc
nhắc đến tình trạng trọng kinh sử như sau: "Sách vở thời xã hội nô
lệ Trung Quốc bảo tồn khơng được nhiều, ngồi Kinh Thi ra, chỉ
cịn một ít chương đoạn trong Dịch Quái Hào Từ... Cũng còn một ít
tư liệu lịch sử nhưng đều qua bàn tay gia công của người đời sau.
Thời bấy giờ học vấn ở nhà quan, khơng có trước thuật tư nhân mà
các sử quan lại chỉ chú trọng ghi chép sự thật nên thần thoại và truyền
thuyết không được coi trọng"1.
Đến đầu thế kỉ XX, phái "nghi cổ" trong sử học xuất hiện đã
dám đụng đến uy quyền tối thượng của Kinh và cố gang dựng lại
thời đại truyền nghi từ thời khai thiên lập địa đến thời Tây Chu qua
các tư liệu truyền thuyết. Họ còn bày tỏ sự nghi ngờ về độ tin cậy của
nhiều tư liệu được chép trong Kinh, cho ràng đó là những tư liệu bịa
đặt của các học thuyết gia thời Xuân Thu - Chiến Quốc [Lịch sử
ừuyền thuyết Tning Quốc, tr. 18]. Họ cho rằng, ở đẩt nước chịu ảnh
hườns sâu sẳc của ý thức hệ Nho giáo này, việc đề cao Kinh, Sử, Tử,
Tập đã hạn chế việc ghi chép truyền thuyết; thậm chí, thần thoại,
truyền thuyết nhiều khi cịn bị bóp méo, xun tạc. Hai ví dụ thường
hay được dẫn ra: một là việc giải thích của Khổng Tử về nhân vật thần
thoại có tên Hoàng Đe. Theo thần thoại, Hoàng Đe là một vị thần có 4
mặt để trơng coi 4 phương được Khổng Tử giải thích rằng, Hồng Đế
đã phái 4 người đi trị vì 4 phương. Ví dụ thứ hai là cách giải thích của
Khổng Tử về hình ảnh thần thoại "Quỳ nhất túc" tức con Quỳ có một
chân. Ơng đã bác bỏ sự hoang đường đê giải thích là, con Quỳ
hung ác chỉ cần có một điểm khả thủ đó là việc giữ chừ tín là đủ2;
1. Nhiều tác giả, Lịch sư văn học Trung Quốc, Bấc Kinh, Bản tiếng Việt do
nhiều người dịch. Tập 1, Nxb. Giáo dục, H. 1997.
2. Nhiều tác giả, Lịch sư văn học Trung Quốc, Bắc Kinh, Bản tiếng Việt do
nhiều người dịch, Tàp 1. Nxb. Giáo dục, H. 1997, 700 tr.
125
ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VÀ VIỆC VĂN BẢN HÓA .
hay Quỷ đã biến thành một nhạc quan của vua Thuấn và người như
Quỳ chỉ cần một là đủ1. Giải thích tình trạng mất mát thần thoại Trung
Quốc, Lỗ Tấn viết: "Khổng Tử ra đời, lấy những điều thực dụng sửa
mình, yên nhà, trị nước, bình thiên hạ làm giáo lý, khơng mn nói
việc quỷ thần, những thuyết hoang đường thời thái cổ đều là những
điều nhà nho khơng muốn nói, cho nên về sau, chẳng những khơng
làm gì được cho sáng sủa lớn lao thêm mà còn để cho tản mác, mất
mát đi nữa" [Lồ Tấn: Lịch sử tiếu thuyết Trung Quốc, 1928].
Nhưng lịch sử Trung Quốc vẫn có mối liên hệ chặt chẽ với truyền
thuyết mà sự xuất hiện của các ông vua truyền thuyết là Nghiêu và
Thuấn, rồi xa hơn là Tam Hoàng, Ngũ Đế... Những vị này đã được
đưa vào Kinh Thư, chiếc cầu nối thời đại truyền thuyết với thời đại
lịch sử theo quan niệm của người Trung Quốc. Quyền uy của các
ông vua này lớn đến mức họ trở thành biểu tượng về một xã hội lý
tưởng, thành một chuẩn mực để "đo" các ông vua ở thời đại sau.
Như vậy, dù ý thức, dù khơng thì truyền thuyết vẫn vào lịch sừ theo
những con đường riêng của mình, thậm chí có khi cịn hịa tan vào
lịch sử đến mức khó nhận ra. Khảo sát sự chuyển hóa qua lại giữa
truyền thống văn học dân gian và anh hùng ca qua bộ Tam quốc
chí, tác giả B.L.Riftin cho ta biết một sự thực khác xa với những
tổng kết có tính chất giáo điều của Nho giáo. Ơng đã nhìn thấy mối
giao thoa giữa lịch sử và truyền thuyết như sau: "Tuy miêu tả cùng
một biến cố như sử gia chính thức, truyền thuyết dân gian lại cấp
cho chúng một cách thuyết minh khác, bàng cách xây dựne một
cách khác những hình tượng của các nhân vật này. Những sự khác
nhau này là bị quy định phần lớn bởi những sự khác nhau có tính
ngun tắc về hệ tư tưởng, lập trường của những sử gia ở triều đình
với lập trường của những người kể chuyện dân gian, bời việc họ
chọn để miêu tả những khía cạnh khác của cùng một biến cố lịch sừ
như nhau, cũng như bởi phương thức miêu tả nhằm phản ánh nhửne
tình huống thẩm mĩ khác nhau về nguyên tấc của sáng tác truyền miệne
và sáng tác thành văn. Và những cái này cũng quy định cả nhừn2 sự
1. Viên Kha. Thần thoại cổ đại Trung Quốc, Thượng Hài, Kiều Thu Hoạch
dịch, Tài liệu đánh máy, Thư viện Viện Văn học, 1957, 178 tranơ. Ký
hiệu DL/77.
126
Chương 2. Văn bản hóa truyền thuyết dân gian..
khác nhau có tính thuần t thể loại so với sự miêu tả lịch sử chính
thức các triều đại. Song bên cạnh đó, lịch sử Trung Quốc bao giờ cũng
tích cực sử dụng những truyền thuyết truyền miệng, và truyền thống
truyền miệng dễ dàng tiếp nhận những biện pháp của văn xuôi lịch sử
đến cả những vay mượn có tính chất văn bản"1. Nhận xét của
B.L.Riftin đã đề cập đến việc phản ánh lịch sử của truyền thuyết và sử
như là hai loại hình tư duy khác nhau, đồng thời, ơng cũng nhìn thấy
mối quan hệ qua lại giữa hai hình thức phản ánh này. Sự khái quát này
của B.L.Riftin được dựa trên sự khảo sát nhiều bộ sử Trung Quốc từ
thế kỉ III đến thế kỉ XII. Điều này cho thấy quá trình thẩm thấu tự
nhiên của truyền thuyết vào lịch sử cũng như xu hướng sử dụng
truyền thuyết vào lịch sử thường thấy ở nhiều nước.
Ờ Nhật Bản, một đất nước có chữ viết khá muộn (thế kỉ VII,
người Nhật mới dùng chữ Hán để ghi âm Nhật) thì vai trò của sử liệu
truyền miệng là khá lớn. Trong những bộ sử đầu tiên được soạn thào
theo sắc lệnh của nhà vua là bộ Kojiki (Co sự ký - 712), và bộ Nihongi
(Nhật sử: 720), truyền thuyết truyền miệng được sử dụng rất rộng rãi.
Theo Konrat, chủ đề mà các truyền thuyết tập trung sử dụng trong
Kojiki là chủ đề xây dựng đất nước. Chủ đề này xâu chuỗi một hệ
thống lớn các truyền thuyết dân gian có pha sắc màu thần thoại lẫn cổ
tích: Từ các vị thần trong sự phân chia trời đất ở "cõi hồn mang buổi
đầu", đến việc miêu tả các vị anh hùng bộ lạc, anh hùng dân tộc trong
việc chọn đất và xây dựng cung điện, sự đấu tranh với kẻ thù để xác
lập sự tồn tại của bộ lạc mình, cho đến các dũng sĩ chiến đấu với xà
tinh..ắ Là một bộ sừ sớm nhất của Nhật Bản phản ánh lịch sử Nhật
Bản từ cổ đến năm 720, Kojiki đã xâu chuồi các truyền thuyết để dựng
lại thời cổ sử xa xưa của dân tộc. Đồng thời, các sử gia Nhật Bản đã
đặt thần thoại truyền thuyết vào cái phông biên niên sử để khẳng định
lịch sử dài lâu của dân tộc. Tác giả N.I.Konrat đã viết: "Mặc dầu
khơng cịn hồ nehi về việc những tư liệu thần thoại, truyền thuyết,
truyện cổ trong Kojiki và Nihongi thuộc về thời cổ đại rất có thể kéo
dài đến những thế kì IV - thê ki VI thì trong những cơng trình này,
1 B.L.Riftin, Sừ thi lịch sứ và truyền thống văn học dàn gian Trung Quốc,
Phan Ngọc dịch, Nxb. Thuận Hóa - Trung tâm Văn hóa ngơn ngữ Đơng
Tây, Hà Nội, 2002.
127
ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VÀ VIỆC VĂN BẢN HÓA ằ
chúng đã đượe hệ thống hóa, được đặt trên mơt cái phơng biên niên sử
và được sửa chữa theo cái nhìn của một học thuyết chính trị nhất định.
Trong việc khai thác những tư liệu khác nhau và sửa chữa nó đêu
thấy sự hòa quyện của hai yếu tố khác biệt nhau: tư liệu nguyên
gốc và sự võ đoán trong sáng tạo của người biên soạn"1 [N.I.Konrad:
bản dịch, tr.30].
Sử dụng thần thoại và truyền thuyết trong việc biên soạn Kojiki,
ngoài những lý do như cần bổ sung vì sự khuyết thiểu tư liệu xác
thực lịch sử và thực trạng của tình trạng văn - sử - triết bất phân
thời trung đại, còn một lý do nữa là các sử gia đã dùng truyền thuyết
để đề cao vương quyền. Đe phục vụ mục đích này, các sử gia đã
thấm nhuần tư tưởng sắp xếp truyền thuyết theo những khuôn mẫu
chẳng những cho hiện tại mà cịn với mục đích làm chuẩn mực cho
việc trị nước đời sau. Tác giả E.D.Saunders khi nghiên cứu Thần
thoại Nhật Bản đã chỉ ra rằng: "Mục đích của những người sưu tập
là ca ngợi nhà vua và xây dựng cơ sở vững chắc cho cao vọng của
các triều đạiỂVì thế, các huyền tích chép trong Kojiki bị sửa chữa
rất nhiều để phục vụ cho mục đích thống nhất quốc gia. Các tác giả
này quan niệm rằng, lịch sử là cơ sở của hành động, đồng thời là
mẫu mực cho hiện tại. Như vậy, Kojiki là một tuyển tập những
huyền tích được đánh giá là xứng đáng truyền lại cho thế hệ sau"2.
Do đó, "dù cho trong Kojiki, q trình lịch sử có thể bị thể hiện
sai lệch, các tài liệu có thể bị bóp méo khi sử dụng, nhiều yếu tố
vốn độc lập đã bị nối kết một cách võ đoán, nhưng điều này đã
được làm một cách thông minh, khéo léo, chứng tỏ tài năng văn
học to lớn của tác giả xét từ chính khả năng có thể và yêu cầu giải
quyết những nhiệm vụ mà thời đại đặt ra" [N.I.Konrad: bàn dịch,
tr.83]. Cách làm đó trong Kojiki có lẽ cũng có nhiều nét tương đồng
với việc chép truyền thuyết vào sử ở các nước khác, đó là "nổi dài
1. N.I.Konrad, Văn học Nhật Bàn từ cổ đến cận đại, Trịnh Bá Đĩnh dịch,
Nxb. Đà Nang, 1997, tr.30.
2. E.D.Saunders, Thần thoại Nhật Bàn, Nguyễn Từ Chi dịch từ bàn tiếng
Pháp: "Thân tỉĩoại miền thảo nguyên, miền rừng và miên hài đào", Paris,
1963. Tài liệu đánh máy, Thư viện Viện Văn học, 29 tr., Ký hiệu D L /2 51.
128
Chương 2. Văn bản hóa truyền thuyết dân gian..
đường dây phả hệ từ các thần linh, qua các tù trưởng bộ lạc tới các
vị vua như là biểu hiện của sự thống nhất và coi việc điều hành
đất nước của các vị vua như là sự thực hiện ý chí của các thần linh"
[NếI.Konrad: bản dịch, tr.82].
Cũng vậy ở Nga, "các truyền thuyết riêng lẻ đã được kể lại bởi
những nhà chép sử đầu tiên mà đối với họ (cũng như các nhà chép
sử của các dân tộc khác) truyền thuyết đã trở thành những cứ liệu
quan trọng cho việc viết sử"1. Vào các bộ biên niên sử chính thống,
truyền thuyết dân gian Nga có áp lực rất mạnh đến những sự kiện
lịch sử chính xác khiến màu sắc truyền thuyết trong chính sử là rất
rõ. Khảo cứu về thời giạn nghệ thuật trong biên niên sử Nga, tác
giả A.X.Likhatrop viết: "Các biên niên sử Nga là một thao trường
đồ sộ của cuộc đấu tranh giữa hai quan niệm đối lập nhau về thời
gian. Một bên là thời gian sử thi, trước khi cỏ văn tự, và một cái
nữa mới hơn, phức tạp hơn, thống nhất tất cả những điều xảy ra
thành một thể thống nhất lịch sử nào đó và phát triển do ảnh hường
của những quan niệm về lịch sử Nga và lịch sử thế giới, xuất
hiện với sự hình thành nhà nước Nga thống nhất, nhận thức được
vị trí của nó ở trong lịch sử thế giới, trong các nước trên thế giới"
[D.XửLikhatrop, tài liệu đã dẫn, tr.74].
Cịn ở Việt Nam, chính sử đã sử dụng truyền thuyết như thế nào?
Bộ quốc sử đầu tiên của nước ta, bộ Đại Việt sử ký do sử thần
Lê Văn Hưu (1230-1322), giám tu phụ trách Quốc sử viện đời Trần
Thánh Tông (1258-1278), chép từ Triệu Vũ Đế (207-136 TCN) đến
Lý Chiêu Hoàng (1224-1225), hoàn thành năm 1272. Đến năm
1445, quan tu sử Quốc sử viện đời Lê Nhân Tông (ở ngôi 14411459) là Phan Phu Tiên (1370-1482) đã kế tục bộ Đại Việt sử ký
của Lê Văn Hưu chép tiếp từ đời Trần Thái Tông đến khi người
Minh về nước trong bộ sử có tên là Đại Việt sử ký; bộ sử này hoàn
thành vào năm 1445. Năm 1479, Ngô Sĩ Liên (?-?), sử quan Quốc
sử viện đời Lê Thánh Tông (ở ngôi 1460-1497), soạn xong Đại Việt
sử ký tồn thư. Để soạn bộ sử này, Ngơ Sĩ Liên cho biết là đã
1. V.K.Xocolova, Truyền thuyết lịch sử Nga, Nxb. Khoa học, Maxcova
(bản tiếng Nga), 1970, tr.3.
129
ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VÀ VIỆC VĂN BẢN HÓA.
"lấy hai bộ sách của tiên hiền ra, hiệu chính biên soạn lại, thêm vào
một quyển Ngoại kỷ”, chép lịch sử từ họ Hồng Bàng đến hết đời An
Dương Vương. Với quyển Ngoại kỷ, Ngơ Sĩ Liên đã có một đóng
góp hết sức đặc biệt vào việc chép sử của nước nhà. "Đây được coi
là một cống hiến to lớn của Ngô Sĩ Liên. Với phần bồ sung này,
thời đại mở nước cịn mang tính chất nửa huyền thoại, nửa lịch sử
bao gồm các đời Kinh Dương Vương - Lạc Long Quân - Hùng
Vương - An Dương Vương lần đầu tiên được đưa vào quốc sử"’ .
Là một nhà Nho, thấu triệt tư tưởng "kính quỷ thần nhi viễn
chi", "bất ngừ quái, lực, loạn, thần" (Luận Ngữ), nên khi chép một
thời đại truyền thuyết vào chính sử, Ngơ Sĩ Liên khơng khịi băn
khoăn. Nhưng ông đã dũng cảm sử dụng phương châm "dĩ nghi
truyền nghi" để thêm phần Ngoại kỷ vào trước bộ sách của hai tiên
hiền. Vấn đề mà Ngô Sĩ Liên phải đối mặt với công việc này là: lựa
chọn và sử dụng nguồn sử liệu nào?
Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, từ tự phát
đến khi thành một ngành khoa học, sử liệu học luôn luôn phải đương
đầu với câu hỏi đó. Nhà sử liệu học người Đức Sigurd Schmidt đã
nói rằng: "Sự định nghĩa nguồn tư liệu lịch sử bao giờ cũng làm nổ
ra những cuộc tranh luận khoa học" [Sigurd Schmidt: bản dịch 1985].
Và chính ơng đã đề xuất một giới hạn rất rộng của sử liệu, tương
đương với thực tại thậm chí cịn rộng hơn thực tại vì nó cịn bao
gồm cả lĩnh vực tưởng tượng của con người. Ơng viết: "Chúng tơi
cho rằng, người ta sẽ có lợi nếu coi nguồn tư liệu lịch sử không chi
bao gồm những phản ánh trực tiếp quá trình lịch sử (những kết quả
hoạt động của con người) mà cả tồn bộ những cái gì giúp naười ta
hiểu biết q trình lịch sử trong tính đa dạng tồn diện của nó.
Nguồn tư liệu lịch sử tồn tại một cách độc lập với các nhà sử học và
chỉ trở thành chính thực là nguồn tư liệu khi nó là đổi tượne của
một sự nghiên cứu đặc biệt. Do đó, sẽ là logic khi dự kiến trone sự
xếp loại một phạm trù là nguồn lịch sử tiềm tàng (hay "tiêm nguồn")
[Sigurd Schmidt: bản dịch 1985]. Chính vì xu hướng mở rộng giới
1. Phan Huy Lê, "Đại Việt sử ký tocm thư: Tác già - Văn bàn - Tác phàm". Bài
giới thiệu cuốn Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, H. 1993. tr.23.
130
Chương 2. Văn bản hóa truyền thuyết dân gian.
hạn của sử liệu này mà trong giới sử học đã xảy ra nhiều tranh luận.
Sau nhiều bàn luận, các nhà sử liệu học trên thế giới đã thống nhất
có 6 nguồn sử liệu được công nhận: sử liệu chữ viết, sử liệu vật
chất, sử liệu tượng hình, sử liệu ngơn ngừ, sử liệu dân tộc học, sử
liệu truyền miệng như đã nói ở Chương 1.
Ở Việt Nam, độ tin cậy của các nguồn sử liệu này rất hay được
đặt ra để thảo luận, đặc biệt khi nghiên cứu về giai đoạn cổ sử. v ề
các nguồn sử liệu giai đoạn này ở Việt Nam, nhà sử học Phan Đại
Dỗn đã có ý kiến: "Một trong những đặc điểm nổi bật của các
nguồn sử liệu ở Việt Nam là càng về các thời kỳ lịch sử xa xưa thì
sử liệu chữ viết càng hiếm, mặc dù ở nước ta, văn tự được dùng khá
sớm. Vào những thế kỉ trước Công nguyên, nước ta chưa có văn tự
riêng (hoặc nếu có thì ngày nay cũng chưa tìm được). Những ghi
chép sau này về lịch sử Việt Nam thời đó tất nhiên phải dựa vào
truyền thuyết. Cả một thời kỳ dài của lịch sử dân tộc ta từ thế kỉ I
đến thế kỉ X chỉ được ghi lại sơ lược trong một số sách do người
Trung Quốc biên soạn theo quan điểm của kẻ thống trị ngoại bang,
khơng những thiếu chính xác mà cịn đầy rẫy những sự kỳ thị xuyên
tạc có dụng ý MlẾ
Những quan điểm về sử liệu nói trên chắc cũng là những vấn đề
mà Ngô Sĩ Liên phải đương đầu khi tiến hành cơng việc của mình.
Ta có thể thấy sự thận trọng của Ngô Sĩ Liên trong phần Phàm lệ
về việc biên soạn sách Đại Việt sử ký toàn thư như sau: "Sách này
làm ra gốc ở hai bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và của Phan
Phu Tiên, tham khảo thêm Bắc sử, dã sử, các bản truyện chí và
những việc nghe thấy truyền lại rồi khảo đính, biên tập mà thành"
[£)ạ/ằ Việt sử ký tồn thư, sđd, trể103]. Cũng trong phần này, ơng có
nhắc tới chủ trương của vua Lê Thánh Tơng: "Hồng thượng trung
hung cơ nghiệp, sùng Nho, trọng đạo, chăm sóc sách vở, khảo xét
văn chương, khoảng năm Quang Thuận (1460-1469), xuống tìm
các dã sử và các truyện ký xưa nay do tư nhân cất giữ đều ra lệnh
dâng cả lên để sẵn tham khảo". Như vậy, ngoài những nguồn sử
1. Nguyễn Xuân Thâm, Phan Đại Doãn, " v ề vấn đề phân loại các nguồn sử
liệu Việt Nam", Tạp chí Nghiên cicu Lịch sir, sô 6/1985.
131
ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VÀ VIỆC VĂN BẢN HÓA.
liệu khác, ta có thể thấy dã sử, truyện ký xưa nay, những việc
nghe thấy truyền lại mà Ngơ Sĩ Liên nói đến chính là truyền thuyết
dân gian.
Sau Đại Việt sử ký tồn thư 32 năm, vào năm 1511, Sừ quan
Đơ tổng tài Vũ Quỳnh (1452-1516) biên soạn xong bộ Đại Việt
thông giám thơng khảo, trong đó, "thời đại truyền thuyết" tiếp tục
được thể hiện trong phần Ngoại kỷ. Năm 1665, Phạm Cơng Trứ
(1600-1675) và nhóm cộng sự đã khảo lại sử cũ, tham khảo các tài
liệu khác để biên soạn tiếp bộ quốc sử và đến năm 1697 (năm
Chính Hịa thứ 18), bộ Đại Việt sử ký toàn thư do Lê Hy (16461702) và các cộng sự biên soạn đã hoàn tất và lần đầu tiên được
khắc in toàn bộ. Sau Đại Việt sử ký toàn thư, bộ sử lớn thứ hai của
nước ta là Khâm định Việt sử thông giảm cưomg mục do Quôc sử
quán triều Nguyễn biên soạn (bắt đầu năm 1856 và khẳc in năm
1884) cũng chép phần Ngoại kỷ. Phần này có tham khảo các bộ sử
cũ, cụ thể là Đại Việt sử ký toàn thư cùng một số sách khác của
Trung Quốc.
Trong phần tiếp theo của cuốn sách này, hãy thử xem phần
Ngoại kỷ, với sự khởi sự của Ngô Sĩ Liên qua bàn tay nhuận sắc
của Vũ Quỳnh, Phạm Công Trứ, Lê Hy trong Đại Việt sử kỷ toàn
thư và phần Ngoại kỷ trong Khâm định Việt sử thông giám cương
mục, truyền thuyết đã được sử dụng như thế nào.
Để tiện phân tích nguồn sử liệu học truyền miệng được sử dụng
trong Ngoại kỷ, chúng tơi chia thành hai giai đoạn: giai đoạn dựng
nước, cịn gọi là thời tiền sử và sơ sử (từ thời viễn cổ đến sự thất
thủ của An Dương Vương) và giai đoạn Bắc thuộc (từ kỷ nhà Triệu
207 TCN đến hết kỷ nhà Ngô 967).
Trước hết, về thời tiền sử và sơ sử có thể thấy rằng, Ngơ Sĩ Liên
đã sử dụng nguồn sử liệu duy nhất là truyền thuyết. Mở đầu phần
Ngoại kỷ của Đại Việt sử ký toàn thư là kỷ Hồng Bàng Thị, gôm 3
mục: Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Hùng Vương. Nội
dung của kỷ này hoàn toàn là thần thoại và truyền thuyết. Chép các
thần thoại truyền thuyết vào đây, Ngô Sĩ Liên đã thận trọng đặt câu
hỏi: "Nói 50 con theo mẹ về núi, làm sao biết không phải là như thế?"
132
Chương 2. Văn bản hóa truyền thuyết dân gian..
và nêu quan điểm của mình: "tin sách chẳng bằng khơng có sách,
hãy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ mà thôi". Dù
thận trọng và nghi ngờ, sử gia vẫn dùng truyền thuyết để bù đắp
vào chồ khuyết thiếu tư liệu với mong muốn viết về lịch sử dân tộc
ở một giai đoạn hồn tồn khuyết sử. Nhìn từ góc độ sử liệu học, để
tìm được "cái lõi" như đề xuất của các nhà nghiên cứu (Kiều Thu
Hoạch: 1971; Hà Văn Tấn: 1999) từ các ghi chép về Kinh Dương
Vương, Hùng Vương, An Dương Virovg, thì cần phải dựa trên sự
phân tích kỹ lưỡng của nhiều ngành nghiên cứu; tuy nhiên, nhìn từ
góc độ văn học dân gian thì có thể thấy, nhờ việc "truyền lại sự
nghi ngờ" của Ngô Sĩ Liên mà những truyền thuyết dân gian đã
thốt khỏi tình trạng nơm na nơi bia miệng để được lưu giữ những
thông điệp tàng ẩn mà tiền nhân muốn gửi cho hậu thế.
Một vấn đề nổi lên trong phần Ngoại kỷ là vấn đề Hùng Vương.
Hoàng Hưng khi nghiên cứu về thời đại Hùng Vương đã nhận định:
"Vấn đề thời đại Hùng Vương là một vấn đề quan trọng trong lịch
sử dân tộc Việt Nam, các nhà sử học phong kiến khi viết lịch sử
dân tộc ta không thể bỏ qua được thời đại Hùng Vương, v ấn đề
thời đại Hùng Vương đã hầu như trở thành cái nút của lịch sử cổ
đại Việt Nam. Không cởi được cái nút ấy thì thật khó mà giải quyết
thỏa đáng các vấn đề khác trong lịch sử cổ đại của dân tộc Việt
Nam"1. Ông cho ràng, tài liệu Trung Quốc xưa nhất chép về Hùng
Vương là những bộ sách trong Nhị thập tứ sừ có niên đại đầu Cơng
ngun như: Sừ ký, Tiền Hán thư, Hậu Hán thư... Còn ờ Việt Nam,
theo các tài liệu thư tịch hiện còn, những ghi chép về đời Hùng
Vương được xuất hiện sớm nhất là hai bộ sách có từ thời Trần là
Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái. Nhưng đến Đại Việt sử kỷ
tồn thư ra đời năm 1479 thì Hùng Vương với tư cách là một triều
đại, kế tục các triều đại trước mới được chép vào chính sử, lấp đầy
khoảng trổng trong cổ sử Việt Nam.
về đời An Dương Vương, truyền thuyết dân gian vẫn tiếp tục
được các sử gia sử dụng khi biên soạn lịch sử giai đoạn này. Hai sự
1. Hoàng Hưng, "Thời đại Hùng Vương trong thư tịch xưa", Tạp chí Nghiên
círu Lịch sử số 123.6/1969.
133
ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VẢ VIỆC VĂN BẢN HÓA .
kiện được sử dụng là "xây thành" và "chế nỏ", về việc xây thành,
Đại Việt sử ký toàn thư đã sử dụng tồn bộ truyền thuyết dân gian
kể về q trình xây dựng ngơi thành "hình con ốc", "rộng nghìn
trượng" với các chi tiết "thành xây xong lại đổ", "rùa vàng giúp trừ
yêu khí của quỷ để xây thành" và việc "rùa vàng cho lẫy nỏ đê làm
Linh quang kim trảo thần nỏ" để giữ nước. Trong phần này, sử đã
chép tên của Cao Lỗ, người chế nỏ thần và cả việc ông hiện lên
trong giấc mơ của Cao Biền hơn mười thế kỉ sau đó. Các truyền
thuyết về sức mạnh của nỏ thần, việc Trọng Thủy ở rể và đánh tráo
lẫy nỏ, chuyện Mỵ Châu rắc lông ngỗng trên con đường theo cha
trốn chạy, chuyện An Dương chém Mỵ Châu rồi "cầm sừng tê bảy
tấc đi xuống biển", chuyện Trọng Thủy ôm xác Mỵ Châu đem chôn
ở Loa Thành, xác Mỵ Châu hóa thành đá ngọc, chuyện Trọng Thủy
nhảy xuống giếng chết và chuyện "ngọc trai - giếng nước" đều
được chép vào sử thành một truyện kể khá trọn vẹn. Bên cạnh đó,
truyền thuyết về Lý Ơng Trọng có tầm vóc khổng lồ đã giúp Tần
Thủy Hồng đánh đuổi Hung Nô, sau được lập đền thờ cũng được
chép vào sử giai đoạn này. Ở phần lời bình, Ngơ Sĩ Liên đã tỏ ý
nghi ngờ về những truyền thuyết trên; ông đã đặt đi đặt lại các câu
hỏi để xét đoán tính xác thực lịch sử (một hình thức "phê phán
trong" đối với độ tin cậy của sử liệu) và để ngỏ câu trả lời. Sự nghi
vấn này sẽ được bộc lộ mạnh mẽ hơn ở cuốn Việt sử tiêu án của
Ngơ Thì Sỹ.
Giải thích việc sử dụng truyền thuyết trong sử giai đoạn này
phải căn cứ vào tư tưởng thời đại, chính sách của một vương triều
đã được cụ thể hóa ở chỉ dụ của nhà vua và việc làm của Quốc sử
quán triều Lê. Sau cơn binh lửa tàn khốc của giặc Minh, thư tịch
nước ta rơi vào trạng thái tiêu điều: thứ thì bị đốt cháy, thứ thì bị
mang về Trung Quốc. Trong cuộc chấn hưng đại định, dân tộc cần
phải bắt tay vào gây dựng lại vốn liếng thư tịch của một quốc gia
văn hiến. Việc tổ chức biên soạn một bộ chính sử bề thế nằm trong
chủ trương đó. Bên cạnh đó, có thể thấy, sự ra đời của bộ sư. đặc
biệt là phần Ngoại kỷ với mục đích nối dài quốc thống đã phần
nào thể hiện nhận thức về sự hình thành dân tộc của các sử eia
phong kiến.
134
Chương 2. Văn bản hóa truyền thuyết dân gian...
Vấn đề sự hình thành của dân tộc Việt Nam đã thu hút sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu trong hơn một nửa thế kỉ qua. Trong
giai đoạn đầu của những tranh luận này, các nhà nghiên cứu đã sử
dụng định nghĩa của J.v.Stalin về sự hình thành dân tộc như sau:
"Dân tộc là một cộng đồng người, cộng đồng ấy đã ổn định, kết
hợp trong quá trình lịch sử và trên cơ sở của cộng đồng ngôn ngữ,
cộng đồng lãnh thổ, cộng đồng sinh hoạt kinh tế và cộng đồng tâm
lí, thể hiện trong sự cộng đồng về văn hóa"'ệ Soi những đặc điểm
ẩy vào Việt Nam, căn cứ vào sự lớn mạnh về ý thức dân tộc, sự ổn
định về nhiều mặt, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của xã hội
Việt Nam ở giai đoạn này, tác giả Đào Duy Anh (1904-1988) cho
rằng, dân tộc Việt Nam đã được hình thành vào thời Lê "dưới khn
khổ của nhà nước phong kiến tập quyền"2.
Các nghiên cứu tiếp theo cho rằng, định nghĩa dân tộc của J.V.Stalin
chỉ dành cho khái niệm dân tộc tư sản mà chưa nói đến các dân tộc
tiền tư sản, trong đó có sự hình thành dân tộc ở các quốc gia
phương Đơng, mà các nhà tư tưởng macxit trước Stalin đã bàn luận
đến3. Hà Văn Tấn dựa vào việc phân tích khái niệm dân tộc trong
các trước tác của Mác và Ảng-ghen để khẳng định về sự ra đời của
dân tộc Việt Nam. Hà Văn Tấn viết: "Neu dựa vào khái niệm dân
tộc của Mác và Ăng-ghen để nghiên cứu sự hình thành của dân tộc
trong lịch sử Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã hình thành trong thời
kỳ Hùng Vương. Theo nhiều nhà nghiên cứu, trong thời kỳ này,
chế độ bộ lạc đã tan rã và nhà nước đã xuất hiện. Thời kỷ nhà nước
nảy sinh có thể tương ứng với giai đoạn văn hóa Đơng Sơn", ơng
cũng đã phân tích các dừ liệu khảo cổ học của giai đoạn Đông Sơn
được phân bố trên một diện rộng từ biên giới phía Bắc đến miền
1. Dần theo Nguyễn Lương Bích (1955), "Những tiêu chuẩn để nhận định sự
hình thành dân tộc", Tạp chí Văn Sừ Địa, số 12, H. 1955.
2. Đào Duy Anh, vắn đề hình thành dân tộc Việt Nam, Xây dựng xb, H.
1957, tr.62.
3. Phan Huy Lê, "Vấn đề hình thành dân tộc và chù nghĩa dân tộc ở Việt Nam",
Tham luận tại Hội thảo "Vấn đề dân tộc và Chù nghĩa dân tộc ở Việt Nam
cuối thể ki XIX đầu thể ki XX", 2008.
135
ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VÀ VIỆC VĂN BẢN HÓA ề
Trung để chỉ ra "tính thống nhất Đơng Sơn" như là một minh chứng
mạnh mẽ có kết luận của mình1.
Xuất hiện vào thời hậu Lê, khi dân tộc Việt Nam đã có lịch sử
hình thành hàng nghìn năm, bộ sử lớn của dân tộc lần đầu tiên
đặt vấn đề đòi hỏi phải có một cách nhìn thấu suốt lịch sử dài lâu
của dân tộc, phải nhìn sự hình thành và phát triển của dân tộc
như một quá trình. Những chỗ trống, những chỗ đứt đoạn cần
phải được bổ khuyết bằng các loại tư liệu có được, và trong tình
hình đó, truyền thuyết là những nguồn tư liệu lý tưởng. Bời những
câu chuyện gắn bó chặt chẽ với lịch sử dân tộc và bởi niềm tin
mãnh liệt của người kể chuyện, truyền thuyết dân gian như những
mạch nguồn đã bắt gặp tư tưởng lớn của thời đại để hòa vào dòng
chảy ý thức tự tơn dân tộc. Trong bối cảnh đó, việc Ngô Sĩ Liên
xâu chuỗi những truyền thuyết dân gian lại và đặt chúng vào một
cái phông biên niên sử trong một bộ sử lớn để khẳng định quốc
thống là điều hữu lý. Song, cũng cần phải nhắc lại ràng, Ngô Sĩ
Liên đã rất thận trọng khi sử dụng nguồn sử liệu này khi ơng đã để
tồn bộ phần sử liệu truyền miệng ở phần Ngoại kỳ; và với những
chuyện mang đậm màu sắc hoang đường, ông đã nhận xét là "dĩ
nghi truyền nghi".
Đến Khâm định Việt Sử thông giám cương mục, nguồn sử liệu
này được sử dụng dè dặt hơn nhiều. Những điều được coi là "dĩ
nghi truyền nghi" trong Đại Việt sử kỷ toàn thư đến đây đã bị phê
phán thẳng thừng. Cũng những truyền thuyết đó, song Khâm định
Việt sử thông giảm cưomg mục giản lược đi, thu hẹp bớt phạm vi
của cái kỳ diệu; một sổ điều sử cũ chép có đưa vào phụ lục nhưng
cũng bỏ bớt đi nhiều. Chẳng hạn, phả hệ các đời vua chỉ được tính
từ Hùng Vương (chỉ dụ của nhà vua: "Bộ này chuẩn y cho phép bắt
đầu từ thời Hùng Vương để nêu rõ quốc thống nước Việt ta là từ
đấy", Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Tập 1, tr.30),
truyện Lạc Long Quân - Âu Cơ không chép chi tiết bọc trăm trứng
mà chép là đẻ 100 con trai, nhóm truyền thuyết An Dương Vương
1. Hà Văn Tấn, " v ề khái niệm "dân tộc" (nation) của Mác, Ăng-ghen và sự
hình thành dân tộc Việt Nam", Tạp chí Dân tộc học, sô 1, H. 1972.
136
Chương 2. Văn bản hóa truyền thuyết dân gian.Ể
chi để ở phần phụ lục, cái chết của vua nước Âu Lạc được chép là:
An Dương Vương nhảy xuống biển chết.
Sự sai lệch ít nhiều giữa Đại Việt sử ký tồn thu và Khâm định
Việt sử thông giám cương mục xuất phát từ quan điểm của vua
quan triều Nguyễn. Sự thào luận giữa họ được ghi lại trong lời Tấu
nghị (của các sử gia) và lời Dụ chi (của nhà vua) ở đầu sách. Tựu
trung lại có hai lý do chính: thử nhất, "Sử cũ của nước ta chép về
đời Hồng Bàng thị, có danh hiệu Kinh Dương Vương, Lạc Long
Quân, nhưng lúc ấy là thời đại thượng cổ, hãy còn hồn độn lờ mờ,
tác giả chi dựa vào chỗ bâng quơ mà biên soạn ra, rồi e rằng khơng
có gì là căn cứ để cho người ta tin" [Khâm định Việt sử thông giảm
ciỉơng mục, tr.22]. Thứ hai, nếu triều đại nào khơng thống nhất
được thiên hạ thì khơng được coi là chính thống, chì được chép vào
phần phụ lụcệ Hoặc như đời "An Dương Vương không truyền ngôi
vua được một đời nào, khơng thề ví với Hùng Vương đã truyền
nước Văn Lang cho con cháu đến 18 đời được. Vậy công việc của
An Dương Vương cũng chuẩn cho chép vào phụ lục để tiện đính
chính" [Khâm định Việt sử thông giảm cương mục, tr.30]. Xét từ
phương diện nhận thức, việc thu hẹp đến mức loại trừ hoàn toàn cái
ảo trong sừ là một quy luật dù cho điều này gây thiệt thòi cho văn
học dân gian.
Đến thời Bắc thuộc, trong các bộ sử, bên cạnh các sử liệu thành
văn của Trung Quốc, truyền thuyết dân gian Việt Nam vần được sử
dụng với tư cách là một nguồn sử liệu nhưng liều lượng đã giảm đi
nhiều. Bên canh các yếu tố mang màu sắc kỳ diệu của truyền thuyết
như "Bà Triệu vú dài 3 thước", Triệu Quang Phục được Thánh Chừ
Đồng Từ cho mũ đầu mâu khiến giặc vừa trông thấy đã phải thua,
Phùng Hưng có sức khoẻ vật được trâu, đánh được hổ... là việc chép
về các vị vua, các trung thần của một giai đoạn chưa có sừ thành
văn. Đó là gương sáng của các vị anh hùng dám xả thân vì xã tắc,
từ Hai Bà Trưng. Bà Triệu, đến Lý Nam Đe, Triệu Quang Phục, rồi
Mai Thúc Loan, Phùng Hưng. Đây là những tài liệu rất quý, có giá
trị như những tâm điểm sử liệu, mà qua đó, người đời sau xem là
những gợi ý quý báu để tìm kiếm những kênh thơng tin khác
(khảo cổ học, dân tộc học, truyền thuyết dân gian...) nhàm dựng lại
137
ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VẢ VIỆC VĂN BẢN HÓA ế
diện mạo lịch sử ở những khoảng thời gian chìm trong bóng tối của
việc thiếu tư liệu.
Căn cứ vào Việt điện u lỉnh và Lĩnh Nam chích qi thì truyền
thuyết giai đoạn này khơng giữ được nhiều, tuy nhiên, có thê thây,
các sử gia Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên đã sử dụng tối đa nguồn sử
liệu truyền thuyết này. Dĩ nhiên, ghi chép và lắp ghép các sự kiện
vào phông biên niên sử thì các chi tiết đều được sửa lại cho ngắn
gọn sao cho thể hiện được sự liền mạch lịch sử với cảm hứng tôn
vinh sâu đậm nhất. Đặc biệt ở giai đoạn này, Khâm định Việt Sử
thông giám cương mục cũng chép những điều diệu kỳ truyền thuyết
vào phần chính văn: phần Mục. Đó là những đoạn chép về Triệu
Quang Phục, Phùng Hưng, Mai Thúc Loan. Trong khi chê sử cũ
chép truyện Chử Đồng Tử là hoang đường thì Khâm định Việt Sử
thơng giám cương mục lại chép Rồng Vàng trao mũ đầu mâu cho
Triệu Quang Phục mà cả ở phần Mục lẫn phần Lời chua đều khơng
có ý chê bai. Những điều này cho thấy, truyền thuyết luôn luôn là
đối tượng quan tâm của sử học.
Truyền thuyết không chỉ được sử dụng như một nguồn sử liệu
trong phần Ngoại kỷ khi chưa có các bộ sử thành văn chính thức,
thời nhà nước phong kiến, các sử gia vẫn sử dụng sử liệu truyền
thuyết để khắc họa các nhân vật lịch sử. Ở giai đoạn này, cả Đại
Việt sử kỷ toàn thư lẫn Khâm định Việt Sử thơng giám cương mục
đều chép những chi tiết kì diệu về sự ra đời của các ông vua: Tiền
Ngô Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lý Thái Tổ, Trần
Thánh Tông, Lê Thái Tổ... M otif "giấc mơ - điềm báo" đã phân tích
ở Chương 1 được sử dụng nhiều trong sử giai đoạn này.
Khi giải mã các biểu tượng chiêm mộng, các nhà văn hóa trên
thế giới đã tìm hiểu các giai đoạn của biểu tượng này trong di sản
văn hóa nhân loại và đã chỉ ra rằng, trong thế giới Ai Cập cổ đại,
người ta coi chiêm mộng là những giấc mơ của Thượng Đê đê chỉ
đường cho lồi người, cịn đối với cộng đồng thổ dân châu Mỹ, nó
được coi là sự củng cố truyền thống, là con dấu của pháp chế và
quyền uy. Xét như thể để thấy rằng, như một dòng chảy liên tục của
tiềm thức, trong quan niệm của con người giai đoạn trung đại. ý
nghĩa huyền bí của giấc mơ vẫn chưa thơi ám ảnh con người và vân
138
Chương 2. Văn bản hóa truyền thuyết dân gian.
tồn tại như những giá trị tiên báo đặc biệt. Sự hiện diện của các
điều chiêm mộng trong truyền thuyết rồi trong sử có cội nguồn từ
những mạch nguồn có ý nghĩa nhân loại; chúng có sự gần gũi nhau
cũng là tự nhiên và tuyệt đối không nên xem xét chúng một cách
giản đơn như là những hạn chế của nhận thức hay một lịng tin mù
qng nào đó.
Nhưng có một điều thú vị là, các sử gia chi tin vào những điềm
báo có tính chất trọng đại, ứng với những sự kiện mang tầm trọng
đại, những bước gấp khúc của lịch sử mà người mang sứ mệnh đổi
thay đó là các đấng quân vương. Ví dụ, những chi tiết như: Tiền Ngơ
Vương lúc sinh có ánh sáng lạ đầy nhà (Đại Việt sử ký toàn thư, tập
1, tr.204; Khâm định Việt Sử thơng giám cương mục, tập 1, tr.221).
Đinh Tiên Hồng được sinh ra trong động sơn thần, từ bé, đánh nhau
cầu bị gãy đã có rồng vàng hộ vệ. (Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1,
tr.214; Khâm định Việt Sử thông giám cương mục, tập 1, tr.237). Khi
mẹ Lê Đại Hành có thai, thấy trong bụng nở hoa sen kết hạt, nhân đó
sinh ra vua, lúc bé, vua ngủ có rồng ấp bên trên, có tài phép khiến
cho giặc dương cung thì cung đứt, chĩa tên thì tên gãy. (Đạ/ề Việt sừ
kỉ toàn thư, tập 1, tr.230; Khâm định Việt Sử thông giám cương mục,
tập 1, tr.267). Lý Thái Tổ được sinh ra do mẹ đi chơi chùa Tiêu Sơn,
kết hợp với thần mà có thai, vua đi đánh trận gặp sóng dữ khấn thần
biển thì được n, vua dời đô, thấy rồng vàng bay lên ở chỗ thuyền
ngự nhân đấy mà đổi tên thành là Thăng Long. (Đại Việt sử kỷ toàn
thư, tập 1, tr.241, Khâm định Việt Sử thông giám cương mục, tập 1,
tr.283). Chi tiết này được sử thần Ngô Sĩ Liên bàn là: "Trời và người
cảm ứng nhau rất nhạy, ảnh hưởng rất chóng, ai bảo là trong chỗ tối
tăm mặt trời không soi đến mà ta dám dối trời chăng?" (Đại Việt sử
ký toàn thư, tập 1, tr.243). Cịn Khâm định Việt Sừ thơng giám cưong
mục thì ghi lời phê của vua Tự Đức là: "Lời Lý Thái Tổ khấn trời, tỏ
ra rất có đức độ đế vương; thật chẳng khác Thành Thang nhà Thương
đem sáu việc trách mình trong khi gặp nạn bảy năm hạn hán; thảo
nào giữa trời và người có sự cảm ứng không sai" {Khảm định Việt Sừ
thông g iám cương mục, tập 1, tr.290).
Trong khi đó. những lời đồn đại huyên truyền thì các sử gia
phong kiến đã tỏ lộ sự nghi ngờ. Với các chi tiết như "móc ngọt
139
ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VÀ VIỆC VĂN BẢN HĨA ế
tn sa, rượu thơm suối chảy, cỏ chi nảy mọc" đến các con vật lạ
như rồng phượng rùa lân thi nhau xuất hiện ở đời Lý Nhân Tông,
sử thần Ngô Sĩ Liên bàn ràng, "thời Nhân Tông sao các vật nhiều
điềm lành đến thế? Là vì nhà vua thích nên bề tôi tâu xằng đấy mà
th ô i" {Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, tr.296). Hay chi tiết rồng vàng
hiện ở điện Kiền Nguyên, Khâm định Việt Sử thông giám cương
mục ghi lời phê của vua là: "Bậy!". Ờ một chồ khác chính nhà vua
lại phê ràng, sử cũ ghi quá nhiều điềm lành không thấy ghi điềm dờ
như thế cũng chẳng có ích lợi gì {Khâm định Việt Sử thông giảm
cương mục, tập 1, tr.376).
Thực tế này phần nào cho thấy sự thu hẹp dần phạm vi tồn tại
của truyền thuyết trong môi trường các bộ sử. Các sử gia nhà Nho,
một mặt giới hạn sự tin tưởng vào quỷ thần, mặt khác, chỉ tin vào
những gì có lợi cho vương quyền. Việc sử dụng truyền thuyết dân
gian trong các giai đoạn này càng cho thấy tính chính thống hay là
lợi ích chính trị được xem như là một quan điểm chỉ đạo quan trọng
đối với việc biên soạn các bộ chính sử. Và đó lại chính là lý do để
một sổ truyền thuyết dân gian nhất định sống được trong các bộ sử
thành văn.
Nhưng mặt khác cũng thấy ràng, truyền thuyết khi thốt khỏi
mơi trường dân gian, tức mơi trường diễn xướng thì phải chịu nhiều
cách nhìn nhận khác nhau mà yếu tổ kì diệu của thể loại có thể bị
làm cho méo mó đi nhiều. Nét đặc thù nội dung của truyền thuyết
dân gian (mối liên hệ khăng khít với lịch sử) có thể vẫn giữ được
trong sử, thậm chí nhờ chính sử mà truyền thuyết được gìn giữ,
được nâng lên một tầm vóc mới. Nhưng đặc trung dân gian thì đã
bị những khn khổ cứng nhắc, những quan điểm chính thống,
những ngơn từ của văn bản... làm đông cứng lại, thành ra một chế
phẩm khác. Tìm hiểu vấn đề này, tác giả Kiều Thu Hoạch đã chủ ý
đến hai lý do, một là tình trạng văn sử triết bất phân thời trun 2 đại,
hai là xu hướng trọng sử cùa nhà Nho đã "nhất loạt chế biến thần
thoại, truyền thuyết thành ra sử hết... Họ thường tước bơ nhừns tinh
tiết thần kì giàu tính chất hư cấu của nghệ thuật dân gian. Theo xu
hướng lịch sử hóa thần thoại, truyền thuyết, họ cố tìm mọi cách làm
cho các nhân vật anh hùng - dầu là tưởng tượng hay có thật - đều trờ
140
Chương 2. Văn bản hóa truyền thuyết dân gian..
thành nhân vật lịch sử. Bởi vậy, dưới mắt họ, truyền thuyết anh hùng
nêu chưa được gọi là chính sử, tín sử, thì cũng phải được gọi là dã
sử, dật sử, ngoại sử và nhiều tên gọi tương tự" [Kiều Thu Hoạch:
1971/202]. Việc làm này đã tước đi nhiều vẻ đẹp hồn nhiên, phong
phú của truyền thuyết dân gian. Tình trạng này cũng đã được Lỗ
Tấn nói đến đối với việc sử hóa thần thoại, truyền thuyết Trung Quốc
[Lỗ Tấn: 1928],
Trong quá trình lưu truyền của mình, các đặc trưng của truyền
thuyết dân gian (tính đặc thù nội dung và đặc trưng nghệ thuật dân
gian) chỉ được gìn giữ đúng với bản chất thực sự trong mơi trường
lễ hội. Đó là một môi trường lý tưởng cho mọi truvền thuyết mà rất
tiếc sau một thời gian dài gián đoạn, các lễ hội phải quay trở lại tìm
tài liệu truyền thuyết ở các văn bản, đặc biệt là những văn bản được
lưu giữ cẩn trọng. Đó là lí do tại sao việc nghiên cứu văn học dân
gian ở Việt Nam, đặc biệt là nghiên cứu truyền thuyết lại cần phải
nghiên cứu khâu văn bản trong mối liên hệ chặt chẽ với nghiên cứu
truyền thuyết ở góc độ lễ hội.
1.2. Truyền thuyết trong bình sử -hai bờ hư thực của truyền thuyết
Trong phần này, chúng tôi sẽ xem xét mối quan hệ giữa truyền
thuyết với các bộ sử từ hai góc độ. Một là: nhìn truyền thuyết như
một nguồn sứ liệu dưới con mắt của các sử gia ờ nhiều đời để thấy
các điểm nhìn xuất phát từ hai bờ hư thực của truvền thuyết, sự tác
động của các văn bản chính thống tới một thể loại văn học dân gian
với tất cả mặt hay và mặt dở của nó. Ngược lại cịn có thể thấy sự
tác động trở lại của truyền thuyết tới các sử gia từ phía đặc trưng thi
pháp thể loại của mình (cách thức phản ánh lịch sử bằng cái ảo). Từ
đó để nhìn thấy những yếu tố bền vừng trong sự khúc xạ tất yếu của
truyền thuyết từ đời sống dân gian đến văn bản. Hai là: nhìn truyền
thuyết như một dạng thông tin để thấy những quy luật của hoạt
động thông tin đã tác động như thế nào tới truyền thuyết vượt ra
ngoài cả ý định chủ quan của các sử gia. Việc chép truyền thuyết vào
sử được xem xét như một hoạt động sáng tạo ở đó tồn tại tính chủ
quan kép (của người sáng tạo truyền thuyết và của người chép truyền
thuyết vào sử) nên hình hài truyền thuyết với tư cách là một dạng
141
ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VÀ VIỆC VĂN BẢN HĨA.
thơng tin đã ít nhiều biến dạng khi được sử dụng vào một mục đích
thơng tin khác. Từ đó xác định được cách tiếp cận, khai thác, phân
tích truyền thuyết một cách khoa học hơn từ những thơng tin
có được.
1.2.1. Hai bờ hư thực của truyền thuyết
Coi truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, các nhà
folklore học đã tìm hiểu đặc thù truyền thuyết trong hệ thống thể
loại, nghĩa là những vấn đề tâm lý sáng tạo, sự hình thành và phát
triển thể loại trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của tác giả dân
gian, những đặc trưng thi pháp của thể loại... Công việc này nhàm
hướng tới khẳng định sự tồn tại của truyền thuyết với tư cách là
một chỉnh thể độc lập của văn học dân gian. Song được coi là một
nguồn sử liệu, truyền thuyết dân gian phải chịu sự phán xét từ góc
độ của các sử gia: khảo cứu phê phán để chắt lọc giá trị lịch sử.
Ở Việt Nam, truyền thống bình sử đã có từ lâu đời, ngay từ khi
xuất hiện việc chép sử. Bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và Phan
Phu Tiên nay khơng cịn nhưng phần di văn của hai ơng cịn hiển
thị trong Đạ/ề Việt sử kỉ tồn thư ở 30 đoạn lời bình của Lê Văn
Hưu và 11 đoạn lời bình của Phan Phu Tiên. Các sử gia tiếp theo
hai ông là Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh, Phạm Cơng Trứ, Lê Hy đều có
những lời bình sau các sự kiện lịch sử mà họ chép lại. Ngoài ra, khi
tham khảo các bộ sử khác để biên soạn phần Bản kỷ thực lục và
Bản kỷ tục biên, Lê Hy đã chép thêm lời bàn của các tác giả khác,
hữu danh hoặc vô danh. Truyền thống này được tiếp tục trong bộ
Khâm định Việt Sử thông giám cương mục với những lời Phê (của
vua) và lời Cẩn án (của các sử gia) triều Nguyễn.
Các lời bình có hai nội dung chính, một là, bình luận cơng tội,
ưu khuyết của đời vua trước, hai là xét đoán sự đúng sai, hư thực
của các chi tiết. Nội dung thứ hai có liên quan chặt chẽ tới truyền
thuyết với tư cách là một nguồn sử liệu, hay nói cách khác, chính là
thao tác "phê phán trong" đối với một nguồn sử liệu nói chung. Đặc
biệt, thời đại truyền thuyết là giai đoạn thu hút được sự chú ý bình
luận nhiều nhất của các sử gia. Để bình luận về sự đúng sai của các
sự kiện lịch sử, các sử gia tiến hành theo 2 cách. Cách thứ nhất là
142
Chương 2. Văn bản hóa truyền thuyết dân gian..
so sánh đối chiếu các thư tịch Trung Quốc vốn được coi như những
mẫu mực với các nguồn sử liệu Việt Nam có liên quan để tìm ra sự
hợp hay lệch chuẩn của các nguồn sử liệu đó. Cách thứ hai là xét
đoán các chi tiết lịch sử theo suy luận logic của người biên soạn.
Ở cách làm thứ nhất, các sử gia phong kiến đã tiến hành so
sánh theo kiểu tương đồng hoặc đổi lập, tùy theo kết luận mà họ đã
định sẵn. Họ tìm ra những truyền thuyết Trung Quốc có cách thức
phản ánh tương đồng để bảo vệ những hạt nhân họp lý của sử liệu
truyền thuyết Việt Nam. v ề truyền thuyết trăm trứng, tác giả Ngô Sĩ
Liên viết: "Khi trịi đất mới mở mang, có thứ do khí hóa ra, đó là Bàn
Cổ thị. Có khí hóa ra rồi sau có hình hóa, khơng thứ gì ngồi hai thứ
âm dương cả. Kinh dịch nói: "Trời đất nung ủ, vạn vật thuần hóa, đực
cái hợp tinh, vạn vật hóa sinh". Cho nên có vợ chồng rồi sau mới có
cha con, có cha con rồi sau mới có vua tơi. Nhưng thánh hiền sinh ra,
tất có khác thường, đó là do mệnh trời. Nuốt trứng chim huyền điểu
mà sinh ra nhà Thương, giẫm vết chân người khổng lồ mà dấy nhà
Chu, đều là ghi sự thực như thế. Con cháu Thần Nông Thị là Đẻ Minh
lấy con gái Vụ Tiên mà sinh ra Kinh Dương Vương, tức là thuỷ tổ
Bách Việt. Vương lấy con gái Thần Long sinh ra Lạc Long Quân, Lạc
Long Quân lấy con gái Đe Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó
chẳng phải là cái đã gây nên cơ nghiệp của nước Việt ta hay sao?"
(Đại Việt sử ký toàn thư, tr. 132, tập 1). Cùng đối chiếu từ một truyền
thuyết với những nguồn thư tịch như nhau nhưng các tác giả Khâm
định Việt sử thơng giám cương mục lại có những nhận định khác xa
với Đại Việt sử kỵ toàn thư. v ề truyền thuyết này, các sử gia cho rằng:
"Đế Minh chưa từng đi tuần sang Nam, việc bảo là lấy vợ tiên nữ thì
thật là quái lạ lắm" (Khâm định Việt sử thông giảm cưong mục, tr.72,
tập 1). Vua ngự phê rằng: "Kinh Thi có câu: "Tắc bách ư nam" (hàng
trăm con trai). Đó là chúc tụng cho nhiều con trai đấy thơi, xét sự thực
thì cũng chưa đến sổ ẩy, huống chi lại nói là đẻ trăm trứng! Nếu quả
vậy thì khác gì chim mng, sao gọi là lồi người được? Dầu đến như
chuyện nuốt trứng chim huyền điêu, giâm vào dâu chân ngựời lớn
cũng chưa quái lạ lắm như thế. Vậy thì chuyện này dường cũng hoang
đường, lờ mờ, khơng kê cứu như chuyện "Mình rắn đầu người, mình
người đầu trâu" đó chăng?" {Khâm định Việt sử thơng giám cương
mục, tr.73, tập 1).
143
ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VÀ VIỆC VĂN BẢN HÓA .
Ở cách làm thứ hai, xét truyền thuyết theo suy luận logic, các
sử gia có khi tin vào truyền thuyết có khi khơng, tùy theo chủ định
của mình. Ngơ Sĩ Liên khi xét truyền thuyết Lạc Long Quân - Au Cơ
đã nhận xét: "Nói 50 con theo mẹ về núi, làm sao biết khơng phải là
như thế? Vì mẹ làm qn trưởng, các con đều làm chúa một phương".
(Đại Việt sử ký tồn thư, tập 1, tì*. 135). Cịn khi xét truyền thuyết An
Dương Vương, ông lại nửa tin, nửa ngờ. Ông tin vào việc Rùa Vàng
hiển ứng xây thành nhưng lại không tin vào việc làm nên lẫy nỏ; khi
xét việc bại trận của An Dương Vương, ông lại trở về xét từ đạo lý
thánh hiền. Đại Việt sử kỷ tồn thư chép lời bình của Ngơ Sĩ Liên như
sau: "Đến như sử chép An Dương Vương bại vong là do nỏ thần bị
đổi lẫy, Triệu Việt Vương bại vong vì mũ đầu mâu mất móng rồng,
đều là mượn lời để cho vật trở thành thiêng mà thôi. Đại phàm việc
giữ nước chống giặc tự có đạo lý của nó, đúng đạo lý thì được nhiều
người giúp mà nước hưng, mất đạo lý thì ít người giúp mà nước mất,
khơng phải vì những thứ ấy" {Đại Việt sử kỷ tồn thư, tập 1, tì-. 140).
Cũng vậy, ở Khâm định Việt sử thông giám ương mục, các sử gia dẫn
Đại Việt sử ký tồn thư và Thái bình hồn vũ ký rồi chê chuyện nỏ
thần là hoang đường, chê chi tiết vú dài ở truyền thuyết Bà Triệu là
quái gở. Do nhận thức lịch sử đã phát triển, nhiều chi tiết truyền
thuyết được chép vào trong Đại Việt sử kỷ toàn thư đã không được
chấp nhận trong Khâm định Việt sử thơng giám cương mục.
Việc bình sử vẫn được các sử gia đời sau tiếp tục và đặc biệt được
chú ý ở thế kỉ XVIII, XIX với một tính chất mới do ảnh hường của
Thực học Minh Thanh, một trào lưu học thuật Nho giáo chủ trương
chuộng thực chất, bỏ hư ruỗng, hướng học thuật vào đời sống thực
tiễn. Theo Nguyễn Kim Sơn, đến thế kỉ XVIII, việc bình sử ở Việt
Nam đã chuyển sang một giai đoạn mới, không chỉ dừng lại ờ việc
bình sử nghĩa mà cịn "khảo chứng một cách có bài bản, có phương
pháp để làm rõ sự thực lịch sử", một công việc xuất hiện một cách
phổ biến trên quy mơ lớn1. Do vậy, nó khơng chỉ cịn là những
đoạn bình lẻ tẻ xen lẫn trong các cuốn sử biên niên nữa mà đã được
1. Nguyễn Kim Sơn, Những xu hướng cùa Nho học Việt Nam nứa cuối thế ki
XV III - nửa đầu thế kỉ X IX và sự tác động cùa nó tới văn học, Luận án
PTS khoa học ngữ văn, Thư viện Quốc gia, Kí hiệu L.5202.
144
Chưang 2. Văn bản hóa truyền thuyết dân gian..
viết thành những tác phẩm riêng biệt. Các tác giả được biết đến
trong giai đoạn này là Lê Quý Đôn với Quần thư khảo biện,
Nguyễn Nghiễm với Việt sử bị lãm (tác phẩm đã mất) và quen
thuộc nhất là Ngơ Thì Sĩ với Việt sử tiêu án. Dựa theo các mốc thời
gian tuần tự trong biên niên sử, Ngơ Thì Sĩ đã dùng kiến văn rộng
rãi của mình đặc biệt là những kiến thức về Bắc sử để khảo cứu,
suy xét các sự kiện lịch sử được chép vào các bộ sử trước đó.
Cùng với tất cả các nguồn sử liệu khác, các thao tác chép sử khác,
truyền thuyết và việc chép truyền thuyết vào sử đã được đưa ra
phán xét một cách gắt gao.
Chẳng hạn, một vấn đề quan trọng của thời đại truyền thuyết là
vẩn đề Hùng Vương được tác giả phân tích dựa trên suy luận logic
như sau: "Lại lấy con toán mà xem từ khoảng đời Kinh, đời Hùng,
20 đời vua 2.622 năm, nhiều ít trừ đi, bù lại, mỗi vua được 120
tuổi. Người ta không phải là vàng đá, sao sống lâu được như thế,
điều ấy lại càng không thể hiểu được. Sử và truyện khổ về nỗi văn
hiến không đủ, lấy vua khởi đầu là Kinh - Dương, tất phải có vị vua
nào là cuối, nhân tiện lấy số năm thừa, kể từ đồng thời với Đế Nghi
đến năm nhà Tần đặt quận mà tính, mang số năm trở về trước cho
vào đời Hùng Vương, trở về sau cho vào đời An - Dương cho đủ số
hai kỷ, tác giả thật đã khổ tâm lắm"1. Hoặc về truyền thuyết Rùa
Vàng, tác giả đã nói rằng: "Con rùa nếu biết nói và đã xây xong
thành cho vua thì cịn tiếc gì một cái móng mà khơng cho, chỉ sợ
khơng có con rùa thật ấy thơi"[tr.l9]. Cịn những điềm báo ở các
đời sau như nằm mộng, điềm báo trước, điềm lạ, thuật phù thuỷ,
Ngơ Thì Sĩ đều lấy quan điểm Nho giáo triệt để đề luận bàn tới gốc
ngọn. Ông vừa phán xét các sử liệu ấy ở góc độ bình sử nghĩa, chê
trách việc hành đạo của các vị tiên vương, vừa ở góc độ khảo
chứng, chê bai phép chép sử của các sử gia đời trước khơng đáng
tin cậy. "Người làm ra sách để nói dối ta, ta lại tin đê nói dối người
sau, có được khơng?". Ơng cịn dẫn Nguyễn Nghiễm nói thay lời
mình: "Cứ xét theo lẽ phải, thì việc có hay khơng, tuy cách xa nghìn
năm cũng có thể biết được. Một bọc con mà mở được cõi Bách Việt,
1. Ngơ Thì Sĩ, Việt sử tiêu án, Bản dịch của Hội Việt Nam - Nghiên cứu liên
lạc văn hóa Á châu, Văn hóa Á châu xb, Sài Gòn, 1960, tr.16.
145
ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI VÀ VIỆC VĂN BẢN HÓA.
lên ba tuổi mà địch nổi muôn người, những bậc hơn người xt
chúng, vẫn có khác với người thường, khơng lấy gì làm quái lạ cho
lắm. Đến như truyện giống rồng, giống tiên, thuộc về truyện hoang
đường, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, sự tích đều là biến ảo, việc ma quỷ
trên núi Thất Diệu, việc hóa tiên ở đầm Nhất Dạ Trạch đều là qi
gở khơng thường có, khơng thể nào tin được. Khổng Tử nói: "Đa
văn khuyết nghi" (nghĩa là nghe nhiều chỗ ngờ thì bỏ đó). Mạnh Tử
nói: "Tận tín thư bất như vô thư" (nghĩa là tin cả vào sách khơng
bàng khơng có sách cịn hơn). Người đọc sách nên so sánh bàng lẽ
phải, bỏ việc quái, giữ việc thường thì hơn" [tr.25]. Với xuất phát
điểm như thế, có thể thấy rằng, khi khảo sử, các sử gia phong kiến
đã đem cái lý của Nho gia, cái thước của tư duy logic để đem đo
thể giới truyền thuyết vốn chứa chất đầy biểu tượng khiến truyền
thuyết bị hiểu sai lệch hoàn toàn.
Cách làm này vẫn được các nhà sử học hiện đại tiếp nối khi
nghiên cứu truyền thuyết với tư cách một nguồn sử liệu. Tác giả
Đào Duy Anh chủ trương "cần đối chiếu những ghi chép của ta với
Trung Quốc, cần phân tích và phê phán chu đáo hơn để tìm những
sự kiện có tính chất lịch sử trong mớ sự kiện truyền thuyết và lịch
sử lẫn lộn nhau ấy" [Đào Duy Anh: 1957/16]. Ông đã vạch một
ranh giới giữa sử và truyền thuyết. Vì thế, trong truyền thuyết Rùa
Vàng, ông chỉ chấp nhận hai sự kiện: việc xây thành và việc dùng
cung nỏ có sở trường là có thực, cịn lại ơng tách hồn tồn sang
miền truyền thuyết và gạt bỏ nó đi. Các bài viết trên Tạp chí
Nghiên cứu lịch sử cũng có xu hướng coi nhẹ những yếu tố kỳ diệu
của truyền thuyết, muốn gạt bỏ lớp vỏ li kỳ để tìm cốt lõi lịch sử
được che giấu trong đó. Các nhà nghiên cứu cho rằng, cần phải
chấm dứt xu hướng huyền thoại hóa lịch sử trong việc mờ rộng
kích thước sử liệu. Chính vì thế, sự tồn tại của truyền thuyết trong
sử bị lung lay khiến cho việc nhìn nhận giá trị của truyền thuyết vốn bị khuôn vào mô thức "giá trị phản ánh lịch sử" - bị xem xét
lại. Tác giả Đinh Gia Khánh phủ nhận bản chất dân gian của truyền
thuyết, chủ trương trả truyền thuyết về sử 'ế Tác giả Nguyễn Đổng
1. Đinh Gia Khánh, Văn học dán gian Việt Nam, tái bàn lần thứ 2, Nxb. Giáo
dục, H. 1997, tr.271.
146
Chương 2. Văn bản hóa truyền thuyết dân gian.
Chi thì lại chê việc đưa truyền thuyết vào sử là một sai lầm mù
quáng của Ngô Sĩ Liên dù ông cho rằng, sai lầm ấy là thơng cảm
được1. Tình trạng đó kéo dài cho đến khi sử liệu học ra đời công
nhận truyền thuyết là một nguồn sử liệu đặc thù và địi hỏi các nhà
nghiên cứu cần có một cách đối xử cơng bàng với nó, nghĩa là, có
thể lấy ra từ truyền thuyết những gì sử học thấy cần thiết nhưng
khơng vì thế mà phủ nhận yếu tố huyền ảo của nó, khơng vì tìm
thấy cốt lõi lịch sử mà vứt đi lớp vỏ hoang đường đặc thù của nó.
Thực tế này đặt ra một vẩn đề là: dù được may mắn sớm chép
vào sử và được lưu giữ lại trong các thư tịch nhưng truyền thuyết là
một thê loại văn học dân gian, một hiện tượng folklore ngôn từ nên
cần phải được đặt đúng vào môi trường diễn xướng của nó là lễ hội.
Theo chúng tơi, với nhà nghiên cứu văn học dân gian, không nên để
được coi là một nguồn sử liệu mà quá đề cao giá trị phản ánh lịch
sử của truyền thuyết; đồng thời, với nhà sử học, khơng nên từ địi
hịi độ tin cậy và độ xác thực của thông tin sừ học mà phê phán
logic của truyền thuyết dân gian. Được hình thành trong những bối
cảnh đặc biệt, trên cơ sở nhu cầu tâm lý về việc tơn vinh đến mức
thần thánh hóa nhân vật lịch sử và thần thiêng hóa sự kiện lịch sử,
truyền thuyết đươna nhiên có liên quan đến nhân vật và sự kiện lịch
sử. Trong những giai đoạn thiếu các nguồn sử liệu có độ tin cậy và
độ xác thực cao, sừ học đã cần tới truyền thuyết đê lấp đi những
khoảng trống tư liệu; nhung đã đến lúc, cần phải trả truyền thuyết về
với không gian tinh thần và khơng gian tồn tại của nó là mơi trường
diễn xướng để vẻ đẹp của những biểu tượng, sự cô đúc của các hàm
nghĩa trong các câu chuyện dân gian và sự thiêng liêng của niềm tin
cộng đồng gửi gấm trong truyền thuyết được giữ gìn nguyên vẹn và
được lý giải từ cách tiếp cận chuyên ngành văn học dân gian.
1.2.2.
Ngicời kế chuyện và sử gia - chù thê kép cùa tnạ'ền thuyết
dân gian trong các bộ sử
Trong phần này, chúng tơi sẽ thử nhìn nhận truyền thuyết như
một dạng thôna tin để thấy những quy luật của hoạt động thông tin
1. Nguyễn Đổne Chi, "Mấv ý kiến về thời đại Hùng Vương", Tạp chí Nghiên
cún Lịch sử, số 123 (6/1969). H. 1969.
147