Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thị Trấn Cồn - tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.47 KB, 38 trang )

Luận văn tốt nghiệp
MỤC LỤC

Luận văn tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hoạt động Ngân hàng luôn tiềm ẩn những
rủi ro như: rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro thanh khoản, rủi ro về
nguồn vốn, rủi ro về tín dụng… Vì thế rủi ro trong kinh doanh tiền tệ và dịch
vụ Ngân hàng luôn là vấn đề cần được quan tâm, nó có ảnh hưởng đến sự ổn
định kinh tế xã hội. Đặc biệt đối với Ngân hàng Nông nghiệp đối tượng đầu
tư tín dụng, thị phần đầu tư tín dụng nông nghiệp nông thôn là chủ yếu thì
mức rủi ro trong tín dụng lại càng cao do chịu tác động từ nhiều rủi ro khách
quan. Theo con số thống kê cho thấy, rủi ro tín dụng chiếm 70% trong tổng
rủi ro hoạt động Ngân hàng, làm ảnh hưởng đến các hoạt động của Ngân
hàng.
Thực tế hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam chiếm 90% tổng doanh
thu, 50% biên chế. Hiệu quả hoạt động tín dụng chưa cao, chất lượng tín dụng
chưa tốt thể hiện ở tỉ lệ nợ quá hạn còn cao so với khu vực và chưa có khuynh
hướng giảm vững chắc. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu
vực, các NHTM cũng đứng trước những thách thức mới và đi kèm là những
rủi ro và tiềm ẩn. Chính vì vậy rủi ro tín dụng trở thành vấn đề xã hội quan
tâm mang tính thời sự cao. Việc tìm ra những phương thức khắc phục, xử lý
những khoản rủi ro tín dụng cũ và hạn chế những khoản rủi ro tín dụng mới
phát sinh tại các NHTM Việt Nam đang là vấn đề lớn trên cả phương diện lý
thuyết và thực tiễn.
Xuất phát từ những thực trạng trên em đã chọn đề tài: "Giải pháp phòng
ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thị Trấn Cồn - tỉnh Nam Định".
Mục đích của luận văn này là nhằm phân tích thực trạng rủi ro tín dụng
tại chi nhánh NHNo & PTNT Thị Trấn Cồn - tỉnh Nam Định.Rủi ro trong
Vũ Thị Loan Lớp 947


1
Luận văn tốt nghiệp
hoạt động tín dụng rất đa dạng, có thể rủi ro trong khi bị ứ đọng vốn, rủi ro
thiếu vốn khả dụng do sự chênh lệch về tỉ trọng giữa vốn cho vay và vốn đi
vay theo tiêu thức thời gian, rủi ro khi các vật đảm bảo tín dụng không còn
giá trị như khi đánh giá ban đầu trước khi cho vay, rủi ro không thu hồi được
nợ.Tuy nhiên trong phạm vi có hạn của bài viết này em chỉ xem xét rủi ro khi
Ngân hàng không thu hồi đuợc nợ hay còn gọi là nợ qúa hạn, nợ khó đòi.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày theo các phần
dưới đây:
Chương I: Lý luận chung về NHTM và rủi ro tín dụng của NHTM trong
nền kinh tế thị trường .
Chương II: Thực trạng về rủi ro tín dụng của chi nhánh NHNo & PTNT
Thị Trấn Cồn - tỉnh Nam Định.
Chương III: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo &
PTNT Thị Trấn Cồn.
|
Vũ Thị Loan Lớp 947
2
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHTM VÀ RỦI RO TÍN
DỤNG CỦA NHTM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1 Một số vấn đề chung về NHTM
1.1.1 Khái niệm chung về NHTM
NHTM là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tất cả các nghiệp vụ
hiện có như thường xuyên nhận tiền gửi, sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và
cung cấp các dịch vụ thanh toán và các hoạt động kinh doanh khác (Luật
Ngân hàng năm 1997) .
1.1.2 Sơ lược về hoạt động chủ yếu của NHTM
1.1.2.1 NHTM là chủ thể thường xuyên nhận tiền gửi và kinh doanh tiền gửi.

Trong công việc quản trị ngân hàng, người ta quan tâm nhất là sự quyết
định của tài sản Nợ đối với tài sản Có bởi vì toàn bộ các chức năng của
NHTM được thể hiện các hoạt động trong tài sản Có và tài sản Nợ. Nói cách
khác, bảng tổng kết tài sản của NHTM đã minh hoạ các nghiệp vụ cơ bản về
ngân quỹ, tín dụng, đầu tư, tiền gửi, tái chiết khấu, vay vốn trên thị trường
liên ngân hàng…
- Tài sản Nợ (nguồn vốn) là những khoản mà ngân hàng nợ thị trường
(những khoản dân cư gửi vào ngân hàng hoặc ngân hàng đi vay các chủ thể
kinh tế: cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp trong nước ngoài nước, các tổ
chức tín dụng khác, NHTW…) và vốn của ngân hàng.
- Tài sản Có (sử dụng vốn) có những khoản NHTM cho vay hoặc đầu
tư. Hình thức hoạt động đi vay và cho vay này của NHTM gọi là hoạt động
tín dụng.
Vũ Thị Loan Lớp 947
3
Luận văn tốt nghiệp
1.1.2.2 Hoạt động kinh doanh của NHTM phong phú, đa dạng và có phạm
vi kinh doanh rộng lớn.
Đa dạng về sản phẩm dịch vụ, về đối tượng khách hàng và lĩnh vực đầu
tư. Phạm vi kinh doanh rộng lớn thông qua mạng lưới chi nhánh rất rộng.
1.1.2.3 Hoạt động của NHTM gắn bó mật thiết với hệ thống lưu thông tiền
tệ và hệ thống thanh toán của một quốc gia.
NHTM tham gia vào quá trình cung ứng tiền, tạo ra phương tiện
thanh toán lớn trong nền kinh tế. Để thực hiện chính sách tiền tệ, NHTW
phải sử dụng các công cụ để điều tiết lượng tiền lưu thông, nhằm đạt được
các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là mục tiêu ổn định tiền tệ
(quy chế thanh toán không dùng tiền mặt và việc nâng cao hiệu quả cho
vay và đầu tư).
NHTM đã thực hiện các dịch vụ thanh toán thúc đẩy nhanh quá trình
luân chuyển hàng hoá, luân chuyển vốn trong xã hội, tiết kiệm chi phí trong

thanh toán cho các đối tượng và nâng cao hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế.
1. 1.2.4 Hoạt động kinh doanh của NHTM luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro như: rủi
ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro thanh khoản, rủi ro về
nguồn vốn.
- Rủi ro lãi suất: sự biến động về lãi suất làm thay đổi tiền lãi và thu
nhập của ngân hàng. Nếu lãi suất quá thấp gây khó khăn cho việc huy
động vốn quy mô hoạt động của ngân hàng sẽ bị thu hẹp lại, doanh
thu lợi nhuận sẽ bị giảm đi, nếu lãi suất quá cao thì ngân hàng sẽ có
lượng tiền gửi lớn nhưng lại không thể cho vay với lãi suất cao hơn để
đảm bảo thu nhập.
- Rủi ro về nguồn vốn: thể hiện trên 2 phương diện
+ Rủi ro bị đọng vốn (do thừa vốn): do "đi vay rồi cho vay" nêú nguồn
vốn bị ứ đọng không thể cho vay được hoặc không thể chuyển sang các tài
Vũ Thị Loan Lớp 947
4
Luận văn tốt nghiệp
sản khác để sinh lời thì sẽ tồn đọng số tiền dự trữ quá lớn mà không sinh lãi.
Nếu tình trạng này kéo dài với mức độ lớn mà ngân hàng không khắc phục
được có thể ngân hàng sẽ bị phá sản.
+ Rủi ro thiếu vốn khả dụng: xảy ra khi ngân hàng không đáp ứng được
nhu cầu cho vay và đầu tư, nhu cầu thanh toán của khách hàng. Do các biến
động về giá cả, uy tín của ngân hàng bị giảm sút dẫn đến hàng loạt người gửi
tiền cùng đến rút tiền. Nếu bán các chứng khoán, vay chiết khấu từ NHTW,
vay các tổ chức tín dụng khác… tất cả các biện pháp trên không giúp cho
ngân hàng có đủ tiền chi trả thì ngân hàng sẽ bị phá sản.
- Rủi ro tỷ giá hối đoái: là rủi ro xảy ra khi có biến động về tỷ giá kinh
doanh ngoại hối. Khi tỷ giá thay đổi thì các chứng khoán, các khoản
vay nợ khác bằng ngoại tệ do ngân hàng nắm giữ sẽ có nguy cơ bị rủi
ro.
- Rủi ro do mất khả năng thanh toán: đây là loại rủi ro liên quan đến sự

tồn tại của một ngân hàng. Rủi ro này thường là hậu quả của một hay
nhiều loại rủi ro trên, kéo theo sự suy thoái nền kinh tế, có ảnh hưởng
sâu sắc đến đời sống kinh tế xã hội.
- Rủi ro tín dụng:
1.2 Rủi ro tín dụng
1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Ngày nay rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng là
một vấn đề đang được các NHTM hết sức quan tâm. Rủi ro tín dụng phát sinh
trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của việc vay
hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn. Trong trường hợp
người vay tiền bị phá sản, việc thu hồi gốc và lãi tín dụng đầy đủ là không
chắc chắn, do đó ngân hàng có thể gặp rủi ro tín dụng.
Vũ Thị Loan Lớp 947
5
Luận văn tốt nghiệp
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng là sự tổn
thất mất mát về tài chính mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay vốn
của ngân hàng không trả nợ đúng hạn, không thực hiện đúng cam kết với
bất kỳ lý do nào.
Có thể định nghĩa rủi ro tín dụng là khoản lỗ do ngân hàng cấp cho một
khách hàng không trả được nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký. Khả năng khách
hàng không trả được nợ theo hợp đồng gắn liền với mỗi khoản tín dụng ngân
hàng cấp cho họ. Hoặc nói một cách cụ thể hơn, luồng thu nhập dự tính mang
lại từ các tài sản có sinh lời của các ngân hàng có thể không được hoàn trả
đầy đủ xét cả về mặt số lượng và thời gian.
Rủi ro tín dụng có thể xảy ra ở 4 trường hợp đối với nợ gốc và nợ lãi. Đó
là việc không thu được lãi đúng hạn hoặc không thu đủ vốn. Tuỳ từng trường
hợp mà ngân hàng hạch toán vào các khoản mục theo dõi khác nhau như là lãi
treo hoặc NQH. Khi không trả lãi đúng hạn, nguy cơ rủi ro đạt ở mức độ thấp,
và chỉ đưa vào mục lãi treo phát sinh. Nếu ngân hàng không thể thu đủ lãi thì

sẽ có khoản mục lãi treo, trừ những trường hợp ngân hàng miễn giảm khoản
lãi đó cho doanh nghiệp. Còn khi không thu được vốn đúng hạn, ngân hàng sẽ
có khoản NQH phát sinh. Tuy nhiên khoản này vẫn chưa được coi là khoản
mất vốn hoàn toàn của ngân hàng vì có thể vì lý do nào đó doanh nghiệp
chậm trả nợ gốc và sẽ trả sau hạn cam kết trong hợp đồng. Nếu như các khoản
này ngân hàng không thể thu hồi được do doanh nghiêp phá sản thì lúc này
ngân hàng được coi như gặp rủi ro rín dụng ở mức độ cao.
Các dạng thể hiện của rủi ro tín dụng:
- Không thu được vốn vay: nợ không có khả năng thu hồi (mất vốn).
- Không thu được vốn đúng hạn: nợ quá hạn phát sinh.
- Không thu lãi đúng hạn:
+ Lãi treo phát sinh
Vũ Thị Loan Lớp 947
6
Luận văn tốt nghiệp
+ Lãi treo đóng băng
+ Phải giảm hoặc miễn lãi
1.2.2 Các dấu hiệu của rủi ro tín dụng
Nhóm 1: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng
Như mức độ vay thường xuyên gia tăng, thanh toán chậm các khoản nợ
gốc và lãi, thường xuyên yêu cầu ngân hàng gia hạn, yêu cầu các khoản vay
vượt quá nhu cầu dự kiến.
Nhóm 2: Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của
khách hàng
Thay đổi thường xuyên cơ cấu của hệ thống quản trị. Giám đốc điều
hành quản lý có tính gia đình, tập trung quá mức chi phí để gây ấn tượng,
ban giám đốc có cuộc sống xa hoa, lẫn lộn giữa chi phí kinh doanh và tài
chính cá nhân.
Nhóm 3: Nhóm các dấu hiệu liên quan tới các ưu tiên trong kinh doanh
Dấu hiệu hội chứng hợp đồng lớn: Ngân hàng bị ấn tượng bởi một khách

hàng có tên tuổi mà sau này có thể trở nên lệ thuộc.
Nhóm 4: Nhóm các dấu hiệu thuộc vấn đề kỹ thuật và thương mại
Khó khăn trong phát triển sản phẩm, thay đổi trên thị trường, tỷ giá lãi
suất, thay đổi thị hiếu, cập nhật kỹ thuật mới, mất nhà cung ứng hoặc khách
hàng lớn, thêm đối thủ cạnh tranh…
Nhóm 5: Nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin về tài chính kế toán
không kịp thời.
1.2.3 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
1.2.3.1 Nguyên nhân từ phía người đi vay.
Vũ Thị Loan Lớp 947
7
Luận văn tốt nghiệp
Nguyên nhân khách quan: thiên tai, lũ lụt, hạn hán, sự thay đổi thị hiếu
của người tiêu dùng, những biến động về kinh tế, sự thay đổi về cơ chế chính
sách… làm gia tăng khối lượng các khoản NQH.
Do nhân tố quốc tế: Chính sách tài chính, lạm phát trên thị trường thế
giới.
Nguyên nhân chủ quan.
+ Đối với khách hàng là cá nhân: do thu nhập của người vay giảm.
+ Đối với khách hàng là doanh nghiệp: do tính toán đầu tư sản xuất, kinh
doanh không khoa học, không xác thực về mức tiêu thụ sản phẩm trên thị
trường.
1.2.3.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng.
Ngân hàng không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và điều kiện cho
vay. Kỹ thuật cấp tín dụng chưa hiện đại, chưa đa dạng, việc xác định hạn
mức tín dụng cho khách hàng còn quá đơn giản, thời gian chưa phù hợp,
không điều tra kỹ và phân tích khách hàng trước khi cấp tín dụng. Năng lực
và phẩm chất đạo đức của một số cán bộ tín dụng chưa đủ tầm, quản lý sử
dụng, đãi ngộ cán bộ ngân hàng chưa thoả đáng.
1.2.4 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng

Tæng NQH
- Tû lÖ nî qu¸ h¹n = x100%
Tæng d nî
Tỷ lệ NQH thấp chứng minh được chất lượng tín dụng cao.
Vũ Thị Loan Lớp 947
8
Luận văn tốt nghiệp
1.2.5 Hậu quả của rủi ro tín dụng
- Đối với nền kinh tế: NHTM thường lập thành một hệ thống có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, khi một ngân hàng gặp rủi ro có nguy cơ dẫn đến
phá sản tất yếu sẽ kéo theo tình trạng khủng hoảng của ngân hàng khác theo
kiểu phản ứng dây truyền gây ra tình trạng mất ổn định trên thị trường tiền tệ.
Gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ hàng hoá, làm
giảm lợi nhuận.
- Đối với ngân hàng: rủi ro tác động trực tiếp tới lợi nhuận kinh doanh
của ngân hàng, có thể đưa ngân hàng đến bờ vực của sự phá sản, có thể làm
đảo lộn thành quả hoạt động trong nhiều năm và thậm trí trở thành vấn đề
sống còn của ngân hàng.

Vũ Thị Loan Lớp 947
9
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA
CHI NHÁNH NHNO & PTNT THỊ TRẤN CỒN
TỈNH NAM ĐỊNH
2.1 Sơ lược về tình hình hoạt động và phát triển của chi
nhánh NHNo & PTNT Thị Trấn Cồn - tỉnh Nam Định
2.1.1 Giới thiệu khái quát về chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Nam Định
2.1.1.1 Qúa tình hình thành và phát triển
NHNo & PTNT Việt Nam với mục tiêu phát triển và mở rộng chi nhánh

trên toàn quốc, đã cho xây dựng và đưa vào hoạt động các chi nhánh ở khắp
các tỉnh thành, huyện lỵ từ đồng bằng đến cao nguyên miền núi. NHNo &
PTNT Thị Trấn Cồn được thành lập từ năm 1988, là Ngân hàng cấp 2, chi
nhánh của NHNo & PTNT tỉnh Nam Định, có trụ sở tại tổ dân phố 4B - Thị
Trấn Cồn - huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định. NHNo & PTNT Thị Trấn Cồn
qua hơn 15 năm hoạt động đã có những bước tăng trưởng. Chi nhánh luôn xác
định phương hướng kinh doanh đúng đắn là kiên trì định hướng hoạt động
kinh doanh về nông nghiệp nông thôn với phương châm "Đi vay để cho vay".
2.1.1.2 Tổ chức và nhiệm vụ của chi nhánh NHNo & PTNT Thị Trấn Cồn -
tỉnh Nam Định
a. Cơ cấu tổ chức
Chi nhánh gồm các phòng ban như sau: phòng giám đốc, phó giám đốc
1, phó giám đốc 2, phòng tín dụng, phòng kế toán Ngân quỹ, phòng hành
chính nhân sự, phòng kiểm soát. Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên của
chi nhánh là 38 cán bộ.
Vũ Thị Loan Lớp 947
10
Lun vn tt nghip
S nhõn s ca NHNo & PTNT Th Trn Cn

Phòng Giám đốc
Phòng Phó giám đốc 1 Phòng Phó giám đốc 2
Phòng
kinh doanh
kiêm thống
kê kế
hoạch
Phòng kế
toán
Ngân

quỹ
Phòng
hành
chính
nhân sự
Phòng
kiểm soát
b. Chc nng cỏc phũng ban
- Phũng giỏm c: ph trỏch chung v mi hot ng kinh doanh ca
Ngõn hng v trc tip a ra nhng quyt nh, ch o hot ng
cỏc phũng ban.
- Phú giỏm c th nht: ph trỏch phũng kinh doanh kiờm thng kờ v
cỏc nhim v khỏc do giỏm c phõn cụng.
- Phú giỏm c th hai: ph trỏch phũng k toỏn Ngõn qu v cỏc
nhim v khỏc do giỏm c phõn cụng.
- Phũng kinh doanh: l ni to ngun thu cho Ngõn hng, cụng vic ca
phũng tớn dng l cho khỏch hng vay trc tip gp khỏch hng t
vn, thm nh cỏc phng ỏn sn xut kinh doanh ca khỏch hng v
lp cỏc h s cho vay.Ngoi ra phũng tớn dng cũn lm cụng tỏc
V Th Loan Lp 947
11
Luận văn tốt nghiệp
thống kê kế hoạch báo cáo Ngân hàng cấp trên và tham mưu cho ban
giám đốc trong quá trình điều hành và sử dụng vốn.
- Phòng kế toán Ngân quỹ: thực hiện chế độ hạch toán kế toán, thống
kê các hoạt động theo pháp lệnh kế toán và quy chế hạch toán của
NHNo & PTNT Việt Nam. Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tài chính
quyết toán các kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lương quản lý và
sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo & PTNT trên
địa bàn.

- Phòng hành chính nhân sự: thực hiện các công việc bố trí, phân công
tuyển dụng đào tạo và điều động các cán bộ,nhân viên giữa các phòng
ban và chịu trách nhiệm về mua sắm thiết bị chủ yếu cho hoạt động
kinh doanh của chi nhánh.
- Phòng kiểm soát: chịu trách nhiệm kiểm tra công tác điều hành của chi
nhánh, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng tiền tệ và dịch vụ ngân
hàng.
c. Nhiệm vụ của NHNo & PTNT Thị Trấn Cồn
- Huy động vốn: Thực hiện nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ
hạn, tiền gửi thanh toán của khách hàng. Phát hành những chứng chỉ
nhận tiền, trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng. Tiếp nhận các nguồn tài trợ
với uỷ thác theo quy định của NH No & PTNT, được phép vay vốn
khi tổng giám đốc cho phép.
- Cho vay: cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và
ngoại tệ theo quy định của NHNo.
Vũ Thị Loan Lớp 947
12
Luận văn tốt nghiệp
- Thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng: thanh toán chuyển tiền điện tử
trong nước, chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ và các dịch vụ ngoại tệ
khác. Tổ chức kiểm tra, kiểm soát, báo cáo thống kê theo quyết định.
2.1.2 Khái quát quá trình hoạt động của chi nhánh trong những năm qua
2.1.2.1 Công tác huy động vốn
Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trên lĩnh vực kinh
doanh tiền tệ với đặc trưng cơ bản là " Đi vay để cho vay" do đó nguồn vốn
có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Vốn chính là yếu tố đầu vào
quan trọng, nguồn vốn huy động có cơ cấu hợp lý và chi phí hoạt động thấp
sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động.Với tầm quan trọng của nguồn vốn
huy động trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, chi nhánh NHNo &
PTNT Thị Trấn Cồn đã tích cực huy động vốn tại chỗ, mở rộng mạng lưới tới

khắp các địa bàn dân cư, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, áp dụng
nhiều biện pháp nhằm đưa nguồn vốn tăng nhanh. Ngân hàng huy động vốn
từ các nguồn vốn chủ yếu: tài khoản tiền gửi dân cư, tiền gửi của các tổ chức
kinh tế, phát hành trái phiếu và kỳ phiếu.
Vũ Thị Loan Lớp 947
13

×