Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Giáo trình Kinh doanh quốc tế (Nghề: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.19 KB, 66 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: KINH DOANH QUỐC TẾ
NGÀNH, NGHỀ: QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định Số: 185/QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày 22 tháng 8
năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2017


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể đƣợc
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

i


LỜI GIỚI THIỆU
Từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO) năm 2007 đến nay, tiến trình chủ động, tích cực hội nhập kinh tế
quốc tế của nước ta ngày càng sâu rộng hơn, đạt được nhiều kết quả tích cực,
khá tồn diện đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực. Một trong những xu hướng làm
thay đổi toàn bộ đáng kể cục diện thế giới trong suốt hơn nhiều thập kỷ vừa qua
chính là tốc độ tăng trưởng nhanh và liên tục của kinh doanh quốc tế.
Kinh doanh quốc tế được hiểu là việc ra các quyết định đầu tư trong sản


xuất hoặc trao đổi, mua bán và cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên phạm vi vượt
qua biên giới của một quốc gia, trên thị trường khu vực và thị trường tồn cầu.
Bên cạnh đó, việc hiểu biết và nắm vững kiến thức, kỹ năng về các loại hình
chiến lược kinh doanh quốc tế và các phương thức thâm nhập thị trường quốc tế
cũng giúp ích cho các doanh nghiệp đưa ra được lựa chọn hoặc quyết định đúng
đắn, kịp thời trong hoạt động kinh doanh quốc tế của mình.
Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Đồng Tháp nói riêng đã và đang
tham gia tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các hoạt động kinh doanh
quốc tế thơng qua hoạt động xuất nhập khẩu; do đó, nếu trình độ kinh tế ngày
càng được nâng cao, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được cải thiện đi
đôi với công tác xây dựng và phát triển các hoạt động kinh doanh quốc tế, đầu
tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp của ta trong tương lai là xu hướng ngày
càng phổ biến. Chính vì vậy, Kinh doanh quốc tế là một trong những môn học sẽ
giúp cung cấp, trang bị cho sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
kiến thức cần thiết và những kỹ năng cơ bản trong lĩnh vực này.
Giáo trình nhằm phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của sinh viên
Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp. Ngồi ra, giáo trình này cịn có thể
được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng
trên cả nước và các cán bộ làm công tác nghiên cứu, quản lý lĩnh vực Kinh
doanh quốc tế.
Đồng Tháp, ngày10 tháng 5 năm 2017
Chủ biên
Nguyễn Thị Nhƣ Hằng

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. ii

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH QUỐC TẾ ......................... 1
1. KHÁI NIỆM KINH DOANH QUỐC TẾ ........................................................ 1
1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 1
1.2. Phạm vi, đặc điểm của hoạt động kinh doanh quốc tế .................................. 2
2. MÔI TRƢỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ ................................................... 2
2.1. Khái quát về môi trƣờng kinh doanh quốc tế ................................................ 2
2.2. Nội dung của môi trƣờng kinh doanh quốc tế............................................... 2
2.2.1. Mơi trƣờng chính trị, pháp luật: .................................................................. 2
2.2.2. Mơi trƣờng kinh tế: ..................................................................................... 3
2.2.3. Mơi trƣờng văn hóa: .................................................................................... 4
3. MÔI TRƢỜNG CHUNG NHẤT CỦA KINH DOANH QUỐC TẾ – XU
HƢỚNG TỒN CẦU HĨA ................................................................................. 4
3.1. Tồn cầu hóa là gì?......................................................................................... 4
3.2. Nội dung của tồn cầu hóa ............................................................................. 5
3.3. Động lực thúc đẩy q trình tồn cầu hóa...................................................... 5
3.4. Các nhân tố tác động đến tồn cầu hóa ......................................................... 6
3.4.1. Các nhân tố tác động thúc đẩy, khuyến khích tồn cầu hóa: ...................... 6
3.4.2. Các nhân tố có ảnh hƣởng hạn chế q trình tồn cầu hóa: ........................ 6
3.5. Tác động của tồn cầu hóa ............................................................................. 7
3.5.1. Tích cực: ...................................................................................................... 7
3.5.2. Tiêu cực: ...................................................................................................... 7
3.6. Bài tập về toàn cầu hóa .................................................................................. 7
CHƢƠNG 2: MƠI TRƢỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ ............................. 8
1. SỰ KHÁC BIỆT CỦA MÔI TRƢỜNG VĂN HÓA GIỮA CÁC QUỐC GIA
............................................................................................................................... 8
1.1. Sự cần thiết phải nghiên cứu văn hóa trong kinh doanh quốc tế .................. 8
1.2. Vai trị của văn hóa trong kinh doanh quốc tế .............................................. 8
1.3. Những thành phần quan trọng của văn hóa................................................... 9
iii



1.3.1. Ngôn ngữ: .................................................................................................... 9
1.3.2. Tôn giáo: ..................................................................................................... 9
1.3.3. Các giá trị và thái độ: ................................................................................ 10
1.3.4. Phong tục tập quán và chuẩn mực đạo đức: .............................................. 10
1.3.5. Đời sống vật chất:...................................................................................... 10
1.3.6. Mỹ học: ..................................................................................................... 10
1.3.7. Giáo dục: ................................................................................................... 11
1.3.8. Cấu trúc xã hội: ......................................................................................... 11
1.4. Văn hóa và các vấn đề đƣơng đại ................................................................ 11
1.4.1. Văn hóa và khu vực dịch vụ ...................................................................... 11
1.4.2. Công nghệ, Internet và Văn hóa................................................................ 11
1.4.3. Hiệu ứng của tồn cầu hóa lên văn hóa..................................................... 12
1.5. Một số giải pháp để vƣợt qua những khác biệt về văn hóa ......................... 12
1.6. Bài tập về sự khác biệt của mơi trƣờng văn hóa giữa các quốc gia ............. 12
2. MƠI TRƢỜNG CHÍNH TRỊ - PHÁP LÝ ..................................................... 12
2.1. Rủi ro quốc gia ............................................................................................ 12
2.1.1. Rủi ro quốc gia là gì? ................................................................................ 12
2.1.2. Các loại rủi ro quốc gia ............................................................................ 12
2.1.2.1. Rủi ro xuất phát từ chế độ chính trị........................................................ 12
2.1.2.2. Rủi ro xuất phát từ hệ thống pháp luật ................................................... 13
2.2. Hệ thống chính trị ........................................................................................ 14
2.3. Sự ảnh hƣởng của hệ thống chính trị đến hệ thống kinh tế ........................ 14
2.3.1. Nền kinh tế chỉ huy (nền kinh tế tập trung): ............................................. 14
2.3.2. Nền kinh tế thị trƣờng: .............................................................................. 14
2.3.3. Nền kinh tế hỗn hợp: ................................................................................. 15
2.4. Hệ thống pháp luật ...................................................................................... 15
2.5. Quản lý rủi ro quốc gia................................................................................ 15
2.6. Bài tập thảo luận về mơi trƣờng chính trị - pháp lý giữa các quốc gia ....... 16
3. MÔI TRƢỜNG KINH TẾ ............................................................................. 16

3.1. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu môi trƣờng kinh tế ........................... 16
3.2. Phân tích mơi trƣờng kinh tế ....................................................................... 17
iv


3.3. Các chỉ số đánh giá môi trƣờng kinh tế ...................................................... 17
3.3.1. Tổng thu nhập quốc gia ............................................................................. 17
3.3.2. Một số chỉ tiêu khác: ................................................................................. 18
3.3.3. Các chỉ số kinh tế khác.............................................................................. 18
3.4. Bài tập thảo luận về môi trƣờng kinh tế giữa các quốc gia.......................... 20
CHƢƠNG 3: MÔI TRƢỜNG THƢƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƢ TỒN CẦU 21
1. MƠI TRƢỜNG THƢƠNG MẠI TỒN CẦU .............................................. 21
1.1. Lợi ích từ thƣơng mại quốc tế ..................................................................... 21
1.2. Sự can thiệp của Chính phủ đến hoạt động TMQT .................................... 21
1.2.1. Các căn cứ cho sự can thiệp của chính phủ vào thƣơng mại quốc tế ....... 21
1.2.2. Các cơng cụ chính sách chính phủ sử dụng can thiệp đến hoạt động
thƣơng mại........................................................................................................... 22
1.2.2.1. Thuế quan ............................................................................................... 22
1.2.2.2. Trợ cấp ................................................................................................... 23
1.2.2.3. Hạn ngạch nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER) ............. 23
1.2.2.4. Yêu cầu về hàm lƣợng nội địa ............................................................... 24
1.2.2.5. Biện pháp hành chính ............................................................................. 24
1.2.2.6. Các chính sách chống bán phá giá ......................................................... 24
1.3. Sự phát triển của hệ thống TMQT .............................................................. 25
2. MƠI TRƢỜNG ĐẦU TƢ TỒN CẦU ........................................................ 25
2.1. Lợi ích của đầu tƣ quốc tế ........................................................................... 25
2.2. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài theo chiều ngang ............................................ 26
2.3. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài theo chiều dọc ................................................ 26
2.4. Can thiệp của Chính phủ vào đầu tƣ quốc tế .............................................. 27
2.4.1. Chính sách của nƣớc chủ đầu tƣ ............................................................... 27

2.4.2. Chính sách của nƣớc nhận đầu tƣ ............................................................. 27
2.2.5. Thảo luận về đầu tƣ toàn cầu .................................................................... 28
CHƢƠNG 4: CHIẾN LƢỢC KINH DOANH QUỐC TẾ ............................ 29
1. CHIẾN LƢỢC KINH DOANH QUỐC TẾ .................................................... 29
1.1. Khái niệm ..................................................................................................... 29
1.2. Các loại hình chiến lƣợc kinh doanh tiêu biểu ............................................ 30
v


1.3. Doanh nghiệp thiết kế chiến lƣợc theo chuỗi giá trị (value chain) ............. 31
2. CÁC LOẠI HÌNH CHIẾN LƢỢC KINH DOANH QUỐC TẾ ..................... 32
2.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chiến lƣợc kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp
............................................................................................................................. 32
2.2. Chiến lƣợc quốc tế ...................................................................................... 34
2.3. Chiến lƣợc đa quốc gia ................................................................................ 34
2.4. Chiến lƣợc toàn cầu ..................................................................................... 35
2.5. Chiến lƣợc xuyên quốc gia.......................................................................... 36
2.6. Bài tập về các loại hình chiến lƣợc kinh doanh quốc tế .............................. 37
CHƢƠNG 5: CÁC PHƢƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG
QUỐC TẾ........................................................................................................... 38
1. CÁC PHƢƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG QUỐC TẾ .............. 38
1.1. Xuất khẩu ..................................................................................................... 38
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu ................................................................................. 38
1.1.2. Các hình thức xuất khẩu ............................................................................ 38
1.1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp ................................................................................. 38
1.1.2.2. Xuất khẩu gián tiếp ................................................................................ 39
1.1.3. Ƣu nhƣợc điểm của phƣơng thức xuất khẩu ............................................. 40
1.1.3.1. Ƣu điểm .................................................................................................. 40
1.1.3.2. Nhƣợc điểm ............................................................................................ 40
1.2. Nhập khẩu ................................................................................................... 41

1.2.1. Khái niệm nhập khẩu ................................................................................ 41
1.2.2. Các hình thức nhập khẩu ........................................................................... 41
1.2.2.1. Nhập khẩu trực tiếp ................................................................................ 41
1.2.2.2. Nhập khẩu ủy thác .................................................................................. 41
1.2.2.3. Tạm nhập tái xuất ................................................................................... 42
1.2.2.4. Nhập khẩu gia công ................................................................................ 43
1.3. Mua bán đối lƣu .......................................................................................... 43
1.3.1. Khái niệm mua bán đối lƣu ....................................................................... 43
1.3.2. Các loại hình mua bán đối lƣu .................................................................. 43
1.4. Đầu tƣ nƣớc ngoài ....................................................................................... 44
1.4.1. Đầu tƣ mới ................................................................................................. 44
vi


1.4.1.1. Khái niệm ............................................................................................... 44
1.4.1.2. Ƣu điểm và nhƣợc điểm ......................................................................... 44
1.4.2. Sát nhập và Mua lại (Merger & Aquisition) ............................................. 45
1.4.2.1. Khái niệm ............................................................................................... 45
1.4.2.2. Đặc trƣng M&A ..................................................................................... 47
1.4.2.3. Ƣu điểm và nhƣợc điểm ......................................................................... 48
1.4.3. Liên doanh (Joint Venture) ....................................................................... 49
1.4.3.1. Khái niệm ............................................................................................... 49
1.4.3.2. Đặc trƣng ................................................................................................ 49
1.4.3.3. Ƣu điểm và nhƣợc điểm ......................................................................... 50
1.4.3.4. Một số khuyến cáo trong phƣơng thức liên doanh ................................ 50
2. LỰA CHỌN THỊ TRƢỜNG QUỐC TẾ ĐỂ KINH DOANH ....................... 51
2.1. Xác định mức độ hấp dẫn cơ bản của thị trƣờng ......................................... 51
2.2. Xác định nhu cầu cơ bản .............................................................................. 51
2.3. Xác định mức độ sẵn có của các nguồn lực ................................................. 52
2.4. Đánh giá môi trƣờng kinh doanh quốc gia................................................... 52

2.4.1. Các yếu tố văn hoá .................................................................................... 52
2.4.2. Các yếu tố chính trị và luật pháp............................................................... 53
2.4.2.1. Các quy định của Chính phủ .................................................................. 53
2.4.2.2. Bộ máy hành chính................................................................................. 53
2.4.2.3. Sự ổn định chính trị ................................................................................ 53
2.4.3. Yếu tố kinh tế và tài chính ........................................................................ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 55

vii


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: KINH DOANH QUỐC TẾ
Mã mơn học: CKT212
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học:
- Vị trí: Mơn học Kinh Doanh Quốc Tế (KDQT) là môn học học tự chọn trong
khối kiến thức chuyên ngành chƣơng trình đào tạo cao đẳng ngành Quản trị kinh
doanh.
- Tính chất: Giới thiệu nội dung và hình thức hoạt động kinh doanh quốc tế, sự
khác biệt giữa kinh doanh quốc tế và kinh doanh quốc nội.
- Ý nghĩa và vai trị của mơn học: Mơn học Kinh doanh quốc tế ra đời giúp
chúng ta tìm hiểu và nghiên cứu về:
+ Môi trƣờng kinh doanh quốc tế, phân tích một số loại mơi trƣờng kinh
doanh quốc tế chủ yếu, với tƣ cách là các môi trƣờng thành phần hợp
thành một chỉnh thể thống nhất, trong đó mỗi môi trƣờng thành phần là
một bộ phận không tách rời. ảnh hƣởng của môi trƣờng kinh doanh quốc
tế đối với các hoạt động kinh doanh quốc tế và định hƣớng vận dụng các
kết quả đó vào việc tổ chức hoạt động kinh doanh.
+ Hoạt động của các Công ty, nghiên cứu các thể chế quốc tế và thể chế
quốc gia. Nghiên cứu các công ty đa quốc gia, vai trị và ảnh hƣởng của

nó trong nền kinh tế thế giới và từng quốc gia. Đây là một trong những
căn cứ quan trọng cho việc xây dựng các chiến lƣợc thích hợp và hiệu
quả.
+ Chiến lƣợc kinh doanh quốc tế, nghiên cứu và phân tích cơ cấu của chiến
lƣợc kinh doanh quốc tế, các bƣớc hoạch định và thực hiện chiến lƣợc
kinh doanh. một số chiến lƣợc kinh doanh quốc tế điển hình và vận dụng
vào từng loại hình quốc gia.
+ Tổ chức kinh doanh thƣơng mại, đầu tƣ và dịch vụ quốc tế, bao gồm việc
nghiên cứu các hình thức kinh doanh thƣơng mại, đầu tƣ và dịch vụ quốc
tế cụ thể, nội dung, các biện pháp tổ chức có hiệu quả các hoạt động kinh
doanh này.
+ Các vấn đề về tài chính, nhân lực trong kinh doanh quốc tế: phân tích tài
chính quốc tế trong sự thay đổi tỷ giá hối đối, các chính sách chủ yếu đối
với vốn lƣu động và chính sách tài chính đối với thƣơng mại và đầu tƣ
quốc tế.
Mục tiêu của môn học:
viii


- Về kiến thức:
+ Mô tả đƣợc môi trƣờng kinh doanh quốc tế
+ Trình bày đƣợc các nội dung cần thiết để nghiên cứu thị trƣờng quốc tế
+ Vận dụng các kỹ năng giao tiếp và đàm phán quốc tế
+ Phân tích các cách thức xâm nhập thị trƣờng nƣớc ngồi
- Về kỹ năng:
+ Thực hiện nghiên cứu, phân tích và dự báo thị trƣờng quốc tế
+ Ứng dụng kỹ năng thuyết trình qua việc giải quyết các tình huống
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có ý thức tích cực, chủ động trong q trình học tập, phát biểu ý kiến
đóng góp xây dựng bài.

+ Hình thành và phát triển kỹ năng cộng tác, làm việc nhóm.
+ Phát triển kỹ năng tƣ duy sáng tạo, khám phá tìm hiểu thêm ngồi giờ
học.
Nội dung của mơn học:
Thời gian (giờ)
Số
TT

Tên chƣơng, mục

Tổng
số

Chƣơng 1:
1

2

4

0

10

3

7

0


8

3

5

0

Sự khác biệt trong môi trƣờng
kinh doanh quốc gia
Chƣơng 3:

3

6

Tổng quan về kinh doanh
quốc tế
Chƣơng 2:

2

Thực hành,
Lý thí nghiệm,
Kiểm tra
thuyết thảo luận,
bài tập

Mơi trƣờng thƣơng mại và
đầu tƣ toàn cầu


ix


Thời gian (giờ)
Số
TT

Tên chƣơng, mục

Tổng
số

Chƣơng 4
4

Thực hành,
Lý thí nghiệm,
Kiểm tra
thuyết thảo luận,
bài tập

10

3

7

0


8

3

5

0

Chiến lƣợc kinh doanh quốc
tế
Chƣơng 5:

5

Các phƣơng thức thâm nhập
thị trƣờng quốc tế

6

Kiểm tra

2

2

7

Thi kết thúc môn học

1


1

Cộng

45

x

15

28

2


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH QUỐC TẾ
Mã chƣơng CKT212-01
Giới thiệu:
Kinh doanh quốc tế là toàn bộ các hoạt động giao dịch, kinh doanh đƣợc
thực hiện giữa các quốc gia. Đây là một lĩnh vực năng động, mang tính tồn cầu
thuộc nhóm ngành kinh doanh. Hiện nay, lĩnh vực kinh doanh quốc tế đã có sự
bùng nổ và ngày càng lan rộng với phạm vi toàn cầu.
Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến kinh doanh
quốc tế, vai trò của sự khác biệt trong môi trƣờng kinh doanh quốc tế giữa
các quốc gia về chính trị, pháp luật, kinh tế và văn hóa đối với kinh doanh
quốc tế

+ Giải thích vai trị của q trình tồn cầu hóa và các xu hƣớng trong mơi
trƣờng thƣơng mại và đầu tƣ tồn cầu đối với hoạt động kinh doanh quốc tế.
- Kỹ năng: Vận dụng nội dung tồn cầu hóa để phân tích và giải thích các vấn
đề kinh doanh quốc tế đang diễn ra.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có ý thức tích cực, chủ động trong q trình
học tập, phát biểu ý kiến đóng góp xây dựng bài.
1. KHÁI NIỆM KINH DOANH QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm
Kinh doanh theo cách hiểu thông thƣờng là việc thực hiện các hoạt động
sản xuất, mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi.
Khái niệm “Kinh doanh ” đƣợc bổ sung thêm theo quy định tại khoản 21
Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2020 là: “Việc thực hiện liên tục một, một số
hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tƣ, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm
hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trƣờng nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.”
Kinh doanh quốc tế đƣợc hiểu đơn giản là việc thực hiện hoạt động đầu tƣ
vào sản xuất, mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi
có liên quan đến 2 hay nhiều nƣớc và khu vực khác nhau.

1


1.2. Phạm vi, đặc điểm của hoạt động kinh doanh quốc tế
Kinh doanh quốc tế liên quan tới hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc
tế, có thể là từ hai nƣớc trở lên, có thể liên quan tới một số hay nhiều nƣớc trên
phạm vi toàn cầu.
Kinh doanh quốc tế bị tác động và ảnh hƣởng lớn bởi các tiêu chí và các
biến số có tính mơi trƣờng quốc tế, ví dụ nhƣ hệ thống pháp luật của các nƣớc,
thị trƣờng hối đối, sự khác biệt trong văn hóa hay các mức lạm phát khác nhau
giữa các nƣớc.
Nguyên tắc đối với một doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động kinh

doanh quốc tế là ln phải có cách tiếp cận tồn cầu, liên quan tới 3 mảng chính:
 Sản phẩm cung cấp phục vụ thị trƣờng nào (sản phẩm gì? Cho ai?
Nguồn cung ứng từ đâu? Cung ứng nhƣ thế nào?);
 Năng lực: Các vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực, quản trị, tính sở
hữu và tài chính (để triển khai chiến lƣợc thì cần nguồn lực nhƣ thế
nào?) => Xây dựng và kiểm soát cơ cấu tổ chức một cách phù hợp
 Các vấn đề liên quan tới quan hệ cơng chúng, cộng đồng.
2. MƠI TRƢỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ
2.1. Khái quát về môi trƣờng kinh doanh quốc tế
Kinh doanh quốc tế khác biệt so với kinh doanh nội địa do môi trƣờng thay
đổi khi một doanh nghiệp mở rộng hoạt động của mình vƣợt ra ngồi biên giới
quốc gia.
Môi trƣờng kinh doanh quốc tế là môi trƣờng kinh doanh ở nhiều quốc gia
khác nhau. Môi trƣờng này có nhiều đặc điểm khác biệt so mới mơi trƣờng trong
nƣớc của doanh nghiệp, có ảnh hƣởng quan trọng đến các quyết định của doanh
nghiệp về sử dụng nguồn lực và năng lực.
2.2. Nội dung của môi trƣờng kinh doanh quốc tế
Môi trƣờng kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp quốc tế là tổng hịa các
mơi trƣờng quốc gia của các nƣớc, trong đó mơi trƣờng quốc gia gồm có mơi
trƣờng chính trị, pháp luật; mơi trƣờng kinh tế; mơi trƣờng văn hóa.
2.2.1. Mơi trƣờng chính trị, pháp luật:
Mơi trƣờng chính trị là mơi trƣờng trong đó các quan hệ giai cấp, các dân
tộc, các lực lƣợng xã hội đƣợc thể hiện trong việc giành giữ và thực thi quyền
lực nhà nƣớc => Chính phủ => Chính sách – các quyết định của chủ thể chính
2


trị, các thiết chế và các thể chế chính trị, các quan hệ giữa giới chính trị với cơng
dân, giữa chính phủ với doanh nghiệp.
Trên thế giới tồn tại nhiều hệ thống chính trị khác nhau (VD nhƣ nƣớc dân

chủ đa đảng, các nƣớc một đảng, nƣớc quân chủ lập hiến, nƣớc quân chủ chuyên
chế hoặc nƣớc độc tài chuyên chế). Chính vì vậy, mối quan hệ giữa doanh
nghiệp và Chính phủ ở các nƣớc khác nhau cũng khác nhau.
Rủi ro chính trị là khả năng các hoạt động của Chính phủ mang lại những
kết quả khơng mong muốn cho doanh nghiệp ( ví dụ nhƣ quốc hữu hóa tài sản,
các quy định hay chính sách hạn chế các hoạt động của doanh nghiệp). Rủi ro
gắn liền với tính bất ổn và một nƣớc đƣợc coi là bất ổn hay có mức độ rủi ro
chính trị cao nếu nhƣ Chính phủ dễ thay đổi, có bất ổn xã hội, có bạo loạn, cách
mạng nổi dậy hay chiến tranh, khủng bố…
 Để hoạt động kinh doanh quốc tế hiệu quả, một doanh nghiệp quốc tế phụ
thuộc vào quan điểm, sự thống nhất của Chính phủ nƣớc ngồi và cần hiểu
biết về mọi khía cạnh liên quan tới mơi trƣờng chính trị.
Một trong những bộ phận của mơi trƣờng bên ngồi ảnh hƣởng đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp là hệ thống luật pháp. Vì vậy, hoạt động kinh
doanh quốc tế trƣớc hết đòi hỏi các nhà quản lý, các nhà kinh doanh phải quan
tâm và nắm vững luật pháp: luật quốc tế, luật của từng quốc gia, mà ở đó doanh
nghiệp đã và sẽ hoạt động, cũng nhƣ các mối quan hệ luật pháp tồn tại giữa các
nƣớc này và giữa các nƣớc trong khu vực nói chung.
Những yếu tố thuộc môi trƣờng pháp lý tác động đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp:
− Các luật lệ và quy định của các quốc gia bao gồm cả luật pháp của
chính nƣớc mà tại đó nhà kinh doanh hoạt động (luật quốc gia) và luật pháp
của các nƣớc, nơi hoạt động kinh doanh đƣợc tiến hành.
− Luật tƣ pháp quốc tế, luật công pháp quốc tế, kể cả các điều ƣớc quốc
tế và các tập quán thƣơng mại.
− Các tổ chức kinh tế quốc tế ban hành các quy định hƣớng dẫn đối với
các quốc gia thành viên khi thực hiện các hoạt động hợp tác, liên kết kinh
tế hoặc yêu cầu sự giúp đỡ của tổ chức đó trong việc phát triển kinh tế xã
hội.
2.2.2. Môi trƣờng kinh tế:

Về mặt kinh tế, các quốc gia đƣợc chia ra làm 3 loại: nƣớc phát triển, nƣớc
đang phát triển và nhóm nƣớc kém phát triển. Sự phân biệt về môi trƣờng kinh
3


tế giữa các quốc gia này chủ yếu dựa trên chỉ số thu nhập quốc dân trên đầu
ngƣời (GDP\ngƣời). Mức độ phát triển kinh tế của mỗi nƣớc cũng quyết định về
nền giáo dục, cơ sở hạ tầng, công nghệ, chăm sóc y tế và các lĩnh vực khác.
Ngồi việc phân nhóm nƣớc dựa trên mức độ phát triển kinh tế, các nƣớc
còn đƣợc phân loại dựa trên cơ chế thị trƣờng: nền thị trƣờng tự do, nền kinh tế
kế hoạch tập trung hoặc nền kinh tế hỗn hợp.
− Nền kinh tế thị trƣờng tự do là những nền kinh tế mà Chính phủ ít
tác động vào các hoạt động kinh doanh, các quy luật thị trƣờng nhƣ quy
luật cung cầu, quy luật giá đƣợc vận hành để ra các quyết định về khâu sản
xuất và giá cả.
− Nền kinh tế kế hoạch tập trung là nền kinh tế mà tại đó Chính phủ
quyết định việc sản xuất và giá cả dựa trên những dự báo về cầu và khả
năng cung theo mong muốn.
− Nền kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế tại đó một số hoạt động đƣợc
điều tiết bởi cung cầu thị trƣờng, một số hoạt động khác có thể là vì lợi ích
quốc gia hoặc cá nhân mà Chính phủ đứng ra trực tiếp điều tiết.
2.2.3. Mơi trƣờng văn hóa:
Mơi trƣờng văn hóa là một trong những thành phần quan trọng của môi
trƣờng kinh doanh quốc tế và là nội dung có tính thách thức nhất đối với kinh
doanh quốc tế. Văn hóa của một quốc gia đƣợc hiểu là niềm tin và giá trị đƣợc
chia sẻ bởi cả một quốc gia, đƣợc hình thành bởi các yếu tố nhƣ lịch sử, tơn
giáo, vị trí địa lý, chính phủ… Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải phân tích các
yếu tố này để hiểu về văn hóa của một quốc gia.
3. MÔI TRƢỜNG CHUNG NHẤT CỦA KINH DOANH QUỐC TẾ – XU
HƢỚNG TỒN CẦU HĨA

3.1. Tồn cầu hóa là gì?
Tồn cầu hóa là một hiện tƣợng, một quá trình, một xu thế liên kết trong
quan hệ quốc tế làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về nhiều mặt đời sống xã hội (từ
kinh tế, chính trị, an ninh, văn hóa, đến mơi trƣờng,…) giữa các quốc gia.
Tồn cầu hóa là q trình hình thành và phát triển các thị trƣờng toàn cầu
và khu vực, làm tăng sự tƣơng tác và phụ thuộc lẫn nhau. Về mặt kinh tế, giữa
các nƣớc thông qua sự gia tăng các luồng hàng hóa và nguồn lựcqua biên giới
giữa các quốc gia cùng với sự hình thành các định chế, tổ chức quốc tế nhằm
quản lý các hoạt động và giao dịch kinh doanh quốc tế.
4


3.2. Nội dung của tồn cầu hóa
Tồn cầu hóa thể hiện qua sự gia tăng ngày càng mạnh mẽ của các luồng
giao lƣu quốc tế về hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất nhƣ vốn, công
nghệ, nhân cơng…
Tồn cầu hóa thể hiện qua sự hình thành và phát triển các thị trƣờng thống
nhất trên phạm vi khu vực và tồn cầu.
Tồn cầu hóa thể hiện qua sự gia tăng số lƣợng, quy mơ và vai trị ảnh
hƣởng của các công ty xuyên quốc gia tới nền kinh tế thế giới.
Nếu tiếp cận tồn cầu hóa dƣới góc nhìn của doanh nghiệp kinh doanh quốc
tế thì tồn cầu hóa có thể nhìn nhận ở góc độ tồn cầu hóa thị trƣờng và tồn cầu
hóa q trình sản xuất:
− Tồn cầu hóa thị trƣờng là việc thị trƣờng quốc gia riêng biệt và đặc
thù đang hội nhập dần hình thành thị trƣờng toàn cầu. Thị hiếu của ngƣời
tiêu dùng ở các nƣớc khác nhau cũng có xu hƣớng tiệm cận lại gần nhau và
gần với chuẩn mực toàn cầu, góp phần tạo nên thị trƣờng tồn cầu.
VD: thức uống pepsi, coca-cola; thức ăn nhanh KFC, McDonald’s, các
hãng xe Honda, Toyota,…
− Tồn cầu hóa q trình sản xuất là q trình cung ứng hàng hóa dịch vụ từ các nơi trên toàn cầu để khai thác, tận dụng đƣợc sự khác biệt

quốc gia về chi phí và chất lƣợng của các yếu tố sản xuất (vd nhƣ: lao động,
năng lƣợng, đất đai và vốn). Thơng qua việc tồn cầu hóa quá trình sản xuất,
các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế kỳ vọng sẽ giảm đƣợc tổng cơ cấu chi
phí hoặc tăng cƣờng đƣợc chất lƣợng hoặc tính năng của sản hẩm họ cung
ứng trên thị trƣờng, nhờ đó giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trƣờng
toàn cầu đƣợc hiệu quả hơn.
3.3. Động lực thúc đẩy q trình tồn cầu hóa
Dỡ bỏ các rào cản trong các hoạt động thƣơng mại, đầu tƣ, dịch vụ, cơng
nghệ, sở hữu trí tuệ giữa các nƣớc và lãnh thổ trên phạm vi khu vực và tồn cầu
cùng với sự hình thành và tăng cƣờng các quy định, nguyên tắc, luật lệ chung
với cơ cấu tổ chức để diều chỉnh và quản lý các hoạt động, giao dịch KINH
doanh quốc tế theo hƣớng tự do hóa là động lực quan trọng để thúc đẩy q trình
tồn cầu hóa.
Sự phát triển của cách mạng khoa học và cơng nghệ có tác động mạnh mẽ
tới q trình tồn cầu hóa, là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình này. Những
5


tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ bao gồm những phát minh, sáng chế,
các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, các giống mới, các phƣơng pháp công nghệ hiện
đại , các phƣơng thức quản lý mới trong mọi lĩnh vực đƣợc áp dụng vào thực
tiễn sản xuất, kinh doanh làm tăng năng suất lao động, tạo ra ngày càng nhiều
các sản phẩm thặng dƣ cho xã hội với chi phí thấp, giá rẻ hơn, tạo ra tiền đề thúc
đẩy sự hình thành và phát triển sự phân cơng, chun mơn hóa lao động, sản
xuất và kinh doanh theo ngành nghề, vùng lãnh thổ và các quốc gia.
3.4. Các nhân tố tác động đến tồn cầu hóa
3.4.1. Các nhân tố tác động thúc đẩy, khuyến khích tồn cầu hóa:
− Cách mạng khoa học cơng nghệ, đặc biệt là cách mạng trong công nghệ
thông tin, công nghệ lƣợng tử sẽ tiếp tục phát triển mạnh, sẽ thúc đẩy quá trình
ln chuyển vốn, tài ngun, nhân lực, thơng tin, cơng nghệ trên phạm vi tồn

cầu.
− Tính quốc tế hóa của các hoạt động sản xuất - kinh doanh ngày đƣợc phát
triển cả về chiều rộng và chiều sâu, đi đôi với việc khẳng định vai trò ngày càng
quan trọng của các công ty đa quốc gia, cty xuyên quốc gia đối với sự phát triển
của tồn cầu hóa.
− Sự ra đời và phát triển của kinh tế tri thức ở các nƣớc công nghiệp phát
triển và các nƣớc công nghiệp mới góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh
tế trên tồn thế giới cũng nhƣ tính linh hoạt rộng khắp của quá trình sản xuất,
kinh doanh
3.4.2. Các nhân tố có ảnh hƣởng hạn chế q trình tồn cầu hóa:
− Mâu thuẫn và xung đột lợi ích diễn ra ngày càng gay gắt giữa các nƣớc và
nhóm nƣớc trên thế giới và các nhóm xã hội trong từng nƣớc trong q trình
tồn cầu hóa.
− Khủng hoảng kinh tế ở các nƣớc lớn hay các trung tâm kinh tế và khu vực
quan trọng trên thế giới có tác động ảnh hƣởng tiêu cực tới tiến trình phát triển
tồn cầu hóa, khơng chỉ làm giảm khối lƣợng các dòng lƣu chuyển hàng hóa,
dịch vụ, yếu tố đầu vào của q trình sản xuất mà cịn có dấu hiệu cho sự quay
lại của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch.
− Những bất ổn về chính trị, xung đột về tơn giáo, văn hóa, sắc tộc, nhân
quyền và chủ nghĩa khủng bố tiếp tục gia tăng ở nhiều nƣớc và khu vực trên thế
giới, gây cản trở khơng nhỏ đối với q trình thực hiện tự do hóa thƣơng mại
trên phạm vi tồn cầu và khu vực.
6


3.5. Tác động của tồn cầu hóa
3.5.1. Tích cực:
− Tạo ra những cơ hội mới để nâng cao năng suất, sản lƣợng và hiệu quả trong
sản xuất kinh doanh.
− Mở rộng đƣợc thị trƣờng quốc tế cho hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản

xuất.
− Tăng khả năng tiêu thụ và tiếp cận các nguồn lực cần thiết cho quá trình sản
xuất kinh doanh quốc tế (nguyên liệu, vốn, công nghệ…).
− Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, cải thiện mức sống trên toàn
thế giới nhờ tăng trƣởng kinh tế và tăng cƣờng khả năng mọi ngƣời dân trên thế
giới đƣợc tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ đa dạng phong phú với giá cả và chi phí
hợp lý hơn.
3.5.2. Tiêu cực:
− Thất nghiệp tăng do nhiều công ty, doanh nghiệp bị phá sản. Sự cạnh tranh
giữa lao động giá rẻ ở các nƣớc đang phát triển và lao động tại các nƣớc phát
triển. Gia tăng sự bóc lột và bất cơng trong mỗi xã hội và giữa các nƣớc, làm gia
tăng sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cƣ.
− Làm phai mờ truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc.
− Làm hủy hoại môi trƣờng và làm cạn kiệt các nguồn tài ngun thiên nhiên.
3.6. Bài tập về tồn cầu hóa
Hãy nêu những ảnh hƣởng nổi bật của tồn cầu hóa đối với nền kinh tế
Việt Nam hiện nay.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 1
1. Nội dung của môi trƣờng kinh doanh quốc tế?
2. Thế nào là tồn cầu hóa?
3. Tác động của tồn cầu hóa?

7


CHƢƠNG 2
MƠI TRƢỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ
Mã chƣơng CKT212-02
Giới thiệu:
Mơi trƣờng kinh doanh quốc tế là tổng hợp các yếu tố mơi trƣờng nhƣ văn

hóa, chính trị - pháp lý và kinh tế … Những yếu tố này tác động và chi phối
mạnh mẽ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Mục tiêu:
- Kiến thức: Trình bày các yếu tố của môi trƣờng kinh doanh quốc tế và tác
động của nó tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Kỹ năng: Phân biệt đƣợc sự khác biệt giữu kinh doanh quốc tế và kinh
doanh nội địa
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có ý thức tích cực, chủ động trong q
trình học tập, phát biểu ý kiến đóng góp xây dựng bài
1. SỰ KHÁC BIỆT CỦA MƠI TRƢỜNG VĂN HÓA GIỮA CÁC QUỐC
GIA
1.1. Sự cần thiết phải nghiên cứu văn hóa trong kinh doanh quốc tế
Trong kinh doanh quốc tế, các doanh nghiệp phải làm việc trong những
môi trƣờng văn hóa khác nhau với những ngơn ngữ, những niềm tin và hành vi
ứng xử khác biệt. khi tham gia kinh doanh quốc tế, mỗi doanh nghiệp sẽ có cơ
hội gặp gỡ khác hàng và đối tác khác nhau với những lối sống, những quy tắc
và những thói quen tiêu dung hồn tồn khác biệt.
Văn hóa là những khn mẫu có tính chất định hƣớng, đƣợc học hỏi, chia
sẻ và có giá trị lâu bền trong một xã hội.
1.2. Vai trị của văn hóa trong kinh doanh quốc tế
Thích nghi với các nền văn hóa có vai trị đặc biệt quan trọng trong nhiều
nghiệp vụ kinh doanh quốc tế nhƣ:
-

Phát triển sản phẩm và dịch vụ.
Giao tiếp và trao đổi với đối tác kinh doanh nƣớc ngoài
Xem xét và lựa chọn nhà cung cấp và đối tác nƣớc ngoài.
Đàm phán và ký kết các hợp đồng kinh doanh quốc tế.
Giao tiếp với khách hàng hiện tại và tiềm năng ở nƣớc ngoài.
Chuẩn bị các cuộc triển lãm và hội chợ ở nƣớc ngoài.

8


- Chuẩn bị cho hoạt động quảng cáo và xúc tiến thƣơng mại.
Sự ảnh hƣởng của văn hóa đến một số vấn đề của kinh doanh quốc tế nhƣ
sau:
- Làm việc nhóm (teamwork): sự hợp tác vì mục tiêu chung của doanh
nghiệp rất quan trọng đối với sự thành công trong kinh doanh;
- Chế độ tuyển dụng nhân viên;
- Hệ thống lƣơng thƣởng;
- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp;
- Phong cách lãnh đạo.
1.3. Những thành phần quan trọng của văn hóa
Văn hóa có 8 yếu tố cấu thành cơ bản là: ngôn ngữ, tôn giáo, các giá trị và
thái độ, phong tục tập quán và chuẩn mực đạo đức, đời sống vật chất, mỹ học,
giáo dục và cấu trúc xã hội.
Dựa trên 8 yếu tố cấu thành của văn hóa, ta có thể thấy văn hóa bao gồm
cả những yếu tố vật chất (nhƣ hàng hóa, cơng cụ lao động) và các yếu tố phi vật
chất (nhƣ tôn giáo, các giá trị…). Ở những mức độ khác nhau, các yếu tố này
đều có ảnh hƣởng rất lớn đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội của con ngƣời,
cũng nhƣ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.1. Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là một yếu tố hết sức quan trọng của văn hóa. Ngơn ngữ đƣợc
coi là tấm gƣơng để phản ánh văn hóa.
Ngơn ngữ cịn giúp chúng ta tạo dựng một nhận thức về thế giới. Vì ngơn
ngữ hình thành nên cách con ngƣời nhận thức về thế giới nên nó cũng có tác
dụng định hình đặc điểm văn hóa.
Thơng điệp đƣợc chuyển giao bằng nội dung của từ ngữ, bằng cách diễn tả
các thong tin đó (ví dụ nhƣ âm điệu giọng nói) và bằng tất cả các phƣơng tiện
không lời nhƣ cử chỉ, tƣ thế, ánh mắt…

1.3.2. Tôn giáo:
Tơn giáo có thể đƣợc định nghĩa nhƣ một hệ thống các tín ngƣỡng và nghi
thức liên quan đến thần thánh. Mối liên hệ giữa tôn giáo và đới sống xã hội rất
sâu sắc.
Tơn giáo cịn ảnh hƣởng đến lối sống. Nó tạo ra các mối quan hệ quyền
lực, trách nhiệm và bổn phận của mỗi cá nhân.
9


Các tôn giáo phổ biến trên thế giới hiện nay: Kitô giáo, Hồi giáo, Ấn Độ
giáo, Đạo giáo, Phật giáo, Do Thái giáo, Thần đạo… Mỗi tơn giáo có những
cấm kị mà các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế phải đặc biệt lƣu ý khi kinh
doanh tại quốc gia có đa số ngƣời dân theo tơn giáo đó.
Ví dụ: Ngƣời theo đạo Hồi không uống bia và không ăn thịt heo, các doanh
nghiệp kinh doanh rƣợu bia và thịt heo không thể kinh doanh quốc tế tại các
quốc gia theo đạo Hồi.
Thông thƣờng, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế phải quan tâm đến các
vấn đề về tôn giáo nhƣ sau:
-

Tôn giáo thống trị
Tầm quan trọng của tôn giáo trong xã hội.
Mức độ thuần nhất của tôn giáo.
Sự tự do tín ngƣỡng trong xã hội.

1.3.3. Các giá trị và thái độ:
Giá trị là những niềm tin và chuẩn mực chung cho một tập thể đƣợc các
thành viên chấp nhận, còn thái độ là sự đánh giá những giải pháp khác nhau dựa
trên những giá trị này.
1.3.4. Phong tục tập quán và chuẩn mực đạo đức:

Chuẩn mực đạo đức là những luật lệ xã hội để kiểm soát hành động của
ngƣời này đối với ngƣời kia.
Phong tục tập quán là những quy ƣớc thông thƣờng của cuộc sống hàng
ngày.
1.3.5. Đời sống vật chất:
Một nền văn hóa vật chất thƣờng đƣợc coi là kết quả của công nghệ và
đƣợc liên hệ trực tiếp tới việc xã hội đó tổ chức hoạt động kinh tế của mình nhƣ
thế nào. Văn hóa vật chất thể hiện qua đời sống vật chất của quốc gia đó. Chính
vì vậy, nó ảnh hƣởng to lớn đến trình độ dân trí, lối sống của các thành viên
trong nền văn hóa đó.
1.3.6. Mỹ học:
Bao gồm những ngành nghệ thuật hội họa, điêu khắc, kịch, âm nhạc, dân
ca, kiến trúc… Mỹ học chủ yếu nhằm chuyển tải khái niệm về cái đẹp trong một
nền văn hóa.

10


1.3.7. Giáo dục:
Một nền giáo dục đóng vai trị quan trọng trong việc vƣợt qua và chia sẻ
những trở ngại về văn hóa.
Trình độ giáo dục của một cộng đồng có thể đánh giá qua tỷ lệ ngƣời biết
đọc biết viết, tỷ lệ ngƣời tốt nghiệp phổ thong, trung học hay đại học… Đây
chính là yếu tố quyết định sự phát triển của văn hóa vì nó sẽ giúp các thành viên
trong một nền văn hóa kế thừa đƣợc những giá trị văn hóa cổ truyền và học hỏi
những giá trị mồi từ các nền văn hóa khác.
1.3.8. Cấu trúc xã hội:
Nói đến cấu trúc xã hội là nói đến cách thức tổ chức cơ bản của xã hội đó.
Hai đặc điểm giúp ta phân biệt sự khác nhau giữa các nền văn hóa: mức độ coi
trọng tính cá nhân của từng xã hội và khoảng cách phân cấp xã hội.

1.4. Văn hóa và các vấn đề đƣơng đại
1.4.1. Văn hóa và khu vực dịch vụ
Các dịch vụ cho thuê và bán lẻ đang phát triển trên quy mơ tồn cầu. Tuy
nhiên, những sự khác biệt trong văn hóa gây ra nhiều vấn đề cho các doanh
nghiệp dịch vụ, dẫn đến những rủi ro đáng tiếc trong quá trình giao dịch.
Khoảng cách văn hóa giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng càng lớn thì
dƣờng nhƣ càng có nhiều khoảng cách về nhận thức và giao tiếp.
Sự khác biệt về ngơn ngữ và các đặc trƣng văn hóa của các quốc gia tạo ra
những ảnh hƣởng tƣơng tự nhƣ các rào cản thƣơng mại.
Để vƣợt qua thử thách, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cố gắng hiểu
về nền văn hóa và ngơn ngữ tại nƣớc mà họ kinh doanh.
1.4.2. Cơng nghệ, Internet và Văn hóa
Tiến bộ cơng nghệ là một yếu tố quyết định căn bản của văn hóa và những
thay đổi trong văn hóa. Sự phát triển của phƣơng tiện truyền thong xuyên quốc
gia, hệ thống thông tin liên lạc công nghệ cao, hệ thống vận tải tiên tiến đã làm
những nền văn hóa khác biệt về mặt địa lý xích lại gần nhau hơn bao giờ hết.
Công nghệ cũng mang lại nhiều phƣơng tiện để xúc tiến, thúc đẩy văn
hóa.
Internet cũng giúp cho sự khuếch trƣơng văn hóa.

11


1.4.3. Hiệu ứng của tồn cầu hóa lên văn hóa
Tồn cầu hóa là một tác nhân chính làm xuất hiện một nền văn hóa chung
tồn cầu. Sự đồng nhất của văn hóa đƣợc thể hiện bằng xu hƣớng càng ngày có
càng nhiều ngƣời trên thế giới tiêu dung những sản phẩm giống nhau.
Kinh doanh quốc tế đem các thị trƣờng xích lại gần nhau hơn, nó cũng
làm tăng lựa chọn cho ngƣời tiêu dùng ở khu vực bằng cách làm phong phú
them nền văn hóa của họ. Trao đổi xuyên quốc gia thúc đẩy sự sáng tạo và đổi

mới. Toàn cầu hóa mang đến nhiều lựa chọn rộng rãi cho ngƣời tiêu dùng và đa
dạng hóa ngay bên trong xã hội.
1.5. Một số giải pháp để vƣợt qua những khác biệt về văn hóa
- Nắm đƣợc những kiến thức chung nhất, liên quan đến lĩnh vực kinh doanh
tại nền văn hóa khác, và học ngơn ngữ của đối tác.
- Tránh những sai lệch về văn hóa.
- Phát triển kỹ năng đa văn hóa.
1.6. Bài tập về sự khác biệt của mơi trƣờng văn hóa giữa các quốc gia
Tìm hiểu những điều cấm kỵ cần tránh của mỗi tôn giáo khi tham gia kinh
doanh quốc tế.
2. MƠI TRƢỜNG CHÍNH TRỊ - PHÁP LÝ
2.1. Rủi ro quốc gia
2.1.1. Rủi ro quốc gia là gì?
Mỗi quốc gia đều có hệ thống chính trị và pháp lý đặc trƣng, những nền
tảng này góp phần vào việc tạo nên cơ hội - thách thức trong hoạt động và chiến
lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp.
Những động thái về chính trị hoặc pháp luật có thể gây tổn hại tới lợi
nhuận trong kinh doanh, ngay cả khi chúng không cố ý.
Luật và các quy định gây ra rủi ro quốc gia nhƣ thế nào thì việc thi hành
luật khơng đầy đủ cũng tạo ra những khó khăn cho doanh nghiệp nhƣ thế.
Mức độ rủi ro quốc gia đƣợc đo bởi các chỉ tiêu khác nhau, nhƣ nợ chính
phủ, chính sách tài khóa – chính sách tiền tệ và sự bền vững chính trị.
2.1.2. Các loại rủi ro quốc gia
2.1.2.1. Rủi ro xuất phát từ chế độ chính trị
 Sự chiếm hữu tài sản doanh nghiệp của chính phủ các nƣớc
12


Chính phủ các nƣớc có thể chiếm hữu tài sản của các doanh nghiệp bằng
2 con đƣờng chính: tịch thu và sung công. Tịch thu đƣợc hiểu là sự thu hồi tài

sản của các doanh nghiệp nƣớc ngồi mà khơng có bất kỳ một sự đền bù nào.
Sung cơng là chỉ việc chính phủ thu hồi tài sản của các doanh nghiệp nhƣng có
một khoản bồi thƣờng nhất định.
Một thuật ngữ khác cũng thƣờng đƣợc sử dụng là “quốc hữu hóa”: chỉ
hành động chiếm hữu tài sản của chính phủ các nƣớc, nhƣng không phải thu hồi
tài sản của các doanh nghiệp mà thu hồi tài sản của cả một ngành cơng nghiệp
nào đó, và có thể bồi thƣờng hoặc không.
 Cấm vận và trừng phạt thƣơng mại
Cấm vận (embargo) là những lệnh cấm chính thức đối với một hay một
vài quốc gia đăc biệt vế xuất khẩu hoặc nhập khẩu một số loại hàng hóa, hoặc về
các phƣơng thức vận chuyển.
Trừng phạt thƣơng mại (sanction) là một hình thức cấm các giao dịch
thƣơng mại quốc tế, thƣờng đƣợc một hoặc một nhóm các quốc gia sử dụng để
đối phó với một quốc gia khác khi nhận định rằng quốc gia này có những động
thái đe dọa hịa bình và an ninh.
 Tẩy chay kinh tế đối với một số quốc gia hay một số doanh nghiệp
Tẩy chay đƣợc hiểu là động thái tự nguyện từ chối việc tham gia các giao
dịch thƣơng mại đối với một quốc gia hay một cơng ty nào đó.
 Chiến tranh, đảo chính và cách mạng
Những sự kiện chính trị này có thể khơng ảnh hƣởng trực tiếp dến doanh
nghiệp, tuy nhiên chúng lại có tác động gián tiếp hết sức mạnh mẽ.
 Nạn khủng bố
Khủng bố (terrorism) là hình thức sử dụng vũ trang và vũ lực nhằm đạt
đƣợc một mục tiêu chính trị nào đó, bằng cách đe dọa và tác động lên nỗi sợ hãi
của con ngƣời. Trong những năm gần đây, khủng bố trở thành một dạng rủi ro
quốc gia hết sức nghiêm trọng. Các ngành thƣơng mại dịch vụ nhƣ du lịch, hàng
khơng, giải trí; tài chính; các ngành bán lẻ hàng hóa đặc biệt bị ảnh hƣởng.
2.1.2.2. Rủi ro xuất phát từ hệ thống pháp luật
 Rủi ro nảy sinh rừ mơi trƣờng pháp lý ở nƣớc ngồi
- Pháp luật đầu tƣ nƣớc ngồil;

- Kiểm sốt cơ cấu và hoạt động kinh doanh;
- Quy định về marketing và phân phối;
13


- Quy định về chuyển lợi nhuận về nƣớc mẹ;
- Quy định về bảo vệ môi trƣờng;
- Pháp luật hợp đồng;
- Pháp luật về Internet và thƣơng mại điện tử.
 Rủi ro nảy sinh từ môi trƣờng pháp lý ở nƣớc mình
- Đặc quyền ngoại giao;
- Các nguyên tắc tẩy chay trong thƣơng mại;
- Các nguyên tắc trong báo cáo và kế toán;
- Các tiêu chuẩn đạo đức và thực hiện chúng trong kinh doanh.
2.2. Hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị là tập hợp những tổ chức chính thức tạo nên một chính
phủ. Nó bao gồm: các cơ quan luật pháp, các đảng phái chính trị, các nhóm vận
động hành lang, và các cơng đồn.
Hệ thống pháp lý là một hệ thống diễn giải và thực thi luật pháp. Các bộ
luật, các quy tắc, quy định tạo nên khung pháp chế để thi hành. Một hệ thống
pháp luật bao gồm các tổ chức và các thủ tục nhằm bảo đảm trật tự và giải quyết
các mâu thuẫn trong hoạt động thƣơng mại, cũng nhƣ bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ và thu thuế từ thu nhập của cá nhân và doanh nghiệp.
Rủi ro quốc gia luôn luôn tồn tại, tuy nhiên tính chất và mức độ của chúng
thƣờng khác nhau trong các giai đoạn và các nƣớc khác nhau.
2.3. Sự ảnh hƣởng của hệ thống chính trị đến hệ thống kinh tế
Từng hệ thống chính trị có khuynh hƣớng tƣơng ứng với từng loại hình
kinh tế.
2.3.1. Nền kinh tế chỉ huy (nền kinh tế tập trung):
Là nền kinh tế mà chính phủ là ngƣời quyết định mọi vấn đề nhƣ đất nƣớc

sản xuất loại hàng hóa và dịch vụ gì, sản lƣợng bao nhiêu, giá bán thế nào, và
hình thức phân phối ra sao. Tất cả mọi tài sản đều thuộc về chính phủ nhƣ: vốn,
lợi nhuận sản xuất, đất đai. Chính phủ phân bố các nguồn tài nguyên dựa trên
việc lựa chọn ngành công nghiệp nào nhà nƣớc muốn phát triển.
2.3.2. Nền kinh tế thị trƣờng:
Là nền kinh tề mà mọi quyết định về phân bổ nguồn lực dựa trên sản
lƣợng, sức tiêu thụ, đầu tƣ và tiết kiệm dựa trên sự tƣơng tác giữa cung và cầu,
đó là quy luật của thị trƣờng. Các quyết định kinh tế đƣợc đƣa ra bởi cá nhân
hoặc doanh nghiệp, sự tác động của chính phủ rất giới hạn.
14


×