Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

SÁNG KIẾN PHÁT HUY HỆ THỐNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TRÊN PHẦN MỀM MICROSOFT TEAMS CỦA TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA TRONG BỐI CẢNH VỪA PHÒNG CHỐNG ĐẠI DỊCH COVID19 VỪA ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.48 MB, 25 trang )

UBND QUẬN NGŨ HÀNH SƠN
TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA
------

SÁNG KIẾN
PHÁT HUY HỆ THỐNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TRÊN
PHẦN MỀM MICROSOFT TEAMS
CỦA TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA TRONG BỐI
CẢNH VỪA PHÒNG CHỐNG ĐẠI DỊCH COVID-19
VỪA ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC

Người thực hiện: Hồng Bá Minh Cơng
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Công nghệ thông tin

Ngũ Hành Sơn, tháng 02 năm 2022


UBND QUẬN NGŨ HÀNH SƠN
TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN
Tên đề tài

: Phát huy hệ thống dạy học trực tuyến trên phần mềm Microsoft
Teams của trường THCS Trần Đại Nghĩa trong bối cảnh vừa


phòng chống đại dịch Covid-19 vừa đảm bảo chất lượng dạy
và học
Đồng tác giả
: Hồng Bá Minh Cơng
Chức vụ
:
Bộ phận công tác: Trường THCS Trần Đại Nghĩa
TỔ CHUYÊN MÔN

HỘI ĐỒNG SK TRƯỜNG

Nhận xét:

Nhận xét:

………………………………………………………………...

………………………………………………………………...

………………………………………………………………...

………………………………………………………………...

………………………………………………………………..

………………………………………………………………..

………………………………………………………………..

………………………………………………………………..


………………………………………………………………..

………………………………………………………………..

………………………………………………………………..

………………………………………………………………..

………………………………………………………………..

………………………………………………………………..

………………………………………………………………..

………………………………………………………………..

………………………………………………………………..

………………………………………………………………..

Xếp loại:………………

Xếp loại:………………
Ngày … tháng … năm…….

Ngày … tháng … năm…….

Tổ trưởng


Hiệu trưởng

PHÒNG GD&ĐT QUẬN NGŨ HÀNH SƠN
Nhận xét:
……………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………..

Xếp loại:……………..
Ngũ Hành Sơn, ngày… tháng … năm……

Trưởng phòng


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Năm học 2021-2022 tồn ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kép, vừa
tích cực thực hiện các giải pháp phịng, chống dịch Covid-19 đang diễn biến phức
tạp, bảo đảm an toàn trường học; vừa ra sức phấn đấu khắc phục khó khăn hoàn
thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng giáo dục
và đào tạo. Và là năm đầu tiên triển khai việc thay đổi Chương trình giáo dục phổ
thơng 2018 mới (đối với lớp 6).
Để thực hiện mục tiêu trên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) yêu
cầu toàn ngành tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, nhiệm vụ quan
trọng đầu tiên là chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch năm học linh hoạt, phù
hợp với tình hình dịch tại địa phương, thực hiện hiệu quả các biện pháp về phịng,
chống dịch. Theo đó, phối hợp với ngành Y tế, ngành giáo dục cần chủ động xây
dựng các kịch bản, giải pháp ứng phó với tình huống dịch Covid-19 dự báo còn kéo
dài và diễn biến phức tạp.

Công tác tổ chức dạy học được yêu cầu “tận dụng tối đa thời gian tổ chức dạy
học trực tiếp khi dịch bệnh được kiểm soát”. Trường hợp dịch bệnh diễn biến phức
tạp không thể tổ chức dạy học trực tiếp thì tổ chức dạy học trực tuyến để hoàn thành
kế hoạch năm học, bảo đảm chất lượng giáo dục.
Chỉ thị yêu cầu quan tâm công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về
các kỹ năng cần thiết để tiến hành dạy học trực tuyến, đào tạo từ xa. Song song đó là
xây dựng nền tảng dạy và học trực tuyến dùng chung, hệ thống bài giảng chuẩn hóa,
kho học liệu điện tử chia sẻ theo hướng tạo mơi trường tương tác, tăng tính thích ứng
và trải nghiệm đối với người học, tăng cường khả năng tự học cho học sinh, sinh
viên.
Thực hiện Kế hoạch số 64/KH-BGDĐT ngày 20/01/2021 của Bộ GDĐT về
căn cứ theo Quyết định của Thủ tường Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin (CNTT) và chuyển đổi số trong ngành giáo dục giai đoạn
2021-2025, định hướng đến năm 2030”, Công văn số 2898/SGDĐT-CNTT- KT&KĐ
ngày 23/10/2020 của Sở GDĐT Thành phố Đà Nẵng về hướng dẫn nhiệm
1


vụ CNTT năm học 2020-2021, Sở GDĐT phối hợp với Tập đoàn Microsoft Việt Nam
tổ chức Hội thảo chuyển đổi số trong giáo dục và tổ chức Tập huấn sử dụng
Microsoft Teams, Office 365. Đây là chương trình giúp cho các đơn vị trường học có
một cách tiếp cận với nội dung chuyển đổi số, giúp cán bộ quản lí, giáo viên có thể
sử dụng các cơng cụ Microft Teams, OneNote, Forms, OneDrive, Sway,… vào việc
tổ chức các hoạt động giáo dục, giảng dạy góp phần vào chuyển đổi số trong thời
gian đến cũng như hỗ trợ dạy học trực tuyến.
Và đồng thời các nhà trường cũng được Bộ GDĐT, Sở GDĐT cung cấp các tài
khoản giáo viên, học sinh theo cấu trúc @danang.itrithuc.vn từ mã định danh giáo
viên, học sinh trong phần mềm cơ sở dữ liệu của Bộ GDĐT nên rất thuận lợi trong
việc quản lí, theo dõi, sử dụng.
Với những lí do trên, chúng tơi quyết định chọn đề tài: “Phát huy hệ thống

dạy học trực tuyến trên phần mềm Microft Teams của trường THCS Trần Đại
Nghĩa trong bối cảnh vừa phòng chống đại dịch Covid-19 vừa đảm bảo chất
lượng dạy và học” như là một giải pháp giúp hỗ trợ dạy học trực tuyến trong tình
hình dịch bệnh cịn diễn biến phức tạp.
2. Mục đích nghiên cứu:
Dẫu biết rằng, các nhà trường hiện nay đã và đang sử dụng phần mềm
Microsoft Teams trong dạy học trực tuyến. Tuy nhiên thông qua đề tài, chúng tôi
muốn giới thiệu với các thầy cô giải pháp trong dạy học trực tuyến, cũng như cách
thiết kế và sử dụng phương án dạy học trực tuyến qua phần mềm Microsoft Teams
của Microsoft Office 365 nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến một cách
hiệu quả.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Dạy học trực tuyến trên phần mềm Microsoft Teams của Microsoft Office 365
của trường THCS Trần Đại Nghĩa trong năm học 2021-2022.
4. Kế hoạch nghiên cứu:
- Từ 01/08/2021 đến 07/08/2021: xây dựng hệ thống dạy học trực tuyến trên
Microsoft Teams của trường;
- Từ 08/08/2021 đến 15/08/2021: tập huấn toàn thể giáo viên, học sinh;


- Từ 16/08/2021 đến 04/09/2021: kiểm thử hệ thống, trao đổi với đồng
nghiệp để khắc phục hạn chế, điều chỉnh hệ thống;
- Từ 05/09/2021 đến nay: áp dụng hệ thống dạy học.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu các tài liệu, video hướng dẫn trên mạng internet;
- Tham gia các đợt tập huấn của Sở và Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức;
- Tham khảo các đồng nghiệp, chuyên gia.
- Tổng hợp các văn bản chỉ đạo của ngành, tài liệu, số liệu thống kê và các
phiếu điều tra khảo sát.
6. Đóng góp của đề tài:

- Đề tài xây dựng hệ thống dạy học trực tuyến trên phần mềm Microsoft
Teams của hệ phần mềm Microsoft Office 365;
- Qua hệ thống có thể quản lý việc dạy học trực tuyến của học sinh, giáo viên
trong nhà trường trong bối cảnh vừa phòng chống đại dịch Covid-19 vừa đảm bảo
chất lượng dạy và học;
- Đề tài có thể mở rộng trong các trường phổ thông, ….
NỘI DUNG
1. Chuẩn bị triển khai hệ thống dạy học trực tuyến:
a. Xây dựng kế hoạch và xác định điều kiện dạy học trực tuyến
- Xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến năm học 2021-2022 của nhà trường
áp dụng từ 20/09/2021 căn cứ theo công văn 673/PGDĐT-THCS ngày 16/09/2021
của Phòng GDĐT Quận Ngũ Hành Sơn về hướng dẫn tổ chức dạy học trực tuyến
năm học 2021-2022.
- Khảo sát điều kiện để đảm bảo các giáo viên bộ mơn có đủ thiết bị dạy học
phù hợp như máy tính xách tay, máy tính để bàn để dạy trực tuyến; khảo sát học
sinh có đủ các thiết bị di động như điện thoại di động thông minh, máy tính bảng,
máy tính cá nhân, các thiết bị kết nối internet, camera,…, để học tập trực tuyến, và
để tìm hướng giải quyết (nếu thiếu) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy của
giáo viên, việc học của từng học sinh.


+ Qua khảo sát giáo viên dạy học trực tuyến thì đảm bảo 100% đủ điều kiện
như mẫu thống kê dưới:

+ Khảo sát học sinh có thiết bị để học trực tuyến: Kết quả 801/809 (đạt
99,01%) đủ thiết bị học trực tuyến (Mẫu 1 phần Phụ lục).
+ Qua khảo sát cịn 07 học sinh khơng đủ điều kiện thiết bị học trực tuyến, nhà
trường lên phương án bố trí phịng học trực tuyến của trường đảm bảo đúng quy định
phòng chống dịch cho các em học và bố trí giáo viên theo dõi hỗ trợ kịp thời (Hình
ảnh 1 và 2 phần Phụ lục).

b. Cài đặt hệ thống dạy học trực tuyến toàn trường
- Xác định các mảng hoạt động của hệ thống: Trong nhà trường có rất nhiều
mảng hoạt động, do vậy hệ thống dạy học trực tuyến tập trung vào một số mảng
hoạt động chính ưu tiên cho việc dạy và học như công tác về giảng dạy của giáo
viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm; về việc học tập của học sinh từng khối lớp; về
công tác quản lý hồ sơ sổ sách tổ nhóm chun mơn của trường.
Dưới đây là hình minh họa các nhóm lớp học và nhóm tổ chun mơn trong hệ
thống của nhà trường


- Xây dựng các nhóm làm việc cụ thể trong nhà trường như sau:
+ Về các lớp học: Hệ thống nhà trường tạo 20 nhóm lớp tồn trường (từ lớp 6
đến lớp 9) và một số nhóm lớp bồi dưỡng, phụ đạo (bổ sung nếu có).
Mỗi lớp học được đặt tên theo quy định chung là TĐN_lớp_năm học; ví dụ lớp
6/1 đặt tên như: TĐN_6/1_2021-2022 . Nhằm quản lý được mã lớp của trường khơng
trùng lặp với các nhóm lớp khác trong hệ thống các nhóm lớp tồn thành phố theo
tên miền của danang.itrithuc.vn đã được Sở GDĐT Thành phố Đà Nẵng cấp .


+ Về các tổ nhóm chun mơn, hội đồng nhà trường bao gồm 7 nhóm nhân
viên như sau: 1 nhóm là Hội đồng sư phạm tồn trường và 6 nhóm là các tổ chun
mơn theo Nhóm nhân viên theo cấu hình cài đặt phần mềm để thuận tiện cho việc hội
họp hội đồng, họp tổ nhóm chun mơn và cũng được đặt tên theo quy định có mã
TĐN phía trước từng nhóm. Ví dụ như TĐN_Tổ KHTN (là tổ chun môn Khoa học
tự nhiên).

2. Tập huấn giáo viên và học sinh
a. Tập huấn giáo viên về phần mềm Microsoft Teams: Tập huấn đến toàn thể
giáo viên trong 2 ngày chi tiết về triển khai dạy học trực tuyến trên phần mềm
Microsoft Teams để tất cả các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm nắm bắt được,

thực hiện, thao tác được các bước cơ bản trên hệ thống, cũng như theo dõi việc học
tập, giao bài tập, kiểm tra đánh giá việc học tập của học sinh.


Và giáo viên có thể xem lại video hướng dẫn trên youtube theo link:

h

ttps://youtu.be/MMPAJa-nf8M và .
b. Giáo viên xây dựng và tổ chức lớp học trên teams:
Sau tập huấn, các giáo viên chủ nhiệm là Chủ sở hữu thêm Thành viên là giáo
viên bộ môn (cũng làm chủ sở hữu) vào nhóm lớp của mình để cài đặt lịch dạy theo
Phân cơng chun mơn và đúng Thời khóa biểu của nhà trường; và thêm các Thành
viên là học sinh của lớp mình chủ nhiệm như hình dưới hoặc xem thêm video hướng
dẫn trên link: h ttps://youtu.be/WDw1hKyAgOQ .
Hình dưới minh họa lớp 9/1 và cách đặt tên môn học và các Chủ sở hữu gồm
Ban giám hiệu, quản sinh, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm

c. Hướng dẫn chi tiết cho học sinh và phụ huynh về dạy học trên teams:
+ Giáo viên chủ nhiệm: cung cấp tài khoản office 365 cho học sinh theo cấu
trúc quy định của nhà trường (như: ) và mật khẩu
kèm theo;
+ Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn chi tiết đến các học sinh cách đăng nhập,
xác thực tài khoản để lưu trữ tài khoản của cá nhân học sinh đó; cách truy cập vào
phần mềm Microsoft Teams để học tập trực tuyến.


+ Sau đó, giáo viên chủ nhiệm tổ chức họp lớp trên teams để kiểm tra, vận
hành thử hệ thống lớp học trực tuyến của mình để khắc phục sự cố nếu có.
Hình dưới minh họa lớp 6/1 gồm các THành viên là học sinh


3. Tổ chức các tiết dạy học trực tuyến
a. Thiết lập lớp học và triển khai dạy học trực tuyến
+ Thiết lập một lớp học theo cấu trúc:
- Chủ sở hữu là Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, quản sinh và Ban
Giám Hiệu;
- Thành viên là tất cả các em học sinh của 1 lớp;
- Kênh chung: là kênh hoạt động của Giáo viên chủ nhiệm quản lý nhằm
thông báo các hoạt động của trường, hoạt động chính của lớp, các tiết sinh hoạt chủ
nhiệm, và một số công việc khác liên quan đến hoạt động ngồi giờ lên lớp,…;
- Kênh mơn học: là Kênh hoạt động của giáo viên bộ môn quản lý và đặt tên
theo đúng quy định, ví dụ lớp 9/1 cơ Hiền dạy mơn sinh thì đặt tên Kênh bộ mơn
như sau: 9.1 Sinh (cơ Hiền) nhằm mục đích phân biệt rõ với các môn khác, lớp khác
khi giáo viên bộ môn lên lịch dạy và lúc này Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm có
thể theo dõi lịch dạy của giáo viên trong lớp đó, cũng như các lớp khác có khớp với
Thời khóa biểu nhà trường đã lập; trong kênh này giáo viên bộ mơn có thể giao bài
tập trong kênh mơn mình dạy riêng, khơng giao trong Kênh chung. Như vậy, việc
quản lý việc dạy, theo dõi lịch học, các bài tập được giao, bài kiểm tra rất rõ ràng.


- Cịn đối với các mơn học khơng dạy trực tuyến (theo quy định của Phòng
GDĐT) mà chuyể hoặc đăng bài cho học sinh tự học như Âm nhạc, Thể dục, Tin
học,… thì Ban Giám Hiệu thống nhất quy định chung là đăng bài trong Menu Tệp
của Kênh chung của từng lớp, khi đó Ban giám hiệu có thể theo dõi, quản lý việc
đưa bài của giáo viên có đúng thời gian, đúng quy định và giáo viên chủ nhiệm
cũng có thể theo dõi mà đơn đốc các em học sinh thực hiện, làm bài và nộp bài
đúng thời gian quy định dễ dàng.

b. Một số chức năng quản lý lớp học
- Quản lý tất cả học sinh trong lớp hoc thông qua menu Insight như việc học

chuyên cần, phát biểu tương tác với giáo viên (như giơ tay, nhắn tin chat trao đổi,..),
thống kê chi tiết của từng học sinh theo từng ngày, tuần, tháng, …


+ Thống kê kết quả kiểm tra, điểm bài tập của từng học sinh trong lớp

+ Ngồi ra, cịn có thể theo dõi toàn bộ lịch dạy của giáo viên thông qua chức
năng lênh lịch các cuộc họp của giáo viên trong từng buổi, ngày, tuần và cả tháng


+ Đồng thời nhà trường xây dựng Sổ đầu bài điện tử trên excel trực tuyến để
giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm theo dõi vấn đề học tập của học sinh (như Sổ
đầu bài giấy), cuối tuần giáo viên chủ nhiệm thực hiện việc nhận xét, đánh giá; Ban
giám hiệu kiểm tra tình hình nề nếp dạy và học của từng lớp.

+ Bên cạnh đó, giáo viên bộ mơn có thể kiểm tra, kiểm sốt việc học sinh có
ghi chép bài học, có làm bài tập được giao thông qua menu ClassNotebook. Đây là
một chức năng rất hiệu quả trong việc theo dõi học sinh có ghi chép bài, có làm bài
tập hay khơng, và qua đó giáo viên có thể nhận xét, đánh giá, điều chỉnh lỗi sai sót
của học sinh trong q trình làm bài tập về nhà của từng học sinh.


4. Xây dựng hệ thống quản lý hồ sơ sổ sách tổ nhóm chun mơn:
Một trong những lợi ích của phần mềm Microsoft Teams là khơng những có
tác dụng trong dạy và học trực tuyến mà còn xây dựng để quản lí hồ sơ sổ sách điện
tử theo hướng Chuyển đổi số trong giáo dục.
Trước đây, hồ sơ sổ sách tổ nhóm chun mơn thực hiện theo bảng giấy truyền
thống như quy định. Các loại hồ sơ đảm bảo đầy đủ cơ bản theo đúng biểu mẫu, tuy
nhiên việc lưu trữ khơng lâu dài, dễ bị hư hỏng, hoặc có thể thất lạc, tốn kém.
Trong năm học 2021-2022, nhà trường thống nhất triển khai đến các tổ chuyên

môn, đến giáo viên bộ mơn xây dựng hồ sơ tổ nhóm chun mơn trên phần mềm
OneNote dựa trên Microsoft Teams (hay cịn gọi là OneNote Staff Notebook) nhằm
số hóa tất cả các loại hồ sơ sổ sách chuyên môn, tinh giản việc sử dụng bản giấy để
ghi chép và có thể lưu trữ được lâu dài, ít tốn kém, đồng thời có thể chèn thêm các
hình ảnh hoạt động dạy và học làm minh chứng cụ thể trong các buổi sinh hoạt
chuyên môn dự giờ, thao giảng,….
Từ phần mềm Microsoft Teams của nhà trường, chúng tơi tạo các nhóm nhân
viên cho 6 tổ chun mơn, trong đó Ban giám hiệu, tổ trưởng chun mơn là chủ sở
hữu, cịn các thành viên là giáo viên bộ mơn của tổ. Sau đó tạo các sổ tổ trên
OneNote theo quy định thống nhất chung theo cấu trúc từng mục, trang của phần
mềm:
- Về menu Không gian cộng tác bao gồm:
+ Mục: Sổ sinh hoạt Tổ chuyên môn (gồm 15 mẫu theo quy định) do Tổ
trưởng quản lý, phân quyền cho thư ký cập nhật thông tin theo mẫu, cập nhật các
biên bản sinh hoạt tổ định kì trong các buổi sinh hoạt chun mơn;
+ Mục: Sổ sinh hoạt Nhóm chun mơn theo đặc trưng của từng tổ chun
mơn thống nhất tạo ra do Nhóm trưởng quản lý, phân quyền cho thư ký nhóm cập
nhật thơng tin;
+ Mục: Kế hoạch giáo dục, Phân phối chương trình bao gồm các Kế hoạch
giáo dục theo công văn 5512 gồm các Phụ lục I, II của Bộ GDĐT quy định đối với


lớp 6 (theo Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 mới) và các Phân phối chương
trình mơn học đối với các lớp 7, 8, 9 (theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006).


+ Mục: Đề kiểm tra bao gồm các đề kiểm tra thường xuyên, đề kiểm tra định
kì (giữa kì, cuối kì) đã thống nhất chung về ma trận đề, thang điểm, các lưu ý chi tiết
từng nội dung cần kiểm tra đối với học sinh khá giỏi, học sinh yếu kém,… và từ đó
các thành viên trong tổ xây dựng đề kiểm tra chi tiết cho từng lớp mình dạy.

+ Mục: Hồ sơ Phịng bộ mơn, Sổ tài sản,… (nếu có) theo từng tổ quy định.
Trong các mục của Khơng gian cộng tác này thì Tổ trưởng chun mơn được
quyền quản lý, cho phép hoặc không cho phép thành viên giáo viên trong tổ có thể
chỉnh sửa (phân quyền cho thư ký tổ/nhóm) hoặc chỉ xem nội dung đối với các thành
viên khác. Như vậy các loại hồ sơ, các biên bản khơng bị xóa, khơng bị mất được.
- Về menu Thư viện nội dung (đây là mục chỉ có tổ trưởng tồn quyền chỉnh
sửa, cịn thành viên chỉ được xem) bao gồm:
+ Mục: Các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT, của Sở GDĐT, Phòng GDĐT theo
quy định từ cấp trên;
+ Mục: Văn bản chỉ đạo của nhà trường bao gồm tất cả các loại công văn, kế
hoạch đã được Ban giám hiệu thông qua và chỉ đạo xuống các tổ bộ môn theo nhiệm
vụ được giao và thực hiện; Các Kế hoạch năm tháng tuần của nhà trường.
+ Mục tiếp theo là văn bản thống nhất chung của tổ chuyên môn: đây là nhưng
loại hồ sơ quy định đã được các thành viên trong tổ thống nhất thực hiện sao cho
đồng bộ như Kế hoạch tháng, tuần; Bảng đăng kí thi đua đầu năm, Điểm thi đua từng
tháng, biên bản họp đột xuất,…
+ Mục Thời khóa biểu của toàn trường, của tổ: để các thành viên theo dõi,
thực hiện, dạy thay (đột xuất),…
- Về menu Họ tên các thành viên trong tổ: đây là nơi lưu trữ tất cả các loại hồ
sơ cá nhân giáo viên. Như giáo án/kế hoạch bài dạy (chỉ thực hiện đối với các giáo
viên bộ mơn đăng kí đã được Ban giám hiệu thống nhất) và giao cho các tổ trưởng
quy định cách thức đưa bài giáo án/kế hoạch bài dạy theo tuần, tháng rõ ràng sao
cho thuận tiện trong việc kiểm tra. Và đây cũng là một trong những lợi ích trong
việc tinh giản các loại hồ sơ sổ sách bằng bảng giấy. Sổ chủ nhiệm đối với giáo viên
chủ nhiệm (nếu có), Các đề kiểm tra, Kế hoạch bồi dưỡng, phụ đạo,….


Với việc xây dựng hồ sơ sổ sách tổ nhóm chuyên môn, hồ sơ giáo án/kế hoạch
bài dạy như trên thì Ban giám hiệu (là người Chủ sở hữu) nên rất thuận tiện trong
việc kiểm tra bất kì thời điểm nào, bất kì trên thiết bị nào có kết nối mạng internet

như điện thoại thơng minh, máy tính bảng, máy tính xách tay,… và có thể ghi chú
nhận xét đánh giá ngay tại chổ những nội dung còn thiếu, cần bổ sung,… , bằng cách
truy cập theo tài khoản của cá nhân Ban giám hiệu trên phần mềm OneNote đã được
cài đặt trước đó trên hệ thống.
KẾT LUẬN
Trong tình hình đại dịch Covid-19 cịn diễn biến phức tạp, tồn ngành Giáo
dục vẫn thực hiện 2 nhiệm vụ vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phấn đấu khắc phục
khó khăn để hồn thành nhiệm vụ năm học 2021-2022, đảm bảo chất lượng dạy và
học thì với việc phát huy hiệu quả hệ thống dạy học trực tuyến trên phần mềm
Microsoft Teams này tại trường, phát huy được công tác giảng dạy của giáo viên,
việc học tập của học sinh, việc cải tiến các loại hồ sơ sổ sách tổ nhóm chun mơn
điện tử thì từng bước thu hẹp khoảng cách giữa việc dạy trực tiếp với việc dạy học
trực tuyến nhằm đảm bảo đạt được chất lượng giáo dục đề ra.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả đó thì u cầu đầu tiên là phải có sự phối hợp
đồng bộ giữa nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh; phải đảm bảo
các thiết bị dạy và học đầy đủ, đảm bảo đường truyền mạng chất lượng ổn định, tiếp
đến là khả năng ứng dụng CNTT, khả năng thao tác, thực hiện của các giáo viên bộ
môn, các em học sinh để hệ thống vận hành ổn định.
Bên cạnh đó, hệ thống dạy học trực tuyến chỉ mới tập trung vào việc giảng dạy
của giáo viên, việc học tập của học sinh và sử dụng các loại hồ sơ sổ sách điện tử
phục vụ cho việc quản lý, theo dõi kiểm tra; và hệ thống mới chỉ được vận hành
trong năm học này, trên 1 số mảng hoạt động của nhà trường.
Trong thời gian tới, nếu có thời gian chúng tôi sẽ xây dựng tiếp điều chỉnh một
số chức năng để khắc phục các hạn chế và tạo thêm những chức năng đa dạng hơn
trong nhiều hoạt động của nhà trường.
Như đã nói ở trên, việc áp dụng phần mềm dạy học trực tuyến trên phần mềm
Microsoft Teams đã và đang thực hiện trong các nhà trường, tuy nhiên chúng tôi


cũng mạnh dạn tổng hợp những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện tại trường

THCS Trần Đại Nghĩa khơng ngồi mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy của
giáo viên, hiệu quả học tập của học sinh cũng như số hóa các loại hồ sơ sổ sách
chun mơn nhằm từng bước Chuyển đổi số trong ngành giáo dục và nâng cao chất
lượng dạy và học trong nhà trường phổ thông.
Xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI THỰC HIỆN


PHỤ LỤC
Mẫu 1: Thống kê khảo sát điều kiện học sinh trực tuyến trên Microsoft Teams


Hình ảnh 1 và 2: bố trí phịng học trực tuyến tại trường cho các học sinh không đủ điều
kiện học tập trực tuyến tại nhà


MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HỒ SƠ SỔ SÁCH TỔ NHĨM CHUN MƠN
1. Hồ sơ Tổ KHTN : Hình ảnh đại diện của tổ

2. Tổ Toán Tin: Bảng tổng hợp đăng kí thi đua năm học trong Sổ biên bản tổ


3. Tổ Ngữ văn Cơng dân: Bìa Sổ sinh hoạt nhóm chun mơn Ngữ văn

4. Tổ Giáo dục thể chất Nghệ thuật: Bìa sổ sinh hoạt tổ


5. Tổ Sử Địa: Biên bản sinh hoạt chuyên môn cụm


6. Tổ Ngoại Ngữ: Ma trận đề Kiểm tra giữa kì I


7. Minh họa một Giáo án/Kế hoạch bài dạy Toán Đại số lớp 6 đưa trên phần mềm
OneNote của giáo viên tổ Toán


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 2
4. Kế hoạch nghiên cứu.......................................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 3
6. Đóng góp của đề tài............................................................................................ 3
NỘI DUNG............................................................................................................... 3
1. Chuẩn bị triển khai hệ thống dạy học trực tuyến................................................ 3
2. Tập huấn giáo viên và học sinh.......................................................................... 6
3. Tổ chức các tiết dạy học trực tuyến.................................................................... 8
4. Xây dựng hệ thống quản lý hồ sơ sổ sách tổ nhóm chun mơn......................12
KẾT LUẬN............................................................................................................. 14
PHỤ LỤC


×