CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: …….
1. Tên sáng kiến:
Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử và Địa lí cho học sinh lớp
4,5 ở trường tiểu học.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý giáo dục
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Trong thời gian qua, việc dạy học Lịch sử và Địa lí ở tiểu học được tiến
hành một cách sinh động nhờ có sự quan tâm đầu tư cho soạn giảng, đổi mới
hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh (HS) trên lớp. Tuy nhiên, việc dạy
học này chưa được thực hiện đều ở đại bộ phận giáo viên (GV); nhiều tiết dạy
vẫn chưa tổ chức được cho học sinh sưu tầm tư liệu và chuẩn bị bài chu
đáo, chưa tạo được sự hứng thú cho HS tham gia học hỏi và tìm hiểu kĩ bài học.
Điều này dẫn đến nhiều HS không biết gì về truyền thống lịch sử cha ông hay
nhầm lẫn rất nhiều các khái niệm với nhau. GV gặp không ít khó khăn khi giảng
dạy khi các em chưa biết cách ghi nhớ các yếu tố lịch sử, kiến thức địa lí; nhận
thức bài một cách thụ động hiểu bài đấy xong lại quên ngay; chỉ sau một kì kiểm
tra lại kết quả cho thấy đối với HS trung bình gần như quên hết, HS khá, giỏi có
nhớ nhưng lộn xộn về thời gian và sự kiện. Đến cuối năm tổng kết nội dung
chương trình các em chỉ nhớ được một số sự kiện nhân vật tiêu biểu còn thời
gian thì nhầm lẫn nhiều. Rất ít HS có thể trình bày được diễn biến một cuộc khởi
nghĩa, một vùng miền. Hầu như không một HS nào nêu đúng, đủ 8 giai đoạn lịch
sử theo trình tự thời gian. HS chỉ nhớ tên các triều đại nhưng không đúng theo
thứ tự liên tiếp. Về các mốc thời gian, tên nước, tên kinh đô, vị trí địa lí thì
không em nào nêu chính xác.
Khảo sát thực tế ở 02 khối lớp 4,5 với tổng số HS là 113 em, kết quả đạt
như sau: tỉ lệ HS đạt mức hoàn thành tốt 18 em, chiếm 15,92%; hoàn thành 65
em, chiếm 57,52% và chưa hoàn thành 30 em, chiếm 26,54%.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp:
Nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử và Địa lí cho học sinh lớp 4,5 ở
trường tiểu học Ngọc Chúc 1, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang; giúp GV và
HS có được những kiến thức cơ bản, hình thức và cách thức hoạt động trong
những điều kiện dạy học hiện nay; thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều
sang dạy học theo phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp HS phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện khả năng và thói quen tự học,
tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tạo hứng thú trong
học tập cho HS. Qua đây HS chủ động tìm tòi, khám phá, phát hiện, rèn luyện
và xử lí thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực, phẩm chất. Học để đáp ứng
những yêu cầu cuộc sống hiện tại và tương lai.
- Nội dung giải pháp:
+ Nâng cao nhận thức giáo viên:
Mỗi GV phải nắm bắt, hiểu thấu đáo nội dung và tinh thần chỉ đạo của
ngành về vấn đề tự chủ, linh hoạt, sáng tạo trong dạy học theo công văn
896/2006-BGD&ĐT; về lựa chọn nội dung để phù hợp đối tượng và đảm bảo
chuẩn kiến thức và kỹ năng của từng lớp theo quyết định 16/2006-BGD&ĐT và
ý thực được trách nhiệm của mình khi thực hiện công văn đó. GV phải hiểu về
mục tiêu, nguyên tắc của dạy học để từ đó định hướng cho những thiết kế bài
dạy phù hợp. GV phải ý thức được rằng học sinh tiểu học tiềm ẩn nhiều khả
năng phát triển; song do chưa có kinh nghiệm về cuộc sống nên các em tiếp thu
không chọn lọc. Bởi vậy GV giữ vai trò quyết định đến sự phát triển đúng
hướng của các em, là nhân tố quyết định đối với chất lượng giáo dục của mỗi
lớp tiểu học, của từng HS tiểu học. Hiểu điều đó để GV định hướng cho mình
trong công tác chuẩn bị.
2
+Dạy từng đối tượng HS, theo nhu cầu người học một cách hợp lý:
Khi mọi đối tượng HS đều được học, mỗi HS được giao từng công việc cụ
thể phù hợp với năng lực, sở trường; thì các em sẽ hăng hái thực hiện, không khí
lớp học sôi nổi; muốn đạt được mục tiêu này GV cần phải:
* Dạy học Lịch sử thông qua việc khai thác tranh nhân vật lịch sử
tiêu biểu:
Môn Lịch sử được đánh giá là một môn học nặng về tái hiện thông tin, bắt
buộc học sinh phải ghi nhớ về quá trình hình thành và phát triển của sự vật, hiện
tượng, sự kiện, nhân vật, cộng thêm nhiều số liệu, thời gian, địa điểm. Nhận biết
về điều đó, với điều kiện cơ sở vật chất có sẵn, tôi đã mạnh dạn tham mưu với
Ban giám hiệu nhà trường về mô hình trang trí tranh tái hiện các mốc lịch sử
quan trọng liên quan đến chương trình học lịch sử của khối 4 và 5 trên các mảng
tường trống trong khuôn viên trường; hiện tại trong khuôn viên trường đã bố trí
được hơn 20 bức tranh về các sự kiện lịch sử của khối lớp 4,5 giai đoạn lịch sử
từ thời các vua Hùng dựng nước tới giai đoạn thực dân Pháp xâm lược đến giai
đoạn kháng Pháp, đuổi Mỹ giành độc lập.
Khi dạy nội dung về nhân vật lịch sử các bài 1,2,5,6 ở lớp 5. Ở dạng bài
này trong chương trình Lịch sử lớp 5 không giới thiệu tiểu sử các nhân vật mà
thông qua những sự kiện cơ bản trong sự nghiệp của các nhân vật để làm sáng tỏ
lịch sử dân tộc. Do đó, GV phải biết khai thác tốt các sự kiện để làm nổi bật
những hoạt động cơ bản và công lao to lớn của nhân vật. GV cần lưu ý một số
điểm cơ bản sau: Mỗi bài đều có hình ảnh nhân vật lịch sử để giúp HS nhận biết
diện mạo, hình thức bên ngoài. Do đó, GV cần khai thác tốt tranh ảnh để phục
vụ cho nội dung bài học. HS phải biết nhân vật là người như thế nào? ( Sinh ra
khi nào? ở đâu? làm gì? có đặc điểm, tính cách gì nổi bật...). Phải mô tả, tường
thuật (hay kể lại) những hoạt động của họ để làm cơ sở cho việc đánh giá khách
quan công lao của các nhân vật đó đối với lịch sử. GV nên sử dụng các phương
pháp như: kể chuyện, sắm vai,...; GV vừa là người dẫn chuyện, trực tiếp kể
chuyện, cũng có thể là người dẫn dắt, gợi mở. Ngoài ra, GV còn cho HS sắm
vai, diễn xuất....
3
Chẳng hạn, khi dạy bài “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước” GV có thể
dùng phương pháp kể chuyện để tìm hiểu quê hương và thời niên thiếu của Bác;
sắm vai ở cuộc gặp gỡ của Nguyễn Tất Thành và anh Lê. Từ đó, GV giáo dục tư
tưởng, tình cảm, thái độ cho HS về lòng biết ơn, sự khâm phục, kính trọng đối
với các nhân vật lịch sử.
Ngoài những giờ học chính khoá trên lớp, các em còn được các thầy cô tổ
chức các hình thức đố vui có thưởng xoay quanh các buổi học ngoài trời liên
quan đến các sự kiện của từng bức tranh. Ngoài ra, trong các giờ ra chơi hay các
buổi khi đến trường và khi ra về, khi đi ngang các bức tranh sẽ giúp các em ôn
lại kiến thức đã học, ghi nhớ, khắc sâu hơn những nhân vật, sự kiện lịch sử mà
các em vừa được học.
* Dạy học Địa lí qua mô hình bản đồ Việt Nam:
Ở tiểu học, HS được học môn địa lý lớp 4 và lớp 5. Việc dạy môn học này
không hề đơn giản, bởi nó là môn học mới mẻ và các kiến thức đều hết sức lạ
lẫm với HS. Vì thế, giáo viên lớp 4 và lớp 5 cần hết sức chú ý đến các kiến thức
cơ bản của môn học này. Địa lý là một môn học không khô khan nhưng cũng
chẳng dễ xơi đối với HS. Biết được điều đó, bằng nguồn kinh phí xã hội hoá tôi
đã đề xuất xây dựng mô hình bản đồ Việt Nam trong khuôn viên trường có cột
mốc Hoàng Sa và Trường Sa, các vùng miển với các địa danh tiêu biểu; ranh
giới giáp các nước láng giềng….
Nói đến địa lý là nói đến bản đồ, lược đồ. Tiếc rằng, cả chương trình học
ở lớp 4 và lớp 5 không có tiết học nào dạy HS cách xem và chỉ bản đồ, lược đồ.
Khi dạy địa lý, GV thường cung cấp kiến thức theo mục tiêu bài dạy, chỉ cho HS
quan sát bản đồ theo yêu cầu bài để kịp thời gian giảng dạy mà thôi. Chính vì
thế đã dẫn đến rất nhiều HS khi lên trung học vẫn không xác định được hướng
Đông, Tây, Đông Bắc, Tây Nam trên bản đồ, lược đồ. Do đó, việc trước tiên khi
dạy bài 1 của địa lý lớp 4, GV nên dành thời gian hướng dẫn HS xác định
phương hướng khi xem bản đồ. Để HS dễ nhớ, có thể cho các em đứng lên, dang
thẳng hai tay, bản đồ trước mặt và cho HS biết hướng bản đồ: phía trên là hướng
Bắc, phía dưới là hướng Nam, về tay phải là hướng Đông, về tay trái là hướng
4
Tây. Cho các em lặp lại nhiều lần: “Trên: Bắc, dưới: Nam, phải: Đông, trái:
Tây” (có thể tổ chức trò chơi ở phần này) nhằm hướng học sinh đến cách học và
hiểu mang tính thực tế hơn. Ngoài ra còn giúp các em hiểu thêm về tình hình
biển đảo nước nhà. Với mô hình này, sẽ khơi gợi lòng yêu nước ở thế hệ trẻ, biết
đâu có HS sẽ ấp ủ ước mơ làm hải quân để mai này canh giữ vùng trời, biển đảo
quê hương”. Các bài học trong sách Địa lý 4 và lớp 5 không có chú giải các từ
ngữ khó hiểu nhưng thực tế, có rất nhiều từ ngữ mà giáo viên cần phải giải thích
cặn kẽ thì HS mới có thể nắm vững được bài học như xích đạo, chí tuyến, ôn
đới, nhiệt đới, hàn đới, mật độ dân số, bồn địa, xa-van, rừng tai-ga…. Rất nhiều
thầy cô khi dạy thường hay quên giải thích vì cứ nghĩ rằng các em đã biết, làm
HS hiểu bài một cách mơ hồ và khi lên các lớp trên lại càng “mù mờ” khi thầy
cô ở trung học nhắc đến các từ này.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Giải pháp áp dụng cho giáo viên và học sinh toàn ngành giáo dục tỉnh
Kiên Giang.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp:
Từ khi có giải pháp, mỗi khi cần giảng cho học trò về các nhân vật, sự
kiện lịch sử và vị trí địa lý, các vùng miền, các giáo viên đều đưa học sinh đến
học trực tiếp trên các tranh và mô hình. Hầu hết, các em đều tỏ ra thích thú, khả
năng tiếp thu và thuộc bài bài rất nhanh. Mô hình được xem là đồ dùng dạy học
rất hiệu quả, mang tính giáo dục rất cao, giúp học sinh có sự say mê, hứng thú
với môn học nhiều hơn. Có dịp đến thăm trường vào giờ ra chơi, sẽ thấy học
sinh ở các khối lớp xúm xít nhìn ngắm, bàn luận về mô hình bản đồ và các tranh
lịch sử của trường mình đầy hứng thú, càng thêm mến trường, yêu quê hương
đất nước nhiều hơn.
Qua thời gian vận dụng giải pháp vào thực tế giảng dạy ở 02 khối lớp 4,5
với tổng số HS là 113 em; chất lượng dạy và học Lịch sử và địa lí nâng lê rõ rệt.
Tỉ lệ HS đạt mức hoàn thành tốt 48 em, chiếm 42,47%; hoàn thành 64 em,
chiếm 56,63% và chưa hoàn thành 01 em, chiếm 0,88%.
5
3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
- Hình ảnh mô hình bản đồ Việt Nam ( 01 bản)
- Tranh nhân vật lịch sử tiêu biểu (02 bản)
Giồng Riềng, ngày 15 tháng 4 năm 2017.
Người mô tả
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
6
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ………
1. Tên sáng kiến: Giải pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt môn Tin học ở
trường Tiểu học.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Ngành giáo dục.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
- Nội dung chương trình môn Tin học hiện nay được dạy theo bộ sách Luyện
tập Tin học lớp 3 do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
- Nhà trường đã được trang bị phòng máy với 16 máy dành cho học sinh và 1
máy chủ dành cho giáo viên. Các máy được kết nối với nhau tạo điều kiện thuận lợi
cho việc giảng dạy.
- Nhà trường đã trang bị cho giáo viên đầy đủ SGK và các phần mềm kèm
theo.
*Ưu điểm:
- Nhà trường đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 3, tạo điều
kiện sắm sửa máy vi tính, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học.
- Giáo viên được đào tạo chuẩn chuyên ngành về tin học để đáp ứng yêu cầu
cho việc dạy và học môn Tin học ở bậc Tiểu học.
- Học sinh rất hứng thú học tập, nhất là những tiết thực hành. Bên cạnh đó có
một số em học sinh ở nhà có điều kiện đã trang bị máy vi tính nên cũng có những
thuận lợi nhất định đối với môn học.
* Nhược điểm:
- Do chỉ có một phòng máy vi tính cho học sinh học nhưng vẫn còn hạn chế
về số lượng (16 máy vi tính) cũng như chất lượng, mỗi tiết thực hành có tới 2 hoặc
3 em cùng thực hành trên một máy vi tính nên các em không có nhiều thời gian để
thực hành và làm bài tập một cách đầy đủ. Hơn nữa nhiều máy vi tính chất lượng
không còn tốt nên hay hỏng hóc, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập của
học sinh đặc biệt là trong các giờ thực hành.
7
- Do môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình ở bậc Tiểu học
nên chương trình SGK và phân phối chương trình bước đầu chưa có sự thống nhất
và đang hoàn chỉnh. Hơn nữa khi thực hành, các máy vi tính thường gặp sự cố, trục
trặc dẫn đến học sinh thiếu máy vi tính, không thực hành được nên giáo viên khó
áp dụng các phương pháp dạy học mới nhằm giúp học sinh học tốt hơn.
- Do đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường là chủ
yếu, dẫn đến việc tự tìm tòi và khám phá máy vi tính cũng như tự rèn luyện các kỹ
năng thực hành với các em còn rất hạn chế, nên việc học tập của học sinh vẫn còn
mang tính thụ động và hơi chậm tiếp thu các kiến thức mới cũng như các thao tác
mới.
* Sự cần thiết của giải pháp:
Để giúp học sinh lớp 3 học tốt môn Tin học tôi đã đề ra các giải pháp để cho
các em học được tốt hơn trong khi học lý thuyết và thực hành.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp: Giúp học sinh học tốt thông qua một số biện pháp
đổi mới của giáo viên và học sinh.
- Nội dung giải pháp:
Cải thiện chất lượng phòng máy:
Việc sửa chữa máy tính trong phòng máy đã có nhân viên bảo trì đến sửa chữa.
Nhưng người quản lí trực tiếp và thường xuyên nhất chính là giáo viên. Để có một
tiết thực hành đạt hiệu quả cao và không ảnh hưởng nhiều đến học sinh thì tất cả
các máy trong phòng phải hoạt động tốt. Thế nhưng trong quá trình sử dụng máy
tính, chúng ta vẫn thường xuyên gặp phải những lỗi hệ thống từ nhỏ đến lớn. Trong
đó, những sự cố bất thường như: treo máy, khởi động lại, thậm chí tắt luôn không
khởi động được…….làm ảnh hưởng rất nhiều đến giờ dạy. Trước khi gọi nhân viên
bảo trì tới sửa, là một giáo viên Tin học, bạn cũng cần phải nắm bắt một số những
thủ thuật cơ bản nhất để xử lí kịp thời.Với những sự cố bất ngờ trên, việc xác định
nguyên nhân của nó sẽ giúp ta tìm ra cách giải quyết, xử lí vấn đề dễ dàng hơn.
Sắp xếp nội dung, phương pháp học tập cho từng phần học phù hợp, hiệu
quả.
8
- Ngay từ bài học đầu tiên trong chương trình học Tin học, giáo viên phải xác
định rõ cho học sinh nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các bộ
phận đó bằng cách cho học sinh quan sát ngay trong giờ giảng lý thuyết.
Bài làm quen với chuột máy tính: Khi giáo viên giới thiệu bộ phận con chuột,
giáo viên phải mô tả con chuột, có mấy loại con chuột, trên thân con chuột có
những phím nào, chức năng của các phím đó, tay đặt lên con chuột đó như thế
nào.Học sinh quan sát con chuột, quan sát thao tác của cô giáo khi sử dụng chuột
trong quá trình học tập.
- Giáo viên biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không
nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết thì mới thực hành tốt được cũng như khi học sinh
thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết.
Khi học bài Lưu và mở văn bản, giáo viên dạy phần lưu văn bản, mở văn bản.
Khi học lý thuyết học sinh mới chỉ hiểu là lưu văn bản vào trong máy là để văn bản
đó không bị mất đi, có thể mở ra được. Nhưng đến khi thực hành học sinh mới thực
sự hiểu rằng khi lưu văn bản đó luôn luôn được lưu trữ và tồn tại trong máy, có thể
mở ra bất cứ lúc nào để chỉnh, xem và chỉnh sửa.
- Giáo viên nên tận dụng những phương tiện sẵn có của môn tin học áp dụng
vào trong giảng dạy lý thuyết để học sinh dễ quan sát và nhận biết, giúp cho buổi
học thực hành của hiệu quả hơn.
Khi dạy thực hành, giáo viên giao bài tập cho học sinh một cách cụ thể, rõ ràng
và kết hợp cả những kiến thức của bài học trước, hướng dẫn theo từng nhóm trước
khi học sinh làm để học sinh quan sát và làm bài tập.
Dạy bài Vẽ hình cơ bản, giáo viên giao bài tập thực hành, sau đó hướng dẫn
(theo nhóm) trực tiếp trên máy cho học sinh dễ quan sát thao tác của cô và lời nói
của cô. Trong khi thực hành, nếu em học sinh nào chưa thực hành được, giáo viên
lại hướng dẫn cho em đó hoặc bắt tay em đó và hướng dẫn các thao tác.
Hệ thống các bài tập thực hành, các bài tập phù hợp với nội dung của bài
giảng.
Bài tập thực hành liên hệ với một số môn học khác trong chương trình học của
các em. Các bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tập, ngoài
9
ra giáo viên cũng phải kết hợp những bài đã học trước để học sinh ôn lại và vận
dụng một cách có hệ thống.
Trong một bài thực hành với bài vẽ chùm bong bóng: học sinh phải biết vẽ hình
bầu dục còn phải sử dụng công cụ vẽ đường thẳng, màu vẽ đã học ở bài trước để vẽ
và màu nền trang trí cho các bong bóng. Từ những công cụ vẽ đã có các em sẽ liên
tưởng đến bài học trang trí hình những hình lá, hình quả táo, hình cái chén ở môn
Mĩ thuật.
Trong giờ thực hành giáo viên nên tạo sự tranh đua giữa các nhóm.
Giáo viên phân công các nhóm làm bài thực hành, sau đó các nhóm nhận bài của
nhau để tạo được sự hào hứng học tập và sáng tạo trong quá trình thực hành.
Tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của máy vi tính, hoặc truy cập
mạng để tìm kiếm thông tin, tìm kiếm tài nguyên trên Internet phục vụ cho quá
trình dạy và học.
Sưu tầm một số trò chơi có ích để rèn luyện về cách sử dụng chuột (Nhanh tay lẹ
mắt), luyện ngón khi sử dụng bàn phím (Teachtyping), phần mềm luyện tư duy,
nhanh nhạy, giải trí (Circus).
Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân đáp ứng
được những yêu cầu đổi mới, cập nhật thông tin một cách đầy đủ, chính xác.
Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân mỗi giáo viên dạy Tin học nhận thức
được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng Tin học cho bản thân bằng cách tự tìm tòi,
tham khảo các tài liệu có liên quan và có thể hỏi các đồng nghiệp của trường bạn.
Bên cạnh tìm hiểu kiến thức về Tin học, giáo viên cũng phải tìm hiểu các kiến
thức khác như văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội, tiếng anh để tự nâng cao nhận
thức của bản thân.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Giải pháp đã áp dụng thành công ở
trường Tiểu học, đã nhân rộng trong toàn huyện.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp: Sau khi nghiên cứu và qua quá trình trải nghiệm tôi nhận thấy đã đạt
được hiệu quả đáng khích lệ. Số lượng HS sử dụng thạo máy tính mỗi năm một
tăng lên. Tiết dạy cũng trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn, tạo được nhiều hứng thú
cho học sinh trong quá trình tiếp thu bài.
10
Trước khi chưa áp dụng giải pháp, về môn Tin học tỉ lệ học sinh đạt mức hoàn
thành tốt là 5 em, chiếm 5,2%; hoàn thành 89 em, chiếm 81,4% và chưa hoàn thành
13 em, chiếm 13,4%.
Sau khi có giải pháp chất lượng dạy học môn Tin học được nâng lên rõ rệt; về
môn học và hoạt động giáo dục, tỉ lệ học sinh đạt mức hoàn thành tốt 10 em, chiếm
10,3 %; hoàn thành 87 em, chiếm 89,7%.
Ngọc chúc, ngày 18 tháng 04 năm 2017
Người mô tả
11