Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Rối loạn stress cấp tính sau chấn thương của bệnh nhân nhập viện do tai nạn giao thông tại Bệnh viện Đa khoa Thái Bình năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.46 KB, 10 trang )

RỐT LOẠN STRESS CẤP TÍNH SAU CHẤN THƯƠNG
CỦA BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN DO TAI NẠN GIAO THÔNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÁI BÌNH NĂM 2019
Hồng Thuỳ Dung
Nguyễn Thuỳ Dương
Trần Thị Ngân
Nguyễn Thành Long
Đỗ Tùng Dương
Bùi Thị Hương Quỳnh
Phạm Việt Cường
Trung tâm nghiên cứu chính sách và phịng chống chấn thương
Đại học Y tế cơng cộng, Hà Nội
TĨM TẮT:
Rối loạn stress sau chấn thương là một rối loạn tâm lý, tổn thương về mặt tinh thần khi
trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện đau thương, đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là tai nạn
giao thông đường bộ. Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành từ tháng 04/2019 đến tháng
07/2019 trên 215 bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình nhằm đánh giá các biểu
hiện rối loạn stress sau chấn thương ở các bệnh nhân.
Kết quả cho thấy tỷ lệ đối tượng có nguy cơ rối loạn stress sau chấn thương do TNGT
là 31,6%. Những ký ức không mong muốn, tâm trạng tiêu cực, Gặp khó khăn trong việc
nhớ lại những phần quan trọng, nhóm triệu chứng Triệu chứng tránh gặp mặt tiếp xúc, khó
ngủ, trở nên cảnh giác, quá cảnh giác hoặc dè chừng và cảm thấy dễ bị giật mình là các
triệu chứng phổ biến nhất ở các nạn nhân TNGT. Các yếu tố làm tăng tình trạng rối loạn
stress sau chấn thương do TNGT bao gồm: nữ giới(OR= 2,3; 95%CI= 1,2-4,1); những
người đang có vợ hoặc chồng (OR=4,5; 95%CI= 1,1 - 19,7) và những người đã ly hơn/ ly
thân/góa (OR=3,4; 95%CI=: 1,0-11,7). Việc tham gia bồi thường/kiện cáo sau khi xảy ra
vụ TNGT và được hỗ trợ từ bạn bè và đối tượng khác là các yếu tố làm giảm tình trạng rối
loạn stress sau chấn thương. Vì vậy, cần có chăm sóc đặc biệt với những đối tượng có nguy
cơ cao bị rối loạn stress sau chấn thương và theo dõi, đánh giá kịp thời về tình trạng tâm
lý của bệnh nhân.
Từ khố: Rối loạn stress sau chấn thương, Tai nạn giao thông, Thái Bình.


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn căng thẳng sau chấn thương(Post Traumatic Stress Disorder - PTSD) là một
rối loạn tâm lý, tổn thương về mặt tinh thần một số người mắc phải khi trải qua hoặc chứng
kiến một sự kiện đau thương, đe dọa đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai, tai nạn giao
thông hoặc bạo hành. Tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ là nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu trên thế giới, theo báo cáo về tình hình tai nạn giao thông của Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) năm 2018, TNGT gây tử vong hơn 1,35 triệu người, và là nguyên nhân thứ 6
về gánh nặng bệnh tật và tử vong trên thế giới (1). Nhiều bằng chứng đã chỉ ra nạn nhân
338


TNGT đường bộ có nguy cơ cao mắc các rối loạn tâm thần, trong đó có rối loạn căng thẳng
sau chấn thương, trầm cảm và lo âu (2). Tỷ lệ hiện mắc PTSD sau chấn thương trong số nạn
nhân sau TNGT đường bộ ở các nghiên cứu trên thế giới dao động trong khoảng 6,3% đến
58,3% và tỷ lệ ước tính là 22,25% (3). Tại Việt Nam, TNGT hàng năm gây ra khoảng gần
9.000 trường hợp tử vong và hàng chục ngàn trường hợp bị thương khác, tuy nhiên việc
điều trị cho nạn nhân sau TNGT chỉ tập trung vào sức khỏe thể chất, các vấn đề về PTSD
hay tinh thần sau tai nạn vẫn chưa được chú ý. Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Hạnh Trang
(2019) trên đối tượng TNTT và đưa ra tỷ lệ rối loạn căng thẳng sau chấn thương do TNGT
vào khoảng 17,8%. Việc đánh giá tỷ lệ rối loạn stress sau chấn thương do TNGT là cần thiết
nhằm góp phần cung cấp thêm thơng tin về thực trạng này. (4)
Nghiên cứu rối loạn stress cấp tính sau chấn thương ở bệnh nhân nhập viện do TNGT
được thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình nhằm đánh giá tỷ lệ mắc PTSD và các
yếu tổ ảnh hưởng đến PTSD. Mỗi năm có hơn 3000 người nhập viện và điều trị do TNGT,
đây là nguyên nhân chấn thương hàng đầu tại bệnh viện, hậu quả về mặt tinh thần sau tai
nạn giao thông để lại cho bệnh nhân có thể gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị và hậu quả
có thể kéo dài sau chấn thương.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình thoả mãn: trên 18 tuổi;

nhập viện được chẩn đoán do TNGT (Mã ICD: V01-V09); điều trị nội trú trên 5 ngày và
chưa xuất viện ở thời điểm nghiên cứu. Ngoài ra, bệnh nhân cần đủ sức khỏe cũng như sự
tỉnh táo trong thời gian tiến hành phỏng vấn.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 04/2019 đến tháng 07/2019 tại Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Thái Bình
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu áp dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang.
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Nghiên cứu sử dụng cơng thức tính cỡ mẫu một tỉ lệ dựa trên tỷ lệ người bị mắc rối loạn
căng thẳng sau chấn thương sau khi gặp phải chấn thương theo kết quả nghiên cứu Đỗ Thị
Hạnh Trang và cộng sự năm 2018 về tỷ lệ rối loạn căng thẳng sau chấn thương, dự phòng
10% sai số, tổng cỡ mẫu của nghiên cứu là 215 người.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện dựa vào danh sách bệnh nhân
nhập viện do TNGT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2019, số lượng bệnh nhân
được phỏng vấn từng tuần được tổng hợp lại, việc thu thập số liệu được tiến hành theo từng
tuần cho đến khi đủ cỡ mẫu như tính tốn (mỗi tuần phỏng vấn mỗi khoa 7 bệnh nhân và
phỏng vấn trong vòng 2 tháng).
339


Nghiên cứu thu thập thông tin sử dụng bộ công cụ tự điền (self-interview) về Rối loạn
căng thẳng cấp tính theo thang điểm 5 (Acute Stress Disorder Scale - 5). Đây là bộ công
giúp liệt kê các triệu chứng của căng thẳng ngay sau khi gặp phải chấn thương, từ đó giúp
chẩn đốn Rối loạn căng thẳng cấp tính theo khuyến nghị trong Hướng dẫn Chẩn đoán và
Thống kê các rối loạn tâm thần lần thứ 5 (DSM - 5) do Hội Tâm thần học Hoa kỳ phát triển
và khuyến nghị (5). Đây là bộ công cụ tự điền dành cho những người sống sót sau những
vụ tai nạn trong khoảng thời gian từ 3 ngày cho đến 1 tháng sau khi sự kiện xảy ra.
2.5. Đạo đức của nghiên cứu
Nghiên cứu tuân thủ quy định về đạo đức trong nghiên cứu, được thông qua bởi Hội

đồng Đạo đức trường Đại học Y tế công cộng theo quyết định số 148/2019/YTCC-HD3
ngày 17/04/2019.
III. KẾT QUẢ
3.1. Thực trạng rối loạn căng thẳng cấp tính sau chấn thương do TNGT của đối
tượng nghiên cứu
Bảng 1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Tổng
n

%

215

100,0

Dưới 25 tuổi

29

13,5

Từ 25 đến 44 tuổi

71

33,0

Từ 45 đến 60 tuổi

67


31,2

Trên 60 tuổi

48

22,3



177

82,3

Khơng

38

17,7

Có phẫu thuật

81

37,7

Khơng phẫu thuật

134


62,3

7

3,3

Đỡ

189

87,9

Khơng thay đổi

19

8,8

68

31,6

Đặc điểm
Nhóm tuổi

Hiện đang có Bảo hiểm y tế

Xử trí sau khi nhập viện


Mức độ hồi phục chấn thương sau TNGT
Khỏi/hồi phục hoàn tồn

Sử dụng rượu bia

340


Tổng
Đặc điểm

n

%

215

100,0

147

68,4

Đã từng gặp TNGT trước đây

62

28,8

Đã từng điều trị vấn đề/bệnh về tâm thần


5

2,3

Thành viên gia đình đã từng điều trị vấn đề/bệnh về tâm
thần

8

3,7

147

68,4

Không
Tiền sử bệnh tật

Cảm thấy phiền muộn trong vịng 1 tháng

Có khoảng 1/3 số đối tượng nghiên cứu trong độ tuổi từ 25 - 44 tuổi, tiếp theo là khoảng
31% đối tượng trong độ tuổi từ 45 đến 60. Hầu hết các đối tượng nghiên cứu đều có bảo
hiểm (82,3%). Với các TNGT phải nhập viện của các đối tượng, khoảng 38% trong số đó
phải tiến hành phẫu thuật. Tính đến thời điểm nghiên cứu, 87,9% bệnh nhân đã hồi phục
và có tiến triển, 8,8% chưa tiến triển. Có tới 31,6% các đối tượng nghiên cứu vẫn đang sử
dụng rượu bia.
Về tiền sử bệnh tật của đối tượng nghiên cứu, có đến gần 30% bệnh nhân đã từng gặp
một TNGT khác trước đây. Tỷ lệ rất ít các đối tượng đã từng điều trị hoặc có thành viên
trong gia đình của họ điều trị vấn đề/bệnh về tâm thần (lần lượt khoảng 2% và 3,7%). Tỷ lệ

đối tượng cảm thấy phiền muộn trong vòng 1 tháng qua chiếm đến gần 70%.
Bảng 2. Tình trạng bệnh nhân theo phân loại triệu chứng PTSD
Đặc điểm

Khơng có

Nhẹ

Nặng

Triệu chứng dễ bị xâm nhập
Những ký ức không mong muốn về sự kiện làm phiền bạn
105 (48,8) 78 (36,3)
chúng cứ lặp đi lặp lại, làm bạn thấy khó chịu

32 (14,9)

Những giấc mơ khó chịu lặp đi lặp lại về sự kiện đã gặp phải

160 (74,4) 41 (19,1)

14 (6,5)

Đột nhiên cảm thấy hoặc hành động cứ như thể sự kiện đã gặp
147 (68,4) 57 (26,5)
phải đó thực sự lại xảy ra một lần nữa

11 (5,1)

Có phản ứng vật lý mạnh mẽ khi một cái gì đó nhắc nhở về sự

136 (63,3) 59 (27,4)
kiện

20 (9,3)

Triệu chứng về tâm trạng tiêu cực
Gặp khó khăn trong việc cảm nhận những cảm giác tích cực

124 (57,7) 63 (29,3)

28 (13,0)

Cảm thấy xa cách hoặc cách biệt với những người xung quanh 144 (67,0) 59 (27,4)

12 (5,6)

Gặp phải khó khăn trong việc nhớ lại những phần quan trọng
60 (27,9)
của (sự kiện)

87 (40,5)

Triệu chứng về việc phân ly
68 (31,6)

341


Đặc điểm


Khơng có

Nhẹ

Nặng

Tránh nhớ lại, suy nghĩ, hoặc cảm xúc liên quan đến (sự kiện) 84 (39,1)

64 (29,8)

67 (31,2)

Tránh nhắc đến những vấn đề khác làm gợi nhớ tới (sự kiện)

83 (38,6)

63 (29,3)

69 (32,1)

Gặp khó khăn trong việc ngủ hoặc rơi vào các giấc ngủ triền
58 (27,0)
miên

83 (38,6)

74 (34,4)

Có hành vi cáu kỉnh, hay nóng giận bất thường, hoặc thái độ
134 (62,3) 65 (30,2)

hung hăng

16 (7,4)

Trở nên cảnh giác, quá cảnh giác hoặc dè chừng

100 (46,5) 73 (34,0)

42 (19,5)

Gặp khó khăn trong việc tập trung

117 (54,4) 68 (31,6)

30 (14,0)

Cảm thấy giật mình hoặc dễ bị giật mình

99 (46,1)

43 (20,0)

Triệu chứng tránh gặp mặt tiếp xúc

Triệu chứng về việc bị kích thích

73 (34,0)

Dựa theo tiêu chuẩn đánh giá rối loạn căng thẳng cấp tính sau chấn thương theo khuyến
nghị trong Hướng dẫn Chẩn đoán và Thống kê các rối loạn tâm thần (DSM-5), các phân

loại triệu chứng được đánh giá trong bộ công cụ sàng lọc ASD-5 bao gồm: 1) Triệu chứng
dễ bị xâm nhập; 2) Tâm trạng tiêu cực; 3) Triệu chứng phân ly; 4) Triệu chứng về việc tránh
gặp mặt tiếp xúc; 3) Triệu chứng dễ bị kích thích.
Nhìn chung, theo phân loại triệu chứng dễ bị xâm nhập, đặc điểm thường gặp nhất ở
các bệnh nhân trong nghiên cứu này là việc những ký ức không mong muốn về sự kiện đã
xảy ra cứ lặp đi lặp lại khiến đối tượng cảm thấy khó chịu, chiếm khoảng 15% số đối tượng
có biểu hiện ở mức nặng. Đặc điểm ít gặp nhất trong số các bệnh nhân đó là việc đột nhiên
cảm thấy hoặc hành động cứ như thể sự kiện đã gặp phải đó thực sự xảy ra một lần nữa, chỉ
có khoảng 5,1% số bệnh nhân gặp phải đặc điểm này ở mức nặng.
Với các triệu chứng về tâm trạng tiêu cực, khoảng 1/3 số đối tượng nghiên cứu gặp khó
khăn trong việc cảm nhận những cảm giác tích cực, tuy nhiên chỉ ở mức nhẹ. Có khoảng
13% số đối tượng gặp phải tình trạng này ở mức nặng.
Với các triệu chứng về việc phân ly, có đến 40% số đối tượng được phỏng vấn cho biết
họ ở mức nặng gặp phải khó khăn trong việc nhớ lại những phần quan trọng của sự kiện
đã xảy ra (trong đó tỷ lệ này ở nhóm nữ là 46% và ở nhóm nam lên đến 38%). Đặc điểm ít
gặp nhất ở các đối tượng đó là việc cảm thấy xa cách hoặc cách biệt với những người xung
quanh, khoảng 2/3 số đối tượng khơng gặp tình trạng này.
Với các triệu chứng liên quan đến việc tránh gặp mặt, tiếp xúc, tỷ lệ các đối tượng tránh
nhớ lại, suy nghĩ hoặc có cảm xúc liên quan đến sự kiện xảy ra, cũng như việc tránh nhắc
đến những vấn đề khác gợi nhớ tới sự kiện ở mức nặng khá tương đương nhau (khoảng
31%). Có khoảng 39% số đối tượng khơng gặp phải các triệu chứng này.
Đối với nhóm các đặc điểm liên quan đến các triệu chứng của việc bị kích thích, đặc
điểm thường thấy nhất ở các đối tượng đó là việc gặp khó khăn trong việc ngủ hoặc rơi vào
các giấc ngủ triền miên, có đến 34,4% số đối tượng gặp phải tình trạng này ở mức nặng.
342


Biểu đồ 1: Phân loại tình trạng PTSD sau chấn thương của ĐTNC theo giới tính
Với điểm cắt là 27, nghiên cứu này chỉ ra có khoảng 15,3% số đối tượng phỏng vấn bị
PTSD sau chấn thương. Nhóm nam có tỉ lệ mắc PTSD sau chấn thương là 11,8% thấp hơn

ở nhóm nữ là 23,8% và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001.
2.2. Các yếu tố liên quan lên rối loạn căng thẳng cấp tính sau chấn thương do
TNGT trong nghiên cứu
Có 3 nhóm yếu tố liên quan chính tới việc xuất hiện rối loạn căng thẳng cấp tính sau
chấn thương do TNGT của các đối tượng trong nghiên cứu, bao gồm:
- Nhóm yếu tố đặc điểm cá nhân của đối tượng
- Nhóm yếu tố đặc điểm vụ TNGT
- Nhóm yếu tố về hỗ trợ của gia đình, bạn bè, những người khác
Đối với từng nhóm yếu tố, kiểm định Khi bình phương được tiến hành giữa biến số
nguy cơ rối loạn căng thẳng cấp tính sau chấn thương của đối tượng lần lượt với từng yếu
tố cụ thể.
Bảng 3. Mối liên quan đơn biến giữa tình trạng rối loạn stress sau TNGT
và các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Rối loạn stress cấp tính sau TNGT
Đặc điểm



Khơng

n

%

n

%

Nam


40

26,3

112

73,7

Nữ

28

44,4

35

55,6

OR
(KTC 95%)

Giới tính
2,2

1,2-4,1
343


Rối loạn stress cấp tính sau TNGT
Đặc điểm




Khơng

OR
(KTC 95%)

n

%

n

%

Dưới 25 tuổi

3

10,3

26

89,7

Từ 25 đến 44 tuổi

17


23,9

54

76,1

2,7

0,7-10,1

Từ 45 đến 60 tuổi

28

41,8

39

58,2

6,2

1,7-22,6

Trên 60 tuổi

20

41,7


28

58,3

6,2

1,6-23,3

Độc thân

7

15,9

37

84,1

Đang có vợ/chồng

54

35,3

99

64,7

2,9


1,2-6,9

Ly hơn/ly thân/góa

7

38,9

11

61,1

3,4

1,0-11,7

Dưới Trung cấp

31

18,1

140

81,9

Trung cấp/Cao đẳng/Đại học

2


4,6

42

95,4

0,2

0,05 - 0,9

Nhóm tuổi

Tình trạng hơn nhân hiện tại

Trình độ học vấn cao nhất

Đánh giá chung về mức độ hỗ trợ bạn bè
Hỗ trợ mức thấp

53

40,2

79

59,8

Hỗ trợ mức trung bình

12


20,3

47

79,7

0,6

0,1-2,0

Hỗ trợ mức cao

3

12,5

21

87,5

0,2

0,06-0,8

Đánh giá chung về mức độ hỗ trợ từ đối tượng khác
Hỗ trợ mức thấp

17


50,0

17

50,0

Hỗ trợ mức trung bình

38

33,9

74

66,1

0,5

0,2-1,1

Hỗ trợ mức cao

13

18,8

56

81,2


0,2

0,1-0,6

1,8

1,0-3,2

Tham gia bồi thường/kiện cáo sau TNGT
Khơng

34

26,6

94

73,4



34

39,1

53

60,9

Trong nhóm đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu, các yếu tố về giới tính, tình

trạng hơn nhân và trình độ học vấn được tìm thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với
việc bị PTSD sau TNGT của các đối tượng nghiên cứu. Cụ thể những bệnh nhân là nữ có
tỉ lệ PTSD sau TNGT cao gấp 2,2 lần (95%CI=1,2-4,1) so với những bệnh nhân nam. Bên
cạnh đó, những người đang có vợ/chồng có tỉ lệ PTSD sau TNGT cao gấp 2,9 lần (95%CI=
1,2-6,9) so với những người hiện đang độc thân. Thậm chí ở nhóm những người ly hơn/
ly thân/góa có tỉ lệ này cao hơn 3,4 lần (95%CI=: 1,0-11,7) so với những người độc thân.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra trình độ học vấn cao có thể làm giảm PTSD sau TNGT ở
bệnh nhân, cụ thể những người có trình độ học vấn từ trung cấp/cao đẳng/Đại học trở lên
344


có nguy cơ mắc phải rối loạn chỉ bằng 20% (KTC 95%: 5 - 90%) so với những người có
trình độ học vấn dưới Trung cấp.
Đối với các yếu tố hỗ trợ từ gia đình, bạn bè, những người xung quanh, những bệnh
nhân có hỗ trợ từ những đối tượng khác ở mức cao có tỉ lệ PTSD sau TNGT chỉ bằng 0,2
lần (KTC 95%: 0,1 - 0,6) so với những người có hỗ trợ này ở mức thấp. Một yếu tố được
tìm ra cũng có mối liên quan ở đây là việc không tham gia bồi thường/kiện cáo sau TNGT,
cụ thể những người có tham gia vào việc bồi thường/kiện cáo sau TNGT có tỉ lệ PTSD do
TNGT cao gấp 1,8 lần (KTC 95%: 1,0 - 3,2) so với những người không tham gia vào những
sự việc kể trên.
IV. BÀN LUẬN
Sử dụng bộ công cụ ASD-5 với điểm cắt 27 theo khuyến nghị, nghiên cứu này tìm ra tỷ
lệ đối tượng có nguy cơ rối loạn căng thẳng cấp tính sau chấn thương do TNGT là 15,4%
(KTC 95%: 10,8 - 20,9%). Kết quả tìm được tương đương với kết quả từ tổng quan hệ
thống của tác giả Wenjie về tỷ lệ ước tính rối loạn căng thẳng cấp tính sau chấn thương do
TNGT ở người trưởng thành là 15,81% (KTC 95%: 8,27 - 25,14%) (6). Mặc dù kết quả
chúng tơi tìm được có phần thấp hơn so với một tổng quan tài liệu khác của tác giả Wanli
(7) năm 2017 với tỷ lệ phát hiện rối loạn căng thẳng sau chấn thương do TNGT ở người
trưởng thành là 22,3% (KTC 95%: 16,7 - 28,3). Tuy nhiên, nếu xét theo khoảng tin cậy
95% thu được, sự khác biệt giữa kết quả của nghiên cứu này so với tổng quan của Wanli

là khơng có ý nghĩa thống kê. Mặt khác, nghiên cứu này phát hiện được tỷ lệ nguy cơ rối
loạn căng thẳng cấp tính sau chấn thương do TNGT như vậy có thể do các lý do sau. Thứ
nhất, bộ công cụ tự điền ASD được khuyến nghị nên là bộ công cụ sử dụng để sàng lọc các
triệu chứng của rối loạn căng thẳng sau chấn thương (8, 9), khi đó tỷ lệ tìm thấy những đối
tượng có nguy cơ sẽ cao hơn so với những nghiên cứu sử dụng bộ công cụ CAPS (đánh
giá của chuyên gia) vốn là “chuẩn vàng” cho việc xác định rối loạn căng thẳng này. Thứ
hai, thời gian phỏng vấn đối tượng trong nghiên cứu này chỉ trong vòng 1 tháng sau khi họ
gặp phải TNGT, đây vẫn là thời gian điều trị tại bệnh viện của họ, do vậy có thể những tác
động về mặt tâm lý của vụ TNGT vẫn còn rõ nét hơn nếu so với các nghiên cứu tiến hành
thu thập số liệu trên đối tượng trong những khoảng thời gian sau 1 tháng, 3 tháng - 6 tháng
hoặc theo dõi đối tượng lâu hơn nữa (1 năm trở lên) sau khi gặp phải TNGT (10-12). Khi
so sánh với một nghiên cứu có khoảng thời gian thu thập số liệu tương tự (trong vòng 1
tháng) (13), nghiên cứu của chúng tơi cũng có kết quả tương tự.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng những đối tượng từ 45 tuổi trở lên thì có nguy cơ rối
loạn stress sau chấn thương do TNGT cao hơn so với những người dưới 25 tuổi, kết quả
này tương đồng với nghiên cứu của Ryb (14). Điều này có thể giải thích với đặc điểm văn
hóa của Việt Nam khi những người từ 45 tuổi trở lên hầu hết đã có gia đình, có con. Khi họ
gặp phải TNGT, rất có thể sẽ gây ra những xáo trộn trong cuộc sống thường ngày của gia
đình, ví dụ như: con cái phải bỏ việc để chăm sóc, chi phí điều trị nằm ngồi khả năng chi
trả của gia đình, v.v...
345


V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu tiến hành trên 215 bệnh nhân nhập viện do các chấn thương liên quan đến
TNGT tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2019, Kết quả cho thấy tỷ lệ đối tượng
có nguy cơ rối loạn stress sau chấn thương do TNGT trong nghiên cứu này là 31,6% (KTC
95%: 25,4 - 37,8), trong đó nữ có tỷ lệ rối loạn căng thẳng cao hơn nam. Các yếu tố liên
quan đến việc xuất hiện tình trạng rối loạn căng thẳng sau chấn thương do TNGT của các
đối tượng bao gồm: là nữ giới (OR=2,3; KTC 95%:1,1 - 5,0), việc có vợ/chồng (OR=4,5;

KTC 95%:1,1 - 19,7), trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống (OR=5,0; KTC 95%:1,1 20,0), sử dụng xe đạp (OR=3,0; KTC 95%:1,1 - 8,1), tham gia bồi thường/kiện cáo sau
khi xảy ra vụ TNGT (OR=2,6; KTC 95%:1,2 - 5,6) và việc có được hỗ trợ xã hội từ gia
đình ở mức cao (OR=0,06; KTC 95%:0,01 - 0,1) và những người đặc biệt trong cuộc sống
(OR=0,03; KTC 95%:0,01 - 0,2).
VI. KHUYẾN NGHỊ
Các bác sĩ điều trị (bao gồm cả điều trị tâm lý), cần lưu tâm và có những chăm sóc
về mặt tinh thần đặc biệt cho những đối tượng là nữ, sử dụng phương tiện thơ sơ hoặc có
trình độ học vấn khơng cao do có bằng chứng rằng những người này thường có nguy cơ bị
rối loạn căng thẳng cấp tính do chấn thương sau TNGT cao hơn so với những người cịn
lại. Bên cạnh đó cần phối hợp với gia đình, người thân làm chỗ dựa về mặt tinh thần cho
người bệnh, giúp họ có khả năng hồi phục tốt hơn trong quá trình điều trị khi những yếu tố
này được tìm ra có mối liên quan tới việc xuất hiện rối loạn căng thẳng cấp tính sau chấn
thương. Trong điều kiện cho phép, các nghiên cứu cũng cần sử dụng các bộ cơng cụ giúp
chẩn đốn khẳng định tình trạng rối loạn căng thẳng sau chấn thương của người bệnh, từ
đó đưa ra các can thiệp kịp thời và phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. World Health Organization. Global status report on road safety 2018, truy cập ngày
18 tháng 11, tại trang web 2018.
2. Bệnh viện tâm thần Huế. Rối loạn stress sau sang chấn - Posttraumatic Stress Disorder
(PTSD). 2015.
3. R. A. Bryant. The Current Evidence for Acute Stress Disorder. Current psychiatry
reports. 2018;20(12):111.
4. Trang Thi Hanh Do, Ignacio Correa-Velez, Michael P. Dunne. Trauma Exposure
and Mental Health Problems Among Adults in Central Vietnam: A Randomized CrossSectional Survey. Front Psychiatry. 2019;10:31-.
5. American Psychiatric Association. Diagnostic and statistical manual of mental
disorders (5th ed.). Washington, DC: Author 2013.
6. Wenjie Dai, Aizhong Liu, Atipatsa C. Kaminga, Jing Deng, Zhiwei Lai, Jianzhou
Yang, et al. Prevalence of acute stress disorder among road traffic accident survivors: a
meta-analysis. BMC Psychiatry. 2018;18(1):188-.
346



7. W. Lin, L. Gong, M. Xia, W. Dai. Prevalence of posttraumatic stress disorder
among road traffic accident survivors: A PRISMA-compliant meta-analysis. Medicine.
2018;97(3):e9693.
8. D. Forbes, M. Creamer, D. Biddle. The validity of the PTSD checklist as a measure
of symptomatic change in combat-related PTSD. Behaviour research and therapy.
2001;39(8):977-86.
9. Hawkar Ibrahim, Verena Ertl, Claudia Catani, Azad Ali Ismail, Frank Neuner. The
validity of Posttraumatic Stress Disorder Checklist for DSM-5 (PCL-5) as screening
instrument with Kurdish and Arab displaced populations living in the Kurdistan region of
Iraq. BMC Psychiatry. 2018;18(1):259-.
10. R. Naim, I. Wald, A. Lior, D. S. Pine, N. A. Fox, G. Sheppes, et al. Perturbed threat
monitoring following a traumatic event predicts risk for post-traumatic stress disorder.
Psychological medicine. 2014;44(10):2077-84.
11. Laetitia Chossegros, Martine Hours, Pierrette Charnay, Marlène Bernard, Emmanuel
Fort, Dominique Boisson, et al. Predictive factors of chronic post-traumatic stress disorder
6 months after a road traffic accident. Accident Analysis & Prevention. 2011;43(1):471-7.
12. J. Kenardy, M. Heron-Delaney, J. Hendrikz, J. Warren, S. L. Edmed, E. Brown.
Recovery trajectories for long-term health-related quality of life following a road traffic
crash injury: Results from the UQ SuPPORT study. Journal of affective disorders.
2017;214:8-14.
13. Francisca Ongecha-Owuor, Dammas Kathuku, Caleb Othieno, David Ndetei. Post
traumatic stress disorder among motor vehicle accident survivors attending the orthopaedic
and trauma clinic at Kenyatta National Hospital, Nairobi2004. 362-6 p.
14. G. E. Ryb, P. C. Dischinger, K. M. Read, J. A. Kufera. PTSD after severe vehicular
crashes. Ann Adv Automot Med. 2009;53:177-93.

347




×