ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG
CHO CÁC BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN
Các bệnh nhân cần nhập viện điều trị viêm phổi cấp nên cấy máu và xét nghiệm
đàm trước khi dùng kháng sinh. Mẫu đàm cần nhuộm Gram và cấy trong vòng 2
giờ. Các xét nghiệm khác để xác định vi khuẩn học tùy lâm sàng nghi ngờ như lao,
Leigionella…Nên điều trị kháng sinh ngay mà không chờ kết quả vi trùng học.
1-Điều trị kháng sinh theo khuyến cáo:
Phối hợp của 1 thuốc nhóm Beta–lactam với 1 Macrolide Hoặc đơn trị liệu với
một Fluoroquinolone.
Những bệnh nhân bệnh nặng cần nhập ICU nên phối hợp 1 thuốc nhóm Beta–
lactam với 1 thuốc nhóm Fluoroquinolone hay 1 thuốc nhóm Beta–lactam với 1
thuốc nhóm Macrolide. Mục đích của phối hợp này là điều trị 2 tác nhân gây viêm
phổi nặng là S. pneumoniae và Legionella. Chưa có bằng chứng về hiệu qủa điều
trị những bệnh nhân này chỉ với Fluoroquinolones hay Macrolide đơn độc.
2-Các kháng sinh thích hợp:
Tại khoa bệnh thường: Cefotaxime hay Ceftriaxone phối hợp với 1 thuốc nhóm
Macrolide ( Azithromycin, Clarithromycin hay Erythromycin ). HOẶC 1 thuốc
nhóm Fluoroquinolones đơn độc ( Levofloxacin, Gatifloxacin, Moxifloxacin,
Trovafloxacin hay một Fluoroquinolones có khả năng diệt được S. pneumoniae;
các Fluoroquinolones có khả năng diệt các vi khuẩn yếm khí gây bệnh tại phổi như
Trovafloxacin, Moxifloxacin và Gatifloxacin).
Tại ICU: Phối hợp 1 thuốc nhóm Beta–lactam ( Cefotaxime, Ceftriaxone,
Ampicillin-sulbactam hay Piperacillin-tazobactam ) với 1 thuốc nhóm Macrolide
hay một thuốc nhóm Fluoroquinolone.
3-Một số trường hợp đặc biệt:
Ø Bệnh nhân dị ứng với nhóm Beta–lactam: Fluoroquinolone có hay không
phối hợp với Clindamycin.
Ø Bệnh nhân có bệnh phổi cơ bản từ trước như giãn phế quản hay bệnh xơ
nang: nên dùng các kháng sinh diệt Pseudomonas aeruginosa.
Ø Nghi có viêm phổi hít: Fluoroquinolone có thể phối hợp với Beta–lactam/ ức
chế men Beta–lactamase ( Ampicillin-sulbactam hay Piperacillin-tazobactam );
Metronidazole hay Clindamycin.
THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ VÀ ĐƯỜNG DÙNG THUỐC:
1-Thời gian điều trị: tùy thuộc vào:
Ø Tác nhân gây bệnh.
Ø Đáp ứng với điều trị.
Ø Các bệnh đi kèm.
Ø Biến chứng.
Viêm phổi do S. pneumoniae: nên điều trị cho đến khi lâm sàng hoàn toàn hết
sốt trong 72 giờ.
Viêm phổi do các tác nhân có độc lực cao có thể hoại tử nhu mô phổi như S.
aureus, P. aeruginosa, Klebsiella và các vi khuẩn yếm khí thời gian điều trị phải ≥
2 tuần.
Viêm phổi do M. pneumoniae hay C. pneumoniae thời gian điều trị tối thiểu
cũng phải 2 tuần.
2-Đường dùng thuốc:
Không có sự khác biệt về dùng thuốc đường uống với đường tiêm mạch vì hấu
hết các thuốc được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên, đối với những bệnh
nhân nhập viện, trong những ngày đầu điều trị nên dùng thuốc qua đường tĩnh
mạch vì khả năng thuốc hấp thu qua đường tiêu hóa có thể không tốt trên những
bệnh nhân bệnh nặng cấp tính.
Nên chuyển từ đường tiêm mạch sang đường uống khi:
v Lâm sàng có cải thiện.
v Huyết động học ổn định.
v Bệnh nhân có thể uống được.
v Chức năng đường tiêu hóa bình thường.
Thường sau 3 ngày có thể chuyển kháng sinh từ đường chích sang đường uống
được. Chọn lựa kháng sinh đường uống là thuốc cùng nhóm với kháng sinh tiêm
mạch hoặc có phổ tác dụng kháng khuẩn tương tự.
ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG VỚI ĐIỀU TRỊ:
Lâm sàng thường có đáp ứng sau 1 – 3 ngày điều trị. Cần theo dõi:
v Các dấu hiệu lâm sàng: sốt, các triệu chứng hô hấp ( ho, khó thở ).
v So lượng bạch cầu.
v PaO2.
v Các dấu hiệu trên Xquang ngực.
1-Sốt: là yếu tố đánh giá quan trọng nhất.
Viêm phổi do phế cầu ở người trẻ thời gian hết sốt sau khi bắt đầu điều trị
thường là 2,5 ngày. Đối với bệnh nhân lớn tuổi có sốt, thời gian hết sốt thường lâu
hơn. Các trường hợp nhiễm trùng huyết thời gian này trung bình là 6-7 ngày.
Viêm phổi do M. pneumoniae thường hết sốt sau 1-2 ngày.
2-Cấy máu: các trường hợp có nhiễm trùng huyết, kết quả cấy máu thường (-)
sau 24-48 giờ điều trị.
3-Cấy đàm: kết quả đàm cũng thường (-) sau 24-48 giờ điều trị. Ngoại trừ P.
aeruginosa ( hay các trực trùng Gr (-) khác ) và M. pneumoniae có thể còn tồn tại
trong đàm dù điều trị có kết quả.
Cấy máu và cấy đàm theo dõi không có chỉ định nếu như lâm sàng có cải thiện.
4-Xquang ngực:
Đáp ứng trên Xquang ngực thường chậm hơn so với lâm sàng và nếu không có
chỉ định thì không cần thiết phải chụp nhiều. Trong những ngày đầu điều trị, các
dấu hiệu trên Xquang có thể tiến triển thêm mặc dù lâm sàng có đáp ứng với điều
trị, có thể do phản ứng viêm vẫn còn tiếp diễn ngay cả khi không còn vi khuẩn.
Trong thời gian điều trị, Xquang ngực có thể chỉ định trong trường hợp cần
đánh giá vị trí của ống nội khí quản hay đường truyền tĩnh mạch trung tâm, tai
biến do đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm hoặc lý do không đáp ứng điều trị
như tràn khí màng phổi, viêm mủ màng phổi, tổn thương tiến triển, tạo hang, phù
phổi hay ARDS.
Các dấu hiệu trên Xquang của viêm phổi do phế cầu trên những bệnh nhân <>
40 tuổi và / hay có hút thuốc lá nên chụp Xquang ngực lại sau 7 – 12 tuần điều trị
để đánh giá tổn thương và loại trừ các nguyên nhân đi kèm như ung thư phổi.
THẤT BẠI ĐIỀU TRỊ
Những bệnh nhân không đáp ứng hoặc biểu hiện xấu thêm sau khi điều trị khởi
đầu theo khuyến cáo có thể do:
1-Chẩn đoán sai:
Các bệnh lý sau thường dễ chẩn đoán nhầm với viêm phổi là:
v Suy tim sung huyết.
v Thuyên tắc phổi.
v Xẹp phổi.
v Sarcoidosis.
v Ung thư.
v Viêm phổi do tia xạ.
v Phản ứng phổi với thuốc ( Pulmonary drug reactions ).
v Viêm mạch máu.
v ARDS.
v Xuất huyết phổi.
v Bệnh phổi do viêm ( Inflammatory lung disease ).
2-Chẩn đoán đúng:
Nếu chẩn đoán đúng nhưng bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nên nghĩ đến
vấn đề của một trong 3 thành phần:
Bệnh nhân – Thuốc – Tác nhân gây bệnh.
a-Bệnh nhân:
Tỷ lệ tử vong chung là 10% - 15% cho VPMPCĐ có chẩn đoán xác định tác
nhân gây bệnh và được điều trị thích hợp. Đối với viêm phổi do phế cầu nhạy cảm
với penicillin có nhiễm trùng huyết và được điều trị với penicillin thì tử vong vẫn
còn ≥ 20%.
Nên tìm các yếu tố ảnh hưởng đến điều trị như:
Ø Tắc nghẽn đường thở do u, dị vật hoặc viêm mủ phế quản.
Ø Tác dụng phụ của thuốc.
Ø Tai biến do điều trị: truyền dịch quá nhiều…
Ø Các biến chứng trong bệnh viện: bội nhiễm, nhiễm trùng từ vị trí đường
truyền tĩnh mạch, đặt catheter…
b-Vấn đề do thuốc:
§ Chọn lựa thuốc không thích hợp.
§ Liều thuốc dùng không đúng.
§ Không dung nạp thuốc.
§ Rối loạn hấp thu thuốc.
§ Giao thoa thuốc kháng sinh với các thuốc khác.
§ Sốt do thuốc.
§ Tác dụng phục của thuốc.
§ Các yếu tố ảnh hưởng đến phân bố thuốc đến vị trí nhiễm trùng hay tác dụng
của thuốc tại ổ nhiễm trùng.
c-Tác nhân gây bệnh:
v Vi trùng kháng thuốc.
v Nhiễm trùng với nhiều tác nhân gây bệnh.