Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Du lịch đồng bằng sông Cửu Long: Đặc trưng và hội nhập – từ góc nhìn của các nhà du ký nửa đầu thế kỷ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.64 KB, 7 trang )

DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: ĐẶC TRƯNG VÀ HỘI NHẬP –
TỪ GĨC NHÌN CỦA CÁC NHÀ DU KÝ NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
Phạm Thị Thúy Vinh(*)
TOURISM MEKONG DELTA: CHARACTERISTICS AND INTEGRATION - THE
EXPERIENCES OF TRAVELOGUE IN THE EARLY 20TH CENTURY
Abstract
1. The paper has aimed to give the general view of travelogue, list the authors who
wrote travel articles about Southern region in the first half of 20th century: Pham Quynh,
Nguyen Ba Trac, Dong Ho, Nguyen Van Kiem, etc. They were all well-known scholars with
in-depth knowledge in many cultural areas and travelling experiences to various famous
landscapes, that enabled them to write down special travel pages.
2. Also, it has identified the cultural characteristics of Mekong Delta covered in travel
notes. Following the travellers’ footsteps, readers were able to enjoy and approach
traditional features and cultural tourism potentials of Mekong Delta.
3. Finally, it has presented the value of travel notes towards the development of
Mekong Delta tourism in the integration trend: recognizing the cultural identity of the South
in comparison with that of the past and present; partly reflecting the image of tourism
activities in the South in the first half of 20th century; grasping the thoughts of involved
travellers, then determining the suitable and comprehensive tourism service models…
*
1. Những thập kỷ đầu của thế kỷ XX đánh dấu sự thức tỉnh mạnh mẽ của Việt Nam
sau một giai đoạn đầu đối diện, điều chỉnh, thích nghi với cú “sốc” mạnh mẽ khi người Pháp
đến nơi, tạo lập một mơi trường văn hóa, chính trị, xã hội, kinh tế hoàn toàn mới lạ trên mảnh
đất Nam Kỳ. Sau nhiều thế kỷ phong bế trong bức tường thành kiên cố của thiết chế phong
kiến, Nam Kỳ đã tiếp nhận luồng gió mới phương Tây tạo nên sự thay da đổi thịt trên nhiều
phương diện. Nam Kỳ trở thành một điểm nóng của cơng cuộc canh tân, hội nhập, thu hút sự
quan tâm của các nhà báo, nhà văn hóa, trí thức khắp mọi miền tìm đến làm việc, học hỏi,
thăm thú để có những trải nghiệm, so sánh với các vùng miền khác. Theo bước chân du hành
của các học giả, được ghi lại trong các trang du ký in trên báo chí đương thời, chúng ta có
được hình dung về đặc trưng văn hóa của xứ sở phồn thịnh bậc nhất Đông Dương những năm
đầu thế kỷ XX, từ đó thấy được tiềm năng và hoạt động du lịch đang manh nha hình thành


cùng với q trình đơ thị hóa ở Nam Kỳ giai đoạn này.
Từ cuối thế kỷ XIX và những năm đầu của thế kỷ XX đã xuất hiện trên báo chí những
tác phẩm du ký viết về vùng văn hóa Sài Gịn – Nam Bộ. Trong điều kiện thời đó, việc đi lại
cịn nhiều khó khăn. Hơn nữa, tham quan du lịch vẫn còn là một điều khá xa lạ với đời sống
quần chúng, chưa thể là một hoạt động phổ biến như bây giờ. Vì thế, những người có điều
kiện đi du lịch và có thể viết nên những trang du ký phần lớn là các học giả nhạy cảm và am
tường về các lĩnh vực văn hóa, ít nhiều có điều kiện kinh tế để có thể đi thăm thú nhiều điểm
danh thắng. Tác phẩm du ký ra đời gắn liền với nhu cầu xê dịch ĐI và XEM, gắn với các
chuyến du sơn ngoạn thủy, tìm hiểu lịch sử, văn hóa, thỏa mãn nhu cầu giải trí, ham hiểu biết,
ham chơi, ham vui của một lớp người thuộc tầng lớp trên, trí thức, có của ăn của để. Đọc qua
các tác phẩm du ký về Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX có thể nhận diện được phần nào cảnh sắc
thiên nhiên, hình ảnh con người và cuộc sống xã hội nơi đây. Đặc biệt, chúng ta có thể thấy

(*)

ThS., Viện Văn học – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.


được phần nào cách thức tổ chức, quản lý của ngành kinh doanh du lịch đang dần định hình
và phát triển.
Qua quá trình sưu tầm tư liệu trên các sách báo, tạp chí trước năm 1945, chúng tơi
thấy xuất hiện nhiều trang du ký của học giả bốn phương viết về Nam Kỳ lục tỉnh, chính là
vùng đồng bằng sơng Cửu Long bây giờ. Có thể kể đến những tên tuổi như Trương Vĩnh Ký,
Phạm Quỳnh, Mẫu Sơn Mục, Tản Đà, Thiếu Sơn, Đông Hồ, Biểu Chánh, Khuông Việt,
L.T.K, Biệt Lam Trần Huy Bá, Trường Sơn Trí, Tố Phang… Có thể nhận thấy đây là những
học giả nổi tiếng đương thời, những người góp phần hình thành nên tầng lớp trí thức mới của
Việt Nam và đã ít nhiều góp cơng cho sự nghiệp canh tân nền văn hóa dân tộc.
2. Qua các trang du ký viết về Nam Bộ trên trên báo chí nửa đầu thế kỷ XX, chúng tơi
tạm nhận diện ba nét đặc trưng văn hóa của đồng bằng sơng Cửu Long, cũng là định hình cho
ba hướng phát triển du lịch của khu vực này như sau: Văn hóa đơ thị sầm uất, hiện đại của

Sài Gịn - Văn hóa đậm sắc sinh thái tự nhiên của các tỉnh vùng ven - Văn hóa cổ kính ghi
dấu tích lịch sử cổ xưa…
2.1. Văn hóa đơ thị sầm uất của Sài Gòn
Sài Gòn là một thành phố trẻ, nhưng với vị thế là trung tâm kinh - văn hóa, có tầm
giao lưu và ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực nên được coi như là thủ phủ của Nam Kỳ. Đến
đầu thế kỷ XX, Sài Gòn trở thành một thương cảng đơ thị kiểu phương Tây, có sự ảnh hưởng
Âu hóa sâu sắc trên nhiều phương diện. Có thể nhận thấy điều này qua tác phẩm du ký như:
Một tháng ở Nam Kỳ(1) (Phạm Quỳnh), Lược ký đi đường bộ từ Hà Nội vào Sài Gòn(2) (Mẫu
Sơn Mục N.X.H), Hai vườn bách thú(3) (Tản Đà), Ba lần đi xem hội chợ Sài Gòn(4) (Thiếu
Sơn), Hội chợ năm nay có những gì?(5) (Trúc Hà), Mỹ thuật Việt Nam tại hội chợ Sài Gòn
(L.T.K),… Mỗi tác giả ở những góc độ khác nhau đã giúp người đọc hình dung đầy đủ hơn
về gương mặt đơ thị Sài Gịn một thời.
Phạm Quỳnh ở tuổi 26 đặt chân đến Sài Gòn đã ấn tượng bởi thiên nhiên, con người,
kiến trúc, kinh tế, văn hóa và nhất là sự phát triển của báo chí Nam Kỳ. Ơng coi “Sài Gịn là
cái "hạt báu của Á Đơng" (la perle de l'Extrême Orient)…”. Ơng ngắm nhìn đường phố, kiến
trúc các dinh thự, cơng sở, gặp gỡ bạn bè báo giới, quan sát sự phát triển của báo chí Nam
Kỳ… Trong từng lĩnh vực, ơng đều có những so sánh cụ thể với Hà Nội, thủ đô xứ Bắc và
đưa ra những nhận định sâu sắc để thấy được nét riêng của Sài Gịn. Ơng tổng qt: "Nói tóm
lại, cái hình thức của thành phố Sài Gòn sánh với thành phố Hà Nội còn hơn nhiều. Từ cách
đặt đường phố cho đến cách dựng cửa nhà, từ cách thắp đèn điện cho đến cách đặt máy nước
ở các nhà, cho đến cách tuần phòng vệ sinh trong phố xá, nhất nhất đều có tiến bộ hơn Hà
Thành ta cả. Ở Sài Gịn thật là có cái cảm giác một nơi đô hội mới, nghĩa là một nơi đơ hội
theo lối Tây”…
Ơng cũng nêu lên những cảm xúc của mình khi đến với vùng đất mới: "Cho nên cái
cảm giác của người mới bước chân tới đây là cái cảm giác vui, vui mà tin cậy ở cái tương
lai, chớ không phải buồn mà thương tiếc cho sự ký vãng"... Đó là niềm vui, phấn chấn, tin
tưởng vào sự phồn thịnh của kinh tế, sự phát triển về văn hóa, báo chí, và nhất là sự tin cậy
nơi con người, những bậc trí giả giàu năng lực và thân thiện. Có thể nói, mảnh đất Sài Thành
đã để lại những ấn tượng đẹp trong cảm thức của học giả Phạm Quỳnh.
Tác giả Mẫu Sơn Mục N.X.H có bài du ký Lược ký đi đường bộ từ Hà Nội vào Sài

Gòn, đã đưa ra những nhận xét về miền đất mới: “Nói tóm lại, cái hình thể thành phố Sài
Gịn là cái cửa bể, là cái đơ hội miền nhiệt đới, là cái phong cảnh nhân tạo, cho nên phần
náo nhiệt bề ngồi thì hơn Hà Nội, mà phần tôn nghiêm lặng lẽ bề trong của Hà Nội thì cơ
hồ khơng có…”. Tác giả cũng nhận định về vị thế quan trọng của Sài Gòn ở chốn Đông
Dương: “Cái đại thế Nam Kỳ ngày nay quan hệ như thế, vậy cái lịch sử Nam Kỳ sau này há
chẳng phải là một cái lịch sử quan trọng lắm thay”…
Như vậy, hai tác giả Mẫu Sơn Mục và Phạm Quỳnh đều có chung cách đánh giá, cái
đặc trưng của Sài Gịn chính là vẻ đẹp nhân tạo hiện đại của đường phố, kiến trúc, sức hấp
dẫn là cái náo nhiệt đô hội, tráng lệ của đô thị kiểu mới theo lối Tây, Tàu, khác với vẻ cổ
kính, thâm nghiêm, đậm chất An Nam của Hà Nội.


Tản Đà đến thăm vườn bách thú Sài Gòn – một điểm tham quan du lịch, cũng có sự
so sánh để thấy được sự hơn hẳn Bách thú Hà Nội về cách thức tổ chức quản lý, về mức độ
đầu tư, từ đó mà cũng hơn hẳn về sức hấp dẫn, thu hút du khách không chỉ trong nước mà
cả ngồi nước đến thăm.
Một hoạt động văn hóa nữa của đơ thị Sài Gịn những năm đầu thế kỷ được nhắc đến
trong các trang du ký, đó là việc tổ chức các hội chợ. Qua các bài viết về hội chợ triển lãm
tồn xứ Đơng Dương tổ chức tại Sài Gịn tháng 12 năm 1942, chúng ta có được nguồn tư
liệu quý giá về toàn cảnh hội chợ, cũng như từng khía cạnh khác nhau, bộ mơn khác nhau,
văn hóa khau. Trúc Hà nhận xét: “Có thể nói tồn cảnh Hội chợ này là phản ánh của xã hội
Việt Nam. Người ta có thể xem qua các gian hàng mà biết được đại khái trình độ tấn hóa
của dân tộc Việt Nam ra thế nào vậy”. Như vậy, đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội một thời
đã được lưu lại trên các trang du ký, để ngày nay khi chúng ta đọc lại, đã có thể hình dung
người xưa đã quảng bá hình ảnh đất nước ra sao. Hoạt động tổ chức các hội chợ, festivan có
một ý nghĩa quan trọng, nên đến ngày nay, vẫn là một hình thức được áp dụng để giới thiệu
và giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng miền, các quốc gia. Và đây cũng là một hoạt
động thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch.
Ngồi ra, có thể kể đến các bài du ký: Thành phố Sài Gòn(6) (Thiếu Sơn), Hai tháng
ở Óc Eo (hay là câu chuyện đi đào vàng)(7) (Biệt Lam Trần Huy Bá), Một câu đối tết giữa

thành phố Sài Gịn(8) (Đơng Hồ)… Mỗi tác giả cung cấp thêm những tư liệu khác nhau về
đời sống kinh tế, văn hóa của Sài Gịn, nhưng tựu chung lại, đều cho thấy Sài Gòn là gương
mặt của sự phồn hoa, náo nhiệt, kẻ buôn người bán đông đúc, hoạt động cả ngày đêm.
Qua các trang du ký, có thể nhận thấy các tác giả đề cao vị thế của đất Sài Gịn là
miền đất mới, có đầy đủ mọi tiềm năng và điều kiện để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và
thực sự đã vượt lên, đóng vai trị đi đầu trong cơng cuộc hiện đại hóa đất nước. Sài Gòn với
danh xưng “viên ngọc của Viễn Đông” xứng đáng là điểm dừng chân thú vị của những du
khách ham tìm hiểu, khám phá những vẻ đẹp hiện đại, phồn hoa.
2.2. Văn hóa đậm sắc sinh thái tự nhiên của các tỉnh vùng ven
Bên cạnh văn hóa phồn hoa đơ hội của đất Sài Gịn, Nam Kỳ còn được biết đến với vẻ
đẹp sinh thái tự nhiên của vùng sông nước đầy sức hấp dẫn, lôi cuốn bước chân du khách.
Phạm Quỳnh trong Một tháng ở Nam Kỳ đã khơng dừng bước ở Sài Gịn – Gia Định,
mà còn hăng hái đi thăm mấy tỉnh miền Tây. Trải khắp Mỹ Tho, Cái Bè, Vĩnh Long, Sa Đéc,
Long Xuyên, Cần Thơ…, tác giả đã có những trải nghiệm thú vị và thức nhận bao điều mới
mẻ về thiên nhiên, ngôn ngữ, đời sống xã hội, phong tục, tập quán con người nơi đây. Khi ở
Sài Gòn, Phạm Quỳnh tưởng Nam Kỳ là miền đất đã Âu hóa sâu sắc, sẽ chẳng thể nào gặp
được những phong vị “chốn nhà quê”. Ấy vậy mà khi ra khỏi thành phố, ơng đã có những
cảm nhận hồn tồn khác. Đến Mỹ Tho, Chợ Giữa, ông đều bắt gặp cảnh: “trên bến dưới
thuyền, nhà cửa đông đúc, phố xá rộng rãi (…). Buổi chiều đứng trên nhà lầu trông xuống
dưới bến, thuyền bè đậu san sát, đèn lửa nhấp nhô, tiếng hát dưới đị, giọng ca trên bến,
khơng gì vui bằng(…) Cứ coi cái cảnh tượng sáng sủa, vui vẻ, mỹ miều mà khả ái của một
chốn nhà quê đó, đủ biết xứ Nam kỳ giàu có trù mật là dường nào”. Tác giả say sưa đắm
mình trong bầu khơng khí mát lành của miền q sơng nước: “Có buổi đương trưa nóng nực,
ngồi trên lầu cao trơng xuống dưới bến, pha chén trà ngon mà đối diện đàm tâm; có lúc đêm
khuya gió mát, bắc cái ghế dài ngồi sân gác mà cùng nhau hùng biện cao đàm về văn
chương cùng triết lý”.
Rời Mỹ Tho đi Long Xuyên, đâu đâu cũng thấy cảnh sơng nước, cồn bãi, “lúc nào
cũng có cái cảm giác một sự sinh hoạt mạnh mẽ của tạo vật phát hiện ra cây cỏ tốt tươi, đất
bùn màu mỡ (…). Trời thì sáng sủa ấm áp, nước sơng lấp loáng, cây cỏ xanh tươi, người ta
hớn hở, thư thả dong chơi, thật là một cảnh rất êm đềm” (…). Cảnh này là cái cảnh tối “lạc

sinh” vậy”… Ở chợ Long Xuyên, tác giả được đi xem hát tuồng Ô Thước để thấy sự khác
biệt giữa diễn kịch ta và kịch Tây. Ơng nghiệm ra: “Than ơi!, diễn kịch thật là một cách giáo
dục quốc dân khơng gì mạnh bằng; tiếc thay người mình xưa nay khơng biết lợi dụng cho
phải đường, để biến thành một nghề đê tiện, làm cái kế sinh nhai cho của bọn phường chèo


con hát!”. Quả là thức nhận của một bậc thức giả có cái nhìn sâu sắc, nhìn ra những thế mạnh
nhân văn hữu ích của một loại hình tưởng chừng như chỉ là giải trí mua vui.
Đến Cần Thơ, qua Sa Đéc đi Vĩnh Long, về Mỹ Tho, đâu đâu cũng thấy cảnh sông
nước phong quang, cỏ cây tươi tốt, phố xá phồn thịnh, đông đúc. Duy chỉ khi về Sài Gòn,
ngược lên Biên Hòa thăm đồn điền cao su của quan Diệp Văn Cương, mới thấy cảnh đất đai
miền cao nguyên cằn khô sỏi đá, dân nghèo xác xơ. Mới thấy cùng đất Nam Kỳ mà miền Tây
Nam thì phong phú trù mật, mà miền Đơng Bắc thì thơ thơ xơ xác, nhà ít, dân nghèo.
Như vậy, theo bước chân du hành của Phạm Quỳnh, người đọc như được đi du lịch
đến toàn cõi Nam Kỳ, biết được bao điều về cảnh sắc thiên nhiên, con người, sự phát triển
kinh tế, văn hóa. Mới thấy Nam Kỳ ngồi đơ hội Sài Gòn, còn các tỉnh vùng ven phần lớn
gắn liền sơng nước, cảnh trí xinh đẹp, tốt tươi, nên thơ trữ tình, trên bến dưới thuyền, bán
bn tấp nập. Thật là một chốn đáng để bước chân đi mà thưởng lãm.
Nói đến vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên, Nam Kỳ có ba thắng cảnh được nhiều người đặt
chân và mến mộ, đó là Phú Quốc, Hà Tiên và Cơn Lơn. Thi sĩ, nhà giáo Đơng Hồ có bài
Thăm đảo Phú Quốc(9) đã kể chi tiết cả hành trình du ngoạn đến hòn đảo này. Qua ghi chép
của tác giả, người đọc như được trực tiếp vãn cảnh, lại có những kinh nghiệm thú vị khi tới
đây: “Người khách du quan muốn chơi núi thì ở Dương Đơng mà chơi, muốn chơi sơng thì đi
Cửa Cạn mà chơi, cịn muốn chơi đá thì hãy qua Hàm Ninh mà chơi. Có một chỗ gọi là Đá
Bạc, mà đá bạc thiệt. Xa giữa vùng song biếc nhấp nhơ trơng mấy khóm đá bạc phơ đầu. Đá
ấy là thứ đá xanh, đen hoặc hung đỏ, mà phân bày trên mặt nước lại điểm thứ đá trắng”…
Trên Nam Phong tạp chí (số 198-200, tháng 5-7/1934) có bài Chơi Phú Quốc của nữ
sĩ Mộng Tuyết. Khi bài báo được in, nữ sĩ vừa tròn 20 tuổi. Tâm trạng của người thiếu nữ
mới lớn khi đến thăm cảnh đẹp đầy phấn khích, cảm giác như đang ở chốn thần tiên. Nữ sĩ
đặc biệt yêu thích những đêm trăng xứ biển: “Cảnh đêm ở giữa biển thật có vẻ thần bí. Mấy

chịm cù lao nằm êm lặng trên mặt nước âm thầm. Thỉnh thoảng một con cá lội qua làm xao
động mặt nước hiện ra một vệt sáng trắng lòe, rồi lại tan ngay. Đêm càng khuya, trăng sao
càng sáng tỏ. Ngồi chán, lại nằm; trên mui ghe, chúng tơi tắm gió biển suốt đêm”… Đọc
những dịng trên, hẳn ai cũng ao ước có một lần trong đời được bước chân đến Phú Quốc để
trải nghiệm cảm giác bềnh bồng giữa mênh mông trăng nước.
Về cảnh sắc Hà Tiên, có các bài Cảnh vật Hà Tiên(10), Hà Tiên du ngoạn(11), Tết chơi
biển(12), Đêm cuối cùng ở Hà Tiên(13) … Các tác giả đều tỏ lòng mến mộ cảnh sắc Hà Tiên
nên thơ, sơn thủy hữu tình“bãi dài biển rộng, hồ trong núi biếc, mỗi cảnh đều có vẻ đẹp thiên
nhiên của tạo hóa… Cảnh bãi biển thì kiêm cả màu trời sắc nước, bãi cát mênh mông, gió
nam mát mẻ. Cảnh núi như Thạch Động có các kỳ quan qi thạch, núi Bình San, núi Tơ thì
cỏ đẹp hoa thơm…”(14).
Khuông Việt trong bài du ký Tôi ăn tết ở Cơn Lơn(15) đã có những trải nghiệm thú vị
trong những ngày đón tết:
“Hơm sau, mồng một Tết, (…) tơi vội vàng lên boong để ngắm cảnh bình minh của
ngày đầu năm mới.
“Thật là một cảnh thần tiên linh hoạt (...). Xa xa chịm đảo Cơn Lơn mờ mờ hiện trong
sương sớm. Tận chân trời vừng Thái Dương ló mặt đã tơ cho những lượn sóng nhấp nhơ một
màu hồng sậm.
Gió mơn man thổi; đồn hải triều chập chờn bay cất tiếng kêu như chào mừng xuân
đến”…
Tác giả cũng được tham gia vào các lễ hội đón tết như xem đám múa lân có đủ trống
kèn, cơn hèo, gươm giáo và khơng qn có một số đơng trẻ con theo sau cổ vũ.
Ngày mồng hai, tác giả tham dự tiệc xuân, đi xem hát bộ có đủ đào, kép, xiêm y, nhạc
khí với các vở tuồng nổi tiếng: Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu, Hồng Phi Hổ q quan,
Mạnh Lệ Qn thốt hài… Ngồi ra cịn có đấu võ và các trò chơi như nhảy bao, đập nồi, leo
cây. Ngày mồng ba được xem nhạc phủ âm của những người Mên và lân múa khắp các nẻo
đường và kết thúc ba ngày xuân bằng một bữa rượu trên bãi biển. Vậy là không chỉ được
ngắm thiên nhiên kỳ thú, nhà du ký con được tham dự vào các hoạt động văn hóa đầu xuân



đặc sắc, thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người dân nơi đây. Tự hỏi, nếu có dịp
được một lần đến Cơn Lơn đón tết, liệu có được như người xưa, được trải nghiệm biết bao
điều đặc sắc của văn hóa lễ hội đầu năm?
2.3. Văn hóa cổ kính ghi dấu tích lịch sử cổ xưa
Nam Kỳ có vẻ đẹp tân kỳ hiện đại, trẻ trung của phố xá Sài Gịn, có vẻ đẹp thanh sơ
của miền sơng nước, nhưng cũng có những vẻ đẹp cổ kính, ghi chứng tích lịch sử bao đời.
Các học giả đi đến đâu, ngoài việc xem xét về thổ nhưỡng, kinh tế, văn hóa, phong tục
cũng khơng bao giờ qn viếng thăm những di tích lịch sử ghi dấu ấn cha ơng. Phạm Quỳnh
khi về Vĩnh Long đã chú ý đến xem nền thành Vĩnh Long cũ, thăm miếu thờ Phan Thanh
Giản. Thăm miếu mà hồi tưởng lại lịch sử quan Phan, ngậm ngùi than cho tâm sự của vị đại
thần gặp lúc vận nước gian nan. Tác giả cũng đến thăm Văn Miếu ở Vĩnh Long và đưa ra
nhận xét: “quy mơ thì như miếu ngồi ta, mà sắp đặt thì sơ sài: ở gian giữa khơng có bài vị
đức Thánh sư, chỉ treo có hình ơng Khổng râu xồm tóc bới của các hiệu Khách thường bán!...
Trong miếu có đơi liễn khắc của cụ nguyên Học bộ Cao Xuân Dục làm mùa thu năm Quý
Mão… Đại để các đình chùa miếu vũ ở đây có cái vẻ bỏ hoang cả, coi như người dân không
thường tới lui lễ bái” (Một tháng ở Nam Kỳ).
Đáng lưu ý nhất là thiên du ký 25 ngày đi tìm dấu người xưa của Khng Việt in
nhiều kỳ trên Nam kỳ tuần báo (1943). Khuông Việt đã có một cuộc khảo cứu có ý thức tìm
về nguồn cội, đi tìm dấu tích lịch sử ở các tỉnh Nam Kỳ. Đi tìm dấu vết của người Chà Châu
Giang, một huyết thống kết hợp giữa người Mã Lai và người Chàm, Khuông Việt đến làng
Châu Giang ở Châu Đốc. Ông tận mắt chứng kiến cuộc sống của một sắc dân thiểu số, khơng
cịn tổ quốc giang sơn, cam phận ngụ cư nơi đây và quyết giữ nghiêm bản sắc giống nịi, tơn
giáo, tập tục.
Đến thăm Rạch Gầm, thuộc làng Kinh Sơn, nhớ lịch sử nơi đây, Tây Sơn Nguyễn
Huệ đánh tan hai chục ngàn binh, phá hủy ba trăm chiếc thuyền của hai tướng Xiêm là Chiêu
Sương và Chiêu Tăng.
Cuối bài du ký, tác giả bày tỏ những nguyện vọng thiết tha về việc bảo tồn, gìn giữ
những di tích lịch sử đang ngày thêm mai một, và rất có thể trong nay mai, sẽ chỉ cịn được
thấy ở trong sách vở. Bài du ký thực sự cung cấp những tư liệu quan trọng để chúng ta biết về
những di tích cổ xưa trên đất Nam Kỳ đầu thế kỷ XX. Đến nay, trong số những di tích đó,

khơng biết cái nào cịn, cái nào đã bị thời gian và sự vô tâm của con người vùi lấp? Có thể
nào phục dựng để trở thành những điểm tham quan du lịch tìm về cội nguồn, để mỗi lần đến
viếng thăm, sẽ nhớ lại lịch sử cha ông đã có những trang hào hùng và cũng có những bi
thương, để từ đó mà thêm quý, thêm yêu và tự hào về dân tộc.
3. Như vậy, qua các trang du ký đầu thế kỷ XX, người đọc có cái nhìn vừa bao quát,
vừa cụ thể về nét đặc sắc của miền Nam Bộ. Nam Bộ hội tụ đủ các nét văn hóa, vừa hiện đại,
vừa cổ kính, vừa đơ thị hóa sâu sắc, vừa cịn mênh mang trời nước hoang sơ. Điều này có thể
thỏa mãn thị hiếu đa dạng của du khách bốn phương. Có thể tổ chức những tour du lịch thăm
thành phố, tận hưởng những tiện nghi hiện đại, ngắm những cơng trình kiến trúc, dinh thự
mang phong cách châu Âu, trải nghiệm những cảm giác mới mẻ của một thành phố trẻ năng
động, cởi mở, đa sắc thái văn hóa như Sài Gịn. Ngồi ra, du khách ưa vẻ đẹp thiên nhiên
hoang sơ, có thể tham gia các tour du lịch sinh thái về các vùng sông nước, biển đảo, chợ nổi,
miệt vườn, cảm nhận vẻ đẹp trù phú của đất đai, sự ưu đãi của thiên nhiên, sự phong phú của
hoa trái, sự phóng khoáng, cởi mở, thân mật, nồng ấm của con người... Trong các chuyến đi
ấy, du khách có thể khám phá những nét đẹp văn hóa như ẩm thực, đờn ca, lễ hội... giống như
học giả Phạm Quỳnh đã trải nghiệm trong du ký Một tháng ở Nam Kỳ hay Khuông Việt trong
bài Tôi ăn tết ở Côn Lôn... Hướng thứ ba là du lịch tìm về cội nguồn, viếng thăm những di
tích lịch sử cổ xưa như Khng Việt đã có hành trình 25 ngày đi tìm dấu người xưa. Những
di tích lịch sử ở Nam Bộ khơng có cái bề thế, nguy nga như ở Bắc và Trung Kỳ. Nam Kỳ
mang phong cách sống hiện sinh hơn là hoài cổ. Nhưng những gì lịch sử đi qua, ít nhiều đều
để lại dấu tích. Và những di tích đó có phần đang dần bị lãng quên. Đọc ghi chép của Khng
Việt, tự hỏi khơng biết trong số những di tích đó, giờ nơi nào cịn, nơi nào đã thành cát bụi?


Di sản giống như những trầm tích văn hóa, lưu giữ lại những hào quang quá khứ. Phát triển
tiến lên trên cái nền truyền thống vững chắc, chính là hướng đi để chúng ta hịa nhập mà
khơng hịa tan, phát triển có chiều sâu cội rễ, và đó chính là sự phát triển bền vững.
Đọc du ký viết về Nam Kỳ trên báo chí nửa đầu thế kỷ XX, chúng ta nhận thấy sự
hình thành bước đầu của ngành du lịch. Các nhà học giả đi du lịch trước hết là ĐI và XEM, là
xê dịch, "thay đổi thực đơn cho mắt" (Chữ dùng của Nguyễn Tuân), để thức nhận thêm bao

điều về văn hóa, lịch sử, kinh tế, đời sống của những vùng đất mới. Bằng những quan sát tinh
tế, kiến văn sâu rộng, các tác giả đã thực sự khiến người đọc như được đi du lịch qua các
trang viết, có thêm hiểu biết và nảy nở tình yêu đối với miền quê Nam Bộ. Theo nhìn nhận
của các nhà du ký, Nam Bộ là mảnh đất có tiềm năng phát triển du lịch to lớn. Trước hết là
do sự ưu đãi của thiên nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu hài hòa, cảnh vật tươi tốt, trù phú. Thứ hai,
con người nơi đây cởi mở, thân thiện, nhạy bén, năng động, bắt nhịp nhanh với những xu
hướng tân tiến hiện đại của thế giới nên luôn mang đến cảm giác dễ chịu, lưu luyến cho
người khách tới thăm. Đây là điều rất quan trọng để phát triển các ngành kinh tế mở như dịch
vụ du lịch. Thứ ba, Sài Gòn, trung tâm Nam Bộ đầu thế kỷ XX, với vị thế đặc biệt ở Đơng
Dương, đã có sự hội nhập sâu sắc với nền văn minh thế giới, mức độ đơ thị hóa, hiện đại hóa
nhanh chóng, khiến Nam Bộ sớm định hình cung cách quản lý các hoạt động kinh tế, văn hóa
mang phong cách chuyên nghiệp, có quy mô, hướng tới văn minh, lịch sự chứ không phải
chộp giật trước mắt (Đọc Một tháng ở Nam Kỳ của Phạm Quỳnh, Chơi vườn Bách Thú Sài
Gòn của Tản Đà, Ba lần đi xem hội chợ Sài Gòn của Thiếu Sơn, Hội chợ năm nay có những
gì? của Trúc Hà...). Với những thế mạnh đó, có thể thấy, "ngành cơng nghiệp khơng khói" đã
sớm nảy nở, định hình ở Nam Bộ từ đầu thế kỷ XX và có nội lực để phát triển mạnh mẽ trong
tương lai.
Một thế kỷ đã trôi qua, chắc chắn du lịch đồng bằng sông Cửu Long đã có những
bước tiến dài. Lần giở lại những trang ghi chép cũ của tiền nhân, cũng là việc "Ôn cố nhi tri
tân" (Ôn cái cũ mà biết cái mới), để thấy được văn hóa xứ Nam Kỳ lục tỉnh một thời, đến nay
cái gì cịn, cái gì mất, cái gì đã đổi khác, cái gì phát triển hơn xưa, cái gì đã mai một chỉ cịn
sự luyến tiếc. Nhân đó cũng rút ra những bài học cho việc định hướng du lịch, vừa khai thác
tiềm năng vừa gìn giữ bảo tồn, vừa bắt kịp xu thế hiện đại vừa có chiều sâu bản sắc văn hóa.
Đó chính là bài học cho sự phát triển ngành du lịch lâu dài và bền vững.
Chú thích:
(1) Nam phong tạp chí số 17, tháng 11-1918; số 19+20-1919.
(2) Nam phong tạp chí, số 129, tháng 5-1928.
(3) Đông Nam thời báo, số 635-1927.
(4), (5) Nam kỳ tuần báo, số 18 tháng 12-1942.
(6), (7), (8) Nam kỳ tuần báo, số 77, tháng 3-1944.

(9) Nam Phong tạp chí (số 124, tháng 12-1927).
(10) Đơng Hồ, Nguyễn Văn Kiểm, Nam Phong tạp chí, số 150-154, tháng 5-9/1930.
(11) Biểu Chánh, Nam Phong tạp chí, số 37, ngày 27/5/1943.
(12) Trúc Phong, Nam phong tạp chí , số 207, tháng 11-1934.
(13) Trường Sơn Chí, Nam Kỳ tuần báo, số 44, tháng 7-1943.
(14) Xin xem Nguyễn Hữu Sơn: Du ký viết về Hà Tiên nửa đầu thế kỷ XX, Kiến thức ngày
nay, số 688, ra ngày 20-9-2009, tr.5-9+50.
(15) Nam kỳ tuần báo, số 74, ngày 9/3/1944.


TÓM TẮT
1. Khái lược về thể tài du ký, điểm tên đội ngũ các tác giả viết du ký về Nam Bộ trên
báo chí nửa đầu thế kỷ XX: Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Trác, Đông Hồ, Nguyễn Văn Kiểm…
Đây đều là những học giả am tường về nhiều lĩnh vực văn hóa, có điều kiện đi thăm thú
nhiều điểm du lịch và từ đó viết nên những trang du ký đặc sắc.
2. Xác định những đặc trưng văn hóa của đồng bằng sông Cửu Long được tái hiện
qua các trang du ký. Theo bước chân của những nhà du hành, người đọc tiếp cận và nhận
diện được những đặc trưng truyền thống và những tiềm năng du lịch đậm bản sắc văn hóa
vùng miền Đồng bằng sơng Cửu Long.
3. Giá trị của các trang du ký đối với vấn đề phát triển du lịch Đồng Bằng sông Cửu
Long trong xu thế hội nhập: Nhận diện bản sắc văn hóa Nam Bộ trước đây trong sự đối sánh
với hiện nay; gợi hình dung phần nào về hoạt động du lịch đang định hình và phát triển ở
Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX; hiểu được tâm lý của những người trong cuộc du hành thưởng
lãm, từ đó có định hướng xây dựng các mơ hình dịch vụ phù hợp…



×