Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

QUY HOẠCH VÀ HIỆN TRẠNG ĐẦU TƯ CẢNG CHÂN MÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.24 MB, 14 trang )

BÁO CÁO TÓM TẮT QUY HOẠCH & HIỆN TRẠNG ĐẦU TƯ
CẢNG CHÂN MÂY – CẢNG BIỂN THỪ THIÊN HUẾ
Cảng biển nhóm 2
Cảng biển loại I:

06.2022


1
BÁO CÁO TÓM TẮT QUY HOẠCH & HIỆN TRẠNG ĐẦU TƯ CẢNG
CHÂN MÂY – CẢNG BIỂN THỪ THIÊN HUẾ
1. Quy hoạch CẢNG CHÂN MÂY:
b. Theo Quy hoạch cũ
Ghi chú: Hiện tại quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển theo Quy hoạch
tổng thể mới chưa được phê duyệt
Tổng thể Quy hoạch cảng biển Miền Trung (nhóm 3) được Bộ GTVT phê
duyệt tại Quyết định số 2369/QĐ-BGTVT ngày 29/7/2016 gồm có 1 số
các cảng như sau:

Đối với cảng Chân Mây, theo Quyết định phê duyệt QH cảng biển nhóm
3:


2
- Cảng biển Thừa Thiên Huế: Là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu
vực (Loại I), bao gồm các khu bến chức năng: khu bến Chân Mây, Thuận
An và bến chuyên dùng tại Điền Lộc.
- Khu bến Chân Mây: Là khu bến cảng tổng hợp, công ten nơ, kết hợp
phục vụ tàu khách du lịch quốc tế; tiếp nhận tàu hàng trọng tải từ
30.000 đến 50.000 tấn, tàu công ten nơ có sức chứa đến 4.000 TEU, tàu
khách đến 225.000 GT. Giai đoạn năm 2020, xây dựng mới 02 đến 03


cầu cảng cho tàu đến 50.000 tấn (không kể bến phụ) và nghiên cứu
đầu tư tuyến đê chắn sóng phía Bắc; giai đoạn 2030 bổ sung thêm 2
bến tàu hàng 50.000 tấn và 01 bến tàu khách du lịch quốc tế đến
225.000 GT. Năng lực thông qua năm 2020 khoảng 4,6 đến 5,5 triệu
tấn/năm và 250 đến 300 nghìn lượt khách/năm, năm 2030 đạt 8,0 đến
9,2 triệu tấn/năm và 450 đến 500 nghìn lượt khách/năm. Bến xăng dầu
Chân Mây: Xây mới 01 cầu cảng cứng cho tàu 20.000 đến 30.000 tấn,
từng bước di dời bến phao hiện hữu dành quỹ mặt nước xây dựng các
bến tổng hợp, công ten nơ. Năng lực thông qua năm 2020 khoảng 0,1
đến 0,2 triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 0,5 đến 1,0 triệu tấn/năm.


3

BẢN VẼ HIỆN TRẠNG QUY HOẠCH
c. Theo quy Hoạch mới:
b.1. Theo Quy hoạch tổng thể:
Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt
Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, được Thủ tướng phê
duyệt tại Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/09/2021. Cảng biển
Chân Mây thuộc cảng biển Thừa Thiên Huê, thuộc Cảng biển
nhóm 2, là Cảng biển loại I:
Phạm vi gồm: Vùng đất ven biển và vùng nước Vịnh Chân Mây
(trong Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô).
Chức năng: Thuộc cụm cảng Chân Mây - Đà Nẵng - Quảng Nam,
chức năng phục vụ trực tiếp Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và


4
khu vực lân cận, kết hợp tiếp chuyển quá cảnh của Lào, Đông Bắc

Thái Lan.
Quy mô gồm: Các bến cảng tổng hợp, cơng ten nơ, hàng rời, hàng
lỏng/khí, kết hợp tiếp nhận tàu khách quốc tế.
Cỡ tàu: Tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải đến 70.000 DWT, tàu công
ten nơ sức chở đến 4.000 TEU hoặc lớn hơn; tàu khách quốc tế
đến 225.000 GT; tàu hàng lỏng, khí trọng tải đến 150.000 DWT
hoặc lớn hơn phục vụ cho các dự án điện khí hoặc tổng kho khí
đặt tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô được phát triển phù hợp
với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

b2. Theo dự thảo Quy hoạch chi tiết Cảng biển nhóm 2 (đang ở
giai đoạn báo cáo giữa kỳ)


5
- Khu bến Chân Mây: Là khu bến cảng tổng hợp, cotainer, kết hợp
phục vụ tàu khách du lịch quốc tế; tiếp nhận tàu hàng trọng tải từ
30.000 đến 50.000 tấn, tàu cotainer có sức chứa đến 4.000 TEU,
tàu khách đến 225.000 GT. Giai đoạn năm 2020, xây dựng mới 02
đến 03 cầu cảng cho tàu đến 50.000 tấn (không kể bến phụ) và
nghiên cứu đầu tư tuyến đê chắn sóng phía Bắc; giai đoạn 2030
bổ sung thêm 2 bến tàu hàng 50.000 tấn và 01 bến tàu khách du
lịch quốc tế đến 225.000 GT. Năng lực thông qua năm 2020
khoảng 4,6 đến 5,5 triệu tấn/năm và 250 đến 300 nghìn lượt
khách/năm, năm 2030 đạt 8,0 đến 9,2 triệu tấn/năm và 450 đến
500 nghìn lượt khách/năm. Bến xăng dầu Chân Mây: Xây mới 01
cầu cảng cứng cho tàu 20.000 đến 30.000 tấn, từng bước di dời
bến phao hiện hữu dành quỹ mặt nước xây dựng các bến tổng
hợp, cotainer. Năng lực thông qua năm 2020 khoảng 0,1 đến 0,2
triệu tấn/năm, năm 2030 khoảng 0,5 đến 1,0 triệu tấn/năm.


BẢN VẼ QUY HOẠCH


6

d. Theo Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Chân Mây
Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô được
Thủ tướng Phê duyệt tại Quyết định số 1771/QĐ-TTg và điều chỉnh
cục bộ tại Quyết định số 995/QĐ-TTg ngày 08/8/2020.
Theo đó, Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô được quy hoạch là đô thị
cảng, đầu mối giao thông đường biển quan trọng, cung cấp các dịch
vụ cảng nước sâu và điều phối hàng hoá trong vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung.
Về định hướng không gian:
- Phía Nam: khai thác tối đa diện tích đất thuận lợi cho xây dựng đô
thị đến sát chân núi Bạch Mã Hải Vân, tăng cường các mối liên kết với
thành phố Đà Nẵng. Việc phát triển quỹ đất không được làm ảnh
hưởng đến cảnh quan và mơi trường.
- Phía Bắc: phát triển các khu dân cư dịch vụ đô thị kết hợp du lịch
sinh thái gắn liền với cửa biển Tư Hiền và vùng đầm phá Cầu Hai.
Khu vực mũi Chân Mây Đông kéo dài lên núi Phú Gia và sông Bu Lu
dành để phát triển cảng, dịch vụ hậu cảng và cơng nghiệp sạch.
- Phía Đơng: khu vực mũi Chân Mây Đông và vùng Lăng Cô - đầm
Lập An - đèo Hải Vân khai thác phát triển du lịch sinh thái gắn liền
cảnh quan mơi trường.
- Phía Tây: phát triển các khu dân cư thấp tầng, kết hợp du lịch và
dịch vụ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Về Phân khu chức năng:
Các khu vực bắt buộc tuân thủ quy hoạch:



7
+ Khu cảng Chân Mây bố trí tại mũi Chân Mây Đơng có quy mơ 370
ha bao gồm cảng tổng hợp và cảng riêng dành cho khu phi thuế
quan.
+ Trung tâm tiếp vận hàng hoá và thương mại dịch vụ đầu mối: quy
mô 120 ha phân bố tại khu vực giao cắt giữa quốc lộ 1A và đường ra
cảng Chân Mây.
+ Đô thị Chân Mây và các trung tâm chủ yếu: quy mô khoảng 1.545
ha, phân bố tại khu vực dọc sông Bu Lu, sông Thừa Lưu và chân núi
Phước Tượng bao gồm:
- Tồn bộ khu vực các núi Giịn, núi Phú Gia, núi Phước Tượng, Hòn
Voi, Hải Vân và hệ sinh thái dọc các sông Bu Lu, sông Thừa Lưu, Mỹ
Vân, đầm Lập An trong Khu kinh tế được xác định là khu vực bảo vệ
cảnh quan thiên nhiên nghiêm ngặt.
Về định hướng quy hoạch giao thông:
+ Đường thủy:
Cảng Chân Mây là cảng tổng hợp gồm: cảng trung chuyển container;
cảng phục vụ du lịch và phục vụ giao thương hàng hoá.
Giai đoạn đến năm 2025 xây dựng các bến cảng dọc mũi Chân Mây
Đông sử dụng chung cảng tổng hợp và cảng khu phi thuế quan, quy
mô khoảng 150 ha. Giai đoạn ngoài năm 2025 tiếp tục xây dựng các
bến cảng từ đường Cảnh Dương tới mép bờ biển; tách riêng chức
năng cảng tổng hợp Chân Mây và cảng khu phi thuế quan.
Tham khảo bản đồ quy hoạch giao thông tại khu kinh tế chân mây:


8


Tham khảo chi tiết quy hoạch giao thơng:

2. Tình hình đầu tư hệ thống cảng hiện tại:


9
Tồn cảnh khu Kinh tế Chân Mây theo hình ảnh vệ tinh Chụp ngày
21/06/2020:

a. Hiện trạng Luồng hàng hải Chân Mây
o Thông số kỹ thuật luồng hàng hải thực tế: Theo thông báo hàng
hải số 347/2021/TBHH-TCTBĐATHHMB ngày 22/11/2021:
o Chiều dài:
L= 3,1km;
o Chiều rộng luồng:
B = 150m;
o Độ sâu luồng:
-12,0m;
o Vùng quay trở tàu đường kính: 235m;
o Độ sâu vùng quay trở:
-11,2m;
b. Hệ thống đê chắn sóng:
- Mới hồn thành giai đoạn 1 với chiều dài 450m; cao độ đỉnh đê
+7,0m CD (Hải đồ)
c. Về hệ thống cảng hiện tại bao gồm 03 bến Cảng:
- Cầu Cảng số 1: - Công ty Cổ Phần Cảng Chân Mây đã hoàn thành
và đưa vào sử dụng từ năm 2007.
o Bến phía ngồi: có khả năng tiếp nhận Tàu hàng: 50.000DW;
Tàu khách: 225.282GR; Chiều dài bến: 300m; Chiều rộng
bến: 24m; độ sâu -12m

o Bến phía trong: tiếp nhận tàu 3.000 DWT, Chiều dài bến:
120m; Chiều rộng bến: 24m; độ sâu -6,1m


10

- Cầu cảng số 2: cũng do Công ty Cổ phần cảng Chân Mây làm chủ
đầu tư.
Giai đoạn 1 có thiết kế cho tàu 50.000 DWT, Chiều dài 200m;
Chiều rộng 32,3 m; chiều sâu khu nước -12,4m; TMĐT:849 tỷ
Đang trong q trình thi cơng.
- Cầu cảng số 3: Do Cơng ty TNHH Hào Hưng Huế làm Chủ đầu tư.
Có quy mô 12,1ha, chiều dài bến 270m, được thi công vào tháng
9-2015 và dự kiến đưa vào sử dụng năm 2019. Tuy nhiên đến nay
vẫn chưa hoàn thành.


11

HIỆN TRẠNG ĐẦU TƯ


12
3. Một số đơn vị đang đề xuất đầu tư
- Hiện tại, Ban Quản lý KKT Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã
chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời bến cảng số 4, số 5 khu
bến cảng Chân Mây để tận dụng quỹ đường bờ, nâng cao hiệu quả
khai thác 02 bến với tổng chiều dài 540 m cho tàu 70.000 tấn.
Đang tiền hành lập báo cáo nghiên cứu khả thi để phê duyệt dự
án đầu tư.

- Sau khi hoàn thành việc phê duyệt dự án đầu tư sẽ tổ chức đấu
thầu lựa chọn Nhà đầu tư đối với 02 bến cảng này. Công ty Cổ
phần Hàng hải VSICO là đơn vị đề xuất đầu tư.
- Ngồi ra, Cơng ty Cổ phần sản xuất cơng nghiệp kính Chân Mây CFG cũng đề xuất nghiên cứu đầu tư xây dựng Bến số 06 - cảng
Chân Mây, tuy nhiên chưa được chấp thuận do không phù hợp với
Quy hoạch.
4. Đanh giá
 Mặc dù theo báo cáo quy hoạch có nêu Bến Chân Mây hiện nay
đã hoạt động gấp đôi công suất, dẫn đến hạn chế và ách tắc trong
cảng. Tuy nhiên hạ tầng kết nối giao thơng cịn kém phát triển, các
bến 2,3 mặc dù đã khởi công từ năm 2015 nhưng đến nay vẫn
chưa hoàn thành đưa vào sử dụng. Do đó cơ hội phát triển tại khu
bến cảng Chân Mây trong 1 vài năm tới khơng có nhiều tiềm năng
phát triển.
 Theo Quy hoạch là đến 2030 chỉ có thêm 02 bến cảng mới và Công ty
Cổ phần Hàng hải VSICO đã đề xuất. Về nguyên tắc, các nhà đầu tư
khác vấn có thể đề xuất đầu tư. Khi có từ 02 Nhà đầu tư đề xuât Ban
QL khu kinh tế phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Tuy nhiên
thủ tục khá phức tạp.
 Ngoài ra, trường hợp đề xuất bến cảng chuyên dùng phục vụ cho dự
án của Doanh nghiệp có thể xem xét xin điều chỉnh bổ sung quy
hoạch.


13



×