Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Quy hoạch PHáT TRIểN mạng lưới trường cao đẳng nghề trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề trên địa bàn thành phố hà nội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.94 MB, 107 trang )

Uỷ ban nhân dân thành phố hà nội
Sở Lao động - Thơng binh và xà hội hà nội
************************

Đề án
Quy hoạch PHáT TRIểN mạng lới trờng cao
đẳng nghề, trờng trung cấp nghề và
trung tâm dạy nghề trên địa bàn thành
phố hà nội ĐếN NĂM 2020,
tầm nhìn đến năm 2030

Hà Nội, 6 - 2012


MỤC LỤC
2. Thực trạng lao động thành phố Hà Nội......................................................................8
1. Định hướng phát triển dạy nghề của thành phố Hà Nội...............................................69
4. Dự báo nhu cầu lao động kỹ thuật và lao động qua đào tạo nghề................................78
b. Các giải pháp về vốn....................................................................................................96
PHẦN IV............................................................................................................................103
TỔ CHỨC THỰC HIỆN....................................................................................................103
1. Phân công nhiệm vụ.......................................................................................................103
2. Phân kỳ thực hiện...........................................................................................................104


DANH MỤC VIẾT TẮT
ANQP
An ninh quốc phòng
APEC
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
ASEAN


Hiệp hội các quốc gia Đơng nam Á
ATXH An tồn xã hội
BĐXH
Bảo đảm xã hội
CC
Chứng chỉ
CNH
Cơng nghiệp hóa
CĐN
Cao đẳng nghề
CMKT
Chun mơn kỹ thuật
CNKT
Cơng nhân kỹ thuật
CSDN
Cơ sở dạy nghề
CTMTQG Chương trình mục tiêu quốc gia
DT
Diện tích
DV
Dịch vụ
DVVL
Dịch vụ việc làm
ĐCS
Đảng cộng sản
FDI
Đầu tư nước ngồi

Gia đình
HDI

Chỉ số phát triển con người
HĐH
Hiện đại hóa
HĐKT
Hoạt động kinh tế
HS
Học sinh
KHHGĐ
Kế hoạch hóa gia đình

Lao động
LĐNT
Lao động nông thôn
LĐTBXH Lao động - Thương binh và Xã hội
ODA
Hỗ trợ phát triển
PTCS
Phổ thông cơ sở
PTTH
Phổ thông trung học
QLNN
Quản lý Nhà nước
SKSS
Sức khỏe sinh sản

3


SP
SPKT

SX
SV
TCN
THCN
THCS
TNBQ
TP
TTDN
WTO
UBND
UNDP

Sản phẩm
Sư phạm kỹ thuật
Sản xuất
Sinh viên
Trung cấp nghề
Trung học chuyên nghiệp
Trung học cơ sở
Thu nhập bình quân
Thành phố
Trung tâm dạy nghề
Tổ chức Thương mại Quốc tế
Uỷ ban nhân dân
Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc

4


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ


5


PHẦN 1. THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM VÀ DẠY NGHỀ
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG - VIỆC
LÀM
1. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Thành phố Hà Nội là Thủ đơ của cả nước, có vị trí địa lý - chính trị quan trọng,
có ưu thế đặc biệt so với các địa phương khác trong cả nước. Hà Nội là đầu não
chính trị - hành chính quốc gia, là trung tâm lớn vế văn hoá, khoa học, giáo dục,
kinh tế và giao dịch quốc tế.
Trong năm 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội là 10.9%, cao hơn tốc
độ tăng trưởng kinh tế của cả nước (tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước năm
2010 là 6.78%).
Từ năm 1991 tới 1999, GDP bình quân đầu người của Hà Nội tăng từ 470
USD lên 915 USD, gấp 2,07 so với trung bình của Việt Nam. Năm 2007, GDP bình
quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong khi con số của cả Việt
Nam là 13,4 triệu. Năm 2008 GDP của Hà Nội (giá hiện hành) đạt 178.535 tỷ đồng,
chiếm hơn 1 nửa tổng GDP vùng ĐBSH và 12.1% cả nước, quy mô đứng thứ 2 trên
cả nước.
Năm 2010, GDP bình quân đầu người của Hà Nội đạt 2.021USD, cao hơn so
với GDP bình quân đầu người của cả nước 851 USD (GDP/người của cả nước năm
2010 đạt khoảng 1.170 USD).
Cơ cấu kinh tế của Hà Nội cũng thể hiện rõ là một nền kinh tế hiện đại, năng
động so với các địa phương khác trong cả nước. Theo số liệu thống kê, cơ cấu kinh
tế của Hà Nội năm 2009 là: Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng 6.3%, công
nghiệp chiếm tỷ trọng 41.1%, dịch vụ là 52.6%. Cơ cấu này của cả nước trong năm
2009 lần lượt là 20.91%, 40.24%, 38.85%. Như vậy, tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp

trong tổng GDP của Hà Nội tương đối thấp, cơ cấu kinh tế hiện đại, đây sẽ là thế
mạnh của Hà Nội trong việc phát triển kinh tế - xã hội đồng thời nhu cầu lao động
có CMKT trong các ngành cơng nghiệp và dịch vụ trong thời gian tới sẽ tăng cao.

6


Hà Nội là một trong những địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án; 1.600 văn phòng đại diện nước
ngồi, 14 khu cơng nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp. Bên cạnh
những công ty nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân cũng đóng vai trị quan trọng
trong nền kinh tế Hà Nội. Dưới đây là một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của Hà Nội.
Bảng 1. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của Hà Nội
Đơn vị

2008

2009

2010

1000 người

6350

6448.8

6591

%


10.6

6.7

10.9

GDP (Giá HH)

Tỷ đồng

178.535

224.414

249.100

Cơ cấu kinh tế

%

100

100

100

Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

%


6.5

6.3

6.1

Công nghiệp, xây dựng

%

41.1

41.1

41.4

Dịch vụ

%

52.4

52.6

52.5

Chỉ tiêu
Dân số trung bình
Tốc độ tăng trưởng kinh tế


GDP bình quân đầu người

USD
1.696
1.740
Nguồn: Tổng cục thống kê

2.021

Đặc biệt, Thành phố đang chiếm hơn 70% số cán bộ khoa học đầu ngành và
hơn 50% cán bộ khoa học có trình độ sau đại học của cả nước. Hà Nội là trung tâm
của vùng ĐBSH với mơ hình chùm đơ thị có thệ thống đa trung tâm hiện đại, đầu
mối giao thơng chính, trung tâm nghiên cứu, dịch vụ tài chính, thương mại, văn hố,
du lịch. Hà Nội là nơi tập trung các cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước, là
trung tâm hàng đầu về khoa học - cơng nghệ, đào tạo, y tế, văn hố, các cơ quan
ngoại giao, các văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế.
Với đặc điểm kinh tế - xã hội của Hà Nội cho thấy, Hà Nội hội đủ tiềm năng
phát triển kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao… Đòi hỏi,
việc chuẩn bị nguồn nhân lực sau đào tạo phải có những bước thay đổi căn bản, tạo
nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của một thành phố trung tâm của cả nước
trong tương lai.

7


2. Thực trạng lao động thành phố Hà Nội
2.1. Đặc điểm chung về dân số
Theo số liệu thống kê năm 2010, dân số Hà Nội khoảng 6591 nghìn người
(đứng thứ 2 trên toàn quốc), mật độ dân số là 1962 người/km2, cao gấp 7.46 mật độ

dân số của cả nước và gấp 2.09 mật độ dân số của vùng Đồng bằng sơng Hồng. Tuy
nhiên, nếu chỉ tính riêng cho khu vực nội đơ thì mật độ dân số lớn hơn 1962
người/km2 rất nhiều.
Tỷ lệ dân số thành thị của Hà Nội chiếm 41.30%, cao hơn của cả nước 11.13%
và cao hơn vùng Đồng bằng sông Hồng là 11.66% nhưng thấp hơn rất nhiều so với
TP. Hồ Chí Minh (tỷ lệ dân số thành thị của thành phố HCM là 83.25%). Dưới đây
là một số chỉ tiêu về dân số chủ yếu năm 2010 của cả nước, Hà Nội, ĐBSH và TP.
Hồ Chí Minh:
Bảng 2. Một số chỉ tiêu về dân số chủ yếu năm 2010

Dân số bình quân
Mật độ dân số
Dân số thành thị
Tỷ số giới tính

Đơn vị tính

Cả nước

ĐBSH


Nội

TP.
HCM

1000 người
Người/km2
Tỷ lệ %

Nam/100 nữ

86927.7
19770.0
6591
7396.5
263
939
1962
3530
30.17
29.64
41.30
83.25
97.8
97.2
97.2
91.7
Nguồn: Tổng cục thống kê

Tỷ suất nhập cư của Hà Nội cao hơn khá nhiều so với vùng ĐBSH và các TP
lân cận (Hưng Yên, Hải Dương, Hồ Bình, Vĩnh Phúc...). Tuy nhiên, tỷ suất nhập
cư của Hà Nội qua những năm gần đây chỉ đứng thứ 5, thấp hơn nhiều so với các
TP/thành phố như: Bình Dương, Đà Nẵng, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh. Điều này
cho thấy sức hút lao động của Hà Nội chưa xứng tầm với vị trí thủ đơ của cả nước.
Dưới đây là tỷ suất nhập cư của một số TP/thành phố trong 3 năm gần đây.

8



Bảng 3. Tỷ suất nhập cư của Hà Nội và một số TP/thành phố
Đơn vị tính: ‰
TP/thành phố

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Bình Dương

42.3

73.2

89.6

Đà Nẵng

12.0

20.1

29.8

Đồng Nai

12.3


20.8

27.2

TP. Hồ Chí Minh

21.2

31.3

26.2

Hà Nội

10.7

13.1

10.8

ĐBSH

2.5

3.2
3.5
Nguồn: Tổng cục thống kê

Theo kết quả điều tra lao động việc làm năm 2010, tỷ lệ số người trong độ
tuổi từ 15-59 đạt khá cao (65.31%). Tỷ lệ số người từ 0-14 tuổi đạt 23.76%, Tỷ lệ số

người từ 60 tuổi trở lên là 10.93%. Điều này cho thấy cơ cấu dân số của Hà Nội
tương đối trẻ, thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội tầm nhìn đến 2030.
Dưới đây là số nhân khẩu thường trú thực tế của Hà Nội năm 2010 chia theo nhóm
tuổi.
Bảng 4. Số nhân khẩu thường trú thực tế chia theo nhóm tuổi năm 2010
Nhóm tuổi
Tổng số
0 tuổi - 14 tuổi
15 tuổi - 60 tuổi
Trên 60 tuổi

Tổng số (Người)

Tỷ lệ (%)

6,584,466
1,564,727
4,300,028
719,711

100
23.76
65.31
10.93

Tỷ lệ số người chưa đi học là 1.74%, chưa tốt nghiệp Tiểu học là 4.26%. Kết
quả này cho thấy, số người chưa đi học của Hà Nội cao so với bình quân chung của
cả nước.
Trình độ học vấn của nữ thấp hơn của nam khá nhiều. Tỷ lệ người tốt nghiệp trung
học cơ sở trở lên của nam là 86.27%, tỷ lệ này của nữ chỉ là 78.2%.


9


Bảng 5. Số người đủ 15 tuổi trở lên chia theo giới tính và trình độ học vấn
Đơn vị tính: Người
Trình độ học vấn

Tổng số
5,019,73
Tổng số
7
Chưa đi học
87,472
Chưa tốt nghiệp Tiểu học
213,884
Tiểu học
561,036
Trung học cơ sở
1,572,974
Sơ cấp nghề
125,584
Trung học phổ thông
1,198,695
Trung cấp nghề
115,657
Trung cấp chuyên nghiệp
277,186
Cao đẳng nghề
17,665

Cao đẳng
97,868
Đại học trở lên
724,517
KXĐ
27,200

Tỷ lệ
%
100
1.74
4.26
11.18
31.34
2.50
23.88
2.30
5.52
0.35
1.95
14.43
0.54

Tỷ lệ
%

Nam
2,448,68
4
100

22,885 0.93
64,944 2.65
229,972 9.39
807,384 32.97
82,444 3.37
602,009 24.59
75,160 3.07
112,199 4.58
12,070 0.49
38,224 1.56
390,430 15.94
10,963 0.45

Nữ
2,571,05
3
64,587
148,939
331,064
765,590
43,140
596,686
40,498
164,987
5,595
59,644
334,087
16,236

Tỷ lệ

%
100
2.51
5.79
12.88
29.78
1.68
23.21
1.58
6.42
0.22
2.32
12.99
0.63

Mặt khác, qua kết quả điều tra cho thấy trình độ học vấn của nữ thấp hơn của
nam khá nhiều. Tỷ lệ người tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên của nam là 86.27%,
tỷ lệ này của nữ chỉ là 78.2%. Điều này phần nào cho thấy sự bất bình đẳng giới của
Hà Nội. Đặc biệt là tại khu vực nông thôn, nữ giới thường ít có cơ hội được học tập
hơn nam giới. Chính vì vậy, trong quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề của Hà Nội
trong những năm tới cần chú ý tới việc tạo điều kiện thuận lợi cho lao động có cơ
hội được đào tạo nghề, nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật.
II. TỔNG QUAN LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG HÀ NỘI 2010
1. Đặc điểm của lực lượng lao động
1.1 Giới tính và nhóm tuổi
Theo kết quả điều tra Lao động và Việc làm năm 2010 (Nguồn: Tổng cục
thống kê), số người từ 15 tuổi trở lên của Hà Nội là 5.019.737 người trong đó lực
lượng lao động (LLLĐ) là 3.586.678 chiếm 71,3%. Số người trong độ tuổi lao
động (từ 15 đến 60 tuổi) là 3.43 triệu chiếm 96% trong LLLĐ. Số người ngoài độ
tuổi lao động nhưng vẫn có nhu cầu làm việc là 158.000 người (4%).


10


Lực lượng lao động nam là 1.805.331 người chiếm 50,33% và nữ là 1.781.347
người chiếm 49,6%. Như vậy, tỷ lệ nam/nữ của LLLĐ Hà Nội tương đối cân bằng
tuy nhiên trong cơ cấu phân theo độ tuổi thì có sự chênh lệch nhất định. Nhìn
chung, số lượng lao động nữ cao hơn nam ở độ tuổi dưới 44, ngoài trừ nhóm tuổi từ
30-34 vì đây là độ tuổi mà nữ giới thường phải dành thời gian để sinh con và chăm
sóc gia đình.
Biểu đồ 1: LLLĐ phân theo giới tính và nhóm tuổi

Cịn nếu chỉ chia theo 3 nhóm tuổi chính (nhóm LĐ trẻ: 15-29; trung niên:
30-45; và lớn tuổi: trên 45 tuổi) có thể thấy: nhóm thanh niên (độ tuổi từ 15-29)
chiếm tỷ lệ khá lớn gần 1 phần 3 trong LLLĐ (31,5%) và số nữ thanh niên lại có tỷ
trọng cao hơn đáng kể so với nam giới (53% so với 47%). Điều này cho thấy cần
tính đến những đặc thù về giới trong các chương trình tạo việc làm, cụ thể là cho
đối tượng là nữ thanh niên. Tiếp đến là nhóm 30-45 tuổi có số lượng chiếm tỷ trọng
cao nhất 37% còn số người trên 45 tuổi chiếm gần 27,5%. Như đã phân tích, tỷ lệ
lao động nữ giảm dần khi độ tuổi tăng lên, cụ thể là lao động nữ từ 55-59 tuổi chỉ
chiếm gần 40% trong tổng số người ở độ tuổi này.

11


1.2 Theo trình độ học vấn
Số liệu khảo sát về trình độ học vấn của LLLĐ được chia thành 11 nhóm từ
nhóm thấp nhất là từ “Chưa đi học” đến trình độ cao nhất là ‘Đại học và trên đại
học”. Nhìn chung, gần 50% lực lượng lao động đã đạt tốt nghiệp THPT. Số người
chưa đi học chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0.41%) và tỷ lệ chưa tốt nghiệp tiểu học là 3.08%,

cịn lại 45% là những người mới có trình độ tiểu học hoặc THCS.
Tính trong tồn bộ lực lượng lao động, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và có
bằng/chứng chỉ là 30%, trong đó số có trình độ từ đại học trở lên chiếm hơn một
nửa (16,35%). Số lao động trình độ bậc trung (từ sơ cấp nghề đến cao đẳng) được
coi là LLLĐ kỹ thuật cịn ít về số lượng, đạt gần 500.000 người chiếm 14%. Số
người thuộc nhóm CNKT khơng bằng chứng chỉ theo thống kê chưa đầy đủ vào
khoảng 10%. Như vậy, số lao động có CMKT của Hà Nội năm 2010 là 40% trong
đó số lao động qua đào tạo nghề là 24%.
Bảng 6. Cơ cấu dân số trên 15 tuổi và LLLĐ phân theo trình độ học vấn
Cơ cấu
theo
Lực
Tổng số người trình độ lượng lao Cơ cấu theo
15 tuổi trở lên
(%)
động
trình độ (%)
3.586.67
Tổng số
5.019.737 100.00
8
100.00
Chưa đi học
87,472
1.74 14,666
0.41
Chưa tốt nghiệp Tiểu học
213,884
4.26 110,469
3.08

Tiểu học
561,036
11.18 431,136
12.02
1,203,06
Trung học cơ sở
1,572,974
31.34
2
33.54
Trung học phổ thông
1,198,695
23.88 762,681
21.26
Sơ cấp nghề
125,584
2.50 96,734
2.70
Trung cấp nghề
115,657
2.30 92,264
2.57
Trung cấp chuyên nghiệp
277,186
5.52 197,368
5.50
Cao đẳng nghề
17,665
0.35
11,745

0.33
Cao đẳng
97,868
1.95 70,312
1.96
Đại học trở lên
724,516
14.43 586,259
16.35
Nếu xét riêng nhóm Lao động kỹ thuật (LĐKT) bậc trung được xác định
gồm những người đã qua đào tạo từ trình độ sơ cấp nghề đến trình độ cao đẳng, thì

12


trình độ trung cấp chiếm đến 60% (gần một phần trong số này là trung cấp nghề).
Số người trình độ cao đẳng nghề còn rất khiêm tốn, mới đã xấp xỉ 3% (so với
15,44% trình độ cao đẳng. Cịn lại là số lao động sơ cấp nghề chiếm khoảng 20%
Biểu đồ 2: Cơ cấu của LLLĐ trình độ CMKT bậc trung

Bảng dưới đây cho thấy sự phân hóa rõ nét về trình độ học vấn giữa 2 giới.
Ở các trình độ thấp (tiểu học trở xuống) lao động nữ đều chiếm tỷ trọng cao hơn
nam giới (trên 60%). Tuy nhiên, tỷ lệ nữ giới trình độ TCCN và cao đẳng cũng cao
hơn nam một cách đáng kể cịn trình độ từ đại học trở lên thì xấp xỉ bằng nam giới.
LLLĐ nam thì có tỷ trọng cao hơn hẳn ở cả 3 cấp trình độ đào tạo nghề (trên 70%)
điều này phản ánh thực tế khách quan là các nghề đào tạo hiện nay phù hợp hơn với
các học viên nam và chưa thu hút được nhiều học viên nữ.

13



Bảng 7. Số lượng và cơ cấu lực lượng lao động Hà Nội phân theo giới tính
và trình độ học vấn
Tổng số
Nam
Nữ
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Số lượng
% Số lượng
% Số lượng
%
50.3
Tổng số
3,586,678 100.00 1,805,331
3 1,781,347 49.67
100.00
47.6
Chưa đi học
14,666
6,982
1
7,684 52.39
Chưa tốt nghiệp Tiểu
100.00
37.4
học
110,469
41,378

6
69,091 62.54
100.00
39.9
Tiểu học
431,135
172,253
5
258,883 60.05
100.00
52.1
Trung học cơ sở
1,203,063
626,757
0
576,306 47.90
100.00
51.2
Trung học phổ thông
762,681
390,489
0
372,192 48.80
100.00
72.5
Sơ cấp nghề
96,735
70,155
2
26,580 27.48

100.00
71.4
Trung cấp nghề
92,264
65,877
0
26,387 28.60
Trung cấp chuyên
100.00
42.2
nghiệp
197,368
83,320
2
114,049 57.78
100.00
83.0
Cao đẳng nghề
11,745
9,752
3
1,993 16.97
100.00
40.0
Cao đẳng
70,312
28,141
2
42,171 59.98
100.00

51.9
Đại học trở lên
586,259
304,309
1
281,951 48.09
Nhìn chung, nguồn nhân lực của Hà Nội trẻ và dồi dào nhưng cịn hạn chế về
trình độ tay nghề và CMKT. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo ở Hà Nội còn ở mức
cao, chiếm tới 60% tương đương với hơn 2 triệu lao động chưa được đào tạo. Điều
này cho thấy số lượng rất lớn người có nhu cầu được đào tạo, đặc biệt là đào tạo
nghề cho khu vực nơng thơn vì chỉ có khoảng 18,8% lao động ở đây có trình độ
CMKT.
1.3 Tình trạng HĐKT và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
- Người không tham gia HĐKT

14


Theo số liệu thống tồn quốc, tỷ lệ khơng tham gia hoạt động kinh tế là 21%
bao gồm: nhóm đang đi học (học sinh, sinh viên) chiếm tỷ lệ 9,54% trong tổng số.
Cịn lại những người khơng có khả năng lao động già cả, ốm đau, làm nội trợ và
những người khơng có nhu cầu làm việc chiếm khoảng 11,7% dân số.
Trong số 28,3% không tham gia LLLĐ của Hà Nội, số học sinh – sinh viên
là 11,16%. Đây được coi là nguồn dự trữ lao động có chất lượng và sẽ đóng góp
đáng kể vào đội ngũ lao động, còn lại 17,13% là những người đang làm nội trợ, bị
ốm, tàn tật hoặc không muốn làm việc (tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với toàn quốc).
Mức độ tham gia họat động kinh tế có sự khác biệt khá rõ giữa các cấp trình độ.
Thấp nhất là những người không được đi học và chưa tốt nghiệp tiểu học. ngồi ra
nhóm này chỉ có số lượng rất nhỏ nên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng
nguồn lao động của Hà Nội.

Bảng 8: Tình trạng HĐKT của dân số từ 15 tuổi trở lên
Lực lượng lao động

Tổng số
Chưa đi học
Chưa tốt TN Tiểu
học
Tiểu học
Trung học CS
Trung học PT
Sơ cấp nghề
Trung cấp nghề
TCCN
Cao đẳng nghề
Cao đẳng
Đại học trở lên

Dân số từ 15 tuổi trở lên không họat
động kinh tế
Tỷ lệ
Nội trợ,
Tỷ lệ
Sinh viên/
trong
ốm, tàn
trong
học sinh
LLLĐ
tật…
LLLĐ


Có làm
việc

Thất
nghiệp

Tỷ lệ có
việc làm

(1)
3,481,17
0

(2)

(3)

(4)

(5

(6)

(7)

105,508

97.06


560,359

11,16

859,658

17.13

12,082

2,584

82.38

0

0.00

72,806

83.23

103,769

6,700

93.93

0


0.00

103,022

48.17

424,982

6,154

98.57

13,223

2.36

115,817

20.64

1,181,585

21,477

98.21

200,134

12.72


167,321

10.64

731,541

31,140

95.92

304,760

25.42

126,787

10.58

96,272

462

99.52

0

0.00

28,849


22.97

87,912

4,352

95.28

1,377

1.19

21,071

18.22

189,542

7,826

96.03

4,708

1.70

73,971

26.69


11,745

0

100.00

4,852

27.47

1,068

6.05

63,006

7,306

89.61

10,210

10.43

17,346

17.72

569,236


17,023

97.10

21,095

2.91

131,600

18.16

Biểu đồ 3. Tình trạng HĐKT của lao động có CMKT

15


- Người tham gia HĐKT (lực lượng lao động)
Tỷ lệ tham gia LLLĐ là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất khi xem
xét thị trường lao động. Kết quả Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 tỷ lệ này
của Việt Nam là 76.5%, trong đó tỷ lệ tham gia LLLĐ của nam là 81,8%, cao hơn
đáng kể so với nữ là 71,4%. Đối với Tp Hà Nội, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
là 71,7% tương đương với 3.58 triệu LLLĐ, trong đó nam giới là 1,8 triệu người và
nữ là 1,78 triệu người. Tỷ lệ tham gia LLLĐ của nam là 73,73% có cao hơn tỷ lệ
của nữ là 69,2% tuy nhiên mức chênh lệch khơng lớn như của tồn quốc.
Bảng 9. Tỷ lệ tham gia LLLĐ phân theo giới tính và trình độ học vấn
Tỷ lệ
Lực
Tỷ lệ
Lực

Tỷ lệ
tham gia
lượng
tham gia
lượng
tham gia
LLLĐ
lao động
LLLĐ
lao động
LLLĐ nữ
Chung
nam
nam
nữ
Tổng số/Tỷ lệ
1,805,33
1,781,34
chung
71,7
1
73.73
7
69.28
Chưa đi học
16.77
6,982
30.51
7,684
11.90

Chưa TN Tiểu học
51.65
41,378
63.71
69,091
46.39
Tiểu học
76.85 172,253
74.90 258,883
78.20
Trung học cơ sở
76.48 626,757
77.63 576,306
75.28
Sơ cấp nghề
63.63
70,155
85.09
26,580
61.61
Trung học phổ
thông
77.03 390,489
64.86 372,192
62.38
Trung cấp nghề
79.77
65,877
87.65
26,387

65.16
TCCN
71.20
83,320
74.26 114,049
69.13
Cao đẳng nghề
66.49
9,752
80.80
1,993
35.62
Cao đẳng
71.84
28,141
73.62
42,171
70.70
Đại học trở lên
80.92 304,309
77.94 281,951
84.39

16


Trong nhóm đã qua đào tạo, tỷ lệ tham gia LLLĐ cao nhất là những người có
trình độ đại học và trên đại học với gần 81%. Tiếp đến là nhóm trung cấp nghề với
tỷ lệ xấp xỉ 80% và sơ cấp nghề khoảng 77%. Tỷ lệ tham gia LLLĐ của lao động
cao đẳng chỉ đạt khoảng 70% và xấp xỉ bằng nhóm trình độ TCCN. Đáng chú ý là

nhóm lao động phổ thơng (trình độ tiểu học và THCS) tham gia vào LLLĐ với tỷ lệ
khá cao 76%, tương đương với 1,6 triệu người, đồng thời số LĐKT vừa ít về số
lượng và tỷ lệ tham gia LLLĐ cũng không cao điều này phần nào cho thấy chất
lượng của LLLĐ của Hà Nội còn thấp.
Biểu đồ 4: Tỷ lệ tham gia LLLĐ phân theo trình độ học vấn

2. Tình trạng việc làm
Trong 3,5 triệu người tham gia HĐKT, số người có việc làm chiếm tỷ trọng lớn
97,06%. Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp của Hà Nội là 2,94% bằng với tỷ lệ chung của
cả nước. Tỷ lệ có việc làm thấp nhất ở nhóm chưa đi học và khơng chênh lệch lớn
giữa các cấp trình độ cịn lại. Tỷ lệ có việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở
trình độ sơ cấp và cao đẳng cao tuyệt đối 99% - xấp xỉ 100% trong khi tỷ lệ này đối
với trình độ trung cấp và cao đẳng thấp hơn. So với nhiều thành phố lớn khác trên

17


thế giới tỷ lệ thất nghiệp của Hà Nội tương đối thấp, điều này một phần là kết quả
của tốc độ phát triển kinh tế nhanh và “nóng” của thủ đô với số lượng việc làm
phong phú được tạo ra hàng năm. Bên cạnh đó, cịn một khía cạnh cần xem xét đó
là chất lượng việc làm của một bộ phận người lao động, đặc biệt là các lao động
nhập cư cịn rất thấp. Để có thể tồn tại trong khu vực đơ thị, người lao động ln
phải tìm một cơng việc nào đó có thu nhập để trang trải cho các sinh hoạt phí của
mình dù việc làm đó chưa phải là công việc “tốt thực sự’ hay “việc làm bền vững”.
Tỷ lệ thiếu việc làm của Hà Nội theo khảo sát là 1,3% và khơng có sự chênh lệch
giữa lao động nam và nữ. Các chỉ tiêu về tỷ lệ có việc làm, thất nghiệp hay tỷ lệ
thiếu việc làm mới phản ánh những nét chung trong bức tranh về thị trường lao
động Hà Nội. Để có được cái nhìn rõ nét và chính xác hơn về tình trạng việc làm
cần xem xét thêm chỉ tiêu phản ánh các đặc điểm về việc làm của người lao động.
2.1 Việc làm phân theo vị thế công việc

Vị thế công việc của lao động được phân thành 4 nhóm chính là: Làm cơng ăn
lương, Lao động gia đình, Tự làm và Chủ cơ sở (trên thực tế còn 1 bộ phận nhỏ lao
động là thợ học việc, hội viên hợp tác xã hoặc không xác định được rõ vị thế của
mình trong cơng việc- tuy nhiên vì số lượng chiếm tỷ lệ không đáng kể nên không
đưa vào trong phân tích). Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ lao động làm công ăn lương
chiếm đa số với 45% tiếp đến là lao động tự làm (tự sản xuất-kinh doanh không
thuê lao động, chiếm khoảng 35%. Còn lại 16% lao động làm việc trong gia đình
(khơng hưởng lương) và 4% là chủ các các cơ sở SXKD (có th ít nhất 1 lao
động). Tỷ lệ làm cơng ăn lương có xu hướng tăng theo trình độ của người lao động
(tỷ lệ này cao nhất ở lao động trình độ ĐH và trên ĐH lên đến 92% còn của cao
đẳng là 87%). Ngược lại, lao động làm việc cho gia đình có tỷ lệ cao ở các trình độ
thấp (145 đối với trình độ THPT, 5% đối với trình độ sơ cấp và trung cấp). Trong
nhóm LĐKT bậc trung, lao động qua đào tạo nghề có xu hướng tự sản xuất kinh
doanh hoặc làm chủ nhiều hơn, (cao đẳng nghề 34%, trung cấp nghề 26% và sơ cấp
nghề 35%).

18


Biểu đồ 5. Vị thế công việc của lao động phân theo trình độ học vấn

2.2 Phân theo nhóm ngành kinh tế
Bảng phân ngành kinh tế của Việt nam gồm 20 ngành, tuy nhiên trong nội
dung này đã lựa chọn 9 nhóm ngành kinh tế mà Hà Nội có tỷ trọng lao động đáng
kể để phân tích về cơ cấu theo các cấp trình độ. Trong 9 nhóm ngành thì Nông lâm, ngư nghiệp vẫn là khu vực sử dụng nhiều lao động nhất (khoảng 850.000 lao
động, tương đương 26%), chủ yếu là các lao động khơng có CMKT, trình độ THCS.
Mặc dù tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ chung của cả nước nhưng với số lượng
đáng kể lao động nơng nghiệp như vậy thì q trình chuyển dịch kinh tế sẽ tạo áp
lực tương đối lớn trong việc chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động. Khu vực cơng
nghiệp với 2 nhóm ngành chính là: Cơng nghiệp chế tạo, chế biến cũng là ngành thu

hút số lượng lao động khá lớn (657.000 lao động chiếm 22%), và ngành Xây dựng
(xếp thứ 4) với số lao động là 280.000 người. Khu vực dịch vụ có tỷ trọng lao động
lên đến xấp xỉ 43% trong đó, ngành Bán bn, bán lẻ, sửa chữa ơtơ, xe máy có số
lao động cao gấp 2 lần so với xây dựng (560.000 người) nên xếp ở vị trí thứ 3 về
thu hút lao động. Tuy thuộc nhóm ngành dịch vụ nhưng đặc điểm của ngành này
khơng chỉ mang tính chất thương mại mà có gắn với kỹ thuật (các dịch vụ sửa chữa
phương tiện vận tải). Các ngành dịch vụ còn lại là: Vận tải, Dịch vụ ăn uống, Giáo

19


dục-đào tạo, Hoạt động đoàn thể, hiệp hội và Hoạt động dịch vụ khác (bao gồm các
ngành như: Tài chính - ngân hàng, kinh doanh bất động sản,
Thông tin - truyền thông; Khoa học - Công nghệ) …mỗi ngành thu hút
khoảng 5% lao động tương đương 150.000-170.000 người.
Theo cấp trình độ, lao động THPT Hà Nội làm việc trong các ngành kinh tế
có đặc điểm tương tự như cơ cấu chung tuy nhiên tỷ lệ làm việc trong khu vực công
nghiệp và dịch vụ cao hơn. Đối với lao động có CMKT thì kể từ trình độ trung cấp,
tỷ lệ làm việc trong ngành nông nghiệp đã giảm hẳn, chỉ cịn từ 3-10%. Nhóm lao
động qua đào tạo nghề chủ yếu tập trung trong ngành Công nghiệp chế tạo- chế
biến, tuy nhiên có điểm khác biệt: lao động sơ cấp nghề làm chủ yếu trong ngành
Vận tải kho bãi; Trung cấp nghề cũng có tỷ trọng lớn hơn trong ngành Xây dựng
cịn lao động cao đẳng nghề thì có nhiều người làm trong các ngành dịch vụ.
Khoảng 70 % lao động trình độ TCCN, cao đẳng và đại học chủ yếu làm việc ở khu
vực dịch vụ, với các đặc điểm cụ thể về nhóm ngành là: lao động TCCN làm trong
ngành Bán buôn, bán lẻ và sửa chữa xe có động cơ; Cao đẳng thì hoạt động trong
lĩnh vực giáo dục đào tạo và các ngành dịch vụ khác. Lao động trình độ ĐH trở lên
có cơ cấu phân bố lao động khác đồng đều với xấp xỉ 20% cho mỗi nhóm ngành
chính.
Biểu đồ 6: Cơ cấu ngành kinh tế phân theo cấp trình độ của lao động


20



×