Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

Nghi lễ vòng đời của người rục ở xã thượng hóa huyện minh hóa tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.45 MB, 135 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. Đa dạng
trong văn hóa vùng, văn hóa nghề nghiệp, văn hóa tín ngưỡng, đặc biệt là văn
hóa tộc người. Với sự sinh sống của 54 dân tộc anh em, ngoài những nét
chung về văn hóa thì mỗi dân tộc cịn có những bản sắc văn hóa riêng góp
phần làm nên bức tranh văn hóa Việt Nam.
Do đặc điểm về địa lý và lịch sử mà đã từ lâu miền núi phía bắc Trung
bộ đã là địa bàn cư trú của các tộc người thiểu số ở Việt Nam, là nơi bảo lưu,
chứa đựng nhiều giá trị dân tộc học phong phú và quan trọng, trong đó có
người Rục ở xã Thượng Hóa huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình. Đây là một
nhóm tộc người cịn mang những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc.
Người Rục là một nhóm người thuộc dân tộc Chứt, cùng với các nhóm
tộc người khác như Sách, Mày, A- rem, Mã Liềng. Họ sinh sống tại 43 bản
thuộc 13 xã ở 2 huyện Tuyên Hóa, huyện Minh Hóa và một bộ phận nhỏ ở
huyện Bố Trạch. Chủ yếu sống trong những bản nhỏ trên rừng núi Trường
Sơn ở phía tây Quảng Bình, do bị chia cắt về địa lí nên mới bước đầu định
canh - định cư được vài thập kỉ trở lại đây, một bộ phận nhỏ trong họ vẫn
quen duy trì cuộc sống hoang dã với hình thái kinh tế săn bắn, hái lượm, thừa
hưởng cái có sẵn của núi rừng. Chính vì vậy mà khơng ít thơng tin viết về họ
như những đại diện của “người rừng” hay “người nguyên thủy”. Tuy nhiên,
dân tộc Chứt hấp dẫn đối với các nhà dân tộc học trong nước và quốc tế
không phải ở thông tin là đại diện của “người rừng” mà bởi họ mang những
giá trị văn hóa và ý nghĩa lịch sử lớn lao.
Trong văn hóa của nhóm người Rục, tín ngưỡng là một phạm trù rất rộng
vừa đa dạng vừa phong phú, phức tạp, được thể hiện qua hệ thống nghi lễ đặc


2


biệt nghi lễ vòng đời. Đây là sinh hoạt văn hóa có vị trí hết sức đặc biệt, nó
khơng thể thiếu trong cuộc sống của con người và giúp ta nhận biết dân tộc này
với dân tộc khác. Nghi lễ vịng đời là một mơi trường khá bền vững trong việc
bảo lưu kho tàng văn hóa truyền thống. Hiện nay với sự tác động nền kinh tế thị
trường, sự giao thương về kinh tế và giao thoa văn hóa nên nghi lễ vịng đời của
người Rục ở xã Thượng Hóa huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình đang có sự biến
đổi và dần dần bị mai một, vì vậy cần nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn các nghi lễ
vịng đời, góp phần phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của họ.
Việc tìm hiểu nghiên cứu các nghi lễ vịng đời của người Rục góp phần
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phù hợp với tinh thần Nghị quyết Hội nghị
lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà bản sắc đân tộc.
Người viết là người con Quảng Bình. Sinh ra, lớn lên trên miền đất
nắng, gió, khí hậu khắc nghiệt nhưng tự hào vì nơi đây là nơi sinh sống của
nhiều dân tộc thiểu số có những nét văn hóa riêng biệt. Với lịng nhiệt tình và
say mê của người làm cơng tác nghiên cứu văn hóa, mong muốn đi sâu tìm
hiểu các nghi lễ vòng đời và những biến đổi thách thức trước tình hình hiện
nay để góp phần nhỏ bé trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền
thống của người Rục trên mảnh đất quê hương, người viết đã chọn đề tài
“Nghi lễ vòng đời của người Rục ở Xã Thượng Hóa huyện Minh Hóa tỉnh
Quảng Bình”làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Từ những năm đầu thế kỷ XX, học giả M. Colani đã có những ghi chú
rất quan trọng về nhóm người Chứt trong “Ghi chú về tiền sử Quảng Bình”
(B. A.V.H, No.1, 1916). Đến thập niên 1940, linh mục Cadière trong bài viết
“La vie dans les petits postes du Quang Binh” (B.A.V.H, No.2, 1942), kể về
“đời sống trong các đồn nhỏ ở Quảng Bình”.


3

Năm 1960, sau sự kiện bộ đội biên phòng phát hiện và đưa người Rục
ra định cư ở các thung lũng, tác giả Nguyễn Bình đã thực hiện một số khảo sát
và “Sơ lược giới thiệu các dân tộc ở miền núi Quảng Bình [các nhóm dân tộc
Mày, Rục, A rem]” (Tập san Dân tộc), trong đó, đặc biệt quan tâm về “Dân
tộc A rem và dân tộc Rục”. Những nghiên cứu sau đó của nhà nghiên cứu Dân
tộc học Mạc Ðường “Tìm hiểu người Rục ở miền núi tỉnh Quảng Bình” (1963),
mặc dù chỉ là những báo cáo khảo sát tổng quan nhưng đã phản ánh phần nào
đời sống và thực trạng của các tộc người sau khi định cư trong các làng bản.
Trong những năm cuối thập niên 1970 đến nay có rất nhiều tác giả
trong và ngồi nước nghiên cứu về các tộc người này như Nguyễn Văn Tài
“Thử bàn về tiếng Chứt, tiếng Cuối trong nhóm Việt - Mường" (1976), “Góp
thêm tài liệu cho việc đốn định thời điểm chia tách của hai ngôn ngữ Việt và
Mường” (1978), Nguyễn Lương Bích “Người Việt và người Mường là hai dân
tộc hay một dân tộc” (Tạp chí Dân tộc học, số 4-1974). Nhà dân tộc học Liên
Xô Sôlôlôpxkaia đã có những nhận định “Về sự phân loại nội bộ các ngơn
ngữ của nhóm Việt - Mường” (1978). “Người Chứt ở Bình Trị Thiên” của
Nguyễn Văn Mạnh (1982), Nguyễn Ngọc Thanh, Vi Văn An “Ghi chép Dân
tộc học về người Rục ở Quảng Bình” (1991)…v v; Trong những cơng trình
này, nếu Trần Trí Dõi (1995) cho biết về “Thực trạng kinh tế và văn hố của
ba nhóm tộc người đang có nguy cơ bị biến mất”, thì cuốn “Người Rục ở Việt
Nam” của Võ Xuân Trang (1998) là công trình đầu tiên mơ tả một cách khái
qt và đầy đủ nhất về chân dung người Rục.
Những nghiên cứu này tập trung vào giải quyết vấn đề nguồn gốc tộc
người từ cách tiếp cận về khía cạnh ngơn ngữ và văn hóa truyền thống chung
nhất. Đây là những tài liệu tham khảo quan trọng của đề tài.
Ngoài ra thời gian gần đây, có những luận văn tốt nghiệp của sinh viên
chuyên ngành văn hóa và dân tộc học của các trường đại học đã đề cập đến
đối tượng nghiên cứu. Có thể kể đến: Nguyễn Thị Hóa Nhị (2003) với đề tài



4
“Ðiều tra tổng thể văn hóa vật chất của người Rục ở Minh Hóa - Quảng
Bình”; Bùi Thị Nết (2003), “Tìm hiểu thiết chế xã hội và văn hố tinh thần
của người Rục ở Thượng Hóa - Minh Hóa - Quảng Bình”;.. Một số đề tài
nghiên cứu của các tổ chức ban ngành trong và ngồi nước cũng đã góp thêm
vào bức tranh xã hội nhiều mặt của người Rục.
Xem xét lịch sử nghiên cứu vấn đề có thể thấy, phần lớn những nghiên
cứu đều mới đề cập đến những vấn đề chung của văn hoá truyền thống tộc
người mà chưa xem xét các yếu tố riêng. Các nghi lễ vịng đời thể hiện rõ nét
nhất văn hóa truyền thống và đặc biệt là trước sự áp lực biến đổi của thời kỳ
giao thương kinh tế, văn hóa hiện nay nhưng lại chưa được các nhà nghiên
cứu đi sâu khai thác.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc khảo sát, đánh giá, giải mã bản chất các hiện tượng trong
nghi lễ vòng đời của người Rục ở xã Thượng Hóa huyện Minh Hóa tỉnh Quảng
Bình, đề tài khẳng định những giá trị văn hóa của hình thức sinh hoạt văn hóa đặc
biệt này, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa truyền thống của người Rục nói riêng và dân tộc Chứt nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài phải giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Giới thiệu khái quát về văn hóa truyền thống của người Rục, làm cơ sở
để nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong đời sống tín ngưỡng của người Rục.
- Khảo sát và giải mã các nghi lễ vòng đời của người Rục ở xã Thượng
Hóa huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình hiện nay và so sánh tương quan với
các dân tộc khác ở địa phương trên cơ sở các nguồn tư liệu khảo sát, thực địa
và kế thừa các thành quả nghiên cứu.
- Khẳng định vị trí,vai trị giá trị của nghi lễ vịng đời trong đời sống
văn hóa tinh thần, trong bản săc văn hóa truyền thống riêng biệt của người
Rục, nhận diện các yếu tố lạc hậu và sự biến đổi trong nghi lễ vòng đời của



5
người Rục hiện nay đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm phát huy giá trị văn
hóa của các nghi lễ vòng đời trong đời sống hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nghi lễ vòng đời người Rục
ở xã Thượng Hóa huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình. Cụ thể là các nghi lễ
liên quan đến Sinh đẻ, Trưởng thành, Tang ma. Trong quá trình nghiên cứu,
đề tài sẽ so sánh nghi lễ vòng đời của người Rục với người Nguồn, người
Mày, và người Sách ở huyện Minh Hóa để thấy được sự tương đồng và khác
biệt giữa các dân tộc, nhóm người với nhau.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tập trung nghiên cứu người Rục
cư trú tại xã Thượng hóa, huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình, những điển hình
là các bản: n hợp, Ĩn, Mị o ô ô, là những thôn bản mà người Rục cư trú
tập trung và còn bảo lưu nhiều nghi lễ vòng đời rõ nét.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để
xem xét sự phát triển của các sự vật hiện tượng, sự phát triển các hình thái
kinh tế xã hội. Các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về bảo tồn phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc, các chủ trương chính sách của Nhà nước ta nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Các phương pháp cụ thể chủ yếu sử dụng trong luận văn là:
5.1. Phương pháp khảo sát, thu thập thông tin
- Điền dã dân tộc học: điền dã khảo tả, ghi chép bằng văn bản, ảnh
chụp; Trong đó đặc biệt chú trọng đến phương pháp “quan sát tham dự” của
ngành Nhân học - Dân tộc học mô tả đối với các đối tượng nghiên cứu là các
nghi lễ. Phương pháp này cho phép tác nghiệp một cách tương thích với bối
cảnh nghiên cứu, là quá trình người nghiên cứu quan sát, thu nhận và tham
gia vào đời sống của cộng đồng đó một cách kỹ càng.

- Phương pháp nghiên cứu diện và nghiên cứu điểm: tiếp cận vấn đề
nghiên cứu 1 cách khái quát, khách quan nhất trên một bình diện rộng, quy


6
mơ; sau đó, đi sâu vào một số điểm gia đình cụ thể, nghi lễ cụ thể, làm rõ
những vấn đề quan trọng.
- Điều tra xã hội học: phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn nhóm, phỏng vấn
nhanh, lấy thơng tin người dân, cơ quan chức năng, những nhà nghiên cứu.
5.2. Phương pháp xử lý và trình bày thơng tin
- Phương pháp tổng hợp, thống kê, đối sánh các nguồn thông tin tư liệu
thu thập được
- Phương pháp phân tích tài liệu và hệ thống hóa các tư liệu thu thập được
Ngồi ra cịn sử dụng thêm một số phương pháp: Tọa đàm nhóm, so
sánh lịch sử..
6. Những đóng góp của luận văn
- Luận văn bước đầu tập hợp hệ thống lại các nghi lễ vòng đời của
người Rục và phần nào giải mã các biểu tượng văn hóa trong nghi lễ vịng đời
trong lịch sử và tìm ra những yếu tố văn hóa mang giá trị truyền thống để bảo
tồn, phát huy và phân tích các hủ tục lạc hậu cần loại bỏ.
- Luận văn đóng góp thêm nguồn tư liệu điền dã mới, qua đó thấy được
sắc thái văn hóa dân tộc địa phương, góp phần nhận diện đầy đủ hơn về nghi
lễ, phong tục, tập quán, của người Rục ở xã Thượng Hóa
- Luận văn góp phần chỉ ra những điều kiện và sự biến đổi của nghi
lễ vịng đời nói riêng và văn hóa truyền thống của người Rục nói chung làm
cơ sở cho việc định hướng chính sách xã hội, văn hóa, giáo dục... nhằm bảo
tồn và phát huy văn hóa truyền thống của họ tốt hơn trong sự nghiệp đổi
mới hiện nay.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết Luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung

của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về văn hóa truyền thống của người Rục ở xã
Thượng Hóa huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình.


7
Chương 2: Các nghi lễ vòng đời truyền thống trong chu kỳ đời người
của người Rục.
Chương 3: Bảo tồn các giá trị văn hóa người Rục qua nghi lễ vịng đời.


8

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
CỦA NGƯỜI RỤC Ở XÃ THƯỢNG HĨA HUYỆN MINH
HĨA TỈNH QUẢNG BÌNH
1.1. Tổng quan về huyện Minh hóa, tỉnh Quảng Bình
1.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Minh Hóa
Minh Hóa là huyện miền núi của tỉnh Quảng Bình, ở vào tọa độ 17 o 28’
30 đến 18o2’ 13 vĩ độ Bắc và 105 o 6’ 25 đến 105o 20’ 30 kinh độ Đơng.Phía
Đơng và Đơng bắc giáp huyện Tun Hóa, phía Nam giáp huyện Bố Trạch,
phía tây giáp hai huyện Bua - la - pha và Nhòm - Ma - Lạt của tỉnh Khăm
Muộn nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Minh Hóa có đường biên giới
chung với tỉnh Khăm Muộn (Lào) 89 km. Hiện nay huyện Minh Hóa có thị
trấn Quy Đạt và 15 xã, có diện tích 141.006 ha, là một huyện nằm giữa dãy
núi đá vôi Kẻ Bàng, bao lấy vùng đất Minh Hóa là hai dãy núi đá lớn: Dãy núi
Đen và dãy núi Bông Dương, Bồng Dầm (hay còn gọi la dãy núi Giăng Màn).
Với những núi đá cao như núi: Ca Reeng cao 1.326 m, núi Ma Rai cao 718
m… ngoài những dãy núi đã kéo dài, cịn có nhiều núi đá đơn lẻ nằm giữa

đồng ruộng hay trong các làng mạc sầm uất như: Lèn Bảng, Lèn Một, Lèn
Ông Ngoi… Do kiến tạo địa tầng và quá trình đứt gãy địa chất phức tạp nên
giữa những núi đá vơi có các thung lũng là nơi cư dân sinh sống và cũng
chính do cấu tạo địa tầng phức tạp nên các sông suối ở đây thường bị đứt
dòng chảy, đang chảy tự nhiên biến vào lòng núi rồi lại trồi ra ở một nơi khác,
đia hình với sự án ngữ của dãnh Hồnh Sơn nên khí hậu ở đây được chia
thành hai vùng rõ rệt. Phía bắc Hồnh Sơn (Hà Tĩnh) nằm trong vùng khí hậu
của miền Bắc, Nam Hồnh Sơn (Minh hóa và Tun Hóa) lại mang đầy đủ
khí hậu của miền Nam, khí hậu nóng ẩm thể hiện rõ rệt ở hai mùa: mùa mưa
và mùa nắng. Là một huyện miền núi mùa mưa ở đây thường đến rất sớm, bắt
đầu từ tháng 9 năm trước và kết thúc muộn vào khoảng tháng giêng hoặc


9
tháng hai năm sau vào những tháng này thường có gió mùa Đơng - Bắc và
mang theo khơng khí lạnh, mưa dầm..Khác với vùng đồng bằng, vào mùa
mưa hơi lạnh của núi đá tỏa ra hịa cùng khơng khí lạnh ngoài trời làm cho
thời tiết càng thêm giá lạnh. Do lượng mưa nhiều nên độ ẩm vào những tháng
này tăng cao.
Mùa khô diễn ra từ tháng 3 đến tháng 8, những tháng này nắng gay gắt,
số giờ nắng bình quân hàng ngày là 6,4 giờ, ngày nắng cao nhất đạt đến 9,9
giờ. Mùa khơ có gió Tây - Nam thổi từ Lào sang (cịn gọi là gió Lào hoặc gió
Nam) gió Lào mang theo hơi nóng từ vùng cao nguyên Lào vào cùng với hơi
nóng tỏa ra từ núi đá vơi gây nên khơng khí oi bức, khó chịu [7, tr.2].
Đất trồng trọt chiếm chưa đến 3,98% diện tích tự nhiên nhưng có nhiều
loại đất trồng có độ màu mỡ cao như đất phera lít vàng nâu, đất được bồi lắng,
trầm tích của đá vơi rất thích hợp cho việc hình thành các làng mạc sầm uất,
trù phú và phù hợp với các loại cây trồng như: cao su, ca phê, hồ tiêu, chè, lúa
nương, lúa nước,…ở Minh Hóa đất lâm nghiệp nằm xen với đất nơng nghiệp,
diện tích đất lâm nghiệp khá lớn và đa dạng với nhiều chủng loại cây cỏ.

Rừng núi Minh Hóa có rừng núi đá và rừng núi đất với sư đang dạng
của hệ động thực vật có nhiều loại cây gỗ quý như: Da Hương, Lim, Sến, Chò..
Nhiều loại tre nứa, song mây, nhiều loại dược liệu quý như Sa nhân, Sâm trần và
Mật ong Minh Hóa đã trở thành thứ đặc sản quý. Núi Rừng Minh Hóa cịn là nơi
trú ngụ, sinh sống của hàng trăm loài chim, thú, hổ, hưu, nai, lợn rừng, chồn,
cáo, sơn dương, gấu, khỉ.. đặc biệt với diện tích 92.111.643 ha núi đá vơi là một
sa mạc đá vào loại lớn trên thế giới chứa đựng trong nó hàng trăm hang động,
đây là một nguồn lợi lớn về du lịch sinh thái và du lịch hang động và chứa đựng
nguồn khoán sản quý phục vụ cho xây dựng cơ bản [4, tr.3].
Huyện Minh Hóa ở đầu nguồn các con sơng, có độ cao trên 1.000m so
với mặt nước biển, do cấu tạo đặc biệt của địa hình núi đá vơi nên các sơng
suối ở đây nhiều và có độ dốc lớn. Ngồi hàng trăm con suối, Minh Hóa có 2


10
sơng chính sơng Gianh và sơng Nan đây là hai trong nhiều nguồn chính của
sơng Gianh. Hệ thống sơng suối dày đặc, có độ dốc lớn lại chảy xen giữa
những dãy núi đá vơi thậm chí có nhiều con suối chảy qua làng - núi đá chính
đặc điểm đó dẫn đến địa hình Minh Hóa bị chia cắt thành nhiều mảng, việc đi
lại bằng thuyền, bè mãng không thực hiện được, đặc biệt là vào mùa mưa lũ
nước sông dâng cao, nước chảy xiết. Thời kỳ trước hoạt động đi lại giao lưu
của dân cư trong các vùng vào mùa mưa lũ hầu như ách tắc hoàn toàn. Đây là
một trong những khó khăn lớn đối với người dân Minh Hóa. Hệ thống giao
thơng đường bộ ở Minh Hóa do địa hình chia cắt rừng sâu núi cao nên khơng
phát triển mạnh mẽ như ở đồng bằng ven biển.
Sự đa dạng về thời tiết và núi rừng hùng vĩ là những điều kiện thuận lợi
để con người nơi đây sinh sống, và khai thác các nguồn tài nguyên cũng như
có lối sống thích nghi phù hợp hơn với mảnh đất này.
1.1.2. Tình hình dân cư ở huyện Minh Hóa
Minh Hóa là vùng đất có lịch sử văn hóa lâu đời, có dấu tích cư trú của

người tiền sử, ít ra từ thời đại đồ đá giữa cách đây trên dưới vạn năm. Những
dấu tích ấy rất có ý nghĩa trong việc nghiên cứu thời kỳ tiền sử của dân tộc
Việt Nam nói chung và của Minh Hóa nói riêng. Từ trước đến nay cư dân chủ
nhân của vùng đất này là người Chứt. Thường sống ở các hang động, vì vậy
họ cịn có tên gọi là người hang động. Qua các cuộc chinh phục, mở rộng
cương vực của các triều đại phong kiến Việt Nam với nhiều lý do khác
nhau.Các thành phần di cư khác đã đến cư trú tại vùng đất này, đó là những
người lính theo quan trường đi đánh giặc. Đó cũng là những người nơng dân
do cuộc sống nơi quê cũ quá cơ cực, lâm vào cảnh đói khổ do sự bóc lột nặng
nề của cường hào, địa chủ, do giặc dã nên đã bỏ quê từ các tỉnh Hà Tĩnh,
Nghệ An, Thanh Hóa; từ các huyện Bố Trạch, Quảng Trạch (Quảng Bình) tìm
đến mảnh đất Minh Hóa giữa núi rừng Trường sơn sinh cơ lập nghiệp. Trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội, những cư dân đến cư trú muộn hơn trên


11
mảnh đất Minh Hóa chủ yếu sống bằng phương thức canh tác lúa nước. Họ
sống tập trung ở các bãi bồi ven các con sông, các thung lũng nên buộc những
cư dân bản địa phải dời khỏi nơi cư trú, di chuyển dần lên các vùng núi cao.
Dân số Minh Hóa hiện có 51.305 người (Thống kê 31/12/2010). Cùng sinh
sống với người Việt cịn có hai dân tộc ít người khác: Bru - Vân kiều và Chứt,
thuộc hai nhóm ngơn ngữ: Việt - Mường và Môn - Khơ me. Dân cư ở Minh
Hóa phân bố khơng đều, chủ yếu tập trung ở các vùng đất bằng phẳng, ven
các con sông, con suối, các trục đường giao thông, các thung lũng, miền núi
cao dân cư thưa thớt. Sống trên mảnh đất Minh Hóa có nhiều dân tộc. Mỗi
dân tộc có một sắc thái riêng. Trải qua công cuộc lao động xây dựng quê
hương, đấu tranh chống thiên nhiên, chống ngoại xâm, các cộng đồng dân tộc
đã hòa đồng, chung lưng, đấu cật cùng nhau vượt quá khó khăn gian khổ xây
dựng cuộc sống trên quê hương mới. Qua bao thăng trầm lịch sử, các cộng
đồng dân tộc ở Minh Hóa vẫn giữ vững và phát huy tốt bản sắc văn hóa dân

tộc mình.
Đời sống văn hóa vật chất của các dân tộc ở Minh Hóa rất phong phú,
đa dạng: các tộc người dù ở vùng núi cao hay ven các sông suối.. đều biết làm
nương, làm rẫy, trồng lúa và trong quá trình lao động sản xuất các tộc người ở
Minh Hóa ln trao đổi kinh nghiệm với nhau. Ngày nay không chỉ người Kinh
mới biết cày, bừa, làm thủy lợi trồng lúa nước mà các dân tộc ít người ở núi cao
cũng biết khai phá đất hoang ven sông suối để làm lúa nước đưa dần cuộc sống
của mình, đi vào ổn định không phải du canh, du cư nhiều như trước.
1.1.3. Các dân tộc ở huyện Minh Hóa
Quảng Bình là một tỉnh có nhiều tộc người thiểu số cư trú. Đây là nơi
gặp gỡ, hội tụ của các tộc người thiểu số thuộc nhóm ngơn ngữ Việt- Mường
và nhóm ngơn ngữ Mơn - Khơme.
Thuộc nhóm ngơn ngữ Mơn - Khơme và được gọi chung là dân tộc
Bru-Vân Kiều có các nhóm tộc người như Vân Kiều, Trì, Măng Coong và


12
Khùa. Thuộc nhóm ngơn ngữ Việt - Mường và được gọi chung là dân tộc
Chứt có các tộc người như Mày, Rục, Sách, Arem, Mã Liềng.
Huyện Minh Hóa là địa bàn cư trú chủ yếu của các nhóm người thuộc
đân tộc Chứt. Nếu xét về địa bàn cư trú hiện nay của dân tộc Chứt cộng với
những đặc thù ngôn ngữ của họ, thì chúng ta nhận thấy 3 nhóm địa phương:
Mày, Sách, Rục sống tập trung và họ cũng có nhiều nét đặc trưng văn hóa
gần gũi với nhau hơn so với người Arem và Mã liềng.
Nhóm người Mày cư trú tập trung tại xã Dân Hóa và Trọng Hóa huyện
Minh Hóa và sống xen cư với người Khùa và người Sách. Người Mày làm
nương rẫy cũng rất hạn chế. Cuộc sống của họ chủ yếu phụ thuộc vào săn bắn
và hái lượm ở trong rừng. Theo số liệu UBMTTQ tỉnh thì hiện tại người Mày
có 199 hộ với 1039 người, cũng như người Arem người Mã liềng, người Mày
cũng làm nhà sàn để ở nhưng đơn sơ và tam bợ. Đội ngũ thầy mo của người

Mày khá phát triển, do đó một số loại hình về văn hóa văn nghệ dân gian của
người Mày còn giữ được qua các ơng thầy mo.
Nhóm người Sách hiện cư trú tập trung ở huyện Minh Hóa tại các xã
Dân Hóa, Thượng Hóa, Hóa Sơn, Hóa Hợp, Hóa Tiến, Trung Hóa, Hóa
Thanh, và một bộ phận nhỏ ở xã Thượng Trạch huyên Bố Trạch. Theo số liệu
UBMTTQ tỉnh thì người Sách có 209 hộ với 1140 nhân khẩu. So với người
Arem, Mã liềng, Mày và Rục thì người Sách có trình độ văn minh cao hơn cả.
Ngoài nương rẫy, đại bộ phận người Sách đã biết làm lúa nước, biết sử dụng
trâu bị để cày cấy, biết dùng phân bón… Người Sách về cơ bản đã thoát khỏi
cuộc sống săn bắn và hái lượm. Họ chỉ tiến hành săn bắn, hái lượm những khi
xong mùa vụ và chủ yếu là để cải thiện cuộc sống.
Do cuộc sống tương đối ổn định hơn nên người Sách còn bảo lưu được
một số vốn văn nghệ dân gian như truyện cổ, dân ca mang tính truyền thống,
và họ ở gần và xen kẻ với người nguồn nên cũng tiếp thu và chịu ảnh hưởng
về văn hóa cũng như phong tục của người Nguồn.


13
Ngồi ra ở địa bàn huyện Minh Hóa có người Nguồn chiếm hơn 80%
dân cư ở đây, hiện đang cư trú tập trung khắp 15 xã và một thị trấn của huyện
Minh Hóa có một nền văn hóa cổ truyền riêng, có kho tàng văn nghệ riêng có
ảnh hưởng giao thoa văn hóa rất lớn đến các tộc người trên địa bàn. Tuy vậy
do chưa có một sự nghiên cứu đầy đủ và tồn diện về ngơn ngữ và văn hóa
người Nguồn nên trong lần xác minh thành phần các dân tộc thiểu số ở Việt
Nam 1979, người Nguồn đã được xếp vào dân tộc Kinh [13, tr.9].
1.2. Người Rục ở huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình
1.2.1. Tộc danh và lịch sử tộc người
Tộc danh người Rục ở tỉnh Quảng Bình đã có từ lâu vì chính bản thân
họ và các tộc người xung quanh cùng trên địa bàn cư trú ở đây cũng gọi tên
họ như vậy nhưng chính thức được viết bằng văn bản lần đầu tiên là được

Jeanne Cuisinier nhắc đến trong cuốn sách Les Mường xuất bản tại Paris vào
năm 1948. Nhưng mãi đến 12 năm sau, năm 1960 người Rục mới được phát
hiện và sau đó mới được nhiều người biết đến tộc người này [34, tr.40].
Trong danh mục chính thức của nhà nước thể hiện ở Quyết định số 121
- TCTK của tổng cục thống kê ngày 2/3/1979, nhóm người Rục có tên chính
thức thuộc dân tộc Chứt. Năm 1973 khi các nhà nghiên cứu tiến hành khảo sát để
xác định thành phần dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam, đã giải thích rằng các
tộc người có tên gọi là Mày, Rục, Sách tự nhận mình là người Chứt với nghĩa là
“những người sống ở núi đá ”. Mặt khác trong ngôn ngữ của nhóm Mày, Rục,
Sách, từ có vỏ ngữ âm là Chứt có nghĩa là “Núi”,“lèn đá”. Trong ba nhóm này,
nhóm người Sách thường sống ở vùng núi vừa có những lèn đá vơi cao vút và
vừa có những khoảng đất bằng phẳng cạnh lèn đá, được gọi là “Hung”.
Từ việc xác định như vậy các nhà nghiên cứu này gọi chung cả ba
nhóm ấy là người Chứt và tên gọi này trở thành tên gọi chính thức khi tổng
cục thống kê công bố quyết định 121- TCTK gộp chung cả ba nhóm này với
người Arem và Mã liềng thành một dân tộc thống nhất [10, tr.155-156].


14
Cái tên Rục mà chúng ta biết đến là do người Sách gọi để chỉ nhóm
người khác với nhóm người của mình, mang tính địa phương rõ nét. Người
Sách và người Rục có cùng một ngơn ngữ - văn hóa và họ sống gần nhau,
láng giềng của nhau. Nhưng những người được gọi là Sách vẫn gọi những
người bà con láng giềng của mình là Rục. Người Rục. Sự phân biệt ấy căn cứ
vào đặc điểm nơi cư trú, cách làm ăn và sinh hoạt văn hóa dân gian. Những
nơi người Rục sinh sống thường là những vùng núi đá vơi điển hình. Nơi đây
thường có những con suối chui xuống lịng đất và có những nơi nước trồi lên
từ lịng đất đá. Trong ngơn ngữ của họ, những nơi nước chui xuống hay trỗi
lên ấy là những rúk đák. Do đó có thể hiểu cách gọi người Rục là để chỉ người
sống ở rục nước, phân biệt với người Sách là người sống thành từng bản, từng

làng. Khi gọi tên như vậy trong ý thức của người Sách có sự phân biệt ngấm
ngầm theo hướng không xem họ ngang hàng với mình [10, tr.157].
Theo Tác giả Mạc Đường tên gọi này cũng chỉ có từ những năm 50, khi
nhóm người này đến sinh sống ở miền Thượng Hóa nơi có những thung lũng
nhỏ phì nhiêu nằm giữa các dãy núi đá cao vút. Tên gọi này nảy sinh từ nhu
cầu phân biệt họ với người Sách cư trú ở đây từ lâu. Theo tác giả này và một
vài nhà nghiên cứu khác, người Rục cịn có tên gọi là người Tắc Cũi, người
Chà Cũi. Cái tên gọi này được giải thích là tên là một làng nhỏ thuộc vùng
núi phủ Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình ngày trước (ngày nay thuộc về huyện
Tuyên Hóa, giáp với các vùng Tây huyện Quảng Trạch) được coi là một làng
mà những người Rục hiện nay là di duệ của cư dân làng ấy do giặc dã, thuế
khóa phải bỏ làng ra đi [10, tr.158].
Như vậy qua cách gọi tên nhóm người này chúng ta nhận thấy người
Rục được biết tới từ lâu, từ những người láng giềng của họ, với cách gọi
mang tính địa phương căn cứ vào đặc điểm cư trú.
Người Rục sống trong rừng sâu tách biệt với các tộc người lân cận có lẽ
đã hàng trăm năm nay, ngay cả những người già nhất cũng không biết quê


15
hương sâu xa của họ của họ là ở đâu. Một giả thuyết khác theo thông tin từ
một già làng người Nguồn cho rằng, xã Trung Hóa (gần Khe Ring và xã
Thượng Hóa) đã từng là nơi cư trú của người Rục từ 200 năm trước đây (tính
theo thế hệ khoảng 11 đời). Ở đó cho tới nay vẫn cịn nhiều cây báng hay gọi
là cây nhúc - lương thực chính của người Rục trước kia. Giả thuyết đó cịn lưu
ý rằng trước đây người Rục đã biết trồng lúa nước trên một điện tích rất hạn
chế. Do tranh chấp bất đồng với người Nguồn khi gia súc phá hoại mùa màng
của mình, người Rục dùng tên độc bắn chết trâu bò của người Nguồn và cuối
cùng người Rục phải bỏ vào rừng sâu sống bằng nghề săn bắn và hái lượm.
Lối sống du cư du thực trước đây của người Rục tồn tại trong một quá

trình lịch sử lâu dài và tách biệt với cộng đồng chung. Một mặt điều này khiến
họ không được tiếp cận với ánh sáng văn minh để theo kịp các dân tộc miền
xuôi và các dân tộc phát triển khác, nhưng ở phương diện khác, điều đấy lại
giúp người Rục cũng như trong một số nhóm người thuộc dân tộc Chứt vẫn
cịn bảo tồn được những đặc trưng văn hóa nguyên thủy của người Việt đó là
nền văn minh tiền nơng nghiệp: lối sống săn bắn và hái lượm, thói quen sống
yên tĩnh, sợ ồn ào, xáo động.
Người quan tâm nhiều đến việc nghiên cứu dân tộc Chứt là GS Mạc
Đường. Những nghiên cứu đầu tiên của ông từ năm 1963 cho rằng, trước năm
1945, đồng bào Rục đã từng sống bằng hình thái canh tác nơng nghiệp trên
rẫy, nhưng vì thiếu tư liệu sản xuất và các tri thức canh tác, đồng thời khơng
có biện pháp để ngăn chặn và bảo vệ mùa màng khỏi nạn thú rừng phá hoại,
họ đã phải trở vào rừng sinh sống và chuyển dần sang việc bắn khỉ, kiếm bột
nhúc làm nguồn sống chính. Đời sống của họ trở nên vơ cùng khó khăn và
khơng ổn định vì phải di cư quanh năm, để tìm những nơi có nguồn nước và
nhiều cây bột nhúc, củ rừng làm nguồn lương thực, sống nơi hang sâu, gốc
cây.. thay cho nhà ở, lúc ốm đau hái lá cây rừng làm thuốc và cúng “Giàng”,
lúc sinh đẻ không được ở trong hang mà phải ở ngoài hang (trong rừng)…


16
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, nhất là từ cuối những năm 50 nhờ
sự thuyết phục, giúp đỡ của Bộ đội biên phịng và chính quyền các huyện
miền núi Quảng Bình đã đưa người Rục ra khỏi hang về.. ở các bản Phú
Minh, Ĩn, n Hợp và Mị o ồ ồ xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa sống định
canh, định cư bên cạnh các nhóm người: Sách, Mày, Arem, Mã Liềng của dân
tộc Chứt.
Hiện nay, nhà nước có chủ trương thực hiện xóa đói giảm nghèo, từng
bước cải thiện cuộc sống và nâng cao dân trí cho đồng bào vùng sâu vùng xa
và đặc biệt khó khăn, người Rục cũng đang có những chuyển biến rõ rệt, họ

đang có gắng để khẳng định mình. Khảo sát điền dã đã thấy rằng: đồng bào
Rục có 94 hộ/375 khẩu. Thực hiện các chương trình 134, 135,. Nghi Quyết
30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và các đoàn thể hổ trợ xây dựng cho đồng
bào được 89 căn nhà (cho 89 hộ, còn 05 hộ trẻ tuổi, mới tách hộ, chưa được
hỗ trợ làm nhà).
Tại địa bàn có 1 Trường Tiểu học Yên Hợp. Các bản Phú Minh, Ĩn,
n Hợp và Mị o ồ ô đều có lớp học, có 72 học sinh Tiểu học, 02 học sinh
Trung học cơ sở, theo học tại Trường Dân tộc nội trú huyện Minh Hóa. Từ
năm 2007 đến nay, Đồn Biên phòng 585 - Bộ Đội Biên Phịng tỉnh Quảng
Bình đã mở 10 lớp / 204 học sinh xóa mù chữ cho đồng bào Rục, có 01 trạm
Y tế bản Yên Hợp. Mỗi khi đồng bào ốm đau đến Trạm Y tế và Quân Y đồn
Biên phòng khám, điều trị. Từ năm 2005 tất cả các bản người Rục đều đã có
đường giao thơng, 96% hộ có điện sinh hoạt, các thiết chế văn hóa, xã hội
(Điện, Đường, Trường Trạm, nước Sinh hoạt…) cơ bản đáp ứng nhu cầu đồng
bào, là những bằng chứng chứng tỏ là người Rục đang phát triển không hề bị
lãng quên.
1.2.2. Văn hóa truyền thống
Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc thù thể hiện bản sắc văn hóa
cho dân tộc mình.Từ góc độ tín ngưỡng và phong tục tập quán có thể nói rằng


17
mỗi dân tộc là một kho tàng phong tục, hàm chứa biết bao nhiêu điều thú vị,
độc đáo và cũng là một kho tri thức tiềm ẩn, là món quà dành cho những nhà
khoa học. Cũng giống như nhiều tộc người thiểu số khác ở nước ta, người
Rục có nhiều tập tục đặc biệt, mang màu sắc đặc thù của nhóm tộc người
mình. Những tập tục điển hình đóng vai trị chi phối tồn bộ đời sống vật chất
và tinh thần của mỗi dân tộc và cũng thường được quan tâm của mỗi dân tộc
là các tục sinh nở, cưới xin, tang ma và các tục cúng tế thần khác...
1.2.2.1. Văn hóa vật chất

Về làng bản.
Trước khi được phát hiện, nơi cư trú của người Rục chủ yếu là các hang
đá. Những hang người Rục chọn để làm địa điểm cư trú thường là những hang
có hướng hang quay về phía Nam, hoặc Đơng nam, hoặc Tây nam. Người
Rục khơng chọn các hang quay về hướng Bắc và Đông bắc làm nơi ở, lý giải
cho sự lựa chọn hướng hang nói trên là do điều kiện tự nhiên và khí hậu ở
vùng núi đá vôi ở đây. Đây là vùng núi đá vôi nên về mùa đông rất lạnh. Đây
lại là vùng có gió mùa đơng bắc tràn về thường gây ra mưa và rét dài ngày
nên không thể chọn hướng hang quay về hướng bắc, hoặc đông bắc để ở. Liên
hệ với nhà của người Nguồn (người Kinh) ở trên địa bàn huyện Minh Hóa,
Quảng Bình cũng như vậy rất ít nhà làm nhà quay về hướng bắc hoặc đông
bắc [34, tr.95].
Như vậy chúng ta thấy rằng sự lựa chọn hướng hang để ở của người
Rục là có cơ sở khoa học để nhằm thích ứng, phù hợp hơn với điều kiện khí
hậu tự nhiên trên địa bàn.Cách chọn nhà ở được các thế hệ con cháu người
Rục tuân theo trở thành cẩm nang truyền thống của họ. Liên hệ với người Việt
thì kinh nghiệm chọn hướng nhà được cha ông ta cũng được đúc rút qua câu
tục ngữ: “Lấy vợ hiền hòa làm nhà hướng nam” bởi nhà hướng nam sẽ tránh
được gió lạnh về mùa đơng và đón gió mái về mùa hè.
Người Rục thường du cư theo sự phân bố của các bãi nhúc, rừng Đoác,
bầy vượn. Thời gian di trú phụ thuộc vào khối lượng lương thực xung quanh


18
hang, từ 5 ngày đến nữa tháng khi các bãi nhúc, đốc, khỉ..v.v..vơi cạn, hoặc
trong bản có người chết bất đắc kỳ tử, có dịch bệnh triền miên… là đồng bào
lại dời đi nơi khác.
Một tập quán khá đặc trưng trong cư trú nữa là đồng bào Rục không
chọn những hang sâu, mà ở phía ngồi cửa hang mái đá. Một khu vực thường
chỉ vài gia đình cùng cư trú, có bếp riêng, xung quanh bếp là nơi ngủ được lót

bằng lá khơ. Trong hang cách bố trí sinh hoạt thường khơng cố định, cha mẹ
và con cái chưa có gia đình nằm một nơi, tách riêng với những người mới lập
gia đình, và những người có con với bếp riêng.
Cho đến trước cách mạng tháng Tám cuộc sống của người Rục chỉ diễn
ra trong núi rừng. Họ phải đương đầu với mãnh thú để giành giật từng hang
động rèm đá. Nhưng do đặc điểm kinh tế du canh, du cư, hang động không
đảm bảo cho sự di chuyển thường xuyên của họ, nên được thay bằng dần dần
những túp lều tam bợ lợp bằng lá cây rừng. Về sau nhưng năm năm 50 được
sư quan tâm của nhà nước đưa về sống định canh định cư trong một không
gian nhất định, nên mái nhà tương đối bền vững được mọc lên bên những
triền núi cao, đầu nguồn nước.
Bản của người Rục thường có quy mơ nhỏ 5 - 10 nóc nhà và thường
được dựng gần nguồn nước, ở vùng núi cao, nơi có điều kiện thuận lợi cho
việc săn bắn, hái lượm và làm rẫy. Nhà của trong bản khơng sắp xếp theo một
loại hình nhất định mà tùy thuộc vào địa hình, địa vật nơi cư trú. Điểm chung
là tất cả các nhà đều quay mặt về hướng sơng suối. Trong bản khơng có cơng
trình phụ (nhà vệ sinh, chuồng lợn, trâu bò) nên gia súc, gia cầm (nếu có) đều
thả rơng bởi người Rục quan niệm rằng việc nhốt nuôi gia súc ơ gần nhà sẽ
mang lại những điều khơng may mắn cho gia đình, do vậy làm ảnh hưởng rất
lớn đến công tác vận động phát triển kinh tế chăn nuôi cho đồng bào.
Nhà ở của người Rục là nhà đất giống nhà của người Sách là ngôi nhà
thấp khoảng 4 mét, mái nhà che gần 1/3 phần trên của vách nhà thường có hai


19
cửa ra vào (đầu và cuối nhà). Cánh cửa thường là một tấm liếp sơ sài khơng
dính với vách. Nhà của người Rục kỷ thuật kiến trúc còn đơn giản như các bộ
phận của ngôi nhà chủ yếu được đẽo, lắp ghép buộc nối lại với nhau bằng dây
rừng hết sức thô sơ. Nên tuổi thọ, độ bền của ngôi nhà khơng được lâu dài,
trung bình chỉ khoảng từ 2 đến 3 năm.

Để trách sự vị phạm các kiêng cữ, dẫn đến sự quở trách của thần linh,
tổ tiên, không gian sử dụng trong ngôi nhà thường được phân chia rạch rịi
phần trong/ngồi, trên/dưới, chủ/khách, nam/nữ. Thường trong phân bố, ngơi
nhà được chia thành hai phần từ vị trí trung tâm là bếp lửa: phía bên trái, nơi
cửa ra vào là khu vực dành cho đàn ông và cũng là nơi dùng cho khách; phía
bên phải là khu vực của phụ nữ, chỉ trừ buồng thờ ma… người con dâu khi
mới về nhà chồng, đặc biệt là đang lúc mang thai khơng được bước chân đến,
nhà có 2 cửa thì phần cửa cuối nhà chủ yếu dành cho người phụ nữ đi lại và
sinh hoạt phụ, cịn cửa chính là của người đàn ông đi và để tổ chức các công
việc lớn.
Trong tập quán cư trú, việc thực hiện các kiêng cữ và cúng bái luôn
xoanh quanh ước nguyện cuộc sống an lành, từ khâu chọn vật liệu đến dựng
cột nhà, đặt bếp lửa v.v…Từ hang cho đến ngôi nhà của người Rục, dù đơn
giản trong kết cấu, vật liệu lẫn quy mô, nhưng luôn coi trọng và thực hiện
việc cúng bái trong suốt quá trình xây dựng từ khâu chọn đất cho đến dọn vào
nhà mới. Bởi đó là sinh mệnh và tương lai của người chủ nhân và các thành viên
trong gia đình. Ma có thuận thì ở mới yên, sống mới khỏe, làm mới ra ăn.
Việc chọn vật liệu dựng nhà thường tuân thủ các điều cấm kỵ như:
khơng chọn những thân cây có dây leo, nếu dùng làm nhà thì người ở trong
đó gặp nhiều điều xui xẻo; dựng nhà tiến hành vào những ngày chẵn trong các
tháng chẵn; Chủ nhà người chồng là người nhóm lửa đầu tiên trong ngôi nhà
mới, bếp lửa được để cháy ba ngày đêm, xin phép ông bà, ma, thần vào nhà
mới, phù hộ cho bình yên, no đủ.


20
Theo quy định, những cấm kỵ trong ngôi nhà sàn ln được đồng bào
tn thủ nghiêm túc và khơng hồi nghi. Bởi cơ sở đức tin của họ nhiều khi
lại chính những điều bí ẩn, chưa lý giải được. Thêm vào đó là sự sợ hãi điều
vơ hình và ước vọng về cuộc sống bình an đã khiến có cho hành vi và đức tin

trở nên mạnh mẽ.
Nhìn chung ngơi nhà của người Rục kết cấu cịn thơ sơ, đơn giản. Bên
trong, ngồi bếp lửa ra hầu như khơng có một vật gì đáng kể, bên ngồi ngơi
nhà nằm trơ trọi, khơng có các cơng trình phụ, hàng rào. Điều đó, phản ánh
đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhóm người này cịn q thấp kém, lạc
hậu nhưng bên trong vẫn chứa đựng nhiều yếu tố tâm linh quy định sâu sắc về
văn hóa của người Rục.
Về y phục và trang sức.
Y phục là một bộ phận quan trọng của văn hóa vật chất, nó phản ánh
trình độ phát triển kinh tế xã hội ý thức thẫm mỹ, tâm lý dân tộc của một cư
dân trong môi trường tự nhiên nhất định.
Trang phục của nhóm người Rục cịn rất thơ sơ. Trước đây, trong hồn
cảnh sống khắc nghiệt trong rừng sâu, trang sức của họ hầu như không có,
cịn trang phục thì nghèo nàn, đơn giản. Đàn ơng, đàn bà đều lấy vỏ cây làm
áo khố. Cây thường chọn làm để lấy vỏ làm áo, váy là những sui, ràng.. Trước
khi bóc vỏ, họ thường dùng một hịn đá hoặc một đoạn gỗ gõ đều lên mặt thân
cây, rồi dùng dao hoặc rựa bóc vỏ thân cây đó. Bóc xơng từng tấm, họ dùng gậy
hoặc đá đập nát lớp vỏ cứng bên ngồi rồi dùng tay vị qua và đem ngâm nước từ
3 đến 15 ngày. Khi lớp vỏ cứng ngâm nước bị nhũn ra, họ đem vò nhiều lần làm
cho lớp vỏ này rơi rụng hết. Tấm vỏ cây chỉ còn lại một lớp vỏ sợi giống như
tấm vải khô. Họ đem giặt và giàn đều các sơi ra. Sau đó người ta đem phơi khơ
rồi dùng dây rừng buộc thành tưng chiếc Kché. Kché là một tấm vỏ cây lớn
choàng qua ngực. Ngoài áo, đồng bào còn lấy vỏ cây làm thành các ta ui như
cái váy mở, hoặc làm thành cái tong toi như cài khố dày để mặc [34, tr.88].


21
Điều này được lý giải từ điều kiện cư trú và sự thiếu vắng của nghề dệt
vải so với việc kết vỏ cây làm phương tiện che thân khá đơn giản và tiện lợi.
Qua đấy ta thấy rằng người Rục sự sáng tạo trong điều kiện khó khăn trong

rừng sâu và để thích ứng với mơi trường tự nhiên.
Trong thời gian sau Cách mạng Tháng tám với sự vận động định canh
định cư, người Rục chịu sự tác động mạnh mẽ về y phục của người Nguồn
(một nhóm địa phương của người Việt ở miền tây Quảng Bình) và y phục của
người Khùa nên có một số tiếp thu người Khùa như váy nhiều màu, các màu
phân bố theo những đường sợi ngang. Còn bộ phận ảnh hưởng y phục người
Nguồn (người Kinh) thì phụ nữ mang loại váy kín màu đen khơng có hoa văn,
có dây rút ở đầu váy thể hiện sự tiếp thu tinh hoa về y phục làm đẹp hơn cho
trang phục của mình.
Việc sử dụng trang sức để tôn vinh cái đẹp đối với các tộc người sẽ tuỳ
thuộc vào phong tục, tập quán và điều kiện cư trú, nên mỗi tộc người đều tạo
ra cho mình một loại hình trang sức tiêu biểu, nói lên đặc trưng văn hố tộc
người, phản ánh trình độ tư duy, bên cạnh đó, trang sức cũng nói lên điều kiện
sống, kinh tế của từng cá nhân, hay tộc người. Đối với các nhóm người Rục,
việc sử dụng các loại trang sức quý, có giá trị về mặt kinh tế gần như khơng
được chú trọng (có thể do điều kiện kinh tế và tư duy thẩm mỹ.). Người Rục,
đa số đồng bào không sử dụng trang sức, những loại như vịng cườm, mã não,
đồng chỉ có ở một số ít người giàu có. Đối với vịng đeo phổ biến của phụ nữ
Rục được tạo thành từ vỏ ốc, như một dấu hiệu của sự chăm chỉ và cầu mong
may mắm trong hái lượm,cũng như phù hợp với người phụ nữ làm cho họ nữ
tính hơn và cũng góp phần làm cho họ đẹp hơn.
Cịn đàn ơng thường đeo những vuốt hổ, răng nanh lợn rừng được
khoan lỗ và xâu qua sợi dây đeo cổ, họ quan niệm như “bùa hộ mênh” tránh
thú dữ, và gặp may mắn trong săn bắn, mặt khác khi đeo những vật này người
đàn ông thể hiện sự uy lực nam tính của mình cũng như ghi nhận những thành


22
quả săn bắn của mình bởi người Rục sống chủ yếu dựa vào rừng rất coi trong
việc săn bắn.

Về các hình thức ăn, uống, hút.
Do phải đối diện thường xuyên với sự thiếu ăn, nên món ăn của người
Rục thường chú trọng đến việc tận dụng để đủ năng lượng cung cấp hơn là đa
dạng hóa hay quá cầu kỳ trong kỹ thuật chế biến. Món ăn chính của họ
thường là món canh và món nướng. Bên cạnh nguồn lương thực thu được từ
hái lượm là sản phẩm từ hoạt động sản xuất như gạo, ngô và sắn để chế biến
thành cơm và pồi.
Nguồn lương thực và thực phẩm: tuỳ thuộc vào mùa vụ của cây trồng
cũng như chu kỳ sinh trưởng của các hệ động vật, thực vật có sẵn trong tự
nhiên, nên cơ cấu bữa ăn hằng ngày của người Rục cũng có phần phụ thuộc,
điều đáng chú ý nhất là sản lượng lúa gạo thu được từ nương rẫy khơng cao
bởi nhiều ngun nhân, nên hệ món ăn của họ khá phong phú và phụ thuộc
vào mùa vụ của các hệ cây rừng. Nhìn chung, trong đời sống hàng ngày,
lương phẩm là một sự tổng hợp từ 2 nguồn khác nhau:
Một là, các loại nông phẩm thu hoạch được trên nương rẫy như ngô,
sắn, các loại khoai, gạo;
Hai là, sản vật thu hái từ tự nhiên như củ mài, nâu, bột nhúc, nghèn, nấm,
măng, quả, các loại rau, ốc suối, cá, côn trùng, xen lẫn các loại thịt thú rừng...
Nguồn lương thực từ tự nhiên quan trọng và phổ biến nhất là bột nhúc.
Nhúc ở đây không phải là tên gọi của một loại cây mà nó là tinh bột được lấy
từ nhiều loại cây thuộc họ bẹ khác nhau: tà dăng (vỏ cây này dùng để làm
nón); cá pát (đốc); cây bà rùi (bẹ) hay cây ruồi; khi chúng phát triển thành
cây to, bắt đầu có bột, người ta mới gọi là nhúc. Ðồng bào ăn bằng cách
khuấy thành bột đặc sánh. Ngoài ra, đồng bào còn ăn nghèn một giống cây
thuộc họ dương xỉ, lá có màu xanh đen, thường mọc ở các khe suối hay trên
các khu rừng rậm, chế biến không khác với cách làm nhúc. Thức ăn được chế


23
biến từ bột cây nhúc/đoác, cây ca nhăng, cộn, cây xế là một trong những đặc

sản. Đến nay vẫn còn phổ biến nấu bột nhúc thay cơm “pồi”. Việc làm bột
nhúc rất phức tạp, đó là q trình chặt cây, bóc vỏ, lấy thân chặt nhỏ thành
từng miếng đem phơi khơ rồi giã, lọc lấy bột. Bột nhúc có màu hồng nhạt, khi
ăn người ta bỏ bột nhúc vào nước sôi quấy đều. Cơm Pồi và bột nhúc được ăn
với canh hoặc thịt thú rừng, canh nấu bằng loại rau rừng thai nhỏ với cá, ốc
bắt ở suối.
Trong một ngày người Rục ăn hai bữa chính: Bữa sáng và bữa chiều.
Bữa sáng vào lúc 8 đến 9 giờ, bữa chiều khoảng 16 đến 18 giờ.
Người Rục thường uống nước chè xanh có pha chút muối, nước lã, lá
cây rừng và uống rượu. Ngồi Rượu nấu từ gạo, ngơ..tự làm hoặc trao đổi với
người Kinh, thì họ cịn có rượu Đóak làm từ cây Nhúc.
Người Rục rất thích hút thuốc lá, họ tự trồng lấy cây thuốc. thuốc được
quấn theo kiểu loa kèn, một đầu to một đầu nhỏ. Trẻ em từ 6 đến 7 tuổi đã bắt
đầu biết hút thuốc.
Nhìn chung món ăn thức uống của người Rục rất đơn giản những rất dể
kiếm từ rừng thích nghi cao với mơi trường tự nhiên và cũng giống như một
số nhóm dân tộc khác sống cư trú trên địa bàn miền núi phía tây Quảng Bình.
1.2.2.2. Văn hóa tinh thần
Đối với các dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc có hình thái tín ngưỡng văn
hóa tin thần riêng của mình. Với quan niệm cho rằng bất cứ vật gì cũng có
linh hồn, nên người Rục đã thờ rất nhiều thần linh là tín ngưỡng đa thần, đặc
biệt là những sự vật có liên quan đến tín ngưỡng của cư dân nơng nghiệp lâu
đời như rừng, sông, núi.. để được phù hộ.
Về tơn giáo tín ngưỡng:
Mặc dù khơng rõ ràng và cụ thể như các tộc người thuộc nhóm Mường,
nhưng người Rục cũng đã hình thành cho mình một hệ thống quan niệm gắn
liền với các vị thần. Trong cách nhận thức về thế giới xung quanh, người Rục đã


24

chia thế giới thành 3 tầng theo đó có những cách ứng xử nhất định phù hợp làm
nhằm hài lòng các vị thần, ma, để đảm bảo cho mình một cuộc sống tốt đẹp.
- Tầng trên “Plời” (tầng trời) là thế giới cao xa của vũ trụ. Nơi đây, có
những đấng thần linh tối cao vơ hình cai quản. Đó là thần mặt trời (sơn mo át
plời), thần mặt trăng (sơn pụ lo an), thần gió (sơn kã jó), thần mây (Sợn mây),
thần định mệnh (Sơn kuy lòj).. Theo đồng bào, việc xảy ra hạn hán, lụt bão,
mất mùa. dịch bệnh, chết chóc là do các thần trên trời khơng vừa lịng. Vì thế
muốn trừ tai họa, đồng bào phải thường xuyên cúng tế, cầu nguyện để các
thần vừa lòng.
- Tầng giữa (pên ni) là thế giới mặt đất, nơi con người và vạn vật sinh
sống. Nhưng ngay ở thế giới này,cũng có các loại ma khác nhau sinh sống
như ma rừng, ma suối, ma tổ tiên, ông bà… Đồng bào quan niệm khi con
người chết, vía (vái) thành hồn ma, quẫn quanh với con người.
- Tầng dưới (pên hệ) là thế giới dành riêng cho người xấu (những kẻ gian
ác, những người chết xấu, chết bất đắc kỳ tử..). Đồng bào cho rằng, những người
xấu khi chết,. vía bị giam cầm dưới mặt đất, hoặc biến thành những con vật bẩn
thỉu hoặc biến thành ma ác gây hại cho con người [33, tr.189].
Như vậy vũ trụ được người Rục chia thành ba tầng với thế giới Thần,
Ma, Con người cụ thể, mỗi tầng đều có những vị thần hoặc ma cai quản, giữa
các tầng có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
tới cuộc sống của con người. Con người sống ở tầng giữa nên phải có những
phương thức ứng xử hợp lý để làm vừa tầng trên và dưới để được cuộc sống
yên lành, vui vẻ, no đủ khỏe mạnh. Những phương thức đó chính là các lễ
cúng, lễ vật những điều kiêng cữ mà con người phải thực hiện đầy đủ trong
sản xuất và sinh hoạt.
Giữa niềm tin vào đấng thần linh và khả năng chinh phục thiên nhiên
của con người thường được biểu hiện bằng mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Điều
này được phản ánh trong hệ thống các nghi lễ tín ngưỡng, các quan niệm sự
hiểu biết về thế giới xung quanh, các thức ứng xử, phương thức tồn tại của



25
đồng bào. Chính niềm tin tuyệt đối vào các đấng thần linh đã khiến cho nhãn
quan cuộc sống của họ nhìn ở đâu cũng có các vị thần ngự trị, tạo nên một hệ
tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, mặc dù so với các nhóm người khác, ở
người Rục khơng phong phú và rõ ràng. Vì thế, mặc dù không phải nghi thức
cúng bái, kiêng cữ nào cũng có thể giải thích được cũng như sự xuất hiện của
lễ vật trong các lễ cúng, nhưng đó là những thứ mà đồng bào cho rằng hoặc
cần thiết cho cuộc sống hoặc rất quý, rất thiêng liêng. Các nghi thức thờ cúng,
các kiêng cữ đối với thế giới thần linh được thực hiện như một thói quen sinh
tồn khi đồng bào tiến hành bất kì một hoạt động nào.
Quan niệm về “Ma” (cu mích/cu muýnh): gắn với nỗi sợ hãi, âu lo và
trong quan hệ giữa này con người phải xây dựng nên cả một hệ thống lễ nghi,
phù chú phức tạp để đưa ma tốt về với gia đình, trừ khử và ngăn chặn tối đa
mọi nguy cơ ma xấu có thể làm phương hại. Cu mích/cu mnh tồn tại khắp
mọi nơi: nhà của, cây cối, núi rừng, sống suối và bản thân con người, với
quyền năng gần như tuyệt đối, tương ứng là cu muýnh Nha (nhà), cu muýnh
Pếp (bếp), cu muýnh Brú (rừng), cu muýnh Troóc (suối)... Cu muýnh nắm
quyền cai quản mọi thứ qua sự trừng phạt hay phù hộ, mà ở đó con người phải
làm dịu đi sự tức giận hay cầu xin sự che chở bằng các lễ vật dâng cúng. Thế
giới ma đối với người Rục cũng tương tự như trần thế, có cả ma tốt lẫn ma
xấu, với đời sống sinh hoạt không khác người trần, cũng ăn uống, sinh hoạt,
sản xuất, săn bắt... nhưng ở đó hồn tồn u tối và tĩnh lặng. Con người khơng
thể nhìn thấy và can thiệp vào thế giới ma mà ngược lại, ma ln nhìn thấy và
có thể dễ dàng làm gì tùy thích, ln muốn giành giật mọi thứ với người để
đem tất cả - kể cả nhân mạng sang thế giới ma.
Về nhân sinh quan, người Rục quan niệm con người có rất nhiều vía, từ
vía đầu (vái ko lơốc) đến vía chân (vái chin)..đâu đâu trong cơ thể con người
đều có vía. Vía khơng ở cố định trong người mà thường xuất đi đây, đi đó khi
ta ngủ. Vía của bộ phận nào đi ra khỏi thể xác (prư) thì bộ phận ấy đau. Muốn



×