Tải bản đầy đủ (.doc) (140 trang)

Văn hóa bản của người lào ở tỉnh bolikhamxay, truyền thống và biến đổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.16 KB, 140 trang )

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay, các hoạt động giao lưu văn hóa
đã mở ra cho nước Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào những cơ hội quan trọng
để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, mặt khác lại đem đến cho dân tộc Lào
những thách thức mới. Mặt trái của cơ chế thị trường đã len lỏi vào mọi ngóc
ngách của xã hội, thậm chí vào cả thành trì bền vững nhất của xã hội là gia
đình, bản, nhóm bản, khu vực khiến cho những cộng đồng ngày đang phải
đương đầu với các thách thức mới như lối sống ích kỉ, thực dụng, sự băng hoại
các giá trị tinh thần truyền thống… Vì vậy, việc nghiên cứu những giá trị văn
hóa tinh thần cổ truyền trong quan hệ bản làng, có một ý nghĩa rất to lớn, giúp
ta nhìn nhận, đánh giá nền tảng tinh thần xã hội. Đó là một thứ gen nội sinh
vững chắc, giúp các bản người Lào hiện nay sẵn sàng đón nhận những giá trị
mới do q trình giao lưu văn hóa mang lại.
1.2. Trong tiến trình lịch sử văn hóa Lào, bản là một đơn vị xã hội hết
sức bền vững, có sức sống mạnh mẽ nhờ sự cố kết cộng đồng cao, được thử
thách qua mấy ngàn năm lịch sử trường tồn của dân tộc. Văn hóa bản nằm
trong văn hóa quốc gia Lào và được coi là một phạm trù hết sức đặc biệt, là
nền tảng bản sắc văn hóa dân tộc được bồi đắp trong lịch sử dựng nước và giữ
nước. Cho đến nay, đã có một số cơng trình nghiên cứu đã làm rõ vai trị của
di sản văn hóa bản trong nền văn hóa dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng
văn hóa, kinh tế, xã hội thời đại mới. Tuy nhiên vẫn còn một mảng tư liệu
phong phú và độc đáo mà các tác giả đi trước chưa quan tâm khi nghiên cứu
văn hóa bản đó chính là kho tàng văn hóa truyền thống của người Lào.
Nghiên cứu văn hóa bản truyền thống của nhân dân các bộ tộc Lào là
quá trình tìm lại những giá trị văn hóa của cha ơng được tích tụ, lưu giữ trong



2
kho tàng tri thức, đánh giá và nhìn nhận lại các giá trị đó. Từ đó thấy được vai
trị của chúng trong việc xây dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống của bản trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
1.3. Việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Lào, đã và
đang địi hỏi sự giải đáp mang tính cấp bách hiện nay. Vì vậy, vấn đề tìm hiểu
văn bản truyền thống của người Lào ở tỉnh Bolikhamxay nói riêng cũng như văn
hóa truyền thống các bản làng của nhân dân các bộ tộc Lào nói chung là một
việc hết sức quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc. Điều đó giúp ích cho việc nhận
biết được cái hay, cái đẹp của truyền thống văn hóa bản làng của quốc gia Lào.
Ngồi ra, việc tìm hiểu này cịn giúp cho các nhà nghiên cứu cũng như người
dân hiện tại sinh sống và làm việc tại Lào nói chung, tại tỉnh Bolikhamxay nói
riêng tự hào và thêm yêu quý, gắn bó hơn với đất nước và con người nơi đây.
Đồng thời, còn giúp chúng ta thấy được sự phức tạp đan xen giữa “văn hóa bản
truyền thống” và “văn hóa bản hiện đại” trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội theo cơ chế thị trường, gắn liền với mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
nước CHDCND Lào ngày nay. Từ đó góp phần dự báo, đưa ra định hướng và
tìm ra các giải pháp thích hợp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền
thống nói chung. Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Văn hóa bản
của người Lào ở tỉnh Bolikhamxay, truyền thống và biến đổi” làm đề tài luận
văn tốt nghiệp thạc sỹ, chun ngành văn hóa học.
2. Tình hình nghiên cứu
Những tập hợp và thống kê bước đầu của tác giả luận văn cho thấy,
hiện nay đã có một số tác phẩm, bài viết mang tính chất giới thiệu chung về
đất nước, con người và những phong tục tập quán… của nhân dân các bộ tộc
Lào. Dưới đây là một số tác phẩm tiêu biểu:
- “Đất nước Lào, lịch sử văn hóa Lào” (1996), Nxb Quốc gia Lào.
- “Viêng Chăn Văn hóa Lào” (1980).



3
- Luận án tiến sĩ với đề tài “Các bảo tàng quốc gia Lào với việc giáo dục
truyền thống lịch sử nhân dân các bộ tộc Lào” (2008) của tác giả Sỉ Thon.
- Luận án tiến sĩ với đề tài “Những ngôi chùa ở thủ đô Viêng Chăn”
(2010) của tác giả Bua Ngân.
- Luận văn cao học với đề tài “Thạt Luổng di tích và Lễ hội” (2002),
Thạc sĩ Vi Lay Thoong Kẹo Ma Ni Vơng.
- Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Giá trị văn hóa nghệ thuật chùa Sỉ
Xa Kệt” (2007) của tác giả Son Say.v.v..
Cho đến nay chưa có cơng trình nào đề cập đến một vấn đề hay một
địa danh cụ thể về văn hóa truyền thống bản mường. Hiện nay, công cuộc
đổi mới đất nước đã đi được một chặng đường dài, với biết bao thử thách
và kinh nghiệm trải qua trong lịch sử. Nhân dân các bộ tộc Lào có thể tự
hào mà khẳng định rằng, con đường mà Đảng nhân dân Cách mạng Lào và
chính phủ Nhà nước CHDCND Lào đang đi là hết sức đúng đắn. Kết quả
đó được minh chứng qua việc quốc gia Lào chính thức trở thành thành viên
của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á vào năm 1997. Điều đó mở ra cho
đất nước Lào một cơ hội mới, đồng thời cũng đặt mọi mặt của đời sống
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội vào sự thử thách mới. Văn hóa của thời
kỳ đổi mới đất nước với nền kinh tế thị trường và đi liền với nó là q trình
CNH - HĐH, kéo theo sự ảnh hưởng của TCH (tồn cầu hóa) đang ngày
càng tác động mạnh mẽ và sâu sắc hơn đến bản mường. Trong đó văn hóa
với những giá trị truyền thống đang bị mai một dần và xu hướng xuất hiện
thêm những giá trị mới, đã và đang làm xáo trộn những nét đẹp cổ truyền
của cha ơng để lại. Văn hóa bản Lào sau hơn 20 năm đất nước đổi mới
cũng đang chịu những sự tác động đó với nhiều sự đổi thay trơng thấy. Để
có một cái nhìn tổng quan hơn về sự biến động của văn hóa truyền thống
bản trong giai đoạn hồi nhập và tồn cầu hóa như hiện nay thì thực sự chưa
có cơng trình nào đề cập đến. Vì vậy, dù bước đầu nghiên cứu nhưng tác



4
giả cũng mạnh dạn đưa ra một hướng nhìn nhận mới của mình về thực
trạng văn hóa của q hương.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ thực trạng văn hóa bản truyền thống và văn hóa bản
hiện đại ở tỉnh Bolykhămxay, quốc gia Lào, luận văn đưa ra một số giải pháp cơ
bản nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa bản truyền thống xây dựng văn hóa bản
đương đại của người Lào ở tỉnh Bolykhămxay trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Hệ thống hóa các nguồn tư liệu và các cơng trình nghiên cứu về văn
hóa bản truyền thống của người Lào.
+ Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống bản người Lào qua bảo tàng
văn hóa các dân tộc Lào.
+ Nghiên cứu sự biến đổi của văn hóa bản truyền thống của người Lào
trong quá trình đổi mới và tác động của quá trình CNH - HĐH.
+ Đưa ra một số giải pháp để bảo tồn, gìn giữ và phát huy những nét
văn hóa truyền thống của bản Lào, biết kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát đến khi hoàn thành luận văn, tác
giả đã dựa trên cơ sở lý luận Mác - Lênin và quan điểm chỉ đạo của Đảng Nhân
dân Cách mạng Lào về văn hóa nói chung và sự kết hợp giữa truyền thống và
hiện đại trong xây dựng văn hóa nói riêng. Từ đó đi đến sự thống nhất về nhận
thức khi đưa ra quan điểm của mình trong cơng tác bảo tồn phát huy văn hóa
bản của người Lào thông qua một số khuyến nghị để giải quyết vấn đề.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, triển khai đề tài, tác giả luận văn đã sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

4.2.1. Phương pháp logic - lịch sử.


5
4.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu sưu tầm điền dã nhằm
tập hợp và hệ thống các nguồn tư liệu về văn hóa bản truyền thống người Lào.
4.2.3. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp.
4.2.4. Phương pháp liên ngành: Dân tộc học, Sử học, Văn hóa học...
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chính mà luận văn đề cập là văn hóa bản truyền thống và
những biến đổi của nó ở tỉnh Bolykhămxay, quốc gia Lào. Tác giả luận văn sẽ
chú trọng vào q trình biến đổi của nó ở hai phương diện chính:
- Biến đổi về văn hóa vật thể trong đó gồm có: mơi trường, cảnh quan,
hệ thống di tích các cơng trình kiến trúc, thờ tự…
- Biến đổi về văn hóa phi vật thể gồm có: các sinh hoạt tín ngưỡng tơn
giáo, các lễ tiết trong năm, phong tục, tập quán, văn hóa văn nghệ dân gian…
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Luận văn tập trung khảo sát sự biến đổi về văn hóa
truyền thống của bản người Lào ở tỉnh Bolikhamxay từ năm 1986 đến nay.
Tức là sau hơn 20 năm đất nước đổi mới.
- Về không gian: Khảo sát một số bản mường truyền thống ở tỉnh
Bolikhamxay, quốc gia Lào.
6. Những đóng góp của đề tài
- Luận văn sẽ nhận diện, mơ tả, khảo sát những nét cơ bản của văn hóa
bản truyền thống, chỉ ra các xu hướng biến đổi của văn hóa bản truyền thống
dưới tác động của tồn cầu hóa, trên cơ sở làm rõ mối quan hệ giữa văn hóa
và sự phát triển đất nước.
- Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần vào việc xây dựng
đời sống văn hóa, bảo tồn và phát huy tốt những giá trị truyền thống của quê

hương, góp phần vào việc giáo dục truyền thống hiếu học, củng cố mối đồn kết
trong cộng đồng bản mường, giữ gìn thuần phong, mỹ tục của quê hương.


6
- Luận văn đưa ra hệ thống giải pháp có giá trị lý luận và thực tiễn cao
nhằm xây dựng và phát triển văn hóa bản ở tỉnh Bolikhamxay trong q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào.
7. Bố cục luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về văn hóa bản của người Lào ở tỉnh
Bolikhamxay, truyền thống và biến đổi
Chương 2: Thực trạng văn hóa bản của người Lào ở tỉnh Bolikhamxay
hiện nay - truyền thống và biến đổi
Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa bản của người Lào ở
tỉnh Bolikhamxay trong giai đoạn hiện nay


7
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA BẢN CỦA NGƯỜI LÀO
Ở TỈNH BOLIKHAMXAY, TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI
1.1. Khái niệm văn hóa
1.1.1. Quan niệm văn hóa của phương Tây
Về mặt thuật ngữ khoa học, văn hóa được bắt từ chữ Latinh “Cultus”
mà nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là “gieo trồng
ruộng đất” và Cultus Animi là “gieo trồng tinh thần” tức là “sự giáo dục bồi
dưỡng tâm hồn con người”. Theo nhà triết học AnhThommas Hobbes (15881679) cho rằng, lao động dành cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em
gọi là gieo trồng tinh thần [28, tr.17].

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác
nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của tiếng Việt
(culture, trong tiếng Anh và tiếng Pháp, Kultur trong tiếng Đức,...) có nguồn
gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa:
Một là, giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; hai là, cầu cúng.
Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ
thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh...Các “Trung tâm văn hóa” có ở
khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thơng thường khác: văn hóa là
cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri
thức được tiếp nhận...Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có
văn hóa hoặc văn hóa thấp hoặc là vơ văn hóa. Trong lĩnh vực nhân loại học
và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất.
Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người.
Văn hóa khơng chỉ là những gì liên quan đến lĩnh vực tinh thần mà bao gồm
cả lĩnh vực vật chất.


8
Văn hóa liên kết với sự tiến hóa sinh học của lồi người và nó là sản
phẩm của lồi vượn người thơng minh (homo sapiens). Trong q trình phát
triển, tác động sinh học hay bản năng dần dần giảm bớt khi lồi người đạt
được trí thơng minh để định dạng mơi trường tự nhiên cho chính mình. Đến
lúc này, bản tính con người khơng cịn mang tính bản năng mà là văn hóa. Khả
năng sáng tạo của con người trong việc định hình thế giới hơn hẳn bất kỳ lồi
động vật nào khác và chỉ có con người dựa vào văn hóa hơn là bản năng để
đảm bảo cho sự sống cịn của chủng lồi mình. Con người có khả năng hình
thành văn hóa và với tư cách là thành viên của một xã hội, con người tiếp thu
văn hóa, bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Việc cùng có chung một văn hóa giúp xác định nhóm người hay xã hội mà các

cá thể là thành viên.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh
một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, hay nhà
nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluc khohn đã từng thống kê
có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các cơng trình nổi tiếng
thế giới. Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân
tộc học, nhân loại học (theo cách gọi của Mỹ hoặc dân tộc học hiện đại theo
cách gọi của châu Âu), dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội
học… và trong những lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng
khác nhau [30, tr.322].
1.1.2. Quan niệm văn hóa của phương Đơng
Nghĩa ban đầu của văn hóa trong tiếng Hán là những nét xăm mình
qua đó người khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác,
biểu thị sự quy nhập vào thần linh và các lực lượng bí ẩn của thiên nhiên,
chiếm lĩnh quyền lực siêu nhiên. Theo bộ Từ Hải do Lưu Hướng thời Tây Hán
(bản năm 1989) cho biết, văn hóa vốn là một cách biểu thị chung của hai khái
niệm “văn trị giáo hóa” và “nhân văn giáo hóa” [30, tr.314].


9
Theo Đại từ điển tiêng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt
Nam, Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nxb VHTT, xuất
bản năm 1998, cho biết: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con
người sáng tạo ra trong lịch sử”; Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ
học, do Nxb Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học, xuất bản năm 2004 đã đưa ra
một loạt quan niệm về văn hóa: Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị
vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử; Văn hóa
là những họat động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh
thần(nói tổng quát); Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát);
Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh; Văn

hóa là cụm từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa, được
xác định trên cơ sở một tổng thể hững di vật có những đặc điểm giống nhau,
ví dụ Văn hóa Hịa Bình, Văn hóa Đơng Sơn.
Trong cuốn Xã hội học Văn hóa của Đồn Văn Chúc, Viện Văn hóa và
Nxb VHTT, năm 1997, tác giả cho rằng: Văn hóa - vơ sở bất tại: Văn hóa
khơng nơi nào khơng có! Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con
người trên nền của thế giới tự nhiên và văn hóa; nơi nào có con người nơi đó
có văn hóa.
Trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của tác giả Trần Ngọc Thêm
cũng đưa ra khái niệm: “ Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất
và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động thực
tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của
mình”. Có thể thấy các khái niệm nêu trên có sự tương đồng. Theo đó, văn
hóa được hình thành từ khi con người biết sáng tạo (có nghĩa là văn hóa hình
thành cùng với sự hình thành lồi người). Văn hóa là tất thảy những sản phẩm
vật chất (văn hóa vật thể) và tinh thần (văn hóa phi vật thể) do con người sáng
tạo ra trong quá khứ, hiện tại. Nhưng không phải là tất cả những sản phẩm con
người sáng tạo ra đều là văn hóa mà chỉ là sản phẩm có chứa đựng giá trị (là


10
cái có ích cho con người). Cũng có nghĩa, những sản phẩm do con người làm
ra (sáng tạo ra) nhưng khơng mang tính giá trị thì khơng phải là văn hóa (ví dụ
bom hạt nhân, heroin, chất độc hóa học, vũ khí giết người v.v...). Nhưng danh
lam thắng cảnh như Vịnh Hạ Long, động Phong Nha - Kẻ Bàng.v.v.. Tuy
không phải do con người làm ra nhưng con người tìm ra và thưởng thức vẻ
đẹp của nó (thưởng thức là một sáng tạo) cũng là văn hóa.
1.1.3. Một số quan niệm về văn hóa tiêu biểu trong thế kỷ XX
1.1.3.1. Quan niệm văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Năm 1943, Chủ tịch Hồ Chí Minh định nghĩa về văn hóa như sau: “Vì

lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở, các phương
thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn
hóa là sự tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà
lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi
của sự sinh tồn”.
Trong quan niệm trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến một số những
sản phẩm do con người sáng tạo ra, trong đó có văn hóa vật thể (những cơng
cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở...), có văn hóa phi vật thể (ngơn ngữ,
đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,văn học nghệ thuật). Chữ “giá trị” được
ẩn dưới câu “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống...nhu cầu đời
sống và địi hỏi của sự sinh tồn”. Những sản phẩm do con người phát minh ra
mà Chủ tịch Hồ Chí Minh liệt kê nêu trên phải là những sản phẩm nhằm phục
vụ cho con người, có lẽ là chứa đựng những giá trị. Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đưa ra một khái niệm văn hóa theo nghĩa rộng.
Văn hóa, như cách Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vấn đề, bao gồm tất thảy
mọi lĩnh vực của đời sống vật chất và tinh thần, tồn tại, phát triển vì sinh tồn
của con người. Vì vậy, có những lúc Người đề cập tới văn hóa một cách chính


11
thống bằng các khái niệm khoa học, nhưng khi khác, văn hóa được đề cập
bằng văn học nghệ thuật, một hình thức thể hiện của nó. Và trong q trình
tìm đường cứu nước, cứu dân tộc thứ văn hóa ấy được sử dụng như một
phương tiện hiệu quả hay vũ khí sắc bén.
1.1.3.2. Quan niệm văn hóa của UNESCO
Trước hết, chúng tơi xin viện dẫn quan niệm về văn hóa của Federico
Mayor - Tổng giám đốc UNESCO đã đưa ra trong Hội nghị Liên Chính phủ
về các chính sách văn hóa họp vào năm 1970 tại Venise như sau: “Đối với một

số người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong các lĩnh vực tư
duy và sáng tạo; đối với những người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì
làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại
nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động”. Có thể
nói, đây là một quan niệm đưa ra trong bối cảnh thế giới cịn có sự phân biệt
văn hóa dân tộc lớn, dân tộc nhỏ, văn hóa dân tộc này cao, dân tộc kia thấp,
văn hóa dân tộc này văn minh, văn hóa dân tộc kia lạc hậu… Quan niệm này
có ý nghĩa chính trị rất lớn và việc khẳng định mỗi dân tộc có bản sắc riêng.
Quan điểm này càng được khẳng định tại Hội nghị quốc tế về văn hóa ở
Mêhicơ để bắt đầu thập kỷ văn hóa UNESCO. Hội nghị này có hơn 1000 đại
biểu đại diện cho hơn 100 quốc gia tham gia từ ngày 26 tháng 7 đến 6 tháng 8
năm 1982, các đại biểu đã đưa ra trên 200 định nghĩa. Cuối cùng Hội nghị
thống nhất và đưa ra một quan niệm chung nhất về văn hóa như sau: “Trong ý
nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật
chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm
người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối
sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những
tập tục và tín ngưỡng”.
Quan niệm nêu trên vừa đề cập đến văn hóa vật chất và văn hóa tinh
thần, vừa nói đến hệ giá trị và đặc biệt là nêu lên “những nét riêng biệt về văn


12
hóa của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội”. Như vậy, quan niệm
này là một khái niệm theo nghĩa rộng, kèm theo đó là quan điểm cơng nhận
mỗi dân tộc dù lớn hay nhỏ đều có bản sắc văn hóa riêng biệt.
Nhìn chung, văn hóa là sản phẩm của lồi người, văn hóa được tạo ra và
phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa
lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã
hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thơng qua q trình

xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và
tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người
và xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành
động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà con người
sáng tạo ra trong lịch sử.
1.2. Quan niệm về văn hóa truyền thống và sự biến đổi văn hóa
1.2.1. Văn hóa truyền thống
Từ khái niệm văn hóa đến việc đi sâu vào nội hàm truyền thống của văn
hóa cũng có nhiều vấn đề đang được tranh luận trên các diễn đàn khác nhau.
Nhiều học giả nghiên cứu đã trao đổi, tranh luận và cố thuyết phục bằng nhiều
lập luận khác nhau khi đưa ra quan điểm về vấn đề này. Bên cạnh khái niệm
chính cịn có những thuật ngữ có liên quan như: văn hóa cổ truyền, văn hóa
truyền thống và truyền thống văn hóa. Đơn cử như trường hợp bài nghiên cứu
và trao đổi trên tạp chí Văn hóa dân gian, số 4, năm 2006, tác giả Nguyễn
Xn Kính đã cho rằng: “Văn hóa cổ truyền là chỉ những giá trị văn hóa được
ra đời và lưu truyền từ cách mạng tháng tám (1945) trở về trước” (còn hiện
đại là lấy mốc từ 1945 trở về sau). “Văn hóa” đi với “Cổ truyền” ở đây như
một tính từ để chỉ những gì ra đời và lưu truyền từ xưa.
Bên cạnh tính từ “Cổ truyền”, trong các khái niệm văn hóa cổ truyền
cịn có các tính từ “Truyền thống” và “Hiện đại” xuất hiện trong các khái niệm
khác như: xã hội truyền thống, văn hóa truyền thống, xã hội hiện đại, văn hóa


13
hiện đại. Khi nói văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại, các nhà chun
mơn khơng quan tâm đến việc phân biệt về thời gian mà chú ý phân biệt về
hai phương thức sinh tồn xã hội dựa trên mơ hình tổ chức. Họ đã phân biệt hai
loại hình xã hội khác nhau về phương thức sinh tồn xã hội như: sự phân biệt
của hai loại tập hợp con người và xã hội, một loại tập hợp mang tính chất cộng
đồng và một tập hợp khơng mang tính chất cộng đồng. Loại thứ nhất được tổ

chức nên bởi các đơn vị cộng đồng và loại thứ hai được tổ chức nên bởi các
đơn vị tập đoàn. Sự phân biệt cơ bản giữa hai loại tập hợp xã hội này là các tập
hợp có tính chất cộng đồng dựa trên tính trội của truyền thống, cịn các tập hợp
khơng có tính chất cộng đồng thì dựa trên tính trội của sự suy lý. Cộng đồng là
đơn vị truyền thống, còn tập đoàn là đơn vị xã hội duy lý, hiện đại.
Nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên đã giới thiệu quan niệm trên do học giả
Pháp Giăng Poariê (Jean Poirier) đề xuất năm 1968. Theo ông, khái niệm con
người chức năng do tác giả Trần Đình Hượu đề xuất và gần đây tác giả Phan
Ngọc thường sử dụng, có lẽ có nội dung trùng hợp với khái niệm “Nhân vật”
của Giăng Poariê. Sự khác nhau giữa hai loại đơn vị trên đây là cơ sở cho sự
phân loại thành hai hình thái xã hội khác nhau. Một là, các loại truyền thống
(gồm các xã hội cổ xưa, là những xã hội tiền công nghiệp ở các xứ nhiệt đới
hoặc các xã hội nông nghiệp của châu Âu cũ mà một số vẫn còn tồn tại cho
đến nay); Hai là, các xã hội duy lý, các xã hội hiện đại, tức xã hội công
nghiệp. Năm 1991, Giăng Poariê lại phân biệt chi tiết hơn bốn loại xã hội
sau: Một là, các xã hội truyền thống sản xuất (có nơng nghiệp và chăn ni);
hai là, các xã hội truyền thống chủ nghĩa (có chữ viết); ba là, các xã hội duy
lý chủ nghĩa (có máy móc mở ra thời đại cơng nghiệp); bốn là, các xã hội
kiểu duy lý (xã hội hậu công nghiệp). Như vậy, văn hóa truyền thống và văn
hóa hiện đại khơng phải là hai văn hóa khác nhau hay nối tiếp nhau về thời
gian mà là hai văn hóa khác nhau về loại hình. Đối với xã hội của nhân dân
các bộ tộc Lào, sự chuyển biến từ loại hình văn hóa truyền thống sang loại


14
hình văn hóa hiện đại được tính mốc từ đâu. Điều này liên quan đến việc phân
ký văn hóa.
Văn hóa truyền thống được hiểu là những giá trị vật chất và tinh thần đã
được chung đúc và thử thách qua thời gian được bảo lưu và phát huy tác dụng
cho đến ngày nay.

Theo quan niệm của UNESCO có hai loại di sản văn hóa: Một là,
những di sản văn hóa hữu thể (Tangible) như: đình, đền, miếu, lăng, mộ, nhà
sàn... Hai là, những di sản văn hóa vơ hình (Intagible )bao gồm các biểu hiện
tượng trưng và “không sờ thấy được” của văn hóa được lưu truyền và biến đổi
qua thời gian, với một số quá trình tái tạo, “trùng tu” của cộng đồng rộng rãi...
Những di sản văn hóa được tạm gọi là vơ hình theo UNESCO bao gồm: âm
nhạc, múa, truyền thống, văn chương, truyền miệng, ngôn ngữ, huyền thoại,
nghi thức, phong tục, tập quán, y dược cổ truyền, việc nấu ăn và các món ăn,
lễ hội, bí quyết và quy trình cơng nghệ của các nghề truyền thống... Cái hữu
thể và cái vơ hình gắn bó hữu cơ với nhau, lồng vào nhau như thân xác và tâm
trí con người.
Như vậy, nội hàm văn hóa truyền thống bao gồm yếu tố văn hóa vật thể
và phi vật thể. “Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định (những
kinh nghiệm tập thể) thể hiện những khn mẫu xã hội được tích lũy, tái tạo
trong cộng đồng qua những không gian, thời gian và được định hóa dưới dạng
ngơn ngữ, phong tục, tập qn, nghi lễ, pháp luật, dư luận” [60, tr.24].
1.2.2. Quan niệm về sự biến đổi văn hóa
Biến đổi nói chung là một quy luật tất yếu khách quan của lịch sử tự
nhiên và xã hội. Trong q trình đó, ở từng giai đoạn, thời điểm luôn diễn sự
vận động và biến đổi theo hai chiều hướng khác nhau (có thể là tích cực hoặc
tiêu cực). Khơng nằm ngồi quy luật đó, các yếu tố cấu thành văn hóa cũng
ln có sự vận động và biến đổi ở các giai đoạn khác nhau của lịch sử lồi
người được xét trên hai bình diện:


15
Những biến đổi tích cực: được biểu hiện ở trình độ văn hóa sơ khai,
thấp chuyển biến, và phát triển đến trình độ cao hơn dựa trên nguyên tắc cái
cũ được biến đổi, nâng cấp và cũng có thể mất đi và thay thế bằng cái mới vừa
mang tính truyền thống và vừa mang hơi thở của thời đại. Chính giá trị này đã

mang trong mình nội hàm văn hóa tổng hợp vừa lưu giữ tinh hoa truyền thống
vừa tiếp thu và cải biến những yếu tố văn hóa mới mang tính phù hợp với chủ
thể sáng tạo văn hóa. Trong lịch sử xã hội của một quốc gia, dân tộc mà cụ thể
là một tộc người đang sinh sống trên trái đất đều diễn ra sự vận động và biến
đổi, ở đó những thành tựu văn minh của nhân loại ln được các nhóm cộng
đồng riêng lẻ tiếp thu theo cách riêng của họ để cho phù hợp với đặc điểm
riêng của dân tộc mình. Trường hợp như: người Trung Hoa trong lịch sử sơ
khai đã tiếp thu kỹ thuật trồng lúa nước của người Việt ở phương Nam và
mang về phương Bắc để thực hành sản xuất; Người Ấn Độ đã làm và tạo ra
con đường buôn bán tơ lụa ở châu Á, trong đó có cả ở Việt Nam…
Những biến đổi mang chiều hướng tiêu cực trong văn hóa: song hành
với q trình vận động và biến đổi mang chiều hướng tích cực là một trong
những động lực giúp xã hội phát triển lên một tầm cao mới thì các yếu tố tiêu
cực trong văn hóa cũng được phát sinh. Ở từng thời điểm, các yếu tố tiêu cực
lại biểu hiện ở những mức độ khác nhau, có thể yếu hoặc có thể mạnh. Chính
những yếu tố này là do q trình biến đổi văn hóa tạo ra, quá trình này là sự
tiếp xúc, giao lưu và tiếp thu những yếu tố văn hóa ngoại sinh mang tính hỗn
tạp vào nền văn hóa bản địa mà chưa có sự sàng lọc một cách kỹ lưỡng. Từ đó
làm cho nền văn hóa bản địa của mỗi quốc gia dân tộc bị ảnh hưởng theo các
mức độ khác nhau. Nhìn chung những yếu tố tiêu cực có thể làm biến dạng,
méo mó, lệch chuẩn các giá trị văn hóa truyền thống, hoặc chúng có thể làm
mất đi những yếu tố tích cực trong văn hóa truyền thống và tạo ra những yếu
tố “Phản văn hóa”, “Phản giá trị” trong nền văn hóa đương đại. Đơn cử như
trường hợp tiếp thu băng đĩa là các phim ảnh đồi trụy của các nước phương


16
Tây và nước ngoài vào Việt Nam và các nước khác trong khu vực, giới trẻ
chưa được giáo dục về ý thức đạo đức, truyền thống văn hóa nên đã tiếp nhận
ào ạt và làm biến đổi nghiêm trọng các giá trị của văn hóa truyền thống.

Sự biến đổi của văn hóa bản người Lào đã, đang diễn ra theo các hướng sau:
- Kế thừa và phát huy các giá trị của văn hóa truyền thống. Trong nửa
thế kỷ qua, thông qua các biện pháp bảo tồn, phát huy các giá trị đó, nghiên
cứu và phổ biến các giá trị đó khiến cho những giá trị đó xưa kia thường chỉ
được bộ phận dân cư biết đến, nay trở thành tài sản chung của toàn dân.
- Tiếp nhận những giá trị văn hóa thế giới bằng con đường nghiên cứu,
giới thiệu, phổ biến những giá trị văn hóa đó một cách rộng rãi, tạo điều kiện cho
các tầng lớp nhân dân đơng đảo làm giàu thêm hành trang văn hóa của mình
bằng những tài sản văn hóa của nhân loại và hội nhập vào thế giới hiện đại.
- Phát triển các hoạt động văn hóa mới, kết hợp những giá trị văn hóa
truyền thống với những giá trị văn hóa mới. Hoạt động sáng tạo này triển khai
trên cả lĩnh vực văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, sẽ hình thành dần bộ
phận cơ bản và quan trọng hơn cả trong cấu trúc của nền văn hóa Việt Nam
hiện tại và tương lai.
Ba hướng chuyển đổi từ văn hóa truyền thống sang hiện đại trên đây
diễn ra vừa mang tính tự phát, song lại vừa có tính định hướng của nhà nước.
Vì vậy, đây là vấn đề phức tạp và nhiều khi bộc lộ những dấu hiệu của một
tình trạng khủng hoảng văn hóa, tình trạng này tất yếu xảy ra khi có biến động
lớn về kinh tế và chính trị xã hội [6, tr.294-295].
1.3. Văn hóa bản của người Lào ở tỉnh Bolikhamxay
1.3.1. Bản người Lào và văn hóa bản
Bản là tổ chức xã hội kinh tế của các nhóm cư dân có tính đặc thù đặc biệt
nói ngơn ngữ Mơn - Khơme. Người Alắc gọi bản là Acay, người Nghẹ gọi là
Ven, người Cơtu gọi là Vênh, người Ta Liêng, người Giẻ gọi là Ta Viêng…
Kết cấu bản của người Lào xưa là kết cấu xã hội ở cấp vi mô, đồng thời
cũng là kết cấu xã hội ở vĩ mơ của mọi cư dân nói tiếng Tày - Thái. Bản là tế


17
bào xã hội ổn định, qua các thời, được sử dụng để hợp thành các hệ thống xã

hội khác nhau. Trong quá trình phát triển xã hội, bản là các thành tố để cấu
trúc thành tổ chức lớn hơn là mường và khơng có sự biến đổi nhiều. Thời kỳ các
mường cát cứ được tập trung lại để hình thành một mường lớn nhất, có tính chất
như một quốc gia (đơn cử như quốc gia Lạn Xạng), hệ thống tổ chức chính trị xã
hội ấy có thể được biểu hiện theo dạng: bản - mường - mường luồng.
Bản là một đơn vị hành chính có ranh giới rõ ràng. Thơng thường, cư
dân cư trú trong một bản là những người cùng thuộc một dịng họ hoặc một số
dịng họ. Có những vùng cư dân trong bản thuần túy là một tộc người, nhưng
cũng có những vùng cư dân trong cùng một bản gồm nhiều thành phần tộc
người. Tất cả tài nguyên trong phạm vi ranh giới của bản thuộc quyền cơng
hữu của mọi thành viên cư trú ở đó. Phạm vi đất đai rộng hay hẹp của mỗi bản
không tuy thuộc vào số lượng dân số, mà tùy thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt
là thời gian lập bản. Bản nào lập trước thường có đất đai rộng rãi, bản nào lập
sau thì hẹp hơn. Tùy theo từng vùng mà chiếm dụng đất đai có sự khác nhau.
Ở trên Bản là Khệt (cấp xã), Mường (huyện), Khoẻng (tỉnh), pạ thệt
(đất nước). Đơn vị bản chỉ có nghĩa về hành chính để phân cấp quản lý theo
phạm vi (khu vực). Bản là tổ chức chắc chắn bền vững đầy đủ, Bản không
phải là vùng địa lý ai muốn sống ở cũng được, mỗi bản có danh mục hộ khẩu,
có phân tích người trong bản và người ngoài, tập tục và nội quy riêng của bản
là một đơn vị cơ sở do quản lý kinh tế và có sản xuất của mình, cái chung có
sản xuất canh nơng, thủ cơng, bản là tổ chức chính trị - xã hội cấp cơ sở có bộ
máy thống trị riêng, có nhiệm vụ trơng coi mọi việc trong Bản. Nội quy của
Bản cịn là cơng cụ quan trọng để trừng trị những hành động sai nội quy. Tổ
chức Bản có trưởng bản làm trưởng, có phịng làm việc riêng, có hội trường
riêng, có thư ký, có ban chức, có nương - ruộng, có kho tàng và trở thành đơn
vị cơ sở hành chính nhỏ nhất của chính quyền đồng thời Bản cịn là trận địa
quan trọng bảo vệ giữ đựng tổ quốc. Vì khi có giặc vũ trang chiến đấu trực


18

tiếp. Trong Bản cịn tổ chức thợ cơng thủ sản xuất công cụ: dao, cuộc, thuổng,
lưỡi cày và các công cụ sản xuất nông nghiệp khác và đồ dùng khác: nồi, thìa,
bát... những thợ thủ cơng ấy có một số chưa thoát khỏi làm nương rẫy, làm
ruộng đã tổ chức hội chợ để trao đổi hàng hóa. Hội chợ có thể được tổ chức ở
một Bản nhưng có nơi tập trung hai hoặc nhiều Bản. Tổ chức hội chợ Bản cho
thấy việc sản xuất đã phát triển, và có sự dư thừa một số sản phẩm để trao đổi.
Chính điều này đã làm cho Bản trở thành nơi hình thành văn hóa cộng đồng.
Bản khơng chỉ nơi hình thành văn hóa, là tổ chức cơ sở mà cịn là nơi gắn bó
đồn kết giữa người dân trong Bản với nhau. Bản cịn là một tổ chức làm cho
họ gắn bó đồn kết với nhau, giữ gìn dịng họ kế thừa mà dịng họ ấy lúc nào
cũng ln ln u thương nhau và giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, bệnh
ốm, chết, thông gia xây nhà hoặc bị tai nạn... Bản cịn là một đơn vị tích cực
đóng góp nghĩa vụ đối với nhà nước, ra sức vì lợi ích cơng cụ kể cả nộp thuế
nông nghiệp, trên cơ sở kinh tế tự túc. Vì vậy, bản là nơi ổn định bình yên
lâu dài nhất, nơi hình thành tập tục và văn hóa. Do đó, khi người ta đi xa Bản
để lập nghề nơi khác hoặc di chuyển do một nguyên nhân nào đó, thì cũng
khơng thể qn bản mường cũ. Người dân mong muốn có ngày được trở về
quê hương, nơi. Họ ra đi và mang theo những ký ức quê hương, những nét
đẹp trong phong tục tập quán đến vùng đất mới. Mối quan hệ của người dân
trong Bản rất sâu sắc. Bản là hình thức tổ chức gắn bó với đất đai ranh giới
cổ xưa, ổn định hơn và gắn bó với việc sản xuất nơng nghiệp. Bản là nơi
xuất hiện gia đình và qua quá trình cải cách qua lại do bộ tộc, tộc trưởng
thống trị mới thành Bản. Đến khi Phật giáo nhập vào, Bản đã hình thành nên
các ngơi chùa, nhà sư đóng vai trị quan trọng trong đời sống nhân dân ở bản
và trong giai đoạn ấy. Chùa là trung tâm hoạt động văn hóa và đóng vị trí
quan trọng trong đời sống nhân dân. Vì vậy, Bản là nhận chứng, là vị cứu
sinh đến với hạnh phúc con người. Do đó người Lào xưa đã huy động tài sản
tiền bạc trong bản để xây dựng chùa chiền, tổ chức các lễ hội truyền thống,



19
mời các mỏ lăm nỏi, mỏ lăm nhày, dàn nhạc để tạo niềm vui cho quần chúng
trong những dịp lễ hội...
1.3.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa bản người Lào ở
tỉnh Bolikhamxay
Như trên đã trình bày về bản và văn hóa bản của cư dân Lào, ở phần
này xin được giới thiệu một cách khái quát nhất về các yếu tố cấu thành văn
hóa bản truyền thống ở Lào nói chung và ở tỉnh Bolykhămxay nói riêng. Các
yếu tố này đã kết hợp rất nhuần nhuyễn với nhau để tạo nên sắc thái văn hóa
và con người. Dưới đây là các yếu tố cấu thành văn hóa bản truyền thống:
- Các đặc điểm về địa lý tự nhiên, kinh tế, hành chính, dân cư của bản
người Lào ở tỉnh Bolykhamxay.
- Văn hóa tổ chức cộng đồng của bản truyền thống, trong đó đề cập đến
bộ máy hành chính, những quy định, quy ước được thực hiện trong việc tổ
chức và quản lý hoạt động của Bản mường.
- Hệ thống thiết chế văn hóa và di sản văn hóa vật thể của bản như các
cơng trình thờ tự bao gồm: cấu trúc bản mường, chùa, tháp, nhà ở dân gian,
nghề thủ cơng truyền thống, ẩm thực… đó là những tài sản văn hóa quan
trọng khơng chỉ ở tỉnh Bolykhămxay mà cịn hiện diện trên tồn đất nước Lào.
- Hệ thống di sản văn hóa phi vật thể của bản bao gồm: các sinh hoạt tín
ngưỡng như thờ cúng tổ tiên, thờ Phỉ; các nghi lễ tiêu biểu trong năm như mùa
Chay; các tơn giáo ở bản mà điển hình nhất ở đây là Phật giáo; các phong tục
tập quán được phản ánh trên nhiều phương diện như trong nghi lễ vòng đời:
sinh ra, trưởng thành, cưới hỏi, lên lão, ma chay… ngoài ra, được phản ánh
trong các tập tục kiêng kỵ theo quan niệm của người dân Lào; Cuối cùng là
các lễ hội tiêu biểu của người dân nơi đây. Đó là đặc trưng văn hóa nổi trội và
hiếm thấy ở một số các quốc gia khác, tiêu biểu là lễ hội té nước mừng năm,
mới, lễ hội Thạt Luổng…
1.3.3. Bản sắc văn hóa bản



20
Có thể nói, ngồi những yếu tố cấu thành văn hóa bản truyền thống của
người Lào đã đề cập ở phần trên. Ở đây, chúng tôi muốn đề cập đến những giá
trị văn hóa tiềm ẩn trong cộng đồng tộc người ở các bản mường trên đất nước
Lào hiện nay. Những giá trị đó đã và đang được chưng cất, sàng lọc và trở
thành những biểu tượng chung và tạo ra tính độc đáo trong văn hóa của nhân
dân các bộ tộc Lào. Bước đầu, tác giả luận văn xin đưa ra một số những giá trị
văn hóa mang tính bản sắc không chỉ đối với mỗi người dân mà cịn đối với
các bản mường ở quốc gia Lào:
- Ngơn ngữ (gồm tiếng nói và chữ viết) là bản sắc văn hóa dân tộc gắn
bó với yếu tố dân tộc, nằm trong cơ sở văn hóa, vì yếu tố khác của văn hóa tốt
đẹp, quy định cơng cụ của các bộ tộc, đạo đức và nghệ thuật lại phản ánh theo
tính giai cấp và thay đổi theo cấu trúc kinh tế - xã hội.
Tiếng nói là yếu tố quan trọng duy nhất của văn hóa dân tộc mà tồn tại
từ lâu dài và là đặc điểm tính dân tộc. Tiếng nói và chữ viết của Lào là nịng
cốt ngơn ngữ dân tộc Lào mà biểu hiện cái độc lập về chính trị, kinh tế và trật
tự an ninh quốc gia.
Giai đoạn mà nước Lào thuộc địa của ngoài xâm thời gian kéo dài
nhiều thế kỷ. Ngôn ngữ của Lào đã mất một phần bản chất của nó. Bọn đế
quốc đã hoạt động mạnh giáo dục nhân dân nhằm xóa bỏ văn hóa Lào, chúng
lừa và áp bức người Lào hướng về yêu thích học tiếng của chúng, đầu độc và
ru ngủ nhân dân truyền bá ngôn ngữ ngoại nhập. Tuy vậy, ngơn ngữ Lào cũng
cịn mang tính dân tộc khơng thay đổi và gắn bó với tính dân tộc suốt thời
gian qua và còn tồn tại ở dân tộc lâu dài nhất. Ngôn ngữ là phương thức, là
một công cụ để mọi người giao tiếp và trao đổi với nhau. Vì vậy, tổ tiên và
nhân dân Lào qua các đời, từng thời đại đã đồng lịng cùng giữ gìn và cải
thiện tiếng nói, chữ viết, văn nghệ và văn hóa dân tộc suốt thời gian qua. Đó
là sự hội tụ tinh thần yêu nước và trở thành di sản truyền thống sáng chói mà
ơng cha đã để lại cho đến ngày nay.



21
- Tinh thần yêu nước của người Lào được thể hiện ở sự gắn bó keo sơn
với gia đình, bản mường và quốc gia. Bản là cái chung ở dưới, mường tỉnh và
quốc gia ở trên, cịn gia đình, nhà ở là cái riêng. Nhưng cái riêng nằm trong
cái chung và cái chung nằm trong cái riêng, cả cái chung ở dưới và ở trên đều
là cái chung của cái riêng, đó là sự phản ánh ý thức tư tưởng của người Lào.
Vì vậy, trong ngơn ngữ Lào hay nói: “của ta”, khi nói đến địa phương q
hương của mình, người Lào hay nói: “Bản của ta”, “tỉnh của ta”, “nước ta”...
Tuy người Lào đã di chuyển từ nơi này sang nơi khác và đi nhiều nơi nhưng
vẫn nhớ mãi những ký ức về quê hương của mình (Bản cũ), người Lào hay
nói: “Nhớ q hương, nơi chơn nhau cắt rốn”. Bản, nhà, gia đình là nơi sinh
ra của dịng họ, giống nịi cha ơng, u thương gắn bó và có sự kế thừa từ lịch
sử lâu đời của dân tộc.
Chính dịng họ gắn bó con người lại với nhau, người gắn bó với nước
nhà đã trở thành nhận thức dân tộc. Cảm nhận và ý thức đó đã đào tạo người
dân Lào gắn bó, có tình u q hương đất nước, quyết tâm chiến đấu bảo vệ
quốc gia, dân tộc.
- Tình người trong quan hệ bản mường: Bản là nơi thể hiện các mối
quan hệ trong xã hội người Lào, đặc biệt là trong gia đình. Ở đó có sự hịa
hợp gắn kết thân quen nhau, ngồi ra cịn được thể hiện ở mối quan hệ nhiều
chiều không chỉ với tộc trưởng, với cả người trong bản mường, yêu thương và
đùm bọc lẫn nhau. Người Lào quan niệm rằng, có họ hàng mới có mình và
ngược lại. Người dân trong Bản sẽ che chở cho mình với tình yêu ấm áp bao
la. Tình cảm nhân đạo trong quan hệ cộng đồng tộc người được thể hiện rõ
nét nhất là tình yêu gắn kết với nhau. Tình yêu ở đây là tình yêu thương giữa
con người với con người. Khi gặp sự khó khăn, gian khổ đói nghèo, họ giúp
đỡ nhau bằng hành động, việc làm theo lời dạy của đức Phật. Điều này được
thể hiện thành hình thức chia sẻ công bằng theo quan điểm chân lý của Phật

giáo: có ít chia sẻ ít, có nhiều phân chia nhiều. Vì người Lào coi chính nghĩa


22
là tiêu chuẩn thành người, trong đó con người được thể hiện qua đạo đức tốt
đẹp, trọn vẹn trong các mối quan hệ (nhà vua với dân; bố mẹ với con cái;
chồng và vợ; anh chị em; thầy và trò; gia đình và người khác; mình và bạn
bè). Người Lào từ xưa tích cực đề cao và tơn trọng cái tốt, cái đẹp, cái chính
nghĩa. Họ bảo nhau tránh xa cái xấu, cái phi nghĩa, tránh tham lam hại người,
sống phải có nhân cách, chịu trách nhiệm với gia đình con cái và bản mường
và xã hội quốc gia. Dân tộc là một quy luật của lịch sử. Tính dân tộc khơng
thể tồn tại theo hình thức cũ của nó mà nó ln biến đổi. Điều nên coi trọng là
hình thức kinh tế - xã hội đã mang bản sắc dân tộc được thể hiện và biến đổi
do cách tự hình thành trong quá khứ. Hiện tại và tương lai, dân tộc Lào đang
từng bước tích cực, tự nguyện và sáng tạo nhiều hơn. Trong giai đoạn tiếp tục
xây dựng và phát triển chế độ Dân chủ Nhân dân, đưa dân tộc tiến tới sự thịnh
vượng, phồn vinh. Do đó, người Lào phải quyết tâm cố lên sáng tạo cái mới
tốt đẹp hơn, kế thừa, tiếp thu có chọn lọc và cải biến cái cũ cho phù hợp với
giá trị truyền thống dân tộc. Từ đó góp phần gìn giữ và phát huy giá trị văn
hóa đặc sắc của nhân dân các bộ tộc Lào trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
- Truyền thống cần cù tích cực sáng tạo trong lao động: Xuphaxít Lào
có câu: “Đi giẫm con chó, về giẫm con nhái”, điều đó có nghĩa là truyền
thống của người Lào là cần cù dậy từ sáng sớm đi lao động cả ngày cho đến
tối, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để kiếm ăn nuôi sống gia đình. Phạm vi
đất đai rộng lớn, đã cho phép người dân khai thác rừng thành nương rẫy, vườn
trồng trọt, khu chăn ni. Điều đó đã bước đầu hình thành lên không gian bản
mường của các tộc người Lào. Q trình đó làm cho cộng đồng cư dân thốt
khỏi cảnh lạc hậu, dần chuyển bước sang một thời đại văn minh hiện đại. Qua
nhiều thế kỷ, xã hội Lào đã bước lên thời đại mới, với những công cụ lao
động sản xuất tiên tiến, góp phần vào việc tạo ra kỹ thuật làm ruộng, làm rẫy

cao hơn, trồng trọt chăn nuôi phát triển, sáng tạo về kiến trúc, xây dựng nhà
cửa, bệnh viện, chùa tháp, sản xuất nhạc cụ, cơng cụ săn bắt, đánh cá, vũ khí


23
tự vệ để chiến đấu chống lại giặc ngoại xâm, bảo vệ vững chắc bản mường
quê hương. Ngoài ra, họ cịn cải tiến quy trình sản xuất trong các lĩnh vực
như: dệt vải quy tơ, nặn nồi, đan lát thủ công, làm công cụ và phương tiện sử
dụng trong đời sống hàng ngày… Đó chính là giá trị văn hóa - mang tính bản
sắc đã được định hình do hoạt động lao động, chống lại thiên tai và chiến đấu
kẻ thù xâm lăng... Đồng thời, dân tộc Lào đã không ngừng tiếp thu có tính
chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại, khu vực và đặc biệt là các
nước láng giềng. Từ đó đúc kết thành các giá trị văn hóa truyền thống mang
tính đặc sắc của cộng đồng nhân dân các bộ tộc Lào trong bối cảnh tồn cầu
hóa hiện nay.


24
Chương 2
THỰC TRẠNG VĂN HÓA BẢN CỦA NGƯỜI LÀO
Ở TỈNH BO LY KHĂM XAY, TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI

2.1. Đặc điểm về địa lý tự nhiên, kinh tế, hành chính và cư dân của
tỉnh Bolykhamxay
Các nhà nghiên cứu về địa học và địa lý của Lào đã chứng minh rằng,
phía Nam tỉnh Viêng Chăn và phía Bắc của tỉnh Khăm Muộn đến khu vực
gồm vùng cao nguyên như: Na Cai, Ma Ha Xay, Nhơm Ma Lat , đây là vùng
có sự nối tiếp thông qua cao nguyên Hin Pun (đá vôi) kéo dài từ Bắc vào Nam
theo dãy núi Phu Luổng (Trường Sơn), phía Đơng giáp với Việt Nam. Địa lý
của Quốc gia này có vùng miền núi chiếm diện tích gần hết, chỉ cịn vùng

đồng bằng ở ven bờ bên trái Mè Nặm Khoỏng (sông Cửu Long) với 1/3 diện
tích. Trong nền cảnh đó, tỉnh Bơ Li Khăm Xay nằm ở miền Trung của đất
nước và có biên giới giáp với 2 tỉnh của quốc gia Việt Nam: 1/Phía Bắc giáp
với Thủ đô Viêng Chăn (với chiều dài 49,41 km) và tỉnh Viêng Chăn (với
chiều dài 149,23 km); 2/Phía Nam giáp với tỉnh Khăn Mn (có chiều dài
184,87 km). 3/Phía Đơng và phía Bắc giáp với tỉnh Xiêng Khoảng (với chiều
dài 141,76 km); 4/Phía Đơng giáp với tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh thuộc
Việt Nam (với chiều dài biên giới là 215,82 km, đặt 12 cột mốc (số cột mốc từ
số M1 - M14 và số N1 - N2 ); 5/Phía Tây giáp với tỉnh Noong Khai và tỉnh
Na Khon Pha Nôm thuộc Thái Lan mà là biên giới giữa hai quốc gia dài
192,62 km. Tại bờ sông Mê Kơng bên trái phương Tây tính từ Bản Nong
Khiệt, huyện Pác Ngưm, Thủ Đô Viêng Chăn đến bản Đon Meng, huyện Hỉn
Bun, tỉnh Khăm Muộn có chiều dài dọc theo sơng Cửu Long. Cịn biên giới
giáp với nước Thái Lan đã được ký hiệp định nhằm xác định biên giới giữa
chính quyền thực dân Pháp với vương quốc Sạ Nhám (tại hiệp định cam kết
D.L 1983 tại Sạ Nhám về việc phân chia đất nước Lào như sau [41, tr.01-02]:


25
- Bên Sạ Nhám (Thái Lan) người ký trao tên Thavanongsee Voropakoom là
địa diện cho chính phủ Sạ Nhám.
- Bên Pháp ký nhận tên Lemire De Villiecs đại diện chính phủ Pháp.
- Đặc điểm diện tích đất của tỉnh Bơ Ly Khăm Xay có hình dài cắt
ngang giáp với biên giới của hai quốc gia như: phía Đơng giáp với Việt Nam
và phía Tây giáp với Thái Lan
Về diện tích đất và rừng: Diện tích đất của tỉnh Bơ Li Khăm Xay có
15.977,71 km2. Trong đó, đất đồng bằng và đất rừng mỗi vùng khác nhau, cụ
thể như sau [41, tr.5]:
1. Rừng nguyên sinh vùng cao
2. Rừng nguyên sinh vùng thấp

3. Rừng lẫn lộn vùng cao
4. Rừng lẫn lộn vùng thấp
5. Rừng cây Bay Khiếm
6. Rừng cây Bay Khiếm lẫn Bay Kuâng
7. Rừng cây Pong(tre,nứa)
8. Rừng Lau

214.764,40 ha
5.868 ha
592.286 ha
44.728,55 ha
263,32 ha
14.972,66 ha
5.443,98 ha
552.887,60 ha

9. Rừng Tăm(rừng thấp)

33.430,59 ha

10. Rừng thành ruộng

30.252,65 ha

11. Đất thành ruộng

40.770,34 ha

12. Vùng nông nghiệp


1.675,61 ha

13. Vùng núi đá và dốc

10.904,59 ha

14. Bãi cỏ nuôi vật

2.072,68 ha

15. Hồ, nước

8.024,35 ha

16. Vùng xây dựng

1.119,66 ha

17. Diện tích đất v.v
18. Diện tích mặt nước

179,62 ha
9.924,46 ha

Ngọn núi cao nhất ở tỉnh này là núi Chóm Voi ở khu huyện Khăm Cợt.
Vách đá cao nhất là đá Ca Đông ở huyện Xay Chăm Phon, rừng nguyên sinh


×