Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

tổ chức xã hội và đặc trưng văn hóa bản người thái ở huyện mai châu tỉnh hòa bình giai đoạn 1986-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 121 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






NGUYỄN THỊ VIỆT HÀ



TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ ĐẶC TRƢNG
VĂN HÓA BẢN NGƢỜI THÁI Ở HUYỆN MAI CHÂU
TỈNH HÕA BÌNH GIAI ĐOẠN 1986 - 2010





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ









Thái nguyên, 2012




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM






NGUYỄN THỊ VIỆT HÀ



TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ ĐẶC TRƢNG
VĂN HÓA BẢN NGƢỜI THÁI Ở HUYỆN MAI CHÂU
TỈNH HÕA BÌNH GIAI ĐOẠN 1986 - 2010


Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã ngành: 60.22.54


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hà Thị Thu Thủy




Thái nguyên, 2012



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các cứ liệu
nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chƣa
từng đƣợc công bố trong bất kì công trình nào.
Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Việt Hà






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy giáo,
cô giáo Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên đã tận tình giảng
dạy, hƣớng dẫn học viên lớp Cao học - Thạc sĩ Lịch sử Việt Nam khóa 18,
trong đó có tác giả.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS.Hà
Thị Thu Thủy, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giảng giải những kiến thức và
phƣơng pháp nghiên cứu, để tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo các cơ quan, Ủy ban nhân
dân tỉnh Hòa Bình; Sở văn hóa thông tin tỉnh Hòa Bình; Thƣ viện tỉnh Hòa
Bình; và Ủy ban nhân dân huyện Mai Châu; Phòng văn hóa thông tin huyện
Mai Châu; Phòng Thống kê huyện Mai Châu và các cá nhân đã tạo điều kiện,
tận tình giúp đỡ tác giả trong quá trình tìm tƣ liệu thực hiện đề tài.
Và cuối cùng là lời cảm ơn chân thành tới gia đình, tới các bạn học viên
lớp Cao học Lịch sử Việt Nam khóa 18 và các bạn bè, đồng nghiệp đã tạo
điều kiện, tận tình giúp đỡ và động viên tác giả trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Dù tác giả đã hết sức cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những
hạn chế và thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn, góp ý kiến của
các thầy, cô và các bạn đồng nghiệp.
Tác giả xin chân thành cảm ơn.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 8 năm 2012
Tác giả luận văn




Nguyễn Thị Việt Hà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC

Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Các chữ cái viết tắt iv
Đanh mục bảng biểu, sơ đồ v
Danh mục hình ảnh vi
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN MAI CHÂU TỈNH HÒA BÌNH 8
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên. 8
1.2. Dân cƣ, thành phần dân tộc. 10
1.3. Khái quát về ngƣời Thái ở huyện Mai Châu 17
Chương 2 TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA BẢN NGƯỜI THÁI Ở HUYỆN
MAI CHÂU TỪ 1986 - 2010 27
2.1. Bản của ngƣời Thái 27
2.2. Tổ chức xã hội 33
Chương 3 ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA BẢN NGƯỜI THÁI Ở MAI
CHÂU TỪ 1986- 2010 60
3.1. Quá trình “Mƣờng hóa” trong văn hóa Bản ngƣời Thái 60
3.2. Sự tƣơng tác giữa văn hóa Thái với văn hóa các tộc ngƣời khác ở

Mai Châu. 72
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

STT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
1.
GS
Giáo sƣ
2.
PGS
Phó giáo sƣ
3.
TS
Tiến sĩ
4.
Nxb
Nhà xuất bản
5.
UBND
Ủy ban nhân dân
6.

ĐVT
Đơn vị tính
7.
DS
Dân số









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 1.1: Thành phần dân tộc và tỷ lệ các dân tộc tỉnh Hòa Bình năm 2010. 10
Bảng 1.2: Thành phần dân tộc và tỷ lệ các dân tộc huyện Mai Châu năm 2010. 12
Bảng 1.3: Tỷ lệ phân bố ngƣời Thái trong các tỉnh chủ yếu ở Việt Nam 18
Sơ đồ 2.1: Khái quát hệ thống bộ máy hành chính trong Mƣờng Thái 52
Sơ đồ 2.2: Cấu trúc của Châu Mƣờng (Mai Châu). 54
Sơ đồ 2.3: Khái quát bộ máy hành chính huyện Mai Châu hiện nay 56


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1:Bản đồ hành chính huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình vii
Hình 1.1: Bản đồ phân bố dân cƣ và cơ cấu dân tộc huyện Mai Châu 14
Hình 1.2: Bản đồ phân bố dân tộc thái huyện Mai Châu 15



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Cơ cấu xã hội là một khái niệm rộng không chỉ liên quan tới hành vi xã
hội mà còn là mối tƣơng tác giữa các yếu tố khác nhau của hệ thống xã hội.
Cơ cấu xã hội cũng bao gồm cả các thiết chế trong gia đình, dòng họ, chính trị
và hệ thống chuẩn mực giá trị, cũng nhƣ hệ thống các vị trí, vai trò xã hội,
v.v Ngày nay, do sự hội nhập của nhiều yếu tố bên ngoài, cơ cấu xã hội
cũng có sự thay đổi về quan niệm nhƣng về căn bản vẫn mang những giá trị
đặc trƣng trên. Do vậy, việc tìm hiểu về cơ cấu xã hội của một cộng đồng
ngƣời ở Việt Nam nói chung, các tỉnh nói riêng trong thời kỳ hội nhập đất
nƣớc đã và đang đƣợc sự chú ý của nhiều ngành.
Việt Nam có 54 dân tộc anh em phân bố rải rác trên khắp cả nƣớc, song
tập trung chủ yếu là những vùng núi cao hoặc trung du, thung lũng. Một trong
những khu vực đƣợc chú trọng tìm hiểu là khu vực Tây Bắc. Hòa Bình một
trong số tỉnh nằm ở Tây Bắc Việt Nam. Tỉnh Hòa Bình có vị trí rất quan trọng
đối với sự phát triển của đất nƣớc cả về an ninh - quốc phòng, kinh tế, văn hóa,
đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm chú trọng nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát

huy văn hóa các dân tộc trong thời kỳ đổi mới.
Tỉnh Hòa Bình có trên 30 dân tộc phân bố rộng khắp tại các huyện, trong
đó có 6 dân tộc cơ bản có số lƣợng đông đảo nhất là Mƣờng, Kinh, Tày, Thái,
Dao, Mông. Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở tháng 04/2009 tại tỉnh
Hòa Bình thì các dân tộc trên chiếm tỷ lệ 98,3% dân số toàn tỉnh, trong đó
dân tộc Thái chiếm 0,3% dân số trong tỉnh. Các dân tộc ở tỉnh Hòa Bình đã
góp phần làm nên bộ mặt của một tỉnh vùng Tây Bắc Việt Nam với những nét
văn hóa đặc trƣng cơ bản trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh
thời kỳ đổi mới. Tỉnh Hòa Bình gồm 11 huyện và 1 thành phố, trong đó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
huyện Mai Châu đƣợc xem là đơn vị hành chính đặc trƣng của tỉnh bởi cơ cấu
dân cƣ và đặc trƣng về vị trí địa lí.
Toàn huyện Mai Châu có 14 dân tộc cùng nhau sinh sống trong đó dân
tộc Thái chiếm 59,9% (năm 2009) dân số của huyện, sinh sống tập trung hầu
hết các xã của huyện. Nhƣ vậy cho thấy cộng đồng ngƣời Thái là cộng đồng
đặc trƣng nhất trong cƣ dân của huyện. Cũng nhƣ cộng đồng ngƣời Thái nói
chung, ngƣời Thái ở Mai Châu, Hòa Bình cũng mang đầy đủ những đặc điểm
của ngƣời Thái, tuy nhiên trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, của
tình hình kinh tế, xã hội khu vực, nhất là trong quá trình thực hiện các chính
sách dân tộc của Đảng và Nhà nƣớc ta thời kỳ đổi mới, cộng đồng ngƣời Thái
ở Mai Châu, Hòa Bình đã tạo cho mình những nét đặc trƣng riêng có so với
cộng đồng ngƣời Thái ở Tây Bắc và ngƣời Thái trên cả nƣớc. Những nét văn
hóa riêng có ấy góp phần tạo nên hình ảnh Mai Châu thật đẹp và thật khác so
với những vùng ngƣời Thái trên đất nƣớc Việt Nam.
Những năm gần đây, tình hình thế giới có nhiều biến đổi. Xu thế toàn
cầu hóa đang diễn ra nhƣ một cơn lốc cuốn hút tất cả các nƣớc trên thế giới.
Việt Nam cũng nhƣ tất cả các quốc gia khác không thể đứng ngoài dòng chảy

này. Kinh tế thị trƣờng với những ƣu điểm và mặt trái của nó, có ảnh hƣởng
không nhỏ đến cơ cấu tổ chức xã hội của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở
vùng cao. Trong xu thế phát triển chung của thời đại, các dân tộc trong tỉnh
Hòa Bình cũng có nhiều nét biến đổi cơ bản về tổ chức xã hội.
Với những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Tổ chức xã hội và đặc
trưng văn hóa bản người Thái huyện Mai Châu - Tỉnh Hòa Bình giai
đoạn 1986 - 2010”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Tổ chức xã hội và văn hóa là những lĩnh vực rộng lớn bao trùm toàn
bộ đời sống xã hội. Vấn đề về tổ chức xã hội và văn hóa bản làng cũng là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
vấn đề không mới, đã đƣợc các tác giả nghiên cứu ở nhiều góc độ khác
nhau. Nghiên cứu về “Tổ chức xã hội và đặc trưng văn hóa bản người
Thái huyện Mai Châu - Tỉnh Hòa Bình giai đoạn 1986 - 2010”, tác giả
tiếp cận một số tác phẩm sau:
- Cuốn Các tộc người ở Tây Bắc Việt Nam của Ban dân tộc Tây Bắc năm
1975 và cuốn Các tộc người thiểu số ở Việt Nam năm 1978 của nhà xuất bản
Khoa học xã hội có đề cập đến những đặc trƣng cụ thể của một số dân tộc
thiểu số ở Việt Nam. Trong đó, các tác giả đã chỉ ra đƣợc những đặc trƣng cơ
bản của ngƣời Thái Việt Nam, trong đó chia thành hai bộ phận là Thái Trắng và
Thái Đen. Cùng đó là mối tƣơng quan của dân tộc Thái với các dân tộc khác.
- Cuốn Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái do Sở văn hóa thông tin
tỉnh Hòa Bình xuất bản năm 1977 cũng đã khái quát đƣợc lịch sử cƣ trú và
phát triển của tộc ngƣời Thái ở Tây Bắc nói chung, ngƣời Thái ở Hòa Bình
nói riêng. Cùng đó, các tác giả cũng đề cập tới một số nét văn hóa và tổ chức
xã hội truyền thống của đồng bào Thái.
- Tác phẩm Tìm hiểu văn hóa cổ truyền của người Thái Mai Châu của

tác giả Đặng Nghiêm Vạn và Hà Trọng Sinh năm 1988 đã sƣu tầm các bài
viết về ngƣời Thái ở Mai Châu –Hòa Bình, trong đó các tác giả tập trung đi
sâu các lĩnh vực văn hóa vật chất và tinh thần truyền thống của đồng bào
ngƣời Thái ở Mai Châu nhƣ phong tục tập quán khi sinh đẻ, cƣới hỏi, tang
ma Đồng thời các tác giả cũng giới thiệu một số tác phẩm văn học của
ngƣời Thái ở Mai Châu.
- Cuốn Luật tục Thái ở Việt Nam do Ngô Đức Thịnh viết năm 1999 đã
giới thiệu về luật tục cổ truyền của ngƣời Thái trong các vùng của Tây Bắc
Việt Nam trong đó có một số luật tục của ngƣời Thái ở Mai Châu Hòa Bình,
qua đó tác giả cho thấy nét tƣơng đồng trong văn hóa, luật tục của ngƣời Thái
nói chung. Cũng trong tác phẩm, tác giả cũng giới thiệu một số bản thảo luật
tục ngƣời Thái bằng chữ Thái.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
- Cuốn Văn hóa bản làng truyền thống các dân tộc Thái, Mông vùng Tây
bắc Việt Nam của Ngô Ngọc Thắng, Lê Sỹ Giáo, Hoàng Nam ( 2002) đã trình
bày về cấu trúc bản làng truyền thống của các dân tộc Thái, Mông vùng Tây
Bắc và giới thiệu khái quát văn hóa vật chất, tinh thần của các dân tộc Thái,
Mông. Trong đó các tác giả tập trung khai thác những yếu tố truyền thống
trong đời sống của đồng bào các dân tộc.
- Năm 2005 Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hòa Bình cho ra đời cuốn Địa chí Hòa
Bình do NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội ấn hành đã nêu khái quát về địa lí,
dân cƣ và lịch sử của tỉnh Hòa Bình nói chung, các huyện trong địa bàn tỉnh
nói riêng. Trong đó cuốn sách cũng khai thác một cách khái quát về các dân
tộc cƣ trú trong địa bàn tỉnh, trong đó có cộng đồng ngƣời Thái ở Mai Châu.
Tác phẩm chủ yếu nêu khái quát về lịch sử phát triển của từng dân tộc từ khởi
nguồn cho tới ngày nay, bên cạnh đó là quá trình phân bố dân cƣ và những tác
động qua lại giữa các dân tộc trong địa bàn tỉnh.

- Tác phẩm Văn hóa truyền thống một số tộc người ở Hòa Bình của tác
giả Nguyễn Thị Thanh Nga năm 2007 đã trình bày khái quát về tổ chức xã hội
truyền thống của các dân tộc Mƣờng, Thái, Mông ở Hòa Bình. Trong đó tác
giả có đề cập tới các tập tục truyền thống của ngƣời Thái ở Mai Châu (Hòa
Bình) và những ảnh hƣởng giao lƣu văn hóa của các dân tộc trong tỉnh Hòa
Bình.
Ngoài ra, đến nay, các học giả nƣớc ta đã tổ chức đƣợc đến lần thứ VI-
Hội nghị Thái học Việt Nam, nơi công bố các công trình nghiên cứu của
các học giả, nhà sử học hay các nhà Thái học về các vấn đề trong sự phát
triển của cộng đồng ngƣời Thái ở Việt Nam.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu đều quan tâm tới đời sống kinh
tế- xã hội cũng nhƣ văn hóa của ngƣời Thái trên phạm vi rộng (phạm vị cả
nƣớc hoặc phạm vị cả tỉnh), còn ở các tác phẩm nghiên cứu về ngƣời Thái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Mai Châu, các tác giả mới chỉ tập trung giới thiệu về tổ chức xã hội và nét
văn hóa truyền thống của ngƣời Thái trong địa bàn huyện, chƣa có công
trình cụ thể nào nghiên cứu về “Tổ chức xã hội và đặc trưng văn hóa bản
người Thái huyện Mai Châu - Tỉnh Hòa Bình giai đoạn 1986 - 2010”.
Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu trên cũng là tài liệu quý giá để
chúng tôi tham khảo và hoàn thành đề tài này.
3. Đối tƣợng, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn đi sâu nghiên cứu các vấn đề về tổ chức xã hội của ngƣời
Thái huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình trong quá trình đổi mới đất nƣớc, cùng
với đó là những đặc trƣng văn hóa của ngƣời Thái trong địa bàn thời kỳ đất
nƣớc đổi mới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Khái quát về quá trình phát triển kinh tế- xã hội huyện Mai Châu giai
đoạn 1986 - 2010.
-
Nghiên cứu tổ chức xã hội của ngƣời Thái huyện Mai Châu từ 1986-2010.

- Làm rõ đặc trƣng văn hóa bản của dân tộc Thái huyện Mai Châu từ
1986 – 2010 về vật chất và tinh thần.
3.3. Mục đích nghiên cứu vấn đề:
Luận văn nghiên cứu tìm hiểu về tổ chức xã hội và đặc trƣng văn hóa
trong Bản ngƣời Thái ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình nhằm góp phần tái
hiện lịch sử hình thành và phát triển của một tộc ngƣời ở địa phƣơng cụ thể.
Luận văn góp phần nghiên cứu sự biến đổi của tổ chức xã hội và văn hóa
của dân tộc Thái trong thời kì đổi mới của đất nƣớc. Làm phong phú thêm
những hiểu biết khoa học về các đặc trƣng kinh tế- xã hội của dân tộc Thái so
với các dân tộc khác trong vùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
3.4. Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu những đặc trƣng về tổ chức xã hội và văn
hóa của ngƣời Thái huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình từ năm 1986 đến nay
(năm 2010).
Về không gian: Đề tài nghiên cứu địa bàn huyện Mai Châu, tỉnh Hòa
Bình. Trong đó luận văn tập trung nghiên cứu ở những nơi có đông ngƣời
Thái tập trung nhƣ thị trấn Mai Châu, xã Chiềng Châu, xã Nà Phòn, xã Mai
Hạ, xã Toòng Đậu, xã Xăm Khòe.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn gốc tư liệu
- Nguồn tƣ liệu thành văn:

+ Văn kiện Đảng, các văn bản của Đảng và Nhà nƣớc về chính sách dân tộc.
+ Các công trình nghiên cứu về tổ chức xã hội và văn hóa của ngƣời Thái
đã đƣợc công bố.
- Nguồn tƣ liệu địa phƣơng : Địa chí Hòa Bình ; Các báo cáo về việc
thực hiện chƣơng trình dân tộc trong địa bàn tỉnh Hòa Bình, huyện Mai
Châu ; Các báo cáo về địa lí và dân số của phòng Thống kê huyện Mai Châu,
tỉnh Hòa Bình.
- Nguồn tƣ liệu thực địa, điền dã : Đây là nguồn tƣ liệu chúng tôi đặc biệt
quan tâm. Bao gồm các tài liệu truyền miệng, truyện kể, truyền thuyết, ca dao
tục ngữ, những phong tục tập quán và cả những kinh nghiệm trong cuộc sống,
trong lao động của đồng bào Thái huyện Mai Châu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn vận dụng phƣơng pháp lịch sử kết hợp với phƣơng pháp logic,
phƣơng pháp khảo sát điền dã, miêu thuật, phân tích tổng hợp và một số
phƣơng pháp khác có liên quan đến đề tài. Đặc biệt là khâu giám định tƣ liệu,
xử lý các tài liệu điền dã đã thu đƣợc trên cơ sở tiếp cận địa lý, lịch sử để đảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
bảo tính chính xác. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng đã đặt đề tài
trong mối quan hệ với các dân tộc khác trong cộng đồng dân cƣ địa phƣơng
để rút ra cái nhìn tổng thể, toàn diện về tính đa đạng trong văn hóa của ngƣời
Thái ở Mai Châu.
5. Dự kiến đóng góp khoa học của đề tài.
- Luận văn bƣớc đầu khái quát về tổ chức xã hội của ngƣời Thái huyện
Mai Châu nói riêng, tỉnh Hòa Bình nói chung.
- Tìm hiểu những đặc trƣng văn hóa bản của ngƣời Thái huyện Mai Châu
giai đoạn 1986 – 2010, điểm chung và riêng so với các dân tộc trong tỉnh.
- Đề ra một số biện pháp góp phần phát huy yếu tố tích cực, khắc phục

tồn tại trong đời sống xã hội và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chƣơng.
Chƣơng 1 : Khái quát về huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình
Chƣơng 2
: Tổ chức xã hội của Bản ngƣời Thái ở Mai Châu từ 1986 – 2010
Chƣơng 3
: Đặc trƣng văn hóa Bản ngƣời Thái ở Mai Châu từ 1986- 2010.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN MAI CHÂU TỈNH HÕA BÌNH

1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.
Hòa Bình là một tỉnh nằm ở khu vực Tây Bắc Việt Nam, có vị trí địa lí,
chính trị, kinh tế - văn hóa quan trọng đối với sự phát triển của vùng nói riêng và
của cả nƣớc nói chung. Theo Địa chí Hòa Bình, Mai Châu trƣớc kia đƣợc gọi
là Mƣờng Mai, đƣợc hình thành vào khoảng thế kỷ XIII. Thời nhà Trần,
Mƣờng Mai thuộc lộ Đà Giang, xứ Hƣng Hóa. Dƣới triều Nguyễn, đổi thành
châu Mai Châu, gồm có tổng Thanh Mai và tổng Bạch Mai. Thời Pháp thuộc,
châu Mai Châu thuộc phủ Chợ Bờ, tỉnh Mƣờng Hòa Bình. Tháng 10-1890,
châu Mai Châu và châu Đà Bắc hợp làm một, gọi là Mai Đà. Năm 1941 gọi là
huyện Mai Đà. Sau ngày hòa bình lập lại, năm 1956, thủ tƣớng chính phủ ký
quyết định tách huyện Mai Đà thành hai huyện Mai Châu và Đà Bắc.Huyện
Mai Châu bao gồm 5 xã: Mai Thƣợng, Tân Mai, Mai Hạ, Bao La và Pù Bin.

Đến nay (tính đến năm 2010), địa giới hành chính của huyện đã ổn định:
Phía đông giáp huyện Tân Lạc; phía Bắc Mai Châu giáp huyện Đà Bắc; phía
Tây giáp huyện Mộc Châu( Sơn La); phía Nam giáp huyện Quan Hóa và
huyện Bá Thƣớc (Thanh Hóa) [41,tr 850]. Huyện có 23 đơn vị hành chính,
gồm 22 xã: Tân Dân(sáp nhập năm 2010), Tân Mai, Mai Hạ, Bao La, Pù Bin,
Cun Pheo, Piềng Vế, Xăm Khòe, Mai Hịch, Vạn Mai, Chiềng Châu, Nà Phòn,
Nà Mèo, Tòng Đậu, Đồng Bảng, Phúc Sạn, Tân Sơn, Noong Luông, Ba Khan,
Thung Khe, Hang Kia, Pà Cò và thị trấn Mai Châu. Tổng diện tích đất tự
nhiên của huyện là 571km
2
(chiếm 12,4% diện tích toàn tỉnh), dân số trung
bình là 52.615 ngƣời (chiếm 6,6% dân số toàn tỉnh), mật độ dân số là 92,1
ngƣời/km
2
(bằng 1,8% mật độ dân số toàn tỉnh)[32].
Về địa hình Mai Châu rất đa dạng, nhƣ đã nói bao gồm cả vùng đất thấp
và vùng núi cao. Vùng núi cao có những dãy núi đá vôi dựng đứng chạy dọc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
từ Xăm Khòe, Mai Hịch, qua Mai Hạ đến Chiềng Châu, ở giữa các dãy núi là
các thung lũng khá bằng phẳng. Còn vùng đất thấp bao gồm hai loại đất phù
sa (sông Mã và sông Đà) và đất nguyên sinh. Mỗi loại đất có nét đặc trƣng
riêng phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau, nhất là cây lúa.
Mai Châu có hệ thống sông, suối khá dày đặc, là nguồn cung cấp nƣớc
phong phú phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Ngoài hai con sông
chính là Sông Đà và sông Mã chảy qua, Mai Châu còn có 4 con suối lớn gắn
với lịch sử phát triển của cƣ dân địa bàn huyện là suối Xia, suối Mùn, suối
Bãi Sao và suối Cò Nào cùng với nhiều hệ thống khe, lạch, mạch nƣớc, ao, hồ

tự nhiên[41, tr.895].
Ở vị trí cửa ngõ vùng Tây Bắc, khí hậu Mai Châu chịu ảnh hƣởng rõ rệt
của chế độ gió mùa Tây Bắc, mang sắc thái riêng của khí hậu nhiêt đới núi
cao, bức xạ của vùng tƣơng đối thấp. Độ ẩm trung bình năm là 82%. Khí hậu
Mai Châu một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng
10 và mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Hệ đất đai ở Mai
Châu đƣợc hình thành trên nền đá cổ hoặc trẻ, phát sinh trên các loại đá trầm
tích biến chất. Một số nơi do khai thác quá lâu nên đất đã bị xói mòn trơ sỏi
đá. Bên cạnh các loại đất đồi núi, trên lãnh thổ Mai Châu còn một số loại đất
Feralít biến đổi do trồng lúa nƣớc và đất phù sa.
Mai Châu có nguồn tài nguyên khá phong phú, chủ yếu là các kiểu rừng tự
nhiên với nhiều loài cây nhiệt đới, gồm các loại gỗ quý, các cây đặc sản có
giá trị, các loại tre, nứa, luồng, thảo dƣợc Đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, cảnh
quan môi trƣờng nơi đây rất đẹp, với núi non hùng vĩ, thảm rừng đƣợc bảo vệ
luôn giữ màu xanh tƣơi. Ngoài ra, Mai Châu từ lâu đã nổi tiếng vơi những
khu di tích, danh thắng nhƣ hang Khoài, hang Láng, hang Lác, bản Bƣớc,
xóm Hang Kia gắn liền với lịch sử phát triển của con ngƣời nơi đây.
Từ khi đất nƣớc bƣớc sang thời kỳ đổi mới, Nhà nƣớc ta đã có nhiều chính
sách chú ý tới các vùng dân tộc miền núi. Huyện Mai Châu cũng là một trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
số nơi thực hiện rất nhiều chính sách, do đó những địa điểm trên vẫn mang
đậm bản sắc riêng có của ngƣời Mai Châu đồng thời trở thành nơi thu hút
nhiều khách du lịch. Đặc biệt từ khi thực hiện các chƣơng trình chính sách
dân tộc theo nghị định số 135 và 134 của Chính Phủ thì việc đầu tƣ và phát
triển khu du lịch ở Mai Châu cũng mạnh mẽ hơn. Tận dụng những cảnh quan
và điều kiện tự nhiên, cƣ dân nơi đây đã tạo nên địa điểm du lịch văn hóa, lịch
sử, tự nhiên thu hút khách.

1.2. Dân cƣ, thành phần dân tộc.
Toàn tỉnh Hòa Bình có trên 30 dân tộc phân bố rộng khắp tại các huyện,
trong đó có 6 dân tộc cơ bản có số lƣợng đông đảo nhất là Mƣờng, Kinh, Tày,
Thái, Dao, Mông. Theo thống kê năm 2010, thành phần các dân tộc trong tỉnh
Hòa Bình cụ thể nhƣ sau:
Bảng 1.1: Thành phần dân tộc và tỷ lệ các dân tộc tỉnh Hòa Bình năm 2010
.
ĐVT: Người
Dân tộc
Tổng số
Tỷ lệ/tổng số (%)
785.217

1
Mƣờng
501.956
63,93
2
Kinh
207.557
26,43
3
Thái
31.386
4,00
4
Tày
23.089
2,94
5

Dao
15.233
1,94
6
Hmông
5.296
0,67
7
Nùng
207
0,03
8
Hoa(Hán)
156
0,02
9
Thổ
45
0,01
10
Các dt khác
292
0,04

Nguồn: Ban Dân tộc- UBND tỉnh Hòa Bình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Có thể thấy cộng đồng các dân tộc trong tỉnh Hòa Bình khá đa dạng, bao

gồm hầu hết các nhóm dân tộc: Việt –Mƣờng; Tày- Thái; Môn- Khơ me;
Mông-Dao; Kadai; Nam Đảo; Hán; Tạng. Tuy nhiên, số lƣợng của từng nhóm
dân tộc không đều nhau. Trong đó nhóm Việt –Mƣờng chiếm thành phần
đông đảo nhất gồm ngƣời Mƣờng chiếm số đông nhất trong tỉnh với 501.956
ngƣời chiếm 63,9% dân số toàn tỉnh, tiếp sau đó là dân tộc Kinh(Việt) với
207.557 chiếm 26,4 % dân số toàn tỉnh. Trong các nhóm dân tộc của tỉnh Hòa
Bình, các dân tộc Mƣờng, Kinh, Tày, Thái, Dao, Mông là những dân tộc
chiếm số lƣợng đông đảo nhất, mang tính đặc trƣng của tỉnh Hòa Bình.
Hiện nay, hầu hết các dân tộc ở Hòa bình đã sống định cƣ thành làng, bản,
xóm với đủ các loại hình kinh tế nhƣ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn
nuôi, tiểu thủ công nghiệp. Mỗi dân tộc có những tập quán sinh sống ở những
khu vực có địa hình và độ cao khác nhau nên làng xóm cũng khác nhau về
hình thái, quy mô, diện mạo. Nhƣng, nhìn chung, làng xóm của bà con các
dân tộc ở Hoà Bình thƣờng đƣợc xây dựng ở những nơi có đất để trồng
trọt, chăn nuôi và dễ dàng khai thác tự nhiên. Trong đời sống văn hoá, mỗi
dân tộc ở Hoà Bình đều có nền văn hoá và nghệ thuật phong phú, phản ánh
cuộc sống của dân tộc mình một cách sâu sắc, độc đáo. [41]Các dân tộc ở
tỉnh Hòa Bình đã góp phần làm nên bộ mặt của một tỉnh vùng Tây Bắc Việt
Nam với những nét văn hóa đặc trƣng cơ bản trong quá trình phát triển kinh
tế- xã hội của tỉnh thời kỳ đổi mới.
Huyện Mai Châu đƣợc xem là đơn vị hành chính đặc trƣng của tỉnh về cơ
cấu dân cƣ và dân tộc. Năm 2010, dân số của huyện 49.825ngƣời (chiếm
6,3% dân số toàn tỉnh), mật độ dân số là 92,1 ngƣời/km
2
(bằng 1,8% mật độ
dân số toàn tỉnh). Trong đó, ngƣời Thái chiếm đa số (60%), dân tộc Mƣờng
chiếm 15,1%, ngƣời Kinh chiếm 12,5%, ngƣời Mông chiếm 10,2%, ngƣời
Dao chiếm 2,1%, còn lại là đồng bào các dân tộc khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


12
Bảng 1.2: Thành phần dân tộc và tỷ lệ các dân tộc
huyện Mai Châu năm 2010.
ĐVT: Người
Dân tộc
Tổng số
Tỷ lệ/tổng số (%)
Tổng số
49.825

Thái
29855
59,920
Mƣờng
7512
15,077
Kinh
6217
12,478
Mông
5119
10,274
Dao
1029
2,065
Hoa(Hán)
44
0,088
Tày

34
0,068
Khơ Me
4
0,008
Thổ(4)
3
0,006
Nùng
2
0,004
Ê Đê
2
0,004
Giáy
2
0,004
Sán Chay
1
0,002
Hrê
1
0,002

Nguồn: Ban Dân tộc- UBND tỉnh Hòa Bình

Nhìn bảng thống kê trên có thể thấy huyện Mai Châu có 6 dân tộc mang
tính đặc trƣng trong thành phần dân tộc của tỉnh và phần đa dân số của huyện
là: Thái, Dao, Mông, Kinh, Mƣờng, Tày. Năm 2010, sáu dân tộc trên đã
chiếm 99,8% dân số toàn huyện. Thành phần dân cƣ cho thấy huyện Mai

Châu là nơi diễn ra sự giao lƣu tiếp xúc nhiều nét văn hóa khác nhau trong địa
bàn tỉnh Hòa Bình, trong đó cộng đồng ngƣời Thái là cộng đồng đặc trƣng
nhất trong cƣ dân của huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Ngƣời Mƣờng ở huyện Mai Châu có số lƣợng lớn thứ 2 sau ngƣời Thái
với 7.512 ngƣời. Mặc dù vậy, so với tổng số ngƣời Mƣờng trong tỉnh Hòa
Bình thì ngƣời Mƣờng ở Mai Châu lại có số lƣợng và mật độ phân bố gần nhƣ
ít nhất (91 ngƣời/km
2
), (sau huyện Đà Bắc (59 ngƣời/km
2
)[41,tr.112]. Huyện
Mai Châu có số dân ngƣời Mƣờng ít nhất trong tỉnh nhƣng vẫn có 3 xã có dân
số Mƣờng khá cao là Ba Khan (ngƣời Mƣờng chiếm 97,6% trong tổng số
dân), Phúc Sạn (62,3%) và Tân Mai (51%)[62]. Là thành phần dân tộc có số
lƣợng lớn thứ hai trong huyện Mai Châu, đồng thời là dân tộc bản địa, có
trình độ phát triển sớm hơn so với các dân tộc khác nên ngƣời Mƣờng ở Mai
Châu đã có rất nhiều tác động tới các dân tộc xung quanh, đặc biệt là những
dân tộc đến định cƣ trên đất Hòa Bình muộn hơn nhƣ ngƣời Thái, Mông,
Tày trong huyện, ngƣời Tày ở Đà Bắc
Ở huyện Mai Châu chỉ có một số lƣợng rất ít ngƣời Tày, chủ yếu tập trung
ở xã Tân Dân, chỉ có 34 ngƣời, chiếm 0,1% dân số toàn huyện. Ngƣời Tày
sinh sống chủ yếu là bằng nghề nông: Làm lúa nƣớc và làm nƣơng, rẫy, chăn
nuôi và thủ công nghiệp, săn bắn, đánh cá với nền kinh tế tự cung, tự cấp.
Ngƣời Tày cũng có kinh nghiệm trong lúa nƣớc và trồng ngô, khoai, sắn nhƣ
ngƣời Thái và ngƣời Kinh và tạo ra cho dân tộc mình một đặc trƣng riêng
trong hoạt động sản xuất đó là kinh nghiệm sản xuất khai thác các thung lũng

hẹp; cách thức ứng xử và sử dụng nguồn nƣớc chảy[41, tr.132].


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14

Hình 1.1: Bản đồ tỷ lệ phân bố các dân tộc trong huyện Mai Châu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15

Hình 1.2: Bản đồ phân bố dân tộc thái ở Mai Châu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
Tính đến năm 2010, ngƣời Kinh có 6.217 ngƣời, chiếm 12,5% dân số toàn
huyện và là dân tộc có số lƣợng đứng thứ ba của huyện Mai Châu, sau ngƣời
Thái và ngƣời Mƣờng. Ngƣời Kinh di cƣ đến Mai Châu chủ yếu từ những
năm 60 của thế kỉ XX, họ lên Hòa Bình rồi Mai Châu theo chƣơng trình khai
hoang phát triển kinh tế do Đảng và Nhà nƣớc kêu gọi, thành phần chủ yếu
là ngƣời Kinh ở khu vực Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam di cƣ lên. Tiếp đó,
từ năm 1986, ngƣời Kinh ở các tỉnh Hà Tây, Thanh Hóa cũng tìm tới Mai
Châu xây dựng cùng đất của họ. Theo số liệu điều tra dân số năm 1989,
ngƣời Kinh có 6.528 ngƣời. Trong thời gian sau 1995, do ảnh hƣởng của đợt
chuyển công tác khi đập thủy điện Hòa Bình hoàn thành, lƣợng ngƣời Kinh
ở Mai Châu cũng giảm sút khá nhiều, chỉ còn 625 ngƣời trong năm 1999,
nhƣng ngay sau đó, với các chính sách thu hút của Đảng và Nhà nƣớc ở

vùng miền núi, số ngƣời Kinh đã nhanh chóng tăng mạnh ở huyện Mai
Châu.[41, tr.123]. Mấy năm gần đây, thực hiện chính sách giao đất giao rừng
của Đảng, nhiều hộ gia đình ngƣời Kinh đã lên đây nhận rừng canh tác, do
vậy ở đây đã xuất hiện các xóm trại liền kề nhau, đƣợc coi là các làng mới
của ngƣời Kinh[62].
Ngƣời Dao ở Mai Châu chủ yếu sinh sống ở vùng núi thấp, với số lƣợng
không nhiều (1.029 ngƣời chiếm 2,1% dân số toàn huyện) lại tiếp xúc với
các dân tộc tiến bộ xung quanh nên ngƣời Dao ở đây đã sớm có ý thức định
canh định cƣ, trồng lúa nƣớc[41,tr124]. Hiện nay ngƣời Dao ở Mai Châu
sống xen kẽ với các dân tộc khác, có quan hệ hôn nhân với các dân tộc khác. Vì
vậy, họ có điều kiện để phát triển hơn về sản xuất, kinh tế, nâng cao đời sống.
Ở Mai Châu ngƣời Mông cƣ trú chủ yếu ở hai xã Hang Kia và Pà Cò, đây
cũng là nơi tập có số lƣợng ngƣời Mông lớn nhất trong toàn tỉnh Hòa Bình
với 5.119 ngƣời chiếm chiếm 10,3% dân số toàn huyện, 96,7% ngƣời Mông
toàn tỉnh. Trƣớc kia, ngƣời Mông chủ yếu ở xã Bao La, nhƣng từ sau năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
1957, xã Bao La chia thành 5 xã là Bao La, Piềng Vế, Pà Cò, Hang Kia và
Cun Pheo. Từ đó, ngƣời Mông chủ yếu ở Hang Kia và Pà Cò. Ngƣời Mông ở
Mai Châu thuộc nhóm Mông Đen (Mông Clu hoặc Mông Đu). Về nguồn gốc,
ngƣời Mông cƣ trú ở Pà Cò là từ huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, chuyển về
các đây khoảng 5-6 đời, ngƣời Mông ở Hang Kia chủ yếu thuộc nhóm Mông
Hoa (Mông Lềnh). Những ngƣời Mông ở Hang Kia cho biết, trƣớc khi định
cƣ ở Hang Kia, họ đã ở Pà Cò. Thực ra, cả hai xã này trƣớc kia đều thuộc tỉnh
Sơn La, từ năm 1950 mới sáp nhập vào tỉnh Hòa Bình, vì vậy mối quan hệ
giữa hai nhóm ngƣời Mông ở đây với những ngƣời Mông ở Sơn La là rất sâu
sắc. Ngoài một số nét khác biệt về ngôn ngữ, trang phục, tập quán, hai nhóm
ngƣời Mông ở đây đều có nét tƣơng đồng[41,tr.137].

1.3. Khái quát về ngƣời Thái ở huyện Mai Châu
1.3.1. Nguồn gốc tộc người
Ngƣời Thái có tên tự gọi là Táy. Ở Việt Nam có hai nhóm chính là Táy
Đăm (Thái Đen) và Táy Khao (Thái Trắng). Nhóm Thái Đen cƣ trú nhiều ở
Sơn La và một số nơi khác nhƣ Điện Biên, Tuần Giáo (Lai Châu), Than Uyên
(Lào Cai). Nhóm Thái Trắng tập trung nhiều ở Lai Châu và một số huyện
Quỳnh Nhai, Bắc Yên, Phù Yên của tỉnh Sơn La. Ngoài ra còn có Táy Chiềng
hay Táy Mƣơng (Hàng Tổng), Táy Thanh (Man Thanh), Táy Mƣời, Pu Thay,
Thổ Đà Bắc, Táy Mộc Châu (Táy Đeng) phân bố ở các địa phƣơng khác nhƣ
Thanh Hóa, Nghệ An, Hòa Bình.
Ngƣời Thái nằm trong cộng đồng ngôn ngữ dòng Nam Á, ngành Tày-
Thái. Về mặt cội nguồn, hiện cũng có nhiều ý kiến chƣa thống nhất về các
dân tộc ở Tây Bắc nói chung cũng nhƣ ngƣời Thái nói riêng. Mặc dù vậy,
ngƣời Thái vẫn là một dân tộc lâu đời ở Việt Nam, ngành Thái của nƣớc ta có
quan hệ với nhóm Thái ở Nam Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Mianma. Nhóm
Thái Trắng ở Lai Châu đến nƣớc ta sớm hơn, khoảng đầu thế ký thứ II sau

×