Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

văn hóa bản của người tày - nùng ở huyện sơn động tỉnh bắc giang (từ 1945 đến 2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.14 KB, 152 trang )

i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




Lãnh Thị Duyên





VĂN HÓA BẢN CỦA NGƢỜI TÀY – NÙNG Ở HUYỆN
SƠN ĐỘNG TỈNH BẮC GIANG (TỪ 1945 ĐẾN 2010)



Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54




LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Đàm Thị Uyên





Thái Nguyên – Năm 2011
i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn là hoàn toàn đúng sự
thật, là kết quả của sự tìm tòi, tổng hợp, khái quát trên cơ sở nhiều nguồn tài
liệu khác nhau. Đặc biệt là nguồn tư liệu điền dã tại địa phương – huyện Sơn
Động, tỉnh Bắc Giang. Luận văn được thực hiện trong 8 tháng, từ tháng 12
năm 2010 đến tháng 8 năm 2011.

Ngƣời cam đoan



Lãnh Thị Duyên




ii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 3
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu nghiên cứu: 6
3.1. Mục đích nghiên cứu: 6
3.2. Đối tượng nghiên cứu: 6
3.3. Phạm vi nghiên cứu: 6
3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu: 6
4. Nguồn tư liệu: 6
5. Phương pháp nghiên cứu: 7
6. Đóng góp của luận văn: 7
7. Cấu trúc của luận văn: 8
Chƣơng1. Điều kiện địa lý tự nhiên và nguồn gốc của ngƣời Tày- Nùng ở
huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. 9
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên. 9
1.2. Một số đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội huyện Sơn Động. 13
1.2.1. Kinh tế: 13
1. 2.2. Văn hoá xã hội và truyền thống: 16
1. 3. Nguồn gốc của người Tày - Nùng ở huyện Sơn Động. 17
1. 3.1. Lịch sử về nguồn gốc và quá trình phát triển của cư dân ở huyện
Sơn Động. 17
1.3.2 Nguồn gốc của người Tày - Nùng ở huyện Sơn Động. 18

Tiểu kết: 22
Chƣơng 2. Văn hoá bản của ngƣời Tày - Nùng ở huyện Sơn Động, tỉnh
Bắc Giang từ năm 1945 đến 1986 23
iii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2.1. Khái niệm “bản” và “văn hoá bản”. 23
2.1.1. Khái niệm “bản”. 23
2.1.2. “Văn hoá bản”. 23
2.2. Môi trường sinh thái và nguyên tắc đặt tên của bản. 25
2.3. Kết cấu xã hội của bản. 36
2.3.1. Quan hệ gia đình, dòng họ. 36
2.3.2. Bộ máy quản trị của bản. 41
2.3.3. Luật tục của bản. 43
2.3.4. Kết cấu dân cư. 45
2.3. 5. Tổ chức dân dã. 54
2.4. Một số yếu tố văn hoá vật chất và tinh thần của dân bản. 57
2.4.1. Văn hóa vật chất. 57
2.4.2. Văn hóa tinh thần. 73
Tiểu kết: 111
Chƣơng 3. Những biến đổi của văn hoá bản ở huyện Sơn Động tỉnh Bắc
Giang từ sau 1986 đến 2010. 113
3.1. Cơ cấu tổ chức. 113
3.2. Quan hệ làng bản. 116
3.3. Những biến đổi về văn hoá. 120
3.4. Sự giao thoa văn hoá tộc người ở huyện Sơn Động. 129
3.4.1. Giao thoa văn hoá và những biểu hiện. 129
3.4.2. Ý nghĩa của sự giao thoa văn hoá tộc người ở huyện Sơn Động. 136
Tiểu kết: 140

Phần kết luận 141
Tài liệu tham khảo 144
1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta có 54 thành phần dân tộc cùng cư trú. Mỗi dân tộc đều có
một bản sắc văn hoá riêng. Cùng với những biến động của lịch sử qua dòng
chảy thời gian, văn hoá của mỗi dân tộc cũng vận động và biến đổi theo
những quy luật nhất định, vừa liên tục, vừa đứt đoạn, vừa độc lập, vừa kế thừa
và hoà quyện, đan xen những yếu tố cũ và mới, tuy hoà nhập mà không hoà
tan. Để rồi làm nên những nét độc đáo rất riêng của mỗi dân tộc. Như một
bông hoa rực rỡ sắc hương nhưng không thể nhầm lẫn với một bông hoa nào
khác trong vườn hoa văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
Với sự phát triển như vũ bão của thế giới về mọi mặt, với xu thế toàn
cầu hoá đã tạo điều kiện cho các quốc gia, các dân tộc trên thế giới có cơ hội
để phát triển toàn diện: Phát triển kinh tế, nâng cao mức sống và thu nhập. Từ
đó có điều kiện để giao lưu và tạo thêm nhiều giá trị văn hoá mới, làm giàu
thêm cho bản sắc văn hoá của dân tộc mình: Vừa đậm đà lại vừa phong phú.
Tuy nhiên, thời cơ đấy mà thách thức cũng là đấy. Bên cạnh sự phát triển là
nhiều nguy cơ trước mắt cũng như nguy cơ tiềm ẩn lâu dài và âm ỉ. Đó là sự
phá hoại của các lực lượng thù địch đang tìm mọi cách thực hiện âm mưu diễn
biến hòa bình. Mà đối tượng chính chúng nhằm vào chính là các dân tộc thiểu
số sinh sống ở những vùng núi cao và những khu vực biên cương của tổ quốc,
nơi mà điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn hoá
còn thấp. Bởi vậy, mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam và đặc
biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số luôn phải hiểu biết, bảo tồn và phát huy

những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình, tránh để kẻ xấu lợi dụng.
2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Như vậy, có thể khẳng định việc bảo vệ những giá trị văn hoá dân tộc
đang là vấn đề cấp thiết, vừa mang tính thời sự, vừa là chiến lược văn hoá lâu
dài đối với đất nước ta. Đây là vấn đề không mới và đã có rất nhiều văn kiện
Đảng, chính sách của Nhà nước đã đề ra chủ chương, giải pháp cụ thể đối với
việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đặc bịêt là vùng dân tộc
thiểu số.
Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương V, khoá VIII Đảng
chủ chương: Phải tiếp tục cụ thể bằng hệ thống các chính sách mạnh, tạo điều
kiện cần thiết để văn hoá các dân tộc thiểu số phát triển trong đại gia đình các
dân tộc Việt Nam. Năm 1991, Trong “cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” Đảng ta đã xác định: Tôn trọng lợi ích,
truyền thống văn hoá, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc, đồng
thời kế thừa và phát huy các giá trị tinh thần, thẩm mĩ, các di sản văn hoá,
nghệ thuật của dân tộc. Trong cộng đồng đa dân tộc, người Tày chiếm tỉ lệ
đứng thứ hai sau người Kinh. Người Nùng cũng có dân số rất đông đảo. Trên
địa bàn huyện Sơn Động, do sự tổng hợp nhiều điều kiện như: điều kiện về
lịch sử, địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội quy định nên người Tày - Nùng
chiếm số lượng đông đảo nhất (chiếm 58% theo số liệu thống kê năm 2010)
trong tổng số các dân tộc thiểu số ở trong huyện. Dù ở đâu, ngưòi Tày - Nùng
vẫn luôn có ý thức giữ gìn một nền văn hoá vốn rất độc đáo và đa dạng. Tuy
nhiên, dưới thời đại của nền kinh tế thị trường phát triển mạnh ở mọi nơi, văn
hoá của người Tày - Nùng ở huyện Sơn động đã và đang dần bị mai một bởi
nhiều nguyên nhân khác nhau. Bản thân tôi cũng là người dân tộc Nùng.
Nhưng do sinh sống từ lâu đời ở địa bàn thôn Cẩm Đàn thuộc xã Cẩm Đàn -
Nơi có đông đảo người Kinh cùng sinh sống nên những bản sắc văn hoá của

dân tộc mình tôi hầu như chỉ còn được biết đến qua lời kể của ông bà và
những người cao tuổi. Với tình yêu quê hương, mong muồn giữ gìn và phát
3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

huy những bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình; mong
muốn góp phần nhỏ bé của mình trong việc tìm hiểu những giá trị văn hoá
đang dần mất đi và phát huy những giá trị văn hoá đang còn được bảo tồn của
dân tộc mình nói riêng và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung. Tôi
quyết định chọn vấn đề “Văn hoá bản của người Tày - Nùng ở huyện Sơn
Động, tỉnh Bắc giang (từ 1945 đến 2010)” làm đề tài luận văn của mình. Hơn
nữa, tôi là một giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch Sử ở huyện vùng cao Sơn
Động - Nơi có đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đặc biệt là người
Tày - Nùng. Tôi chọn đề tài này để nghiên cứu còn với mục đích phục vụ cho
quá trình giảng dạy lịch sử địa phương, giảng dạy ngoại khoá nhằm giáo dục
cho các thế hệ học sinh lòng tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước, với
dân tộc mình. Đó cũng chính là những mục đích mà luận văn này hướng tới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Văn hoá là một lĩnh vực tương đối rộng lớn và hấp dẫn đối với những
nhà nghiên cứu. Nói đến văn hóa của người dân tộc thiểu số, chúng ta thấy
rằng đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu hoặc là toàn diện, hoặc ở
những góc độ khác nhau và ở nhiều thời điểm khác nhau. Về vấn đề văn hoá
của người Tày, Nùng cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứư đề cập tới,
như một số công trình sau đây:
- Cuốn “Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt
Nam” của các tác giả Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn do Nxb (Nhà xuất bản)
Khoa học xã hội Hà Nội xuất bản năm 1968. Cuốn sách đã giới thiệu sơ lược
về làng bản và những nét văn hóa truyền thống của người Tày, Nùng.
- Các tác giả Hà Văn Thư, Lã Văn Lô đã biên soạn cuốn “Văn hóa Tày

– Nùng” do Nxb Văn hóa xuất bản năm 1984 đã có nội dung nghiên cứu về
văn hóa của người Tày – Nùng rất phong phú như: Những tập tục cưới xin,
4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ma chay, sinh đẻ, cúng giỗ, ăn mừng sinh nhật, mừng thọ, làm nhà, ăn mừng
nhà mới…Đây là một công trình nghiên cứu có giá trị cao, rất có ý nghĩa đối
với việc nghiên cứu khoa học.
- Năm 1992, viện dân tộc học đã xuất bản cuốn “Các dân tộc Tày, Nùng
ở Việt Nam”. Đây là một công trình nghiên cứu có tính chất toàn diện về điều
kiện tự nhiên; dân cư Tày, Nùng; lịch sử hình thành tộc người; các hình thái
kinh tế, hình thái văn hoá, tổ chức xã hội, cho đến các yếu tố văn hóa như:
Nghi lễ đám cưới, đám tang; tục lệ sinh đẻ, làm nhà mới và tôn giáo, tín
ngưỡng…Các vấn đề này đã được trình bày trong chỉnh thể văn hóa truyền
thống của làng bản.
- Trong cuốn “Văn hóa dân gian Tày” của các tác giả Hoàng Ngọc La,
Hoàng Hoa Toàn, Vũ Anh Tuấn do sở văn hóa – thông tin tỉnh Thái Nguyên
xuất bản năm 2002 cũng đã đề cập đến nguồn gốc, văn hóa vật chất và tinh
thần của người Tày một cách cụ thể, chi tiết.
- Gần đây, năm 2009, Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã cho ra mắt cuốn
“Tín ngưỡng dân gian Tày Nùng” của tác giả Nguyễn Thị Yên. Cuốn sách đã
góp phần bảo tồn và giới thiệu các giá trị văn hóa tín ngưỡng dân gian của
người Tày, Nùng. Với cái nhìn tổng quan, cuốn sách tập trung giới thiệu khái
quát về tín ngưỡng dân gian của người Tày, Nùng; tổng hợp, phân loại các
hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tiêu biểu của người Tày, Nùng trong
sự giao lưu, tiếp biến giữa các yếu tố du nhập và yếu tố bản địa … Trên cơ sở
những hiểu biết cơ bản như vậy, cuốn sách đã tập trung đánh giá hiện trạng và
vai trò của các hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng trong đời sống tinh
thần của người Tày - Nùng để từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất phát huy

trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, cuốn sách còn giới thiệu các nghi lễ
phổ biến của người Tày, Nùng như tang ma, lễ cấp sắc, lễ mừng thọ, lễ đầy
tháng…
5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu, bài viết nghiên cứu về văn
hoá dân tộc thiểu số như:
- Phan Hữu Dật với cuốn “Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam”,
Nxb Đại học quốc gia Hà Nội xuất bản năm 1999.
- Nguyễn Từ Chi với cuốn: “Góp phần nghiên cứu văn hoá và tộc
người”, Nxb Văn hoá Dân tộc, tạp chí Văn hoá nghệ thuật Hà Nội xuất bản
năm 2003…
Nói về văn hoá của người Tày – Nùng ở tỉnh Bắc Giang có bài viết của
tác giả Vi thị Tỉnh: “Nghi lễ vòng đời của dân tộc Nùng thôn Đồng Thuỷ” nói
về nét văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc Nùng Ở thôn Đồng Thuỷ, xã
Hương Sơn, huyện Lạng Giang ( Bắc giang). Đăng tại Tạp chí Văn hoá thể
thao và du lịch Bắc Giang,số 3-2009…
Những công trình nghiên cứu nói trên nhìn chung đều đã đề cập tới vấn
đề văn hoá ở nhiều khía cạnh khác nhau và đặc biệt chú trọng tới vấn đề văn
hoá dân tộc thiểu số. Riêng những công trình nghiên cứu về văn hoá của
người Tày - Nùng đã góp phần nghiên cứu văn hoá trên phương diện rộng
(phạm vi quốc gia) của hai dân tộc Tày và Nùng, bao gồm cả văn hoá vật chất,
văn hoá tinh thần, văn hóa xã hội. Đồng thời, cũng có những công trình
nghiên cứu về văn hoá trên phương diện hẹp (phạm vi một tỉnh, thậm chí một
xã, một thôn). Ta có thể thấy rằng trong một nền văn hoá chung đó có sự giao
lưu và tiếp biến văn hoá để tạo nên một nền văn hoá vừa phong phú lại vừa
đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, nói về văn hoá của người dân tộc thiểu số
ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang nói chung và văn hoá của người Tày -

Nùng ở huyện Sơn Động nói riêng thì chưa được tác giả nào đề cập đến. Tôi
rất coi trọng những giá trị nghiên cứu của các thế hệ đi trước và tất cả những
công trình nghiên cứu nói trên đều có ý nghĩa tạo cơ sở nền móng và là những
nguồn tài liệu quan trọng giúp tôi hoàn thành luận văn này.
6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu nghiên cứu:
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Việc nghiên cứu văn hoá bản của người Tày – Nùng ở huyện Sơn Động
nhằm mục đích hệ thống lại những nét đẹp về văn hoá truyền thống của người
Tày - Nùng từ xa xưa cho tới nay. Đồng thời qua đó có biện pháp bảo tồn và
phát huy những giá trị văn hoá đó.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống về văn hoá của
người Tày - Nùng ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
3.3. Phạm vi nghiên cứu:
Nói đến văn hoá là nói đến một khái niệm rất rộng lớn. Song, do con
nhiều hạn chế nên luận văn này sẽ đi sâu tìm hiểu về những bản sắc văn hoá
được coi là đặc sắc nhất, điển hình nhất của cư dân người Tày - Nùng nơi đây.
Nhằm làm rõ những đặc trưng văn hoá mang tính địa phương.
3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khái quát về điều kiện địa lý tự nhiên và nguồn gốc của người Tày-
Nùng ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
- Tìm hiểu về văn hoá bản của người Tày - Nùng ở huyện Sơn Động,
tỉnh Bắc Giang từ năm 1945 đến 1986. Qua đó thấy được những giá trị tốt đẹp
cần được bảo tồn trong văn hóa bản làng của người Tày - Nùng.
- Tìm hiểu về những biến đổi của văn hoá bản của người Tày – Nùng ở
huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang từ sau 1986 đến nay

4. Nguồn tƣ liệu:
7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- Nguồn tư liệu chung: bao gồm một số sách nghiên cứu về văn hóa của
người Tày, Nùng; các văn kiện Đảng có ý nghĩa chỉ đạo đối với lĩnh vực văn
hóa; các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: tài liệu về dân tộc thiểu
số, tài liệu về kiến trúc, văn hóa dân gian, văn hoá làng xã, tôn giáo
- Nguồn tư liệu địa phương: Các tài liệu tập huấn, tuyên truyền chính
sách dân tộc thiểu số và chính sách 135 đối với đồng bào dân tộc thiểu số
huyện Sơn Động; Lịch sử Đảng bộ huyện Sơn Động; Lịch Sử Đảng bộ các xã.
- Nguồn tư liệu điền dã bao gồm: Hương ước bản làng, gia phả của một
số gia đình người Tày, Nùng. Ngoài ra, còn các tư liệu truyền miệng do các
cụ cao niên ở một số bản làng cung cấp như: Tổ chức làng bản, Tổ chức dân
dã, truyện dân gian, những nghi lễ thờ cúng, những tập tục, các kinh nghiệm
về kỹ thuật nghề truyền thống
Vì là đề tài nghiên cứu về lịch sử địa phương nên có sự hạn chế về
nguồn tài liệu thành văn. Bởi vậy những tài liệu thực địa, điền dã là nguồn tư
liệu phong phú và vô cùng quan trọng mà tôi đặc biệt quan tâm để hoàn thành
luận văn này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Đề tài vận dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lô gíc;
phương pháp tổng hợp hoá, khái quát hoá; phương pháp phân tích, so sánh,
điền dã; các phương pháp xử lý tư liệu và một số phương pháp cần thiết khác.
6. Đóng góp của luận văn:
Luận văn nghiên cứu về “Văn hoá bản của người Tày – Nùng ở huyện
Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (từ 1945 đến 2010)” là công trình đầu tiên nghiên
cứu một cách toàn diện, có hệ thống về văn hoá của người Tày - Nùng ở địa
phương này. Từ đó thấy được những đặc điểm tương đồng, vai trò quan trọng

8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

của văn hoá người Tày - Nùng trong cộng đồng đa dân tộc ở huyện Sơn Động
nói chung và Việt Nam nói riêng. Đồng thời thấy được những giá trị văn hoá
tốt đẹp của người Tày, Nùng ở huyện Sơn Động từ xa xưa cho đến nay và
những giá trị ấy nhất thiết phải được gìn giữ và bảo tồn.
7. Cấu trúc của luận văn:
Phần chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương1 : Điều kiện địa lý tự nhiên và nguồn gốc của người Tày- Nùng ở
huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
Chương 2: Văn hoá bản của người Tày - Nùng ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc
Giang từ năm 1945 đến 1986.
Chương 3: Những biến đổi văn hoá bản của người Tày – Nùng ở huyện Sơn
Động tỉnh Bắc Giang từ sau 1986 đến nay.

9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Chương1
Điều kiện địa lý tự nhiên và nguồn gốc của ngƣời Tày- Nùng
ở huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.
Sơn Động là huyện miền núi cao nằm ở phía đông của tỉnh Bắc Giang,
có diện tích 844,32 km vuông, bằng 22,09 % diện tích tỉnh Bắc Giang. [Hình
1.1]
Huyện Sơn Động nằm trong toạ độ:
Từ 106

0
41’11” đến 107
0
,02’40”kinh độ đông.
Từ 21
0
08’46” đến 21
0
30’28” vĩ độ bắc.
Phía bắc của huyện giáp với huyện Lộc Bình của tỉnh Lạng Sơn. Phía
nam giáp huyện Ba Chẽ, Hoành Bồ, Đông Triều của tỉnh Quảng Ninh. Phía
đông giáp huyện Đình Lập của tỉnh Lạng Sơn, phía tây giáp huyện Lục Ngạn,
Lục Nam của tỉnh Bắc Giang.[Hình 1.2]
Trung tâm huyện lỵ là thị trấn An Châu nằm trên ngã ba quốc lộ 31 và
279, cách thị xã Bắc Giang 80 km
2
về phía đông bắc.
Ngày 13-2-1909, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập
huyện Sơn Động gồm ba tổng cắt ra từ huyện Lục Ngạn:
Tổng Biển Động (được sáp nhập thêm xã Phúc Thắng thuộc tổng An
Châu, tỉnh Quảng Yên).
Tổng Niên Sơn (được sáp nhập thêm toàn bộ đất đai đồn điến Schnaider
nằm ven bờ sông Lục Nam tuộc tổng Trù Hựu).
Tổng Hả Bộ gồm bảy xã: Giá Sơn, Hả Bộ, Hộ Đáp, Hữu Bằng, Kỷ
Công, Phúc Lập, Xuân Trí.
Huyện lỵ đặt tại Biển Động.
10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Ngày 11-5-1917, quyền Thống sứ Bắc Kỳ ra nghị định bãi bỏ huyện
Yên Bác ( Quảng Yên). Đất đai huyện Yên Bác sáp nhập vào huyện Sơn
Động.
Ngày 25-9-1919, huyện Sơn Động Đổi thành châu Sơn Động.
Năm 1927, châu Sơn Động có 8 tổng ( Biển Động, Cấm Sơn, Đông
Đoàn, Hả Bộ, Niên Sơn,Tây Đoàn, Tứ Trang, Vị Loại), 53 xã, 15.342 nhân
khẩu.
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, đơn vị hành chính cấp tổng bị bãi bỏ,
53 xã hợp nhất lại thành 41 xã.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, để thuận lợi cho việc chỉ
đạo, tháng 7- 1947, Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu I quyết định cắt
huyện Sơn Động cùng 10 xã tả ngạn sông Lục Nam thuộc huyện Lục Ngạn
sáp nhập với huyện Hải Chi (Hải Ninh) thành lập châu Lục Sơn Hải trực
thuộc tỉnh Quảng Hồng. Tháng 12-1948, liên tỉnh Quảng Hồng chia thành tỉnh
Quảng Hồng và đặc khu Hòn Gai. Đầu năm1949, châu Lục Sơn Hải giải thể,
huyện Sơn Động đưa về tỉnh Quảng Yên.
Ngày 17-2-1955, khu Hồng Quảng Thành lập, huyện Sơn Động trở lại
tỉnh Bắc Giang.
Ngày 21-7-1957, Thủ tướng Chính phủ ra nghị định số 24/TTg chia hai
huyện Sơn Động, Lục Ngạn thành ba huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam.
Đến nay huyện Sơn Động có 21 xã và 2 thị trấn: Thị trấn An Châu, thị
trấn Thanh Sơn, xã An Châu, Tuấn Mậu, Thạch Sơn, Phúc Thắng, Quế Sơn,
Chiên Sơn, Giáo Liêm, Cẩm Đàn, Yên Định, Tuấn Đạo, Bồng Am, Thanh
Luận, An Bá, An Lạc, Dương Hưu, Long Sơn, An Lập, Vĩnh Khương, Lệ
Viễn, Vân Sơn, Hữu Sản.
Như vậy, có thể thấy rằng, châu Sơn Động hay huyện Sơn Động trong
lịch sử có địa giới không giống như ngày nay và có khá nhiều thay đổi: Có lúc
11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


bao gồm một phần của tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh và huyện Lục Ngạn ngày
nay.
Với vị trí địa lý của huyện Sơn Động như vậy đã khiến nơi đây trở
thành địa bàn chiến lược quan trọng đối với mọi thời kỳ lịch sử cũng như
trong tương lai và không chỉ đối với lĩnh vực kinh tế mà còn đối với lĩnh vực
chính trị, quân sự…Bởi vị trí tiếp giáp với các tỉnh có biên giới với Trung
Quốc. Từ Sơn Động có thể dễ dàng xuôi về Hà Nội và sang Trung Quốc.
ngoài ra còn có nhiều trục đường để có thể thông thương dễ dàng với các tỉnh
lân cận.
Xét về điều kiện tự nhiên: Sơn Động là nơi có địa hình núi non trùng
điệp, đa số diện tích đất của huyện là đồi núi, chủ yếu là núi cao, dốc dần từ
đông bắc xuống tây nam với độ dốc khá lớn, đặc biệt là các xã nằm ven dãy
núi Yên Tử như: Thanh Sơn, Thanh Luận và các xã có vị trí tiếp giáp với
huyện Đình Lập, Lộc Bình ( Lạng Sơn) như: Hữu Sản, Vân Sơn, Thạch Sơn,
bình quân trên 25độ. Độ cao trung bình của huyện là 450 m so với mặt nước
biển, cao nhất là đỉnh núi Yên Tử (1.068m), thấp nhất (52 m) thuộc khu vực
thung lũng sông Lục nam. Giữa các triền núi là những cánh đồng nhỏ hẹp, tuy
vậy cũng khá thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Với những điều kiện như trên,
có thể nói Sơn Động là địa bàn rất phù hợp với đặc điểm sinh sống, tập quán
canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, Sơn Động là nơi tập trung rất
nhiều đồng bào dân tộc thiểu số có nguồn gốc khác nhau, trong đó đa phần là
người Tày và Nùng.
Sơn Động ở cách biển không xa, nhưng do bị án ngữ bởi dãy núi Yên
Tử ở phía nam nên có đặc điểm khí hậu lục địa vùng núi. Nhiệt độ trung bình
hàng năm là 22,6
0
C. Nhiệt độ trung bình cao nhất 32,9
0
C, nhiệt độ trung bình

thấp nhất là 11,6
0
C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.564mm, thuộc khu
vực có lượng mưa trung bình. Số ngày mưa trung bình trong năm là 128,5
12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ngày, những ngày có lượng mưa lớn nhất vào khoảng tháng 8, đạt khoảng
310,6 mm. Sơn Động nằm trong khu vực che chắn bởi vòng cung Đông Triều
nên ít chịu ảnh hưởng lớn của bão.
Đất đai của huyện khá đa dạng và phong phú với nhiều loại đất được
phân bố ở cả địa hình bằng và địa hình dốc. Nhưng chủ yếu là đất feralit. Điều
đó cho phép phát triển hệ sinh thái nông – lâm nghiệp với nhiều loại cây trồng
có giá trị, từ cây lương thực như lúa và rau màu trên các giải đất phù sa, đến
việc khai thác đất dốc vào phát triển lâm nghiệp. Nếu sử dụng hợp lý đất đai
vừa tạo độ che phủ tránh xói mòn vừa trồng cây ăn quả đem lại giá trị kinh tế
cao cho đông bào các dân tộc.
Sơn Động có 39.125 ha rừng (năm 2000) với hệ động thực vật phong
phú. Trong đó diện tích rừng tự nhiên có 34.682 ha, chiếm 88,64% diện tích
đất có rừng. Diện tích rừng trồng có 4.443 ha, chiếm 11,36% diện tích đất có
rừng.
Tài nguyên khoáng sản của huyện nhìn chung nghèo cả về số lượng lẫn
chủng loại. Theo kết quả thăm dò, Sơn động có mỏ đá xây dựng ở An Lạc,
đây là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài ra còn có
mỏ đồng ở xã Cẩm Đàn, mỏ than đá ở Đồng Rì (Thanh Luận). Năm 2006, thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định cho phép khai thác mỏ than Đồng
Rì. Năm 2009, mỏ đồng ở xã Cẩm Đàn cũng đã được khai thác. Tuy nhiên,
những mỏ trên trữ lượng không lớn, chất lượng thấp, điều kiện khai thác
tương đối khó khăn.

Sông suối trong huyện chiếm 1,53% diện tích tự nhiên (1.292km). Trên
địa bàn huyện có một sông chính chảy qua, đó là sông Lục Nam hay dân địa
phương còn gọi là sông Bè, sông Dông. Thượng nguồn sông Lục Nam bắt
nguồn từ Đình Lập ( Lạng Sơn), chảy vào Sơn Động ở Hữu Sản, An Lạc qua
địa phận huyện Sơn Động khoảng 40km. Từ Hữu Sản, Khe Rỗ ( An Lạc) sông
13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

chảy theo hướng đông bắc – tây nam, đến Lệ Viễn đổi hướng đông – tây chảy
qua An Lập, An Châu, An Bá Yên Định rồi hợp lưu với ba nhánh sông khác
đó là: Sông Rãng, Sông Cẩm Đàn và sông Tuấn Đạo.
Mạng lưới giao thông của huyện chỉ có hệ thống đường bộ, được phân
bố tương đối hợp lý. Toàn huyện có 543 km đường bộ, bình quân 0,64km/km
2
đất tự nhiên, bao gồm:
Đường quốc lộ có hai tuyến dài 63 km:
Quốc lộ 31 (trước đây là quốc lộ 13B) từ Cẩm Đàn qua thị trấn An
Châu đến Hữu Sản sang Lạng Sơn.
Quốc lộ 279 từ xã An Châu đi Quảng Ninh
Đó là hai tuyến đường quan trọng để đồng bào các dân tộc huyện Sơn
Động có thể dễ dàng giao lưu Kinh tế, văn hóa với các tỉnh Lạng Sơn, Quảng
Ninh – nơi có đông đảo đồng bào Tày và Nùng sinh sống. Từ xa xưa, người
Tày – Nùng từ hai tỉnh này đã vượt qua đèo Hạ Mi, đèo Trinh (ngăn cách giữa
xã Long Sơn của huyện Sơn Động và Tỉnh Quảng Ninh), đèo Hữu Sơn (ngăn
cách giữa xã Hữu Sản của huyện Sơn Động Với tỉnh Lạng Sơn) để đến với
những vùng đất khác nhau của huyện Sơn Động để làm ăn, sinh sống. [8, tr.9-
10]
1.2. Một số đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội huyện Sơn Động.
1.2.1. Kinh tế:

Xét về lĩnh vực kinh tế thì Sơn Động từ xa xưa vốn là một huyện nghèo
do địa hình, điều kiện tự nhiên không có nhiều ưu đãi cùng với trình độ dân trí
thấp. Hiện nay, Sơn Động vẫn là một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước, có
nền kinh tế kém phát triển. Thời điểm năm 2006, toàn huyện có 9.024 hộ
nghèo trên tổng số 14.922 hộ dân, tỷ lệ hộ nghèo tương ứng là 60,47%. Đến
14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

cuối năm 2008, toàn huyện còn 6.854 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 44,71% tổng dân
số.
Sơn Động là huyện miền núi cao, đất canh tác ít, chủ yếu là đồi núi nên
việc phát triển kinh tế nông nghiệp chủ yếu dựa vào đặc điểm của địa hình. Từ
xa xưa, nhân dân Sơn Động đã sinh sống nhờ vào những nguồn lợi của rừng.
Ngày nay, với sự quan tâm của Đảng và nhà nước, nhiều dự án nông nghiệp
cùng với nhiều ưu đãi đã đến với người dân trong huyện nên cuộc sống của
nhân dân đã phần nào giảm bớt được những khó khăn về kinh tế. Những dự án
trồng rừng phủ xanh đất trống có sự đầu tư kinh phí của nhà nước đã đem lại
những nguồn lợi khá lớn cho người nông dân.
Do quỹ đất trồng lúa và hoa màu rất hạn chế nên người dân huyện Sơn
Động rất chú trọng đến việc trồng cây công nghiệp ( tràm, thông, trám…) và
các loại cây ăn quả phù hợp với điều kiện thời tiết và địa hình đồng thời cho
giá trị kinh tế cao như: Vải thiều, hồng, na…Đặc biệt, trong những năm gần
đây, người dân Sơn Động rất chú trọng đến việc mở rộng diện tích cây vải
thiều bởi loại cây này khá phù hợp với điều kiện tự nhiên ở nơi này đồng thời
mang lại giá trị kinh tế cao. Bên cạnh vải thiều Lục Ngạn đã trở thành thương
hiệu, vải thiều Sơn Động cũng có chất lượng tốt không kém.
Công nghiệp ở huyện Sơn Động cũng bước đầu phát triển nhưng với
tốc độ khá nhanh. Một số doanh nghiệp điển hình như: Công ty trách nhiệm
hữu hạn Tam Cường khai thác và chế biến quặng đồng, Nhà máy nhiệt điện

Đồng Rì, công ty khai thác than Đồng Rì, công ty may ở An Lập, nhà máy sản
xuất bột giấy Cẩm Đàn….
Dịch vụ cũng đang là một ngành kinh tế phát triền khá nhanh. Nếu
trước công cuộc đổi mới 1986 dịch vụ còn kém phát triển, hàng hoá ở Sơn
Động còn rất khan hiếm thì hiện nay các loại hình dịch vụ phục vụ cho nhu
cầu của nhân dân được phát triển ở khắp mọi nơi, với lượng hàng hoá vô cùng
15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

phong phú đến tận những vùng sâu, xa nhất, đảm bảo cho cuộc sống và sinh
hoạt của người dân.
Lao động: Tính đến cuối năm 2008, toàn huyện có 45.554 lao động
trong độ tuổi.
Trong những năm qua, đồng bào nhân dân các dân tộc trong huyện đã
được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư nhiều các chương trình, dự án. Đặc
biệt, đồng bào các dân tộc thiểu số đã được hưởng lợi đầu tư trực tiếp từ các
chương trình trợ giá, trợ cước; chương trình 134, 135; hỗ trợ lãi suất; dự án
giảm nghèo…Chỉ tính từ năm 1999 trở lại đây, toàn huyện đã huy động được
gần 175 tỷ đồng đầu tư cho các công trình cơ sở hạ tầng như điện, đường,
trường, trạm tại các xã khu vực đặc biệt khó khăn góp phần tạo nên một diện
mạo mới của vùng cao, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của địa
phương. Song song với việc lưu giữ bản sắc văn hoá truyền thống, các hủ tục
trong việc cưới, việc tang đã được loại bỏ. Trong phát triển kinh tế gia đình bà
con cũng đã nhanh chóng tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất có hiệu quả. Nhờ đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu
biểu trong phát triển kinh tế là người dân tộc thiểu số.
Phương hướng và giải pháp đối với công tác dân tộc thời gian tới là:
Tăng cường tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước đối với đồng bào dân tộc; tích cực xây dựng khối đại đoàn kết các dân

tộc; tập trung hướng dẫn các hộ đồng bào dân tộc thiểu số chuyển dịch cơ cấu
cây trồng, vật nuôi, phát triển lâm nghiệp; phát huy thế mạnh sản xuất của
từng vùng gắn với thị trường, từng bước nâng cao thu nhập; tiếp tục đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt
khó khăn; phấn đấu đến năm 2015 giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo bằng mức bình
quân chung của tỉnh; giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 27 triệu đồng;
Tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo đạt trên 40% [8, tr.11-12]
16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1. 2.2. Văn hoá xã hội và truyền thống:
Là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh, 100% thôn, bản, khu phố của
huyện Sơn Động đều có người dân tộc thiểu số sinh sống. Toàn huyện có hơn
7 nghìn hộ với gần 35 nghìn khẩu là người dân tộc thiểu số, chiếm hơn 46%
dân số toàn huyện. Nhiều xã có số đông bà con đồng bào dân tộc thiểu số sinh
sống như: Hữu Sản 99,4% , Giáo Liêm 70%, Quế Sơn 65% Nhiều thôn, bản
100 % đồng bào là người dân tộc thiểu số như: Nà Hin, Khe Ang (Vân Sơn),
Mùng (Dương Hưu) hay Nhùng (Sản 3- Hữu Sản)
Tính đến năm 2010, cả huyện có 11 dân tộc anh em. Trong đó dân tộc
Kinh chiếm đông nhất (51,1%), còn lại là các dân tộc thiểu số. Gồm dân tộc
Tày (20,4%), Cao Lan (8,4%), dân tộc Nùng (8,1%), Sán Chí (4,2%), dân tộc
Dao (5,3%), Hoa (1,7%), Sán Dìu (0,2%), ngoài ra còn có dân tộc khơme,
Mường, Thái. [31]
Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán, ngôn ngữ, trang phục, những
món ăn đặc thù riêng biệt với bản sắc và truyền thống văn hoá khác nhau.
Cuộc sống tinh thần của người Sơn Động vô cùng phong phú và đa
dạng, biểu hiện qua các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tôn giáo
của mỗi dân tộc.
Kho tàng văn hoá, văn nghệ của các dân tộc huyện Sơn Động mang

đậm sắc thái dân tộc như đàn tính và hát then của dân tộc Tày ở Vân Sơn; hát,
múa soong hao của dân tộc Nùng ở các xã khu Cẩm Đàn; kèn gọi bạn của
người Dao ở Hữu Sản, Thanh Sơn…Được sự quan tâm của các cấp Uỷ, Đảng,
chính quyền và các tổ chức xã hội, những đặc trưng văn hoá của mỗi dân tộc
đã và đang được bảo tồn, gìn giữ để phục vụ cho sinh hoạt tinh thần của nhân
dân và làm giàu thêm kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam.
17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Từ xa xưa, nhân dân các dân tộc huyện Sơn Động đã luôn luôn đoàn kết
giúp đỡ nhau để đấu tranh với thiên nhiên, sát cánh bên nhau trong các cuộc
kháng chiến chống kẻ thù xâm lược.
Ngày nay, nhân dân các dân tộc huyện Sơn Động đang tiến hành công
cuộc đổi mới nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên quê hương,
thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh.
1. 3. Nguồn gốc của ngƣời Tày - Nùng ở huyện Sơn Động.
1. 3.1. Lịch sử về nguồn gốc và quá trình phát triển của cƣ dân ở
huyện Sơn Động.
Nói về nguồn gốc loài người, tại huyện Sơn Động năm 1975 các nhà
khảo cổ học đã phát hiện những hiện vật thời đá cũ ở xóm Khe Táu (xã Yên
Định), đó là 11 di vật bằng đá cuội quartriote. Đây là những công cụ chặt, đập
được chế tác bằng đá cuội gồm công cụ có biên lưỡi theo chiều ngang, theo
hình cánh cung, công cụ lưỡi vát hình chữ V. Tại xã An Châu thu được bốn
công cụ bằng đá quartiote và đá cuội xa thạch dạng tam giác có rìa cạnh, rìa
lưỡi, lưỡi vát, rừu đá ở Mai Sưu, Vô Tranh ( trước đây thuộc Sơn Động, nay
thuộc Lục Nam) thuộc thời đá mới.
Những phát hiện khảo cổ học đó đã chứng minh con người có mặt ở
Sơn Động từ khá sớm.

Các di chỉ, di vật khảo cổ học cùng những huyền tích, thần tích, thần
phả còn lưu lại đã làm sống lại lịch sử liên tục về sự di trú của cư dân đất Sơn
Động. Tiếp theo, trải qua hàng nghìn năm Bắc thuộc, đến thời đất nước độc
lập, tự chủ, nhiều luồng cư dân với những nguyên nhân, biến cố và nguồn gốc
khác nhau vẫn tiếp tục tìm đến Sơn Động, tạo ra sự quần cư ngày càng có xu
thế đông đúc trên vùng đất còn nhiều hoang hóa.
18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Tuy vậy nhưng đến trước và sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dân
cư Sơn Động còn rất thưa thớt. theo kết quả của cuộc điều tra dân số năm
1927 của chính quyền thực dân Pháp, dân số huyện Sơn Động có 15.342
người. Nguyên nhân của tình trạng này một phần do điều kiện sinh sống khó
khăn, ăn ở không hợp vệ sinh, dịch bệnh thường xuyên xảy ra đã cướp đi
nhiều sinh mạng. Nhưng mặt khác, vùng đất này cũng lá nơi hoạt động của
nhiều toán thổ phỉ. Chúng đốt phá, chém giết làm cho nhân dân phải lưu bạt đi
nơi khác.
Đến thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện chủ chương của Đảng
về phát triển kinh tế - văn hóa miền núi, nhiều gia đình từ các tỉnh miền xuôi
đã lên khai hoang, lập nghiệp ở Sơn Động làm cho dân số của huyện ngày
càng tăng lên. Năm 1960 dân số của huyện là 18.045 người, năm 1965 có
21.431 người, năm 1970 có 30.350 người, năm 1980 có 40.221 người, năm
1989 có 53.000 người.[8, Tr.13].
Tình hình trên đây nói lên đặc điểm về dân cư Sơn Động: là sự hòa
quyện, hòa nhập giữa dân bản địa sống lâu đời ở địa phương với cư dân các
địa phương khác chuyển đến xây dựng quê hương mới qua các thời kỳ lịch sử
từ thời phong kiến, thời thực dân Pháp thống trị đến thời kỳ xây dựng xã hội
chủ nghĩa.
1.3.2 Nguồn gốc của ngƣời Tày - Nùng ở huyện Sơn Động.

Nói về nguồn gốc của người Tày và Nùng đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu và tựu chung, các công trình nghiên cứu đều cho thấy người Tày
và người Nùng vốn có chung nguồn gốc, cùng thuộc ngữ hệ Tày – Thái, cùng
nằm trong khối Bách Việt. Chính vì vậy, quá trình phát triển trong lịch sử của
người Tày và Nùng cũng có nhiều nét tương đồng.
19

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Bắc Giang có vị trí tiếp giáp và có đường giao thông qua lại với các tỉnh
miền núi phía Đông Bắc từ lâu đời, lại có địa hình đồi núi xen cài. Trước đây
là vùng đất còn rộng, người thưa, có địa hình phù hợp với lối canh tác truyền
thống của các dân tộc thiểu số ở miền núi. Do đó, Bắc Giang là địa bàn lý
tưởng, là điểm dừng chân cho các dân tộc ít người đến sinh sống sau các cuộc
di cư, đặc biệt là người Tày và Nùng. Người Tày - Nùng chiếm số lượng rất
đông đảo ở Bắc Giang. Theo số liệu của cuộc tổng điều tra dân số ngày 1-4-
2009, Bắc Giang có hơn 190.000 người dân tộc thiểu số. Trong đó người Tày
- Nùng chiếm đa số. Cụ thể: Dân tộc Nùng có 72.932 người, chiếm 38,2%;
Dân tộc Tày có 39.603 người, chiếm 20,53% tổng số dân ở Bắc Giang.
Về quá trình di cư của người Tày - Nùng đến Bắc Giang, theo Địa chí
Bắc Giang thì vào những năm đầu thế kỷ XIX đến thế kỷ XX, người Tày,
Nùng di cư từ Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh đến Bắc Giang,
tập trung ở các huyện Yên Thế, Lạng Giang, Lục Nam, Sơn Động.
Do có vị trí tiếp giáp nên người Tày - Nùng ở Sơn Động chủ yếu được
di cư tới từ các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh. Gia phả dòng họ Vi ở xã Vân Sơn
(Sơn Động) cho thấy: Dòng họ vi, dân tộc Tày đã di cư từ huyện Đình Lập
(Lạng Sơn) tới Sơn Động cách nay 4 đời; Những người cao tuổi dòng họ Lãnh
(trước đây là họ Lục, do hoàn cảnh lịch sử nên đã đổi thành họ Lãnh), dân tộc
Tày ở xã Cẩm Đàn cũng cho biết: Dòng họ này đã di cư từ huyện Lộc Bình ( Lạng
Sơn) cách nay 4 đời. Dòng họ Lâm ở bản Khuôn Mười, Xã Cẩm Đàn (Sơn

Động), dân tộc Nùng, đã di cư từ huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) tới Sơn Động
cách nay 4 đời. Đặc biệt, dòng họ Nông, dân tộc Nùng ở thôn Cẩm Đàn, xã
Cẩm Đàn ( Sơn Động) đã di cư từ Lạng Sơn tới Sơn Động cách nay 6 đời.
Bằng chứng là hiện nay vẫn có mộ của cụ tổ 6 đời được an táng tại thôn Cẩm
Đàn…[43],[45],[46],[49],[57].
20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Đó là những người Tày - Nùng di cư đến Sơn Động sớm nhất. Tuy
nhiên, do đất đai còn nhiều hoang hoá chưa được khai phá nên số lượng người
Tày - Nùng đến Sơn Động sinh sống không ngừng tăng lên qua các thời kỳ,
đặc biệt là cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Các cuộc di cư không ào ạt mà
thành từng nhóm lẻ tẻ, từng hộ gia đình theo từng thời điểm. Họ sinh sống chủ
yếu ở các xã Hữu Sản, Vân Sơn, Cẩm Đàn, Phúc Thắng, Thạch Sơn, Chiên
Sơn, Giáo Liêm. Tuy nhiên, trong cùng một dòng họ cũng có thể có nhóm gia
đình đến Sơn Động sớm muộn khác nhau. Ví dụ: Dòng họ Nông là dòng họ có
dân số rất đông đảo ở Sơn Động. Họ đã di cư đến sơn Động theo nhiều thời
điểm. Cụ thể: Họ Nông ở thôn Cẩm Đàn (xã Cẩm Đàn) đến Sơn Động cách
nay 6 đời, khoảng hơn 200 năm. Nhưng họ Nông tại thôn Thượng (xã Cẩm
Đàn) mới đến Sơn Động khoảng 2 đến 3 đời nay [45].
Địa chí Bắc Giang cũng cho biết: Đa số người Tày - Nùng di cư đến Sơn
Động khoảng từ 200 năm đến 300 năm nay. Như xã Cẩm Đàn có 375 người
Tày sinh sống đã 2 đến 3 đời nay. Các họ Bế, họ Nông có nguồn gốc từ Đình
Lập ( Lạng Sơn), họ Hoàng từ Lộc Bình (Lạng Sơn) về cư trú ở Sơn Động khá
đông đúc.
Như vậy: Do điều kiện thuận lợi và phù hợp, người Tày - Nùng đến
sinh sống ở Sơn Động từ khá sớm. Hiện nay, quá trình di cư của người Tày -
Nùng đến Sơn Động đã căn bản chấm dứt, những cuộc di cư đến Sơn Động
hiện nay chủ yếu là của người Kinh từ miền xuôi đến Sơn Động để phục vụ

cho công tác và cuộc sống mưu sinh.
Tuy là hai dân tộc nhưng tại các bản có người Tày - Nùng sinh sống
đan xen, đồng bào Tày - Nùng sống với nhau rất hoà hợp và đoàn kết. Do đó
đã tạo nên sự giao thoa văn hoá hết sức độc đáo.

21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

BẢNG THỐNG KÊ CÁC DÂN TỘC HUYỆN SƠN ĐỘNG
STT
Đơn vị
Dân
số
Kinh
Tày
Nùng
Cao
lan
Sán
chí
Dao
Sán
dìu
Hoa
Mƣờng
Khơ
me
Thái
1

Quế Sơn
3.071
1.339
464
1.194
19
49
6





2
Chiên Sơn
2.443
1.116
7
1.320








3
Giáo Liêm
3.003

776
114
1.116
835
157
1
1
1
1

1
4
Cẩm Đàn
3.254
849
959
1.186
213
9

16
22



5
Yên Định
4.350
1.253
917

128
1.640
40
11
17
344



6
An Bá
3.850
1.134
796
47
1.416
31
38
35
351
1
1

7
An Châu
4.284
2932
485
57
754

3
11
10
25
3

4
8
An Lập
4.574
3.956
377

179
46


15

1

9
Lệ Viễn
3.686
1.067
185
11
46
2.371
1

4
1



10
Vĩnh Khương
2.057
660
1.151
19
143
80
1



1
2
11
Vân Sơn
2.894
216
2.123
6
166
22
361






12
An Lạc
3.466
779
2.202
13
71
326
25

47
3


13
Hữu Sản
2.186
60
1.975

2
9
128
10
1
1



14
Dương Hưu
4.910
2.034
1.755
7
9
36
901
12
156



15
Long Sơn
5.137
4.897
169
7
26
20
7

2
3
3
3
16

Thanh Luận
2.412
2336
44
4
9

10
2
4

3

17
Tuấn Mậu
2.068
816
9
42
11
3
1.187





18
Bồng Am
960

572
48
1
230
89

7
13



19
Tuấn Đạo
4.454
3.110
37
120
112

855
8
209
3


20
Thạch Sơn
502
26
114

1
12
134
184

1



21
Phúc Thắng
1.296
616
223
434
4
16
1
1
1



22
TT.Thanh Sơn
2.648
2.584
7
16
19


18
4




23
TT.An Châu
3.840
3.356
348
58
59
3
12
4





Tổng cộng
71.345
36.484
14.539
5.787
5.975
3.444
3.758

131
1.193
15
9
10

Phần trăm

51,1
20,4
8,1
8,4
4,8
5,3
0,18
1,7
0,02
0,01
0,01
( Nguồn: Số liệu thống kê số khẩu các dân tộc trong xã năm 2010, Phòng
Thống kê huyện Sơn Động).

×