Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Nghiên cứu các yếu tố rủi ro của ngành hàng không ảnh hưởng đến ý định đi du lịch của nhân viên văn phòng trường hợp nghiên cứu tại TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 174 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

NGUYỄN THỊ HÀ

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ RỦI RO CỦA NGÀNH
HÀNG KHÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH ĐI DU
LỊCH CỦA NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG: TRƯỜNG
HỢP NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Mã ngành: 8810103

TP. HCM - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

NGUYỄN THỊ HÀ

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ RỦI RO CỦA NGÀNH
HÀNG KHÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH ĐI DU
LỊCH CỦA NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG: TRƯỜNG
HỢP NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Mã ngành : 60340103


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN QUYẾT THẮNG

TP. HCM - 2020


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS. NGUYỄN QUYẾT THẮNG

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 09 tháng 09 năm 2021
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

TT
1

Họ và tên
PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ

Chức danh Hội đồng
Chủ tịch

2

TS. Nguyễn Thành Long

Phản biện 1

3


TS. Trương Quang Dũng

Phản biện 2

4

TS. Bùi Hồng Đăng

Ủy viên

5

TS. Trần Văn Thông

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


TRƯỜNG ĐH CƠNG NGHỆ TP. HCM CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày …..tháng …. năm 2021

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên


: Nguyễn Thị Hà

Giới tính : Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 12/08/1987
Chuyên ngành

Nơi sinh

: Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ hành MSHV

: Thanh Hóa
: 1841890028

I. Tên đề tài:
Nghiên cứu các yếu tố rủi ro của ngành hàng không ảnh hưởng đến ý định đi
du lịch của nhân viên văn phòng: trường hợp nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí
Minh.
II. Nhiệm vụ và nội dung:
- Xác định các yếu tố rủi ro của ngành hàng không ảnh hưởng đến ý định đi du
lịch của nhân viên văn phòng, trường hợp tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Đo lường, kiểm định yếu tố rủi ro của ngành hàng không ảnh hưởng đến ý
định đi du lịch của nhân viên văn phòng, trường hợp tại thành phố Hồ Chí Minh và
xây dựng mơ hình nghiên cứu.
- Đề xuất hàm ý quản trị nhằm giảm thiểu rủi ro của ngành hàng không trong
hoạt động du lịch.
III. Ngày giao nhiệm vụ

: 6/2020


IV. Ngày hoàn thành nhiệm vụ

: 12/2020

V. Cán bộ hướng dẫn

: PGS.TS. Nguyễn Quyết Thắng

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu các yếu tố rủi ro của ngành hàng
không ảnh hưởng đến ý định đi du lịch của nhân viên văn phịng: Trường hợp
nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên thực hiện luận văn

NGUYỄN THỊ HÀ



ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tơi xin tỏ lịng tri ân đến Ban giám hiệu, cùng các thầy cô Viện
Đào tạo sau Đại học, Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của Trường Đại học
công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức nền tảng,
cũng như kiến thức chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành và các kỹ
năng, vốn sống quý báu… Là nhân tố quan trọng giúp tơi hồn thành chương trình
học tập, nghiên cứu và thực hiện thành công luận văn này.
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Nguyễn Quyết Thắng, là người
đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn tơi
nghiên cứu, tiếp cận những kiến thức, góp ý và cho tơi những ý kiến q báu để tơi
hồn thành tốt luận văn.
Bên cạnh đó, tơi xin cảm ơn các cấp lãnh đạo, bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ
tơi trong q trình nghiên cứu, thảo luận và đóng góp ý kiến để tơi hồn thành tốt
hơn đề tài nghiên cứu của mình.
Để có được kết quả như ngày hôm nay, không thể không nhắc đến và tri ân
sâu sắc đến gia đình của mình. Nơi đã tạo điều kiện thuận lợi nhất và tạo niềm tin
cho tôi trong học tập cũng như trong cuộc sống, góp phần quan trọng cho tơi hồn
thành khóa học./..


iii

TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố rủi ro của ngành hàng không ảnh hưởng đến ý
định đi du lịch của nhân viên văn phòng: Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Hồ
Chí Minh” được tiến hành tại Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 06 năm 2020 đến
tháng 12 năm 2020.

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định các yếu tố rủi ro của ngành hàng không
ảnh hưởng đến ý định đi du lịch của nhân viên văn phịng, trường hợp tại thành phố
Hồ Chí Minh. Đo lường, kiểm định yếu tố rủi ro của ngành hàng không ảnh hưởng
đến ý định đi du lịch của nhân viên văn phịng, trường hợp tại thành phố Hồ Chí
Minh và xây dựng mơ hình nghiên cứu. Trên cơ sở đó đề xuất hàm ý quản trị nhằm
giảm thiểu rủi ro của ngành hàng không trong hoạt động du lịch.
Phương pháp nghiên cứu bao gồm cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng. Mơ hình nghiên cứu xác định gồm 5 yếu tố rủi ro của ngành hàng
không ảnh hưởng đến ý định đi du lịch của nhân viên văn phịng, trường hợp tại
thành phố Hồ Chí Minh: Rủi ro tài chính, Rủi ro an tồn, Rủi ro cảm xúc, Rủi ro
chất lượng dịch vụ, Rủi ro sự cố bất ngờ. Trong nghiên cứu định tính được thực
hiện nhằm điều chỉnh, bổ sung biến quan sát cho các thang đo. Trong phân tích định
lượng thực hiện thống kê mơ tả, kiểm định chất lượng thang đo, phân tích nhân tố
khám phá EFA, phân tích hồi quy, kiểm định Spearman. Số mẫu khảo sát nhân viên
văn phịng tại TP Hồ Chí Minh là 218 thông qua bảng câu hỏi chi tiết với 5 mức độ.
Phần mềm dùng phần tích dữ liệu thống kê là SPSS 22.0
Kết quả đạt được là phân loại được các yếu tố yếu tố rủi ro của ngành hàng
không ảnh hưởng đến ý định đi du lịch của nhân viên văn phòng, trường hợp tại
thành phố Hồ Chí Minh trong đó có 5 yếu tố rủi ro thực sự ảnh hưởng đến ý định đi
du lịch của nhân viên văn phịng. Tuy nhiên trên thực tế thì một số yếu tố rủi ro
khác ảnh hưởng đến ý định đi du lịch của nhân viên văn phòng, trường hợp tại
thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa được đưa vào mơ hình nghiên cứu.


iv

ABSTRACT

The study is about "the risk factors of aviation industry affecting the officers’
the traveling intentions by plane in Ho Chi Minh city was conducted in Ho Chi

Minh city from June 2020 to December 2020.
The study aim is to determine the risk factors of the aviation industry
affecting the officers’ the traveling intentions by plane, in the case of the Ho Chi
Minh City. Measuring and testing the risk factors of the aviation industry affecting
the officers’ the traveling intentions by plane, the case in Ho Chi Minh City, and
building a research model. On that basis, it proposes to build a business strategy to
minimize the risks of the aviation industry in tourism.
The study used both the quality and quantity method. The research model
identifies 5 risk factors of the aviation industry affecting affecting the officers’ the
traveling intentions by plane, case in Ho Chi Minh City: Financial risk, Safety risk,
Emotional risk, service quality risk, unexpected risk. In qualitative research is done
to adjust and supplement the observed variables for the scales. In qualitative
research conducted to adjust and supplement observed variables for scales. In the
quantitative analysis of descriptive statistics, scale quality testing, EFA discovery
factor analysis, regression analysis, Spearman test. The number of samples surveyed
by the officers in Ho Chi Minh City was 218 through detailed questionnaires with 5
levels. Software using statistical data analysis is SPSS 22.0
The result is a classification of the risk factors of the aviation industry
affecting the officers’ the traveling intentions by plane in the case in Ho Chi Minh
City, which the remaining 5 factors really affect the officers' traveling intentions.
However, in fact, some other risk factors affecting the officers' intention to travel by
plane, the case in Ho Chi Minh City has not been included in the study model.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................ii
TÓM TẮT ........................................................................................................ iii

ABSTRACT...................................................................................................... iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................ x
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ .............................................................xii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .............................. 1
1.1.

Lý do chọn đề tài .............................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................... 2

1.2.1. Mục tiêu tổng quát ......................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 3
1.3.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................. 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3
1.4.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 3

1.5.

Ý nghĩa của nghiên cứu .................................................................... 4


1.5.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................... 4
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................... 4
1.6.

Kết cấu của luận văn ......................................................................... 5

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU............... 7
2.1.

Tổng quan lý thuyết về du lịch và khách du lịch .............................. 7

2.1.1. Tổng quan về du lịch ..................................................................... 7
2.1.1.1. Một số khái niệm về du lịch ............................................................ 7
2.1.1.2. Khái niệm về điểm đến du lịch ........................................................ 8
2.1.2. Tổng quan về khách du lịch .......................................................... 9


vi

2.1.2.1. Khái niệm về khách du lịch ............................................................. 9
2.1.2.2. Phân loại khách du lịch .................................................................. 10
2.2.

Ý định đi du lịch ............................................................................. 11

2.3.

Lý thuyết về nhu cầu du lịch........................................................... 13


2.4.

Lý thuyết về rủi ro .......................................................................... 17

2.4.1. Khái niệm về rủi ro ...................................................................... 17
2.4.2. Phân loại rủi ro trong kinh doanh du lịch .................................... 20
2.4.2.1. Phân loại theo phương pháp quản trị rủi ro truyền thống .............. 21
2.4.2.2. Phân loại theo nguồn gốc rủi ro ..................................................... 21
2.4.2.3. Phân loại theo môi trường tác động ............................................... 22
2.4.2.4. Phân loại theo đối tượng rủi ro ...................................................... 22
2.4.2.5. Phân loại theo lĩnh vực hoạt động ................................................. 22
2.4.2.6. Phân loại theo tính chất của rủi ro ................................................. 23
2.4.3. Rủi ro của ngành hàng không ...................................................... 23
2.4.4. Mối quan hệ giữa du lịch và hàng không .................................... 25
2.5.

Một số mơ hình nghiên cứu trong và ngồi nước ........................... 26

2.5.1. Nghiên cứu ngoài nước ............................................................... 26
2.5.2. Nghiên cứu trong nước ................................................................ 33
2.6.

Mơ hình nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu .................................. 40

2.6.1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất ........................................................ 40
2.6.2. Các giả thuyết nghiên cứu ........................................................... 41
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .................................................................................. 48
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 49
3.1.


Quy trình nghiên cứu ...................................................................... 50

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 50

3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ............................................. 50
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng .......................................... 51
3.2.3. Tổng thể và mẫu nghiên cứu ....................................................... 51
3.2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................... 52


vii

Xây dựng thang đo .......................................................................... 53

3.3.

3.3.1. Thang đo đối với yếu tố rủi ro tài chính ...................................... 53
3.3.2. Thang đo đối với yếu tố rủi ro an toàn ........................................ 55
3.3.3. Thang đo đối với yếu tố rủi ro cảm xúc ...................................... 57
3.3.4. Thang đo đối với yếu tố rủi ro chất lượng dịch vụ ...................... 58
3.3.5. Thang đo đối với yếu tố rủi ro sự cố bất ngờ .............................. 60
3.3.6. Thang đo đối với ý định đi du lịch bằng đường hàng không ...... 62
3.4.

Thiết kế mẫu và Thu thập dữ liệu ................................................... 63

3.4.1. Thiết kế mẫu ................................................................................ 63
3.4.1.1. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 63

3.4.1.2. Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 64
3.4.1.3. Độ tuổi nghiên cứu ........................................................................ 64
3.4.2. Công cụ thu thập dữ liệu ............................................................. 65
3.4.3. Công cụ xử lý dữ liệu .................................................................. 66
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 .................................................................................. 67
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 68
Tổng quan về nhân viên văn phòng trên địa bàn thành phố Hồ Chí

4.2.

Minh ....................................................................................................... 70
4.3.

Thống kê mơ tả mẫu khảo sát ......................................................... 72

4.4.

Kiểm định thang đo nghiên cứu ...................................................... 74

4.4.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo .............................................. 74
4.4.2. Kiểm định độ giá trị của thang đo (EFA) .................................... 77
4.4.3. Phân tích tương quan và hồi quy ................................................. 82
4.4.3.1. Phân tích tương quan (Pearson) ..................................................... 82
4.4.3.2. Phân tích hồi quy ........................................................................... 84
4.4.3.3. Kiểm tra một số vi phạm giả thiết hồi quy .................................... 88
4.4.4. Phân tích phương sai anova ......................................................... 91
4.5.

Thảo luận kết quả nghiên cứu ......................................................... 96


4.5.1. Về các yếu tố rủi ro của ngành hàng không ảnh hưởng đến ý định


viii

đi du lịch của nhân viên văn phòng: trường hợp nghiên cứu tại
thành phố Hồ Chí Minh. ................................................................. 96
4.5.2. Mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc ......... 96
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .................................................................................. 98
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ...................................... 99
5.2.

Đề xuất các hàm ý quản trị ........................................................... 100

5.2.1. Rủi ro tài chính .......................................................................... 100
5.2.2. Rủi ro an tồn ............................................................................ 102
5.2.3. Rủi ro cảm xúc .......................................................................... 104
5.2.4. Rủi ro chất lượng dịch vụ .......................................................... 106
5.2.5. Rủi ro sự cố bất ngờ .................................................................. 109
5.3.

Một số hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ............ 110

TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ................................................................................ 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 113


ix

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Tiếng Việt Nam

ANOVA

Phân tích phương sai

EFA

Phân tích nhân tố khám phá

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

KMO

Hệ số kiểm định sự tương hợp của mẫu

Sig.

Mức ý nghĩa quan sát

SPSS

Tiếng Anh
Analysis of Variance
Exploratory Factor
Analysis

Ho Chi Minh City
Kaiser Mayer Olkin
Observed significance
level

Phần mềm thống kê cho khoa học xã

Statistical Package for

hội

the Social Sciences

DL

Du lịch

VIF

Hệ số nhân tố phóng đại phương sai

Travel
Variance inflation factor


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
ảng 3.1:Tiến độ thực hiện phương pháp nghiên cứu.....................................50
ảng 3-2: Thang đo về rủi ro tài chính ............................................................54

ảng 3-3: Thang đo về rủi ro an toàn ..............................................................56
ảng 3-4: Thang đo về rủi ro cảm xúc ............................................................57
ảng 3-5: Thang đo rủi ro chất lượng dịch vụ.................................................60
ảng 3-6: Thang đo rủi ro sự cố bất ngờ .........................................................62
ảng 3-7: Thang đo ý định đi du lịch bằng đường hàng không ......................63
ảng 3-8: Các mức độ đo trong bảng câu hỏi .................................................66
ảng 4-1: Thống kê mô tả mẫu .......................................................................72
ảng 4-2:Hệ số Cronbach’s Alpha cho thang đo của mơ hình .......................75
ảng 4-3:Kiểm tra KMO và Bartlett biến độc lập ...........................................77
ảng 4-4: Tổng phương sai giải thích biến độc lập .........................................78
ảng 4-5:Ma trận xoay nhân tố - biến độc lập ................................................79
ảng 4-6:Kiểm tra KMO và Bartlett biến phụ thuộc ......................................80
ảng 4-7: Tổng phương sai giải thích biến phụ thuộc ....................................81
ảng 4-8:Ma trận xoay nhân tố - biến phụ thuộc ............................................81
ảng 4-9:Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo ................................................82
ảng 4-10: Ma trận tương quan .......................................................................83
ảng 4-11: Chỉ tiêu đánh giá sự phù hợp của mơ hình ...................................84
ảng 4-12:Kiểm định độ phù hợp của mơ hình...............................................85
ảng 4-13: Bảng thơng số thống kê của từng biến trong mơ hình hồi quy .....86
ảng 4-14: Bảng kết quả kiểm định các giả thuyết mơ hình ...........................87
ảng 4-15: Thống kê Levene – khác biệt hãng hàng không ...........................91
ảng 4-16: Phân tích Anova - khác biệt hãng hàng khơng .............................92
ảng 4-17: Thống kê khác biệt giới tính .........................................................93
ảng 4-18: Phân tích khác biệt giới tính .........................................................94
ảng 4-19: Thống kê Levene – khác biệt trình độ học vấn .............................94


xi

ảng 4-20: Phân tích Anova - khác biệt trình độ học vấn ...............................94

ảng 4-21: Thống kê Levene – khác biệt thu nhập .........................................95
ảng 4-22: Phân tích Anova – khác biệt thu nhập ..........................................95
Bảng 5.1: Kết quả thống kê giá trị trung bình của thang đo “Rủi ro tài chính”
........................................................................................................................101
Bảng 5.2: Tóm tắt nội dung hàm ý quản trị về rủi ro tài chính .....................102
Bảng 5.3: Kết quả thống kê giá trị trung bình của thang đo “Rủi ro an tồn”
........................................................................................................................103
Bảng 5.4: Tóm tắt nội dung hàm ý quản trị về rủi ro an toàn........................104
Bảng 5.5: Kết quả thống kê giá trị trung bình của thang đo “Rủi ro cảm xúc”
........................................................................................................................105
Bảng 5.6: Tóm tắt nội dung hàm ý quản trị về rủi ro cảm xúc ......................106
Bảng 5.7: Kết quả thống kê giá trị trung bình của thang đo “Rủi ro chất lượng
dịch vụ” ..........................................................................................................107
Bảng 5.8: Tóm tắt nội dung hàm ý quản trị về rủi ro chất lượng dịch vụ .....108
Bảng 5.9: Kết quả thống kê giá trị trung bình của thang đo “Rủi ro sự cố bất
ngờ” ................................................................................................................109
Bảng 5.10: Tóm tắt nội dung hàm ý quản trị về rủi ro sự cố bất ngờ ............110


xii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu các yếu tố rủi ro tác động đến ý định đi du lịch
bằng đường hàng khơng...................................................................................27
Hình 2.2: Mơ hình nghiên cứu nhận thức rủi ro được kết hợp trong kinh
nghiệm lựa chọn chuyến bay ...........................................................................30
Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến xu hướng lựa chọn
dịch vụ hàng khơng ..........................................................................................33
Hình 2.4: Mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định bằng phương
tiện vận tải hàng khơng của nhân viên văn phịng tại thành phố Hồ Chí Minh

..........................................................................................................................34
Hình 2.5: Mơ hình nghiên cứu các yếu tố của điểm đến du lịch tác động đến ý
định quay trở lại của du khách tại Cần Thơ .....................................................35
Hình 2.6: Mơ hình nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua tour trực
tuyến của nhân viên văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh .....................................36
Hình 2.7: Mơ hình nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng
dịch vụ chặng bay Rạch Giá – TP. Hồ Chí Minh của cơng ty Bay dịch vụ hàng
khơng (VASCO). .............................................................................................37
Hình 2.8: Mơ hình nghiên cứu văn hóa và chất lượng của dịch vụ hàng khơng
..........................................................................................................................38
Hình 2.9: Mơ hình nghiên cứu đề xuất ............................................................41
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu đề tài .............................................................49
Hình 4-1: Đồ thị phân tán Scatter Plot.............................................................89
Hình 4-2: Biểu đồ tần số Histogram ................................................................90


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Đời sống con người càng phát triển kéo theo yêu cầu về chất lượng cuộc
sống của mỗi người khơng ngừng thay đổi, trong đó nhu cầu về du lịch đã trở thành
một nhu cầu tất yếu và quan trọng của con người. Từ đó ngành du lịch không ngừng
phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Số lượng khách đến tham quan du
lịch không ngừng tăng trong những năm qua. Theo thống kê (Tổng cục du lịch,
2019) thì năm 2019 tổng thu từ du lịch đạt 755.000 tỷ đồng. Đóng góp khoảng 9%
GDP cho quốc gia. Số lượt khách đến Việt Nam du lịch bằng đường hàng không
năm 2019 là 14.377.509 lượt khách, cao hơn các phương tiện vận chuyển đường
biển có 264.115 lượt khách và đường bộ có 3.366.967 lượt khách. Các phương tiện
vận chuyển ngày càng phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cho ngành du lịch

phát triển tốt hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố dẫn đầu cả nước về tình hình kinh tế.
Bởi vậy các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển mạnh mẽ. Theo (Niên
giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh 2019, (2020)) thì TP.HCM có khoảng 9 triệu
dân, với số lượng người dân đông đúc cũng là thị trường du lịch đầy tiềm năng.
Không chỉ số lượt khách đến tham quan tại thành phố Hồ Chí Minh đơng, mà số
lượt khách du lịch là người dân tại đây tham gia du lịch có số lượng rất lớn ở đủ
mọi ngành nghề trong xã hội. Trong đó đối tượng nhân viên văn phịng chiếm số
lượng khá lớn, là đối tượng đi du lịch thường xuyên vào các thời điểm trong năm do
thu nhập ổn định, có trình độ hiểu biết cao.
Du lịch nếu muốn thành cơng thì khơng thể khơng có sự trợ giúp của các
phương tiện vận chuyển hành khách. Nhu cầu du lịch càng tăng cao thì cũng góp
phần cho các phương tiện vận chuyển hoạt động tốt. Trong mỗi chuyến đi du lịch,
bất kỳ đối tượng khách du lịch nào cũng lo lắng đến các phương tiện vận chuyển
trong chuyến đi du lịch của mình, những lo lắng này ảnh hưởng đến ý định đi du
lịch của họ rất lớn. Trong đó có đối tượng khách là nhân viên văn phòng. Bởi vậy


2

các phương tiện vận chuyển làm tốt công tác của mình sẽ tạo điều kiện kinh doanh
phát triển.
Trong các phương tiện vận chuyển được khách hàng lựa chọn nhiều nhất là
đường hàng khơng, đây là ngành có tiềm năng phát triển rất tốt. Thế nhưng ngành
hàng không đang phải đối mặt với một số rủi ro khó kiểm sốt với quy mơ ảnh
hưởng lớn, đó là rủi ro giá nhiên liệu bay ảnh hưởng mạnh đối với các hãng vận tải
hàng khơng nói chung, do tính biến động bất định và tỷ trọng chính chiếm khoảng
35% cơ cấu chi phí hoạt động của hãng. Tiếp theo là rủi ro bất ổn chính trị - xã hội
tác động lên tính an tồn cùng tâm lý của hành khách hàng khơng, bên cạnh đó thị
trường du lịch là động lực cho ngành hàng khơng rất nhạy cảm với những bất ổn

chính trị - xã hội của quốc gia đó. Tiếp đến là rủi ro tỷ giá ảnh hưởng nhiều hơn tới
những hãng hàng không vay nợ để tài trợ đội tàu bay thơng qua nghiệp vụ th tài
chính, ngồi ra các nhóm chi phí chính như nhiên liệu bay, chi phí sở hữu máy bay
được thanh tốn bằng USD. Hãng hàng khơng đang đứng trước các thách thức lớn
đó là các hãng hàng không trong khu vực thâm nhập thị trường Việt Nam, tốc độ
tăng trưởng hành khách nội địa chậm lại, cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nhân lực
cần phát triển đồng bộ. Bởi vậy để có thể hồn thiện nâng cao phát triển hoạt động
kinh doanh thì các hàng hàng khơng cần có những biện pháp hạn chế các rủi ro,
thách thức.
Nhận thấy được sự cần thiết của việc nghiên cứu các yếu tố rủi ro của ngành
hàng không ảnh hưởng đến ý định đi du lịch của du khách nên tôi quyết định chọn
đề tài “Nghiên cứu các yếu tố rủi ro của ngành hàng không ảnh hưởng đến ý định
đi du lịch của nhân viên văn phòng: trường hợp nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí
Minh” làm luận văn tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Bài nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu chung là xác định các yếu tố rủi
ro của ngành hàng không ảnh hưởng đến ý định đi du lịch của nhân viên văn phòng:
trường hợp nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh.


3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, xác định các yếu tố rủi ro của ngành hàng không ảnh hưởng đến ý
định đi du lịch của nhân viên văn phòng: trường hợp tại thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ hai, đo lường, kiểm định yếu tố rủi ro của ngành hàng không ảnh hưởng
đến ý định đi du lịch của nhân viên văn phịng: trường hợp tại thành phố Hồ Chí
Minh và xây dựng mơ hình nghiên cứu.
Thứ ba, đề xuất hàm ý quản trị nhằm gia tăng ý định đi du lịch bằng đường

hàng khơng của nhân viên văn phịng: trường hợp nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí
Minh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố rủi ro của ngành hàng không ảnh hưởng
đến ý định đi du lịch của nhân viên văn phòng: trường hợp nghiên cứu tại thành phố
Hồ Chí Minh.
Đối tượng khảo sát: nhân viên văn phịng tại thành phố Hồ Chí Minh.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Dữ liệu thứ cấp được lấy từ năm 2015 đến năm 2019;
dữ liệu sơ cấp được điều tra từ tháng 07 đến tháng 12 năm 2020.
- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện nghiên cứu trên phạm vi thành
phố Hồ Chí Minh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính:
Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách phỏng vấn đối
tượng nhân viên văn phòng tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh có ý định đi du lịch
bằng phương tiện hàng không và chuyên gia là các cán bộ quản lý cấp trung, quản
lý cấp cơ sở, đang làm việc tại các văn phòng lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh và
nhằm xác định các yếu tố rủi ro của ngành hàng không ảnh hưởng đến ý định đi du
lịch. Đồng thời thẩm định lại các câu hỏi trong bảng câu hỏi phỏng vấn thông qua


4

q trình phỏng vấn thử. Mục đích của nghiên cứu này dùng để điều chỉnh và bổ
sung thang đo của các yếu tố rủi ro của ngành hàng không ảnh hưởng đến ý định đi
du lịch của nhân viên viên văn phịng tại thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu định lượng:

Là phương pháp nghiên cứu chính thức sử dụng kỹ thuật phỏng vấn nhân
viên văn phòng về các yếu tố rủi ro của ngành hàng không ảnh hưởng đến ý định đi
du lịch của bản thân họ tại thành phố Hồ Chí Minh thơng qua bảng câu hỏi chi tiết.
Mơ hình sử dụng thang đo Likert 5 điểm với lựa chọn số 1 nghĩa là “hồn tồn
khơng đồng ý”, lựa chọn số 2 là “không đồng ý”, lựa chọn số 3 nghĩa là “bình
thường”, lựa chọn số 4 là “đồng ý”, lựa chọn số 5 là “hoàn toàn đồng ý”, Dữ liệu
thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS. Thang đo được đánh giá kiểm định bằng
phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA,
phân tích hồi quy tương quan được sử dụng để kiểm định mơ hình nghiên cứu.
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Hệ thống hóa lý thuyết về hành vi du lịch và ý định đi du lịch của nhân viên
văn phòng.
Phát triển hệ thống thang đo các yếu tố rủi ro của ngành hàng không ảnh
hưởng đến ý định đi du lịch của nhân viên văn phịng tại thành phố Hồ Chí Minh.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua kết quả nghiên cứu đề xuất các chính sách cho các hãng hàng khơng và
khách hàng, thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng không trong việc vận chuyển
khách du lịch. Ngành hàng khơng có thể đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế các rủi
ro để thu hút đối tượng khách hàng là nhân viên văn phịng tại thành phố Hồ Chí
Minh sử dụng phương tiện vận chuyển này khi đi du lịch, khi ngành hàng khơng
phát triển mạnh mẽ thì ngành du lịch nhờ vậy khơng ngừng thu hút khách du lịch,
góp phần phát triển kinh tế đất nước. Đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích trong
việc xây dựng những cơng cụ đo lường các yếu tố rủi ro của ngành hàng không ảnh
hưởng đến ý định đi du lịch của nhân viên văn phịng tại thành phố Hồ Chí Minh.


5

1.6. Kết cấu của luận văn

Ngoài mở đầu, kết luận, phụ lục… Luận văn có 05 chương, gồm:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Nội dung chương này giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối
tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa (thực tiễn và khoa
học) và bố cục của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Nội dung chương này trình bày các lý thuyết về du lịch, ý định đi du lịch, nhu
cầu du lịch, lý thuyết về rủi ro theo quan điểm của các nhà nghiên cứu. Từ đó làm
cơ sở cho xây dựng mơ hình nghiên cứu và phát triển các giả thuyết.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Nội dung chương này sẽ trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu, xây dựng và mã hóa thang đo để đo lường khái niệm nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Nội dung chương này sẽ trình bày kết quả nghiên cứu và các kiểm định. Đồng
thời tác giả cũng thảo luận về các biến nghiên cứu theo kết quả có đối chiếu với các
nghiên cứu tương tự và thực tiễn tại doanh nghiệp.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Nội dung chương này sẽ tóm tắt lại kết quả nghiên cứu, đề xuất các hàm ý
quản trị, nêu lên những hạn chế của nghiên cứu và đưa ra hướng nghiên cứu mới
cho những nghiên cứu tiếp theo.


6

TĨM TẮT CHƯƠNG 1
Trong Chương 1, tác giả đã trình bày lý do của việc lựa chọn nghiên cứu đề
tài, cũng như mục tiêu mà nghiên cứu này sẽ hướng đến, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu mà tác giả sẽ sử dụng. Ý nghĩa khoa học và
thực tiễn của đề tài nghiên cứu này cũng đã được trình bày. Bố cục của bài nghiên
cứu được thiết kế năm chương của một nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu

định lượng.


7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Mục đích chương này là nhằm giới thiệu các yếu tố rủi ro của ngành hàng
không ảnh hưởng đến ý định đi du lịch của nhân viên văn phòng, trường hợp nghiên
cứu tại thành phố Hồ Chí Minh, các mơ hình rủi ro, một số định nghĩa tìm hiểu về
các yếu tố rủi ro, mối liên hệ giữa ngành du lịch và ngành hàng không trong việc đi
du lịch bằng phương tiện này của du khách. Vì thế, chương 2 bao gồm các phần
chính sau đây: Ý định đi du lịch của nhân viên văn phòng; Những yếu tố rủi ro của
ngành hàng không ảnh hưởng tới ý định đi du lịch; Các mơ hình về rủi ro; Một số
định nghĩa khác về rủi ro của ngành hàng không ảnh hưởng ý định đi du lịch.
2.1. Tổng quan lý thuyết về du lịch và khách du lịch
2.1.1. Tổng quan về du lịch
2.1.1.1. Một số khái niệm về du lịch
Từ giữa thế kỷ 19, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và ngày nay đã trở thành
một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến. Tuy nhiên, khái niệm du lịch được hiểu rất
khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau. Theo Liên hiệp
quốc các tổ chức lữ hành quốc tế (International Union of Official Travel
Organization), du lịch được hiểu là một hoạt động du hành đến một địa điểm khác
với nơi cư trú thường xun của mình nhằm mục đích khơng phải để làm ăn, tức
không phải để làm một nghề, hay một việc kiếm tiền sinh sống. Theo một quan
điểm khác, tại Hội nghị Liên hiệp quốc về Du lịch họp ở Roma (Italy) vào năm
1963, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa rằng, du lịch là tổng hợp các mối quan
hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú
của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xun của họ hay ngồi nước họ
với mục đích hồ bình. Và nơi họ đến lưu trú khơng phải là nơi làm việc của họ.
Trong khi đó, tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) lại nhấn mạnh vào thời gian

và mục đích của chuyến đi, UNWTO cho rằng du lịch bao gồm những hoạt động
của con người đi đến và lưu trú tại một nơi ngồi mơi trường thường xun (nơi ở
thường xuyên) của họ trong thời gian liên tục khơng q một năm nhằm mục đích
nghỉ ngơi, kinh doanh, và các mục đích khác. Quan điểm này cũng được đồng tình


8

trong Luật Du lịch Việt Nam (2006): Du lịch là hoạt động liên quan đến chuyến đi
của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Như vậy,
nhìn từ góc độ thay đổi không gian của du khách, du lịch là một trong những hình
thức di chuyển tạm thời từ vùng này sang vùng khác, từ một nước này sang một
nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay làm việc; nhìn từ góc độ kinh tế thì du
lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ
ngơi, có thể hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu
khoa học và các nhu cầu khác.
2.1.1.2. Khái niệm về điểm đến du lịch
Theo các định nghĩa về du lịch thì du lịch là một hoạt động có hướng đích
khơng gian. Người đi du lịch rời khỏi nơi cư trú của mình để đến nơi khác – một địa
điểm cụ thể để thỏa mãn nhu cầu theo mục đích chuyến đi. Trên phương diện địa lý,
điểm đến du lịch được xác định theo phạm vi không gian lãnh thổ.
Có nhiều khái niệm khác nhau về điểm đến, định nghĩa phổ biến nhất về điểm
đến chính là sự tổng hợp của niềm tin, ý tưởng và hiển thị mà một người có một
đích đến (Crompton (1979). Ngồi ra cịn có định nghĩa của Chon (1992) và
aloglou &

ringmerg (1997): Trước khi mọi người đi đến một điểm đến đã dự

định, du khách sẽ liên tưởng đến các hình ảnh và tập hợp những kỳ vọng dựa trên

kinh nghiệm trước đây, truyền miệng, báo cáo báo chí, quảng cáo và niềm tin phổ
biến của bản thân và các mối quan hệ xung quanh. Ở một góc độ khác, định nghĩa
của Millman & Pizam (1995) được trích dẫn bởi Tasci & Kozak (2006) xác định
hình ảnh điểm đến như là tổng của các thuộc tính liên quan đến kinh nghiệm du lịch
trong khi Buhalis (2000) gọi nó là một tập hợp các kỳ vọng và nhận thức về một
tiềm năng du khách đã xác định đó là một điểm đến. Như vậy, hình ảnh của điểm
đến là nhận thức cá nhân đối với các đặc tính của điểm đến (Coshall (2000), được
trích dẫn trong Tasci & Kozak, 2006, p. 304) có thể bị ảnh hưởng bởi thông tin
quảng cáo từ các điểm đến, phương tiện truyền thông cũng như nhiều yếu tố khác
(Tasci & Kozak, 2006). Nhìn chung, các khái niệm về hình ảnh điểm đến có một số


9

khác biệt và mỗi tác giả có một nhận định riêng như theo Crompton đó là sự tổng
hợp của niềm tin, ý tưởng. Theo Millam và Pizam, đó là sự tổng hợp các thuộc tính
liên quan đến kinh nghiệm du lịch, trong khi Chơn,

aloglou &

ringmerg và

Buhalis thì cho rằng đó là sự tập hợp các kỳ vọng dựa trên kinh nghiệm hay nhận
thức cá nhân.
Về khái niệm điểm đến du lịch, các nhà nghiên cứu của Việt Nam lại có một
cách nhìn nhận khác. Thứ nhất, điểm đến du lịch được xem là nơi tập trung một loạt
các tài nguyên về tự nhiên, nhân văn, kinh tế - xã hội hay một cơng trình riêng biệt
phục vụ cho du lịch. Thứ hai, điểm du lịch bao gồm cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn
và các loại động thực vật; là kết quả sáng tạo do con người xây dựng nên như bảo
tàng, di tích lịch sử, văn hóa nghệ thuật hay những nơi nghỉ mát. Thứ ba, khái niệm

điểm đến du lịch được tóm tắt như định nghĩa của UNWTO: Một điểm đến du lịch
là một không gian vật chất mà du khách ở lại ít nhất là một đêm. Điểm đến du lịch
bao gồm các sản phẩm du lịch như các dịch vụ hỗ trợ, các điểm đến và tuyến điểm
du lịch trong thời gian một ngày; nó có các giới hạn vật chất và quản lý giới hạn
hình ảnh, sự quản lý xác định tính cạnh tranh trong thị trường. Các điểm đến du lịch
địa phương thường bao gồm nhiều bên hữu quan như một cộng đồng tổ chức và có
thể kết nối lại với nhau để tạo thành một điểm đến du lịch lớn hơn.
2.1.2. Tổng quan về khách du lịch
2.1.2.1. Khái niệm về khách du lịch
Khái niệm về khách du lịch được định nghĩa ở Điều 10, chương 4, Luật Du
lịch Việt Nam: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường
hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Việc xác định ai
là du khách có nhiều quan điểm khác nhau. Ở đây, chúng ta cần phân biệt giữa
khách du lịch, khách tham quan, và lữ khách dựa vào các tiêu thức như mục đích,
thời gian và khơng gian của chuyến đi. Tuy nhiên, khách du lịch vẫn phải có đủ các
đặc điểm mà UNWTO đã quy định: Đi khỏi nơi cư trú từ 24 giờ trở lên; không đi
du lịch với mục đích làm kinh tế và khoảng cách tối thiểu từ nơi ở đến các điểm du
lịch phải từ 30 dặm trở lên theo quan niệm hay quy định của từng nước.


×