Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Đảng bộ tỉnh đồng nai thực hiện nguyên tắc đảng gắn bó mật thiết với nhân dân trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.04 KB, 118 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguyên lý của Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã khẳng
định cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, tất cả vì lợi ích của nhân dân, vì vậy
trong quá trình lãnh đạo cách mạng các Đảng Cộng sản phải xây dựng mối quan
hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân, xem đây là mối quan hệ cốt lõi, tất
yếu và quan trọng nhất để hoàn thành thắng lợi sứ mệnh lịch sử của Đảng, của
giai cấp công nhân.
Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức sâu sắc vai trò
của nhân dân và nhận thức đúng đắn mối quan hệ gắn bó tự nhiên, tất yếu, mang
tính qui luật giữa Đảng với nhân dân. Do vậy, qua hơn tám thập kỷ lãnh đạo cách
mạng Việt Nam, Đảng luôn quan tâm xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết
giữa Đảng với nhân dân, mối quan hệ gắn bó mật thiết đó đã trở thành một
truyền thống tốt đẹp và là nguồn sức mạnh của Đảng, là nhân tố có ý nghĩa quyết
định để đất nước Việt Nam giành được những thắng lợi vẻ vang, diệu kỳ trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua các kỳ Đại hội của Đảng, Đảng ta
đều xác định và rút ra bài học quan trọng trong lãnh đạo xây dựng mối quan hệ
sống còn giữa Đảng với dân. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân là bản chất của
Đảng, trở thành nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong tiến trình phát triển của đất nước hiện nay, bên cạnh những thành
tựu to lớn đạt được trên con đường đổi mới do Đảng đề xướng và lãnh đạo: kinh
tế - xã hội phát triển, quốc phòng – an ninh được giữ vững; đời sống nhân dân
được cải thiện; vị thế quốc gia, dân tộc trên trường thế giới được nâng cao; thì
vẫn cịn khơng ít những khó khăn, bức xúc; khơng ít những sai lầm, khuyết điểm
chưa được khắc phục, đẩy lùi. Thực tế cho thấy, dưới sự tác động tiêu cực từ mặt
trái của nền kinh tế thị trường đã có khơng ít tổ chức đảng, chính quyền bng
lỏng vai trị lãnh đạo, quản lý của mình trong xây dựng mối quan hệ Đảng - Dân;
một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị,; suy thối về đạo
đức, lối sống; khơng giữ vững lập trường, quan điểm, xa rời mục tiêu lý tưởng
đã gây ra nhiều bức xúc, làm giảm sút niềm tin của dân đối với Đảng, đối với
1




chính quyền làm cho mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân khơng cịn gắn bó
mật thiết. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch trong và ngoài nước vẫn đang ráo
riết tăng cường hoạt động nhằm gây mất ổn định chính trị, chia rẽ Đảng với nhân
dân, phá hoại mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân.
Ngày nay, Việt Nam đang tiến hành thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy
mạnh tồn diện sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước và tăng cường
hội nhập quốc tế. Sự nghiệp đổi mới của đất nước diễn ra với tình hình trong
nước và thế giới có nhiều thời cơ, thuận lợi nhưng vẫn chứa đựng nhiều khó
khăn, thách thức đòi hỏi Đảng phải củng cố và tăng cường xây dựng mối quan
hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, tập họp
mọi lực lượng, huy động mọi tiềm năng vật chất và trí tuệ của tồn dân tộc mới
có thể giành thắng lợi.
Xuất phát từ thực trạng trên và chính yêu cầu đòi hỏi của của thời kỳ đổi
mới, việc nghiên cứu, học tập, vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tuởng Hồ Chí Minh về xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với
nhân dân là một trong những vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt được tồn bộ hệ
thống chính trị nước ta quan tâm. Do vậy, việc thực hiện tốt nguyên tắc Đảng
gắn bó mật thiết với nhân dân của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai trong những năm đẩy
mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận
và thực tiễn. Với lý do đó, tơi chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Đồng Nai thực hiện
nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân trong giai đoạn hiện nay” làm
đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Xây dựng Đảng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, ở mỗi giai đoạn lịch
sử Đảng ta đều đặt ra những yêu cầu cụ thể về việc xây dựng mối quan hệ gắn
bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân. Với tầm quan trọng của mối quan hệ gắn
bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân, nên đã có nhiều cơng trình nghiên cứu của
các nhà khoa học, của nhiều cá nhân, tổ chức với nhiều góc độ khác nhau, đáng
chú ý là một số cơng trình nghiên cứu khoa học sau:


2


- Đề tài khoa học xã hội 05-06: Luận cứ khoa học và những giải pháp
thực tiễn tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân ở nước ta hiện nay –
Do GS.TS Phùng Hữu Phú làm chủ nhiệm đề tài, Hà Nội, năm 2002.
- Sách: Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân trong thời kỳ đổi mới đất
nước – Vấn đề và kinh nghiệm của tác giả Nguyễn Văn Sáu, Trần Xuân Sầm, Lê
Doãn Tá (đồng chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2002.
- Sách: Các đoàn thể nhân dân với việc đảm bảo dân chủ cơ sở hiện nay
của Phan Xuân Sơn chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2003;
- Sách: Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng đối với Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể nhân dân trong thời kỳ mới của tác giả Đỗ Quang Tuấn chủ
biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2006;
- Sách: Cương lĩnh chính trị - Ngọn cờ tư tưởng lý luận chỉ đạo sự nghiệp
cách mạng của chúng ta, của Nguyễn Phú Trọng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, năm 2010;
- Sách: Đổi mới quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội trong với nhân dân hệ thống chính trị ở Việt Nam, của Lê Hữu Nghĩa,
Hồng Chí Bảo, Bùi Đình Bơn (đồng chủ biên) Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
năm 2010;
- Sách: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức chính trị - xã hội ở nước ta của Trang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương
(đồng chủ biên) Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2003;
- Nguyễn Thị Hiền Oanh : Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với
việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta hiện nay. Luận án tiến sĩ
Chính trị học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 2005.
Ngồi ra cịn nhiều cơng trình nghiên cứu và các bài viết đăng trên các
báo, tạp chí, các hội thảo khoa học khác có liên quan đến đề tài liên quan đến
việc xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân và thực

hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên đã đề cập khá nhiều nội dung
về vấn đề xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân dưới
các góc độ khác nhau. Nhiều bài viết luận giải khá sâu sắc về mối quan hệ mật
3


thiết, tất yếu, cốt lõi đồng thời đề xuất nhiều giải pháp nhằm xây dựng tốt mối
quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân trong giai đoạn mới hiện nay.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có cơng trình, bài viết nào nghiên cứu một
cách sâu sắc, tồn diện về thực hiện “Nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân
dân” của các đảng bộ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời kỳ đẩy mạnh tồn
diện cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích của luận văn:
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện nguyên
tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai từ năm 2005
đến nay, luận văn nhằm mục đích đề xuất những giải pháp chủ yếu để thực hiện
tốt nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai
từ nay đến năm 2020.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn:
- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc thực hiện nguyên tắc
Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai.
- Đánh giá đúng thực trạng của việc thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó
mật thiết với nhân dân của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai, xác định rõ những nguyên
nhân của thực trạng và từ đó đúc kết một số kinh nghiệm từ thực tiễn thực hiện
nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu để thực hiện tốt
nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đến
năm 2020.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc thực hiện nguyên tắc Đảng gắn
bó mật thiết với nhân dân của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai.
4.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn khảo sát thực trạng kết quả thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó
mật thiết với nhân dân của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai trong đó chủ yếu tập trung
khảo sát ở các đảng bộ cơ sở xã, phường, thị trấn thuộc 09 Đảng bộ: thành phố
4


Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng
Bom, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Thống Nhất và Đảng ủy Khối doanh
nghiệp, Đảng ủy Khối Dân chính Đảng của tỉnh Đồng Nai.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối
quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân và việc thực hiện nguyên tắc
Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân.
5.2 Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin đồng thời
sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành như: phân tích, tổng hợp,
lịch sử, lơ-gích, điều tra xã hội học, khảo sát và tổng kết thực tiễn.
6. Những đóng góp về mặt khoa học và ý nghĩa của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện
nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai.
- Luận văn đề xuất những giải pháp chủ yếu thực hiện tốt nguyên tắc
Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cấp ủy đảng ở
Đảng bộ tỉnh Đồng Nai, đồng thời kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu

tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy ở Trường chính trị tỉnh và các Trung tâm
bồi dưỡng chính trị của các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.

5


Chương 1
ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG NAI THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC
ĐẢNG GẮN BÓ MẬT THIẾT VỚI NHÂN DÂN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH ĐỒNG NAI, VỀ TÌNH HÌNH NHÂN DÂN VÀ
ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG NAI

1.1.1. Khái quát về tỉnh Đồng Nai, về tình hình nhân dân
tỉnh Đồng Nai
1.1.1.1. Khái quát về lịch sử, địa lý của tỉnh Đồng Nai
Trong “Phủ biên tạp lục” (năm 1776), Lê Quý Đôn đã viết: “Đất Đồng
Nai từ các cửa biển Cần Giờ, Soi Rạp, Cửa Đại, Cửa Tiểu toàn là rừng rậm hàng
mấy ngàn dặm… đất ấy nhiều ngịi lạch, đường nước như mắc cửi, khơng tiện đi
bộ. Người bn có thuyền lớn thì tất đèo thêm xuồng nhỏ để thông đi các kênh.
Từ cửa biển đến đầu nguồn đi 6, 7 ngày hết thảy là đồng ruộng, nhìn bát ngát,
nhìn phẳng như thế đấy, rất hợp trồng lúa nếp, lúa tẻ, gạo đều trắng dẻo” [18,
tr.10 -11].
Trong sách “Gia Định thành thơng chí” (năm 1820) của Trịnh Hồi Đức
đã ghi: “Bà Rịa ở đầu trấn Biên Hịa, là đất có danh tiếng, nên các phủ phía
Bắc có câu ngạn rằng: cơm Nai Rịa, cá Rí Rang, ấy là xứ Đồng Nai và Bà Rịa
đứng đầu mà bao gồm cả Bến Nghé, Sài Gòn, Mỹ Tho, Long Hồ vậy” [18,
tr.11].

Theo Trịnh Hoài Đức, dẫn sách Tân Đường Thư: “Nước Bà Lợi ở ngay
phía Đơng Nam Chiêm Thành, từ Giao Châu vượt biển trải qua các nước Xích
Thổ, Đan Đan thì tới. Phong tục của họ là xỏ tai, đeo khoen, dùng một tấm vải
thơ quấn ngang lưng. Phía nam (Bà Lợi) là nước Thù Nại. Sau niên hiệu Vĩnh
Huy đời Đường (650 – 655) thì bị Chân Lạp thơn tính”…Tra theo sách Chánh
Văn thì chữ lợi âm lục địa thiết (đọc lịa, ta đọc rịa) nên nghi Bà Rịa nay tức là
Bà Lợi xưa kia chăng? Còn Thù Nại với Đồng Nai hay Nông Nại thanh âm
không sai nhau lắm, hoặc giả là đất Sài Gòn ngày nay vậy” [18, tr.11].
Đến thế kỷ XIII, theo ông Chu Đạt Quan, một thương gia cũng là một nhà
nghiên cứu đã đến vùng đất Đồng Nai và mô tả: Vùng đất Nam Bộ vẫn là một
vùng đất hoang vu với những “bụi rậm của khu rừng thấp…tiếng chim hót và
6


thú vật kêu vang dội khắp nơi… những cánh đồng bị bỏ hoang phế, khơng có
một gốc cây nào. Xa hơn tầm mắt chỉ toàn là cỏ kê đầy dẫy, hàng trăm, hàng
nghìn con trâu rừng tụ họp thành từng bầy trong vùng này, tiếp đó là nhiều con
đường dốc đầy tre chạy dài hàng trăm dặm…” [66, tr 32].
Đến cuối thế kỷ XVI, vùng đất Nam bộ nói chung, vùng đất Đồng Nai nói
riêng vẫn được coi là vùng đất hoang dã, tự do, vô chủ, chưa được khai phá.
Vào năm 1620, chúa Nguyễn gả công chúa Ngọc Vạn cho vua Thủy Chân
Lạp khởi đầu cho việc mở cõi vào Phương Nam: Năm 1627, cuộc chiến tranh
Trịnh - Nguyễn diễn ra ác liệt, làm cho làn sóng di cư của người dân Việt vào
phương Nam càng tăng.
Theo H.Fontaine, trong bài viết “Cánh đồng mộ chum ở Long Khánh”
(1972), ông dẫn thư giám mục Labbé gửi phái bộ thừa sai nước ngoài (viết tháng
10 - 1710): “Khoảng năm 1670 đã có dân Cochinchine (người Giao Chỉ, tức
người Việt) đến sinh cơ lập nghiệp ở một phần đất nào đó mà người ta gọi là
Donnai giáp ranh với các vương quốc Khmer và Chămpa” [18, tr.11].
Như vậy, hẳn địa danh Đồng Nai đã có từ lâu, trước khi Nguyễn Hữu

Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào kinh lý đất Đồng Nai, Gia Định.
Đầu thế kỷ XIX, được đánh dấu như là thời điểm cuối cùng của tiến
trình hình thành vùng đất Nam bộ và Đồng Nai. Năm 1805, vua Gia Long cho
phân định Nam bộ thành 6 dinh trấn : Gia Định, Phiên Trấn, Trấn Biên, Vĩnh
Trấn, Trấn Định, Hà Tiên. Tới năm 1808 lại đổi Trấn Biên thành Trấn Biên Hòa
(bao gồm tồn bộ vùng đất Đồng Nai, Sơng Bé, Bà Rịa, Vũng Tàu ngày nay)
thuộc Gia Định thành (tức toàn bộ Nam bộ). Trấn Biên Hòa bao gồm phủ Phước
Long, huyện Phước Chánh, huyện Bình An, huyện Long Thành, huyện Phước
An. Mỗi huyện gồm nhiều tổng, mỗi tổng gồm nhiều xã.
Sau năm 1851, Biên Hịa – bao gồm tồn bộ miền Đông Nam bộ lại bị
thực dân Pháp chia làm 2 tỉnh nữa: Thủ Dầu Một và Bà Rịa. Biên Hịa lúc đó
gồm 5 quận: Châu Thành, Tân Un, Long Thành, Sơng Bé, Xn Lộc.
Dười thời Ngơ Đình Diệm, lại đổi quận Sông Bé thành tỉnh Phước Long,
quận Xuân Lộc thành tỉnh Long Khánh, và lấy thêm một phần đất của Gia Định
thành lập tỉnh Phước Thành ở mạn Bắc Đồng Nai.

7


Sau đại thắng mùa xn năm 1975, giải phóng hồn toàn miền Nam,
thống nhất đất nước. Vào tháng 1 năm 1976, tỉnh Đồng Nai được thành lập trên
cơ sở ba tỉnh: Biên Hòa, Bà Rịa - Long Khánh, Tân Phú. Qua quá trình phát
triển, sau nhiều lần sát nhập, chia tách địa giới cho phù hợp với điều kiện phát
triển kinh tế - xã hội của toàn vùng. Từ 2006 đến nay, Đồng Nai có 11 đơn vị
hành chính trực thuộc, gồm: thành phố Biên Hòa , thị xã Long Khánh và 9
huyện : Trảng Bom, Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ,
Long Thành, Nhơn Trạch và Vĩnh Cửu.
Việc nhiều lần sát nhập, chia tách địa giới hành chính diễn ra nhiều lần
qua các thời kỳ lịch sử, cho thấy sự phát triển sôi động của vùng đất Đồng Nai,
một vùng đất thiên nhiên trù phú, người dân giàu lịng nhân ái, thủy chung, có

tinh thần cách mạng kiên định.
Về mặt địa lý, tỉnh Đồng Nai là vùng đất nối liền giữa Nam bộ, cực Nam
Trung bộ và Nam Tây Nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp
biển và tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu, phía Tây giáp tỉnh Bình Phước, thành phố Hồ
Chí Minh, phía Đơng giáp tỉnh Bình Thuận. Đồng Nai cách thành phố Hồ Chí
Minh 30 km về phía Bắc.
Tỉnh Đồng Nai hiện nay có diện tích 5.903,94 km², chiếm 1,76% diện tích
tự nhiên cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đơng Nam Bộ. Đồng Nai có
địa hình đa dạng với những thung lũng, gò, đồi thấp và đồng bằng xen kẻ nhau.
Là điểm giao thoa giữa miền cao nguyên trung bộ và đồng bằng nam bộ, cửa ngõ
phía đơng của thành phố Hồ Chí Minh. Những ngọn núi lửa ngưng hoạt động
cách đây hàng triệu năm đã tạo nên những vùng đất đỏ bazan màu mở, rộng lớn,
rất thích hợp với việc xây dựng vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày lẫn
ngắn ngày. Vùng đồng bằng Đồng Nai là vùng đất phù sa mới, hình thành nên
vùng sản xuất nông nghiệp phát triển, vùng cây trái xum xuê bốn mùa xanh tốt
với nhiều loại cây ăn trái nổi tiếng như bưởi Tân Triều, sầu riêng, chôm chôm
Long Khánh…
Đồng Nai có nhiều sơng suối, sơng Đồng Nai là sơng lớn nhất miền Đông
Nam Bộ, đoạn chảy qua tỉnh dài 290 km, có nhiều nhánh phụ lưu như sơng Bé,
sơng La Ngà. Ngồi nguồn nước phục vụ cho nơng nghiệp, sinh hoạt, sơng Đồng
Nai cịn là khởi thủy cho những cơng trình thủy điện đầu tiên của nước ta sau
8


ngày thống nhất đất nước. Vùng rừng nguyên sinh nhiệt đới Nam Cát Tiên mới
đây đã được tổ chức UNESCO cơng nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới.
Lịng đất Đồng Nai chứa nhiều loại khoáng sản quý như đá xây dựng, đất sét,
cao lanh, than bùn dùng làm vật liệu xây dựng, hàng gốm mỹ nghệ, hàng xuất
khẩu...
Khí hậu tồn vùng thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có

hai mùa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4.
Lượng mưa bình quân khoảng từ 1.700 mm/ năm. Đồng Nai được thiên nhiên ưu
đãi nên rất ít xảy ra thiên tai, lũ lụt. Nhìn chung đặc điểm khí hậu, thời tiết trên
địa bàn Đồng Nai thuận lợi cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và các lĩnh vực
kinh doanh, thương mại khác.
1.1.1.2. Khái qt về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng,
an ninh của tỉnh Đồng Nai
Vùng đất Đồng Nai là vùng đất giàu truyền thống yêu nước và truyền
thống cách mạng, là quê hương của những người dân bản địa lẫn những con
người xa xứ, họ chí thú làm ăn, lao động cần cù, thông minh, sáng tạo mang đầy
đủ những nét văn hóa vùng miền từ Bắc, Trung, Nam. Những nét đẹp truyền
thống được tơn tạo, bồi đắp từ q trình lao động, cải tạo thiên nhiên, đấu tranh
chống chọi với thiên nhiên để khai hoang, trị thủy, lập làng, lập ấp; từ quá trình
đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập, tự do cho quê hương, đất
nước.
Với cách mạng, do yêu cầu của kháng chiến, địa bàn Đồng Nai nhiều lần
tách nhập, với nhiều tên gọi khác nhau : Biên Hòa, Thủ Biên, Bà Rịa – Long
Khánh, Bà Biên, Phước Thành, Phân khu 4, Phân khu Bà Rịa, Tân Phú... Trong
hai cuộc kháng chiến, Đồng Nai là một trong những trung tâm cách mạng với hệ
thống căn cứ địa liên hịan, nơi đứng chân của Khu ủy miền Đơng, Xứ ủy Nam
Bộ, Trung ương Cục…Nhiều căn cứ, chiến khu hình thành như Bình Đa, Hố
Cạn, Tân Phong hợp cùng với chiến khu Đ, chiến khu Rừng Sác…đã trở thành
những căn cứ quan trọng góp phần lãnh đạo cách mạng miền Đơng Nam bộ cũng
như tồn miền Nam giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược.
Trong suốt thời kỳ này, phong trào đấu tranh của nhân dân Đồng Nai diễn
ra sôi động và rộng khắp. Đảng bộ và nhân dân Biên Hòa – Đồng Nai đã kiên trì
9


đấu tranh, vượt qua bao gian khổ, ác liệt và hy sinh viết nên những trang sử vẽ

vang, hào hùng của Đảng bộ và nhân dân Đồng Nai.
Sau năm 1975, dù gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn cùng với áp lực nặng
nề của việc tăng dân số cơ học cộng với cơ chế của thời kỳ bao cấp nhưng đảng
bộ và nhân dân Đồng Nai vẫn luôn kiên định, vững vàng vượt qua mọi thử thách
để trở thành một tỉnh đầu tiên của cả nước có đóng góp lớn về ngân sách quốc
gia.
Trong thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Đồng Nai, phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên địa bàn trong những năm
qua đã đặt mục tiêu hàng đầu là giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất, phát
triển nền kinh tế, động viên mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để xây
dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật tạo ra sự phát triển năng động, hiệu quả cao của
nền kinh tế, trên cơ sở đó, cải thiện từng bước đời sống của nhân dân, từng bước
thực hiện sự cơng bằng, bình đẳng và lành mạnh các quan hệ xã hội.
Đảng bộ đã kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu văn hóa, xã hội
trong phạm vi từng lĩnh vực, địa phương; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, thực hiện tốt các chính sách
xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn với quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và
hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ và bền vững hơn cho phát triển kinh tế - xã
hội. Trên cơ sở đó đã tập trung giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc như việc
làm, thu nhập, tiền công lao động, môi trường, y tế, giáo dục…
Hiện nay, nằm ở trung tâm lãnh thổ Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, Đồng Nai là địa phương có nhiều ưu thế về điều kiện tự nhiên xã hội; là vùng đất có nền văn minh cổ xưa với nhiều di tích văn hóa, lịch sử có
giá trị. Những yếu tố cơ bản đó đã góp phần tạo thuận lợi cho Đồng Nai có lợi
thế để phát triển, hội tụ đủ các điều kiện “Thiên thời - Địa lợi – Nhân hịa”.
Những lợi thế đó đã và đang được khai thác và phát huy cao độ trong công cuộc
xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà cũng như trong q trình
thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
1.1.1.3. Khái quát về tình hình nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

10



Qua các tài liệu lịch sử, văn hóa về Đồng Nai cho thấy, xuyên suốt quá
trình phát triển, vùng Đất Đồng Nai đã trải qua nhiều cuộc di dân đến sinh sống
và lập nghiệp. Theo cứ liệu lịch sử đã có 3 cuộc di dân lớn vào Đồng Nai.
Cuộc di dân lớn đầu tiên diễn ra vào cuối thế kỷ XVI, bắt nguồn từ cuộc
chiến tranh tương tàn của hai dịng họ phong kiến: Trịnh - Nguyễn, đây là tiến
trình di cư tự phát của lưu dân người Việt, những cư dân đầu tiên đến mở đất
Đồng Nai và cả vùng Nam Bộ trù phú ngày nay.
Tài liệu lịch sử ghi: “…Khổ sở điêu đứng vì chiến tranh, vì bị bóc lột
cùng với thiên tai tàn phá ác liệt, làm cho những người nông dân nghèo phải rời
bỏ ruộng vườn, làng mạc, xiêu tán đi khắp nơi để tìm cuộc sống mới no đủ hơn.
Chính vùng đất phía Nam là đất đai của vương quốc Chămpa đang suy
tàn, và xa hơn nữa là vùng đất sau này có tên Đồng Nai – Gia Định, một vùng
đất màu mỡ nhưng hầu như vô chủ là nơi thu hút mạnh mẽ lưu dân Việt đi tìm
đất sống”[18, tr.62-64].
Đến năm 1679, đã diễn ra cuộc di dân lớn thứ 2, đó là dịng người bao
gồm thường dân, binh lính, quan lại nhà Minh (Trung Quốc) do không thuần
phục nhà Mãn Thanh đã trốn sang nước Việt và được Chúa Nguyễn cho đi khai
khẩn Nam Bộ. Đồng Nai là vùng đất đầu tiên của đoàn người Minh Hương, do
Trần Thượng Xuyên dẫn đầu. Đến định cư ở Bàn Lân, nhóm di dân này thấy Cù
Lao Phố là địa điểm thuận lợi cho việc buôn bán. Chính họ đã có cơng khai phá,
xây dựng nên Nông Nại Đại Phố, một thương cảng xuất nhập khẩu lớn nhất
miền Đơng Nam Bộ vào lúc đó, biến Biên Hịa trở nên vùng đơ thị phát triển.
Năm 1954, sau Hiệp định Giơnevơ, dưới sự lôi kéo, dụ dỗ, cưỡng ép của
địch nhằm thực hiện âm mưu làm rối loạn xã hội, rút đi một lực lượng lao động
ở miền Bắc và tạo cho ngụy quân, ngụy quyền ở miền Nam có thêm chỗ dựa về
chính trị - xã hội, đã có cuộc di dân lớn đồng bào thiên chúa giáo vào Nam.
Những cư dân này phần lớn định cư ở huyện Trảng Bom, Thống Nhất và Biên
Hòa ngày nay.

Sau năm 1975, vẫn có nhiều đợt di dân nhập cư vào Đồng Nai nhưng
không tập trung lớn mà thường rải rác từng nhóm nhỏ. Người dân tứ xứ đổ về
Đồng Nai sinh sống đã mang đến nhiều sắc thái cuộc sống đa dạng, sinh động
nhưng đồng thời tạo nên một áp lực cho địa phương trong một thời gian dài.
11


Đồng Nai là vùng đất có bề dày lịch sử, với sự ưu đãi của thiên nhiên, “đất
lành, chim đậu”, sự giàu có, hấp dẫn ở điều kiện sống, tự nhiên cũng như xã hội
đã thu hút nhiều người dân từ những vùng đất xa xôi đến cư ngụ đông đúc, đa
dạng và xem đây là quê hương của mình. Họ là những người u lao động, sống
phóng khống, tự do. Họ sống gắn bó với nhau để chống chọi với thiên nhiên,
cải tạo thiên nhiên để dựng nên một vùng đất trù phú, giàu có khơng chỉ về mặt
vật chất mà giàu có cả về tinh thần, tình cảm. Giáo sĩ người Pháp Chritipho
Botis đã từng nhận xét rằng: Người dân ở đây sống thuận hòa, cư xử với nhau
thẳng thắn, thật thà như anh em ruột thịt.
Theo số liệu thống kê đến đầu năm 2012, dân số toàn tỉnh là 2.712.763
người, mật độ dân số: 386,511 người/km2. Trong đó, dân cư thành thị có khoảng
trên 850.000 người; dân cư vùng nơng thơn có trên 1.800.000 người. So với cả
nước, Đồng Nai là tỉnh đứng thứ 5 về đông dân số; đứng thứ hai so với miền
Đông Nam Bộ (sau Thành phố Hồ Chí Minh). Dân số tập trung nhiều nhất là ở
Thành phố Biên Hòa (hiện lên đến 699.000 người).
Đồng Nai có dân số tương đối trẻ, tỷ lệ lao động trong độ tuổi cao. Hiện
Đồng Nai có hơn 1,2 triệu người trong độ tuổi lao động, trong đó hầu hết đều có
trình độ văn hóa trung học cơ sở trở lên và tỉ lệ lao động có trình độ trình độ
trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và trên đại học tương đối cao. Đây là
nguồn lực rất quan trọng cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.
Đồng Nai hiện vẫn rất thiếu lao động được đào tạo có tay nghề cao. Trong
khi đó, việc chuyển dịch lao động nơng thơn thiếu việc làm vẫn cịn phổ biến,
bên cạnh đó, sự gia tăng lao động cơ học trên địa bàn tỉnh đã làm nảy sinh nhiều

vấn đề xã hội đáng quan tâm như: giao thơng, viêc làm, nhà ở, đời sống văn hóa,
tệ nạn xã hội…
Đồng Nai có 31 dân tộc anh em, trong đó phần lớn là người Kinh, số
người dân tộc Chăm cũng chiếm tỉ lệ khá cao, còn lại một bộ phận nhỏ là đồng
bào dân tộc ít người, gồm người Nùng, Thái, Chơ ro, Châu Mạ, Xtiêng…sống
rải rác ở các huyện: Xuân Lộc, Định Quán, Long Khánh, Cẩm Mỹ…
Đời sống của nhân dân là dân tộc ít người đã được cải thiện đáng kể. Thói
quen sống du canh, du cư dần dần được xóa bỏ. Sau giải phóng, được sự quan tâm
của Đảng bộ, người dân tộc đã hòa nhập vào cuộc sống mới, chí thú làm ăn, sinh
12


sống, học tập. Trình độ học vấn người dân tộc đã được nâng lên một bước, nhiều
con em người dân tộc đã trúng tuyển và tham gia đi học trong các trường trung học
chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.
Nhân dân Đồng Nai lâu đời đã chuộng đạo phật, nhưng đa số người dân đều
thờ cúng ông bà, tổ tiên. Các tôn giáo lớn như: phật giáo, công giáo, tin lành, hồi
giáo, cao đài, hịa hảo đều có mặt trên đất Đồng Nai. Số người dân theo các tôn
giáo khá lớn, chiếm hơn 60% dân số, trong đó người dân theo đạo Thiên chúa
giáo và Phật giáo có tỉ lệ cao. Năm 1954, với sự di dân miền Bắc vốn theo đạo
thiên chúa vào Nam, từ đó Đồng Nai trở thành tỉnh có số dân theo đạo thiên chúa
đơng nhất nước. Với đặc điểm là nơi hội tụ người dân tứ xứ và nhiều dân tộc anh
em cùng chung sống, nên có nhiều phong tục, tập qn, tín ngưỡng riêng rất đa
dạng.
Với nhiều sắc thái khác nhau từ các vùng miền trên cả nước đến định cư,
sinh sống trên đất Đồng Nai với tính chất, đặc điểm riêng về địa lý tự nhiên, điều
kiện lịch sử phát triển, phong tục tập quán và các giá trị văn hoá giao thoa nên
nhân dân Đồng Nai có một số đặc điểm cơ bản như sau:
Một là, nhân dân Đồng Nai có cuộc sống giản dị, mộc mạc, chân tình, thật
thà chất phác nhưng rất hào hiệp, phóng khống. Do những đặc thù về lịch sử xã hội của một vùng đất mới, bao gồm nhiều bộ phận dân cư liên tục di chuyển,

sự sống của con người trong buổi đầu khai hoang phải đương đầu với sơn lam,
chướng khí và thú dữ. Con người phải chịu nhiều tổn thất, phải dốc sức mới
dành được chiến thắng bằng sự hợp lực của cộng đồng, bằng vũ khí lẫn trí tuệ
của con người, bằng đức hiếu sinh của con người. Quá trình chinh phục tự nhiên
từng bước khẳng định ý chí và vẻ đẹp tâm hồn của con người Đồng Nai trong quá
trình khai phá, mở đất lập làng.
Sự biến đổi của xã hội theo thời gian khơng làm mất đi tấm lịng trung
nghĩa, nhân đức, đồn kết gắn bó tương trợ nhau trong cuộc sống. Nhân dân ln
thể hiện thái độ hào hiệp, phóng khống, đối xử bình đẳng, khơng phân biệt sang
hèn, khơng phân biệt xuất xứ, dân tộc. Người Đồng Nai thường ca ngợi cuộc
sống “vị tình vị nghĩa khơng vị đĩa xơi đầy”.
Hai là, nhân dân Đồng Nai có lịng u nước nồng nàn, một lịng một dạ
gắn bó với đất nước, với dân tộc, với Đảng cộng sản Việt Nam. Người dân Đồng
13


Nai sống gắn bó với Đảng, từ khi các tổ chức Đảng cộng sản ra đời trên trên
Đồng Nai, Đảng đã giúp cho nhân dân hiểu được, thấy được con đường tự giải
phóng mình, Đảng đã đem đến sự tự do, dân chủ, nâng cao đời sống, mang lại
lợi ích cho nên họ vô cùng phấn khởi nghe theo lời Đảng gọi, sẵn sàng vượt mọi
khó khăn, thử thách, nguy nan để đóng góp cơng sức, tiền của, khơng ngại hy
sinh xương máu để đấu tranh vì độc lập, vì tự do, để xây dựng quê hương Đồng
Nai ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh.
Ba là, nhân dân Đồng Nai có tinh thần lao động cần cù, chịu thương, chịu
khó, năng động và sáng tạo, đã tạo ra những giá trị kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ
thuật cho cộng đồng.
Kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế trên địa bàn cũng đã góp
phần làm thay đổi tư duy kinh tế. Nhân dân Đồng Nai làm kinh tế năng động
hơn, sáng tạo hơn. Họ dám nghĩ dám làm, mạnh dạn đầu tư vào những lĩnh vực
mới, những lĩnh vực khó khăn, những lĩnh vực chưa ai làm. Những tư tưởng

trông chờ, ỷ lại đang dần được khắc phục.
Quá trình thực hiện cơ chế thị trường trên địa bàn tỉnh cũng đã từng bước
hình thành một lớp người lao động mới, một nếp sống mới. Người dân có suy
nghĩ thực tế hơn, sống thực tế hơn, họ đã biết phân tích chọn lựa hướng đầu tư
sản xuất, biết nhìn xa trơng rộng, biết đi tắt đón đầu để nâng cao hiệu quả sản
xuất, kinh doanh. Cơ chế thị trường tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội trên địa bàn làm thay đổi nếp sống, nếp sinh hoạt, làm
thay đổi phong tục tập quán của gia đình, xã hội; làm thay đổi cả những giá trị,
chuẩn mực của xã hội về đạo đức cả hướng tích cực và tiêu cực.
Cơ chế cũ biến người dân thành người thừa hành, thụ động. Qua quá trình
tổ chức triển khai thực hiện theo cơ chế mới, người dân đã thay đổi rõ rệt nhận
thức của mình. Họ đã hiểu rằng mọi vấn đề đặt ra đều phải do họ tự suy nghĩ, tự
quyết định. Những tư duy theo kiểu kinh nghiệm, cảm tính dần dần khơng cịn
giữ vị trí chủ đạo mà được thay thế bằng tư duy khoa học, tư duy kinh tế phù
hợp hơn.
Tâm trạng xã hội của đại bộ phận nhân dân đã thay đổi tích cực, họ tin
tưởng vào đường lối đổi mới, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào vai trò
14


quản lý của Nhà nước. Người dân đã quan tâm nhiều hơn đến chính trị, đến kinh
tế, đến các lĩnh vực khác của xã hội.
Về văn hóa, q trình nhập cư, di dân và lao động đã tạo ra sáng tác văn
hóa, nghệ thuật phong phú, đa dạng về thể loại, giàu giá trị nhân văn, đậm đà
bản sắc địa phương.
Bốn là, người dân Đồng Nai vẫn còn mang nặng tư duy của thời kỳ phong
kiến và thời kỳ bao cấp cùng với những biến đổi tiêu cực về tâm lý – xã hội của
nhân dân
Phần lớn người dân còn tư duy đơn giản, nặng về kinh nghiệm, tầm nhìn
hạn hẹp, chỉ thấy cái lợi trước mắt; còn mang nặng tính tư hữu nhỏ, tư tưởng bè

phái, cục bộ do ảnh hưởng nặng nề của hệ tư tưởng phong kiến.
Trong nhân dân còn phổ biến tâm lý thụ động, ỷ lại, thích sống n phận;
ngại va chạm, “sống dĩ hịa vi quý”, ngại đấu tranh cho lẽ phải; trong lao động,
sinh hoạt, làm việc cịn biểu hiện tính tùy tiện, ý thức tổ chức, kỷ luật kém, ý
thức pháp luật kém.
Sự phân hóa giàu nghèo trên địa bàn của tỉnh cho thấy rõ cách biệt khá xa
về thu nhập giữa các tầng lớp nhân dân. Do tác động của phát triển dân số hữu
cơ nên dù có rất nhiều cố gắng trong cơng tác xóa đói, giảm nghèo; giảm tỉ lệ hộ
nghèo xuống thấp nhưng sự chênh lệch giàu nghèo vẫn ở mức rất cao. Ở một
mức độ nào đó, chính sự phân tầng xã hội trên địa bàn đã dẫn đến những tác
động không tốt trong suy nghĩ của một bộ phận nhân dân trong xã hội.
Những vấn đề rất đáng quan tâm là xuất hiện thái độ bàng quan với cộng
đồng xã hội, là ý thức trách nhiệm cơng dân; kết cấu gia đình, sợi dây liên kết
truyền thống gia đình biến đổi và rạn nứt, kết cấu truyền thống gia đình Việt
Nam bị phá vỡ dẫn đến tình trạng ly hơn, ly thân tăng cao; một bộ phận thanh
niên sa sút về đạo đức, suy đồi về nhân cách, có xu hướng thốt ly cái đẹp, cái
tốt trong văn hóa truyền thống Việt Nam,
Những đặc điểm trên đây được xem là vấn đề cần quan tâm của Đảng bộ,
là yêu cầu đặt ra những quyết sách phù hợp đối với các cấp uỷ đảng, chính
quyền trong việc xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân ở Đồng
Nai. Quá trình thực hiện nguyên tắc Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân là phải
vận động, cải tạo những phong tục, tập quán, thói quen hành động và lối tư duy
15


trì trệ, lạc hậu đang cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội và quá trình dân
chủ hố, xây dựng nơng thơn mới văn minh, hiện đại trên địa bàn.
1.1.2. Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai
1.1.2.1. Đặc điểm của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai
- Quá trình hình thành và phát triển của Đảng bộ tỉnhĐồng Nai

Chi bộ Đông Dương cộng sản Đảng ở Cao su Phú Riềng được thành lập
vào ngày 28 tháng 10 năm 1929, từ 6 đảng viên ban đầu, chi bộ đã giáo dục kết
nạp thêm một số đảng viên mới rồi tung những “hạt giống đỏ” này đi vào các
đồn điền, nhà máy, xí nghiệp để phát triển mạng lưới cơ sở. Đến đầu năm 1930
cơ sở Đảng đã phát triển một số nơi trong tỉnh Biên Hịa (Đồng Nai) như đề pơ
xe lửa Dĩ An, nhà máy cưa BIF, đồn điền cao su Cam Tiêm, đồn điền Cuộc-tơnay… Đến năm 1935, sự ra đời của chi bộ Đảng cộng sản Bình Phước – Tân
Triều đánh dấu một bước phát triển mới, một bước ngoặt trên con đường đấu
tranh cách mạng của nhân dân tỉnh Biên Hòa (Đồng Nai) và trở thành hạt nhân
lãnh đạo phong trào cách mạng ở Biên Hòa và là nòng cốt để tổ chức Tỉnh ủy
lâm thời sau này.
Từ khi chi bộ Đảng Cộng sản Phú Riềng, chi bộ Bình Phước - Tân Triều
ra đời đến tháng 7 năm 1954, Đảng bộ và nhân dân Biên Hịa đã kiên trì đấu
tranh, vượt qua bao gian khổ, ác liệt và hy sinh để đi đến thắng lợi, giành chính
quyền trong Cách mạng Tháng Tám, cùng nhân dân cả nước đánh bại cuộc chiến
tranh xâm lược của thực dân Pháp.
Xuyên suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1945
đến năm 1954, theo lịch sử Đảng bộ tỉnh đã đánh giá phong trào kháng chiến của
Đảng bộ và quân dân Biên Hịa đã khơng ngừng phát triển theo quy luật phát
triển của cả nước: từ khơng đến có, từ quy mơ nhỏ đến quy mô lớn, không
ngừng phát triển lực lượng, phong trào du kích chiến tranh. Trước kẻ thù lớn
mạnh cả vể kinh tế, quốc phòng, về thủ đoạn xâm lược, Đảng bộ và quân dân
Biên Hòa đã phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần tự lực tự cường, sáng tạo
trong đấu tranh, giữ vững địa bàn, huy động được sức người sức của phát triển
phong trào du kích chiến tranh toàn dân, toàn diện đánh thực dân Pháp xâm
lược.

16


Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Trung

ương Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Xứ ủy Nam bộ, Trung ương Cục và
Khu ủy miền Đơng. Với khí thế hào hùng, với quyết tâm cao độ Đảng bộ, quân
và dân tỉnh Đồng Nai cùng với cả nước đã tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân
chống quân xâm lược, đánh bại nhiều chiến lược chiến tranh tinh vi, xảo quyệt
của kẻ thù; Đảng bộ và nhân dân Đồng Nai đã trải qua nhiều thời kỳ lịch sử hết
sức gian khổ, ác liệt, đầy máu và nước mắt, “đã dựng xây nên truyền thống kiên
cường, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nên những chiến cơng chói
lọi, kết thúc với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa xn năm 1975 giải phóng
hồn toàn tỉnh nhà, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất
và chủ nghĩa xã hội”.
Sau khi miền Nam được hồn tồn giải phóng, thống nhất hai miền đất
nước, đầu tháng 1-1976, Trung ương ra quyết định thành lập tỉnh Đồng Nai trên
cơ sở sáp nhập ba tỉnh: Biên Hoà, Bà Rịa – Long Khánh, Tân Phú. Ngày 6-11976, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra quyết định chỉ định Ban Chấp hành lâm
thời Đảng bộ tỉnh Đồng Nai gồm có 39 uỷ viên chính thức và 5 uỷ viên dự
khuyết. Ban Thường vụ gồm có 11 đồng chí. Đồng chí Lê Quang Chữ được chỉ
định là Bí thư Tỉnh uỷ đầu tiên sau giải phóng, các đồng chí Phạm Văn Hy,
Nguyễn Văn Lá (Sáu Trung) là Phó Bí thư Tỉnh uỷ.
Bước vào cơng cuộc xây dựng tỉnh nhà sau khi đất nước hồn tồn giải
phóng, khó khăn gian khổ trong hai cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài đã không
làm nao núng tinh thần Đảng bộ và nhân dân Đồng Nai. Nhưng bước vào công
cuộc tái thiết đất nước, Đảng bộ và nhân dân Đồng Nai cũng như của cả nước lại
phải đối diện với mn vàn khó khăn, phức tạp, nguy nan tưởng chừng khó thể
vượt qua. Trong tình hình đó, đất nước ta lại phải đương đầu với hai cuộc chiến
tranh ở biên giới Tây – Nam và biên giới phía Bắc, nhưng dưới sự lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Đồng Nai đã phát huy tinh thần
yêu nước, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời kỳ đấu tranh với ý
chí quyết tâm, tinh thần tự lực, tự cường, đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó
khăn, thử thách để khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định tình hình, cuộc sống
và khơi phục, phát triển sản xuất.


17


Cũng trong giai đoạn này, các tổ chức Đảng từ tỉnh đến cơ sở được từng
bước củng cố, xây dựng mới, nâng cao về số lượng lẫn chất lượng đáp ứng được
yêu cầu lãnh đạo thự trên địa hiện tốt nhiệm vụ chính trị trên địa bàn. Tổ chức
chính quyền các cấp được xây dựng ổn định, ngày một vững mạnh đáp ứng yêu
cầu và nhiệm vụ trong từng giai đoạn của thời kỳ mới.
Từ năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh
đạo, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được Đảng bộ Đồng Nai
vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào điều kiện cụ thể của địa phương. Kết quả đạt
được trong hơn hai thập kỷ qua, trên đia bàn đã giữ vững ổn định chính trị, kinh
tế - xã hội cả tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống đại bộ phận nhân dân
được cải thiện mạnh mẽ, từng bước khởi sắc; nhiều cơng trình kinh tế - xã hội đã
và đang tiếp tục được xây dựng, kết cấu hạ tầng ngày càng phát triển.
Mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với dân có nhiều đổi mới và đi vào chiều
sâu. Niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền ngày càng được củng cố,
sức mạnh của quần chúng nhân dân ngày càng được phát huy; khối đại đồn kết
tồn dân ngày càng vững chắc. Lợi ích của nhân dân đã được quan tâm và đặt
lên hàng đầu. Các mặt cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí và phát huy dân chủ
đều được quan tâm tổ chức lãnh đạo và thực hiện hiệu quả. Quyền và lợi ích
chính đáng, hợp pháp của nhân dân được bảo vệ.
Về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, từ khi thực hiện đường lối đổi
mới, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh các khóa đã ban hành nhiều chủ trương, nghị
quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Trên cơ sở đó, cơng tác xây dựng, chỉnh
đốn Đảng đã đạt được nhiều kết quả tích cực; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng không ngừng được nâng cao; phương thức lãnh đạo của Đảng từng
bước được đổi mới; vai trò lãnh đạo của Đảng được giữ vững, niềm tin của nhân
dân với Đảng được củng cố; đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý các cấp đã có
bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt. Đại bộ phận cán bộ, đảng viên có ý

thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, có ý thức phục
vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng.
Sau hơn tám thập kỷ xây dựng, trưởng thành và phát triển, Đảng bộ Tỉnh
Đồng Nai ngày càng lớn mạnh, phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. đạt
được những thành tựu đáng tự hào về kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng an
18


ninh và xây dựng Đảng. “Trong đấu tranh người miền Đông anh dũng, trong lao
động người lại cũng anh hùng” – lời của một bài ca đã phản ánh nhân cách, khí
phách con người vùng đất Biên Hồ – Đồng Nai có lịch sử hơn 300 năm hình
thành và phát triển.
- Về cơ cấu tổ chức bộ máy của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai:
Đảng bộ tỉnh Đồng Nai hiện nay (tính đến cuối năm 2010) có 50.745 đảng
viên sinh hoạt tại 977 tổ chức cơ sở đảng; trong đó có 171 tổ chức cơ sở đảng xã,
phường, thị trấn; hiện nay trên địa bàn tỉnh 100% ấp, khu phố có đảng viên,
96,13% ấp, khu phố có chi bộ đảng. Đồng Nai có 16 đảng bộ trực thuộc bao
gồm: đảng bộ cấp huyện có các đảng bộ thành phố Biên Hịa, đảng bộ thị xã
Long Khánh và 9 đảng bộ huyện: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Nhơn Trạch, Long
Thành, Thống Nhất, Trảng Bom, Định Quán, Tân Phú và huyện Vĩnh Cửu; 02
đảng bộ khối: đảng bộ khối Dân chính Đảng và đảng bộ khối Doanh nghiệp ; 02
đảng bộ lực lượng vũ trang: đảng bộ Công an và đảng bộ Quân sự; 01 đảng bộ
công ty cao su Đồng Nai.
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, khi thực hiện Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII và thực hiện Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khóa X, tỉ chøc bé m¸y, hệ
thống cơ quan tham mưu cho cấp ủy tỉnh đã được tổ chức gọn hơn với 7 đầu mối
bao gồm 5 ban: Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Ủy ban kiểm tra,
Văn phòng và 2 đơn vị sự nghiệp: Trường chính trị và Báo Đảng. Trong tháng 6
năm 2013, Tỉnh ủy Đồng Nai vừa quyết định thành lập thêm Ban Nội chính.

Gắn với hệ thống tổ chức đảng cấp tỉnh là hệ thống tổ chức chức đảng cấp
huyện và cơ sở. Cấp ủy các cấp huyện và cơ sở là cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo,
điều hành hoạt động của Đảng bộ mỗi cấp. Tỉ chøc bé m¸y, hệ thống cơ
quan tham mưu cho cấp huyện cũng đã được tổ chức gọn hơn với 6 đầu mối bao
gồm: Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Ủy ban kiểm tra, Văn phòng
và Trung tâm bồi dưỡng chính trị.
Về đánh giá phân loại TCCSĐ hàng năm tính bình qn có trên 75,7%
TCCSĐ trong sạch vững mạnh; tỉ lệ TCCSĐ yếu kém giảm xuống còn 0,21 %.
Về đánh giá chất lượng đảng viên hàng năm, có bình qn trên 80% đảng viên
hồn thành tốt nhiệm vụ, tỉ lệ đảng viên vi phạm tư cách giảm xuống dưới 1,3 %.
19


Số cấp ủy viên cơ sở tốt nghiệp trung học phổ thơng chiếm tỉ lệ 93,54%, có trình
độ cao đẳng, đại học, trên đại học chiếm 52,42%.
1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai
- Về chức năng của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai
Chức năng của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai là hạt nhân lãnh đạo toàn diện hệ
thống chính trị của tỉnh thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chủ trương của Đảng dưới sự chỉ đạo trực
tiếp của Trung ương; lãnh đạo xây dựng các tổ chức trong hệ thống chính trị trên
địa bàn trong sạch vững mạnh; chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân; động viên nhân dân hòan thành đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Đảng bộ tỉnh Đồng Nai có trách nhiệm tổ chức và quy tụ sức mạnh của
toàn đảng, toàn quân, toàn dân trong tỉnh quán triệt và vận dụng sáng tạo đường
lối chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước và cơ quan cấp
trên cho phù hợp với đặc điểm của tỉnh; lãnh đạo đề ra mục tiêu, phương hướng,
nhiệm vụ công tác, chủ trương, giải pháp thực hiện hoàn thành nhiệm vụ chính
trị được giao; làm tốt cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, quản lý và giám sát
đảng viên; đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, suy thoái trong Đảng; từng

bước nâng cao chất lượng sinh hoạt các chi bộ Đảng. Đồng thời Đảng phải luôn
nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những yêu cầu chính đáng của quần chúng nhân
dân, để Đảng và Nhà nước định ra đường lối, chủ trương chính sách đúng đắn.
Đảng bộ thực hiện chức năng lãnh đạo xây dựng nội bộ tổ chức đảng các
cấp; lãnh đạo xây dựng các tổ chức đảng trong tỉnh trong sạch vững mạnh; lãnh
đạo các lĩnh vực đời sống xã hội trên địa bàn; định hướng xây dựng tổ chức và
hoạt động của chính quyền, các đồn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội ở tỉnh theo
quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị,
nghị quyết của cấp trên và của Đảng bộ tỉnh được thực hiện có hiệu quả.
- Về nhiệm vụ của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai
Mục tiêu tổng quát của Đảng bộ tỉnh Đồng Nai là tiếp tục đổi mới phương
thức và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của toàn Đảng bộ; phát huy
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao,
bền vững; nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh; chủ động, tích cực hội
nhập quốc tế; đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đi đơi với bảo vệ mơi
20


trường; thực hiện tốt và đồng bộ các chính sách an sinh xã hội; nâng cao hơn nữa
chất lượng cuộc sống của nhân dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh;
xây dựng Đồng Nai thành tỉnh cơ bản công nghiệp hóa - hiện đại hóa vào năm
2020.
Nhiệm vụ của Đảng bộ chủ yếu tập trung vào các vấn đề lớn sau:
+ Lãnh đạo tổ chức thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế:
Tập trung tổ chức cơ cấu lại các ngành kinh tế kết hợp xây dựng kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển đô thị và nơng thơn theo hướng cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Trong đó, tập trung phát triển đồng bộ các lĩnh vực công
nghiệp - xây dựng, nông nghiệp, các loại hình thương mại, du lịch và các ngành
dịch vụ có giá trị gia tăng cao.
Tập trung nguồn lực đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, đặc

biệt là một số cơng trình hạ tầng có quy mô lớn, hiện đại; hệ thống giao thông
nông thôn, hạ tầng đô thị, tạo điều kiện bứt phá về phát triển kinh tế xã hội.
Thực hiện có hiệu quả các giải pháp để bảo vệ mơi trường, ứng phó với
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Ngăn chặn có hiệu quả mức độ gia tăng ơ
nhiễm, mức độ suy thối môi trường và cải thiện nâng cao chất lượng môi
trường, bảo đảm phát triển bền vững.
Tiến hành điều tra, đánh giá tiềm năng đất đai tài nguyên nước, tài nguyên
khoáng sản làm cơ sở để xây dựng quy hoạch, kế hoạch nhằm khai thác, sử dụng
hợp lý, hiệu quả các nguồn tài nguyên. Từng bước hoàn thiện và hiện đại hóa hệ
thống quản lý đất đai.
+ Lãnh đạo thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ:
Lãnh đạo tiếp tục đổi mới và phát triển toàn diện, mạnh mẽ lĩnh vực giáo
dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao, xây dựng con người mới phát triển tồn diện, có năng lực làm chủ
cuộc sống, lao động cống hiến cho xã hội. Xây dựng xã hội học tập trên nền tảng
phong trào khuyến học, khuyến tài và truyền thống hiếu học của người Việt
Nam.
Hướng trọng tâm hoạt động khoa học công nghệ vào phục vụ cơng nghiệp
hóa - hiện đại hóa, góp phần tích cực tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả,
21


nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển mạnh khoa học và công nghệ
thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững. Tập
trung các điều kiện để triển khai xây dựng nhanh khu công nghiệp công nghệ
cao về sinh học của tỉnh nhằm ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả trên 3 lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp, y tế và bảo vệ môi trường.
Tập trung mở rộng và phát triển nhanh mạng lưới y tế, nhất là y tế tuyến
cơ sở; đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục sức khoẻ; nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh, chất lượng các dịch vụ y tế và bảo vệ sức khỏe cộng đồng,

phòng chống dịch bệnh; thực hiện tốt việc kết hợp điều trị bằng y học hiện đại
với y học cổ truyền trong công tác khám chữa bệnh.
Tiếp tục tạo chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực việc làm, đào tạo nghề,
nâng cao thu nhập người lao động và bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền
vững.
+ Lãnh đạo thực hiện các mục tiêu phát triển văn hóa:
Thực hiện các mục tiêu của Đảng bộ về xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc
ở địa phương làm cho giá trị văn hóa Việt Nam thấm sâu vào mọi mặt trong đời
sống. Nâng cao mức hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của nhân dân.
Tập trung xây dựng đời sống, lối sống và mơi trường văn hóa lành mạnh;
coi trọng văn hóa trong lãnh đạo, quản lý, văn hóa trong kinh doanh và văn hóa
trong ứng xử. Hướng vào xây dựng nhân cách con người và lý tưởng đạo đức,
lối sống, lòng tự tôn dân tộc, ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm xã hội của
công dân, nhất là trong thế hệ trẻ.
Triển khai đồng bộ và hiệu quả đề án phát triển văn hóa nơng thơn đến
năm 2015, định hướng đến năm 2020; huy động các nguồn lực xã hội để tạo
điều kiện nâng cao mức hưởng thụ và sáng tạo văn hóa cho người dân ở nơng
thơn. Phát triển thể dục thể thao một cách đồng bộ, hài hòa giữa phong trào
quần chúng và thành tích cao; trong đó thể thao thành tích cao phải đạt thành
tích ổn định trên nền của phong trào quần chúng một cách vững chắc, sâu rộng
trong gia đình, nhà trường và xã hội.

22


+ Lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; bảo đảm tăng
cường sức mạnh quốc phòng, an ninh cả về tiềm lực và thế trận, xây dựng khu
vực phòng thủ tỉnh, huyện vững chắc:
Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về quốc phòng an ninh; kết hợp chặt

chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh, quốc phòng - an ninh với kinh tế trong quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu hàng năm
hoàn thành kế hoạch diễn tập khu vực phịng thủ; hồn thành các chỉ tiêu (về
động viên, xây dựng lực lượng, tuyển quân) do Chính phủ giao và mục tiêu đến
cuối năm 2015 tỷ lệ đảng viên trong dân quân tự vệ đạt trên 18% (riêng trong
dân quân 15%).
Tiếp tục lãnh đạo thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị
(khố X) và Nghị định 152/NĐ-CP của Chính phủ về xây dựng khu vực phòng
thủ vững chắc đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tập trung
xây dựng lực lượng quân đội, công an nhân dân địa phương cách mạng, chính
quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến
đấu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh,
rộng khắp, có độ tin cậy cao. Chủ động phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi và làm thất
bại mọi âm mưu, phá hoại của các thế lực thù địch, không để bị động bất ngờ,
giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn. Tiếp tục thực hiện tốt “Đề án bảo đảm an
ninh, trật tự phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn tỉnh”; đẩy mạnh
“phong trào toàn dân bảo vệ tổ quốc”; tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp
luật trong nhân dân, phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh có hiệu quả với các loại
tội phạm, tệ nạn xã hội, nâng cao tỷ lệ điều tra phá án.
Tăng cường cơng tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng trong lực lượng
vũ trang. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục và bồi dưỡng kiến
thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng. Xây dựng Đảng bộ quân đội, công
an nhân dân trong sạch vững mạnh; tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp
đối với lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên.
+ Lãnh đạo và tổ chức thực hiện phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây
dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước:
Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tạo mơi trường thuận lợi, minh bạch,
công khai cho hoạt động của người dân và cải thiện mối quan hệ giữa cơ quan
23



hành chính nhà nước với tổ chức, doanh nghiệp và công dân. Tổ chức quán triệt,
tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đảng viên, công chức về công tác cải cách
hành chính; tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân; tăng cường nhận thức coi cải
cách hành chính là nhiệm vụ quan trọng tạo động lực cho kinh tế xã hội phát
triển.
Tập trung xây dựng hệ thống hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh,
đảm bảo quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, góp phần giữ vững
sự ổn định chính trị và thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Thực hiện sắp xếp,
kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, đảm bảo hoạt động có
hiệu quả. Thực hiện mạnh mẽ việc phân cấp trong hệ thống hành chính đi đơi
với tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, thực thi công vụ.
Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm tạo ra đội ngũ cán
bộ, cơng chức có trình độ chun môn, ý thức trách nhiệm cao, phẩm chất đạo
đức, phong cách làm việc tốt, tận tụy phục vụ nhân dân, có tính chun nghiệp
cao.
Nâng cao hiệu quả hoạt động cơng tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành
án. Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia vào công tác tư pháp.
Thực hiện tốt cơ chế giám sát của cơ quan dân cử, của nhân dân bảo đảm công
khai, minh bạch, dân chủ trong hoạt động tố tụng.
Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong cơng tác phịng, chống
tham nhũng, lãng phí. Chủ động, tích cực phịng ngừa, phát hiện và xử lý kịp
thời những biểu hiện tiêu cực, hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ cơng chức
góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trong sạch, vững mạnh,
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
+ Lãnh đạo xây dựng vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân, đổi mới nội
dung, phương thức hoạt động của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể:
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; thắt chặt mối quan hệ gắn bó
giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu
nước để tập hợp, đoàn kết mọi thành phần giai cấp, mọi người dân vì mục tiêu

xây dựng Đồng Nai ngày càng giàu mạnh, văn minh. Xây dựng và phát huy vai
trò của các giai cấp, các tầng lớp nhân dân trong quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp
hố, hiện đại hố và hội nhập quốc tế.
24


Mặt trận và các đoàn thể nhân dân tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung,
phương thức hoạt động, phát huy vai trị nịng cốt tập hợp, đồn kết nhân dân.
Nâng cao chất lượng hoạt động; khắc phục tình trạng hành chính hố, xây dựng
tổ chức vững mạnh. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước; vận động các
tầng lớp nhân dân thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh. Thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, giám sát và phản biện xã hội,
đảm bảo nhân dân thực hiện quyền dân chủ trên các lĩnh vực của đời sống xã
hội.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận và các đồn thể;
nâng cao hơn nữa vai trị cơng tác dân vận của hệ thống chính trị trong thời kỳ
mới.
+ Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng:
Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng và
rèn luyện phẩm chất đạo đức cán bộ, đảng viên; làm cho mỗi cấp ủy, mỗi cán bộ
đảng viên nhận thức sâu sắc hơn nữa vị trí then chốt của cơng tác xây dựng
Đảng. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực cụ thể hóa đường
lối của Đảng, tạo sự thống nhất cao trong nội bộ Đảng và sự đồng thuận trong xã
hội; gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn các nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung
tâm, xây dựng Đảng là then chốt và phát triển văn hoá - nền tảng tinh thần của
xã hội để sớm đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hình thức tổ chức tuyên truyền,
học tập chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của
Đảng, pháp luật của Nhà nước; tăng cường đấu tranh, phản bác những luận điệu
sai trái, phản động; kịp thời cung cấp những thơng tin đúng, chính xác cho cán

bộ, đảng viên và nhân dân; kiên quyết xử lý những thông tin và luận điệu sai trái,
đi ngược với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; tiếp tục
triển khai thường xuyên, có chiều sâu và hiệu quả việc "Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh".
Tiếp tục đổi mới, kiện tồn tổ chức, bộ máy của Đảng và hệ thống chính
trị; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất
lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện
đại hóa.
25


×