Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Đánh giá cán bộ diện ban thường vụ thành ủy viêng chăn cộng hòa dân chủ nhân dân lào quản lý giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.12 KB, 116 trang )

1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vai trò đặc biệt quan trọng của cán bộ:
“Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hay thật bại,
đều do cán bộ tốt hay kém”. Cán bộ chỉ có thể xứng đáng với vai trị ấy, khi
cơng tác cán bộ được thực hiện đúng đắn và có chất lượng tốt. Cơng tác cán bộ
gồm nhiều khâu, trong đó đánh giá cán bộ là một khâu rất quan trọng có tính
quyết định và quan hệ mật thiết, chi phối rất lớn các khâu khác của tác cán bộ.
Công tác cán bộ được thực hiện tốt khi và chỉ khi các khâu của cơng tác cán
bộ được thực hiện tốt, trong đó khơng thể thiếu công tác đánh giá cán bộ.
Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào đã nhận thức sâu sắc về vấn
đề này, đã đề ra đường lối công tác cán bộ, đã ban hành các nghị quyết, chỉ
thị, quy định, quy chế về công tác cán bộ. Các khâu của công tác cán bộ như:
quy hoạch cán bộ, luân chuyển, quản lý, bổ nhiệm, điều động, quản lý, đánh
giá cán bộ…đã được xác định ngày càng cụ thể hơn Quy định số 01/QĐ-BCT
của Bộ Chính trị, ngày 07/07/2003 về đánh giá, phân loại cán bộ, kèm theo
các Hướng dẫn số 358/ HD-BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương ngày
02/02/2004 về tổ chức thực hiện Quy định này. Đây là văn bản làm căn cứ rất
quan trọng để các cấp ủy đảng quán triệt, vận dụng và tổ chức thực hiện đánh
giá cán bộ. Nhờ đó, việc đánh giá cán bộ của Đảng NDCM Lào đã có chuyển
biến tích cực, góp phần quan trọng vào chất lượng và kết quả công tác cán bộ,
xây dựng đội ngũ cán bộ các ngành, các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách
mạng Lào trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, Đảng NDCM Lào cũng chỉ rõ “đánh giá cán bộ vẫn là khâu
yếu, chậm được khắc phục”. Đây là vấn đề cần được đầu tư nghiên cứu nhằm
đánh giá đúng cán bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các khâu khác của công tác
cán bộ được thực hiện tốt.



2

Thành phố Viêng Chăn là Thủ đô của nước CHDCND Lào, trái tim của
cả nước, có vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế-xã hội. Sự
phát triển vững mạnh về mọi mặt của Thành phố có tác dụng to lớn và quyết
định sự phát triển của cả nước. Nhân tố quyết định sự phát triển của Thành
phố là đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ diện Ban Thường vụ Thành
ủy Thành ủy quản lý. Đây là những cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngành, lĩnh
vực, các địa phương, các tổ chức trong hệ thống chính trị ở các đơn vị trực
thuộc Thành ủy, quyết định sự phát triển mọi mặt ở các ngành, lĩnh vực, đơn
vị đó.
Trong những năm qua, Thành ủy Viêng Chăn đã luôn quan tâm đến
công tác cán bộ, đã cụ thể hóa đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng
NDCM Lào về công tác cán bộ; đã quán triệt và tổ chức thực hiện các quy
định của Đảng về công tác cán bộ đạt kết quả, nhất là Quy định số 01/QĐBCT nêu trên của Bộ Chính trị về đánh giá cán bộ, đặc biệt chú ý đánh giá
cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy (BTVTU) quản lý. Nhờ đó, việc đánh
giá những cán bộ này đã tiến bộ hơn, theo quan điểm của Đảng, quy định, hướng
dẫn của Ban Tổ chức Trung ương; hạn chế được các tiêu cực trong đánh giá đội
ngũ cán bộ. Đây là nhân tố rất quan trọng tạo chuyển biến về chất trong công tác
cán bộ của Thành ủy và đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý. Đó là nhân tố
quyết định để Viêng Chăn xứng đáng là đơn vị đi đầu về kinh tế - xã hội, quốc
phịng, an ninh và cơng tác xây dựng Đảng trong cả nước và toàn Đảng.
Song, việc đánh giá cán bộ nói chung, đánh giá cán bộ diện BTVTU
quản lý, nói riêng vẫn còn nhiều bất cập việc định lượng các nội dung đánh
giá gặp nhiều khó khăn do đối tượng cán bộ đa dạng, chưa hình thành được
biện pháp hữu hiệu hạn chế, yếu kém chủ quan trong đánh giá, có nơi làm cịn
hình thức, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp trong đánh giá cán bộ, quy
trình đánh giá cán bộ còn rườm ra, phương pháp đánh giá chưa đa dạng, chưa



3

vận dụng được những phương pháp đánh giá hiện đại của các nước phát triển
và những tập đoàn kinh tế lớn. Mặc dù là một khâu rất quan trọng trong công
tác cán bộ tuy nhiên Thành ủy chưa tâm đầy đủ đến cơng tác đánh giá cán bộ.
Có những biểu hiện chủ quan, thành kiến, hẹp hịi, có lúc cịn chưa thực sự
dân chủ; còn những biểu hiện cục bộ, bè phái, hữu khuynh, dĩ hòa vi quý, chủ
yếu dựa vào ý kiến của Bí thư hoặc Phó Bí thư Thành ủy; cá biệt có trường
hợp cịn vi phạm ngun tắc, quy định về đánh giá cán bộ; việc công khai
trong đánh giá những cán bộ này còn rất hạn chế, nhất là công khai ý kiến
đánh giá cho cán bộ được đánh giá; việc đánh giá những cán bộ này chưa
thành nền nếp; cá biệt có lúc cịn có biểu hiện qua loa, chiếu lệ nhằm đảm bảo
chương trình, kế hoạch; việc phát huy vai trò của các tổ chức trong hệ thống
chính trị trong đánh giá cán bộ diện BTVTU quản lý còn hạn chế.
Những hạn chế, yếu kém đó đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến các khâu
khác của công tác cán bộ, như đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, cất nhắc, bố trí cán
bộ, ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý, hạn chế
sự phát triển mọi mặt của Thành phố.
Trước yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới của Thủ đơ, của
đất nước, với vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng của Thành ủy - Thủ đô, của đội
ngũ cán bộ, nhất là cán bộ diện BTVTU quản lý và yêu cầu phát huy ưu điểm,
khắc phục có hiệu quả những hạn chế, yếu kém nêu trên đòi hỏi cấp thiết phải
nghiên cứu tìm giải pháp khả thi cho vấn đề này.
Là một cán bộ công tác tại Thành ủy Viêng Chăn, được học tập có hệ
thống về xây dựng Đảng ở Việt Nam, tơi có nguyện vọng được góp phần vào
thực hiện nhiệm vụ cấp thiết nêu trên. Vì thế, tác giả chọn và thực hiện đề tài
luận văn thạc sĩ: “ Đánh giá cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy Viêng
Chăn Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào quản lý giai đoạn hiện nay ”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Cơng tác cán bộ nói chung và đánh giá cán bộ nói riêng đã được các

nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập, định


4

hướng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những chỉ dẫn vô cùng quý báu, thiết
thực về công tác đánh giá cán bộ. Đảng NDCM Lào và Đảng Cộng sản Việt
Nam đã xác định các quan điểm, chủ trương và đã tổng kết được những bài
học kinh nghiệm về đánh giá cán bộ.
Đánh giá cán bộ nói chung và đánh giá cán bộ diện Ban Thường vụ cấp
ủy các cấp quản lý nói riêng đã thu hút khá nhiều nhà khoa học ở Lào và Việt
Nam nghiên cứu, đạt kết quả quan trọng. Kết quả nghiên cứu đã được thể hiện
trong các đề tài khoa học, luận văn, luận án và được đăng tải trên các sách,
báo, tạp chí ở Việt Nam và Lào:
* Các chương trình, đề tài
- “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thời
kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Đề tài khoa học cấp Nhà nước,
do PGS,TS Nguyễn Phú Trọng và PGS,TS Trần Xuân Sầm đồng chủ biên,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
* Các bài báo khoa học
- Một số phương pháp đánh giá, tuyển chọn, đề bạt cán bộ của Nguyễn
Quốc Hiệp, Tạp chí Xây dựng Đảng, số tháng 7-2003.
- Để đánh giá đúng cán bộ của tác giả Lê Đức Bình, đăng trên Tạp chí
Xây dựng Đảng, số tháng 9-2004.
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quan điểm và phương pháp đánh
giá cán bộ thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của tác giả Vũ
Việt Mỹ, đăng trên Tạp chí Thơng tin cơng tác tư tưởng, số 4-2006.
- Để đánh giá, sử dụng, đề bạt đúng cán bộ của TS. Đặng Đình Phú
đăng trên Website Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 5-2006.
- Bài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ ” của Đặng Sĩ Lộc

đăng trên Tạp chí Xây dựng Đảng, số 5-2007. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ, đưa ra quan điểm, thái độ, các bệnh
liên quan đến việc đánh giá cán bộ và đưa ra một số giải pháp.
- Chuyên đề Quản lý, đánh giá, điều động, luân chuyển cán bộ, Tài liệu
bồi dưỡng nghiệp vụ cơng tác tổ chức, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
*Các luận án, luận văn


5

* Một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ:
- Xây dựng đội ngũ cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh đồng
bằng song Hồng quản lý (2004), Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thái Sơn, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ kinh tế chủ chốt ở Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào (2005), Luận án tiến sĩ của Xỉnh Khăm.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt Hội Liên hiệp phụ nữ các tỉnh ở Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay (2005), Luận án tiến sĩ của Ních Khăm.
- Đánh giá cán bộ Huyện diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các Tỉnh
đồng Bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay (2011), Luận án tiến sĩ của Phạm
Tất Thắng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng
Cộng sản Việt Nam, Đánh giá đội ngũ cán bộ chủ chốt diện Ban Thường vụ
Tỉnh ủy Quảng trị quản lý trong giai đoạn hiện nay, 2007 của Hồ Xn Dồn,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng
sản Việt Nam, Đánh giá cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở tỉnh
Chăm Pa Sắc, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay, 2008
của Đao Bua La Pha, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Đến nay ở Việt Nam và Lào chưa có cơng trình khoa học nào nghiên

cứu toàn diện về “ Đánh giá cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy Viêng
Chăn Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào quản lý giai đoạn hiện nay”.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc đánh giá
cán bộ diện BTVTU Viêng Chăn quản lý, luận văn đề xuất phương hướng và
những giải pháp chủ yếu, nhằm thực hiện tốt công tác đánh giá cán bộ diện
BTVTU Viêng Chăn quản lý đến năm 2020 .
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá cán bộ diện


6

BTVTU Viêng Chăn quản lý.
- Thực trạng việc đánh giá đội ngũ cán bộ diện BTVTU Viêng Chăn
quản lý, chỉ ra ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân, rút ra những kinh
nghiệm.
- Đề xuất, phương hướng và giải pháp chủ yếu, nhằm đánh giá đúng
cán bộ diện BTVTU Viêng Chăn quản lý đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu việc đánh giá cán bộ diện BTVTU Viêng Chăn
quản lý
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Luận văn nghiên cứu, khảo sát thực trạng việc đánh giá cán bộ diện
BTVTU Viêng Chăn quản lý từ năm 2004 đến năm 2012. Phương hướng và
giải pháp đánh giá đúng cán bộ diện BTVTU Viêng Chăn đến năm 2020.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng NDCM Lào và Đảng Cộng sản
Việt Nam về xây dựng Đảng, về công tác cán bộ.
5.2. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn của luận văn là quá trình thực hiện việc đánh giá cán bộ
diện BTVTU Viêng Chăn quản lý trong những năm qua, tham khảo việc đánh
giá cán bộ chủ chốt cấp huyện, tỉnh, của các cấp ủy.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin, đồng thời luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể như: phân
tích tổng hợp, lịch sử-lơgíc, điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn và phương
pháp chuyên gia.
6. Đóng góp về mặt khoa học và ý nghĩa của luận văn
6.1. Đóng góp về mặt khoa học
- Làm rõ thực trạng cơng tác đánh giá cán bộ diện BTVTU Viêng Chăn
quản lý trong giai đoạn hiện nay. Những kinh nghiệm của Thành ủy về đánh
giá cán bộ diện BTVTU quản lý.


7

- Những giải pháp chủ yếu đánh giá đúng cán bộ diện BTVTU Viêng
Chăn quản lý trong giai đoạn hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Kết quả nghiên cứu luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo phục vụ việc đánh giá cán bộ diện BTVTU Viêng Chăn quản lý.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn cịn có thể được dùng làm tài liệu
tham khảo phục vụ học tập, giảng dạy về xây dựng Đảng ở Trường Chính trị Hành chính Viêng Chăn.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.


8

Chương 1
ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ỦY VIÊNG
CHĂN CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO QUẢN LÝ- NHỮNG
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ỦY VIÊNG CHĂN VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
DIỆN BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ỦY QUẢN LÝ

1.1.1. Thành phố Viêng Chăn và Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy
1.1.1.1. Khái quát về thành phố Viêng Chăn, Đảng bộ và Thành ủy
Thành phố Viêng Chăn được thành lập từ năm 1560 và từ đó đến nay,
ln là Thành phố - Thủ đơ, trung tâm chính trị, văn hóa của đất nước Lào
trong các giai đoạn khác nhau.
Thành phố Viêng Chăn có diện tích là 3920 km2, phía Bắc giáp tỉnh
Viêng Chăn, phía Đơng giáp tỉnh Bo-li-khăm-Xay, phía Nam và giáp Tây là
sơng Mê Cơng. Thủ đơ Viêng Chăn có 9 huyện và 490 bản. Theo số liệu tổng
điều tra dân số toàn quốc, dân số của Viêng Chăn là 7.43467 người, trong đó
nữ 380.255 người, mật độ dân số của thủ đô Viêng Chăn cao nhất nước (2252
người km2). Cư dân thủ đơ có kết cấu phong phú, có q trình phát triển lâu
đời, rất đa dạng về ngôn ngữ, tâm lý xã hội, phong tục tập qn, tơn giáo, tín
ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật, có nguyên quán ở hầu hết các tỉnh thành trong
cả nước, một số là người nước ngồi.
Thành phố Viêng Chăn hình thành hai khu vực kinh tế: Khu vực trung
tâm là nơi có số dân sinh sống đơng nhất, có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội
cao hơn các khu vực khac; khu vực ngoại ô dân cư thưa thớt, sinh sống rải rác
trên địa bàn, nơi đây có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội chậm hơn.

Thành phố Viêng Chăn có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi cho
sự phát triển về mọi mặt như: diện tích trồng trọt; sơng suối và thủy lợi khá
thuận lợi, có đường giao thơng đường bộ, đường thủy và đường hàng không;


9

các bệnh viện từ cấp thấp đến số cao. Đặc biệt Thành phố luôn nhận được chỉ
đạo, hỗ trợ trực tiếp của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các ban
ngành của Trung ương. Trình độ dân trí của thành phố cao hơn các tỉnh khác.
Thành phố Viêng Chăn là Thủ đô là trái tim của nước Lào qua nhiều
thời đại, nơi tập trung nhiều di sản văn hóa và những tài năng, đây là nguồn
sức mạnh tinh thần to lớn của đất nước và nhân dân Lào. Thành phố Viêng
Chăn có sức thu hút vốn, lao động, năng lượng, công nghệ, nguyên liệu, vật
tư, trang thiết bị và nhân tài cải nước… để phát triển nhanh, mạnh, vững chắc
kinh tế - xã hội, có điều kiện thuận lợi về thông tin và giao lưu với các tỉnh
trong cả nước và quốc tế để phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, Đảng bộ Thủ đô
Viêng Chăn đã thực hiện đường lối đổi mới từng bước giành được thắng lợi
này đến thắng lợi khác. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố ở mức cao
nhất cả nước. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới thủ đơ
Viêng Chăn vẫn giữ vững ổn định chính trị, tạo điều kiện thuận lợi để đổi mới
kinh tế - xã hội, kinh tế nhiều thành phần ở thành phố phát triển khá mạnh mẽ.
1.1.1.2.Ban Thường vụ Thành ủy Viêng Chăn-vị trí, vai trị, chức
năng nhiệm vụ
* Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Viêng Chăn:
- Về trình độ, tuổi:
+ Trình độ chun mơn : Có 27/ 27 đồng chí, nữ 05 đồng chí. 100%
đồng chí có trình độ từ đại học trở lên ( trong đó 02 đồng chí tiễn sĩ; 01 đồng
chí thạc sĩ ).

+ Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp 06 đồng chí; cao cấp 21 đồng
chí.
+ Độ tuổi tính đến 2015:
Dưới 40 tuổi : Khơng có.


10

Từ 40 – 50 tuổi : Có 13 đồng chí.
Trên 50 tuổi : Có 14 đồng chí.
* Ban Thường vụ Thành ủy Viêng Chăn:
Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Viêng Chăn là cơ quan lãnh đạo
giữa hai kỳ Đại hội đại biểu được Đảng bộ bầu ra để lãnh đạo Đảng bộ và
nhân dân thủ đô thực hiện nghị quyết đại hội.
Ban Thường vụ Thành ủy Viêng Chăn là cơ quan lãnh đạo do Hội nghị
lần thứ nhất Ban chấp hành Đảng bộ Thủ đơ bầu ra, có nhiệm vụ lãnh đạo và
kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của Đại hội đại biểu thủ đô, nghị quyết,
chỉ thị của Ban Chấp hành Đảng bộ và cấp trên; quyết định những chủ trương,
giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh; về cơng tác xây
dựng Đảng, công tác tổ chức cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung
các kỳ họp của Ban chấp hành Đảng bộ Thủ đô.
- Về số lượng: Ban chấp hành Đảng bộ Thành ủy gồm 07 đồng chí,
trong đó có 01 nữ; và 2 đồng chí là Phó Bí thư và phó Bí thư thường trực
Thành ủy.
- Về trình độ, độ tuổi:
+ Trình độ chun mơn: 07 đồng chí trong Ban Thường vụ có trình độ
đại học trở lên ( trong đó có 2 đồng chí có trình độ tiến sĩ và 01 đồng chí thạc
sĩ).
- Trình độ lý luận chính trị, 07 đồng chí trong Ban Thường vụ đều có
trình độ cao cấp lý luận chính trị.

+ Độ tuổi tính đến năm 2015.
Dưới 50 tuổi : có 0 đồng chí.
Trên 50 tuổi: có 07 đồng chí.
* Vị trí, vai trị của Ban Thường vụ Thành ủy.
Ban Thường vụ Thành ủy có vai trị rất quan trọng là nhân tố quyết


11

định thắng lợi mọi hoạt động của Đảng bộ Thành phố, từ xây dựng Đảng đến
lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã
hội của Thành phố và lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội trên địa bàn. Đó
là những người chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành Đảng bộ, trước Đảng
bộ và nhân dân Thành phố về sự hoạt động có hiệu quả của các tổ chức Đảng,
chính quyền, đoàn thể và sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh
trên địa bàn Thủ đơ. Đó là những người “đứng mũi chịu sào”, trong chỉ đạo tổ
chức thực tiễn, gánh vác trọng trách và chịu trách nhiệm không chỉ trong công
việc của cơ quan, đơn vị mình phụ trách, mà cịn đối với tồn bộ Thủ đơ. Vai
trị ấy do vai trị của Đảng bộ Thủ đơ và vai trị của Thủ đơ qui định. Đó là
những cán bộ “đầu tàu” của một con tàu đang vận hành đến mục tiêu phát
triển nhanh, bền vững của Thủ đô. Nếu thiếu những cán bộ này mọi hoạt động
của Thủ đơ khơng diễn ra được. Ngồi ra Ban Thường vụ Thành ủy Viêng
Chăn cịn có vai trị quyết định trong việc tổ chức, thực hiện thắng lợi đường
lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn Thủ đơ. Vai trị
ấy xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa cán bộ chủ chốt với đường lối,
chính sách của Đảng, với năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng và với
phong trào cách mạng của quần chúng.
* Chức năng, nhiệm vụ và chế độ công tác:
- Chức năng:
Ban Thường vụ Thành ủy Viêng Chăn là cơ quant hay mặt Ban chấp

hành Đảng bộ thành phố lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của Ban chấp
hành, của Đảng bộ giữa hai kỳ họp Ban chấp hành về các mặt hoạt động như:
công tác xây dựng Đảng, hoạt động lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính
trị và các lĩnh vực đời sống xã hội tren địa bàn nhằm thực hiện thắng lợi
đường lối, nghị quyết của Ban chấp hành và nghị quyết của Đại hội đại biểu
Đảng bộ thành phố Viêng Chăn. Qua đó từng bước đẩy mạnh phát triển kinh


12

tế hàng hóa theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN nhằm phát triển kinh tế
- xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội, nâng cao đời sống
của nhân dân, góp phần vào sự phát triển mọi mặt của các tỉnh khác và cả
nước.
Như vậy, Ban Thường vụ Thành ủy có chức năng chủ yếu là cơ quan
lãnh đạo, tổ chức thực hiện nghị quyết và những quyết định của Ban chấp
hành Đảng bộ thành phố trong các kỳ họp, nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành
phố. Tuy không là cơ quan cấp trên của Ban chấp hành, nhưng Ban Thường
vụ là tập thể trực tiếp điều hành mọi hoạt động của đảng bộ, được quyền
quyết định một số công việc theeo quy định. Ban Thường vụ Thành ủy cịn có
chức năng, chuẩn bị những nội dung hoạt động của Ban chấp hành trong thời
gian hoạt động giữa hai kỳ họp Ban chấp hành để Ban chấp hành thảo luận,
bàn bạc và quyết định. Ban Thường vụ Thành ủy cịn có chức năng bàn bạc,
thảo luận và ra nghị quyết của Ban Thường vụ về các hoạt động về công tác
xây dựng Đảng và một lĩnh vực khác; kiểm tra, giám sát các hoạt động của
từng ủy viên Ban Thường vụ, ủy viên Ban chấp hành và Ban chấp hành đảng
bộ cũng như các cấp ủy, cán bộ, tổ chức Đảng trực thuộc và tổ chức đảng
khác theo phân cấp quản lý. Trong công tác xây dựng Đảng, Ban Thường vụ
có chức năng tổ chức, triển khai các hoạt động của công tác cán bộ, trong đó
có đánh giá cán bộ diện BTVTU quản lý.

- Nhiệm vụ:
Ban Thường vụ Thành ủy Viêng Chăn có những nhiệm vụ chủ yếu sau
đây:
+ Tuyển chọn, bố trí và phân công công tác; giới thiệu ứng cứ, chỉ định;
quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng; điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn
nhiệm; khen thường; kỷ luật; giải quyết nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối
với các chức danh Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban, phó Trưởng ban của


13

Thành Ủy, Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy; Bí thư, Phó Bí
thư, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Khối trực thuộc; Giám đốc, Phó Giám đốc
các sở và tương đương; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Mặt trận, cấp trưởng và cấp
phó trong Ban chấp hành các đoàn thể ở Thành phố.
+ Chuẩn bị nhân sự để Thành ủy xem xét, đề nghị Bộ Chính trị, Ban
thư, xem xét chỉ đạo làm thủ tục đưa vào các chức danh thuộc Ban Bí thư
Trung ương Đảng quản lý; giới thiệu nhân sự bổ sung Thành Ủy viên; giới
thiệu bầu bổ sung ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy.
+ Đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư về bố trí, phân cơng cơng tác, nhận
xét đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết chế độ
nghỉ hưu và thực hiện chính sách đối với các chức danh cán bộ đó.
+ Quyết định việc phân cấp quản lý cán bộ đối với các ban cán sự
Đảng, Đảng đồn ở các cơ quan, ban ngành Thủ đơ và đối với cấp ủy, tổ chức
đảng trong phạm vi phụ trách.
+ Chuẩn y Ban chấp hành, Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên Ban Thường vụ
các Đảng ủy trực thuộc, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ủy ban kiểm tra
Đảng ủy trực thuộc; chỉ định hoặc ủy quyền cho Thường trực Thành ủy bổ
sung Ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng ủy trực thuộc, khi cần thì
chỉ định Bí thư Ban Chấp hành Đảng bộ trực thuộc.

Chỉ định ủy viên Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn các cơ quan
trực thuộc Thành ủy, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo các tổ chức thuộc thẩm quyền
theo ngành. Tham gia ý kiến với Đảng ủy quân sự Trung ương, Đảng ủy Công
an Trung ương về bổ nhiệm Chỉ Huy trưởng, Phó Chỉ Huy trưởng Bộ Chỉ huy
quân sự thủ đơ; Giám đốc, Phó Giám đốc Cơng an thủ đô.
- Về chế độ công tác:
Ban Thường vụ Thành ủy duy trì đều đặn chế độ giao ban với Bí thư,
Chủ tịch các huyện và Giám đốc các ban, ngành Thành phố để tăng cường sự


14

phối hợp lãnh đạo điều hành giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị từ
Thành phố tới cơ sở; tập trung chỉ đạo giải quyết các vấn đề nổi cậm, bức
xúc; kiểm tra , đôn đốc thực hiện, tạo sự thống nhất và quyết tâm trong việc
giải quyết những nhiệm vụ trọng tâm của Thành ủy.
Nhìn chung Ban Thường vụ Thành ủy Viêng Chăn hiện nay tuyệt đại đa
số là người trẻ tuổi so với những nhiệm kỳ trước đây. Họ có bản lĩnh chính trị
vững vàng, kiên định mục tiêu phát triển đất nước theo hướng XHCN; quán
triệt và chấp hành nghiêm túc các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng,
pháp luật của Nhà nước; giữ được đạo đức, phẩm chất cách mạng, ham học,
có lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với dân và được dân tín nhiệm; giữ
được truyền thống đồn kết trên cơ sở thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân
chủ, năng động, hăng hái thực hiện nhiệm vụ dược giao với tinh thần dám
nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm.
Tuy vậy, Ban Thường vụ Thành ủy hiện nay vẫn có những bất cập
như: số lượng Ban Thường vụ có trình đơ, chun mơn nghiệp vụ cao cịn ít.
Một số Ủy viên Ban Thường vụ tuổi khá cao, chưa được đào tạo, bồi dưỡng
một cách hệ thống những kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, chun mơn,
nghiệp vụ, năng lực dự báo và tổng kết thực tiễn. Cịn có những điểm hạn chế,

một số đồng chí cịn có biểu hiện chưa thật năng động, sáng tạo để thích ứng
với cơ chế mới, phong cách lãnh đạo, điều hành còn chậm đổi mới. Đội ngũ
cán bộ dự bị kế cận đang có xu hướng hụt hẫng.
1.1.2. Cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy Viêng Chăn quản lý –
quan niệm, vị trí, vai trị và đặc điểm
1.1.2.1. Quan niệm về cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý
* Quan niệm:
Nói đến đội ngũ cán bộ diện BTVTU Viêng Chăn quản lý là những
người giữ chức vụ và trách nhiệm cao trong hệ thống chính trị, có vai trị


15

trách nhiệm lớn trong các tổ chức đầu não của Thành phố. Đây là khái niệm
dùng để chỉ một lớp cán bộ cách mạng, có trách nhiệm cao, có vai trị to lớn
quyết định hoạt động có chất lượng của các bộ phận, cơ quan trọng yếu của
Thành phố. Trước hết, cán bộ diện BTVTU là những cán bộ của Đảng. Cán
bộ, theo lời Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là “những người đem chủ trương của
Đảng, của Chính phủ giải thích dân chúng hiểu rõ và thi hành”[17,tr.269].
Đối với Lào, thuật ngữ cán bộ xuất hiện trong đời sống xã hội khi
phong trào cách mạng Lào được Đảng theo chủ nghĩa Mác – Lênin lãnh đạo.
Nó được dùng làm tên gọi cho những người đã thoát ly đi làm cách mạng.
Nhân dân thường gọi những người đó là cán bộ và là It-xa-lạ. Thuật ngữ này
được sử dụng thường xuyên ở vùng giải phóng và trong Mặt trận Lào u
nước.
Trong Báo cáo của Tổng Bí thư Cay Sỏn Phơm Vi Hẳn trước Đại hội
thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào 22/3/1955, cụm từ nêu trên được sử
dụng trong các chính sách và chương trình hành động của Đảng như: “Tích
cực đào tạo bồi dưỡng cán bộ It-xa-lạ, nhất là phải quan tâm đối với cán bộ
là công nhân – nơng dân, bộ tộc ít người”. Sau ngày giải phóng hồn tồn đất

nước, thành lập nước Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào (ngày 02/12/1975),
cụm từ cán bộ được sử dụng trong cả nước. Từ đó đến nay, trong xã hội danh
từ cán bộ là danh xưng cho tất cả những người làm việc trong bộ máy, cơ
quan Đẩng, chính quyền, Mặt trận, các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội, các
nhà máy xí nghiệp do Nhà nước thành lập, họ được hưởng lương từ ngân sách
Nhà nước. Nhân dân gọi những người đó là cán bộ để phân biệt với người dân
bình thường. Cách hiểu này, đã trở thành phổ biến trong đội ngũ làm việc ở
các cơ quan, tổ chức nói trên. Hiện nay, về mặt pháp luật, Thủ tướng Chính
phủ đã có hai Nghị định về công chức của nước CHDCND Lào như: Nghị
định số 171/TTg ngày 11/11/1993, và sau đó được thay bằng Nghị định số
82/TTg ngày 19/5/2003, đã quy định tương đối rõ, công chức của CHDCND


16

Lào. Đó là những cơng dân Lào được bố trí, bổ nhiệm làm việc thường xuyên
ở các cơ quan, bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể quần chúng
cấp Trung ương và địa phương, các cơ quan đại diện của CHDCND Lào ở
nước ngoài, được hưởng lương và tiền trợ cấp từ ngân sách nhà nước. Từ cán
bộ và từ cơng chức có ý nghĩa như nhau và trong cơ quan Đảng, Nhà nước,
đoàn thể và trong xã hội thường dùng danh từ cán bộ. Tuy nhiên, cũng có một
số rất ít người gọi những người làm việc trong các bộ máy, cơ quan của Đảng,
Nhà nước, và đồn thể là cơng chức nhà nước.
Khái niệm cán bộ cịn được dùng trong Quy định của Bộ Chính trị
(Quy định số 02QĐ-BCT, ngày 17/10/2006) về công tác quản lý cán bộ, trong
đó có các cơng chức theo quy định của Nghị định công chức. Như vậy, ở Lào,
cán bộ là những người làm việc trong các bộ máy tổ chức, cơ quan của Đảng,
Nhà nước, đoàn thể quần chúng các cấp, được hưởng lương từ ngân sách Nhà
nước. Đây là người có trách nhiệm, quyền hạn, nhất định trong lãnh đạo, quản
lý, điều hành trong tổ chức, cơ quan và các đơn vị.

Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, xuất bản năm 2002,
danh từ cán bộ được định nghĩa: “Người làm cơng tác có nghiệp vụ chuyên
môn trong cơ quan nhà nước; người làm công tác có chức vụ trong một cơ
quan, một tổ chức, phân biệt với người thường khơng có chức vụ”.
Áp dụng điều này vào CHDCND Lào, thể hiểu khái niệm cán bộ theo
hai nghĩa chính:
Nghĩa thứ nhất, cán bộ khơng chỉ bao gồm những người làm cơng tác
có nghiệp vụ chun môn trong cơ quan nhà nước mà trong hệ thống chính
trị. Những cán bộ có nghiệp vụ chun mơn được hình thành thơng qua con
đường đào tạo từ nhà trường. Bộ phận này có số lượng đơng nhất.
Nghĩa thứ hai, người làm cơng tác có chức vụ trong một cơ quan, một
tổ chức của cả hệ thống chính trị. Đây là đội ngũ lãnh đạo, quản lý, những
người có chức vụ, phân biệt với người thường khơng có chức vụ. Bộ phận cán


17

bộ này được hình thành khơng qua bầu cử hoặc đề bạt, bổ nhiệm.
Để có quan niệm, đúng đắn về cán bộ diện BTVTU Viêng Chăn quản
lý hiện nay cần lưu ý đến đặc điểm về sự phân cấp quản lý cán bộ trong hệ
thống chính trị của Lào. Đội ngũ cán bộ này có vai trị, trách nhiệm lớn đối
với mọi hoạt động của Thành phố. Ban Thường vụ Thành ủy trực tiếp quyết
định đề cử, đề bạt thuyên chuyển nơi cơng tác, thực hiện các chính sách khác,
kể cả quyết định thi hành kỷ luật thuộc thẩm quyền thi hành kỷ luật, nhất là
đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống tổ chức của Đảng, chính
quyền, đồn thể của Thành phố phù hợp với chế độ xét chọn hay bầu cử của
từng cơ quan, đơn vị.
Ban Thường vụ Thành ủy thông qua cơ quan tham mưu về cán bộ của
mình để thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động, quản lý
hồ sơ lý lịch của cán bộ thuộc diện BTVTU quản lý nhằm theo dõi, nắm bắt

tình hình của đội ngũ cán bộ và từng cán bộ.
Cán bộ cấp huyện diện BTVTU Viêng Chăn quản lý là những người
làm việc trong hệ thống chính trị cấp huyện và tương đương; gồm cả cán bộ
lãnh đạo quản lý và cán bộ chuyên viên. Đó là những người có chức vụ và
đang tham gia lãnh đạo, quản lý, điều hành, thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị của Thành phố.
Trong những cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, Thành phố ở Lào, có một số cán bộ
thuộc diện Ban Bí thư Trung ương quản lý. Những cán bộ thuộc diện BTVTU
quản lý là những cán bộ khơng thuộc diện Ban Bí thư Trung ương Đảng quản
lý.
* Những chức danh cán bộ diện BTVTU quản lý:
Theo quy định số 02 của Bộ Chính trị ngày 17/10/2006 về công tác
quản lý cán bộ. cán bộ thuộc diện BTVTU Viêng Chăn quản lý bao gồm
những chức danh sau đây:
+ Bí thư, Phó Bí thư huyện ủy, Huyện Ủy viên.


18

+ Trưởng, Phó Ban của các Ban Đảng của Thành ủy; chủ nhiệm, phó
chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy; Chánh văn phịng, phó chánh văn
phịng Thành ủy và tương đương…
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Mặt trận Lào xây dựng đất nước và Bí thư,
Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó chủ tịch của tổ chức đồn thể quần chúng cấp
Thành phố như Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ…
+ Các Đảng Ủy viên đảng ủy của các sở, cơ quan, đơn vị doanh nghiệp
trực thuộc Thành ủy.
+ Huyện phó.
+ Giám đốc, Phó giám đốc các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc
Thành phố; Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường Chính trị Thành phố; Chánh

án, phó chánh án Tịa án Nhân dân Thành phố.
+ Anh hùng dân tộc, chiến sĩ thi đua, cán bộ lão thành hưu trí, đang
sinh sống ở Thành phố.
+ Giám đốc, Phó Giám đốc sở khơng phải là Thành Ủy viên.
1.1.2.2. Vị trí, vai trị và đặc điểm của cán bộ diện Ban Thường vụ
Thành ủy quản lý
* Vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản
Đã trải qua các cuộc cách mạng xã hội, qua các giai đoạn phát triển của
loài người, từ xưa đến nay cho thấy, muốn tiến hành cuộc đấu tranh cách
mạng có hiệu quả cần có những lãnh tụ để lãnh đạo, tổ chức. C.Mác và
Ph.Ăngghen khẳng định: “Xưa nay tư tưởng khơng thể đưa người ta vượt qua
ngồi trật tự thế giới cũ được; trong bất cứ tình huống nào, tư tưởng cũng chỉ
có thể đưa người ta vượt ra ngồi phạm vi tư tưởng của trật tự thế giới cũ mà
thơi” [13, tr.181]. Vai trị của cán bộ đã được các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác
- Lênin khái quát và khẳng định trong các tác phẩm của các ông. C.Mác,
Ph.Ăngghen, người sáng lập CNXH khoa học và đem lý luận khoa học kết


19

hợp với phong trào công nhân, lập nên tổ chức cộng sản đầu tiên trên thế giới.
(Liên Đoàn những người Cộng sản). Từ quá trình truyền bá lý luận khoa học
vào phong trào công nhân và hoạt động thực tiễn, các ơng đã khẳng định vai
trị của cán bộ: “Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử
dụng lực lượng thực tiễn”[13, tr.181]. Đối với thắng lợi của sự nghiệp cách
mạng của giai cấp công nhân, C.Mác và Ăngghen cho rằng, phải có một đội
ngũ cán bộ trung thành với lý tưởng của giai cấp, có tri thức, có khả năng tổ
chức thực tiễn.
Cuộc đời hoạt động cách mạng và những tư tưởng quan điểm của

C.Mác và Ph.Ăngghen đã để lại cho hậu thế ngững điều quý báu, để chúng ta
nghiên cứu suy nghĩ về vấn đề cán bộ nói chung, cơng tác cán bộ và vai trị
của cán bộ chủ chốt nói riêng.
V.I.Lênin người thừa và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác khi xây
dựng lý luận về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, đã nêu lên những
quan điểm thể hiện rất rõ vị trí, vai trị của người cán bộ trong sự nghiệp cách
mạng của giai cấp vô sản. Người chỉ rõ: “Trong lịch sử chưa hề có một giai
cấp nào giành được quyền thống trị nêu nó khơng đào tạo ra được trong hàng
ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả
năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” [8, tr.473]. Lênin cho rằng, khâu then
chốt trong tồn bộ sự lãnh đạo chính trị của Đảng, quyết định sự thành bại của
cuộc cách mạng là ở chỗ nhất thiết phải có đội ngũ cán bộ cách mạng chun
nghiệp. Khơng có một phong trào cách mạng nào vững chắc, giành thắng lợi
lại khơng có một tổ chức ổn định và duy trì hoạt động lien tục bởi những
người lãnh đạo [9, tr.158]. Theo V.I.Lênin, khi Đảng đã có đường lối, nghị
quyết đúng thì việc “Nghiên cứu con người tìm những cán bộ có bản lĩnh.
Hiện nay đó là then chốt; khơng thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quy định sẽ
chỉ là mớ giấy lộn” [11, tr.449]. Như vậy, theo quan điểm của Lênin, cán bộ
có vai trị quan trọng trước hết là ở chỗ bảo đảm sự đúng đắn khi đề ra đường


20

lối chính trị và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó. Sauk hi giành được
chính quyền, bước vào thời kỳ xây dựng chế độ xã hội mới, xã hội XHCN,
Lênin chỉ rõ, đây là nhiệm vụ mới mẻ của giai cấp cơng nhân và Đảng, vì phải
quản lý đất nước, xây dựng phát triển và quản lý kinh tế - xã hội trong điều
kiện mới, đầy khó khăn phức tạp. Nhiệm vụ ấy địi hỏi phải có một đội ngũ
cán bộ giỏi để tổ chức các quá trình thực tiễn một cách có hiệu quả.
Vai trị của cán bộ còn thể hiện trong mối quan hệ với phong trào cách

mạng của quần chúng. Có những nhà hoạt động cách mạng chun nghiệp,
những lãnh tụ chính trị có tài sẽ tập hợp và hướng toàn bộ lực lượng quần
chúng vào những hoạt động phục vụ mục đích của cách mạng. Quần chúng
được giáo dục, rèn luyện sẽ tham gia tích cực các phong trào cách mạng do
Đảng phát động và lãnh đạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngồi việc truyền bá chủ
nghĩa Mác - Lênin vào Đơng Dương, cịn là người thành lập Đảng Cộng sản
Đông Dương, tiền than của Đảng Cộng sản Việt Nam và ĐNDCM Lào ngày
nay. Người đã vận dụng và phát triển sáng tạo những luận điểm của Chủ
nghĩa Mác - Lênin về cán bộ và công tác cán bộ vào thực tiễn của Việt Nam.
Về vị trí, vai trị của cán bộ, Người đã khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi
công việc” [17, tr.240]; “ Muốn việc thành công hoặc thất bại, đều đó do cán
bộ tốt hoặc kém” [17, tr.289]. Đây là những luận điểm và chỉ dẫn rất sâu sắc
về cơng tác cán bộ của các Đảng Cộng sản, có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong
việc định ra các chủ trương, chính sách về cán bộ nhằm xây dựng được đội
ngũ cán bộ ngang tầm đòi hỏi của cách mạng. Đây là điều kiện tiên quyết,
nhân tố quyết định đưa sự nghiệp cách mạng đi đến thắng lợi. Không có đội
ngũ cán bộ tốt thì dù có đường lối, chính sách đúng cũng khó thành hiện thực.
Trong báo cáo chính trị tại Đại hội II của ĐNDCM Lào ngày
03/02/1972 khi nói đến đường lối, chính sách cán bộ, Chủ tịch Cay Sỏn Phơm
Vi Hẳn đã khẳng định: “Để hồn thành một nhiệm vụ cách mạng vấn đề quan
trọng và quyết định là Đảng phải đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cho đủ


21

về số lượng và chất lượng ngày càng cao, có cả đức và tài...”[27, tr.165].
Phát biểu trong Hội nghị cán bộ toàn quốc ngày 07/08/1975, Chủ tịch
Khăm Tay Xỉ Phăn Đon nói về vai trị cán bộ và cơng tác cán bộ:
Cán bộ gắn trực tiếp với sự củng cố năng lực lãnh đạo của Đảng, nếu
có cán bộ giỏi và tốt sẽ nâng cao vai trị và uy tín của Đảng, thắt chặt mối

quan hệ giữa Đảng với quần chúng, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực khác.
Có cán bộ tốt mới có tổ chức mạnh, đảm bảo sự đoàn kết giữa các tầng lớp và
các bộ tộc, phát huy được những tiềm năng của toàn dân trong việc thực hiện
chủ trương, đường lối của Đảng [45, tr.126].
Văn kiện Đại hội VIII của Đảng đã viết “Cán bộ có vai trị quan trọng
quyết định sự thành cơng hoặc thất bại của việc tổ chức thực hiện đường lối
chính sách của Đảng và Nhà nước”[41, tr.79].
Có tổ chức mạnh, cơng tác cán bộ làm tốt sẽ hạn chế và sửa chữa có
hiệu quả những khuyết điểm, giúp đỡ phát huy ưu điểm của từng cán bộ,
nhnân sức mạnh của cán bộ lên: người lại nếu cơng tác cán bộ trì trệ, tổ chức
lủng củng thì cán bộ khơng có điều kiện để phát triển. Điều này sẽ gây nguy
hiểm cho cán bộ và cách mạng.
Trong giai đoạn hiện nay đất nước Lào Đảng thực hiện chủ trương mở
rộng hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu, nhưng phải giữ vững được độc lập
chủ quyền dân tộc, giữ được quyền lãnh đạo của Đảng và đưa đất nước theo
định XHCN, trong điều kiện ấy vai trò của cán bộ càng hết sức quan trọng.
Cán bộ diện BTVTU Viêng Chăn quản lý là một bộ phận rất quan trọng
của đội ngũ cán bộ của ĐNDCM Lào. Ngồi vai trị chung nêu trên, đội ngũ
cán bộ này cịn có vai trị cụ thể sau:
Một là: Đối với chủ trương, chính sách phát triển mọi mặt của Thành
phố, cán bộ diện BTVTU quản lý là người thiết kế và cùng Thành ủy bàn bạc
quyết định sự phát triển mọi mặt về kinh tế - xã hội của Thành phố theo
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nguyện


22

vọng chính đáng của nhân dân và lãnh đạo tổ chức thực hiện thắng lợi.
Đường lối, chủ trương của ĐNDCM Lào, chính sách, pháp luật của
Nhà nước Lào muốn đi vào cuộc sống, thành hiện thực trên địa bàn Thủ đơ

phải được cụ thể hóa thành các nghị quyết, quyết định của Thành ủy Viêng
Chăn. Đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý là lực lượng chủ yếu và quyết
định tiến hành công việc này đạt chất lượng, hiệu quả. Đồng thời là người
quyết định trên thực tế việc tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối đó thành
hiện thực trên địa bàn. Kinh tế hàng hóa ở Thủ đơ có phát triển được hay
khơng, phát triển đến mức độ nào, có theo cơ chế thị trường định hướng
XHCN hay không phụ thuộc quyết định bởi đội ngũ cán bộ này. Thủ đơ Viêng
Chăn có xứng đáng với vị thế của mình trong cả nước về mọi mặt, có góp
phần nâng cao vị thể của nước CHDCND Lào trong khu vực và quốc tế hay
không, phụ thuộc rất lớn và có tính quyết định bởi đội ngũ cán bộ này.
Hai là, tùy theo vị trí của mình, mỗi cán bộ diện BTVTU quản lý chịu
trách nhiệm trước Thành ủy, chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức,
cơ quan đơn vị về tổ chức thực hiện những nhiệm vụ của địa phương, ngành,
đơn vị mình một cách có hiệu quả.
Trong q trình tổ chức thực hiện địi hỏi người cán bộ, mà trước hết
cán bộ diện BTVTU quản lý phải cụ thể hóa nghị quyết, chủ trương, kế hoạch
của Thành ủy thành các chương trình nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể của ngành,
lĩnh vực, đơn vị mình phụ trách, đề xuất các giải pháp sát thực tế; tuyên
truyền, giải thích, tổ chức và động viên nhân dân thực hiện các nhiệm vụ đó.
Nếu có tình huống mới phức tạp nảy sinh phải xử lý một cách chủ động, đồng
thời phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc điều chỉnh các chủ trương, kế
hoạch, giải pháp phuù hợp với thực tiễn. Nếu cán bộ không đủ năng lực thực
hiện tốt điều này thì kết quả thực hiện nhiệm vụ cụ thể của ngành, địa
phương, cơ quan, đơn vị do cán bộ đó phụ trách sẽ thấp, thậm chí khơng thực
hiện được, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của


23

Thành phố và sự phát triển của cả nước.

Ba là: Cán bộ diện BTVTU quản lý là lực lượng thiết kế và quyết định
thực hiện thắng lợi những chủ trương, nghị quyết xây dựng Đảng bộ Thủ đơ
vững mạnh, có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao, đội ngũ đảng viên, cán
bộ, nhất là cán bộ chủ chốt của cấp đảng ủy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính
trị của Thủ đô trong giai đoạn hiện nay.
Bốn là: Cán bộ diện BTVTU quản lý là lực lượng nòng cốt trong việc
xây dựng hệ thống chính trị của Thành ủy đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong
giai đoạn hiện nay.
Việc xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh là một nhiệm vụ quan
trọng của Thành ủy, của đội ngũ cán bộ của Thành ủy, trong đó vai trị quan
trọng hàng đầu thuộc về đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý. Họ giữ vai trị
nịng cốt và có tính quyết định thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này. Họ là người
bàn bạc, thảo luận cùng Thành ủy quyết định các chủ trương, giải pháp xây
dựng hệ thống chính trị phục vụ sự nghiệp đổi mới trên địa bàn Thủ đô. Đồng
thời, trực tiếp lãnh đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, đội ngũ đảng viên và các tổ
chức trong hệ thống chính trị, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, giải
pháp đó. Chất lượng, hiệu quả thực hiện trên thực tế các chủ trương, giải pháp
đó, chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở Thủ đơ phụ thuộc chủ yếu
vào chất lượng đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý.
Năm là: Cán bộ diện BTVTU quản lý là nguồn cán bộ để bổ sung cho
cơ quan, các ngành, các cấp Trung ương.
Đây không chỉ là mong muốn và vinh dự mà là trách nhiệm của cán bộ
diện BTVTU Thành phố Viêng Chăn quản lý. Điều này đòi hỏi mỗi cán bộ
phải ra sức phấn đấu, rèn luyện, học tập và nâng cao trình độ, năng lực, trí tuệ
và phẩm chất đạo đức nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao và xứng
đáng với vinh dự, trách nhiệm đó.
Từ vai trị đã trình bày trên, đặt ra đối với cấp ủy và chính quyền Thành


24


phố Viêng Chăn phải thực hiện tốt các khâu của cơng tác cán bộ, trong đó có
khâu đặc biệt quan trọng là đánh giá cán bộ, góp phần quan trọng xây dựng
cho được một đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý và đội ngũ cán bộ kế cận
có chất lượng tốt.
* Đặc điểm của đội ngũ cán bộ diện BTVTU Viêng Chăn quản lý
Theo Quy đinh số 02 của Bộ chính trị về cơng tác quản lý cán bộ, cán
bộ diện BTVTU Viêng Chăn quản lý trong giai đoạn hiện nay gồm 457 đồng
chí, trong đó có 56 nữ. Số cán bộ này công tác trong các cơ quan của hệ thống
chính trị của Thủ đơ là 63 người, nữ là 9 người; huyện ủy viên; 221 người, nữ
21 người; cơ quan quản lý nhà nước cấp Thành phố là 114 người, nữ 18 người
[xem phụ lục 1].
Đội ngũ cán bộ này hình thành từ nhiều nguồn, gồm cán bộ trong quy
hoạch tại chỗ, một số đồng chí được điều động, luận chuyển từ cấp huyện và
nơi khác đến, song chủ yếu từ các cơ quan, đơn vị, trong Thủ đơ; phần cịn lại
là cán bộ do Trung ương điều động từ Trung ương và các tỉnh khác về Thủ đô.
Phần lớn cán bộ này tham gia công tác từ sau năm 1975, chiếm tới 12,98%
của số cán bộ diện BTVTU quản lý trong toàn Thành phố. Đặc điểm này tạo
điều kiện thuận lợi cho việc hiểu về quá trình cơng tác của cán bộ.
Đội ngũ cán bộ diện BTVTU quản lý được lựa chọn kỹ, họ tiêu biểu về
phẩm chất chính trị, đạo đức, về sự kiên định, vững vàng chính trị trong điều
kiện hiện nay và có khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ này có bước phát triển khá nhanh;
có cơ cấu tương đối hợp lý.
Hiện nay, cán bộ diện BTVTU quản lý trẻ tuổi chiếm tới 65,3%; cán bộ
có tuổi từ 51 tuổi trở lên chỉ chiếm 8,4%, phần lớn cán bộ trẻ trước đây công
tác ở huyện.
Đội ngũ cán bộ này là lực lượng được tuyển chọn tương đối nghiêm
túc, đa số đã được đào tạo, rèn luyện qua các trường hợp, được thử thách qua



25

thực tiễn cơng tác.
1.2. QUAN NIỆM, VỊ TRÍ, VAI TRỊ VÀ NỘI DUNG, QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ
CÁN BỘ DIỆN BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ỦY VIÊNG CHĂN QUẢN LÝ - TIÊU
CHUẨN, PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
1.2.1. Quan niệm và vị trí, vai trò của đánh giá cán bộ diện Ban

Thường vụ Thành ủy Viêng Chăn quản lý
1.2.1.1.Quan niệm về đánh giá cán bộ diện Ban Thường vụ Thành
ủy Viêng Chăn quản lý
Đánh giá cán bộ là một hoạt động thường xuyên trong công tác cán bộ
của Đảng. Tuy nhiên, ở Lào quan niệm về đánh giá cán bộ còn chưa thật sự
thống nhất. Để làm rõ quan niệm về đánh giá cán bộ diện BTVTU Viêng
Chăn quản lý cần làm rõ những quan niệm “đánh giá”, “đánh giá cán bộ”.
* Quan niệm về “đánh giá cán bộ”
“Đánh giá” theo nghĩa thông thường là việc chủ thể xác định giá trị
hoặc tình trạng của khách thể (người, vật, sự việc), ví dụ đánh giá một nhân
vật, một cuốn sách, tình trạng chiến sĩ… Trong nhiều trường hợp, người ta
xem “đánh giá” trùng nghĩa với “nhận xét”. Song “nhận xét” thường ở cấp
thấp hơn, nhiều khi chỉ nhấn mạnh một vài mặt.
Đánh giá cán bộ là công việc được tiến hành thường xuyên, phổ biến
của tổ chức Đảng, chính quyền các cấp dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng.
Việc đánh giá đối tượng thường gắn liền và phục vụ mục đích nhất định của
chủ thể đánh giá; trong đánh giá có những ý kiến nhận xét của người đánh giá
về những mặt nào đó của đối tượng được đánh giá. Đó là định lượng về mức
giá trị, mức ưu điểm, mức độ đạt được; đồng thời xác định mức hạn chế,
khuyết điểm của đối tượng được đánh giá. Khi đối tượng được đánh giá là
con người, thì đó chính là sự định lượng nhận xét ưu điểm, những khuyết

điểm, hạn chế của con người theo những giá trị chuẩn mực do xã hội, hoặc tổ
chức quyn định. Trên cơ sở đó chủ thể đánh giá rút ra những kết luận tổng


×