Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Công tác quản lý nhà nước đối với đạo tin lành ở hải phòng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.81 KB, 119 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đạo Tin lành được truyền bá vào Việt Nam khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu
thế kỷ XX, do Hội Liên hiệp Cơ đốc và Truyền giáo (Christian and
Missionary Alliance), gọi tắt là Tổ chức CMA, truyền nhập. Khi mới du nhập
vào nước ta, với nhiều lý do khách quan và chủ quan, đạo Tin lành phát triển
chậm, số lượng tín đồ, giáo sỹ không đông bằng các tôn giáo khác. Tuy nhiên,
trong những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân, đạo Tin lành ở nước ta phát
triển với tốc độ nhanh, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội không
chỉ các tỉnh phía Nam, mà ở cả các tỉnh phía Bắc, không chỉ trong cộng đồng
dân tộc Kinh ở vùng đồng bằng, mà cả trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây
nguyên, duyên hải miền Trung và miền núi phía Bắc. Đạo Tin lành không
những đã phát triển ở các vùng cơng nghiệp đơ thị mà cịn len lỏi vào tận các
bản làng xa xôi hẻo lánh của đồng bào các dân tộc thiểu số. Vì vậy, đạo Tin
lành đã, đang và sẽ là một trong những vấn đề nổi cộm gây lúng túng cả trong
nhận thức và phương pháp giải quyết của cấp uỷ, chính quyền, đồn thể ở các
địa phương.
Đạo Tin lành chính thức được truyền bá vào Hải Phòng từ năm 1916.
Trước năm 1955, ở Hải Phòng có 04 chi hội Tin lành, gồm: Chi hội Hải
Phịng (83 Tô Hiệu), Chi hội Hoa kiều, Chi hội Kiến An và Chi hội Thượng
Trang (xã Bát Trang, An Lão). Từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị
trường, mở cửa và hội nhập với thế giới, nhu cầu tín ngưỡng, tơn giáo của
quần chúng tăng lên nhanh chóng. Các tơn giáo trên địa bàn thành phố đều có sự
phát triển, trong đó đáng chú ý là sự phát triển nhanh chóng của đạo Tin lành.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố chỉ trừ huyện đảo Bạch Long Vĩ là
chưa phát hiện thấy sự xuất hiện của đạo Tin lành. Các quận, huyện cịn lại
đều đã có Tin lành, với quy mô, hoạt động và mức độ ảnh hưởng khác nhau.
Ngoài Tin lành CMA, vẫn được gọi là Tin lành “truyền thống” và đã được
Nhà nước cơng nhận, cịn có nhiều nhóm Tin lành mới thuộc nhiều hệ phái



2
khác chưa được công nhận tư cách pháp nhân. Các hệ phái Tin lành mới được
truyền đến Hải Phòng bằng nhiều con đường khác nhau, từ nước ngồi (thơng
qua người hồi hương, qua Việt kiều, hoặc trực tiếp từ người nước ngoài) và từ
các địa phương khác trong nước, chủ yếu là các tỉnh, thành phố phía Nam. Ngồi
các nhóm Tin lành thuộc hệ phái mới, các chi hội Tin lành “truyền thống” cũng
tăng cường hoạt động, mở rộng địa bàn và phạm vi ảnh hưởng của mình.
Cơng tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo của đạo Tin lành
ở Hải Phòng trong những năm gần đây đã có nhiều tiến bộ và đạt được một số
kết quả nhất định. Tuy nhiên, cũng còn một số hạn chế, nhất là ở cơ sở còn
nhiều lúng túng, thiếu thống nhất. Đặc biệt, việc thực hiện chức năng quản lý
nhà nước đối với các hoạt động của đạo Tin lành nhiều lúc, nhiều nơi, nhất là
ở cơ sở còn quá cứng nhắc. Vấn đề xây dựng lực lượng cốt cán, đào tạo bồi
dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo còn chưa được quan tâm đúng mức. Việc
thực hiện Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về một số
cơng tác đối với đạo Tin lành cịn gặp nhiều khó khăn. Nhận thức đối với tơn
giáo và hoạt động tơn giáo của đảng uỷ, chính quyền ở một số nơi cịn chưa
thống nhất, có nơi cịn ngăn cản, hạn chế các hoạt động của đạo này. Điều đó
chưa phù hợp, thậm chí cịn trái với quan điểm chỉ đạo và chính sách của
Đảng và Nhà nước đối với tơn giáo nói chung và đạo Tin lành nói riêng.
Từ khi có Pháp lệnh Tín ngưỡng, tơn giáo và Chỉ thị số 01/2005/CT TTg của Thủ tướng Chính phủ Về một số công tác đối với đạo Tin lành, công
tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn chưa được chú ý thoả đáng. Chính
vì vậy, việc xác lập cơ sở khoa học cho công tác quản lý nhà nước về hoạt
động tôn giáo của đạo Tin lành ở Hải Phịng hiện nay nhằm đảm bảo nhu cầu
tín ngưỡng, tơn giáo chính đáng của quần chúng nhân dân và đấu tranh có
hiệu quả chống địch lợi dụng tơn giáo là việc làm rất cần thiết.
Để có được nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vấn đề Tin lành nhằm nâng
cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin lành ở
Hải Phòng hiện nay, rất cần có một đề tài khoa học, nghiên cứu một cách cơ



3
bản, có hệ thống, tồn diện về vấn đề này. Với tinh thần đó, tác giả chọn chủ
đề “Cơng tác quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành ở Hải Phòng hiện
nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ triết học của mình. Với mong muốn có thể
đưa ra được những căn cứ khoa học, góp phần làm cơ sở tham mưu cho lãnh
đạo địa phương giải quyết tốt vấn đề Tin lành ở Hải Phịng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đạo Tin lành là một tơn giáo có ảnh hưởng mạnh đến các mặt của đời
sống xã hội ở nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới. Chính vì vậy, đã có khá
nhiều cơng trình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về Tin lành như:
Các tác giả nước ngoài:
Jean Bauberot (2006), “Lịch sử đạo Tin lành”, Nxb Thế giới. Tác phẩm
đã cung cấp cho độc giả những nội dung cơ bản về đạo Tin lành như: Tại sao
Tin lành lại ra đời ở Châu Âu vào thế kỷ XVI; quá trình phát triển và tính hiện
đại của tơn giáo này.
Max Weber (2008), “Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa
tư bản”, Nxb Tri thức. Ở tác phẩm này, dưới góc độ của một nhà xã hội học nhìn
nhận vấn đề tôn giáo Max Weber cho rằng nền đạo đức Tin lành có nhiều ảnh
hưởng đến sự phát triển của chủ nghĩa Tư bản. Theo ông, nền đạo đức Tin lành
phù hợp với tinh thần của chủ nghĩa tư bản. Vì vậy, đã tạo ra những động lực
tinh thần cần thiết và thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Bornen and Noble (1986), “Các hệ phái Tin lành ở Mỹ, New York”. Tác
giả trình bày tổng quan về sự hình thành và phát triển, vị trí và vai trò của các
hệ phái Tin lành trong đời sống xã hội Mỹ hiện đại.
Những cơng trình nêu trên đều viết về đạo Tin lành trong xã hội tư bản
phương Tây cận hiện đại. Song được tiếp cận dưới những góc độ khác nhau
giúp chúng ta có cách nhìn tồn diện hơn về đạo Tin lành.
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và có những quan điểm

đúng đắn, phù hợp về vấn đề tín ngưỡng tơn giáo. Những năm qua đã có
nhiều cơng trình nghiên cứu, sách báo tạp chí, chuyên đề, bài viết của cá nhân và
tập thể đề cập đến vấn đề tơn giáo nói chung và đạo Tin lành nói riêng. Cụ thể:


4
TS. Nguyễn Thanh Xuân (2002), “Bước đầu tìm hiểu đạo Tin lành trên
thế giới và ở Việt Nam”, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. Cuốn sách đã trình bày khái
quát quá trình ra đời và phát triển của đạo Tin lành ở Việt Nam và trên thế
giới, giáo lý, giáo luật, tổ chức giáo hội. Sự giống và khác nhau giữa Tin lành
và Công giáo, nhằm cung cấp cho độc giả những kiến thức cơ bản về đạo Tin
lành trên thế giới và ở Việt Nam.
GS.TS Đỗ Quang Hưng (2005), “Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt
Nam - Lý luận và thực tiễn”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, đã đề cập đến
thực trạng và cơ sở lý luận giải quyết vấn đề tôn giáo của một số nước trên thế
giới và Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện nay, đồng thời đề xuất một số
giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành.
Bên cạnh đó cần phải kể đến một số đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước đã đi
sâu nghiên cứu về những nguyên nhân và sự phát triển của đạo Tin lành như:
GS. Đặng Nghiêm Vạn, Chủ nhiệm, đề tài cấp Bộ, “Về tình hình phát
triển đạo Tin lành ở miền núi phía Bắc, Trường Sơn - Tây Nguyên”. Đề tài
phân tích các nguyên nhân phát triển đạo Tin lành ở hai khu vực trên. Mặt
khác, đề tài cũng chỉ rõ hậu quả tác động đến chính trị, xã hội của hiện tượng
Vàng Chứ trong dân tộc Mơng. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề ra một số kiến nghị
về cơng tác tơn giáo.
TS. Hồng Minh Đô, Chủ nhiệm đề tài nhánh thuộc đề tài cấp Nhà nước
(2001), Đạo Tin lành ở Việt Nam: “Thực trạng, xu hướng phát triển và những
vấn đề đặt ra cho công tác lãnh đạo, quản lý”. Tác giả đề tài đã khái quát một
cách tương đối đầy đủ về đạo Tin lành ở Việt Nam, thực trạng hoạt động của
đạo Tin lành, nguyên nhân, ảnh hưởng và xu hướng phát triển cũng như

những vấn đề đặt ra cho công tác lãnh đạo và quản lý nhà nước đối với đạo
Tin lành ở nước ta hiện nay và đề xuất các giải pháp cho công tác lãnh đạo,
quản lý.
PGS,TS. Nguyễn Đức Lữ, Chủ nhiệm đề tài nhánh (2005), “Chính sách
của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với đạo Tin lành trong vùng đồng bào


5
dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc” nhằm phục vụ cho công tác
chỉ đạo, điều hành của Đảng và Chính phủ đã tập trung khảo sát việc thực
hiện các chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với đạo Tin lành trong vùng
đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc từ đó đề xuất một số
giải pháp, kiến nghị cho Đảng và Nhà nước trong công tác chỉ đạo, điều hành
đối với đạo Tin lành ở vùng này.
Riêng đối với Tin lành Hải Phòng, ThS. Nguyễn Huy Hảo, Chủ nhiệm
đề tài (2009), “Đạo Tin lành ở Hải Phòng và những giải pháp chủ yếu nhằm
tăng cường công tác tôn giáo trong lĩnh vực này, đến năm 2020”. Trên cơ sở
nhận diện và đánh giá thực trạng đạo Tin lành ở Hải Phòng, đề tài đề xuất một
số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác tôn giáo trong lĩnh vực này ở
Hải Phịng, đến năm 2020.
Ngồi ra cịn có một số luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ và luận văn cử
nhân có liên quan đến đề tài của tác giả, như:
Nguyễn Khắc Đức (2011), “Vấn đề đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc
Mông, Dao ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ. Tác giả
nghiên cứu sự xâm nhập, phát triển đạo Tin lành trong dân tộc Hmông và Dao
ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Trên cơ sở đó đề xuất kiến nghị nhằm đưa đạo
Tin lành hoạt động theo hướng ổn định, tuân thủ pháp luật, đảm bảo tính hiệu
lực của chính sách đối với tơn giáo này trên địa bàn.
Vương Thị Kim Oanh “Nhận thức và niềm tin đối với đạo Tin lành của
tín đồ người dân tộc thiểu số ở Gia Lai”, luận án tiến sỹ. Tác giả đã hệ thống

hóa một số vấn đề lý luận về nhận thức và niềm tin đối với đạo Tin lành của
tín đồ. Tìm hiểu thực trạng nhận thức, niềm tin đối với đạo Tin lành của tín đồ
người dân tộc thiểu số ở Gia Lai. Đề xuất kiến nghị về phương hướng tuyên
truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, tạo niềm tin đúng đắn của tín đồ
đối với đạo Tin lành.
Ngồi ra cịn có Vũ Tất Thành (2009), “Cơng tác đối với đạo Tin lành ở
vùng đồng bào Mông tỉnh Hà Giang hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ; Nguyễn Ngọc


6
Thắng (2011) “Quản lý nhà nước đối với đạo Tin lành ở Thanh Hóa hiện nay”,
luận văn thạc sỹ; Phạm Anh Tuấn (2012) “Công tác đối với đạo Tin lành trong
dân tộc Dao ở huyện Bắc Sơn - tỉnh Lạng Sơn hiện nay”, luận văn thạc sĩ.
Những luận án, luận văn tiêu biểu nêu trên được triển khai nghiên cứu
công phu, số liệu thực tế phong phú, lại được các học giả giàu kinh nghiệm
hướng dẫn khoa học, đây là những tài liệu có giá trị để tơi tham khảo và kế
thừa trong luận văn của mình.
Ngồi ra cịn có các bài viết có liên quan đến đề tài của tác giả như:
Nguyễn Xuân Hùng (2000), “Tìm hiểu những hệ quả của việc truyền
giáo Tin lành đối với văn hóa truyền thống và tín ngưỡng tơn giáo Việt Nam”,
Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5. Trong bài viết này, tác giả tìm hiểu những
ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực của đạo Tin lành đối với nền văn hóa Việt
Nam.
Lương Hồng Lý (2010), “Những kết quả đạt được trong cơng tác tơn
giáo ở thành phố Hải Phịng”, Tạp chí Cơng tác Tơn giáo số 5. Trong bài viết
này tác giả đã phân tích kết quả của cơng tác tơn giáo trên một số mặt, trong
đó phân tích kết quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Tin
lành trên địa bàn thành phố.
Nhìn chung, các cơng trình nêu trên đã tập trung làm rõ nhiều khía cạnh
khác nhau của đạo Tin lành như: quá trình du nhập, phát triển và đặc điểm của

đạo Tin lành ở Việt Nam; Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đạo Tin
lành; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp trong công tác quản lý nhà nước
đối với đạo Tin lành hiện nay. Có thể khẳng định rằng, các cơng trình trên là
những tư liệu quý để hiểu sâu và có hệ thống hơn về đạo Tin lành, góp phần
đổi mới nhận thức, khẳng định quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách
đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đối với đạo Tin lành; góp phần vào việc
đổi mới cơng tác tơn giáo nói chung và công tác quản lý nhà nước về hoạt
động tơn giáo của đạo Tin lành nói riêng.... Tuy nhiên, các cơng trình nghiên
cứu về Tin lành hiện nay chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên
hoặc Tin lành nói chung mà ít có các cơng trình nghiên cứu về vấn đề Tin


7
lành ở các vùng đô thị, khu công nghiệp. Riêng đối với Hải Phịng, cho đến
nay vẫn chưa có cơng trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu trực tiếp đến công
tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo của đạo Tin lành trên địa bàn
thành phố. Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa thành quả nghiên cứu của các nhà
khoa học đi trước, luận văn muốn đóng góp một sự luận giải về vấn đề này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Nghiên cứu thực trạng cơng tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn
giáo của đạo Tin lành ở Hải Phòng hiện nay; đề xuất một số giải pháp, kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn
giáo đối với đạo Tin lành trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ
Thứ nhất, khái quát quá trình du nhập, phát triển và ảnh hưởng của đạo
Tin lành ở Hải Phòng.
Thứ hai, phân tích thực trạng cơng tác quản lý nhà nước về hoạt động
tôn giáo của đạo Tin lành ở Hải Phòng hiện nay và một số vấn đề đặt ra.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả

công tác quản lý nhà nước về hoạt động tơn giáo của đạo Tin lành ở Hải
Phịng trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo của đạo Tin lành ở
Hải Phòng hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về
hoạt động tôn giáo của đạo Tin lành ở Hải Phịng từ khi có Chỉ thị
01/2005/CT-TTg đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chính sách đổi mới của Đảng,
Nhà nước ta về tôn giáo và công tác tôn giáo.


8
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp: Lịch sử
và logic, phân tích và tổng hợp, tổng kết thực tiễn, thống kê, so sánh, điền dã…
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
Góp phần làm rõ hơn quá trình du nhập, phát triển và ảnh hưởng của
đạo Tin lành ở Hải Phòng.
Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị có tính khả thi nhằm nâng cao
hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động tơn giáo của đạo Tin lành ở
Hải Phịng trong thời gian tới.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và học
tập tại trường Chính trị tỉnh.
Luận văn cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giải
quyết vấn đề đạo Tin lành và công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo
của đạo Tin lành của cấp uỷ, chính quyền, đồn thể ở Hải Phịng hiện nay.

8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương, 9 tiết.


9
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở HẢI PHÒNG

1.1. VÀI NÉT VỀ HẢI PHÒNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐẠO TIN LÀNH TRÊN
ĐỊA BÀN

1.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện tự nhiên
Hải Phòng là thành phố Cảng ra đời vào khoảng những năm 70 của thế
kỷ XIX, một trung tâm kinh tế quan trọng của khu vực phía Bắc. Hải Phịng
nằm ở vị trí trung tâm vùng Duyên hải Bắc Bộ, có tọa độ 20 0 40 vĩ độ Bắc,
1060 45 kinh độ Đơng. Với vị trí và địa thế đẹp phía Bắc giáp tỉnh Quảng
Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía
Đơng và Đơng Nam giáp Vịnh Bắc Bộ, cách thủ đơ Hà Nội 102 km. Đồng
thời có hệ thống cảng biển dài 30 km cùng hệ thống đường sông, đường bộ,
đường sắt và đường hàng không nối liền Hải Phòng với các tỉnh trong nước và
quốc tế. Điều đó đã tạo cho Hải Phịng một thế chiến lược là khu vực phịng thủ
phía Bắc và đóng vai trị quan trọng về an ninh quốc phòng của cả nước.
Hải Phịng ngày nay bao gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7
quận (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương
Kinh), 8 huyện (An Dương, An Lão, Bạch Long Vỹ, Cát Hải, Kiến Thuỵ, Tiên
Lãng, Thuỷ Ngun, Vĩnh Bảo). Tồn thành phố có 223 phường, xã (70
phường, 143 xã, 10 thị trấn), trong đó có 24 xã ven biển và 65 xã, phường tập

trung đơng đồng bào tơn giáo. Diện tích đất tự nhiên của thành phố: 1.507,3
km2, dân số thành phố trên 1.907.705 người, trong đó số dân thành thị trên
879.452 người (chiếm 46,1%) và số dân ở nông thôn khoảng 1.028.253 người
(chiếm 53,9%). (theo số liệu điều tra dân số năm 2011). Mật độ dân số 1.233
người/km2, là thành phố đông dân thứ 3 của cả nước.
Hải Phịng có bờ biển dài trên 125 km. Ngồi khơi thuộc địa phận Hải
Phịng có nhiều đảo rải rác trên khắp mặt biển, lớn nhất có đảo Cát Bà, xa


10
nhất là đảo Bạch Long Vỹ. Biển, bờ biển và hải đảo đã tạo nên cảnh quan
thiên nhiên đặc sắc của thành phố duyên hải. Đây cũng là một thế mạnh tiềm
năng để ngành du lịch của địa phương phát triển.
Tài nguyên biển là một trong những nguồn tài nguyên q hiếm của Hải
Phịng với gần 1.000 lồi tơm, cá và hàng chục lồi rong biển có giá trị kinh tế
cao như tôm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, cá heo, ngọc trai, tu hài,
bào ngư... là những hải sản được thị trường thế giới ưa chuộng. Biển Hải
Phịng có nhiều bãi cá, lớn nhất là bãi cá quanh đảo Bạch Long Vỹ với trữ lượng
cao và ổn định. Tại các vùng triều ven bờ, ven đảo và các vùng bãi triều ở các
vùng cửa sông rộng tới trên 12.000 ha vừa có khả năng khai thác, vừa có khả
năng ni trồng thuỷ sản nước mặn và nước lợ có giá trị kinh tế cao.
Tóm lại, thiên nhiên đã ưu đãi cho Hải Phịng có nhiều điều kiện thuận
lợi để phát triển kinh tế, giao thương trong nước và quốc tế. Đồng thời cũng
tạo ra nhiều thách thức đối với vùng đất này nhất là khi đất nước và thành phố
đang trong quá trình hội nhập và phát triển với khu vực và quốc tế.
Điều kiện kinh tế - xã hội
Là thành phố có trên 100 năm phát triển cảng biển và cơng nghiệp, đã
hình thành một đội ngũ cơng nhân đơng đảo và có truyền thống cách mạng.
Ngày nay, do sức hút của q trình cơng nghiệp hóa, dịch vụ, giao thơng
thương mại, số người đến Hải Phịng tìm việc làm ngày càng tăng, tốc độ tăng

cơ học do người tìm việc làm trung bình 0,3 - 0,5%.
Bên cạnh đó Hải Phịng cịn có ngành cơng nghiệp mũi nhọn là cơ khí
đóng tàu phục vụ vận tải trong nước và quốc tế. Cùng với cả nước Hải Phịng
đang đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với nhiều khu cơng nghiệp liên
doanh với nước ngồi như: khu cơng nghiệp Nomura, Tràng Duệ, Đình vũ,
Đồ Sơn, Bắc Sông Cấm, nhà máy xi măng Chingpong....
Trong những năm qua, thành phố Hải Phịng ln đứng thứ 4 cả nước
về tốc độ tăng trưởng kinh tế và nộp ngân sách nhà nước, Năm 2011, tình
hình kinh tế - xã hội của thành phố ổn định và tiếp tục phát triển, tổng sản


11
phẩm trong nước (GDP) tăng khá so với cùng kỳ, gấp 1,8 lần so với bình quân
chung của cả nước; riêng năm 2012 tổng thu ngân sách đạt 56 470 tỷ đồng.
Thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội, xố đói, giảm nghèo, thực
hiện chính sách hỗ trợ đối với nơng nghiệp, nơng thơn và nơng dân. Nhiều
chính sách hỗ trợ an sinh xã hội đã được triển khai kịp thời có hiệu quả, thực
hiện tốt cơng tác xét, giải quyết chế độ và chi trả trợ cấp thường xuyên, bảo
hiểm y tế, các trợ cấp xã hội khác cho các đối tượng hộ nghèo, người cao tuổi,
đối tượng bảo trợ xã hội; thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng chính
sách hỗ trợ tiền điện cho người nghèo, trợ cấp khó khăn cho các đối tượng có
thu nhập thấp, đời sống khó khăn. Tổ chức tốt cơng tác thăm hỏi, tặng q
cho các đối tượng chính sách, người có cơng trên địa bàn thành phố nhân dịp
kỷ niệm các ngày lễ lớn. Đẩy mạnh, nhân rộng , huy động các nguồn lực thực
hiện phong trào Đền ơn đáp nghĩa, năm 2011 các Quỹ đền ơn đáp nghĩa trên
địa bàn thành phố vận động được trên 8,7 tỷ đồng.
Đến nay, Hải Phòng đã trở thành thành phố đô thị loại một của đất nước,
vùng kinh tế trọng điểm của khu vực phía Bắc, phát triển kinh tế trên các lĩnh
vực công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ và kinh tế đối ngoại.
1.1.2. Đặc điểm văn hóa, tín ngưỡng, tơn giáo

Đặc điểm văn hóa
Hải Phịng là một thành phố trẻ nhưng lại được sinh ra trên một nền
tảng lịch sử văn hóa lâu đời. Lịch sử đã chứng minh sự hình thành và phát
triển của Hải Phịng gắn liền với các chứng tích của người tiền sử ở di chỉ
khảo cổ học Cái Bèo (Cát Bà) thuộc Văn hóa Hạ Long cách ngày nay khoảng
từ 4000 đến 6000 năm; với sự hình thành của nền văn minh sơng Hồng thuộc
văn hóa Đơng Sơn với các chứng tích của con người ở di chỉ khảo cổ học
Tràng Kênh (Thuỷ Nguyên), Núi Voi (An Lão) cách ngày nay từ 2000 năm
đến hơn 3000 năm; với truyền thuyết về tên tuổi của nữ tướng Lê Chân người lập Trang An Biên vào đầu Công nguyên - cái nôi hình thành nên đơ thị
Hải Phịng ngày nay. Là vùng đất đầu sóng, ngọn gió, “phên dậu” phía Đơng


12
của đất nước, Hải Phịng có vị thế chiến lược trong tồn bộ tiến trình đấu
tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Người Hải Phòng với tinh thần
yêu nước nồng nàn, tính cách dũng cảm, kiên cường, năng động, sáng tạo, đã
từng chứng kiến và tham gia vào nhiều trận quyết chiến chiến lược trong
chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
Hải Phịng, vùng đất văn hóa biển nhưng là “kết quả của sự ứng xử của
cư dân nông nghiệp khi họ từ các cửa sơng vươn ra biển”. Trong lịch sử
hình thành cộng đồng cư dân Hải Phịng chủ yếu có hai thời kỳ hội cư lớn.
Lần thứ nhất là từ thế kỷ X sau chiến thắng Nam Hán trên sông Bạch Đằng
năm 938, Ngơ Quyền với tầm nhìn chiến lược đã cho di dân từ các vùng
nội địa đến Hải Phòng, đồng thời cho một bộ phận binh lính giải binh tại
chỗ để lập nghiệp, tạo phên dậu bảo vệ tổ quốc và bảo vệ vùng cửa biển
trọng yếu này. Lần thứ hai là dưới các triều đại phong kiến Việt Nam thời
Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần thực hiện sự nghiệp xây dựng Đại Việt thành một
quốc gia văn hiến, đã đưa chính sách khai hoang, lập ấp thành quốc sách để
mở mang, giữ gìn bờ cõi [42, tr.18].
Là những cư dân vùng biển - người Hải Phòng cũng rất dễ tiếp nhận những

tín ngưỡng, những tơn giáo với mong muốn những vị thần này phù hộ độ trì cho
sự bình an của họ. Đây là một đặc tính dễ thấy của người Hải Phịng.
Đặc điểm tín ngưỡng, tơn giáo
Nhìn chung tín ngưỡng, tơn giáo của cư dân vùng biển Hải Phịng vừa
mang những đặc điểm chung trong tín ngưỡng của người Việt, vừa có những
đặc điểm riêng của vùng. Bên cạnh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, họ cịn có tín
ngưỡng thờ thần. Đa số các vị thần được thờ ở Hải Phòng đều là phúc thần.
Các vị thần được thờ ở Hải Phịng đều là thần sơng, thần núi cai quản một
vùng đất, bảo vệ cho vùng đất ấy, hay là những anh hùng dân tộc có cơng dẹp
giặc, bảo vệ đất nước, những vị khoa bảng đỗ đạt, những danh y bốc thuốc
cứu người như: Đền thờ Ngô Quyền, Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão, Yết
Kiêu, Nam Hải đại vương, Nữ tướng Lê Chân, Nguyễn Bỉnh Khiêm… Tất cả


13
những vị thần ấy đều được nhân dân thờ phụng để thể hiện lịng thành kính và
mong thần phù hộ, che chở.
Một nét đặc sắc trong đời sống tâm linh của người dân Hải Phịng đó là
hình tượng nữ tướng Lê Chân đã hóa thành Thánh mẫu thiêng liêng, do đó đã
vượt qua tín niệm “trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”tức là nữ tướng Lê Chân là vị thành hoàng làng An Biên đã trở thành vị Thánh
Mẫu bảo hộ cho cả vùng đô thị Hải Phòng rộng lớn. Để rồi Thánh Mẫu Lê Chân
đi vào đáy sâu của tâm hồn tín ngưỡng của người dân Hải Phòng [61, tr.1].
Hải Phòng là vùng đất ven biển, cư dân khắp nơi hội tụ đến, chủ yếu là
những cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Do đói kém do bị áp bức bóc lột, họ
phải dời làng quê gốc phiêu bạt tới đây tìm cuộc sống mới. Sinh sống lâu đời
trên vùng đất chua mặn, luôn phải đối mặt với biển khơi và bão tố để tồn tại
và phát triển nên cư dân Hải Phòng là những người lao động cần cù và dũng
cảm không chịu khuất phục trước thiên tai và bất công của xã hội.
Tìm hiểu về đời sống tâm linh của con người đất Cảng chúng ta thấy nếu
như trong cuộc sống họ là những con người cương nghị, năng động bao nhiêu

thì trong đời sống tâm linh họ lại khiêm nhường cung kính bấy nhiêu trước
thánh thần. Họ có nhiều nghi thức cúng lễ cá Ông (cá Voi) của những cư dân
biển, tục thờ Quan Thế Âm bồ tát và cầu mong nhận được sự cứu trợ của vị
thần linh này mỗi lần ra khơi. Tục Chọi Trâu ở Đồ Sơn cho chúng ta thấy về chí
khí quật cường của các nghĩa binh đứng dậy chống lại cường quyền. Đó chính là
những nét đẹp trong đời sống tín ngưỡng tơn giáo của cư dân miền biển.
Trong tiến trình lịch sử, cùng với cả nước Hải Phịng có sự mở rộng giao
lưu, tiếp xúc văn hóa với các nước, nhất là các nước phương Tây vùng đất này
đã tiếp nhận thêm những tôn giáo mới. Ở nhiều địa phương của thành phố có
sự xuất hiện của các nhà thờ Công giáo, Tin lành. Vào năm 40 (thế kỷ XX), ở
Hải Phịng cịn có sự xuất hiện của đạo Cao Đài, và ở đây có thêm loại hình
cơ sở thờ tự tơn giáo mới là thánh thất Cao Đài. Hiện nay, trên địa bàn thành
phố có 4 tơn giáo chính đó là Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cao Đài.


14
Phật giáo
Phật giáo ở Hải Phịng có vai trị quan trọng cả trong lịch sử và hiện tại.
Theo L.Madrolle (trong tiểu luận Bắc kỳ thời cổ), Đồ Sơn chính là điểm tiếp
nhận Phật giáo vào nước ta bằng đường biển và cũng có thể là một trong
những nơi đầu tiên tiếp nhận Phật giáo vào nước ta. L.Madrolle cho rằng,
ngay từ thời kỳ vua Asoka (A Dục vương), đạo Phật đã được truyền đến đây.
Và từ thế kỷ thứ III trước công nguyên, một ngọn tháp cao 9 tầng đã được xây
dựng trên núi Mẫu Sơn. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một bằng chứng xác
thực nào để khẳng định chính xác thời gian (thế kỷ thứ III trước cơng nguyên)
Phật giáo truyền đến Hải Phòng và giả thuyết Đồ Sơn là nơi đầu tiên tiếp nhận
Phật giáo vào Việt Nam bằng đường biển. Mặc dù vậy, các tài liệu lịch sử đã
cho thấy đạo Phật xuất hiện ở Hải Phòng từ rất sớm. Kết quả khai quật khảo
cổ học trong di tích tháp Tường Long ở Đồ Sơn đã xác định ngôi tháp này
được xây dựng vào đời Lý (Năm 1057). Các tài liệu lịch sử đã khẳng định,

đây là một trong những ngôi tháp đẹp nhất thời bấy giờ.
Phật giáo ở Hải Phịng chiếm đa số tín đồ với hơn 30 vạn tín đồ quy y
Tam bảo. Tồn thành phố có khoảng 600 chùa nằm trên 15 quận, huyện, có
375 vị tăng, ni (trong đó có 01 Hịa thượng, 04 Thượng tọa, 66 Đại đức, 07
Ni trưởng, 18 Ni sư, 230 sư cô, 15 Tỳ khiêu và 34 Sadi ). Trong số 600 chùa
thì có khoảng hơn 200 chùa có sư trụ trì, một số chùa có sư kiêm nhiệm, số
còn lại do các Ban hộ tự quản lý. Các quận huyện đều thành lập Ban đại diện
Phật giáo hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Trị sự Giáo hội Phật
giáo Việt Nam thành phố Hải Phòng, Ban trị sự Thành hội gồm 39 vị do
Thượng tọa Thích Quảng Tùng làm Trưởng ban. Đội ngũ tăng ni ngày càng
được trẻ hóa và trí thức hóa. Trong số các tăng ni của Thành hội có 02 Thạc sĩ
Tôn giáo, 35 cử nhân Phật học, 02 cử nhân văn hóa, 03 cử nhân triết học Phương
đơng, 03 cử nhân Cao đẳng Phật học, 75 trung cấp Phật học, 102 đang là học
viên trung cấp Phật học và 02 vị đang tu học tại nước ngoài [20, tr.2].


15
Thành Hội Phật giáo Hải Phòng được Trung ương giáo hội Phật giáo Việt
Nam đánh giá là một trong những đơn vị mạnh của cả nước; có nhiều đóng
góp trực tiếp, tích cực vào sự phát triển trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã
hội địa phương, trong đó đáng kể là ở các hoạt động nhân đạo, từ thiện xã hội.
Trong những năm qua các tăng, ni, phật tử đã tích cực tham gia phong trào thi
đua yêu nước do chính quyền các cấp phát động.
Cơng giáo
Theo cuốn “lược sử giáo phận Đơng Đàng Ngồi” của Tồ Giám mục
Hải Phịng thì đạo Cơng giáo du nhập vào Hải Phịng từ rất sớm, vào năm
1659 khi toà thánh Vatican thành lập hai giáo phận đầu tiên của Việt Nam là
giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngồi, Hải Phịng thuộc về giáo phận Đàng
Ngoài. Năm 1679, khi giáo phận Đàng Ngoài được tách thành hai giáo phận,
là Đơng Đàng Ngồi và Tây Đàng Ngồi, Hải Phịng thuộc về giáo phận

Đơng Đàng Ngoài. Đến năm 1890, thực dân Pháp xây dựng xong cảng Hải
Phịng, tồ Giám mục của địa phận Đơng Đàng Ngồi được chuyển về Hải
Phịng. Từ cuối năm 1924, giáo phận Đơng Đàng Ngồi cịn được gọi là địa
phận Hải Phịng. Năm 1939, giáo phận Đơng Đàng ngồi được tách ra thành 5
giáo phận: Hải Phòng, Bùi Chu, Bắc Ninh, Thái Bình và Lạng Sơn.
Hải Phịng hiện là trung tâm của Giáo phận Cơng giáo Hải Phịng gồm
78 xứ thuộc 04 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương và 2
huyện của Hưng Yên (huyện Ân Thi và Yên Mỹ). Riêng thành phố Hải Phịng
có 01 giám mục và 30 linh mục, 36 giáo xứ, 111 nhà thờ và 127 họ giáo, gần
5 vạn giáo dân, có mặt tại 14/15 quận, huyện (trừ huyện đảo Bạch Long Vĩ).
Hai huyện có số giáo dân đơng nhất là Tiên Lãng và Vĩnh Bảo (chiếm hơn
50% tổng số giáo dân của thành phố). Đứng đầu Giáo phận là Giám mục Vũ
văn Thiên (sinh năm 1960), được tấn phong Giám mục ngày 02/01/2003.
Trong những năm qua, đạo Cơng giáo ở Hải Phịng có sự phát triển,
theo số liệu thống kê của Ban Tôn giáo Hải Phịng: năm 2004, trên địa bàn thành
phố có 23 giáo xứ; Năm 2006, Giám mục Vũ Văn Thiên có đơn xin thành lập


16
thêm 09 giáo xứ trên cơ sở nâng cấp một số họ đạo, nâng tổng số giáo xứ trên
địa bàn thành phố lên thành 32 giáo xứ; Năm 2012, trên cơ sở chia, tách, sáp
nhập, hợp nhất các tổ chức tơn giáo cơ sở, Tồ Giám mục đề nghị thành lập 04
giáo xứ mới tăng tổng số giáo xứ trên địa bàn thành phố lên 36 giáo xứ.
Cao Đài
Đạo Cao Đài được truyền đến Hải Phòng năm 1936 thuộc hệ phái Cao
Đài Tây Ninh. Hiện nay, Hải Phịng có 01 thánh thất Cao Đài tại số 8 Chu Văn
An, quận Ngơ Quyền thuộc tồ thánh Cao Đài Tây Ninh gồm 01 giáo hữu
thượng phịng thanh và 7 thơng sự, với khoảng 200 tín đồ, song lại có vai trị là
trung tâm của khu vực, điều phối hoạt động của 4 Ban trị sự ở 4 tỉnh Quảng
Ninh, Hải Dương, Thái Bình và Nam Định. Trong những năm qua, hoạt động

của đạo Cao Đài nhìn chung ổn định, mang tính tơn giáo thuần tuý trong khuôn
khổ pháp luật cho phép.
Tin lành
Đạo Tin lành có mặt ở Hải Phịng rất sớm, chỉ sau 5 năm khi chi hội Tin
lành đầu tiên ở Việt Nam được thành lập (1911) thì hội thánh Tin lành Hải
Phòng đã được thành lập (1916).
Trước năm 1954, ở Hải Phịng có 04 hội thánh Tin lành, gồm: Hội thánh
Hải Phịng (83 Tơ Hiệu), Hội thánh Kiến An, Hội thánh Thượng Trang (xã
Bát Trang - An Lão) và Hội thánh Hoa kiều. Tất cả đều thuộc Tin lành CMA
(gốc Mỹ). Sau ngày giải phóng Hải Phịng đến nay, chỉ còn lại 03 hội thánh,
là Hải Phòng, Kiến An và Thượng Trang. Tuy nhiên, chỉ có Hội thánh Hải
Phịng và Thượng Trang tồn tại và hoạt động liên tục, còn Hội thánh Kiến An,
sau nhiều năm sinh hoạt ghép với hội thánh Hải Phòng, mới chỉ phục hồi hoạt
động độc lập từ năm 1992 trở lại lại đây.
Hiện nay, Hải Phịng có khoảng 1000 tín đồ thuộc Tổng hội Hội thánh
Tin lành Việt Nam (miền Bắc) với 03 nhà thờ, 03 mục sư quản nhiệm, trong
đó mục sư Bùi Văn Nghĩa, quản nhiệm Hội thánh Tin lành Kiến An, hiện là
Phó Tổng thư ký Tổng hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc).


17
Ngoài Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Bắc, vốn được coi là Tin lành
“truyền thống”, thì từ khoảng hơn 20 năm trở lại đây, trên địa bàn thành phố
Hải Phòng đã xuất hiện một số hệ phái Tin lành khác, được truyền đến bằng
nhiều con đường khác nhau (từ nước ngồi, qua Việt kiều, qua người hồi
hương). Trong đó, đa số là từ 30.000 người hồi hương của thành phố; từ các
địa phương khác trong nước tới, chủ yếu là ở miền Nam
Theo số liệu thống kê của Ban Tơn giáo, Sở Nội vụ năm 2013, Hải
Phịng có khoảng hơn 15 hệ phái Tin lành mới (trong số đó có 04 hệ phái:
Hội thánh Liên hữu cơ đốc; Bắp tít; Menonit;, Cơ đốc Phục lâm đã được

chính phủ cơng nhân tư cách pháp nhân) với 66 điểm nhóm (trong đó mới chỉ
có 28 điểm nhóm đăng ký sinh hoạt tơn giáo với chính quyền địa phương).
Trên địa bàn thành phố có 68 chức sắc đạo Tin lành (Trong đó có: 15 mục sư;
2 mục sư nhiệm chức; 23 truyền đạo; 28 trưởng điểm nhóm) nhưng hiện chỉ
có 20 chức sắc đăng ký với chính quyền địa phương.
Nếu như trước đây đạo Tin lành chủ yếu tập trung ở 03 quận, huyện là Lê
Chân, Kiến An và An Lão, thì đến nay, chỉ trừ huyện đảo Bạch Long Vĩ, còn
tất cả các quận, huyện đều có sự hiện diện của Tin lành với các mức độ khác
nhau. Mặc dù số lượng chưa phải nhiều, nhưng hoạt động của Tin lành lại rất
phức tạp (có thể xem là phức tạp nhất trong các tôn giáo hiện nay), và tiềm ẩn
những nguy cơ gây mất ổn định về trật tự an toàn xã hội, thậm chí liên quan
đến lĩnh vực an ninh chính trị nếu như khơng được xử lý khéo, như trường
hợp của nhóm Tin lành “Gia đình thế giới” do Phạm Hữu Thịnh đứng đầu tổ
chức sinh hoạt tôn giáo tại sân vận động Lạch Tray khi chưa có sự chấp thuận
của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Ngồi 04 tơn giáo chính đã nêu trên, ở Hải Phịng cịn có một số nhóm tơn
giáo khác như: Thanh Hải vơ thượng sư, Thần quyền ni mô pháp, đạo Lưu Văn
Ty, cịn gọi là “đạo chân khơng” hay “đạo chui bao”, Long Hoa di lặc, đạo Trời
còn gọi là Tam Tứ tự thiên, đạo Quang Minh, đạo Ngọc phật Hồ Chí Minh…


18
Trong số các đạo này, đáng chú ý nhất là đạo Thanh Hải vơ thượng sư.
Đây là nhóm tơn giáo có tổ chức khá chặt chẽ, hoạt động thường xuyên nhưng
kín đáo, bí mật, có số tín đồ khá đơng, khoảng 1200 tín đồ. Đạo này được
truyền từ Hồng Kơng về theo số người Việt hồi hương. Vì vậy, nơi nào có
đơng người hồi hương thường có tín đồ của đạo Thanh Hải.
1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở HẢI PHỊNG

1.2.1. Q trình du nhập và phát triển đạo Tin lành

Do có vị trí địa chính trị - kinh tế, là thành phố có cảng biển, là đầu mối
giao lưu quan trọng ở miền Bắc Việt Nam nên từ lâu Hải Phòng đã được các
tổ chức Tin lành đặc biệt quan tâm trong chiến lược truyền giáo. Từ những
năm cuối thế kỷ XIX, nhiều giáo sĩ Mỹ đã từ Nam Trung Quốc lần lượt vào
Việt Nam, trong đó có Hải Phịng để điều tra, nghiên cứu tình hình, chuẩn bị
cho việc truyền giáo. Đạo Tin lành bắt đầu được truyền đến Hải Phòng do Hội
Liên hiệp Cơ đốc và Truyền giáo (Christian and Missionary Alliance), gọi tắt
là Tổ chức CMA. Thực hiện theo ý tưởng của Hội truyền giáo Phúc âm Liên
hiệp, các giáo sĩ đã đến Việt Nam trong đó có Hải Phịng để truyền giáo.
Năm 1902, vợ chồng mục sư S.Dayan người Canada gốc Pháp đến Hải
Phòng hy vọng nhận được sự ủng hộ của người Pháp. Một năm ở Hải Phòng,
vợ chồng người mục sư này cũng phải trở về Trung Quốc với kết quả là con
số không [83, tr.371].
Thời kỳ đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất, chính quyền Pháp ở Đơng
Dương rất cảnh giác với các giáo sĩ ngoại quốc (nhất là các giáo sĩ người Đức
mang quốc tịch Mỹ của Tin lành CMA) nên đã ban hành sắc lệnh cấm các
giáo sĩ hoạt động truyền giáo giữa người bản xứ.
Năm 1916, Giáo sĩ R.A. Jaffaray đến Hà Nội gặp viên Tồn quyền
người Pháp để giải thích về hoạt động của Tin lành. Kết quả là phái bộ truyền
giáo (CMA) được hoạt động lại tại các địa điểm Đà Nẵng, Hội An, Hà Nội,
Hải Phòng. Các giáo sĩ xung phong hoạt động trở lại, nhất là tại Hải Phòng và
Hà Nội. Năm 1916, Hội thánh Tin lành Hải Phòng được thành lập, đây là mốc


19
đánh dấu sự truyền bá đạo Tin lành vào Hải Phịng. Q trình du nhập và phát
triển của tơn giáo này trên địa bàn thành phố Hải Phòng diễn ra theo các giai
đoạn và mang một số đặc điểm sau:
- Giai đoạn 1916-1954:
Theo các tài liệu lịch sử, Hội thánh Tin lành Hải Phòng được thành lập

năm 1916. Tuy nhiên, việc truyền bá Tin lành giai đoạn này chủ yếu là phục
vụ các tín hữu Tin lành Châu Âu đang sinh sống tại Hải Phòng, việc rao
truyền Tin lành cho người Hải Phòng chưa được quan tâm. Từ khi đạo Tin
lành được truyền đến Hải Phòng, kể cả một thời gian dài, sau khi thành lập
chi hội, các hội thánh Tin lành ở Hải Phịng đều chưa có nhà thờ. Việc nhóm
họp của tín đồ thường phải nhờ hoặc th nhà riêng của tín đồ.
Đến năm 1928, ba cặp vợ chồng mục sư người Việt đầu tiên được cử ra
Bắc để phụ trách các chi hội, Trong đó chi hội ở Hải Phịng do gia đình mục
sư Đặng Ngọc Cầu phụ trách (tuy nhiên, vai trò chủ tọa vẫn do mục sư nước
ngồi đảm nhiệm).
Năm 1929, chính quyền Pháp ban hành sắc lệnh nới rộng hoạt động của
đạo Tin lành nhất là ở Trung Kỳ, Bắc Kỳ nên Tin lành Hải Phịng cũng có sự
phát triển. Năm 1930, đạo Tin lành được truyền đến Kiến An, đánh dấu bước
phát triển mới của Tin lành Hải Phòng. Từ năm 1937 đến 1940, nhiều chi hội
Tin Lành được thành lập ở vùng nơng thơn miền Bắc, trong đó có chi hội
Thượng Trang, xã Bát Trang, huyện An Lão, Hải Phòng.
Theo tài liệu của Hội thánh Thượng Trang, đạo Tin lành chính thức
được truyền đến đây từ năm 1938. Năm đó, ơng Vũ Ngọc An, người thôn
Thượng Trang, làm nghề bốc thuốc, ra Hải Phòng đã tin theo Tin lành và
mang đạo về quê, đồng thời đổi tên nhà thuốc thành Thuận Thiên Đường, với
ý nghĩa là thuận theo Ơng Trời. Sau đó, có thêm nhiều người khác nữa theo
đạo, như: ơng Bùi Văn Tu, Bùi Văn Trực, Bùi Văn Liệu, Bùi Văn Dền, ơng
Ký Xếp, ơng Hồ, ơng Thiết, ơng Vũ Siêu, cụ Lều, bà Phan Thị Trạc. Đó là
những tín đồ Tin lành đầu tiên ở đây. Những người đầu tiên tham gia Ban


20
Chấp sự Hội thánh là: ông Phùng (Trưởng ban); ông Ký Xếp (Thư ký); ơng
Hồng (Thủ quỹ); ơng Lễ (Uỷ viên). Họ thường tổ chức sinh hoạt tôn giáo tại
nhà ông Bùi Văn Trực.

Từ thời kỳ đầu, khi đạo Tin lành được truyền đến Hải Phòng, kể cả một
thời gian dài, sau khi thành lập các chi hội, các hội thánh Tin lành ở Hải
Phịng đều chưa có nhà thờ. Việc nhóm họp của tín đồ thường phải nhờ, hoặc
th nhà riêng của dân.
Trước năm 1940, Hội thánh Hải Phòng phải thuê nhà của một người
Hoa kiều (nay là số 154 phố Cầu Đất) làm nơi nhóm họp. Nhà thờ của Hội
thánh Tin lành Hải Phịng, tại 83 phố Tơ Hiệu hiện nay, được xây dựng từ
năm 1940 đến 1943, Nhà thờ Kiến An được bắt đầu xây dựng, khoảng năm
1942. Nhà thờ Thượng Trang được xây dựng vào năm 1943 [42, tr.21].
Giai đoạn này trên địa bàn thành phố Hải Phịng có 04 hội thánh Hội
thánh Tin lành Hải Phịng, Hội thánh Kiến An, Hội thánh Thượng Trang cịn
có Hội thánh Hoa Kiều (thường sinh hoạt chung với Hội thánh Hải Phịng).
Ngồi ra cịn có Hội thánh Pháp kiều, thuộc phái bộ Tin lành Pháp, chủ yếu
phục vụ cho các sinh hoạt tín đồ Tin lành người Pháp.
Năm 1928, gia đình mục sư Đặng Ngọc Cầu được cử ra phụ trách chi
hội ở Hải Phòng. Tuy nhiên, vai trò chủ tọa Hội thánh Tin lành Hải Phòng đầu
tiên là do mục sư Huỳnh Kim Luyện (năm 1934). Từ khi thành lập đến năm
1954, đã có 06 mục sư phụ trách các hội thánh Tin lành ở Hải Phòng (chủ yếu
là hội thánh Tin lành 83 Tô Hiệu) như: Mục sư Huỳnh Kim Luyện, người Đà
Nẵng (1934); Mục sư Nguyễn Văn Thìn, người Bắc Ninh (1935 - 1937); Mục
sư Lê Ngọc Anh, người Đà Nẵng (1938); Mục sư Dương Tự Ấp, người Hà
Đông, năm 1939 (sau này là Hội trưởng đầu tiên của Hội thánh Tin lành Việt
Nam (miền Bắc), năm 1956); Mục sư Bùi Hồnh Thử, người Hà Đơng
(1940); Mục sư Huỳnh Kim Luyện, người Đà Nẵng (1941 - 1942); Mục sư
Bùi Hồnh Thử, người Hà Đơng (1943 - 1946); Mục sư Huỳnh Kim Luyện,
người Đà Nẵng (1948 - 1950); Mục sư Nguyễn Hữu Phiên, người Đà Nẵng,
năm 1951 - 1954 [42, tr.21-22].


21

Hội thánh Tin lành Kiến An, năm 1942 Tổng hội phân công mục sư Đệ
quản nhiệm. Đối với Hội thánh Tin lành Tin lành Thượng Trang, sau khi có
nhiều tín đồ mới tin theo, Tổng hội đã cử các mục sư về phụ trách. Năm 1942,
mục sư Phạm Xuân Thiều (cùng với Truyền đạo Tạ Ngọc Đơng, cịn gọi là
Hồng Ngọc Nghi), là người quản nhiệm đầu tiên. Sau đó là các mục sư:
Nguyễn Văn Bảng (1943 - 1946); Phạm Sĩ Kiểm (1950 - 1953).
Như vậy, từ khi du nhập cho đến trước năm 1954, theo số liệu thống kê
của Hội thánh, Hải Phịng có khoảng gần 1.000 tín đồ song chủ yếu là tín đồ
thuộc Hội thánh Tin lành 83 Tô Hiệu.
- Giai đoạn 1954-1975:
Từ sau năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân
Việt Nam hoàn toàn thắng lợi những đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch âm mưu
xâm chiếm nước ta. Chúng thực hiện chiến dịch ép người di cư vào Nam, do đó
giai đoạn này hầu hết mục sư và tín đồ Tin lành Hải Phòng đều di cư vào miền
Nam. Hội thánh Tin lành Hải Phòng chỉ còn 18 người ở lại nhưng số thực sự tin
chúa chỉ còn lại 08 người. Hội thánh Tin lành Thượng Trang tín đồ cũng rất ít.
Hội thánh Tin lành Kiến An hầu như khơng cịn tín đồ sinh hoạt do giai đoạn này
đế quốc Mỹ thực hiện chiến tranh phá hoại Miền Bắc nhà thờ bị đánh bom, mọi
hoạt động chuyển về Hội thánh Tin lành Hải Phịng (83 Tơ Hiệu).
Năm 1955, Tổng hội cử mục sư Nguyễn Thiện Mân về chủ tọa Hội
thánh Tin lành Hải Phòng, Kiến An, Thượng Trang và Hội thánh Tin lành
Quảng Yên (Quảng Ninh). Năm 1958, mục sư Âu Thái Bình được cử về chủ
tọa Hội thánh Tin lành Thượng Trang chăm lo việc đạo cho các tín đồ ở đây.
Nhìn chung, giai đoạn từ 1954-1975 mọi sinh hoạt của đạo Tin lành Hải
Phòng chủ yếu tập trung tại cơ sở 83 Tơ Hiệu, tín đồ phát triển rất ít.
- Giai đoạn từ 1975- đến nay.
+ Thời kỳ từ 1975-1986:
Sau năm 1975, mọi hoạt động của Hội thánh Tin lành do mục sư
Nguyễn Thiện Mân người Hà Nội hướng dẫn. Tuy nhiên, giai đoạn này các



22
hoạt động của đạo Tin lành chủ yếu diễn ra tại Hội thánh Tin lành 83 Tô Hiệu,
các Hội thánh khác ít có hoạt động.
Năm 1984, mục sư Âu Thái Bình chủ tọa Hội thánh Tin lành Thượng
Trang bị kỷ luật, mục sư Nguyễn Thiên Mân lại được Tổng hội phân công chủ
tọa cả Hội thánh Tin lành Thượng Trang. Riêng hội thánh Tin lành Kiến An sau
khi nhà thờ bị đánh sập vẫn sinh hoạt ghép với Hội thánh Tin lành Hải Phòng.
+ Thời kỳ từ 1986 đến nay:
Đây là giai đoạn Đảng và Nhà nước ta thực hiện công cuộc đổi mới đất
nước và phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập với thế giới bên ngoài, do
đó đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của đất nước và thành phố có nhiều
chuyển biến. Đặc biệt từ khi Đảng và Nhà nước có sự đổi mới về quan điểm,
chính sách đối với cơng tác tơn giáo (Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày
16/10/1990, của Bộ Chính trị “về tăng cường cơng tác trong tình hình mới”)
cùng với sự gia tăng nhanh chóng nhu cầu tín ngưỡng tơn giáo của quần
chúng nói chung, nhu cầu được tìm hiểu, chia sẻ và sinh hoạt Tin lành cũng
tăng nhanh.
Đời sống đạo tại các Hội thánh Tin lành phục hồi và hoạt động mạnh,
tín đồ gia tăng nhanh. Thời kỳ này bên cạnh Tin lành truyền thống CMA trên
địa bàn thành phố Hải Phịng cịn có sự xuất hiện các hệ phái, điểm nhóm Tin
lành mới hoạt động dưới hình thức “tư gia” được du nhập vào Hải Phòng qua
Việt kiều hồi hương hoặc từ các tỉnh miền Nam ra, cụ thể:
- Đối với Tin lành thuộc hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc)
Năm 1989, mục sư Nguyễn Thiện Mân chủ tọa hội thánh Tin lành 83
Tô Hiệu qua đời, mọi hoạt động của Hội thánh Tin lành Hải Phòng do bà quả
phụ là giảng sư Vũ Thị Yên thay chồng chủ tọa Hội thánh Tin lành Hải Phòng (từ
năm 1989 đến năm 1995) nhưng có thêm các truyền đạo phụ tá - đồng chủ tọa như
truyền đạo Âu Quang Vinh (1992-1993); truyền đạo Bùi Văn Triệu (1994-1995).
Sau khi bà quả phụ, giảng sư Vũ Thị Yên mất, truyền đạo Bùi Văn Triệu được cử

làm chủ tọa Hội thánh Hải Phịng, năm 1995, đến 1996 thì bị bãi chức.


23
Trong khi hai hội thánh Thượng Trang và Kiến An vẫn có sự ổn định về
lãnh đạo, từ sau năm 1993 đến nay, thì ở Hội thánh Hải Phịng lại ln có sự
thay đổi. Sau khi Truyền đạo Bùi Văn Triệu bị kỷ luật, Tổng hội cử Mục sư
Vũ Hùng Cường, chủ tọa Hội thánh Hải Dương về kiêm nhiệm, giảng Kinh
thánh mỗi tháng một ngày chủ nhật và các ngày lễ trọng (từ 1996 - 2003),
ngoài ra, các mục sư (Vũ Quang Huyên, Phùng Quang Huyến) và truyền đạo
khác cũng tham gia giảng dạy và làm lễ tại Hội thánh Hải Phòng. Chỉ từ năm
2005, sau Đại hội Đại hội đồng lần thứ 32, Tổng hội cử Mục sư nhiệm chức
Nguyễn Gia Huấn, Phó tổng hội trưởng Tổng hội về làm chủ tọa Hội thánh
Hải Phòng. Năm 2011, mục sư Nguyễn Gia Huấn sức khoẻ yếu nên Tổng hội
cử mục sư Bùi Văn Triệu về làm chủ tọa hội thánh Tin lành Hải Phòng cho
đến nay [42], [48], [49], [50], [52], [62].
Từ sau khi mục sư Nguyễn Thiện Mân mất số tín đồ cịn lại rất ít, ngày
chúa nhật tại Hội thánh Tin lành 83 Tơ Hiệu nhóm lại chỉ được khoảng 20 đến
30 người, tại hội thánh Tin lành Kiến An và Thượng Trang số tín đồ cịn ít
hơn. Vào các dịp lễ Noen hoặc ngày lễ lớn của đạo có mục sư Bùi Hồnh Thử
từ Tổng hội xuống nhóm giảng nhằm để duy trì sự tồn tại của Hội thánh.
Tuy nhiên, sang đầu những năm 1990, khi đời sống kinh tế - xã hội có
nhiều thay đổi, Tin lành “truyền thống” thuộc Tổng hội Tin lành Việt Nam
(miền Bắc) có sự phục hồi và phát triển nhanh chóng. Các hội thánh cũng
tăng cường hoạt động để thu hút thêm tín đồ và mở rộng địa bàn, cạnh tranh
và chống lại sự cạnh tranh của các nhóm Tin lành khác. Các chức sắc và tín
đồ khơng chỉ tăng cường tuyên truyền tại nhà thờ (tập trung nhiều nhất trong
các ngày nhóm họp, đặc biệt là các dịp lễ trọng), mà cịn đến tận nhà, đến các
nơi cơng cộng trong nội thành (trường học, cơ quan, bệnh viện...), đến các
huyện ngoại thành Hải Phịng, thậm chí đến cả những vùng xa xơi, khó khăn

ở Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Cát Hải ... để truyền đạo. Một số vùng Công giáo của
Tiên Lãng, Vĩnh Bảo... cũng bị sự cạnh tranh, lôi kéo của Tin lành. Vì thế, chỉ
sau mấy năm đổi mới, số tín đồ của các chi hội này tăng lên rất nhanh.


24
Cũng từ sau đổi mới, Tổng Hội Tin lành Việt Nam (miền Bắc) từng
bước nối lại và tăng cường quan hệ, giao lưu với Tổng Hội Tin lành Việt Nam
(miền Nam), đồng thời bắt đầu mở rộng quan hệ với các tổ chức Tin lành
quốc tế, thơng qua đó kêu gọi tài trợ kinh phí cho việc xây dựng mới, nâng
cấp các nhà thờ và cung cấp Kinh thánh, tài liệu cho việc truyền giảng. Đây
cũng là những điều kiện quan trọng giúp cho sự phát triển của Tin lành CMA
thuận lợi hơn. Ngồi nhà thờ 83 Tơ Hiệu được xây dựng lại (năm 1987), bằng
vốn viện trợ của tổ chức Tin lành Cộng hoà Liên bang Đức, nhà thờ Kiến An
cũng đã được xây mới (năm 2000) bằng tiền viện trợ của Hiệp hội Cơ đốc
giáo Hàn Quốc (khoảng trên 600 triệu đồng). Nhà thờ Thượng Trang được
xây mới trong năm 2001, với kinh phí khá lớn, trong đó có sự giúp đỡ của
nhiều hội thánh trong nước.
Theo ơng Nguyễn Văn Siêu, nguyên Thư ký Hội thánh Tin lành Hải
Phịng, 83 Tơ Hiệu, từ năm 1990 đến 2002, đã có 650 tín đồ được làm lễ Báp
-tem ở Hải Phịng. Từ năm 1997 đến 2002, có 255 người được báp-tem.
Theo số liệu khảo sát của Ban Dân vận Thành uỷ, năm 1996 (Số liệu đề
tài Ban Dân Vận), tổng số tín đồ chính thức (đã được báp-tem) thuộc CMA
trên địa bàn thành phố Hải Phòng là: 777 người, trong đó, 3 quận Lê Chân,
Hồng Bàng và Ngơ Quyền (chủ yếu là Lê Chân) có 450 người; thị xã Kiến An
(nay là quận Kiến An) có 67 người; huyện An Lão có 184 người. Số tín đồ
cịn lại sống rải rác trong các huyện khác.
Sở dĩ số tín đồ tập trung chủ yếu ở các địa phương này là vì ở đó có trụ
sở của hội thánh và có nhà thờ, nên sẽ thuận tiện hơn trong việc nhóm họp và
các sinh hoạt tôn giáo khác.

Trong số 3 hội thánh hiện nay, số tín đồ cũng tập trung chủ yếu ở Hội
thánh Hải Phịng, số 83 Tơ Hiệu, quận Lê Chân. Theo kết quả khảo sát của Ban
Tôn giáo Hải Phịng, năm 2008, tổng số tín đồ Tin lành thuộc Tổng hội thánh
Tin lành Việt Nam (miền Bắc) là: gần 2.000 người, tập trung chủ yếu ở 3 hội
thánh (Hội thánh 83 Tơ Hiệu: 1.150 tín đồ; Hội thánh Kiến An: 290 tín đồ; Hội


25
thánh Thượng Trang: 190 tín đồ.). Ngồi ra, có một số tín đồ sinh hoạt tại điểm
nhóm của ơng Đinh Hữu Cậy ở xã Phả Lễ, huyện Thuỷ Nguyên và nhóm do
Hồng Đình Thiềng và nhóm Phạm Bá An tại quận Đồ Sơn... [42, tr.32].
Như vậy, có thể thấy, số tín đồ của Hội thánh 83 Tơ Hiệu chiếm đa số
áp đảo (gần 70,55%, theo số liệu của Ban Tôn giáo Hải Phịng). Tổng số tín
đồ của cả hai hội thánh Kiến An và 83 Tô Hiệu là 1.608 người (chiếm trên 85
% đến 88 % tổng số tín đồ CMA của thành phố). Điều này cũng phản ánh rõ
một đặc điểm của Tin lành thuộc Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) tại
Hải Phịng, số tín đồ Tin lành là thị dân nhiều hơn nông dân và ngư dân. Mặc
dù từ năm 2005 đến nay, các Hội thánh có xu hướng mở rộng hoạt động về
các vùng nơng thơn. Ở Hải Phịng cịn có một số ít người Hoa theo Tin lành.
Số người dân tộc thiểu số khác khơng sống thành cộng đồng, chủ yếu sống
theo gia đình và có tính cá nhân. Ngồi một số ít người Hoa theo Tin lành,
cũng chưa thấy số liệu thống kê nào nói về người dân tộc thiểu số ở Hải
Phịng theo đạo này. Vì thế cũng có thể khẳng định rằng: đại đa số tín đồ Tin
lành của Hải Phịng là cư dân thành thị.
Trong những năm gần đây như các năm 2011, 2012, 2013 Ban Tôn giáo
thành phố Hải Phịng đều tiến hành điều tra khảo sát nhưng nhìn chung số
lượng tín đồ Tin lành CMA trên địa bàn thành phố có sự ổn định khoảng
2.000 tín đồ (trong đó có khoảng 1.000 tín đồ đã thực hiện phép Báp- tem)
Bên cạnh số tín đồ người Việt là chủ yếu, những năm sau đổi mới, cùng
với việc tăng cường đầu tư của nước ngồi vào Hải Phịng có thêm nhiều tín

đồ Tin lành là người nước ngồi tham gia các sinh hoạt tôn giáo ở đây và
tham gia một số hoạt động khác tại các hội thánh. Trong đó, số tín đồ người
Hàn Quốc chiếm đơng nhất. Vào các ngày chủ nhật, đặc biệt là các dịp lễ
trọng (Lễ Giáng sinh, Phục sinh...), tại các nhà thờ Tin lành, chủ yếu là nhà
thờ 83 Tơ Hiệu thường có sự tham gia sinh hoạt của các tín đồ nước ngồi,
nhiều nhất là tín đồ Hàn Quốc.


×