Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Công tác quản lý nhà nước đối với đạo tin lành ở tỉnh đồng nai hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.48 KB, 106 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đạo Tin Lành là một tôn giáo cải cách, tách ra từ đạo Cơng giáo từ thế
kỷ XVI ở châu Âu. Đạo có đường hướng hoạt động năng động, luôn đổi mới
từ nội dung đến hình thức để thích nghi dần với hồn cảnh xã hội của nhiều
quốc gia, dân tộc mà đạo truyền đến, đặc biệt là chủ trương "nhập thế" lấy
hoạt động xã hội làm phương tiện, điều kiện để thu hút tín đồ.
Đạo Tin Lành chính thức du nhập vào Việt Nam từ năm 1911, do Hội
Liên hiệp Cơ đốc và Truyền giáo (The Christian and Missionary Alliance, gọi
tắt là Hội truyền giáo CMA) truyền vào. Trải qua những bước thăng trầm cho
đến khi xây dựng được cơ sở đầu tiên tại Đà Nẵng thì Hội truyền giáo đã tăng
cường lực lượng, đẩy mạnh hoạt động, thực hiện sứ mệnh “mở rộng nước
Chúa”. Hơn 100 năm qua, đạo Tin Lành đã truyền giáo vào hầu hết các khu
vực, kể cả các vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây
Nam bộ và Đông Nam bộ, đã trở thành một tôn giáo lớn, ảnh hưởng đến
nhiều mặt của đời sống xã hội ở Việt Nam.
Chính sự phát triển nhanh chóng, đa dạng, phức tạp về hệ phái Tin
Lành trong những năm qua, đã gây lúng túng cho các tỉnh, thành phố trong
công tác quản lý nhà nước và giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến đạo Tin
Lành. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay các thế lực thù địch đang lợi dụng
vấn đề tôn giáo, trong đó có vấn đề Tin Lành để thực hiện chiến lược “Diễn
biến hịa bình”, gây mất an ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội, nhất là âm
mưu quốc tế hóa vấn đề Tin Lành ở nước ta. Do đó, cơng tác tơn giáo nói
chung, cũng như cơng tác đối với đạo Tin Lành nói riêng vừa để đảm bảo
quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân, vừa kịp thời đấu tranh chống
việc lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch là nhiệm vụ quan trọng đối với
an ninh quốc gia.


2


Đồng Nai là một tỉnh có vị trí chiến lược trong trục tam giác phát
triển kinh tế của khu vực Đơng Nam bộ và đặc thù về chính trị, quốc
phịng-an ninh, cửa ngõ của TP. HCM. Đặc điểm là tỉnh có nhiều tơn giáo,
dân tộc cư trú và phân bố, đan xen từ thành thị đến các vùng sâu, vùng xa
trên địa bàn tỉnh.
Tình hình hoạt động của các tơn giáo trên địa bàn tỉnh diễn ra bình
thường, cơ bản tuân thủ theo pháp luật. Đa số chức sắc, tín đồ tơn giáo chấp
hành tốt chính sách, pháp luật, tin tưởng vào sự lãnh đạo của chính quyền các
địa phương, phấn khởi trước sự đổi mới, phát triển của đất nước, cũng như sự
quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền các cấp trong hoạt động tín ngưỡng,
tơn giáo. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, tình hình hoạt động của các
tơn giáo cịn diễn biến phức tạp như: việc xây dựng, sửa chữa cơng trình tơn
giáo khơng xin phép chính quyền (nổi lên là những cơ sở, tổ chức tôn giáo
chưa được công nhận tư cách pháp nhân), việc khiếu kiện, đòi lại đất đai, cơ
sở vật chất có nguồn gốc tơn giáo do Nhà nước đang quản lý vẫn tiếp tục diễn
ra và có xu hướng gia tăng.
Riêng đối với đạo Tin Lành, một số điểm nhóm của các hệ phái chưa
được công nhận tư cách pháp nhân vẫn tiếp tục sinh hoạt, khơng đăng ký với
chính quyền địa phương mặc dù đã được hướng dẫn thủ tục đăng ký. Đáng
chú ý là vai trò của Lãnh sự quán Hoa Kỳ, các nước châu Âu, Hàn Quốc tại
TP. HCM, ngày càng can dự để làm gia tăng sự du nhập các hệ phái Tin
Lành nước ngoài vào địa bàn tỉnh, làm cho việc chia tách, sáp nhập các hệ
phái diễn ra phức tạp. Một số hệ phái, tổ chức Tin Lành nước ngoài núp dưới
danh nghĩa các tổ chức phi chính phủ đầu tư, tài trợ vào địa phương và thông
qua con đường xuất khẩu lao động, tu nghiệp, nhưng thực chất đưa đi đào
tạo mục sư, truyền đạo, để khi trở về trở thành lực lượng truyền đạo là người
dân tộc, phục vụ cho Tin Lành. Vì vậy, trong những năm qua, những dân


3

tộc thiểu số có nguồn gốc sinh sống lâu đời trên đất Đồng Nai (như: Chơ
Ro, Mạ, S’tiêng, Kơ ho), từ lâu đời nay chỉ thờ cúng ông bà, đa thần, nay
đã theo đạo Tin Lành với tỉ lệ rất cao. Hơn nữa, hoạt động của đạo Tin
Lành đã có những biểu hiện chống đối chính quyền, xâm hại đến an ninh
chính trị, ảnh hưởng tiêu cực đến cơng cuộc xây dựng và phát triển kinh
tế-xã hội của địa phương.
Trước tình hình đó, thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng,
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo UBND tỉnh, các cấp, các ngành của tỉnh
xây dựng kế hoạch và tổ chức quán triệt, phổ biến các nội dung của Thơng
báo 160-TB/TW ngày 15/11/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng cho cán
bộ chủ chốt; Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo; Chỉ thị 01/2005/CT-TTg ngày
04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ cho cán bộ, đảng viên và các chức sắc,
chức việc, tín đồ của đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, cơng tác tơn giáo
của tỉnh trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu. Song, cơng tác quản
lý nhà nước về tơn giáo nói chung và quản lý nhà nước đối với đạo Tin Lành
nói riêng vẫn cịn hạn chế, chưa thật sự chủ động và thống nhất để phòng
ngừa, ngăn chặn kịp thời việc lợi dụng tơn giáo.
Vì lý do trên, tơi chọn đề tài “Công tác quản lý nhà nước đối với đạo
Tin Lành ở tỉnh Đồng Nai hiện nay” làm luận văn thạc sĩ Triết học, chuyên
ngành Tôn giáo học. Tôi hy vọng, đề tài sẽ cập nhật, cung cấp đầy đủ và toàn
diện hơn về đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, để giúp việc nhận thức
và thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với đạo Tin Lành ở địa phương
được hiệu quả hơn trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Là một tơn giáo lớn, đạo Tin Lành có những tác động, ảnh hưởng đến
nhiều mặt của đời sống xã hội, nên từ trước đến nay đã có nhiều cơng trình,
đề tài nghiên cứu khoa học, bài viết trong và ngoài nước đi sâu nghiên cứu về


4

quá trình du nhập, phát triển và những vấn đề đặt ra trong công tác lãnh đạo,
quản lý nhà nước, cũng như những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước ta đối với đạo Tin Lành:
Để tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động tơn giáo nói chung
và quản lý nhà nước đối với đạo Tin Lành nói riêng là một trong những yêu
cầu của sự nghiệp đổi mới. Từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 24NQ/TW (ngày 16/10/1990) về tăng cường công tác tơn giáo trong tình hình
mới, cơng tác nghiên cứu tơn giáo ngày càng được quan tâm để đề ra các chủ
trương, chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước. Trên cơ sở nhận
định về vấn đề tôn giáo, năm 2003, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban
hành Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo, để khẳng định quan
điểm và định hướng cho việc xây dựng các chính sách về tơn giáo trong tình
hình mới. Đối với đạo Tin Lành, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số
01/2005/CT-TTg (ngày 04/02/2005) về một số cơng tác đối với đạo Tin Lành
làm cơ sở bình thường hóa hoạt động của đạo Tin Lành. Ngồi ra, do sự ảnh
hưởng phức tạp đến đời sống xã hội và an ninh quốc gia nên đã có nhiều cơng
trình khoa học đề cập ở nhiều góc độ, vấn đề khác nhau.
Về sách tham khảo nước ngoài: Max Weber (2008), Nền đạo đức Tin
Lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản”, Nxb Tri thức. Tác giả nghiên cứu mối
quan hệ giữa nền đạo đức Tin Lành và “tinh thần” của chủ nghĩa tư bản. Ơng
đã coi các nhân tố tơn giáo như có vai trị trung tâm trong sự hình thành của
các nền văn minh và đặt biệt là trong sự ra đời của tư duy duy lý Tây phương.
Từ đó ơng khảo sát quan niệm đạo đức và động cơ ứng xử của các cá nhân
thuộc các giáo phái Tin Lành, cũng như ý nghĩa mà họ gán cho hành động xã
hội của mình, nhằm đi đến giả thuyết cho rằng nền đạo đức Tin Lành có một mối
liên hệ “tương đối chọn lọc” với “tinh thần” của chủ nghĩa tư bản, và do vậy đã
tạo ra một động lực tinh thần cần thiết và thuận lợi cho sự phát triển của chủ


5
nghĩa tư bản ở Châu Âu. Thậm chí ơng cịn khẳng định rằng chủ nghĩa tư bản

với tư các là một hệ thống kinh tế là sản phẩm của cuộc Cải cách (Tin Lành).
Các sách tham khảo trong nước: TS Nguyễn Thanh Xuân (2002), Bước
đầu tìm hiểu đạo Tin Lành trên thế giới và ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo; Ban
Tơn giáo Chính phủ (2006), Đạo Tin Lành ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo; TS Đỗ
Minh Hợp (2006), Tôn giáo phương Đơng, Nxb Tơn giáo. Các tác giả đã trình
bày khái quát lịch sử ra đời, phát triển, hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi, hệ
phái, tổ chức giáo hội, sự giống nhau và khác nhau giữa Tin Lành và Cơng
giáo cũng như các tơn giáo khác.
Các cơng trình nghiên cứu cấp bộ và nhà nước tiêu biểu của TS.
Nguyễn Đức Lữ, Chủ nhiệm, đề tài cấp Bộ (1999), Sự phát triển của đạo Tin
Lành trong vùng đồng bào dân tộc ít người ở một số tỉnh miền núi phía Bắc
nước ta hiện nay; PGS. TS Hồng Minh Đơ-Chủ nhiệm đề tài (2002), Đạo
Tin Lành ở Việt Nam-Thực trạng, xu hướng phát triển và những vấn đề đặt ra
hiện nay trong công tác lãnh đạo, quản lý; GS. TS Đỗ Quang Hưng (2006),
Thực trạng và giải pháp đối với vấn đề đạo Tin Lành ở vùng Tây Bắc. Các tác
giả đã trình bày sự phát triển khơng bình thường của đạo Tin Lành ở vùng
DTTS ở các tỉnh miền Bắc, Tây Bắc và ở Việt Nam. Những cơng trình nghiên
cứu nêu trên, các tác giả đã nêu bật thực trạng, nguyên nhân, ảnh hưởng, xu
hướng phát triển, những vấn đề đặt ra, và đề xuất những giải pháp nâng cao
hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với đạo Tin Lành ở các tỉnh miền Bắc,
Tây Bắc và ở Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó, một số cơng trình đã đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận và
thực tiễn về tôn giáo, công tác tôn giáo, cũng như khẳng định quan điểm, chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đạo Tin Lành
qua các thời kỳ: Đỗ Quang Hưng (2005), Vấn đề tôn giáo trong cách mạng
Việt Nam lý luận và thực tiễn, Nxb Chớnh tr quc gia; Nguyễn Đức Lữ
(2009), Tôn giáo - Quan điểm chính sách của nhà nớc Việt


6

Nam hiện nay, Nxb Chính trị - Hành chính; PGS. TS Nguyễn
Hồng Dương (2012), Quan điểm đường lối của Đảng về tôn giáo và những
vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, NXb Chính trị quốc gia. Những cơng
trình này đã chỉ rõ những ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh về tơn giáo đối với quá trình phát triển tư duy lý luận của Đảng
ta về vấn đề tôn giáo; con đường xây dựng và hồn thiện chính sách tơn giáo
của Đảng và Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay cùng với việc thực thi chính
sách ấy trong đời sống xã hội, đồng thời cũng đề xuất một số giải pháp trong
giai đoạn hiện nay.
Ngoài ra một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ như: TS. Nguyễn Khắc
Đức (2011), Vấn đề đạo Tin Lành trong đồng bào dân tộc Hmơng và Dao ở
các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam; Nguyễn Thị Thanh Chuyên (2008),
Công tác đối với đạo Tin Lành ở Điện Biên hiện nay - Thực trạng và giải
pháp, luận văn thạc sĩ khoa học tôn giáo; Mai Sơn Hà (2009), Một số giải
pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đạo Tin Lành ở Việt Nam, luận
văn thạc sĩ quản lý hành chính cơng; Nguyễn Ngọc Thắng (2011), Quản lý
nhà nước đối với đạo Tin Lành ở Thanh Hóa hiện nay, luận văn thạc sĩ khoa
học tơn giáo; Lê Đình Lợi (2012), Đạo Tin Lành trong đồng bào dân tộc
Mông ở tỉnh Lào Cai hiện nay, luận văn thạc sĩ khoa học tôn giáo. Các tác giả
đã tập trung tìm hiểu quá trình du nhập, phát triển, đặc điểm, thực trạng và xu
hướng biến động của đạo Tin Lành trong các dân tộc Mông và Dao ở miền
núi phía Bắc, các địa phương; Những vấn đề quản lý nhà nước đối với Tin
Lành và nêu ra một số giải pháp đối với vấn đề đạo Tin Lành ở Việt Nam nói
chung, các địa phương nói riêng.
Ngồi ra cịn có các bài viết đăng trên tạp chí như: Nguyễn Xn Hùng
(2000), “Tìm hiểu những hệ quả của việc truyền giáo Tin Lành đối với văn
hóa truyền thống và tín ngưỡng tơn giáo Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu Tôn
giáo; TS. Nguyễn Thanh Xuân (2006), “Một số vấn đề cần quan tâm khi



7
nghiên cứu đạo Tin Lành”. Trong các bài viết này, các tác giả tìm hiểu những
ảnh hưởng cả tích cực, tiêu cực và tác động của đạo Tin Lành đối với nền văn
hóa, xã hội Việt Nam.
Bên cạnh đó, có các tài liệu nghiên cứu, báo cáo tổng kết hàng năm của
UBND tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Tôn giáo tỉnh, thành phố, thị xã, các
huyện, của ngành công an tỉnh Đồng Nai về tình hình đạo Tin Lành, kết quả
thực hiện Thơng báo 160-TB/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khố IX)
về chủ trương cơng tác đối với đạo Tin Lành, kết quả thực hiện Chỉ thị
01/2005/CT-TTg ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ đối với đạo Tin
Lành cũng đã đánh giá ở góc độ quản lý nhà nước tại địa phương.
Các cơng trình nêu trên là tư liệu quý để hiểu sâu sắc và hệ thống hơn
về đạo Tin Lành, góp phần vào việc đổi mới cơng tác tơn giáo nói chung và
cơng tác quản lý nhà nước đối với đạo Tin Lành nói riêng, giúp tôi thuận lợi
hơn trong việc thực hiện đề tài luận văn của mình.
Tuy nhiên, chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu về công tác quản lý nhà
nước đối với đạo Tin Lành ở tỉnh Đồng Nai hiện nay, một địa phương đặc thù có
đơng đồng bào tơn giáo và tình hình tơn giáo khá phức tạp trong thời gian qua.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình đạo Tin Lành và thực trạng công tác
quản lý nhà nước đối với đạo Tin Lành ở tỉnh Đồng Nai, luận văn đề xuất một
số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với
tôn giáo này trên địa bàn tỉnh.
3.2. Nhiệm vụ
Một là, khái quát quá trình du nhập, phát triển và thực trạng của đạo Tin
Lành ở tỉnh Đồng Nai hiện nay.
Hai là, phân tích, đánh giá về cơng tác quản lý nhà nước đối với đạo
Tin Lành ở Đồng Nai và những vấn đề đặt ra hiện nay.



8
Ba là, nêu ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
công tác quản lý nhà nước đối với đạo Tin Lành ở tỉnh Đồng Nai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đề tài nghiên cứu công tác quản lý nhà nước đối với đạo Tin Lành trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai từ sau khi có Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính
trị “Về tăng cường cơng tác tơn giáo trong tình hình mới” (1990) cho đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo,
công tác tôn giáo, về vấn đề đạo Tin Lành và công tác đối với đạo Tin Lành.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp luận Mác xít về tơn giáo học.
- Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp sử học, triết học, dân tộc học,
xã hội học, tâm lý học, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh.
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
Luận văn đi sâu tìm hiểu tương đối tồn diện về sự du nhập, phát triển,
đặc điểm, nguyên nhân phát triển của đạo Tin Lành, thực trạng công tác quản
lý nhà nước đối với đạo Tin Lành ở tỉnh Đồng Nai. Từ đó, luận văn chỉ ra xu
hướng biến động và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao
hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với đạo Tin Lành ở địa phương.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy tôn
giáo học cũng như việc xây dựng chủ trương, biện pháp để góp phần nâng cao
hiệu quả cơng tác quản lý nhà nước đối với đạo Tin Lành ở tỉnh Đồng Nai.
8. Kết cấu của luận văn



9
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được chia làm 3 chương, 8 tiết.


10
Chương 1
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỈNH ĐỒNG NAI
VÀ ĐẠO TIN LÀNH Ở TỈNH NÀY
1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỈNH ĐỒNG NAI

1.1.1. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội
Đồng Nai có vị trí, địa hình thuận lợi, nằm ở 10o22’30’’ vĩ Bắc và
105o35’00’’ đến 107o35’00’’ kinh Đông, diện tích 5.907,1km 2, bằng 1,76 diện
tích tự nhiên của cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đơng Nam bộ,
giao thoa giữa cao nguyên Trung bộ và đồng bằng Bắc bộ; phía Đơng giáp
tỉnh Bình Thuận; phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình
Dương, Bình Phước; phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh; phía Nam giáp
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; có quốc lộ trực tiếp đến các đô thị trong khu vực,
đường sắt xuyên Việt qua địa bàn tỉnh dài 85km, sân bay quốc tế Tân Sơn
Nhất, sân bay quân sự Biên Hòa và đang khởi công xây dựng dự án sân bay
quốc tế Long Thành là cầu hàng khơng thường trực; có bến cảng Thị Vải. Với
vị trí này, Đồng Nai như là nút giao thơng, giao lưu kinh tế-văn hóa trong
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, được coi là “bản lề chiến lược” giữa bốn
vùng của các tỉnh phía Nam.
Từ sau ngày giải phóng đến nay, sau nhiều lần chia tách và điều chỉnh
địa giới hành chính, hiện tại tỉnh Đồng Nai (bao gồm hai tỉnh Biên Hòa và
Long Khánh trước ngày giải phóng), có 11 đơn vị hành chính cấp huyện
(thành phố Biên Hòa; thị xã Long Khánh; các huyện: Cẩm Mỹ, Định Quán,

Long Thành, Nhơn Trạch, Tân Phú, Thống Nhất, Trảng Bom, Vĩnh Cửu,
Xuân Lộc), 171 đơn vị hành chính cấp xã với 1.007 ấp, khu phố. Về dân số,
theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà tính đến ngày 01/4/2009, dân số tỉnh
Đồng Nai là 2.559.673 người: Nam 1.270.120 người, chiếm 49,62%; Nữ


11
1.289.553 người, chiếm 50,38% (đến nay dân số là 2.628.572 người). Như
vậy, tỉnh Đồng Nai có dân số đơng hàng thứ năm của cả nước, đứng thứ hai
trong số các tỉnh thành miền Đông Nam bộ. Mật độ dân số theo tỉ lệ 421
người/km2. Giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm tăng từ 13-14%,
thu nhập bình quân đầu người trên 40 triệu đồng/người/năm, tương đương
1.888-1.902 USD/người/năm (Nguồn: UBND tỉnh Đồng Nai, 2013).
Xã hội ở Đồng Nai được hình thành trên cơ sở hợp cư của nhiều nguồn
cư dân trong cả nước, dung hợp nhiều dịng văn hóa, là cộng đồng đa tộc
người, đa tơn giáo; trong đó người Việt chiếm: 91,72% và 30 dân tộc thiểu số
chiếm 8,28% (172.786), đông nhất là người Hoa (105.214 người). Các dân
tộc Mạ, Châu Ro, S’tiêng, Kơho được xem là tộc người bản địa.
Do lịch sử hình thành các cộng đồng cư dân và điều kiện kinh tế xã hội
ở địa phương, xã hội Đồng Nai được tổ chức theo truyền thống người Việt
nhưng không rập khuôn, không xa cội nguồn mà có tính rộng mở, dễ tiếp thu
nhân tố mới, nhạy bén với khoa học kỹ thuật, năng động trong cách nghĩ, cách
làm, khơng quen gị bó trong những khn khổ chật hẹp.
1.1.2. Đặc điểm về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo
Đồng Nai từ lâu đời là một địa bàn cư trú của nhiều dân tộc với các tín
ngưỡng, tơn giáo khác nhau, 31 dân tộc vào khai hoang lập ấp (thơn) ở Đồng
Nai. Ngồi văn hóa, tín ngưỡng tơn giáo truyền thống được mang theo vào
vùng đất mới, người Việt ở Đơng Nam bộ nói chung và Đồng Nai nói riêng đã
tiếp nhận có chọn lọc các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng tơn giáo của các cộng
đồng cư dân mà họ cùng sinh sống, kể cả khi người phương Tây vào truyền

đạo, họ cũng tiếp nhận ngay văn hóa Kitơ giáo. Do điều kiện lịch sử, địa lý
nên tín ngưỡng, tơn giáo ở Đồng Nai khơng mang tính cổ điển mà thể hiện rõ
ở sự hỗn dung - hịa hợp tơn giáo, tạo nên sắc thái riêng. Dù theo tơn giáo này
hay tơn giáo khác thì truyền thống thờ cúng ông bà tổ tiên, thờ những người


12
có cơng với dân, với nước, nhớ ơn nghĩa người xưa theo đạo lý "uống nước
nhớ nguồn" vẫn là truyền thống phổ biến nhất, sâu rộng nhất.
Là một tỉnh đa tôn giáo, với 43 tổ chức giáo hội thuộc 10 tôn giáo đang
hoạt động như: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao đài, Hịa Hảo, Hồi giáo...
(có 1.731.565 tín đồ; 8.081 chức sắc, nhà tu hành; 21.685 chức việc; 1.468 cơ
sở thờ tự, cơ sở sinh hoạt tôn giáo; 2 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà
tu hành và 214 cơ sở hoạt động từ thiện). Có 110/171 xã, phường, thị trấn có
trên 30% dân số theo tơn giáo; 23 xã, phường, thị trấn có trên 90% dân số
theo tơn giáo. Trong đó, Cơng giáo và Phật giáo là hai tơn giáo có số lượng tín
đồ đơng nhất (Nguồn: Ban Tôn giáo tỉnh Đồng Nai, 2013).
1.2. ĐẠO TIN LÀNH Ở ĐỒNG NAI

1.2.1. Quá trình du nhập, phát triển đạo Tin Lành ở Đồng Nai
Quá trình du nhập và phát triển của đạo Tin Lành ở Đồng Nai có thể
chia thành các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Từ 1915-1954 đạo Tin Lành bắt đầu du nhập vào tỉnh
Đồng Nai
Năm 1915, sau khi chiến tranh thế giới nổ ra, mượn cớ các giáo sĩ Tin
Lành Mỹ làm gián điệp cho Đức, trong lúc đó Pháp đánh nhau với Đức, nhà
cầm quyền Pháp ở Đông Dương cấm các giáo sĩ CMA hoạt động. Để tránh sự
kiểm soát của nhà cầm quyền Pháp, các giáo sĩ CMA ở quận I-Sài Gòn (cũ)
đến khu vực Biên Hòa (thành phố Biên Hòa ngày nay) truyền đạo. CMA thuê
một căn nhà ở Biên Hòa làm nơi giảng đạo và sinh hoạt tôn giáo, đến năm

1923 đã có một số người ở Biên Hịa theo đạo. Năm 1924, CMA lập được Hội
thánh ở Biên Hòa, Hội thánh đầu tiên ở Đồng Nai, xây dựng xong một nhà
thờ, một chi hội tại khu vực Cây Chàm (phường Quang Vinh, thành phố Biên
Hòa). Đến năm 1937, Tin Lành phát triển sang huyện Long Thành, năm 1954
phát triển đến huyện vùng cao Định Quán.


13
Trong suốt quá trình truyền giáo vào Đồng Nai từ năm 1915 đến năm
1954 đạo khó phát triển, tồn tỉnh chỉ có 1.746 tín đồ, 3 nhà thờ, 5 hội thánh,
5 mục sư, 2 truyền đạo ở Biên Hòa, Long Thành, Long Khánh, Định Quán
thuộc Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam).
- Giai đoạn 2: Từ năm 1954 đến 30/4/1975
Trong giai đoạn này đạo Tin Lành phát triển nhanh. Tổng Liên hội Hội
thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) đã khai thác môi trường chiến tranh và
được tổ chức CMA (Tin Lành Mỹ) tiếp tục hỗ trợ về nhiều mặt, đạo Tin Lành
đẩy mạnh các hoạt động, đặc biệt chú trọng hoạt động truyền giáo đến các
vùng DTTS, nơi chưa có một tơn giáo chính thống hoặc tơn giáo đang suy
thối, nơi trình độ dân sinh, dân trí cịn thấp. Truyền giáo ở vùng này, đạo Tin
Lành không những biết thích nghi với phong tục tập quán của địa phương, mà
còn tiếp tục đơn giản luật lệ, lễ nghi, cách thức hành đạo vốn rất đơn giản, có
thể phù hợp với văn hóa, tâm lý, lối sống của người dân, từ đó lơi cuốn họ vào
đạo. Tổng Liên hội Tin Lành miền Nam có "bộ phận truyền đạo cho người
Thượng", nó được quyền ưu tiên và có quy chế đặc biệt. Các giáo sĩ người
DTTS được tuyển chọn đào tạo cơng phu. Do vậy, thời điểm này tín đồ, mục
sư, truyền đạo, nhà thờ đều tăng gấp đôi, gấp ba lần so với 30 năm trước. Đến
đầu năm 1975, trên địa bàn tỉnh có 12 nhà thờ nằm trên 6 huyện, thành phố; 5
hệ phái Tin Lành hoạt động (Tổng Liên hội, Báp Tít, Ngũ tuần, Cơ đốc phục
lâm, Nhân chứng Giêhơva), trong đó chủ yếu thuộc Tổng Liên hội với gần
5.000 tín đồ, cịn các hệ phái khác chỉ có vài chục tín đồ; 17 mục sư và truyền

đạo, trong đó có 6 truyền đạo là người dân tộc thiểu số, phụ trách các hội
thánh của người DTTS.
- Giai đoạn 3: Từ năm 1975 đến nay
Thời kỳ từ 1975-1990
Tình hình các tổ chức và hệ phái Tin Lành trên địa bàn tỉnh giảm hẳn.
Nguyên nhân chính là sau giải phóng niềm Nam thống nhất đất nước, số giáo


14
sĩ nước ngoài, mục sư, truyền đạo là tuyên úy quân đội Sài Gòn bỏ chạy khỏi
Việt Nam. Hầu hết chức sắc, chức việc, một số tín đồ các tổ chức và hệ phái
Tin Lành xây dựng ở Đồng Nai trước năm 1975 cũng rời khỏi địa bàn tỉnh,
chỉ còn Tổng Liên hội hoạt động cầm chừng và tranh thủ thời cơ để củng cố
lại tổ chức phát triển thêm tín đồ.
Ngay từ những năm 1980 Tin Lành Đồng Nai đã tranh thủ sự quan tâm
của chính quyền và được Ban Tôn giáo tỉnh cho phép tổ chức thêm 10 điểm
nhóm sinh hoạt tại tư gia, nhưng ngay sau khi được phép họ đã lợi dụng sự
quản lý lỏng lẻo của chính quyền cơ sở, mua đất, xây dựng điểm nhóm riêng
biệt với quy mơ của một Hội thánh độc lập, cụ thể: Huyện Tân Phú có 3 điểm
nhóm: nhóm Lê Mạnh ở thị trấn Tân Phú; nhóm K’Bài ở ấp 4, Tà Lài và
nhóm K’Ché ở Phú Bình. Huyện Long Thành có 3 điểm nhóm: nhóm Trịnh
Mua ở Long Phước; nhóm Thị Che ở Suối 3, Tân Hiệp và 1 nhóm ở Suối
Quýt, Cẩm Đường. Huyện Định Quán có 2 điểm nhóm: nhóm Điểu Nhậu ở
Suối Dzui, ấp 94, Túc Trưng; nhóm Nguyễn Đình Lương ở ấp Đồng Hiệp,
Phú Hịa. Huyện Thống Nhất có 2 điểm nhóm: nhóm Phạm Đình Hảo ở Dầu
Giây, Bàu Hàm II; nhóm Nguyễn Luận ở xã Lộ 25. Huyện Vĩnh Cửu có 1
điểm nhóm: nhóm Nguyễn Đình Khánh ở Bình Chánh, Phú Lý.
Ngồi những điểm nhóm có phép trên đây, Tin Lành Việt Nam (miền
Nam) cịn phát triển thêm 26 nhóm trái pháp luật khác: tại các huyện Long
Thành 6 nhóm, Xuân Lộc 6 nhóm, Định Quán 6 nhóm, Long Khánh 4 nhóm,

Vĩnh Cửu 2 nhóm, Nhơn Trạch 1 nhóm, Thống Nhất 1 nhóm.
Việc xây dựng và phát triển các điểm nhóm trên đều có sự chỉ đạo của
Tổng Liên hội Hội thánh Tin Lành Việt Nam. Cụ thể là địa hạt Đông Nam bộ
đã thông qua Ban đại diện Tin Lành tỉnh Đồng Nai trước đây, bao gồm Mục
sư Nguyễn Hữu Viễn-Trưởng Ban, Mục sư Nguyễn Văn Huệ-Phó Ban và
truyền đạo Nguyễn Hiền-thư ký. Đi đơi với sự chỉ đạo, địa hạt cịn tạo điều


15
kiện cho Tin Lành Đồng Nai mở rộng quan hệ và nhận tài trợ của Tin Lành
nước ngoài. Đáng chú ý là việc truyền đạo Nguyễn Hiền có quan hệ với Tin
Lành Hàn Quốc nhận tài trợ xây dựng 3 cơ sở thờ tự là Hội thánh Tin Lành
Tân Hiệp, Suối 3 và Long Phước-Long Thành.
Thời kỳ từ 1990 đến nay
Từ năm 1990, tranh thủ chủ trương của Đảng, Nhà nước trong đổi mới
phát triển kinh tế-xã hội, mở rộng quan hệ quốc tế, một số tổ chức và hệ phái
Tin Lành nước ngồi tìm cách móc nối và đã khôi phục lại một số tổ chức Tin
Lành ở Đồng Nai. Do đó, đạo Tin Lành phát triển nhanh và khơng bình
thường tại khu vực có sự tập trung về dân cư, thuận lợi về giao thông, thương
mại, du lịch và trong vùng các dân tộc thiểu số... . Trên cơ sở đó có thể chia
thành 3 khu vực hoạt động của đạo Tin Lành (khu vực vùng dân tộc thiểu số,
khu vực tại các khu công nghiệp, trường học, khu vực thành phố Biên Hòa và
một số huyện, thị xã), tình hình cụ thể như sau:
- Tại khu vực vùng dân tộc thiểu số:
Tồn tỉnh có 30 dân tộc thiểu số với 31.128 hộ, 172.786 người, chiếm
8,28% dân số tồn tỉnh. Trong đó đơng nhất là dân tộc Hoa có 18.376 hộ
105.214 người, chiếm 60,9%; dân tộc Nùng có 3.299 hộ, 18.368 người,
chiếm 10,6%; dân tộc Tày có 2.609 hộ, 13.815 người, chiếm 8%; các dân tộc
có nguồn gốc sinh sống lâu đời tại Đồng Nai (được xem như cư dân bản địa)
Chơ ro, Mạ, S'tiêng, Cơ ho có 3.765 hộ, 19.804 người, chiếm 11,5%; những

dân tộc thiểu số còn lại là các dân tộc di cư từ miền Bắc, miền Trung vào
Đồng Nai qua các thời kỳ có 3.079 hộ, 15.585 người, chiếm 9%.
Đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đồng Nai sống rải rác, đan xen với
dân tộc Kinh tại khắp các địa bàn, ít tập trung thành bản, làng riêng biệt;
nhưng sống tập trung tại các huyện Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Cẩm
Mỹ, thị xã Long Khánh…Một số dân tộc sống tập trung thành từng ấp tại


16
một số địa phương như dân tộc Tày (Tân Phú, Định Quán); Nùng (Định
quán, Thống Nhất); Châu ro (Vĩnh Cửu, Long Thành); Mạ (Định Quán, Tân
Phú); Chăm (Xuân Lộc); S’tiêng (Long Thành, Tân Phú)... Nhưng phần lớn
địa bàn cư trú vẫn là vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn. Các dân tộc
thiểu số ở Đồng Nai có lịch sử đấu tranh hào hùng, một lòng theo Đảng, Bác
Hồ suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ mà điển hình là dân tộc
Chơ ro ở xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu; dân tộc Mạ, S'tiêng ở xã Tà Lài,
huyện Tân Phú.
Những năm qua được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước
thơng qua các chương trình kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo… và sự cố
gắng vươn lên trong cuộc sống của chính đồng bào nên tình hình kinh tế
vùng dân tộc có chuyển biết tích cực, đời sống của đồng bào được nâng lên,
hộ nghèo giảm (bình quân 4-5%/năm), hộ khá, giàu tăng, cơ bản khơng cịn
hộ đói. Các hoạt động sinh hoạt văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số từng bước
chuyển biến tích cực. Các nhà văn hóa, làng văn hóa được đầu tư xây dựng
và hình thành ở những nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Các
lễ nghi, phong tục, văn hóa truyền thống, các lễ hội của các dân tộc được tổ
chức sinh hoạt ở nhiều nơi như lễ cúng Jang của đồng bào Chơ ro; lễ hội
mùa của đồng bào Tày, Nùng; Senđônta, Cholchơnamthmây của đồng bào
Kh’mer; Katê của đồng bào Chăm… Song, do điều kiện địa lý, thời tiết,
trình độ hiểu biết cịn hạn chế nên đời sống của một bộ phận người dân tộc

thiểu số cịn nhiều khó khăn, tập qn cịn lạc hậu. Đây là những vấn đề mà
những lực lượng xấu đã lợi dụng thâm nhập và truyền đạo Tin Lành trái pháp
luật cho đồng bào.
Từ những năm 1989 trở về trước, tín đồ đạo Tin Lành là người dân tộc
thiểu số rất ít, chỉ sinh hoạt ở 3 hội thánh ở Trung Hiếu, Túc Trưng (huyện
Định Quán); Gia Ray (huyện Xuân Lộc). Nhưng từ năm 1990 đến nay, các hệ


17
phái Tin Lành trên địa bàn tỉnh phát triển tín đồ khá nhanh trong vùng đồng
bào dân tộc thiểu số; hiện tồn tỉnh có hơn 19.958 tín đồ (hơn 13.000 đã
Báptem) thuộc 30 hệ phái Tin Lành, trong đó có 5.895 tín đồ là người DTTS.
Đạo Tin Lành phát triển nhanh trong các dân tộc bản địa (Chơ ro, Mạ,
S’tiêng, Cơ ho) như huyện Định Quán có 2346/3779 người dân tộc Chơ ro,
512/1385 người dân tộc Mạ, chiếm 55% số người Mạ và đồng bào Mông di
cư tự do từ các tỉnh miền núi phía Bắc vào theo đạo. Hiện nay chỉ cịn rất ít
khu vực như: đồng bào Chơ ro xã Phước Bình (huyện Long Thành), đồng
bào Chơ ro ấp Lý Lịch xã Phú Lý (huyện Vĩnh Cửu), đồng bào S’tiêng khu
Bù Cháp ấp 4 xã Tà Lài (huyện Tân Phú) là chưa theo đạo Tin Lành.
Qua thống kê, trong 26 chi hội của Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền
Nam) có 09 Chi hội và 18 điểm nhóm/cầu nguyện ở vùng dân tộc thiểu số, tập
trung là dân tộc Chơ ro và S’tiêng. Có đến 23 hệ phái khác với 25 điểm nhóm
ở vùng dân tộc thiểu số, là Liên hiệp Báp tít có 03 điểm nhóm, Trưởng lão
Việt Nam (thân Hàn Quốc), Trưởng lão Việt Nam (thân Mỹ), Trưởng lão Ân
điển Việt Nam, Phúc âm Ngũ tuần, Giám lý, Báp tít Phước hạnh, Ân điển Việt
Nam, Phúc âm toàn vẹn, Phúc âm đời đời, Nazarene, Nhân chứng Giêhơva,
Liên Hữu Báptít Việt Nam, Liên hiệp Báp tít truyền giáo, Liên đồn truyền
giáo, Báp tít Việt Nam (Nam Phương), Lutheran (Hội thánh sứ mạng tín đồ),
Báptít Độc lập Việt Nam, Hội thánh Victory, Báp tít liên hiệp, Liên hiệp toàn
cầu Việt Nam, Đức tin, Hội chúng Ngũ tuần, mỗi hệ phái có 01 điểm nhóm.

Đáng chú ý là trên địa bàn tỉnh xuất hiện thêm hệ phái Tin Lành
Nazarene do Nguyễn Đăng Chỉ cư ngụ tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh
đến xây dựng và tự xưng là mục sư và có biểu hiện tranh giành ảnh hưởng tín
đồ và địa bàn hoạt động với Tổng Liên hội ở khu vực vùng sâu, vùng dân tộc
của xã Phú Lý huyện Vĩnh Cửu. Họ đã mượn người mua đất lập được một cơ
sở riêng.


18
Ngoài các hệ phái trước đây vẫn tiếp tục hoạt động theo hướng mở
rộng, có chiều sâu và chuẩn bị chờ Nhà nước cơng nhận pháp nhân thì các hệ
phái khác vẫn thường xuyên lén lút bằng nhiều cách để truyền đạo. Với cách
thức truyền đạo, giao nhiệm vụ cho tín đồ phải tun truyền, lơi kéo người
vào đạo-bằng phương thức nhân đơi, cịn số chức sắc được đào tạo bài bản,
học tiếng của người dân tộc thiểu số tùy thuộc địa bàn được phân cơng. Ngồi
ra, họ cịn in ấn tán phát nhiều tài liệu, kinh sách, văn hóa phẩm để truyền đạo
cho người dân tộc thiểu số có nội dung dễ hiểu, trình bày đẹp, sử dụng cả
tiếng, chữ của người dân tộc thiểu số và tiếng Việt, thậm chí dùng tiền mua
chuộc như cấp lương, cấp tiền cho người truyền đạo.
Việc phát triển nhanh chóng của đạo Tin Lành ở vùng dân tộc thiểu số ở
tỉnh Đồng Nai cho thấy:
Quá trình du nhập của đạo Tin Lành vào Đồng Nai gắn liền với quá
trình di cư “tiêu biểu” của đồng bào Công giáo vào Nam (1954) và đồng bào
Mơng ở phía Bắc vào. Việc hình thành các hệ phái Tin Lành ở vùng này khá
phức tạp, mỗi hệ phái có thực hành tín ngưỡng riêng phù hợp với điều kiện,
tập quán của từng khu vực để thu hút tín đồ. Qua khảo sát cho thấy, niềm tin
tơn giáo của số đồng bào dân tộc có đạo cịn mờ nhạt nhưng thực tế họ sẽ khó
bỏ đạo, đặc biệt là các thế hệ sau sẽ ngày càng sâu đậm trong niềm tin tôn
giáo. Hoạt động truyền đạo Tin Lành trái pháp luật vẫn diễn ra, mặc dù ở một
số địa phương chính quyền đã dùng nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động,

cảm hóa, kể cả những biện pháp xử lý hành chính khác.
- Tại khu vực các khu công nghiệp, trường học trên địa bàn tỉnh:
Hiện nay, Đồng Nai có 31 khu cơng nghiệp với 36 quốc gia, vùng lãnh
thổ hoạt động đầu tư, có tổng số 858 dự án, với tổng vốn đầu tư 14,428 tỷ
USD, chiếm 73% số dự án đầu tư và chiếm 91% tổng nguồn vốn đầu tư trên
địa bàn tỉnh trên diện tích 9.554,14ha; và 17 trường trung học, cao đẳng, đại


19
học, thu hút gần 500.000 lao động và học sinh, sinh viên ở khắp nơi trên cả nước
về làm việc và sinh sống trên địa bàn (Nguồn: UBND tỉnh Đồng Nai, 2013).
Do đó, ở đây khơng chỉ có sự pha trộn, giao lưu, cố kết văn hóa giữa
các vùng miền, dân tộc trong cả nước mà cịn có ảnh hưởng của các nền văn
hóa ở các nước khác khi chính họ bị tác động, chi phối bởi lực lượng là các
ơng chủ, quản lý các cơng ty, xí nghiệp đứng chân trên địa bàn, tạo nên sự
hỗn dung về văn hóa, tín ngưỡng, tơn giáo.
Về đạo Tin Lành, với sự truyền đạo kiên trì, bền bỉ, đa dạng, năng động
cho thấy: trước năm 1990 chưa thấy xuất hiện đạo Tin Lành trong cộng đồng
công nhân ở khu nhà trọ các khu công nghiệp, và học sinh, sinh viên ở các
trường trung học, cao đẳng, đại học. Nhưng từ khi tỉnh có chủ trương mở
rộng, xây dựng các khu cơng nghiệp tại các huyện, thị, thành phố thì đạo Tin
Lành đã phát triển trong lực lượng này, và đã có 803 công nhân lao động phổ thông
đang theo đạo, cụ thể:

Số TT
1
2
3
4
5


Đơn vị
KCN Sông Mây, huyện Trảng Bom
KCN Long Thành, huyện Long Thành
KCN Vĩnh Cửu, huyện Vĩnh Cửu
KCN Biên Hòa, Tp. Biên Hịa
KCN Nhơn Trạch, huyện Nhơn Trạch

Số lượng tín đồ
247
145
39
222
150

Nguồn: Công an tỉnh Đồng Nai, 2013.
Đối với lực lượng là giáo viên, học sinh, sinh viên, hiện có 25 giáo
viên, 2 cán bộ văn thư và 178 học sinh trường trung cấp địa chính Đồng Nai,
THPT Phước Bình (huyện Long Thành) và trường Cao đẳng sư phạm Đồng
Nai (thành phố Biên Hịa) theo đạo. Đáng chú ý có 1 giáo viên trường THPT
Phước Bình (huyện Long Thành) là đảng viên (Nguồn: Công an tỉnh Đồng
Nai, 2013).
- Tại khu vực thành phố Biên Hòa và các huyện, thị xã:


20
Từ khi tỉnh có chính sách mở rộng các khu, cụm công nghiệp trên khắp
địa bàn các huyện, thị để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, cũng như thực
thi chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác tơn giáo trong tình hình mới,
tại khu vực thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và các huyện, Tin Lành

Mỹ, Tin Lành Hàn Quốc, các mục sư Việt Nam định cư ở nước ngồi đã
thơng qua các hoạt động du lịch, từ thiện, thăm thân nhân để trực tiếp hoặc
gián tiếp về Đồng Nai tìm cách khơi phục lại các hệ phái, phát triển tín đồ.
Thơng qua con đường du lịch một số mục sư nước ngoài vào Việt Nam
tổ chức bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn cho hàng trăm người (ở Long Hải,
khách sạn Vĩnh An), hoặc qua con đường xuất khẩu lao động, du lịch đưa
người ra nước ngoài để đào tạo mục sư, truyền đạo (như trường hợp Nguyễn
Đình Bình ở huyện Long Thành đã tốt nghiệp thần học viện Seoul (Hàn
Quốc)). Đáng lưu ý là hầu hết mục sư, truyền đạo đều có quan hệ với các tổ
chức, cá nhân Tin Lành ở nước ngoài, một số ít người nguyên là người thuộc
FULRO, hoặc tuyên úy quân đội ngụy đi cải tạo về chưa được phục hồi, hoạt
động tôn giáo, vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, cịn một số nhóm Tin Lành hoạt động rất mạnh, như:
nhóm Tin Lành “Về nguồn thờ Chúa trời” do một Việt kiều Pháp về tổ chức,
hoạt động tại nhà riêng của một số tín đồ ở ấp Trà Cổ, xã Bình Minh, xã Hố
Nai 3-huyện Trảng Bom. Nhóm hoạt động ở khu vực phường Tân Biên,
phường Tân Hòa-thành phố Biên Hịa. Nhóm Tin Lành “Báp tít liên hiệp” do
Phạm Toàn Ái cư ngụ tại xã Bàu Hàm II, huyện Thống Nhất tổ chức tại nhà
riêng đã bị xử lý nhiều lần nhưng chưa giải tán, mà còn mở rộng địa bàn
truyền đạo, xây dựng điểm nhóm phát triển tín đồ ở xã Phú Lý, xã Trị An, thị
trấn Vĩnh An (huyện Vĩnh Cửu) và một số vùng ở huyện Long Thành, thị xã
Long Khánh và thành phố Biên Hòa. Nhóm Tin Lành “Lutherean Việt NamHoa Kỳ” do Hà Huy Hồng tại Xn Tâm; Nhóm Tin Lành “Giáo hội Báp tít


21
liên hiệp Việt Nam” do Huỳnh Văn Thảo tại Xuân Hịa huyện Xn Lộc đứng
đầu có các hoạt động gây phức tạp tình hình gây khó khăn cho việc quản lý
của chính quyền.
Ngồi ra, cịn có các nhóm Tin Lành “Ngũ tuần” do Phạm Thị Hường
(ở tỉnh Khánh Hòa vào tạm trú) đứng đầu tại phường Trảng Dài-thành phố

Biên Hòa tập hợp một số người cơ nhỡ, có hồn cảnh khó khăn để hướng dẫn
vào đạo. Nhóm “Nhân chứng Giêhơva” do một số tín đồ của nhóm từ thành
phố Hồ Chí Minh xuống địa bàn thành phố Biên Hịa tổ chức được 7 nhóm để
hoạt động tại phường Hịa Bình, phường Quyết Thắng, phường Hố Nai,
phường Tam Hiệp, phường Long Bình Tân và phường Trảng Dài.
Việc xây dựng và mở rộng nhà riêng thành cơ sở thờ tự, sinh hoạt đạo
khá phức tạp; điển hình như nhóm Tin Lành “Báp tít liên hiệp” do Phạm Tồn
Ái cư ngụ tại xã Bàu Hàm II, huyện Thống Nhất đã xây dựng cơ sở chứa
được trên 200 người; Nhóm “Cơ đốc truyền giáo” của Huỳnh Tiến Dũng ở ấp
1B, xã Phước Thái; “Liên hiệp Cơ đốc” của Trần Văn Hiền ở xã Bình Sơnhuyện Long Thành; Nhóm “Ân điển” tại Xn Đơng-huyện Xn Lộc. Hầu
như tất cả nhà thờ, nhà nguyện Tin Lành đều được sửa chữa, xây dựng lại với
quy mô lớn và phân bố tương đối đều trên các tuyến quốc lộ huyết mạch trên
địa bàn tỉnh (tuyến Quốc lộ 51 đi Vũng Tàu có 4 nhà thờ, Quốc lộ 1 Bắc-Nam
có 6, Quốc lộ 20 đi Đà Lạt có 4). Việc sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự của
Tin Lành hầu hết đều dựa vào sự hỗ trợ tài chính của nước ngồi, chủ yếu là
Mỹ và Hàn Quốc: nhà thờ Tin Lành Biên Hòa do Tin Lành Mỹ đầu tư; nhà
thờ ở Phú Túc-huyện Định Quán, Tân Hiệp-huyện Long Thành, Dầu Giâyhuyện Thống Nhất do Tin Lành Hàn Quốc đầu tư.
Từ năm 1990 đến nay, qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Đồng
Nai đã thay đổi rõ rệt trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từng bước
nâng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, trong


22
quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN đã nảy sinh một số
vấn đề như: sự phân hóa giàu nghèo, nhất là giữa các khu vực vùng sâu, vùng
xa, thành thị, giữa các bộ phận dân cư. Sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối
sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, và sự suy giảm kinh tế đã làm ảnh
hưởng tiêu cực đến tâm tư, nguyện vọng, lòng tin của một bộ phận nhân dân,
tạo điều kiện cho đạo Tin Lành thâm nhập vào quần chúng, nhất là trong đồng
bào dân tộc thiểu số và công nhân lao động, giáo viên, học sinh, sinh viên.

1.2.2. Thực trạng đạo Tin Lành ở Đồng Nai hiện nay
Qua quá trình nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tế và số liệu báo cáo
của Tỉnh ủy, Ủy Ban nhân dân tỉnh, cũng như nắm bắt của các ngành chức
năng (Công an tỉnh, MTTQ, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Sở Nội vụ…), cho thấy
thực trạng đạo Tin Lành ở Đồng Nai hiện nay, như sau:
* Về số lượng tín đồ
Tín đồ đạo Tin Lành là những người sinh hoạt trong một chi hội hoặc
trong một điểm nhóm (Hội thánh) có quan hệ trực thuộc chi hội. Về mặt
nguyên tắc, tín đồ Tin Lành phải là người chịu phép Rửa tội (phép Báptem).
Song thực tế tại tỉnh Đồng Nai vẫn cịn một phần lớn tín đồ chưa làm lễ
Báptem, do đó khi khảo sát, thống kê về tín đồ đạo Tin Lành bao gồm cả tín
đồ đã Báptem lẫn tín đồ chưa Báptem.
Trong những năm gần đây, số lượng tín đồ đạo Tin Lành ở Đồng Nai có
chiều hướng tăng nhanh, qua khảo sát và điều tra của Ban Tôn giáo tỉnh, tính
đến tháng 9/2013 tồn tỉnh có 19.958 tín đồ (trên 12.500 đã Báptem, 5.895 tín
đồ là người dân tộc thiểu số); có 168 chức sắc, 1.000 chức việc, 158/171 xã,
phường, thị trấn có tín đồ Tin Lành đang sinh hoạt đạo ở 27 chi hội, 151 điểm
nhóm tại 11/11 huyện, thị xã, thành phố, thuộc 30 tổ chức, hệ phái Tin Lành
(09 hệ phái được công nhận về mặt tổ chức, 21 hệ phái chưa được công nhận),


23
chủ yếu là hệ phái Tin Lành Việt Nam (miền Nam), Báp-tít liên hiệp, Hội
thánh Báp-tít Việt Nam (Nam Phương)…
* Về cơ sở thờ tự
Tồn tỉnh Đồng Nai hiện có 16 nhà thờ và 11 nhà nguyện đang sử dụng
với tổng diện tích gần 20.000 m2 tại 5 huyện, thị xã Long Khánh và thành phố
Biên Hòa (huyện Trảng Bom có 1 nhà thờ, 2 nhà nguyện; Định Quán có 4 nhà
thờ, 2 nhà nguyện; Long Thành có 4 nhà thờ, 4 nhà nguyện; Xuân Lộc có 1
nhà thờ, 1 nhà nguyện; Thống Nhất có 2 nhà thờ, 2 nhà nguyện; thị xã Long

Khánh có 1 nhà thờ; thành phố Biên Hịa có 3 nhà thờ).
* Các chi hội và điểm nhóm
Tính đến tháng 9/2013, tỉnh Đồng Nai 27 chi hội, 151 điểm nhóm Tin
Lành:
SỐ TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

HỆ PHÁI
Hội thánh Tin lành Việt Nam
(miền Nam)
Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt
Nam
Ân điển Việt Nam
Báp-tít độc lập
Báp-tít Liên hiệp
Báp-tít Phước hạnh

Cơng giáo về nguồn
Đức tin
Giám lý
Hội thánh Báp-tít Liên hiệp Việt

SỐ LƯỢNG

SỐ LƯỢNG

CHI HỘI

ĐIỂM NHĨM

25

44

1

05
02
02
13
01
03
02
06
01

Nam (BGC)

Hội thánh Báp-tít Việt Nam
(Nam Phương)
Đức chúa trời
Hội thánh Liên hữu Cơ đốc
Hội thánh Mennonite Việt Nam
Hội thánh Phúc âm Ngũ tuần

14

1

04
09
01
06


24

16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

27
28
29
30

Việt Nam
Hội thánh Lutheran
Tin Lành Trưởng lão Việt Nam

01
04

(Thân Mỹ)
Tin Lành Trưởng lão Việt Nam

05

(Thân Hàn Quốc)
Hội thánh Kinh thánh Tin Lành

01

Việt Nam
Hội truyền giáo Cơ đốc Việt

05

Nam
Liên đoàn truyền giáo
Liên hiệp Báp tít truyền giáo


01
02

(Liên hiệp Báp tít Việt Nam)
Nazarene
Nhân chứng Giêhơva
Phúc âm đời đời
Phúc âm tồn vẹn
Hội chúng Ngũ tuần Việt Nam
Phúc âm truyền giáo
Tin Lành liên hiệp tồn cầu Việt
Nam (Nguyễn Đức Na)
Victory
TỔNG CỘNG

03
06
02
03
02
01
01
27

01
151

Nguồn: Ban Tơn giáo tỉnh Đồng Nai, 2013.
1.2.3. Ảnh hưởng của đạo Tin Lành ở Đồng Nai

Với tư cách là thực thể của xã hội, tơn giáo ln gắn liền với đời sống
chính trị, xã hội, văn hóa của một quốc gia, là nhu cầu tinh thần của đại bộ
phận nhân dân, như Các Mác đã viết “Ngay trong một nước mà giải phóng
chính trị đã hồn thành, tơn giáo khơng những vẫn tồn tại mà cịn biểu hiện
sức sống và sức mạnh, thì điều đó chứng tỏ rằng tồn tại của tơn giáo khơng
mâu thuẫn với tính chất hồn thiện của nhà nước” [55, tr.373].


25
Với lập trường duy vật biện chứng, chủ nghĩa Mác-Lênin đã xem xét
tơn giáo khá tồn diện, sâu sắc, thể hiện rõ ràng quan điểm, tư duy về sự tồn
tại của tôn giáo trong thế giới hiện thực.
Tôn giáo do con người sáng tạo ra, sinh ra và tồn tại với xã hội lồi
người. Để đáp ứng nhu cầu tơn giáo, bất cứ một nhà nước nào, tùy
theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể, nhằm tổ chức mối quan hệ giữa cái
trần tục và cái siêu nhiên, phục vụ cho yêu cầu của chế độ, cũng
phải định ra một thái độ ứng xử đối với tơn giáo. Đó là chính sách
tôn giáo [55, tr.373].
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin cũng đã thừa nhận sự tác
động cả tích cực lẫn tiêu cực của tôn giáo đối với xã hội, do đó cần phải có
những chế định rõ ràng, làm cơ sở giải quyết mối quan hệ hữu cơ giữa con
người với con người, làm tiền đề cho sự phát triển của xã hội.
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã vận dụng sáng tạo và thành công vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Người ln khẳng định vai trị tích cực của tơn giáo, Người kêu gọi “Tín
ngưỡng tự do, Lương, Giáo đồn kết” trong quá trình đánh đuổi giặc ngoại
xâm, bảo vệ và xây dựng đất nước.
Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về vấn đề tơn giáo, trên tinh thần đổi mới tư duy, nhìn nhận hiện tượng
tôn giáo với nhãn quan khoa học và thực tiễn, Đảng ta đã đánh giá đúng đắn,

khách quan về vai trị của tơn giáo, tránh được cách nhìn phiến diện, một
chiều, nhằm gạt bỏ dần những ảnh hưởng tiêu cực và khai thác những mặt tích
cực của tơn giáo. Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 16/10/1990 xác
định: Tín ngưỡng, tơn giáo là vấn đề cịn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tơn giáo là
nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều
phù hợp với cơng cuộc xây dựng xã hội mới [12]. Nghị quyết 25-NQ/TW của


×