Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Tín ngưỡng thờ thánh tam giang ở tỉnh bắc giang hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.45 KB, 107 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bắc Giang là vùng đất phên dậu của kinh thành Thăng Long qua nhiều
thế kỷ. Trong lịch sử nơi đây đã từng là chiến địa của các cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm, nhưng đồng thời cũng là vùng tụ cư của các cư dân đến
khai hoang, phục hoá lập ấp, lập làng. Những người có cơng trong cơng cuộc
chống ngoại xâm và dựng xây làng xã lần lượt được dân thờ phụng và được
nhà nước phong kiến ban sắc phong thần.
Qua kiểm kê di tích ở Bắc Giang cho thấy về cơ bản triều đình phong
thần nhiều nhất cho thần sơng, thần núi và thiên thần; còn nhiên thần, nhân
thần, thổ thần rất ít được nâng lên thành "Thành hồng" làng. Thần sơng được
phong làm Thành hồng có Thánh Tam giang, Bằng giang, Nam Bình giang,
Bị giang, Minh giang…
Thánh Tam giang là danh xưng chung của năm anh em họ Trương là:
Trương Hống, Trương Hát, Trương Lừng, Trương Lẫy và Đạm Nương. “Các
ngài là nhân thần. Ngày 5 tháng giêng, đức Thánh Mẫu đẻ ra một bọc 5 con,
gồm 4 trai, 1 gái. Sinh thời làm quan tể tướng của Triệu Việt Vương, dẹp giặc
nhà Lương” [38, tr.223]. Tên gọi Tam giang xuất phát từ tên gọi mà các triều
đại phong kiến Việt Nam ghi trong sắc phong, ban cho các làng xã thờ phụng:
“Tam giang thượng đẳng thần”.
Tỉnh Bắc Giang hiện có 102 đình, đền, nghè thờ Thánh Tam giang.
Gắn với hệ thống các di tích lịch sử-văn hóa là các sinh hoạt lễ hội, sinh hoạt
văn hóa dân gian truyền thống đặc sắc mang đặc trưng văn hóa vùng miền
như lễ hội bơi chải, tung hoa làng Mai Thượng (xã Mai Đình, huyện Hiệp
Hịa), hội vật cầu nước làng Vân (xã Vân Hà, huyện Việt Yên)... Đây là những
di sản văn hóa vơ giá cần được bảo tồn và phát huy trong đời sống đương đại.
Tuy nhiên, hiện nay bên cạnh những nét đẹp trong tín ngưỡng thờ


2


Thánh Tam giang ở tỉnh Bắc Giang, cũng còn tồn tại những mặt hạn chế,
những tác động tiêu cực không nhỏ đến đời sống tinh thần của nhân dân như:
Việc tu bổ, tơn tạo di tích, cung tiến đồ thờ vào di tích tùy tiện làm biến dạng,
giảm giá trị di tích, tốn kém tiền của nhân dân; sự mai một của các trò chơi
dân gian truyền thống, hiện tượng bn thần bán thánh, mê tín dị đoan, trị
chơi đỏ đen, nghi lễ phô trương lấn át niềm tin trong sáng, ăn uống không
đảm bảo vệ sinh trong các lễ hội hiện nay..., rất cần được nghiên cứu, xem xét
để giúp các cấp chính quyền có những điều chỉnh phù hợp nhằm định hướng
cho các hoạt động của tín ngưỡng thờ Thánh Tam giang trên địa bàn tỉnh, góp
phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của ông cha, giáo dục truyền
thống uống nước nhớ nguồn cho các thế hệ hơm nay và mai sau. Chính vì vậy,
tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Tín ngưỡng thờ Thánh Tam giang ở tỉnh Bắc
Giang hiện nay” làm luận văn Thạc sĩ, chun ngành Tơn giáo học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tại tỉnh Bắc Giang, Thánh Tam giang được rất nhiều làng tôn thờ làm
Thành hoàng làng. Danh vị này đã được các triều đại phong kiến cơng nhận,
chính thức ban phong trong các bản sắc phong còn được lưu giữ tại các làng
xã thờ Thánh Tam giang trong tỉnh.
Đến nay, đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về Thành hồng Việt
Nam, về tín ngưỡng thờ thần cũng như văn hóa dân gian qua tín ngưỡng, tơn
giáo liên quan đến đề tài. Có thể kể ra một số cơng trình tiêu biểu như: “ Thờ
thần ở Việt Nam” của tác giả Lê Xuân Quang, Nxb Hải Phòng, năm 1996;
“Từ điển lễ tục Việt Nam”, Nxb Văn hóa - Thơng tin, năm 1996; “Di sản văn
hóa dân tộc trong tín ngưỡng và tơn giáo ở Việt Nam” của tác giả Chu Quang
Trứ (2000); “Văn hóa dân gian Việt Nam-Những phác thảo” của tác giả
Nguyễn Chí Bền, Nxb Văn hóa-Thơng tin, năm 2003; “Tìm hiểu tín ngưỡng
truyền thống Việt Nam”, 2005, tác giả Mai Thanh Hải. Các cơng trình nghiên
cứu trên đã đưa ra những khái niệm, đặc điểm cơ bản của tín ngưỡng thờ thần



3
ở Việt Nam, về tín ngưỡng truyền thống Việt Nam.
Bên cạnh đó cịn có nhiều cuốn sách đi sâu nghiên cứu về tín ngưỡng
thờ Thành hồng nói chung, tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Bắc Giang, về
vùng đất, con người Bắc Giang, giới thiệu về di tích, lễ hội Bắc Giang... trong
đó có nhắc tới tín ngưỡng thờ Thánh Tam giang ở Bắc Giang. Tiêu biểu là các
cơng trình sau:
- Tác giả Nguyễn Duy Hinh, trong “Tín ngưỡng Thành hồng Việt
Nam”, Nxb Khoa học xã hội, năm 1996, đã nêu một cách khá hồn chỉnh khái
niệm, lịch sử hình thành và các hình thức thờ Thành hồng, điện thờ cũng như
các bản kê khai Thần phả, Sắc phong của các thời phong kiến đang được lưu
giữ tại viện Hán Nôm.
- Sách “Thành hồng Việt Nam” của nhóm tác giả Phạm Minh Thảo,
Trần Thị An và Bùi Xuân Mỹ, Nxb Văn hóa-Thơng tin, năm 1997 đã đưa ra
315 bản thần tích về các Thành hoàng làng trên địa bàn các tỉnh miền Bắc và
Bắc Trung Bộ. Các Thành hoàng làng được chia làm 5 nhóm gồm: các Thành
hồng là nhiên thần, các Thành hồng thời Hùng Vương, các Thành hồng
văn hóa và lịch sử, Thành hồng có liên quan đến tơn giáo khác, Thành hồng
gốc Trung Quốc. Trong đó Thánh Tam giang được nhắc tới trong mục các
Thành hồng văn hóa và lịch sử.
- “Tín ngưỡng dân gian Việt Nam” của tác giả Vũ Ngọc Khánh, năm
2001, đã nêu rõ được lịch sử một số tín ngưỡng dân gian Việt Nam, lễ thức
gia đình (bàn thờ tổ tiên, ngày giỗ, văn khấn, thần tài, tiền chủ...) và một số
thần linh được thờ cúng (Thành hoàng, tứ pháp...);
- “Thành hoàng làng Việt Nam” cũng của tác giả Vũ Ngọc Khánh, Nxb
Thanh niên, Nà Nội năm 2002, đã nêu cụ thể về nguồn gốc, diện mạo việc thờ
phụng Thành hoàng ở Việt Nam, một số sự tích về các Thành hồng làng trong
đó có nhắc đến Trương Hống, Trương Hát (tức Thánh Tam giang) là Thành
hoàng các làng thuộc tổng Đan Tảo và Yên Tăng, phủ Đa Phúc, Phúc Yên;
- Tuyển tập "Bách thần đất Việt"-tập 6 "Các vị thần thời kỳ đấu tranh



4
giành độc lập dân tộc" của tác giả Vũ Thanh Sơn, NXB Quân đội Nhân dân,
Hà Nội-2011, trang 34 viết về Nhị vị đức Thánh Tam giang. Nội dung bài viết
khái lược về sự tích thờ Thánh Tam giang (nguồn gốc ra đời, cơng trạng,
khơng gian địa văn hóa tơn thờ các ơng làm Thành hồng làng).
Giới thiệu về văn hóa truyền thống và các di tích lịch sử của vùng đất
Bắc Giang xưa và nay có các cuốn “Lễ hội Bắc Giang" trình bày những đặc
điểm nổi bật của lễ hội tỉnh Bắc Giang, các loại hình hội và nội dung tổ chức
các lễ hội. Miêu thuật hơn 90 lễ hội điển hình ở tỉnh Bắc Giang. Năm 2001,
Bảo tàng Bắc Giang đã tuyển chọn, biên soạn cuốn “Di tích Bắc Giang” tập I,
giới thiệu 120 di tích đã được Nhà nước xếp hạng. Năm 2011, Ban Quản lý di
tích tỉnh Bắc Giang tổ chức biên soạn tập sách “Di tích Bắc Giang” tập II
gồm 105 di tích. Đây là những nghiên cứu ngắn gọn nhưng đầy đủ, giúp bạn
đọc có thơng tin khái qt về địa điểm, kiến trúc, người được thờ, giá trị lịch
sử-văn hóa, giá trị kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh những di tích đã
được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Về tín ngưỡng thờ Thánh Tam giang, đã có một số đề tài nghiên cứu và
một số bài viết như:
- Đề tài “Tục thờ Thánh Tam giang ở vùng ngã ba Xà” (Nghiên cứu
trường hợp: Làng Đoài, xã Tam giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh và
làng Mai Thượng, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hịa, tỉnh Bắc Giang) của
Nguyễn Thị Thu Trang, ĐHKHXH&NV, 2009. Đề tài đã nghiên cứu sâu về
tục thờ Thánh Tam giang ở vùng ngã ba Xà, một địa danh nằm giữa hai tỉnh
Bắc Giang và Bắc Ninh với điểm nghiên cứu cụ thể. Với đối tượng và phạm
vi nghiên cứu như vậy, đề tài đã chỉ rõ vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên vùng
ngã ba Xà, hệ thống di tích thờ phụng Thánh Tam giang ở làng Đoài và làng
Mai Thượng, cũng như lễ hội và phong tục ở hai làng. Dựa trên nghiên cứu
thực tế, đề tài nêu lên những thay đổi trong lễ hội và phong tục của cư dân



5
vùng ngã ba Xà, đánh giá giá trị lịch sử-văn hóa của tục thờ và hướng bảo tồn,
phát huy tục thờ Thánh Tam giang trong đời sống đương đại.
- “Đền Vân Mẫu và sự tích về Thánh Tam giang” của tác giả Đỗ Thị
Thủy, Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh. Báo Bắc Ninh online (2007). Đây là một
nghiên cứu nhỏ về sự tích Thánh Tam giang ở xã Vân Dương, huyện Quế Võ,
tỉnh Bắc Ninh. Bài viết nhấn mạnh vào giá trị của ngôi đền Vân Mẫu-nơi thờ
Đức thánh Mẫu-thân mẫu của Thánh Tam giang, từ đó khẳng định địa danh
này là quê hương của Đức thánh Mẫu.
- “Hình tượng rắn trong tín ngưỡng dân gian ở Bắc Giang” của tác giả
Đồng Ngọc Dưỡng, trang Thông tin điện tử Sở VHTTDL tỉnh Bắc Giang,
tháng 2 năm 2013. Bài viết nhấn mạnh vào hình tượng rắn trong tín ngưỡng
dân gian ở Bắc Giang trong đó tục thờ Thánh Tam giang là một biểu hiện sinh
động của tục thờ rắn trong tín ngưỡng dân gian. Qua đó giới thiệu khái quát
về một số làng thờ Thánh Tam giang ở tỉnh Bắc Giang.
- “Nguồn gốc thờ thần rắn của người Việt” của tác giả Mạnh HàNguyễn Duy đăng trên báo Dân Trí điện tử tháng 2 năm 2013, lý giải
nguồn gốc, ý nghĩa tục thờ rắn, những biến thể của tục thờ này, trong đó có
nhắc tới tục thờ Thánh Tam giang.
- “Rắn và tục thờ thủy thần của người Việt”, Thông tin Khuyến nông
Việt Nam số xuân Quý Tỵ 2013.
Các đề tài, bài viết nêu trên tuy đều đề cập đến tín ngưỡng thờ Thánh
Tam giang với nhiều giác độ khác nhau như kiến trúc nơi thờ cúng, thần tích
tại địa phương thờ Thánh Tam giang, lễ hội và phong tục tập quán liên quan,
cũng như đưa ra nhận định nguồn gốc xa xưa của tục thờ Thánh Tam giang là
tín ngưỡng thờ rắn-một tín ngưỡng tơ tem cổ xưa của người Việt cổ ở vùng
đồng bằng Bắc Bộ.
Tuy nhiên, các đề tài, bài viết về tín ngưỡng thờ Thánh Tam giang chỉ



6
dừng lại ở việc phát hiện, giới thiệu nét đẹp trong tín ngưỡng, văn hóa dân gian
ở từng địa phương thờ Thánh Tam giang cụ thể. Chưa có một cơng trình nào
nghiên cứu một cách tổng thể, hệ thống về tín ngưỡng thờ Thánh Tam giang ở
tỉnh Bắc Giang, cũng như chỉ ra thực trạng và sự biến đổi của tín ngưỡng thờ
Thánh Tam giang; đánh giá ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ Thánh Tam giang
trong đời sống của nhân dân tỉnh Bắc Giang hiện nay. Vì vậy, kế thừa những
cơng trình nghiên cứu đã có, luận văn tiếp tục đi sâu làm rõ về tín ngưỡng thờ
Thánh Tam giang trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, những giá trị văn hóa độc đáo cần
được bảo tồn, phát huy cũng như chỉ ra ảnh hưởng của tín ngưỡng này trong đời
sống của nhân dân các làng thờ thánh Tam Giang trên địa bàn tỉnh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Từ việc phân tích đặc điểm, thực trạng, ảnh hưởng và những vấn đề đặt
ra của tín ngưỡng thờ Thánh Tam giang ở tỉnh Bắc Giang, luận văn đề xuất
các giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy giá trị tích cực, hạn chế mặt tiêu cực
của tín ngưỡng này ở Bắc Giang hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Khái quát chung về tỉnh Bắc Giang và đặc điểm tín ngưỡng thờ
Thánh Tam giang ở tỉnh Bắc Giang;
- Phân tích thực trạng, ảnh hưởng và những vấn đề đặt ra của tín
ngưỡng thờ Thánh Tam giang ở Bắc Giang hiện nay;
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy giá trị tích cực, hạn chế
mặt tiêu cực của tín ngưỡng thờ Thánh Tam giang ở tỉnh Bắc Giang hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tín ngưỡng thờ Thánh Tam giang
ở tỉnh Bắc Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu



7
Đề tài nghiên cứu tín ngưỡng thờ Thánh Tam giang trong phạm vi tỉnh
Bắc Giang từ năm 1990 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, quán triệt những
nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư
tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tơn giáo cũng như các quan điểm của
Đảng và Nhà nước ta về tín ngưỡng, tơn giáo...làm cơ sở lý luận chung cho
toàn luận văn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp điền dã, khảo sát nghiên cứu các sự kiện, gặp gỡ
các nhân chứng ở các địa bàn nghiên cứu nhằm thu thập tư liệu và giám định.
- Phân tích tổng hợp và hệ thống hóa các tư liệu, dùng phương pháp so
sánh, đối chiếu với các tài liệu điền dã thực địa...để đạt mục đích và thực hiện
nội dung luận văn đặt ra.
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
- Luận văn đi sâu tìm hiểu về thực trạng, ảnh hưởng và những vấn đề
đặt ra của tín ngưỡng thờ Thánh Tam giang ở Bắc Giang hiện nay. Trên cơ sở
đó, đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy giá trị tích cực, hạn chế
mặt tiêu cực của tín ngưỡng thờ Thánh Tam giang ở tỉnh Bắc Giang.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho cơng tác nghiên cứu, hoạch
định chính sách và nhà quản lý Nhà nước về văn hóa, tơn giáo, có thêm cơ sở
lý luận và thực tiễn góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản
lý đối với các hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo; góp phần bảo tồn, phát huy các
giá trị văn hóa, đạo đức, truyền thống của tín ngưỡng thờ Thánh Tam giang
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.
Chương 1


8
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH BẮC GIANG VÀ ĐẶC ĐIỂM
TÍN NGƯỠNG THỜ THÁNH TAM GIANG Ở TỈNH BẮC GIANG
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH BẮC GIANG

1.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, dân cư dân tộc và tình hình
kinh tế, văn hóa, xã hội, của tỉnh Bắc Giang
* Về điều kiện tự nhiên và dân cư, dân tộc
Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, nằm ở toạ độ địa lý
210 vĩ độ Bắc, 106 độ kinh Ðông. Về quy hoạch kinh tế trước đây Bắc Giang
nằm trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, từ năm 2012 là tỉnh nằm trong
quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Bắc Giang giáp với nhiều tỉnh, thành: Phía
Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Đơng giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh
Thái Ngun và thủ đơ Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương.
Tỉnh lỵ là thành phố Bắc Giang, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 51 km về phía
Bắc. Trên địa bàn tỉnh có các đường giao thơng quan trọng như đường quốc lộ
1A (kết nối Hà Nội-Bắc Ninh-Bắc Giang-Lạng Sơn); quốc lộ 37 (kết nối Hải
Dương-Bắc Giang-Hà Nội và Thái Nguyên); quốc lộ 31 từ thành phố Bắc
Giang đi Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Ðộng, gặp quốc lộ 4A Lạng Sơn đi cảng
Mũi Chùa - Tiên Yên và cửa khẩu Móng Cái-Quảng Ninh; đường tỉnh lộ 279
từ Hạ Mi- Sơn Ðộng đến Tân Sơn- Lục Ngạn; đường sắt Hà Nội- Ðồng Ðăng
(Lạng Sơn) chạy qua.
Bắc Giang có diện tích tự nhiên 382.200 ha (chiếm 1,2% diện tích tự
nhiên của Việt Nam), trong đó đất nơng nghiệp 123.000 ha, đất lâm

nghiệp 110.000 ha, đất đô thị, đất chuyên dùng và đất ở 66.500 ha, còn lại
khoảng 82.700 ha là các loại đất khác [66].
Bắc Giang có địa hình trung du và là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi
phía Bắc với châu thổ sơng Hồng ở phía Nam. Tuy phần lớn diện tích tự nhiên
của tỉnh là núi đồi nhưng nhìn chung địa hình không bị chia cắt nhiều. Bắc


9
Giang nằm kẹp giữa hai dãy núi hình cánh cung và cùng mở ra như nan quạt,
rộng ở hướng Đông Bắc, chụm ở phía Tây Nam. Phía Đơng và Đơng Nam
tỉnh là cánh cung Đông Triều với ngọn núi Yên Tử nổi tiếng, cao trung bình
300-900m so với mặt biển, trong đó đỉnh cao nhất là 1.068 m. Phía Tây Bắc là
dãy núi cánh cung Bắc Sơn ăn lan vào tới huyện Yên Thế, cao trung bình
300-500m. Tại vùng núi phía Đơng Bắc tỉnh, giáp với Quảng Ninh có
khu rừng nguyên sinh Khe Rỗ rộng 7153 ha với hệ động vật và thực
vật phong phú, bao gồm 236 loài cây thân gỗ, 255 loài cây dược liệu, 37
loài thú, 73 lồi chim và 18 lồi bị sát.
Trên địa bàn Bắc Giang có 374 km sơng, suối trong đó ba sơng lớn
là sơng Lục Nam, sơng Thương và sơng Cầu. Ngồi sơng suối, Bắc Giang cịn
có nhiều hồ, đầm, trong đó có hồ Cấm Sơn và Khn Thần. Hồ Cấm Sơn
có diện tích mặt nước 2.600 ha, vào mùa mưa có thể lên tới 3.000 ha. Hồ
Khn Thần có diện tích mặt nước 240 ha.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 20 dân tộc chung sống như: Kinh, Tày,
Hoa, Nùng, Dao, Sán Dìu, Sán Chí, Mường, Thái, Khơ Me, H’Mơng,... trong
đó dân tộc Kinh chiếm đại đa số (84,1%); các dân tộc chiếm tỉ lệ nhỏ là Khơme (0,002%), H’Mông (0,002%), Thái (0,004%) [66].
Dân số tồn tỉnh (tính đến hết năm 2010) là 1.567.557 người, mật độ
dân số bình quân là 408,1 người/km 2, cao hơn so với bình quân của khu
vực và cả nước. Dân số sống ở khu vực thành thị khoảng 151.000 người,
chiếm khoảng 9,62% dân số, dân số ở khu vực nông thôn là 1.416.614
người, chiếm 90,38%. Tỷ lệ nam giới chiếm khoảng 49,85% dân số, nữ

giới khoảng 50,15% dân số. Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng
64,15% dân số, trong đó lao động được đào tạo nghề chiếm 24%; số hộ
nghèo chiếm 9,78% [66].
* Tình hình kinh tế- xã hội


10
- Về phát triển kinh tế:
Các doanh nghiệp sản xuất thuộc các lĩnh vực như may mặc, điện tử,
hóa chất vẫn sản xuất ổn định và có mức tăng trưởng khá, một số doanh
nghiệp lớn tiếp tục đầu tư thêm cho sản xuất. Tuy nhiên, nhìn chung tình hình
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vẫn cịn gặp nhiều khó khăn do khơng có thị
trường tiêu thụ sản phẩm, khơng có hợp đồng. Giá trị sản xuất cơng nghiệp
tháng 10/2013 ước đạt 3.410 tỷ đồng, tăng 3,4% so với tháng trước; 10 tháng
năm 2013 ước đạt 29.940 tỷ đồng, tăng 26,4% so cùng kỳ, bằng 82,1% kế
hoạch. Trong đó khu vực kinh tế nhà nước ước đạt 3.255 tỷ đồng, tăng 2,6%;
khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ước đạt 7.975 tỷ đồng, tăng 10,3%; khu
vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 18.710 tỷ đồng, tăng 40,8% so
cùng kỳ [67].
Trong tháng 10/2013 các địa phương tập trung thu hoạch lúa vụ mùa,
ước tính đến ngày 16/10/2013 toàn tỉnh đã thu hoạch được 45.382 ha, đạt
77,6% kế hoạch, tập trung ở trà mùa sớm, mùa trung. Sản lượng thóc ước đạt
280.500 tấn bằng 89,6%; năng suất ước đạt 48 tạ/ha, bằng 90,3% so với cùng
kỳ. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài gây ngập úng,
nhiều diện tích lúa phải cấy lại nhiều lần dẫn đến năng suất không cao.
Trồng cây màu vụ Đông: Các địa phương đã chủ động xây dựng chủ
trương, chính sách hỗ trợ giống nhằm khuyến khích sản xuất cây vụ Đơng
năm 2013. Đến nay, tồn tỉnh đã gieo trồng được 17.989 ha, bằng 69% kế
hoạch, gấp 1,3 lần so cùng kỳ. Trong đó: Ngơ: 4.988 ha, gấp 1,6 lần; Lạc:
1.692 ha, gấp gần 1,2 lần; Khoai lang: 3.417 ha,gấp 1,2; Rau, đậu các loại:

7.284 ha, gấp 1,2 lần so với cùng kỳ. (diện tích rau chế biến 689 ha, bằng
99,7% so cùng kỳ) [67].
Về chăn nuôi: Đàn vật ni phát triển tốt, khơng có dịch bệnh phát
sinh. Hiện nay, giá con giống (lợn, gia cầm) đang ở mức thấp; giá bán sản
phẩm lợn hơi, gia cầm tăng nhẹ, đảm bảo có lãi, do vậy các hộ chăn nuôi đang


11
đẩy mạnh việc tái đàn nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ Tết Nguyên đán. Công
tác thanh tra, kiểm tra giám sát dịch bệnh, giám sát vệ sinh tiêu độc khử trùng,
giám sát kỹ thuật tiêm phòng các loại vắc xin trên đàn gia súc, gia cầm và
công tác quản lý thuốc thú y, kiểm dịch động vật tiếp tục được địa phương
duy trì, kiểm sốt chặt chẽ.
Về sản xuất thủy sản: Sản lượng thu hoạch từ đầu năm đến nay ước đạt
24.520 tấn, đạt 89,2% kế hoạch năm, tăng 3,9% so với cùng kỳ.
Về sản xuất lâm nghiệp: Đến nay toàn tỉnh đã trồng được 6.707 ha,
bằng 176,5% kế hoạch, tăng 55,3% so cùng kỳ.
Công tác quản lý bảo vệ rừng tiếp tục chuyển biến tích cực, các Hạt
Kiểm lâm đã chủ động tuần tra, kiểm tra rừng đặc biệt là các điểm giáp ranh
và các khu vực còn nhiều diện tích rừng tự nhiên. Nhìn chung rừng trên địa
bàn tỉnh được quản lý, bảo vệ tốt hơn, không cịn điểm nóng về chặt phá rừng
trái phép. Cơng tác phịng cháy, chữa cháy rừng được duy trì thường xun,
trong tháng trên địa bàn khơng có vụ cháy rừng nào xảy ra.
UBND tỉnh đã chỉ đạo tăng cường công tác quản lý và bình ổn giá
những tháng cuối năm; đồng thời thực hiện tạm ứng 30 tỷ đồng từ nguồn
ngân sách tỉnh để cho một số doanh nghiệp vay không tính lãi nhằm thực
hiện nhiệm vụ mua dự trữ một số mặt hàng thiết yếu, góp phần bình ổn giá
cả thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết
Nguyên đán Giáp Ngọ năm 2014. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng 0,32%
so với tháng 9, tăng 3,86% so với tháng 12/2012và tăng 5,79% so với bình

quân cùng kỳ. [67].
- Về giáo dục và đào tạo:
Ngành giáo dục và đào tạo phối hợp với các địa phương tiếp tục chỉ
đạo các đơn vị tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2013-2014. Tổ chức
kiểm tra, bồi dưỡng công tác quản lý, chuyên môn cho các cán bộ quản lý,


12
giáo viên các cấp; ban hành hướng dẫn và tổ chức sinh hoạt cụm chuyên
môn cấp THPT và THCS; chỉ đạo các đơn vị tiếp tục triển khai công tác tự
đánh giá ngoài theo Bộ tiêu chuẩn mới; kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý vi phạm
về thu chi tài chính, dạy thêm học thêm trong các cơ sở giáo dục; tiếp tục
rà soát, tập hợp hồ sơ chuyển đổi trường THPT DL sang loại hình trường
THPT tư thục…
- Hoạt động văn hố, thơng tin, thể dục, thể thao:
Bên cạnh tập trung vào tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ chính trị,
tình hình kinh tế - xã hội của địa phương; các hoạt động văn hóa, phát thanh,
truyền hình, báo chí đồng loạt đưa tin về việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ
trần và tổ chức Lễ Quốc tang Đại tướng.
Trong lĩnh vực thể dục, thể thao, đã tổ chức thành công Đại hội thể dục
thể thao các huyện, thành phố và Đại hội thể dục thể thao cấp tỉnh lần thứ VII.
Đồng thời, tham gia thi đấu một số giải thể thao tồn quốc như giải Vơ địch
Đẩy gậy, giải Cầu lơng Trung cao tuổi.
Bắc Giang có đặc điểm văn hóa phong phú và đa dạng, được quy tụ và
thể hiện thông qua đời sống, phong tục, tập quán truyền thống của cộng đồng
mỗi dân tộc; biểu hiện qua các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng, tơn
giáo ở lễ hội truyền thống. Hội làng tồn tại hàng ngàn năm với các nghi lễ, nội
dung, hình thức riêng song mục đích chính của lễ hội đều nhằm giúp cho sự
thống nhất, đoàn kết trong cộng đồng làng xã, giáo dục truyền thống văn hoá,
lịch sử, truyền thống chống ngoại xâm, truyền thống hiếu học, phát triển

ngành nghề. Hàng năm, Bắc Giang có hơn 500 lễ hội truyền thống được tổ
chức; một số lễ hội tiêu biểu ở Bắc Giang như: Lễ hội Yên Thế, lễ hội Xương
Giang, lễ hội Suối Mỡ, lễ hội Thổ Hà, lễ hội chùa Bổ Đà, lễ hội Chùa La
(Vĩnh Nghiêm), lễ hội Tiên Lục, lễ hội Cầu Vồng, lễ hội An Châu…
Bắc Giang có hàng nghìn cơng trình tơn giáo, tín ngưỡng cổ đặc sắc


13
với nhiều loại hình khác nhau như: Đình, đền, chùa, miếu, phủ, từ đường, văn
chỉ, lăng… Mặc dù đã bị mai một đi nhiều do chiến tranh, song những cơng
trình cịn lại như: Đình Lỗ Hạnh (Đồng Lỗ - Hiệp Hồ), xây năm 1576; đình
Thổ Hà (Vân Hà - Việt Yên) xây dựng năm 1686; đình Phù Lão (Đào Mỹ Lạng Giang) xây dựng thế kỷ XVII; đình Cao Thượng, đình Vường, đình Hả
(Tân n); chùa Vĩnh Nghiêm (Trí n - Yên Dũng); chùa Bổ Đà (Việt Yên);
lăng họ Ngọ, lăng Dinh Hương (Hiệp Hòa)… đã thể hiện những dấu ấn lịch
sử-văn hóa, nghệ thuật hội họa, điêu khắc tuyệt tác của người Bắc Giang.
Theo thống kê, khảo sát, tính đến 31/12/2012, trên tồn tỉnh Bắc Giang
có 2.237 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh. Trong số đó đã lập
hồ sơ khoa học và pháp lý xếp hạng được 635 di tích các loại (trong đó: 113
di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia; 522 di tích cấp tỉnh). Trong tổng
số 2.237 di tích các loại được phân bổ ở các huyện, thành phố như sau:
Bảng 1.1: Các di tích trong tồn tỉnh Bắc Giang
STT

Tên huyện, thành phố

Tổng số di tích

1

Yên Thế


109

2

TP Bắc Giang

110

3

Lạng Giang

237

4

Lục Ngạn

173

5

Lục Nam

263

6

Yên Dũng


318

7

Việt Yên

331

8

Tân Yên

347

9

Hiệp Hòa

385

10

Sơn Động

24

Tổng số

2.237


Nguồn: Số liệu tổng kiểm kê di tích trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, năm 2007.
Nổi bật là dấu tích thành cổ Xương Giang; di tích lịch sử Những địa


14
điểm khởi nghĩa Yên Thế; khu di tích cách mạng Hồng Vân, di tích Y Sơn
(Hiệp Hồ); cây Dã hương nghìn năm tuổi (Lạng Giang), Chùa Vĩnh Nghiêm
(Yên Dũng), nơi bảo lưu hơn 3.000 mộc bản, đã được công nhận là Di sản tư
liệu Khu vực châu Á -Thái Bình Dương.
Bắc Giang cũng là nơi có kho tàng văn nghệ dân gian phong phú như:
Truyện thần thoại, truyện cổ tích, huyền thoại, giai thoại, truyện cười, tục ngữ,
ca dao, hát ví, hát trống quân, hát ống, hát quan họ, chèo, ca trù và dân ca của
các dân tộc thiểu số. Dân ca Quan họ đã được UNESCO công nhận là Di sản
văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và ca trù là Di sản văn hóa phi vật
thể cần được bảo vệ khẩn cấp.
Bắc Giang có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như: Khu thắng
cảnh Suối Mỡ (huyện Lục Nam); hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần (huyện Lục
Ngạn); rừng nguyên sinh Khe Rỗ, khu bảo tồn Tây Yên Tử (huyện Sơn Động)
với những hệ động, thực vật phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều loại sinh
vật quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam đang được bảo tồn,… đó là điều
kiện thuận lợi để Bắc Giang phát triển nhiều loại hình du lịch…
1.1.2. Tình hình tơn giáo, tín ngưỡng ở Bắc Giang
* Về tơn giáo
Bắc Giang có 2 tơn giáo chính là Phật giáo và Cơng giáo. Đối với Phật
giáo, hiện nay trên tồn tỉnh Phật giáo có 118 chức sắc, 784 ngơi chùa, có
165.993 phật tử. Đạo Cơng giáo hiện có 14 giáo xứ, 78 họ đạo, 78 cơ sở thờ
tự (55 nhà thờ, 13 nhà nguyện), 13 linh mục, 348 chức việc, 80 ban hành giáo,
26.702 giáo dân phân bố ở 58 xã, phường, thị trấn.
Nhìn chung, những năm vừa qua tình hình tôn giáo trên địa bàn tỉnh

tương đối ổn định. Về cơ bản, chức sắc và tín đồ các tơn giáo hoạt động tuân
thủ theo Hiến pháp và pháp luật; không có hiện tượng truyền đạo trái phép;
chức sắc và tín đồ các tôn giáo sống tốt đời đẹp đạo, tham gia tích cực vào các


15
phong trào phát triển kinh tế- xã hội của địa phương [8].
* Về tín ngưỡng
Theo Từ điển Hán-Việt, Tín ngưỡng: tín: tin, ngưỡng: ngưỡng mộ,
ngưỡng vọng. Tín ngưỡng là tin và ngưỡng mộ, ngưỡng vọng vào một thực
thể siêu nhiên, thần bí, phi hiện thực [18].
Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng
niệm và tơn vinh những người có cơng với nước, với cộng đồng; thờ cúng
thần, thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân
gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về lịch sử, văn hóa, đạo đức xã
hội [36, tr.12]. Như vậy, tín ngưỡng hiểu một cách khái quát là niềm tin của
con người vào những điều thiêng liêng, huyền bí vượt khỏi thế giới tự nhiên.
Bắc Giang là một vùng đất cổ, nơi đây cịn hiện hữu rất nhiều hình thức
tín ngưỡng có nguồn gốc xa xưa cùng với lịch sử hình thành, tồn tại và phát
triển của xã hội loài người. Ở Bắc Giang hiện có những loại hình tín ngưỡng
cơ bản như sau:
* Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Thờ cúng tổ tiên là một phong tục tốt đẹp của người Việt Nam, thể hiện
đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của dân tộc ta. Tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng phổ biến nhất ở Bắc Giang. Trong tín
ngưỡng này, người ta thờ cúng các vị cha ông đã mất kể từ bậc thuỷ tổ trở
xuống. Trong mỗi gia đình của người dân Bắc Giang đều có ban thờ để các
thế hệ con cháu tưởng nhớ ơng bà, cha mẹ, tổ tiên. Những dịng họ lớn thường
lập nhà thờ họ để thờ chung ông tổ của dịng họ.
Việc thờ cúng tổ tiên là cơng việc khơng thể thiếu trong đời sống của

gia đình, dịng họ người dân Bắc Giang. Nó thể hiện tình cảm tốt đẹp của con
cháu đối với cha ông, tổ tiên, là tình cảm của người đi sau đối với người đi
trước. Đó là đạo lý của con người đối với con người với tình cảm "ăn quả nhớ


16
kẻ trồng cây", "uống nước nhớ nguồn" của ông cha ta.
* Tín ngưỡng thờ Thành hồng
Thành hồng là một từ Hán-Việt “Thành hồng có nghĩa là thành hào, hào
có nước gọi là trì, khơng có nước gọi là hồng. Đắp đất làm thành, đào hào làm
hoàng” [25, tr.23-24]. Thành hoàng xuất hiện ở Trung Quốc thời cổ đại và được
thờ như là vị thần bảo hộ cho một thành trì, một phủ, châu hay một huyện. Tín
ngưỡng thờ Thành hồng được nhu nhập vào nước ta từ thời Đường rồi tiếp tục
phát triển trong các triều đại độc lập.
Ở Bắc Giang tư liệu khẳng định có sự thờ Thành hồng sớm nhất là các
đạo sắc thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Vĩnh Trị (1664 - 1680). Theo kết quả
kiểm kê ở Bắc Giang hiện có 521 di tích (trong đó có 364 ngơi đình, 82 ngơi
đền, 75 nghè) là những nơi thờ Thành hồng làng. Các ngơi đình có quy mô
lớn, khang trang, điêu khắc tinh xảo phần lớn nằm dọc các con sơng như sơng
Cầu với đình Thổ Hà, đình Vân, đình Hữu Nghi, đình Quang Biểu, đình Cẩm
Bào, đình Mai Phong, đình Mật Ninh… Dọc theo sơng Lục Nam và vùng
trũng sơng Lục Nam có đình Chản, đình Thân, đình Hà Mỹ, đình Khám Lạng,
đình Sàn, đình Đơng Thịnh, đình Bảo Sơn, đình Bảo Đài…Dọc theo sơng
Thương có đình Thành, đình Vẽ, đình Cây Mai, đình Bến, đình Mỹ Lộc, đình
Tiên Lục, đình Phù Lão, đình Bo Giàu, đình Bố Hạ, đình Bo Chợ…Các ngơi
đình ấy có niên đại xây dựng khác nhau, sớm thì bắt đầu từ thế kỷ XVI, muộn
thì vào đầu thế kỷ XX.
Các đối tượng thờ làm Thành hồng ở Bắc Giang có Cao Sơn - Quý
Minh; Tam Giang, Vũ Thành (Thân Cảnh Phúc), Lều Văn Minh, Hùng Linh
Công, Lý Đam, Ngọ Tiên Nương, Dương Tự Minh - Cơng chúa Diên Bình;

Minh giang đơ thống, đô thiên; Thuỷ quan Hà Bá, Thổ thần; Vua ông vua
bà.... Trong các vị Thành hoàng kể trên tiêu biểu có Thánh Cao Sơn - Quý
Minh, đức Thánh Vũ Thành và Thánh Tam giang.
Tín ngưỡng thờ Thành hồng tuy ra đời muộn hơn tín ngưỡng thờ


17
Thần, thờ Tổ tiên, thờ Mẫu… nhưng nó chiếm vị trí trung tâm trong đời sống
tâm linh của làng xã ở Bắc Giang.
* Tín ngưỡng thờ Mẫu
Thờ Mẫu là một hiện tượng tín ngưỡng phổ biến ở Bắc Giang. Theo
thống kê, ở Bắc Giang tín ngưỡng thờ mẫu hiện có khoảng 982 di tích thờ
phối hoặc thờ chính tại đền, điện và chùa (chiếm 43,8%). Các cơ sở thờ Mẫu
là đền, miếu thường được xây dựng ở các tuyến cửa sông, cửa rừng, cửa núi.
Tiêu biểu như tuyến Lục Nam - Mai Sưu có đền Suối Mỡ, tuyến Từ Xuyên Trường Giang có đền Tịng Lệnh, tuyến Đình Kim - Mỹ Nương có đền Tam
Giang, tuyến Chũ - An Châu có đền Vua Bà, tuyến Lục Nam - Cẩm Lý có đền
Hang Non; tuyến Bố Hạ - Đơng Sơn có đền Trắng, tuyến Bố Hạ - Phỏng có
đền Nguyệt Hồ, tuyến Bố Hạ - Đồng Vương có đền Suối Cấy, tuyến Bố Hạ Xn Lương có đền Cị, tuyến Bắc Giang - Bến Tuần có đền Từ Mận, đình
Sơn; tuyến Bắc Giang - Việt Yên có đền Đa Mai, đền Ngọc Lâm, tuyến Bắc
Giang - Neo có đền Vua Bà, tuyến Việt Yên - Vân Trung có Đền chúa Lãm,
tuyến Việt Yên - Bổ Đà có đền Chúa Kho - Mẹ đá; tuyến Hiệp Hịa - Hồ Sơn
có đền Y Sơn, tuyến Hiệp Hịa - núi Đót có đền Núi Đót...
Trong số các đền trên thì đền Suối Mỡ, đền Tam Giang, đền Nguyệt
Hồ, đền Cò, đền Y Sơn, đền Đa Mai, đền Ngọc Lâm, đền Vua Bà, đền Hang
Non, đền Tòng Lệnh, đền Trắng là những cơ sở thu hút lượng khách tham
quan, chiêm bái nhiều hơn cả.
Hầu hết các Mẫu được thờ ở Bắc Giang đều khơng có lai lịch rõ ràng,
có chỗ thậm chí khơng có lai lịch. Trừ một số Mẫu là nhân vật lịch sử, cịn lại
chỉ là biểu tượng văn hố của hình ảnh các bà mẹ, của giới phụ nữ trên một số
lĩnh vực thuộc các thời kỳ lịch sử đã qua. Tuy nhiên, tựu chung lại, tất cả các

mẫu đều là những hình tượng vì dân, vì nước nên đã được dân tơn vinh,
phụng thờ.
* Tín ngưỡng phồn thực


18
Tín ngưỡng phồn thực là một loại hình tín ngưỡng tôn sùng sự sinh sôi
nảy nở, phát triển thịnh vượng của tự nhiên và xã hội. Biểu tượng của tín
ngưỡng này là biểu tượng âm - dương, cặp đôi nam - nữ, đực - cái… mà tiêu
biểu nhất là tục thờ sinh thực khí của nam và nữ.
Ở Bắc Giang, dấu ấn của tín ngưỡng phồn thực hiện cịn được lưu giữ ở
việc tôn thờ cặp đôi âm-dương, nam-nữ, vua ông-vua bà, tục cầu mùa, đánh
cầu, đánh phết; tục múa bông; tục thờ bánh dày; tục kéo ếch và ở dấu ấn kiến
trúc của khá nhiều đình, miếu. Dấu ấn của tín ngưỡng phồn thực được thể
hiện rất rõ qua các bức trạm khắc trên các cấu kiện gỗ với các đề tài "con rồng
cháu tiên" “lưu truyền vạn đại”, “nam nữ tự tình”, “mẫu tử”... Rất nhiều bức
trạm đã khắc cảnh tiên cưỡi rồng ở các đình Phù Lão, Lỗ Hạnh, Thổ Hà, Mật
Ninh, Phúc Long, Đình Nội, Hà Mỹ, Cao Thượng… Song song với các hình
ảnh ấy lại có những bức chạm nam - nữ, trai - gái tự tình rất hồn nhiên trong
sáng như quá trình tất yếu của tự nhiên vậy.
* Tín ngưỡng thờ các lực lượng tự nhiên
Tín ngưỡng thờ các lực lượng tự nhiên xuất phát từ quan niệm "vạn vật
hữu linh", của cư dân nơng nghiệp. Do đó, người xưa cho rằng, có các vị thần
là thần Đất, thần Núi, thần Sông, thần Đá, thần Cây, Thiên thần…
Bắc Giang là vùng đất cổ, con người có mặt ở nơi đây trên dưới hai vạn
năm. Cư dân Bắc Giang cổ trên dọc các triền sông Thương, sông Cầu, sông
Lục Nam quan niệm rằng, các đối tượng thiên nhiên xung quanh đều có linh
hồn. Vì vậy, hầu hết các làng xã đều thờ các đối tượng này với các biểu hiện
khác nhau. Núi sông, đất, đá… được tôn vinh trong tâm thức của cư dân làng
xã với sự kính trọng bằng cái tên Thần núi, thần sơng, thần đất, thần đá…

hoặc cao hơn thì gọi là Sơn thần, Thuỷ thần, Càn sơn, Thạch linh thần tướng,
Cây thông đại thần, Cây giã đại thần… Người ta quan niệm rằng các thần ấy
là linh khí của núi sơng hội tụ lại mà thành.
1.2. ĐẶC ĐIỂM TÍN NGƯỠNG THỜ THÁNH TAM GIANG Ở TỈNH BẮC


19
GIANG

Thánh Tam giang là danh xưng chung của năm anh em họ Trương là:
Trương Hống, Trương Hát, Trương Lừng, Trương Lẫy và Đạm Nương. Tuy
nhiên, trong các bản thần tích lưu giữ tại một số di tích trên địa bàn tỉnh Bắc
Giang, Thánh Tam giang chủ yếu gắn với công trạng của Trương Hống và
Trương Hát. Công trạng các nhân vật khác (Trương Lừng, Trương Lẫy, Đạm
Nương) ít được nhắc tới.
Tên gọi “Tam giang” xuất phát từ tên gọi mà các triều đại phong kiến
Việt Nam ghi trong sắc phong, ban cho các làng xã thờ phụng “Tam giang
thượng đẳng thần”.
1.2.1. Truyền thuyết, thần tích Thánh Tam giang ở tỉnh Bắc Giang
Tỉnh Bắc Giang hiện có 102 di tích đình, đền, nghè thờ Thánh Tam
giang. Về cơ bản mỗi làng đều có truyền thuyết, thần tích ghi chép về lai lịch,
công trạng của Thánh Tam giang với quê hương đất nước (bản thần tích có
niên đại sớm nhất được sao chép thời Lê Trung Hưng thế kỷ XVIII; phổ biến
được sao chép, biên soạn thời Nguyễn thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX)... Ở đây
xin đưa ra 3 thần tích được coi là đầy đủ nhất về Thánh Tam giang đã được
ghi chép lại như sau:
* Bản thứ nhất (theo Địa chí Bắc Giang từ điển)
Tam Giang Khước Địch Đại Vương: Tên húy là Trương Hống. Tương
truyền thân mẫu là người làng Vân Mẫu, chiêm bao đi tắm ở sông Nguyệt
Đức bị Giao long phủ rồi có mang, sau sinh ra một bọc hai người con trai: anh

là Trương Hống và em là Hát. Trương Hống làm tướng giúp Triệu Quang
Phục đánh giặc Lương có nhiều cơng. Khi Việt Vương gả Công chúa Cảo
Nương cho Bát Nhã Lang con trai Lý Phật Tử, ông ra sức can ngăn không
được, cùng em lên núi Lạn Kha ẩn dật. Về sau Lý Phật Tử chiếm được ngôi
vua của Triệu Việt Vương, nhiều lần dụ hai anh em ông ra làm quan và phong


20
hàm tước. Hai ơng khảng khái nói “Tơi trung khơng làm quan cho kẻ đã giết
chủ mình, tựa như người con gái chính chun khơng thờ hai chồng” rồi bèn
cùng gia đình xuống thuyền chèo ra giữa sơng tự đánh chìm thuyền mà chết.
Thi thể ơng anh dạt vào cửa bờ sơng Vũ Bình, em dạt vào bờ sơng Nam Bình.
Hai ơng có cơng ngầm giúp Nam Tấn Vương Ngơ Xương Văn lên ngôi, được
phong Khước Địch Đại Vương [1, tr.640].
Tam Giang Uy Địch Đại Vương: Tên húy là Trương Hát, em trai
sinh đơi của Trương Hống. Ơng cùng anh trai có nhiều cơng lao
đánh đuổi giặc Lương giúp Triệu Quang Phục. Được Tấn Nam
Vương Ngô Xương Văn phong Uy Địch Đại Vương. Theo các bản
khai thần tích của hương lý gửi Trường Viễn Đông Bác Cổ, trước
1938 ở tỉnh Bắc Giang có 37 làng thờ thần [1, tr.640].
* Bản thứ hai (theo Thần tích làng Mai Thượng, xã Mai Đình, huyện
Hiệp Hịa)
Thần tích ghi rõ Thánh Tam giang sinh ra ở làng Vân Mẫu, anh em ngài
được mẹ sinh ra trong cùng một bọc với hai người em trai và một người em
gái. Nguyên bà mẹ ngủ mơ đi tắm ở sơng Lục Đầu, thấy thần long quấn vào
mình mà thành thai. Anh em ngài được nuôi dưỡng cẩn thận, mời thầy giỏi về
dạy văn võ.
Năm ngài hai mươi tuổi, nhà Lương bên Trung Quốc (niên hiệu Đại
Đông thứ bảy) sai bọn tướng là: Trần Bá Tiên, Dương Phiên đem quân sang
xâm chiếm nước ta. Vua Lý Nam Đế cùng các tướng là Triệu Túc, Tính

Thiều, Phạm Tu cất quân chống giặc. Quân ta bị thua luôn, phải rút lui về
đóng ở động Khuất Liêu đất Tân Sương. Sau vua giao binh quyền cho Tả
tướng là Triệu Quang Phục, gọi là Triệu Việt Vương.
Anh em Ngài xung phong ra trận, được Triệu Việt Vương ban phong
cho anh em ngài: ông anh là Thượng Tướng Quân, ông em là Phó Tướng


21
Quân, ông ba và ông tư đều là tuỳ tướng để cùng nhau tiến binh đánh giặc.
Các ông đánh thắng giặc xâm lược, đất nước được n vui.
Lại có dịng dõi vua cũ tên là Lý Phật Tử đem hơn sáu mươi vạn quân
Chiêm, Lào về đòi vương quyền. Triệu Việt Vương sai anh em ngài đem quân
đánh giặc. Lý Phật Tử đánh khơng nổi phải xin giảng hồ. Hai ông can không
được. Sau đó Lý Phật Tử lại mưu hỏi con gái Triệu Vương là Cảo Nương cho
con trai mình là Nhã Lang, anh em ngài lại can ngăn đem việc Mỵ ChâuTrọng Thuỷ thủa trước dẫn dụ làm gương. Nhưng Triệu Vương cũng không
nghe, cứ gả con gái cho Nhã Lang. Thấy vậy anh em Ngài liền từ chức về ở
núi Phù Lan- thuộc làng Phù Long (huyện Phú Thọ tỉnh Sơn Tây) làm ruộng
cày cấy làm ăn.
Quả nhiên sau đó, Lý Phật Tử có nội ứng bên trong bèn tiến quân vào
đánh thành Long Biên. Lý Phật Tử diệt được Triệu Vương rồi cho đi các nơi
tìm anh em Ngài, mời ra làm quan, anh em Ngài không chịu khuất phục,
không ra. Xong ông anh cho thuyền vào sơng Vũ Bình (tức sơng Cầu, tên chữ
là sơng Nguyệt Đức), ngược lên ngã ba Xà (thuộc làng Phương La, xã Tam
Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh). Thấy chỗ ấy giang sơn tú khí, non
nước hữu tình, một bầu cảnh đẹp, mọi vẻ nên thơ bèn đục thủng thuyền chìm
xuống giữa dịng sơng. Hơm ấy là ngày mồng 10 tháng 4 âm lịch.
Còn người con trai thứ tư của Ngài (ơng anh) tên là Trương Kiều bấy
giờ cịn ít tuổi ở nhà trên núi Phù Lan (Sơn Tây) với cô Đàm Nương-tức là
người con gái sinh cùng một bọc với Thánh Tam giang. Vua Lý Phật Tử cho
người đi mời Trương Kiều ra làm quan và phong cho chức thứ sử (một chức

quan to thời bấy giờ) nhưng ngài khơng nhận. Ngài tìm đến tận Ngã Ba Xà,
nơi mà cha mẹ chìm thuyền tự tử ngày trước nhảy xuống đó chết theo. Hơm
ấy là ngày mồng 2 tháng 2 âm lịch. Xác trôi về làng Mai Thượng (tục gọi là
làng Tiếu ở huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang). Đất phù sa nổi lên thành mộ,
dân địa phương lập đền thờ ở bên khu mộ này.


22
* Bản thứ ba (theo thần tích làng Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên)
Ngoài phần đầu như bản thứ hai, ở bản này chép thêm rằng:
Ông em cho thuyền vào sơng Nam Bình (tức sơng Thương, tên chữ là
sông Nhật Đức), ngược đến ngã ba Phượng Nhỡn (giáp giới giữa ba huyện
Yên Dũng, Lạng Giang, Lục Nam) cũng đục thủng thuyền cho chìm xuống
chết giữa dịng sơng. Hơm ấy cũng đúng ngày mồng 10 tháng tư. Nhân dân ở
đó cũng lập đền thờ ở ngã ba Phượng Nhỡn.
Duy có bà Đạm Nương, từ khi cả nhà anh em, chị dâu, các cháu đều
chết như vậy rồi, bà về Vân Mẫu để thờ cúng mẹ (tức là đức thánh mẫu) sau
chết ở đó. Ngày mồng 4 tháng ba âm lịch, chỗ cây Sòng thuộc địa phận làng
Chu Mẫu, Quế Võ, Bắc Ninh hiện nay. Cịn có cả lăng mộ tại nơi này.
Anh em Ngài lúc sống làm tướng lòng trung khơng được thoả, chết đi
hiển thánh, khí phách khơng bao giờ tan, âm phù ủng hộ nhân dân đất Việt rất
nhiều, các triều đại về sau phong tặng cũng lắm. Xin kê những điển tích dưới
đây: Giúp Ngơ Vương đánh giặc Nam Hán ở sông Bạch Đằng; Giúp vua hậu
Ngô Vương đánh giặc Lý Huy ở núi Côn Luân; Giúp vua Lê Đại Hành đánh
giặc Tống; Giúp Thái úy Lý Thường Kiệt đánh giặc Tống.
* Tóm lại, qua nội dung các bản thần tích, truyền thuyết hiện có có thể
thấy Thánh Tam giang là nhân vật huyền thoại được xây dựng có lý lịch trần
gian trong bối cảnh lịch sử cụ thể. Các bản thần tích cho thấy Đức Thánh Tam
giang là các vị thần sông được nhân thần hoá vào thế kỷ X và được phong
thần thờ ở sông Cầu từ thế kỷ X trở đi. Theo thần tích, ban đầu tên gọi Thánh

Tam giang là danh xưng chung của hai vị có họ tên đầy đủ là Trương Hống và
Trương Hát quê ở Vân Mẫu (nay thuộc xã Vân Dương, huyện Quế Võ, tỉnh
Bắc Ninh) có cơng giúp vua Triệu Việt Vương chống giặc Lương (Trung
Quốc) được thờ làm thần. Đến thời Ngô giúp vua Ngô lên được phong làm
Đại đương giang đô thống và Tiểu đương giang đô thống cai quản hai sông


23
Vũ Giang và Lạng Giang. Đến thời Lý hiển hiện âm phù giúp nhà Lý chống
Tống xâm lược nên được thờ ở suốt dải sông Cầu. Khi Đức Thánh Tam giang
được phong làm Thành hoàng (khoảng thế kỷ XVI -XVII) thì các Thánh cũng
được hồn chỉnh về lai lịch nghĩa là có mẹ, có anh em trai, gái (Hống, Hát,
Lừng, Lẫy và Đạm Nương) còn cha của các vị là một Long thần (thần sơng).
Những nơi tơn thờ chính của các vị là chỗ hợp lưu của hai, ba con sông nên
người ta cũng gọi gộp là Thánh Tam giang.
Đa số các làng thờ Thánh Tam giang ở tỉnh Bắc Giang lưu giữ thần tích
ngắn gọn như bản thứ nhất đưa ra ở trên. Theo đó thần tích khẳng định anh
em nhà Thánh là những người có tài lực phi thường, có nhiều cơng lao khi
sống phị vua giữ nước, khi chết âm phù diệt giặc, được các triều đại phong
kiến ban sắc cho nhân dân thờ cúng. Các bản thần tích về sau đầy đủ hơn bản
đầu, có thêm nhiều tình tiết nhỏ xung quanh hành trạng của anh em nhà
Thánh. Đặc biệt bản thần tích của làng Mai Thượng (xã Mai Đình, huyện
Hiệp Hịa) nhấn mạnh vào việc âm phù diệt giặc của nhà Thánh và hành trạng
của Đức thánh Trương Kiều - con trai của Đức thánh Trương Hống. Qua bản
thần tích này đã gắn hai vị Thánh Tam giang với bài thơ thần "Nam quốc sơn
hà Nam đế cư…" làm cho quân Tống kinh hồn bạt vía. Bài thơ này được coi
như bản tun ngơn độc lập đầu tiên của nước ta mà Thánh Tam giang được
cho là người “phát ngôn” đầu tiên. Các bản thần tích dù ghi chép đầy đủ hay
khái lược đều thống nhất về nội dung, ít có dị bản, cho thấy sự thống nhất và
phổ biến của tín ngưỡng thờ Thánh Tam giang trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói

riêng, các tỉnh ven sơng Cầu nói chung.
1.2.2. Một số đặc điểm cơ bản của tín ngưỡng thờ Thánh Tam
giang ở tỉnh Bắc Giang
- Tín ngưỡng thờ Thánh Tam giang ở tỉnh Bắc Giang mang các nét của
tín ngưỡng nguyên thủy, là biểu hiện của hiện tượng thờ tự nhiên - ở đây là


24
hình tượng Rắn-thủy thần: Trong văn hóa của người Việt cổ, tín ngưỡng phổ
biến và quan trọng bậc nhất, phản ánh quan niệm, ứng xử của họ với nước là
tục thờ thủy thần. Đó khơng chỉ là nguồn nước uống cho con người và vạn vật
mà nước đóng vai trị sống cịn đối với nền kinh tế nơng nghiệp trồng lúa
nước truyền thống của người Việt. Nước có thể hủy diệt mọi thứ nhưng đồng
thời đánh thức sự hồi sinh. Một trong những nỗi kinh hoàng nhất đến từ thiên
nhiên đối với con người chính là lũ lụt. Sự tàn phá kinh khủng của hiểm họa
thiên nhiên này làm cho con người vừa muốn chế ngự vừa muốn sùng bái.
Tục thờ rắn ra đời trên cơ sở tâm linh ấy. Trong nền văn hóa của nhiều dân tộc
trên thế giới cũng như Việt Nam, rắn là con vật có sức ảnh hưởng mạnh mẽ
đối với phong tục, tín ngưỡng của con người. Xuất phát từ môi trường tự
nhiên gắn với điều kiện sơng nước, hình tượng rắn đã được đồng hóa với thủy
thần, đi vào tâm thức dân gian Việt Nam từ rất sớm và thường gắn với tục thờ
các vị thần tự nhiên.
Trong quá trình phát triển của lịch sử, sự thay đổi về điều kiện địa lí và
văn hóa xã hội, tín ngưỡng thờ rắn đã được khốc thêm nhiều lớp văn hóa
muộn hơn và ít nhiều có biến đổi cho phù hợp với từng khu vực, thời kỳ khác
nhau. Không chỉ xem rắn với tư cách là thần, người Việt còn chọn rắn làm vật
tổ, sinh ra trong cùng một bọc, nở ra trăm con...
Cùng với thời gian và sự phát triển về ý thức, tín ngưỡng thờ vật tổ là
cơ sở quan trọng của việc hình thành các biểu tượng về cái thiêng, thậm chí là
con vật biểu tượng cho vương quyền. Đến đời Lý (1010 -1255), một điều liên

quan mật thiết với rắn được thông qua hình tượng “con Rồng thời Lý”, được
chạm trổ ở các chi tiết kiến trúc, đại diện cho thế lực vương triều.
Điều đáng nói ở đây con rồng thời Lý theo cảm nhận chủ quan của
nhiều người cũng như các nhà khoa học, thực chất nó chỉ là một con rắn cách
điệu từ con rồng trong dân gian (rắn lớn) đã có từ lâu đời. Đến thời Trần, Lê,
rắn đã trở thành Thánh, Thần, Thành hoàng được thờ phổ biến nhiều nơi ở các


25
làng xã Việt Nam, xuyên suốt từ Bắc chí Nam, từ đồng bằng châu thổ đến
Trung du miền núi và được các triều vua sắc phong “Võ Sơn Long xà thượng
thượng đẳng thần” .
Ở châu thổ Bắc bộ, tục thờ thần rắn cũng khá phổ biến, thể hiện qua hệ
thống đền thờ rắn ở dọc theo các con sông lớn như: Sơng Hồng, Sơng Đuống,
Sơng Cầu tương truyền có đến 316 ngôi đền thờ thần rắn. Điều đặc biệt là các
ngơi đền này đều thờ một cặp rắn: Ơng Dài, Ông Cụt như dân gian vẫn
truyền. Qua các di tích, lễ hội như: Thần tích và hội làng Linh Đàm thờ vị
thủy thần Bảo Ninh, Hội làng Thủ Lệ, Hội làng Nhật Tân (thờ Uy Linh Đại
Vương, vốn là anh cả của bảy anh em rắn thần, sau đó đầu thai làm hồng tử
Uy Đơ Linh Lang) cũng thể hiện những dấu vết của tín ngưỡng thờ rắn, Hội
làng Yên Nội ở Từ Liêm, Hà Nội thờ Thổ Lệnh Bạch Hạc Tam Giang; Hội
làng và truyền thuyết Thánh Tam giang ở Bắc Ninh…
Tóm lại, tục thờ rắn là tín ngưỡng tự nhiên đã có từ lâu trong đời sống
tinh thần của người Việt. Xuất phát từ quá trình lao động, sản xuất và sự khao
khát chinh phục và lý giải các hiện tượng tự nhiên, đi kèm với sự khao khát
đó là mong muốn được bình an. Vì vậy, người ta đã nhân cách hóa rắn thành
thần và cho đó là vật thiêng đại diện cho một thế lực có thể giải quyết được
vấn đề mà con người chưa bao giờ lý giải được đó là sự sợ hãi trước hiện
tượng tự nhiên và cứ thế người ta tập trung lại để cầu nguyện hàng năm, với
các vật hiến tế, thậm chí là cả phụ nữ đồng trinh để dâng cho thần linh để làm

sao cho con người tránh được mọi tai ương để có thể tồn tại.
Cùng với đó các câu chuyện về rắn thần, rắn thiêng lần lượt được
con người tạo dựng lên, lưu truyền và tiếp biến qua nhiều thế hệ thông qua
cuộc sống lao động. Trên những quan điểm như vậy, soi vào các bản thần
tích về Thánh Tam giang ở Bắc Giang có thể thấy rõ Thánh Tam giang
được hoài thai từ một người trần và long thần - thủy thần. Hai ngài được
mẹ sinh ra trong cùng một bọc với hai người em trai và một người em gái


×