Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.5 KB, 97 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề con người luôn là trọng tâm nghiên cứu của các nhà triết học từ
xưa đến nay, và những câu trả lời về con người là chưa đủ để loại vấn đề này
ra khỏi sự quan tâm của chúng ta. Trong mỗi một giai đoạn lịch sử, con người
lại đối diện với những vấn đề khác nhau và qua đó, lại có những câu trả lời
riêng của mình về con người. Đặc biệt trong bối cảnh ngày nay, con người
được coi là nguồn lực quyết định sự thịnh vượng của mỗi quốc gia, dân tộc,
vừa là động lực và đồng thời vừa là mục tiêu của phát triển. Do đó, nghiên
cứu các tư tưởng triết học về con người trong lịch sử là con đường làm phong
phú thêm nhận thức về con người và trên cơ sở đó có thể đưa ra được nhiều
phương án lựa chọn trước những đòi hỏi của hiện thực.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, lịch sử Việt Nam ghi dấu ấn một thời đầy
biến động với những trang sử hào hùng đấu tranh chống sự đô hộ của thực
dân Pháp. Gắn liền với thời kỳ lịch sử đó là những tên tuổi đại diện cho khí
phách non sông và nhân dân Việt Nam, như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ
Trạch, Đặng Huy Trứ, Đinh Văn Điền… cùng nhiều nhân sĩ khác. Họ luôn
đau đáu một nỗi niềm khao khát tìm con đường giải phóng dân tộc, giải
phóng con người Việt Nam khỏi xiềng xích nơ lệ và họa diệt vong.
Trong số những nhân sĩ tiêu biểu thời kỳ này, chúng ta không thể không
nhắc tới “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con
người trong vịng nơ lệ tơn sùng” [1, tr.XLIII] - Phan Bội Châu. Giáo sư Trần
Văn Giàu nhận xét: “Phan Bội Châu - nhà cách mạng dân tộc, nhà văn yêu
nước, nhà tư tưởng dân chủ lớn nhất Việt Nam đầu thế kỷ XX” [1, tr.XLII].
Trong cuộc đời hoạt động của mình, Phan Bội Châu đã để lại cho chúng ta
nhiều tư tưởng có giá trị, tiêu biểu là quan niệm về con người và giải phóng
con người.


2


Sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay đòi hỏi,
một mặt chúng ta phải tiếp thu những tinh hoa thời đại, đồng thời chủ động,
tích cực kế thừa di sản mà các thế hệ trước để lại trong kho tàng tư tưởng
nước nhà. Đây là một trong những lựa chọn thông minh nhằm phát triển con
người một cách toàn diện, như Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) đã khẳng định: “Chú trọng xây dựng nhân
cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lịng
tự tơn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật…” [16, tr.126].
Việc tìm hiểu, kế thừa, phát huy các giá trị, những tinh hoa của ông cha để lại
là một công việc mang ý nghĩa thiết thực, góp phần ngăn chặn những phản giá
trị từ bên ngồi, giữ gìn bản sắc con người Việt Nam, tạo động lực tinh thần
cho quá trình xây dựng đất nước.
Qua hơn 25 năm đổi mới, bên cạnh những thành công chúng ta cũng
phải đối diện với khơng ít nguy cơ, mà một trong số đó là sự phai nhạt bản
sắc dân tộc. Một bộ phận dân cư đánh mất nhân cách, chạy theo lối sống ích
kỷ vụ lợi, chà đạp lên các giá trị đạo đức, ln thường đạo lý. Để khắc phục
tình trạng đó cần phải có sự đánh giá khách quan, một chiến lược cụ thể. Điều
này đòi hỏi sự nghiên cứu và khảo sát các tư tưởng triết học về con người, đặc
biệt là tư tưởng của cha ông để lại. Việc nghiên cứu quan niệm về con người
trong tư tưởng Phan Bội Châu khơng chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà cịn có
ý nghĩa thiết thực trong việc định hướng phát triển nhân cách, xây dựng con
người Việt Nam hiện nay - con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc,
có điều kiện phát triển tồn diện.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Quan niệm về con
người trong tư tưởng Phan Bội Châu” làm đề tài luận văn thạc sĩ triết học
của mình.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Phan Bội Châu là nhà yêu nước lớn, suốt đời không ngừng phấn đấu hy
sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ngay từ những năm 50 - 60 của thế kỷ



3
XX, ở Việt Nam và ở nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu về Phan Bội
Châu. Ở nước ngoài, đã có những cơng trình chun khảo về Phan Bội Châu
của các nhà “Việt Nam học” ở Pháp, Mỹ, Cộng hòa liên bang Đức, Nhật,
Trung Quốc, Hàn Quốc. Tiêu biểu như ở Cộng hịa Pháp, Nguyễn Thế Anh có
bài “Phan Bội Châu et les débuts du mouvement Đông du” in trong cuốn sách
do Vĩnh Sính chủ biên và Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á ở Mỹ xuất bản
năm 1989. Bài này đã được dịch là “Phan Bội Châu và bước đầu của Phong
trào Đông Du”, in trong Niên san Nghiên cứu Huế tập 5-2003.
Ở Nhật Bản, tháng 7 năm 1991, Shirashi Masaya đã bảo vệ thành công
luận án tiến sĩ Quốc gia về đề tài Phan Bội Châu và Phong trào Đông Du trên
cơ sở tập hợp, bổ sung thêm và khái quát từ những bài đã viết và phát biểu từ
trước”. Shirashi Masaya sau đó lại sang Việt Nam tiếp tục tìm kiếm thêm tài
liệu tại Hà Nội, Nghệ An, Huế và Thành phố Hồ Chí Minh; tiếp xúc, phỏng
vấn các thân nhân Phan Bội Châu, các nhà nghiên cứu Việt Nam nhằm bổ
sung và hoàn thiện bản luận án, nâng lên thành một cuốn sách khá bề thế, xuất
bản tại Tokyo nhân kỷ niệm 125 năm ngày sinh Phan Bội Châu (1992). Cuốn
sách này đã được dịch sang tiếng Việt và in trong cuốn Phong trào Dân tộc
Việt Nam và Quan hệ của nó về cách mạng và thế giới, gồm 2 tập do Nxb,
Chính trị Quốc gia - Hà Nội xuất bản năm 2000.
Ở Việt Nam cũng có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về Phan Bội
Châu. Trong cuốn Phan Bội Châu và một giai đoạn chống Pháp của nhân
dân Việt Nam, Nxb Văn Hóa, Hà Nội, 1985, do nhà sử học Tôn Quang Phiệt
chủ biên đã viết: “Chúng ta có thể nói rằng trong lịch sử giải phóng dân tộc
của nhân dân Việt Nam trước chủ tịch Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu là một
nhân vật vĩ đại”. Năm 1967, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Phan Bội Châu,
nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội xuất bản cuốn sách Phan Bội Châu Nhà yêu nước, nhà văn ở Sài Gòn. Cũng trong thời gian này, nhà xuất bản
Trình Bày cho ra mắt tập kỷ yếu gồm nhiều luận văn nghiên cứu để kỷ niệm



4
100 năm ngày sinh Phan Bội Châu. Năm 1990, nhân kỷ niệm 50 năm ngày
mất của Ơng, một cơng trình lớn - Phan Bội Châu toàn tập được xuất bản
trọn vẹn gồm 10 tập, do Nhà xuất bản Thuận Hóa - Huế ấn hành.
Năm 1998, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tổ chức hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 130 năm ngày
sinh Phan Bội Châu. Các báo cáo tại hội thảo đã được biên tập và in thành kỷ
yếu Phan Bội Châu - con người và sự nghiệp. Trong cuốn sách này đã tập hợp
được nhiều bài viết chuyên khảo về các vấn đề trong tư tưởng của Phan Bội
Châu, như: Phan Bội Châu và hoạt động cứu nước; Phan Bội Châu và những
đóng góp về văn hóa tư tưởng… Các bài viết đã luận giải những vấn đề trên
một cách sáng tỏ và đưa ra nhiều ý kiến mới. Tiêu biểu có bài Tìm hiểu một
số tư tưởng của Phan Bội Châu về vấn đề nhà nước của Vũ Thị Trang, Phan
Bội Châu với việc tìm kiếm sức mạnh thời đại để cứu nước của Đinh Trần
Dương, Một số suy nghĩ về vấn đề Phan Bội Châu và Nho giáo của Đỗ Thị
Hòa Hới. Trong bài tham luận này, tác giả Đỗ Thị Hòa Hới đã phân tích sâu
sắc những ảnh hưởng thế giới quan, nhân sinh quan Nho giáo của Phan Bội
Châu thông qua tác phẩm Khổng học đăng của ông, nhưng trên một phương
diện mới, một sự chọn lọc và bổ sung những nội hàm phù hợp với thời đại,
với điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX. Nhìn chung các bài viết trong hội thảo rất sâu sắc, mang tính khoa học
cao. Tuy nhiên, đa số các bài tham luận chưa đề cập một cách cụ thể quan
niệm của Phan Bội Châu về vấn đề con người - một trong những nội dung
quan trọng, xuyên suốt tư tưởng của ông.
Trong nhiều năm qua, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về Phan Bội
Châu dưới nhiều góc độ khác nhau. Có cuốn sách chỉ giới thiệu mảng giai
thoại về ơng; có cuốn lại tập hợp những “hồi ký, hồi ức” liên quan đến Phan
Bội Châu; hoặc có cuốn sách là “giáo trình văn học”, “giáo trình lịch sử”…
trong đó chỉ một vài chương, một vài tiểu mục, đề cập đến vấn đề có liên



5
quan đến Phan Bội Châu với tư cách là nhân vật lịch sử hoặc là nhà văn hóa,
là danh nhân... Những vấn đề mà các cơng trình đó đề cập khơng có nhiều nét
mới lạ, nhưng những đánh giá có chiều sâu giá trị gợi mở cho sự đánh giá
công bằng, khách quan hơn về Phan Bội Châu. Nhân kỷ niệm 60 năm ngày
mất (29/10/1940 - 29/10/2000) và 133 năm ngày sinh (26/12/1867 26/12/2000) của Phan Bội Châu, Trung tâm văn hóa - Ngơn ngữ Đơng Tây
phối hợp với nhà xuất bản Thuận Hóa tổ chức tái bản (có sửa chữa và bổ
sung) bộ sách Phan Bội Châu - Toàn tập. So với lần xuất bản trước (1990), lần
này có thêm 5000 trang bản thảo (kể cả phần nguyên văn chữ Hán) mới được
sưu tầm, dịch chú, biên soạn bổ sung. Trong đó có những tác phẩm vừa được
phát hiện, như Việt Nam vong quốc thảm (tuồng mới), Hà Thành liệt sĩ truyện
(truyện ký lịch sử), Không Trung duyên (tiểu thuyết luận đề)...
Năm 2006, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hịa viết cuốn Tư tưởng
triết học và chính trị của Phan Bội Châu do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Hà Nội xuất bản. Trong cuốn sách này tác giả đã trình bày và luận giải sâu sắc
tư tưởng triết học và chính trị của Phan Bội Châu, nhất là tư tưởng nhân sinh
quan của ông một cách khách quan và có nhiều luận chứng thuyết phục.Tác
giả cho rằng, tư tưởng triết học của Phan Bội Châu về con người mặc dù chịu
ảnh hưởng thế giới quan, nhân sinh quan Nho giáo nhưng ở ông không hề
cứng nhắc mà tiếp thu một cách có chọn lọc, có nhiều điểm tiến bộ duy vật
nhất là qua các phẩm của ông những năm “Ơng già Bến Ngự”.
Năm 2007, trên tạp chí Nghiên cứu con người, số 4, Dỗn Chính, Cao
Xn Long có bài viết Tư tưởng của Phan Bội Châu về con người. Ở bài viết
này, các tác giả bước đầu đã luận giải một cách khoa học và rõ ràng tư tưởng
của Phan Bội Châu về nguồn gốc, bản chất, vị trí, vai trị, cấu tạo của con
người. Tuy nhiên, bài viết này mới dừng lại ở việc khái quát những luận điểm
cơ bản của Phan Bội Châu về con người mà chưa có những đánh giá, so sánh
điểm hạn chế và những đóng góp tích cực trong quan điểm của ông.



6
Gần đây, một số bài viết của các tác giả đã mạnh dạn muốn nhìn nhận
lại một số vấn đề về tư tưởng của Phan Bội Châu như: “Về Phan Bội Châu
tiên sinh: mấy vấn đề xin được bàn lại” của Nguyễn Đình Chú đăng trên trang
web o. Qua đây tác giả đã đưa ra một số quan điểm
cho rằng, những đánh giá về Phan Bội Châu qua “phong trào Đông Du”, và
chủ trương “Pháp Việt đề huề” cần phải khách quan hơn.
Nhìn chung, các nghiên cứu về Phan Bội Châu khá phong phú, trên
nhiều phương diện khác nhau. Các nghiên cứu trên đều có đóng góp đáng kể
vào việc nghiên cứu tư tưởng Phan Bội Châu nói chung và quan niệm về vấn
đề con người nói riêng. Tuy nhiên, trong số những cơng trinh nêu trên chưa có
cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu về vấn đề con
người trong quan niệm Phan Bội Châu. Do đó, trên cơ sở nghiên cứu, phân
tích các trước tác của Phan Bội Châu và kế thừa thành quả của những người
đi trước, luận văn sẽ góp phần luận giải một cách có hệ thống quan niệm về
con người trong tư tưởng Phan Bội Châu, từ đó rút ra ý nghĩa của nó với việc
xây dựng con người Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Trình bày một cách có hệ thống quan niệm về con người trong tư tưởng
Phan Bội Châu; phân tích những giá trị, hạn chế và ý nghĩa của nó với việc
xây dựng con người Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ cơ sở hình thành quan niệm về con người trong tư tưởng Phan
Bội Châu.
- Phân tích những nội dung chủ yếu trong quan niệm của Phan Bội
Châu về con người, như: vấn đề nguồn gốc và bản chất con người; vấn đề vai
trò của con người và quan niệm về nhân sinh, đạo làm người.

- Trên cơ sở phân tích những giá trị và hạn chế trong quan niệm về con
người của Phan Bội Châu, luận văn khái quát ý nghĩa của nó với việc xây
dựng con người Việt Nam hiện nay.


7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan niệm về con người trong tư
tưởng Phan Bội Châu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn ở việc nghiên cứu quan niệm về con người của Phan
Bội Châu trên một số nội dung cơ bản thông qua các tác phẩm của ông để lại,
được in trong Phan Bội Châu Tồn tập, Nxb, Thuận Hóa - Huế, 2000.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng ta về con người và
giải phóng con người.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp:
phân tích - tổng hợp, lịch sử - lơgíc, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa,
văn bản học...
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
Luận văn trình bày có hệ thống các nội dung cơ bản trong quan niệm của
Phan Bội Châu về vấn đề con người qua các tác phẩm ông để lại. Trên cơ sở đánh
giá những giá trị và hạn chế trong quan niệm của ông về vấn đề con người, luận
văn rút ra ý nghĩa của nó với việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng
dạy về lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung, tư tưởng triết học Việt Nam thời
cận đại nói riêng.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương 5 tiết.


8
Chương 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI
TRONG TƯ TƯỞNG PHAN BỘI CHÂU
1.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VIỆT NAM NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX
ĐẦU THẾ KỶ XX

Năm 1858 thực dân Pháp bắt đầu tiến công quân sự, xâm lược Việt
Nam. Sau khi đánh chiếm được nước ta, thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống
trị thực dân và tiến hành những cuộc khai thác nhằm cướp đoạt tài ngun,
bóc lột nhân cơng rẻ mạt và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa.
Khi đã cơ bản hồn thành công cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân
Pháp thực hiện nhiều chính sách kinh tế nhằm vơ vét, bóc lột triệt để đối với
nhân dân ta. Những chính sách đó tập trung vào ba nội dung chính: Một là, về
vấn đề bán hàng hóa chúng dùng chính sách độc chiếm thị trường, mua rẻ
nông phẩm (chủ yếu là gạo và tơ tằm) và bán đắt các sản phẩm công nghiệp
cho nhân dân, độc quyền ngoại thương; Hai là độc quyền ngành kinh doanh
quan trọng từ khai thác mỏ, giao thông đến làm muối, nấu rượu độc quyền
ngân hàng và đầu tư vào các ngành có lợi cho việc vơ vét thuộc địa để xuất
khẩu; Ba là, lợi dụng quyền thống trị về chính trị duy trì bộ máy quan liêu,
cường hào và những luật lệ, chính sách sưu thuế phong kiến để ra sức
chiếm đoạt ruộng đất tạo ra các vùng sản xuất hàng xuất khẩu (cao su, cà

phê, gạo…), tăng cường bóc lột tơ thuế sưu dịch, làm phá sản nông dân và
thợ thủ công, tạo ra nguồn nhân công rẻ mạt phục vụ cho việc khai thác
thuộc địa của chúng.
Hậu quả của chính sách đó là nền kinh tế tự nhiên cổ xưa bị phân giải,
sự lưu thơng hàng hóa phát triển, tỉ trọng kinh tế tư bản tăng nhanh. Nước ta
bị kéo vào quỹ đạo chủ nghĩa tư bản, nhưng khơng được cơng nghiệp hóa mà
lại biến thành một thị trường tiêu thụ và cung cấp nguyên liệu, hàng xuất khẩu


9
cho thương nghiệp Pháp. Lợi nhuận vào túi tư bản Pháp cịn nhân dân ta thì
bần cùng hóa, phá sản, trở thành nguồn nhân công đông đảo và rẻ mạt cho
các hãng buôn, chủ thầu, chủ đồn điền của Pháp. Phụ thuộc vào một nước
tư bản, nước ta khơng thốt khỏi sự trì trệ của nền kinh tế phong kiến. Tuy
nước Pháp là một cường quốc tư bản chủ nghĩa nhưng chủ nghĩa thực dân
Pháp không phá nền kinh tế phong kiến mà ngược lại, nó duy trì, thậm chí
củng cố nền sản xuất đó trên cơ sở chính sách phân phối ruộng đất mới,
phân bố sản xuất mới.
Chế độ thực dân nửa phong kiến hình thành, tiếp tục kìm hãm sự phát
triển của nước ta. Tuy vậy, đối với tình hình trì trệ lâu đời của một nước
phương Đơng, khơng phải nó khơng gây ra những biến đổi lớn. Nhận định về
giai đoạn này, giáo sư Phạm Như Cương viết:
Sau khi hoàn thành sự chinh phục nước ta bằng vũ lực, bọn thực dân
Pháp đã làm cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thâm nhập một cách
mạnh mẽ và toàn diện vào mọi mặt của kinh tế Việt Nam. Cơ cấu
kinh tế và quan hệ giai cấp của xã hội Việt Nam do đó có những
thay đổi rõ rệt. Những thay đổi bước đầu về mặt kinh tế và quan hệ
giai cấp của xã hội nước ta lúc bấy giờ đã tạo ra những điều kiện
thuận lợi để cho hệ tư tưởng phương Tây qua Trung Quốc và Nhật
Bản xâm nhập vào trong nước. Chính do những thay đổi đó, cùng

với những ảnh hưởng của phong trào duy tân ở Trung Quốc và Nhật
Bản tràn vào biên giời mà tầng lớp sĩ phu yêu nước đã tận mắt thấy
sự lỗi thời và phá sản triệt để của đạo làm người phong kiến, một cái
đạo làm người khơng cịn sinh lực để động viên nhân dân bước vào
cuộc chiến đấu mới nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp
giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Đến đây rõ ràng sự thay thế đạo
làm người phong kiến cổ hủ bằng một quan niệm mới về con người
đã thực sự chín muồi [1, tr.278].


10
Thực dân Pháp lại ra sức thực hành chính sách chia rẽ: đặt ra chế độ
chính trị, ban hành luật pháp khác nhau giữa ba kỳ. Thực dân Pháp phá chính
sách bế quan tỏa cảng của triều đình nhà Nguyễn không phải làm cho Việt
Nam tiếp xúc với thế giới, trước hết là Đông Á và Châu Âu, đưa nước ta hòa
nhập vào cuộc sống chung hiện đại của thế giới, mà ngược lại, xu hướng đó
làm cho Việt Nam phụ thuộc vào Pháp, thành “cái đuôi” của tư bản Pháp. Sự
phát triển buôn bán và giao thương như thế làm mọc lên nhiều thành thị, các
hải cảng, như Sài Gịn, Hải Phịng, Đà Nẵng; các thành phố cơng nghiệp như
Nam Định, Vinh mọc ra; những đô thị cũng phát triển thêm. Chính sách kìm
hãm cơng nghiệp, duy trì kinh tế phong kiến làm cho thành thị chỉ thành
những trung tâm thương nghiệp và tiêu thụ, khơng có tác dụng thúc đẩy kinh
tế Việt Nam.
Sự xuất hiện thị trường thống nhất, sự xuất hiện các thành thị đơng đúc
đóng vai trò trung tâm kinh tế, sự tiếp xúc với phương Tây là những nhân tố
mới. Tuy bị chính sách phản động của thực dân kìm hãm, những nhân tố đó
vẫn tác động tích cực đến sự phát triển của nước ta.
Từ những điều kiện kinh tế, chính trị đã ảnh hưởng đến sự biến động
trong kết cấu xã hội Việt Nam. Nhằm phục vụ kịp thời và đắc lực cho cơng
cuộc “bảo hộ” của mình, thực dân Pháp đã áp dụng hai chính sách “chia để

trị” và “dùng người Việt trị người Việt”. Để thực hiện hai chính sách đó, thực
dân Pháp đã chia Việt Nam làm ba kỳ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ với ba
chế độ chính trị khác nhau. Ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ thực dân Pháp áp dụng chế
độ bảo hộ, vẫn còn giữ lại chính quyền phong kiến bù nhìn. Cịn Nam Kỳ
cùng với Lào, Campuchia hợp thành Liên bang Đông Dương, chúng thực hiện
chính sách thuộc địa, hồn tồn nằm dưới sự quản lý của thực dân Pháp với
mục đích xóa bỏ tên Việt Nam, Lào, Campuchia trên bản đồ thế giới.
Bên cạnh đó, chúng cịn thiết lập một bộ máy cai trị và tay sai để đàn
áp và bóc lột nhân dân ta. Chúng triệt để thực hiện chính sách “dùng người


11
Việt trị người Việt”; “dùng binh lính thuộc địa để bảo vệ thuộc địa”, hoặc để
lấn chiếm thuộc địa. Vì vậy, thực dân Pháp đã tăng cường lực lượng vũ trang
bằng các chính sách bắt lính, thiết lập hệ thống nhà tù dày đặc trên khắp Việt
Nam và bằng nhiều thứ thuế để bóc lột nhân dân ta. Phan Bội Châu đã viết:
Các thứ thuế mỗi làng thêm mãi,
Hết đinh, điền rồi lại trâu bị,
Thuế chó cũi, thuế lợn gà,
Thuế diêm, thuế tửu, thuế đò, thuế xe.
Thuế các chợ, thuế trà, thuế thuốc,
Thuế môn bài, thuế nước, thuế đèn.
Thuế nhà cửa, thuế chùa chiền,
Thuế rừng tre gỗ, thuế thuyền bán bn.
Thuế gị, thuế bãi, thuế cồn,
Thuế người chức sắc, thuế con hát đàn.
Thuế dầu mật, thuế đàn đĩ thõa,
Thuế gạo rau, thuế lúa, thuế bông.
Thuế tơ, thuế sắt, thuế đồng,
Thuế chim, thuế cá khắp trong lưỡng kỳ.

Các chức thuế kể chi cho xiết,
Thuế xưa kia mới thật lạ lùng,
Làm cho thật thất cửu không,
Làm cho xơ xác, khốn cùng chưa thôi [2, tr.333].
Trong Hải ngoại huyết thư ông viết:
Mỗi năm một thuế, mỗi phần một tăng,
Người chịu thuế nai lưng cố đóng,
Của lâu ngày hết rỗng trơ trơ,
Kìa như thuế chợ, thuế đò,
Thuế đinh, thuế thổ, thuế chồ mà đi…


12
Trăm thứ thuế, thuế gì cũng ngặt,
Rút chặt dần như thắt chỉ se,
Miền kẻ chợ, phía nhà q,
Của đi có lối, của về thì khơng!
Ví như giồng hồ trùng cổ hoặc,
Làm cho người mặt quắt, thịt rơi,
Ví như giống rắn nuốt voi,
Máu kia đã hết, thị trồi cũng tan!
Ấy cái nghĩa âm toan là thế,
Người giống minh hơ dễ cịn đâu [2, tr.147].
Về văn hóa, giáo dục, thực dân Pháp dùng chính sách ngu dân, đầu độc
về văn hóa. Chúng một mặt duy trì những phong tục tập quán lạc hậu, lỗi thời,
mê tín dị đoan, mặt khác chúng tuyên truyền, phổ biến lối ăn chơi trác táng,
trụy lạc. Chúng cho biên soạn, khảo cứu, dịch thuật các loại văn hóa phẩm
của Pháp khơng nhằm mục đích mở rộng kiến thức cho thanh niên, đẩy mạnh
giao lưu văn hóa mà nhằm gây tâm lý sợ Pháp, phục tùng Pháp trong quần
chúng nhân dân ta, đặc biệt là thế hệ trẻ. Phan Bội Châu đã viết:

Đối với người nước ta, bọn Pháp kia đã đào tạo vun vén cho ở chỗ nào?
Nó mở ra trường học Pháp Việt, nhưng cái gọi là trường Pháp Việt
này, nó cũng chỉ dạy cho biết sơ sơ chữ Pháp, dịch được qua loa
tiếng Pháp, đã coi là đủ rồi. Cịn như điện học, hóa học, binh học,
thương học người Pháp có đặt ra một khoa nào đâu. Giẫm đạp cả
cố cung, cày bừa cả cấm địa, để làm trường canh nông, trường
bách nghệ, trường Pháp chỉ khối trá về chỗ nó đã làm mất chí khí
người nước ta mà thơi. Cịn nơng học có nghiên cứu gì, cơng nghệ
có bày vẽ gì thì đối với sự tinh vi của Dương học kia, người Pháp
cứ mặc cho người ta đui điếc mà thôi. Cách làm cho ta ngu, ta yếu


13
nó chỉ sợ ta khơng càng ngày càng ngu hơn, càng ngày càng yếu
hơn mà thôi [2, tr.125-126].
Nguyễn Ái Quốc cũng đã nhận xét: “Rượu cồn và thuốc phiện cùng báo
chí phản động của bọn cầm quyền bổ sung cho cơng cuộc ngu dân của chính
phủ. Máy chém và nhà tù làm nốt phần còn lại” [35, tr.28].
Về tư tưởng, thực dân Pháp và chính quyền tay sai tiếp tục duy trì và
củng cố ý thức hệ phong kiến đã lỗi thời để củng cố sự cai trị của chúng. Phan
Bội Châu đã chỉ ra những tác động tiêu cực của tư tưởng lỗi thời với sự tiến
bộ xã hội, ông viết:
Từ khi học đạo của thánh nhân không sáng, nhân tài khơng như xưa,
khí lực đã hèn, óc não đã mỏng. Vua thì khơng biết ni dưỡng, thầy
thì khơng biết dạy bảo. Vì thế mà con người ta đã như một hình nộm
gỗ, như tượng đất chỉ khác hơn là biết ăn uống, nói năng đi đứng
vận động được mà thôi! [1, tr.119].
Giáo sư Phạm Như Cương viết:
Nửa cuối thế kỷ XIX, khi bọn thực dân Pháp đã dùng vũ lực để xâm
lược nước ta, thì cái đạo làm người phong kiến vẫn được triều

Nguyễn duy trì và bảo vệ một cách ngoan cố. Nhà vua và quần thần
vẫn lấy cái đạo làm người ấy để giáo dục bàn dân thiên hạ và làm
thước đo cho phẩm chất của mọi người. Nhưng cái đạo làm người
ấy đã hết sức lạc hậu và phản động, cho nên nó chỉ có thể đẻ ra được
sự hèn nhát và mê muội của nhà vua và những kẻ quyền thần của
triều Nguyễn trong tình huống phải đối phó nhiều sự tiến cơng của
kẻ thù [1, tr.277].
Như vậy, trong điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX, với những chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
đã làm cho xã hội Việt Nam có nhiều biến động. Điều này đã đặt ra những
vấn đề cấp bách cho các nhà tư tưởng Việt Nam phải giải quyết: Về mặt xã


14
hội, đó là vấn đề mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm
lược và mâu thuẫn giữa nhân dân lao động Việt Nam - mà chủ yếu là nông
dân với địa chủ phong kiến. Hai mâu thuẫn này đã đặt ra hai nhiệm vụ cơ bản
mà cách mạng nước ta cần giải quyết, đó là đấu tranh dân tộc chống đế quốc,
đấu tranh dân chủ chống phong kiến. Từ những điều kiện lịch sử xã hội đó đã
đặt ra những u cầu cấp bách, địi hỏi các nhà tư tưởng, các nhà yêu nước
của Việt Nam phải tìm ra phương án giải phóng con người, giải phóng dân tộc
và phát triển đất nước. Về tư tưởng, khi tồn tại xã hội trên thế giới và trong
nước có những biến đổi mạnh mẽ thì tư tưởng lại bảo thủ trì trệ. Triều đình
nhà Nguyễn vẫn cố duy trì và bảo vệ “đạo làm người” phong kiến một cách
ngoan cố, nhưng “đạo làm người” đó đã hết sức lạc hậu và phản động, nên nó
chỉ có thể “đẻ ra được sự hèn nhát và mê muội của nhà Vua và những quần
thần của triều Nguyễn” [1, tr.277]. Điều đó tạo nên những mâu thuẫn trong xã
hội, cần phải có một phương án giải quyết phù hợp, đúng đắn, giúp cho đất
nước phát triển, giải phóng con người khỏi những tư tưởng bảo thủ, lạc hậu.
1.2. NHỮNG TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG


1.2.1. Hệ tư tưởng Nho giáo
Trong thời kỳ tự chủ, từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV, Nho giáo cùng với
Phật giáo và Đạo giáo có vai trị quan trọng trong đời sống tinh thần nước ta.
Cuối thế kỷ XIV, Nho giáo giành được ưu thế so với Phật giáo, chi phối đời
sống tinh thần nước ta. Đến thế kỷ XV, sau khi Lê Lợi chiến thắng quân Minh
(1428), nhà nước Lê sơ dành cho Nho giáo địa vị độc tơn - học thuyết chính
thống của nhà nước. Từ thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX, thậm chí đến đầu thế
kỷ XX, trong đời sống tinh thần của nước ta, Nho giáo vẫn giữ vai trò chi
phối. Có thể khẳng định rằng, sự hiện diện trong nhiều thế kỷ như một mơ
hình tổ chức và quản lý xã hội mang tính chất chính thống, một phương thức
hoạt động và phát triển văn hóa đóng vai trị chủ đạo, Nho giáo đã để lại ảnh
hưởng sâu đậm của nó trong lịch sử và văn hóa Việt Nam. Khơng chỉ vậy,


15
Nho giáo đã đào tạo được một lớp Nho sĩ - họ là một trong những lực lượng
quan trọng từng góp phần tích cực cho sự phát triển xã hội Việt Nam, cũng
như góp phần xây dựng nên một hệ tư tưởng đáp ứng cho nhu cầu phát triển
của đất nước qua nhiều thế hệ.
Phan Bội Châu sinh ra trong môi trường Nho giáo, được giáo dục và
đào tạo theo chuẩn mực của một trí thức Nho giáo. Ngay từ nhỏ ông nổi tiếng
là “thần đồng” tinh thông Tam tự kinh, Luận ngữ. Năm lên 7 tuổi “thường
nhái quyển Luận ngữ làm bản Phan tiên sinh Luận ngữ” [6, tr.111]. Cho
nên có thể nói, tư tưởng của Phan Bội Châu nói chung và quan niệm của
ơng về con người nói riêng chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Ông sử dụng
nhiều phạm trù, trích nhiều dẫn chứng trong kinh điển của Nho giáo như
nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, người quân tử... Ngay cả khi tiếp nhận các tư tưởng
dân chủ tư sản phương Tây, Phan Bội Châu đều có sự liên hệ và tiếp biến
với các triết thuyết phương Đông mà cụ thể là những luận điểm trong Nho

giáo. Nhiều kiến giải, luận giải của ơng về con người được nhìn nhận, soi
xét dưới lăng kính của nhà Nho. Khi dẫn chứng những luận điểm mà triết
học phương Tây bàn về con người như nguồn gốc, bản chất, vai trị… ơng
đều soi rọi dưới hệ tham chiếu của Nho giáo. Ông đã tiếp cận, tìm hiểu
những giá trị của Nho giáo trong vấn đề con người, như giáo dục con
người, đạo đức con người, nhân cách con người, bản chất con người… Dù
lấy dẫn chứng của những nhà triết học Tây phương nói về con người, bản
chất con người thì Phan Bội Châu vẫn nhận thấy những điều đó được các
nhà thánh triết Nho giáo đã bàn đến, đề cập đến rồi. Nếu như ở Aristote cho
rằng “loài người khi mới bắt đầu sinh ra là một thứ động vật mà có xã hội”
[7, tr.182], hay như quan điểm của William Jêrulen khẳng định “Người là
một giống sinh vật có xã hội, một lồi động vật hay quần cư” [7, tr.183]…,
thì Phan Bội Châu cho rằng, ý kiến đó Tuân Tử cũng đã bàn đến từ lâu.
Ông dẫn chứng:


16
Thầy Tuân bàn đến người cũng có câu:
Lực bất nhược ngưu, tẩu bất nhược mã, nhi ngưu mã vi dụng hà dã?
Viết nhân năng quần, bỉ bất năng quần dã” - Nghĩa là: sức mạnh của
người chẳng bằng trâu, sức chạy của người chẳng bằng ngựa mà
trâu ngựa lại bị người sử dụng là cớ sao vậy? Là vì người hay kết
thành bầy, chúng nó chẳng hay kết thành bầy đó vậy [7, tr.183].
Khi bàn về chủ nghĩa cộng sản ông cũng cho rằng, chủ nghĩa cộng sản
chẳng qua cũng chỉ là lý tưởng về một thế giới đại đồng đã từng là mơ ước
của Khổng giáo, ông luận giải; khi đạo lí to lớn đã lưu hành khắp thế giới rồi
(đại đạo chi hành giả) thì khắp thiên hạ làm công cộng với nhau (thiên hạ vi
công), ai là người đạo đức tốt thì tuyển cửa ra, ai là người tài giỏi nhất, thì ủy
nhậm cho, mà giao cho làm những việc nặng lớn (tuyển hiền dữ năng). Vì
vậy, loài người lúc bấy giờ bao nhiêu người già là cha mẹ chung khơng ai

nhận riêng là cha mẹ mình, bao nhiêu người trẻ, tức là con chung, không ai
nhận là con mình đẻ ra là con riêng mình (cố nhân bất độc kỳ thân giả, bất
độc tử kỳ tử) khiến cho tất cả người già, ai nấy cũng có chốn yên nghỉ mà chờ
đến thọ chung (sở lão hữu sở chung) tất cả người cường tráng ai nấy cũng có
cơng việc làm (tráng hữu sở dụng) tất cả người thợ yếu đều có chốn nương
nhờ dậy dỗ cho đến lúc trưởng thành (ấu hữu sở trưởng) nếu có người nào mà
mắc lấy những việc tội nghiệp, như người quan là người chết vợ, người quả là
người chết chồng, người cơ độc là người một thân một mình, người tàn tật là
người hoặc mù hoặc câm, hoặc tay chân què quặt, tất thảy đều có chốn ni
họ (quan quả cơ độc tàn tật giả giai hữu sở dưỡng), tất cả con trai ai nấy cũng
có chức phận (nam hữu phận) tất cả con gái ai nấy cũng có chồng riêng mình
làm bạn (nữ hữu quy). Bao nhiêu những giống gì mình sinh ra lợi ích gọi là
“hóa” mà cùng là giống người ta phải dùng vẫn không ai nỡ bỏ vất ở giữa
đường, nhưng để cho xã hội chung dùng với nhau, khơng cần trữ riêng làm
của mình (hóa ố kì khí ư địa giả, bất tất kì tàng ư kỉ). Bao nhiêu những nhân


17
cơng mà sinh nở ra lợi ích thì gọi rằng “lực”, người nào làm những việc gì thì
hết sức làm những việc ấy, không ai nỡ dấu sức lại mà khơng hết sức làm
nhưng khơng cần làm lợi ích cho riêng mình (lực ố kì bất xuất ư thân giả bất
tất vị kỉ dụng).
Vì vậy, cho nên những đồ mưu kế gian trá khơng cịn được một lối nào
mà phát hiện ra được nữa, những trộm cướp giặc giã, đi đâu mất tích
hết, khơng cịn một đứa nào (thị cố mưu bế, nhi bất hưng, đạo thiết
loạn tặc, nhi bất tác), lúc bấy giờ giàu có cửa ngồi mà khơng cần gì
phải đóng (ngoại hộ nhi bất bế, cả thế giới là một nhà cũng được [7,
tr.171-172].
Không chỉ nắm vững những tri thức kinh điển của Nho gia, Phan Bội
Châu cịn là người biên dịch, giải thích, và vận dụng các tác phẩm kinh điển

của Nho giáo như Luận ngữ, Trung dung, Chu dịch… nhằm lý giải hoàn cảnh
xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, như: Tạp ký, Văn minh
luận, Nam quốc dân tu tri, Khổng học đăng, Chu dịch…. Qua các tác phẩm
của ông, ta thấy Phan Bội Châu là một nhà Nho uyên bác nhưng không phải
là một nhà Nho thủ cựu, tư tưởng của ơng nói chung, quan niệm về con người
nói riêng đã thể hiện sự cải biến mới, soi xét trong tình hình mới.
Như chúng ta biết, mối quan tâm của nhà Nho về con người chỉ là mối
quan hệ giữa người với người trong đạo đức - chính trị, không phải trong sản
xuất kinh doanh. Thế giới quan Nho giáo làm cho các nhà Nho thoát ly khỏi
sản xuất, không quan tâm đến nhu cầu sản xuất của xã hội. Tư tưởng “trọng
vương khinh bá”; “sĩ, nông, công, thương” khơng khuyến khích sản xuất phát
triển. Nho sĩ được trang bị trong tư tưởng mơ hình xã hội lý tưởng của nhân
loại là mơ hình của thánh nhân, cổ nhân trong q khứ, nên phải hướng hiện
tại đến mơ hình đó. Vì vậy, họ khơng hướng suy nghĩ và hành động vào sự
phát triển tương lai của xã hội, không khuyến khích, thậm chí cịn kìm hãm
những tư tưởng canh tân, duy tân đất nước. Trong khi đó, thực trạng xã hội


18
Việt Nam cuối thế kỷ XIX đã gây nên cuộc khủng hoảng về ý thức hệ và tạo
nên sự phân hóa đội ngũ trí thức Nho học. Trước hết là sự hình thành những
tri thức yêu nước, quyết định ly khai triều đình nhà Nguyễn, phản đối chủ
trương cầu hịa của triều đình. Hành động này thể hiện sự đảo lộn những quan
điểm cơ bản nhất trong thế giới quan Nho giáo. Đó là tư tưởng tơn qn, trung
qn tuyệt đối, trung quân là thần phục mệnh trời mà họ đã học, đã tin và làm
theo. Hành động của triều đình nhà Nguyễn đã khiến tư tưởng đó trong Nho sĩ
bị phá sản; họ lựa chọn và đặt chủ nghĩa yêu nước lên trên trung quân, không
thuận theo mệnh trời thể hiện ở ý vua mà thuận theo ý dân, lòng dân, cùng với
nhân dân chiến đấu giành lại đất nước. Chủ nghĩa yêu nước truyền thống của
nhân dân Việt Nam đã làm kim chỉ nam cho hành động của các sĩ phu yêu

nước. Trên khắp nước Việt Nam đã dấy lên phong trào đấu tranh yêu nước
do các sĩ phu yêu nước tổ chức và lãnh đạo. Hành động này không phải là
đầu tiên trong giới Nho sĩ Việt Nam, nhưng ở thời điểm này, nó diễn ra một
cách phổ biến, mạnh mẽ, thể hiện sự khủng hoảng niềm tin vào triều đình,
niềm tin vào những chân lý của Nho giáo. Các phong trào đấu tranh do các
sĩ phu phong kiến lãnh đạo diễn ra trên quy mơ tồn quốc, như phong trào
“Văn thân Cần vương”; các cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng lãnh đạo;
cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Các phong trào đó phần thì bị đàn áp, phần thì
dần dần bị tàn lụi, các sĩ phu yêu nước thời đó người thì trực tiếp tham gia,
số đơng thì đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, trước sự thất bại và bế tắc, các sĩ
phu yêu nước cùng chung than thở “Thôi thánh hiền! Thôi hào kiệt! Thôi
anh hùng! Nghìn năm sự nghiệp nước về đơng” [23, tr.38]. Sự thất vọng đó
thể hiện sự thất bại của thế giới quan Nho giáo. Thế giới quan ấy không
giúp Nho sĩ vạch ra cương lĩnh chống ngoại xâm phù hợp trong khi kẻ thù
không phải là người Hán nữa. Thất bại trong cuộc chiến này, các sĩ phu yêu
nước thấy rằng ta yếu địch mạnh, các kinh sách thánh hiền không vạch ra
được lối thoát.


19
Trước hồn cảnh đó, Phan Bội Châu cho rằng, chính con người vận
dụng tư tưởng Nho giáo một cách máy móc, khơng linh hoạt với điều kiện
lịch sử cụ thể chứ bản thân Nho giáo khơng có lỗi trong sự tồn vong của đất
nước. Ông viết:
Nguyên Khổng Tử là bậc thánh tùy thời. Lúc đó là một thời, mà nay
lại là một thời khác. Sống ở ngày xưa mà tính trước những sự
nghiệp ngày nay, thì dù Khổng Tử có biết nữa thì cũng khơng thể
trái thời mà làm gương được, chẳng qua là lấy lẽ kinh quyền,
thường biến mà dạy người sau thôi [1, tr.111-112].
Phan Bội Châu cho rằng cái cốt lõi của mục đích trong học thuyết Nho

giáo là giúp cho chúng ta thành người, một con người có đạo đức, có lễ nghĩa,
có trí tuệ, và có nhân. Ơng viết: “Khổng Tử sở dĩ được học trị tín phục như
thế, há Ngài có uy quyền thế lực gì đâu! Chỉ vì Ngài là một người nhân cách
rất viên mãn, rất cao thượng; nếu gọi Ngài tiêu biểu cho nhân loại trong thiên
hạ không ai bằng, e cũng đúng lắm!
Xưa nay những người nào trí thức đã phát đạt, thường hay mỏng mảnh
về phần “tình”; nhưng những người cảm tính quá nồng đậm, thường hay thiếu
về phần ý chí, mà ý chí hèn hạ; những người ý chí quá giàu mạnh, lại thường
hay bất cận nhân tình. Chỉ duy đức Khổng Tử thời ba phương diện: trí, tình,
chí thảy đều trọn vẹn, khơng một tí gì khuyết điểm” [10, tr.20-21]. Ông cũng
phê phán những kẻ “học sách Khổng Tử, đọc lời nói Khổng Tử, đều làm
những cái Khổng Tử không dám làm. Hoặc là quá cố chấp, hoặc là q câu
nệ, hoặc ăn một vật gì mà khơng biết khí vị của vật ấy, hoặc trơng bóng mà
khơng xét đến hầu như thật, không hề biết thuyết “nhân” của Khổng Tử, theo
sát Khổng Tử, biến hóa Khổng Tử, làm cho sáng đạo Khổng Tử ra” [1,
tr.111], “Cái lối học của chúng ta cũng ví như khắc dấu vào thuyền để tìm
gươm, dở bản vẽ mà chọn ngựa, chưa từng biết biến thơng là cái gì. Mượn
Khổng Tử làm chủ, rồi tự ý làm bừa. Một rằng Khổng Tử, hai rằng Khổng Tử,


20
nhưng xét qua những việc làm đều là tội nhân của Khổng Tử cả” [1, tr.111].
Do đó, trong các tác phẩm của mình ơng vận dụng các kinh điển của Nho
giáo, đặc biệt là tư tưởng của Khổng Tử, Mạnh Tử dưới cách lý giải mới, như
ông tiếp nhận tư tưởng Khai sáng Pháp thơng qua lăng kính của nhà Nho. Ông
khẳng định, Tự do tức là lẽ phải. Cha con cứ tự do từ, hiếu; vua cứ tự do nhân
kính… khơng có gì khơng có lý tự do của nó. Bình đẳng tức là khơng kiêu,
khơng lẫn, khơng tự tơn, tự đại. Trời sinh ra mọi người có cơ thể giống nhau
không thể ỷ quyền thế mà ức hiếp nhau.
Chúng ta biết rằng, một trong những hạt nhân và điểm tiến bộ của Nho

giáo về vấn đề con người là chú trọng và đề cao vai trò giáo dục, nhất là chú
trọng tính thực dụng của giáo dục. Ở chương Tiên tấn có ghi chuyện ơng Q
Lộ hỏi đức Khổng về đạo thờ quỷ thần. Ngài đáp rằng, “đạo thờ người còn
chưa biết, sao biết được đạo thờ quỷ thần?”. Quý Lộ lại hỏi về sự chết, Ngài
đáp: “Sự sống còn chưa biết, sao biết được sự chết?”. Điều này chứng tỏ rằng,
việc giảng dạy và việc học tập theo Khổng Tử là nhằm để giải quyết những
vấn đề của đời sống thực tế, chứ không nên giảng dạy và học tập những điều
viển vông xa rời cuộc sống.
Trên cơ sở tiếp thu quan điểm của Nho giáo về giáo dục con người,
Phan Bội Châu cũng rất đề cao vai trị của giáo dục. Theo ơng, đây là nhiệm
vụ quan trọng trong việc giải phóng con người, trên quan điểm của Khổng Tử,
ơng giải thích “Vì muốn cho nên một con người mà học. Muốn cho nên một
con người mà học thời phải trau chuốt ở nơi tâm tính, biến hóa ở nơi khí chất”
[10, tr.163]. Cũng trên cơ sở của Nho giáo, Phan Bội Châu giải thích, “theo
tính người khi mới đẻ ra, thời ai với ai cũng xê xích như nhau, vẫn gần nhau
lắm (Tĩnh tương cận dã). Chỉ duy ở lúc khi đẻ ra rồi, từ khi nhỏ tới lớn, hoặc
tập quán trong gia đình hoặc vì tập tục trong xã hội, hoặc vì dạy tập ở trong
nhà trường, tổng chi là gọi bằng tập, Tập có tốt xấu khác nhau; tập được hay
thời hay lắm, mà hạng người ấy lên tới cao; tập lấy dở thời dở bét mà hạng


21
người ấy tụt xuống thấp. Cái nguyên nhân chỉ ở chỗ tập mà người ta mới khác
nhau xa (tập tương viễn dã)” [10, tr.193]. Nên “muốn làm nên “quân tử” với
“thành nhân” tất cần phải học” [10, tr.187], cần phải được giáo dục. Phan Bội
Châu khẳng định: “Chúng ta sở dĩ học là cốt học để làm người, mà khuôn
mẫu làm người, tất phải làm cho đến thánh; mà muốn làm cho đến thánh, tất
phải tìm cho ra tinh túy của thánh nhân; muốn cho được tinh túy của thánh
nhân, tất phải hết sức dụng công ở nơi việc học” [10, tr.208]. Do đó nhiệm vụ
học tập là suốt đời. Ông đã đồng nhất việc học với việc làm người, cịn làm

người một ngày tất cần phải có một ngày học, nếu khơng học thì đời người
chỉ là “vóc dạc người mà gan ruột cầm thú đó vậy” [10, tr.186].
Trên quan điểm của Mạnh Tử, Phan Bội Châu cho rằng cần phải giáo
dục con người tồn diện, có ích cho xã hội. Để làm được điều đó cần phải chú
trọng cả hai mặt đức dục và trí dục, “nhằm mở mang lòng dân yêu nước và
lòng tin yêu lẫn nhau, khai dân trí, giúp dân quyền khiến cho ai ai cũng tiến
bộ ngày ngàn dặm” [2, tr.185]. Ông viết:
người nước ta bất kỳ giầu nghèo sang hèn, trai gái, hễ từ năm tuổi
trở lên, thì vào học ở các trường ấu trĩ viện để chịu sự giáo dục của
bậc ấu trĩ; tám tuổi trở lên, thì vào học ở trường tiểu học để chịu sự
giáo dục của bậc tiểu học; mười bốn tuổi trở lên thì vào học ở
trường trung học để chịu sự giáo dục của bậc trung học; đến tuổi
mười tám, tái chất đã khá, thì vào trường cao đẳng để chịu sự giáo
dục của trường cao đẳng chun nghiệp [2, tr.184].
Ơng cịn cho rằng, đối với việc giáo dục cần phải đề cao chữ “cẩn”,
nghĩa là cẩn trọng trong từng vấn đề khi đào tạo con người bởi con người mà
xã hội đào tạo hôm nay sẽ là chủ nhân của xã hội ngày mai,
Trên cơ sở những chuẩn mực của Nho giáo, Phan Bội Châu đã trình
bày một cách hệ thống các tư tưởng đạo đức của mình nhằm “chính tâm” cho
con người, hướng hoạt động của con người đến chân, thiện, mỹ; nhằm cải tạo


22
xã hội để đưa đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người. Theo ông, đạo đức là
những chuẩn mực, những quy tắc đúng đắn có sẵn, là lẽ phải tự nhiên, gốc ở
lẽ trời mà con người phải thực hiện.Với Phan Bội Châu, đạo đức có vai trị
quan trọng trong việc chi phối hoạt động của con người. Để lý giải vấn đề này
ông xuất phát từ kết cấu của con người trên cơ sở nền tảng tư tưởng nho giáo
ông đã so sánh đạo cũng như tâm:
Kể ra thì: một điểm linh đài, tâm vốn khơng hại,

Chỉ khác là đạo tâm đi theo đường lý là bẩm thụ tự trời;
Mà nhân tâm đi theo đường dục, là ảnh hưởng tự ngồi.
Phải đạo tâm đứng làm chủ tể, thì nhân tâm mới được vãn hồi [1, tr.22].
Như vậy để cho tâm con người không dao động, không chao đảo như
thuyền khơng lái, khơng neo” thì cần phải có “đạo tâm” mà đạo tâm đó biểu
hiện qua bốn chuẩn mực đạo đức cơ bản là nhân, nghĩa, lễ, trí. Phan Bội Châu
đã lý giải rõ thêm:
Phải lấy nghĩa làm sào mà đẩy, lấy nhân tâm làm chèo mà bơi.
Thẳng cửa đạo mà vào, lái vững dù đông tây vẫn được, cứ bờ đạo
tiến, lái chắc dù tả hữu không sai.
Thế là bắt thuyền theo lái, nên dù tàu to xuồng nhỏ, chỉ huy vẫn
được xong xuôi [1, tr.23].
Bốn chuẩn mực đạo đức trên được Phan Bội Châu giải thích: “Thuyết
tứ đoan là nói ở trong lịng người ta có bốn mối lành cũng gọi là bốn tính:
thương yêu người là mối nhân; biết xấu thẹn là mối nghĩa, biết từ nhượng là
mối lễ; biết phân biết điều phải điều trái là mối trí” [4, tr.197]. Vai trị của tứ
đoan rất to lớn, nó khơng chỉ có giá trị với từng cá nhân, mà nó cịn có giá trị
với việc tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, ơng viết: “Lịng tứ đoan khi mới mở
mối, chỉ như một giọt nước suối chảy ra, mà giọt nước ấy chảy mãi chảy hoài
thời chắc có lúc đi đến tận bể mà thành ra bể lớn, người ta thiệt “khoách
sung” được “tứ đoan” thời cơng việc “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” cũng chỉ


23
ở tấm lịng suy ra mà thơi” [10, tr.408]. Trên quan điểm của Mạnh Tử cho
rằng để được gọi là người, thì chúng ta phải đầy đủ tứ đoan, Phan Bội Châu
đã viết: ““Tứ đoan” nghĩa là bốn mối. Kể tồn thể cả bốn tính thời bao hàm
rộng lớn, điều mục phiền phức, và lại khi còn khi dấu ở trong lịng, khó chỉ
cho minh bạch được; duy chỉ có bốn mối bắt đầu từ phát hiện ra ta mới nhận
được tâm nào thuộc về tính nấy. Thứ nhất là tâm “trắc ẩn”. Ở nơi “tâm trắc

ẩn” mà suy ra thời biết cịn có cái tâm “tu ố”, tâm “từ nhượng”, tâm “thị phi””
[10, tr.406]. Để giải thích rõ thêm luận điểm này, Phan Bội Châu viết: người
nào vì sợ đứa bé con rớt xuống giếng mà sinh lòng thương xót thì chứng tỏ
người đó có tâm lịng trắc ẩn. Lại suy ra nữa, người nào biết cái việc đáng lấy
làm xấu hổ thẹn chê ghét, thì người đó có tấm lịng tu ố; đụng lấy việc khơng
nên thừa nhận, khơng nên cạnh tranh mà sinh ra lịng từ chối nhân nhượng,
người đó có lịng từ nhượng, người nào thấy được chuyện trái mà trong lịng
cho là trái, người đó có tấm lịng thị phi. Như vậy, theo ơng bốn mối đạo đức
này có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó nhân là gốc của các mối cịn lại.
Ơng khẳng định:
Có đủ bốn cái tâm ấy mới gọi bằng người. Nếu khơng có cái tâm
thuộc về phần trắc ẩn, khơng phải người; khơng có cái tâm thuộc về
phần tu ố, khơng phải là người; khơng có cái tâm thuộc về phần từ
nhượng, khơng phải là người, khơng có cái tâm thuộc về phần thị
phi, không phải là người [10, tr.406].
Phan Bội Châu cho rằng, bốn “cái lòng” ấy cũng chính là sự biểu hiện
của bốn chuẩn mực đạo đức tối cao mà con người cần phải gìn giữ, tu dưỡng
và thực hiện trong suốt cả cuộc đời làm người của mình. Ơng viết:
Bốn cái lịng ấy, chính là bốn cái múi tỏ ra để cho ta nhận được bốn
tính. Cái tâm trắc ẩn là làm cái mối cho tính nhân đó vậy; cái tâm tu
ố là làm cái mối cho tính nghĩa đó vậy; cái tâm từ nhượng là làm cái
mối cho tính lễ đó vậy; cái tâm thị phi là làm cái mối cho tính trí đó


24
vậy. Đó là bốn cái múi ấy gọi bằng “tứ đoan” (nhân chi đoan, nghĩa
chi đoan, lễ chi đoan, trí chi đoan). Người ta phải có “tứ đoan” ấy in như
phải có “tứ thể” đó vậy (tứ thể là hai chân, hai tay). Có “tứ thể” mới thành
thân của người; có “tứ đoan” mới thành tâm người [10, tr.407].
Trong đó mối rằng buộc thứ nhất của con người là đức nhân, khái niệm

nhân trong tứ đoan với nội hàm là đức nhân, bên trái bộ nhân đứng, bên phải
chữ nhị, có nghĩa là “cái giống để làm người tức là nhân, mà ai nấy cũng
bình đẳng như nhau” [10, tr.40].
Chịu ảnh hưởng của Nho giáo, nêu lên những cái hay của Nho giáo,
nhưng Phan Bội Châu cũng phê phán những quan điểm bảo thủ của Nho giáo
như trọng nam khinh nữ. Ơng cho rằng, dù là trai hay gái thì ai cũng là con
người đều phải được tôn trọng như nhau, ông viết: “trời nung đất nấu, núi
chửa sông thai, nếu đã loài người, thời ai cũng như ai cả. Người nước ta là
loài người, đàn bà con gái nước ta lại cũng là người” [4, tr.437], thế mà trong
cách giáo dục của Nho giáo đối với con gái đàn bà, lại ngăn ngừa cấm chế, bịt
mắt bưng tai, giữ một câu nam tôn nữ ti làm tiêu chuẩn.
Trên nền tảng thế giới quan Nho giáo, Phan Bội Châu đã kế thừa có phê
phán quan điểm đạo đức, nhân sinh của Nho giáo để vận dụng vào việc đào
tạo những con người mới có đạo đức, có tri thức để đáp ứng yêu cầu giải
phóng dân tộc, giải phóng con người. Cùng với tư tưởng nhân sinh của Nho
giáo, tư tưởng về con người của Phan Bội Châu còn chịu ảnh hưởng quan
điểm của Đạo giáo, đặc biệt là học thuyết về đạo. Học thuyết này có vị trí
quan trọng, là nền tảng chi phối các quan điểm triết học của Lão Tử, Trang
Tử. Lão Tử cho rằng đạo là cái gốc ban đầu của tồn bộ vũ trụ, có trước trời
đất. Xuất phát từ quan điểm này, khi truy tìm nguồn gốc và quá trình phát
triển của con người, Phan Bội Châu luận trích quan điểm của Lão Tử, Trang
Tử và cũng cho rằng con người tồn tại, phát triển “vĩnh cửu”, “hình của lồi
người thay đổi hồi hồi, mà chẳng bao giờ cùng” [4, tr.187]. Bởi vì, “cá thể


25
của người chúng ta vẫn hợp nhất với vũ trụ. Vũ trụ vĩnh cửu đến bao nhiêu
thời người cũng vĩnh cửu đến bấy nhiêu” [4, tr.187].
Không chỉ chịu ảnh hưởng trực tiếp quan điểm về con người của Nho
giáo, Đạo giáo, điều đặc biệt trong tư tưởng của Phan Bội Châu về con người

còn chịu ảnh hưởng bởi quan điểm triết lý Phật giáo. Theo quan niệm của
Phật giáo thì cuộc đời của con người là một dịng chảy vơ tận, kể cả vũ trụ
này là một dòng biến ảo vơ thường, khơng có gì là vĩnh hằng; tự sinh, tự
diệt, không do một vị thần tối cao nào sáng tạo ra. Do đó, giải thốt cho
con người là vấn đề tối cao, vấn đề trung tâm trong triết lý Phật giáo. Phan
Bội Châu đã kế thừa, phát triển tư tưởng con người, đặc biệt lòng từ bi, vị
tha, lấy ân báo oán, những tư tưởng luân hồi nghiệp báo…của Phật giáo
góp phần làm phong phú thêm tư tưởng con người và giải phóng con
người, giải phóng dân tộc của ông.
1.2.2. Truyền thống quê hương, dân tộc
Truyền thống quê hương dân tộc Việt Nam luôn là ngọn lửa thiêng rực
cháy gìn giữ cho mn thế hệ sau, các thế hệ sau không ngừng tiếp thêm nhiệt
huyết cho những giá trị đó mãi sáng. Các truyền thống như: cần cù, siêng
năng; yêu nước, yêu dân tộc, cố kết cộng đồng, thương yêu nhau…luôn bám
sâu trong tâm thức người Việt, đồng thời đó cũng là động lực cho biết bao con
người tiến bước đi lên. Nhà chí sĩ yêu nước, nhà tư tưởng, nhà văn, nhà thơ
Phan Bội Châu là một trong những điển hình tiếp bước cho những truyền
thống quý báu đó của dân tộc ta.
Khi nói đến truyền thống quê hương dân tộc Việt Nam ảnh hưởng đến
quan niệm của Phan Bội Châu về con người, trước hết chúng ta phải nói đến
truyền thống cần cù, siêng năng của dân tộc Việt. Nó là một trong những giá
trị quan trọng trong truyền thống quý báu của dân tộc được truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác. Ngay từ thuở lọt lòng, ai ai trong người Việt cũng thấm
đẫm tinh thần cần cù chịu thương chịu khó qua câu ca dao trong lời ru của mẹ


×