Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Giáo dục y đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.75 KB, 130 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đạo đức của người làm công tác y tế được gọi là y đức. Y đức là những
quy tắc trong đời sống xã hội nhằm điều chỉnh hành vi, cách cư xử của thầy
thuốc đối với người bệnh và đối với mọi người trong xã hội. Y đức được coi
là trách nhiệm, là lương tâm và cũng là niềm vinh dự, tự hào của người thầy
thuốc đối với xã hội.
Vì thế, từ lâu đời từ Âu sang Á, người ta coi ngành y là một nghề quan
trọng, một nghề nhân đạo nên vấn đề y đức luôn được đặt ra như những lời
thề của người thầy thuốc, những lời dạy và cách ngôn của các bậc danh y,
những tiêu chuẩn, quy chế và pháp luật về y đức trong hành nghề y, dược…
đã được sử dụng trong các thời đại khác nhau để giáo dục người thầy thuốc và
đảm bảo những người hành nghề y phải giữ gìn đạo đức.
Từ xa xưa, hàng nghìn năm trước cơng ngun, xã hội cũng như nghề y
còn quan niệm phụ thuộc nhiều vào thần quyền, thế quyền hoặc tôn giáo. Qua
các thời kỳ phát triển của xã hội loài người, ở khắp mọi nơi trên thế giới, cả
phương Đông và phương Tây, vấn đề y đức vẫn thường xuyên được quan tâm, là
thước đo về lương tâm, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với người thầy thuốc.
Hippocrate, ông tổ ngành y (460 - 370 năm trước công nguyên) đã nêu
lên những nội dung cụ thể về y đức trong lời thề.
Ở Việt Nam, các bậc danh y như Tuệ Tĩnh, Nguyễn Đình Chiểu, đặc biệt
là Hải Thượng Lãn Ơng đã có những di huấn q báu để lại: “Suy nghĩ sâu
xa, tôi hiểu rằng thầy thuốc là người bảo vệ tính mạng con người, sống chết
trong tay mình nắm, phúc hoạ trong tay mình giữ”.
Như vậy, đối với người thầy thuốc địi hỏi khơng những phải có năng lực
về chun mơn nghiệp vụ mà cịn phải có y đức tốt. Nếu khơng có đạo đức
nghề nghiệp thì có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới
sức khoẻ, tính mạng của người bệnh và của mọi người trong cộng đồng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của Đảng ta,
dân tộc ta. Đảng ta khẳng định, cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ




2
Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng
và cách mạng nước ta. Đối với ngành y tế, tư tưởng y đức Hồ Chí Minh đã trở
thành nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho nền y học cách mạng. Cán bộ,
nhân viên y tế nước ta đã thấm nhuần tư tưởng y đức Hồ Chí Minh: “Lương y
phải như từ mẫu”. Vai trò của ngành y lại tiếp tục được Người khẳng định:
Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải
nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu. Vì vậy, trong suốt những năm kháng
chiến chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, các thầy
thuốc đã thường xuyên hoạt động tích cực, trong việc chăm lo sức khoẻ cho
bộ đội, có nhiều cán bộ y tế hết sức tận tụy, một số hy sinh trong khi làm
nhiệm vụ đã góp phần rất lớn vào sự nghiệp chung của dân tộc. Bước vào thời
kỳ đổi mới, nước ta xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa có nhiều mặt tích cực: Đất nước đã có những thay đổi lớn lao,
nhiều vùng xưa kia nghèo đói nay đã khá giả. Những vấn đề thiết thân với
cuộc sống con người như ăn, mặc, ở, học hành đã có những thay đổi lớn. Nhờ
phát triển kinh tế chúng ta có điều kiện để giải quyết có hiệu quả những vấn
đề xã hội, việc làm, đời sống, xố đói giảm nghèo, chính sách xã hội. Tuy
nhiên, kinh tế thị trường gắn liền với các khuyết tật vốn có của nó: Phân hố
giàu nghèo, tự do cá nhân, coi trọng động lực lợi ích do đó dễ cường điệu lợi
ích cá biệt, phá vỡ những cân đối chung… đã tác động khá lớn đối với mọi
hoạt động của xã hội nói chung và ngành y tế nói riêng. Người cán bộ y tế sẽ
được thử thách ghê gớm, sẽ phải đấu tranh để giữ vững bản chất, bảo vệ trong
sáng cho y đức trước những cám dỗ của đồng tiền, của thị trường tự do với cả
một mạng lưới y dược tư nhân, trước một đối tượng đủ thành phần giai cấp.
Thực trạng đó, địi hỏi người làm ngành y phải xác định đúng vị trí, trách
nhiệm của mình để trong q trình làm việc phải ln giữ vững và phát huy y
đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thanh Hố là một thành phố nằm ở vị trí địa lý khá thuận lợi, là đầu
mối giao thông quan trọng nối liền Bắc - Nam, là tỉnh đất rộng, người đông,


3
có đầy đủ các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế đã thúc đẩy công nghiệp,
dịch vụ, du lịch, văn hoá, giáo dục và đào tạo, y tế phát triển, đời sống nhân dân
ngày một sung túc hơn. Thanh Hố có khí hậu khắc nghiệt, là vùng trước đây đế
quốc Mỹ đã xác định là vùng trọng điểm đánh phá khi gây chiến tranh leo thang
bắn phá miền Bắc. Trong những năm tháng cả dân tộc phải đấu tranh kiên cường
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhân dân Thanh Hoá đã cung cấp rất lớn
sức người, sức của cho kháng chiến. Sau chiến tranh trở về họ đã gửi một phần
xương máu của mình trong chiến trường… Những vấn đề trên, đã đặt ra sứ
mệnh cho ngành y tế Thanh Hoá những nhiệm vụ rất nặng nề trong việc chăm
sóc sức khoẻ và chữa bệnh tật cho nhân dân. Để đáp ứng được yêu cầu khám
chữa bệnh cho nhiều đối tượng, đặc biệt là những người có công đối với cách
mạng, người cán bộ y tế Thanh Hoá phải thực hiện tốt y đức theo tư tưởng Hồ
Chí Minh: Thương u, tận tâm chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của
mình, coi họ đau đớn như mình đau đớn, lương y phải như từ mẫu.
Để đáp ứng u cầu sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước,
xây dựng và phát triển nền y học nước nhà, phát triển nguồn nhân lực y tế,
Đảng, Nhà nước, ngành y tế luôn quan tâm giáo dục - đào tạo người làm công
tác y tế. Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hố có sứ mệnh là đào tạo ra những
cán bộ y tế chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức
khoẻ cho nhân dân trong tỉnh và khu vực lân cận, là trung tâm nghiên cứu ứng
dụng khoa học kỹ thuật trong hệ thống các trường y - dược Việt Nam. Hơn ai
hết, sinh viên ngành y, những người làm công tác y tế tương lai, cần được
trang bị hành trang cả y lý, y thuật, y đức, y luật, y đạo để khi ra trường có đủ
phẩm chất và năng lực phục vụ con người một cách tốt nhất. Đối với sinh viên
ngành y nói chung và sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hố nói riêng,

việc giáo dục y đức là vấn đề cấp thiết. Bởi vì, hiện nay một bộ phận sinh
viên ngành y nói chung và sinh viên trường Cao đẳng Y tế Thanh Hố nói
riêng có nhiều biểu hiện tiêu cực như: tự ý nghỉ học, gian lận trong thi cử,
rượu chè, ứng xử thiếu văn hoá, vi phạm pháp luật…


4
Với những lý do trên, cho thấy việc giáo dục y đức cho sinh viên Trường
Cao đẳng Y tế Thanh Hố là một cấp thiết hiện nay. Vì vậy, tác giả chọn đề
tài: “Giáo dục y đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá hiện nay
theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, chun
ngành Hồ Chí Minh học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức đã được nhiều nhà khoa học nghiên
cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, tiêu biểu là:
* Về các bài đăng trên báo, tạp chí:
- Trần Thị Hồng: Chủ tịch Hồ Chí Minh với y đức và y nghiệp, Báo Y
học và đời sống, số 63, ngày 6-11-1999.
- PGS.TS Hồng Minh: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người tạo lập nền y đức
mới, Báo Nhân dân, tháng 5/2000.
- Ths. Lâm Văn Đồng: Nâng cao y đức, học tập và làm theo tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh, Tạp chí Lý luận chính trị, số 6/2009.
- Việt Dũng: Vun đắp hai chữ y đức, Báo Đà Nẵng, ngày 24-2-2010.
Các bài báo và tạp chí trên đã đề cập đến sự cần thiết phải nâng cao tư
tưởng Hồ Chí Minh về y đức“Lương y phải như từ mẫu”, đã khẳng định y
đức là lương tâm, đạo đức, trách nhiệm bổn phận của người thầy thuốc. Đồng
thời, các tác giả đã nêu lên đối tượng để nâng cao y đức Hồ Chí Minh là
những cán bộ cơng tác trong ngành y tế nhưng chưa đi sâu vào đối tượng cụ
thể là sinh viên trường y.
* Về luận văn:

- Võ Anh Hổ (2001): Tư tưởng y đức Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi
mới ngành y tế, Luận văn tốt nghiệp Đại học chính trị, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Phạm Thị Thơng (2002): Tìm hiểu tư tưởng y đức Hồ Chí Minh trong
nền kinh tế thị trường, Luận văn tốt nghiệp Cử nhân chính trị, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.


5
- Nguyễn Thọ Hướng (2003): Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và việc
vận dụng vào việc giáo dục y đức cho cán bộ, đảng viên ngành y tế hiện nay,
Luận văn tốt nghiệp Đại học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
- Ngơ Thị Minh Huệ (2003): Tìm hiểu tư tưởng y đức Hồ Chí Minh và
việc vận dụng y đức cho đội ngũ y đức ngành y tế tỉnh Phú Thọ hiện nay,
Luận văn tốt nghiệp Cử nhân chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
- Nguyễn Hữu Hùng (2004): Nâng cao y đức người cán bộ y tế trong
thời kỳ đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Luận văn tốt nghiệp Đại học
chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Trần Xuân Khánh (2004): Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
vào xây dựng y đức cho cán bộ công chức ngành y tế tỉnh Hưng Yên, Luận
văn tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
- Phạm Quang Lưu (2004): Tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức trong thời kỳ
đổi mới, Luận văn tốt nghiệp Đại học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Hà Thị Dương (2007): Tư tưởng y đức Hồ Chí Minh trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Luận văn tốt nghiệp Cử nhân chính
trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

- Đào Thị Hằng (2009): Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ ngành
y tế với việc nâng cao y đức cho đội ngũ cán bộ Bệnh viện Hữu nghị, Luận
văn tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
Các luận văn tốt nghiệp Cử nhân chính trị và Cao cấp lý luận chính trị
nêu trên đã bước đầu nghiên cứu, tìm hiểu, hệ thống khái qt hố được tư
tưởng Hồ Chí Minh về y đức và sự vận dụng tư tưởng đó vào sự nghiệp đổi
mới ngành y tế; rèn luyện, bồi dưỡng tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức; đồng


6
thời đề ra những giải pháp cơ bản có tính thiết thực trong việc nâng cao y đức
cho cán bộ y tế dưới những tác động của nền kinh tế thị trường.
* Về sách:
- Bộ Y tế - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Chủ tịch Hồ Chí
Minh với cơng tác bảo vệ sức khoẻ, (Kỷ yếu Hội nghị khoa học Chủ tịch Hồ Chí
Minh với cơng tác bảo vệ sức khoẻ), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
- GS. Đỗ Nguyên Phương - TS. Nguyễn Khánh Bật - Bác sỹ Nguyễn Cao
Thâm (đồng chủ biên), (1999): Chủ tịch Hồ Chí Minh với y tế, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
Những cuốn sách trên đã đề cập đến quan niệm của Hồ Chí Minh về y
đức, về mối quan hệ giữa đức và tài; thầy thuốc phải như mẹ hiền, từ tư tưởng
y đức của Bác đến những chủ trương đúng đắn, cấp bách của Đảng; hướng
tiếp cận nghiên cứu tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh về y đức; y đức trong xã
hội mới, đạo đức cách mạng của người thầy thuốc; về những phẩm chất của
người cán bộ y tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Hồ Chí Minh
về người cán bộ y tế và y đức; y đức Việt Nam - giá trị truyền thống và hiện
trạng; Hồ Chí Minh với “tính nhân loại, nhân ái”; để thực hiện được lời dạy
của Bác Hồ về y đức Việt Nam; thầy thuốc như mẹ hiền vốn là vấn đề cốt lõi
trong tư tưởng y đức Hồ Chí Minh; cán bộ y tế trong thời kỳ hiện nay phải có

đức, có tài và có cái tâm trong sáng.
* Về đề tài nghiên cứu khoa học:
- Nguyễn Cao Thâm (Chủ nhiệm đề tài): Nhìn lại việc thực hiện các
quan điểm về y tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Bộ Y tế, 1998.
- Mạch Quang Thắng (Chủ nhiệm đề tài): Vận dụng những quan điểm
của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển ngành y tế vào sự
nghiệp đổi mới ở nước ta, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Bộ Y tế, 1999.
Các đề tài khoa học trên đã làm rõ quan điểm: Thầy thuốc như mẹ hiền
trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nêu lên được những tấm gương sáng về y đức,


7
vận dụng tư tưởng y đức của người để nâng cao y đức cho cán bộ ngành y tế
để xây dựng và phát triển ngành y tế ở nước ta trong thời kỳ đổi mới.
Những luận văn, bài báo tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học, sách nói
trên đã thể hiện kết quả nghiên cứu khá toàn diện và sâu sắc về tư tưởng y đức
Hồ Chí Minh và sự vận dụng tư tưởng đó vào thực tiễn sự nghiệp chăm sóc
sức khoẻ cho nhân dân. Kết quả nghiên cứu của các cơng trình trên là nguồn
tư liệu q báu và quan trọng, giúp tôi tiếp thu, nghiên cứu, tham khảo cho đề
tài nghiên cứu của mình.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu, tìm hiểu thì cho đến nay tơi thấy vấn đề Giáo
dục y đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá hiện nay theo tư
tưởng Hồ Chí Minh vẫn chưa có một cơng trình khoa học nào nghiên cứu và
đề cập tới.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở hệ thống hố tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức, luận văn có
mục đích làm rõ nội dung giáo dục y đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế

Thanh Hố hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những
nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hoá nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức và phân tích giá trị
lý luận, thực tiễn.
- Đánh giá được thực trạng, ưu nhược điểm và nguyên nhân trong công
tác giáo dục y đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá hiện nay
theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Làm rõ phương hướng, nội dung, giải pháp giáo dục y đức cho sinh
viên Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hố hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức.


8
- Thực trạng về giáo dục y đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế
Thanh Hoá hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức.
- Giáo dục y đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá hiện
nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
- Cơ sở lý luận trực tiếp của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về y đức của
người thầy thuốc, các y, bác sỹ trong ngành y tế.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp lơgíc và lịch sử, quy

nạp và diễn dịch, điều tra xã hội học…
- Sử dụng phương pháp lịch sử.
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
- Góp phần hệ thống hoá những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí
Minh về y đức.
- Góp phần đánh giá đúng đắn, khách quan về công tác giáo dục y đức cho
sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí
Minh, vấn đề trong thời gian qua chưa được nghiên cứu và đề ra các biện pháp.
- Đề xuất những nhóm giải pháp nhằm góp phần giáo dục y đức cho sinh
viên Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hố theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn cung cấp những luận cứ khoa học giúp Ban Giám hiệu, Phịng
Đào tạo, Đồn Thanh niên, Hội Sinh viên… Trường Cao đẳng Y tế Thanh
Hoá tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và chương trình hành động cho
sinh viên của mình.


9
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu và tham khảo để giảng
dạy cho các lớp chính trị đầu khoá khi sinh viên mới bước vào trường, trong
tập huấn cơng tác Đồn, cơng tác sinh viên.
- Luận văn cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu
giảng dạy, học tập y đức trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp đào tạo y - dược trong cả nước nói chung và ở tỉnh Thanh Hố nói riêng.
- Luận văn góp phần tích cực vào cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn có 2 chương, 7 tiết.



10
Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ Y ĐỨC
1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ Y ĐỨC

Tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức được hình thành trên cơ sở truyền
thống y đức của gia đình, truyền thống y đức của dân tộc Việt Nam, tinh hoa y
đức của nhân loại và chủ nghĩa nhân văn cộng sản, tấm gương đạo đức trong
sáng của Người.
1.1.1. Truyền thống y đức của gia đình
Là một gia đình nhà nho cấp tiến, các thành viên trong gia đình của Chủ
tịch Hồ Chí Minh đều thể hiện lịng u thương con người, mong muốn giúp
đỡ con người. Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là người cần cù chịu khó, học
rộng, tài cao, đức độ, khi rời bỏ quan trường, Cụ đi vào Sài Gòn và chọn nghề
bốc thuốc chữa bệnh cứu người. “Ông Sắc làm việc bắt mạch, kê đơn thuốc
cho người bệnh và rất có uy tín trong nghề nghiệp của mình. Dân phố q
mến gọi ơng là ơng thầy Huế. Ơng ngồi ở nơi nào, dù là góc phố hay vỉa hè
cũng có đơng người tìm đến” [47, tr.43]. Với lòng nhân ái cao cả, cụ Nguyễn
Sinh Sắc luôn coi y đức là cái quý giá nhất của người thầy thuốc. Vì vậy, hai
hiệu thuốc bắc lớn là Phúc Thiên Đường ở Phố Galiêni (Đường Trần Hưng
Đạo, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay) và Tế Thiên Đường ở phố Grăngđie
(Đường Điện Biên Phủ, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay) đều cùng mong
muốn ông đến ngồi kê đơn ở cạnh cửa hiệu của mình. Nể lịng cả hai, ông Sắc
chia ra, cách nhau ngồi ở mỗi bên một bữa” [47, tr.43]. Ông đã nêu tấm
gương tận tụy công việc chữa bệnh cứu người.
Chị Nguyễn Thị Thanh rất thích nghề làm thuốc để chữa bệnh cứu
người và chị cũng đã tự tạo cho mình có được một năng lực nhất định. Trong
quá trình hoạt động cách mạng, năm 1918, chị Thanh đã bị địch bắt giam tại
nhà lao Quảng Ngãi. Ở đó: do có một số vốn hiểu biết về mấy vị thuốc Nam

và cách điều trị một số chứng tật hiểm nghèo cho nhiều chị, em, cô Thanh đã


11
nhân hồn cảnh đó mà suy nghĩ và kiểm nghiệm thêm về cách bốc thuốc,
chữa bệnh của mình. Cơ đã giúp các tù nhân xung quanh chữa khỏi được một
số bệnh tật [47, tr.92].
Anh Nguyễn Sinh Khiêm cũng rất thích nghề làm thuốc. Một dịp ông
Khiêm “đến thăm, làm việc với cụ Huỳnh Thúc Kháng, mới ở nhà tù Côn Đảo
trở về, biết cậu thích học nghề làm thuốc, ơng Huỳnh cho cậu mượn bộ sách
Đông y thần dược mà ông gửi mua từ Thượng Hải. Biết đó là bộ sách quý nên
cậu chăm chú đọc và sau một tháng thì đọc xong” [47, tr.111]. Có lần tiến sĩ
Huỳnh Thúc Kháng ngồi trò chuyện cùng với Nguyễn Sinh Khiêm xung
quanh nội dung cuốn sách Đông dược thần hiệu, ông Huỳnh thấy:
Người thanh niên này có vốn chữ Nho đáng trọng và một trí nhớ thật
tuyệt vời. Từ đó, mỗi khi có được bài thuốc chữa bệnh nào hiệu nghiệm, nếu
gặp, ông Huỳnh lại mách bảo cậu Khiêm. Đó là một trong những nguồn động
viên để trau dồi nghề làm thuốc [47, tr.112].
Về công việc làm thuốc, chị Thanh và anh Khiêm thường trao đổi với
nhau, có lần anh Khiêm trao đổi với chị Thanh: “Người đàn ơng đã theo địi
bút nghiên là phải đủ: nho, y, lý, số. Nhưng em thì học ít, sức có hạn, chỉ
muốn biết thêm về y và lý” [47, tr.112].
Từ năm 1926 trở đi, anh Khiêm chọn việc làm thuốc để vừa giúp đồng
bào địa phương, vừa học hỏi thêm trong cơng việc. “Có lúc chữa khỏi những
ca bệnh hiểm nghèo, chủ nhà tạ ơn khá nhiều tiền. Cậu nhận, nhưng rồi khi
gặp những người đói khổ, tàn tật là cậu chia cho họ ngay” [47, tr.113].
Sinh ra, lớn lên trong một gia đình vừa có truyền thống yêu nước, đấu
tranh cách mạng, vừa có truyền thống y đức. Hồ Chí Minh từng bước hấp thụ,
kế thừa để làm giàu thêm tư tưởng y đức của mình, giáo dục nhiều thế hệ cán
bộ y tế phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng.

1.1.2. Truyền thống y đức của dân tộc Việt Nam
Trong suốt chiều dài lịch sử, dân tộc Việt Nam đã tích luỹ nhiều kinh
nghiệm trị bệnh cứu người, sản sinh ra nhiều danh y nổi tiếng như: Tuệ Tĩnh,


12
Hải Thượng Lãn Ông… Trong suốt cuộc đời thực hành y nghiệp của mình với
mục đích chữa bệnh cứu người họ đã để lại cho thế hệ sau một di sản phong
phú về y lý, y thuật, y đức… Đặc biệt là những tấm gương cao đẹp về tài
năng, trí tuệ, đạo đức, nhân cách, tinh thần và thái độ phục vụ người bệnh,
yêu thương quý trọng con người.
Di huấn của Tuệ Tĩnh (Thế kỷ XIV)
Trong suốt cuộc đời của mình, về y học ơng đã soạn nhiều cuốn sách như:
“Nam dược thần hiệu”, “Nam dược chính bản”(Hồng nghĩa giác tư y thư).
Là người đặt nền móng cho việc xây dựng nền y học Việt Nam với
truyền thống chữa bệnh bằng thuốc nam với phương châm: “Thuốc nam chữa
người Việt Nam”(Nam dược trị Nam nhân) nhằm mở rộng việc chữa bệnh cho
nhân dân và nêu cao tinh thần dân tộc tự lực cánh sinh. Đối với sự nghiệp y
học Tuệ Tĩnh đã xây dựng 24 ngôi chùa làm nơi chữa bệnh cho nhân dân.
Người đã gây phong trào trồng thuốc ở gia đình, vườn, đền, chùa, đồng thời
thu trữ thuốc theo thời vụ để khi có bệnh thì sẵn có thuốc cứu chữa kịp thời.
Khơng những thế Ơng cịn tun truyền vệ sinh trong nhân dân, chú ý cách ăn
ở và sinh hoạt hằng ngày. Ơng viết:
“Bế kinh dưỡng khí tồn thần
Thanh tâm quả dục thủ chân luyện hình” [46, tr.70].
Câu thơ trên thể hiện phương thức bảo vệ sức khoẻ, rèn luyện cơ thể,
suy nghĩ thanh sạch, tư tưởng ung dung, trong đó, Tuệ Tĩnh đã đề cao việc
phịng bệnh hơn chữa bệnh với phương pháp rèn luyện sức khoẻ và trí lực.
Truyền thống y học và gương sáng về y đức của Tuệ Tĩnh đã phục vụ
đắc lực sức khoẻ nhân dân từ bao đời nay, sự nghiệp trước tác của ơng có vai

trị to lớn và giữ một vị trí trọng đại nhất trong lịch sử y học Việt Nam.
Di huấn của Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác (1720 - 1791).
Trong suốt quá trình làm thuốc của mình, Hải Thượng Lãn Ơng rất đề
cao y đức, là người tài cao, đức rộng, ông không coi việc làm thuốc là một
nghề để kiếm kế sinh nhai, cũng không phải là để làm phúc, ban ơn mà với


13
mục đích cao cả là cứu người, giúp đời và "đạo làm thuốc là một nhân thuật,
có nhiệm vụ giữ gìn tính mạng người ta, phải lo cái lo của người và vui cái
vui của người, chỉ lấy việc giúp người là phận sự của mình mà khơng cầu lợi,
kể công" [46, tr.72]. Hơn thế, nghề thuốc là nghề thanh cao cho nên càng phải
giữ khí tiết trong sạch. Là một đại danh y của nước ta thời hậu Lê, ông chủ
trương phải dạy y đức cho thầy thuốc trước khi dạy họ làm thuốc. Theo ông
thầy thuốc là người có nhiệm vụ bảo vệ sinh mạng con người; lẽ sống chết,
điều phúc hoạ đều trong tay họ, lẽ nào người có trí tuệ khơng đầy đủ, hành
động khơng chu đáo, tâm hồn khơng thống đạt, trí quả cảm khơng thận trọng
mà dám theo đòi, bắt chước học nghề y.
Để giáo dục người kế nhiệm nâng cao tinh thần phục vụ bệnh nhân, Hải
Thượng Lãn Ông nêu lên 9 điều y huấn sâu sắc và đầy đủ ở nhiều trường hợp
mà thầy thuốc thường gặp, đến nay vẫn còn nguyên giá trị:
1. Phàm người học thuốc phải hiểu thấu lý luận đạo làm người, có
thơng lý luận đạo làm người thì học thuốc mới giỏi. Khi có chút thì giờ nhàn
rỗi, nên luôn luôn nghiên cứu sách thuốc xưa nay, ln ln phát huy biến hố
thâu nhập được vào tâm, thấy rõ được ở mắt, thì tự nhiên ứng vào việc làm
mà không sợ sai lầm.
2. Phàm người mời đi thăm bệnh, nên tuỳ bệnh cần kíp hay khơng mà
sắp đặt đi thăm trước hay sau. Chớ nên vì giàu sang hay nghèo hèn, mà nơi
đến trước, chỗ đến sau, hoặc bốc thuốc lại phân biệt hơn kém. Khi lòng mình
có khơng thành thật, thì khó mong thu được hiệu quả.

3. Khi xem bệnh cho đàn bà, con gái và đàn bà gố, ni cơ, phải có
người nhà họ ở bên cạnh mới được bước vào phòng mà thăm bệnh, để tránh
hết mọi sự nghi ngờ; dù cho đến con hát, nhà thổ cũng vậy, phải đứng đắn, coi
họ như con nhà tử tế, chớ nên đùa cợt mà mang tính bất chính, sẽ bị hậu quả
về tà dâm.
4. Phàm thầy thuốc nên nghĩ đến việc giúp đỡ người, không nên tự ý
cầu vui, như mang rượu lên núi, chơi bời ngắm cảnh, vắng nhà chốc lát nhỡ


14
có bệnh nhân cấp cứu, làm cho người ta sốt ruột mong chờ nguy hại đến tính
mệnh con người. Vì vậy, cần phải biết nhiệm vụ mình là quan trọng như thế nào?
5. Phàm gặp chứng biến nguy cấp, muốn hết sức mình để cứu chữa tuy
đó là lịng tốt song phải nói rõ cho gia đình người ốm biết trước rồi mới cho
thuốc, lại có khi phải cho khơng cả thuốc như thế thì uống thuốc nếu có cơng
hiệu thì người ta sẽ biết cảm phục mình; nếu khơng khỏi bệnh cũng khơng có
sự ốn trách và tự mình cũng không bị hổ thẹn.
6. Phàm chuẩn bị thuốc men thì nên mua giá cao, để được thứ tốt. Theo
sách Lôi Công mà bào chế và cất giữ thuốc men cho cẩn thận. Hoặc y theo
từng phương mà bào chế, hoặc tuỳ thời, tuỳ bệnh mà gia giảm. Khi lập ra
phương mới, phải phỏng theo ý nghĩa của người xưa, chớ nên tự lập ra những
phương bừa bãi để thử bệnh. Thuốc sắc và thuốc tán nên có đủ. Thuốc hồn
và thuốc đan nên chế sẵn. Có như thế mới ứng dụng được kịp thời, khi gặp
bệnh khỏi bó tay.
7. Khi gặp bạn đồng nghiệp cần nên khiêm tốn hoà nhã, giữ gìn thái độ
kính cẩn khơng nên khinh nhờn. Người hơn tuổi mình thì kính trọng, người
học giỏi thì coi như bậc thầy, người kiêu ngạo thì mình nhân nhượng, người
kém mình thì dìu dắt họ. Giữ được lịng đức hạnh như thế, sẽ đem lại nhiều
hạnh phúc cho mình.
8. Khi đến xem bệnh ở các nhà nghèo túng, hay những người mồ cơi,

gố bụa, hiếm hoi, càng phải chăm sóc đặc biệt. Vì những người giàu sang
khơng lo khơng có người cứu chữa, cịn người nghèo thì khơng đủ sức đón
được thầy giỏi. Vậy ta nên để tâm một chút, họ sẽ được sống một đời. Còn
như những người con thảo, vợ hiền, nghèo mà mắc bệnh, ngoài việc cho
thuốc, lại tuỳ sức mình mà chu cấp cho họ nữa, vì có thuốc mà khơng có ăn,
thì vẫn đi đến chỗ chết. Cần phải cho họ được sống tồn diện mới đáng gọi là
nhân thuật. Cịn những kẻ vì chơi bời phóng đãng mà nghèo và mắc bệnh thì
khơng đáng thương tiếc lắm.
9. Khi chữa cho ai khỏi bệnh rồi, chớ mưu cầu quà cáp, vì những người
nhận của người khác cho thường sinh ra nể nang, huống chi đối với kẻ giàu


15
sang, tính khí thất thường, mà mình cầu cạnh thường bị khinh rẻ. Nghề làm
thuốc là nghề thanh cao, ta càng phải giữ khí tiết cho trong sạch. Tơi xét lời
dạy bảo của của các bậc tiên hiền về lòng tử tế và đức ham dục, rèn luyện cho
mình phải chặt chẽ và đầy đủ. Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ
sinh mạng con người, phải có cái lo của người và vui cái vui của người, chỉ
lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình, khơng nên cầu lợi kể
cơng, tuy khơng có sự báo ứng ngay nhưng để lại âm đức về sau.
Phương ngơn có câu: “Ba đời làm thuốc có đức, thì đời sau con cháu tất
có người làm nên khanh tướng” đó phải chăng là do có cơng vun trồng từ
trước chăng? Thường thấy kẻ làm thuốc, nhân bệnh cha mẹ người ta ngặt
nghèo, hoặc bắt bí người ta lúc đêm tối trời mưa có bệnh nguy cấp; bệnh dễ
chữa bảo là khó chữa, bệnh khó chữa bảo là khơng chữa được, giở lối quỷ
quyệt ấy để thoả mãn nhu cầu rắp tâm như thế là bất lương. Chữa cho người
giàu sang, thì tỏ tình sốt sắng mong được lợi nhiều, chữa cho nhà nghèo hèn
thì ra ý lạnh nhạt, sống chết mặc bay. Than ôi! Đem nhân thuật làm chước dối
lừa, đem lịng nhân đổi ra lịng bn bán, như thế thì người sống trách móc,
người chết ốn hờn khơng thể tha thứ được [46, tr.71-73].

Hải Thượng Lãn Ông tự đặt ra cho người thầy thuốc chân chính tám
chữ: Nhân - Minh - Đức - Trí - Lượng - Thành - Khiêm - Cần. Ý của câu nói
trên có nghĩa là: Nhân ái, sáng suốt, đức độ, hiểu biết, rộng lượng, thành thực,
khiêm tốn, cần cù.
Nhân là sự nhân từ bác ái cộng hưởng mọi người và quan tâm đến người
khác, khơng cá nhân ích kỷ.
Minh là phải hiểu biết rộng, sáng suốt minh bạch, khơng nhầm lẫn.
Trí là khơn khéo nhạy bén, để tâm lo nghĩ việc làm, không cẩu thả tuỳ tiện.
Đức là phải có đạo đức nhân hậu, cốt làm điều lành để của đức về sau,
chống điều ác.
Thành là thành thật, ngay thẳng, trung thực vô tư, không dối trá không
thiên lệch.


16
Lượng là phải độ lượng, hoà nhã, đúng mức vừa phải.
Khiêm là phải chuyên cần học hỏi và phải thực sự cầu thị, không tự phụ
chủ quan.
Cần là phải chuyên cần nhẫn nại và cần cù chịu khó.
Trong q trình hình hành nghề, Hải Thượng Lãn Ơng đã tổng kết được
những khuyết điểm của những người thầy thuốc, quy lại thành tám tội để răn
dạy hậu thế như: Lười biếng, bủn xỉn, tham lam, lừa dối, bất nhân, hẹp hòi,
thất đức, dốt nát.
Tội lười: là chẩn đoán qua loa đại khái, ngại vất vả không chịu đến nơi
khám bệnh cho cẩn thận mà vội kê đơn, bốc thuốc cho xong.
Tội keo kiệt: Bủn xỉn, sợ bệnh nhân khơng có đủ tiền trả cho mình đủ
vốn mà khơng cho thuốc tốt, cần thiết.
Tội thâm: Là trường hợp bệnh nhân đã chết rõ ràng mà khơng báo thật
với gia đình mà nói lờ mờ để làm tiền.
Tội lừa dối: Là khi thấy người bệnh đã nói ngay là bệnh khó, bệnh nặng,

làm cho người bệnh sợ để lấy nhiều tiền.
Tội bất nhân: Là khi thấy bệnh khó, đáng lý nói thật rồi hết lịng cứu
chữa, nhưng sợ thất bại, khơng được lợi lộc gì nên từ chối cứu chữa để người
bệnh phải bó tay chịu chết.
Tội hẹp hịi: Là gặp trường hợp người bệnh ngày thường có chuyện xích
mích với mình, khi mắc bệnh phải nhờ cậy, vì nảy sinh thù ốn mà khơng
chạy chữa bệnh hoặc chạy chữa khơng hết lịng.
Tội thất đức: Gặp người bệnh mồ côi, nghèo hèn, tàn tật không nơi
nương tựa từ chối chữa bệnh hoặc chữa bệnh khơng hết lịng.
Tội dốt: Là kiến thức cịn non kém, kinh nghiệm ít, chẩn đốn bệnh lờ
mờ đã dùng thuốc, có khi dùng thuốc nhầm làm nguy hại cho người bệnh.
Với tâm huyết của mình, trong tác phẩm lớn “Y tông tâm lĩnh”, ông đã
nêu cao vấn đề y đức trong nghề y và đưa ra những điều giáo huấn xây dựng
y đức thơng qua “Chín điều y huấn cách ngôn” để cho muôn đời sau. Suốt


17
cuộc đời mình, Hải Thượng Lãn Ơng ln là hình ảnh cao đẹp của người thầy
thuốc với kiến thức uyên thâm, với tinh thần trách nhiệm cao cả trong nghề
nghiệp, lòng nhẫn nại, tận tâm, đức hy sinh và lòng thương yêu người bệnh vô
bến bờ.
- Di huấn của Nguyễn Đình Chiểu trong Ngư tiều y thuật vấn đáp phần
Y khoa là âm cơng tâm niệm:
Nhớ câu “Y tích âm cơng”
Ta nên chứa phúc để dùng lâu thay
Hỡi ai có bụng như vầy
Đạo Y ngày sáng, tiến thầy nào hư [46, tr.74].
Nghề y không phải nghề buôn bán, ông đã khuyên răn:
Vài liều thuốc cứu mấy tiền
Đòi ăn trăm chục lại thêm thưởng ngoài

Huống chi thầy thuốc cứu dân
Sao đành tham của lột tiền người ta [46,tr 75].
Phải có đức tính khiêm nhường, học thầy và ln nhớ ơn thầy:
Sách y lắm chỗ kín sâu
Trước sau chọn đạo phải ăn học thầy
Muốn nên đạo đức vượt bầy
Xưa nay ai có bỏ thầy mà hay [46, tr.75].
Như vậy, con người là một sinh vật trong vũ trụ (nhân thân tiểu thiên
chịu mọi ảnh hưởng và chi phối bởi vũ trụ. Con người muốn tồn tại với sức
khoẻ, thể trạng tốt thì phải biết hồ hợp với thiên nhiên và mơi trường sống.
Từ thực tiễn đó và đặc biệt qua lời dạy của các đại danh y, chúng ta thấy
người thầy thuốc khi tiếp xúc với người bệnh và chữa bệnh không chỉ nhìn
thấy cái bệnh của họ và phải thấy tổng thể con người của họ về tâm lý, trạng
thái tinh thần, hồn cảnh gia đình, nhu cầu nguyện vọng,… có như thế mới
chữa bệnh được cho bệnh nhân. Vì thế, “Thầy thuốc nào mang lại niềm tin,
niềm yêu cuộc sống cho người bệnh, người đó có y đức nhất” [75, tr.5].


18
Tuy ở các hoàn cảnh lịch sử xã hội khác nhau, cách diễn đạt khác nhau
khi nói về người thầy thuốc cả Tuệ Tĩnh đến Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu
Trác đến Nguyễn Đình Chiểu đều tập trung đến vấn đề đạo đức và tài năng,
trong đó yếu tố đức luôn luôn là gốc, là yếu tố quyết định.
Đức: Có lịng nhân ái thương người khơng phân biệt giàu nghèo, sang hèn,
khó khăn, xa gần; trong chữa trị; thực hiện công bằng trong khám chữa bệnh.
Tài: Khiêm tốn không ngừng học hỏi, tơn thầy, kính bạn...
1.1.3. Kế thừa tinh hoa y đức của nhân loại
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, dưới ách thống trị tàn ác của thực dân
Pháp, dân tộc ta quằn quại trong đêm trường nơ lệ. Trong bối cảnh ấy, Hồ Chí
Minh đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước, Bác đã đi tới tất cả các châu

lục, từ châu Á đến châu Âu, châu Phi, châu Mỹ. Với trí tuệ uyên bác, phương
pháp tư duy độc lập, sáng tạo, Bác đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ
nghĩa Mác - Lênin. Trung thành với quan điểm của Lênin, Hồ Chí Minh
khẳng định, người cộng sản chân chính là người biết thu hái những gì là tinh
hoa của nhân loại. Hồ Chí Minh nhận rõ mặt tích cực cách mạng, những tư
tưởng tiến bộ, cũng như những thành tựu khoa học - kỹ thuật của các cuộc
cách mạng tư sản không phải là riêng của giai cấp tư sản mà đó là di sản tiến
bộ của nhân loại. Phương pháp này đã giúp cho Hồ Chí Minh nhận rõ giai cấp
tư sản giương cao những tư tưởng tiến bộ như tự do - bình đẳng - bác ái để
khi giành chính quyền lại thiết lập một chế độ tư bản đầy rẫy bất cơng, bất
bình đẳng và tàn ác, trong nước thì bóc lột cơng nhân, nơng dân, ngồi nước
thì áp bức thuộc địa. Giai cấp tư sản đã lợi dụng kết quả, những bước phát
triển khoa học - kỹ thuật để phục vụ cho đặc quyền đặc lợi giai cấp của mình.
Hồ Chí Minh nhận rõ trong q trình đấu tranh để tồn tại và phát triển,
từ rất sớm dân tộc Việt Nam khơng bó hẹp trong khn khổ của dân tộc hạn
hẹp mà đã mở cửa giao lưu với nhiều dân tộc, nhất là các nước láng giềng.
Con đường đó đã làm phong phú hơn những kinh nghiệm, những tri thức về y
học dân tộc Việt Nam. Nhờ vậy mà nhân dân ta khơng những có tri thức trị


19
bệnh bằng thuốc Nam mà cịn có tri thức trị bệnh bằng thuốc Bắc. Đi nhiều,
học nhiều giúp Hồ Chí Minh không chỉ kế thừa di sản truyền thống y đức của
dân tộc mà cịn tiếp thu có chọn lọc tinh hoa của nhân loại.
Ở phương Đơng, y đức có nguồn gốc từ quan niệm cái đức của người
thầy thuốc phải rộng như biển cả và tự mình phải minh. Nếu có cầu xin là cầu
xin tất cả những gì có thể cứu được bệnh nhân từ nước, lửa, cây cỏ như Vêda:
Hãy cứu sống kẻ này như các mẹ hiền và khi đó các thầy thuốc sẽ được trọng
vọng như bậc thần thánh.
Phật giáo và thuyết nhân - quả luân hồi khuyên người thầy thuốc giỏi

phải có đức độ, vị tha như lời khuyên của phật y đức là niết bàn.
Theo Lão học và Đạo học: Bản chất của y khoa là cứu người, cái đức của
ông thầy thuốc là cứu người mà khơng thấy rằng mình cứu người, khơng nói
rằng mình cứu người.
Cách đây hơn 2300 năm (trước Hải Thượng Lãn Ông 2000 năm), ở Hy
Lạp đã ra đời một bậc đại danh y được lưu danh lại cho hậu thế như là một tổ
sư của ngành y phương Tây. Lưu lại cho đến ngày nay là lời thề tuyên thệ mà
mọi người ngành y đều biết, mệnh danh là "Lời thề Hypocrate":
Tôi xin thề trước Apollon thần chữa bệnh, trước Asclepius thần y học,
trước thần Hygieia và Panacea, và trước sự chứng giám của tất cả các nam nữ
thiên thần, là tôi sẽ đem hết sức lực và khả năng để làm trọn lời thề và lời cam
kết sau đây:
Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra tôi.
Tôi sẽ chia sẻ với các vị đó của cải của tơi, và khi cần tôi sẽ đáp ứng những
nhu cầu của các vị đó. Tơi sẽ coi con của thầy như anh em ruột thịt của tôi và
nếu họ muốn học nghề y thì tơi sẽ dạy cho họ khơng lấy tiền công mà cũng
không dấu nghề. Tôi sẽ truyền đạt cho họ những nguyên lý, những bài học
truyền miệng và tất cả vốn hiểu biết của tôi cho các con tôi, các con của các
thầy dạy tôi và cho tất cả các mơn đệ cùng gắn bó bởi một lời cam kết và một
lời thề đúng với y luật mà không truyền cho một ai khác.


20
Tơi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả năng và
sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công.
Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ một ai, kể cả khi họ u cầu và
cũng khơng tự mình gợi ý cho họ; cũng như vậy, tôi sẽ không trao cho bất cứ
người phụ nữ nào những thuốc gây sẩy thai.
Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết.
Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật mở bàng quang mà dành cơng

việc đó cho những người chun.
Dù vào bất cứ nhà nào, tơi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh
mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên
tự do hay nô lệ.
Dù tôi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngồi lúc
hành nghề của tơi, tơi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ cần để
lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa vụ.
Nếu tôi làm trọn lời thề này và khơng có gì vi phạm tơi sẽ được hưởng
một cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi
của mọi người. Nếu tôi vi phạm lời thề này hay tơi tự phản bội, thì tôi sẽ phải
chịu một số phận khổ sở ngược lại.
Thời điểm xuất hiện của lời thề này vào khoảng thế kỷ thứ tư trước
cơng ngun. Nó đã được sửa chữa nhiều để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử
của Hy Lạp qua từng giai đoạn khác nhau. Hyppocrates là người đầu tiên đưa
ra chuẩn mực của nghề y là đòi hỏi của người thầy thuốc khi hành nghề phải
đặt lợi ích của bệnh nhân lên trên lợi ích của bản thân, thậm chí có lúc phải hy
sinh chính bản thân mình vì bệnh nhân hoặc lợi ích của cộng đồng. Trong lời
thề, Hippocrates cũng nhấn mạnh rằng người thầy thuốc trước hết phải có
lương tâm và việc chữa bệnh phải theo lương tâm của mình. Điều này là một
nguyên tắc hết sức quan trọng của đạo đức. Khi chữa bệnh theo lương tâm
mới tránh khỏi mọi bất công với người bệnh. Đây là một đòi hỏi lớn trong xây
dựng đội ngũ thầy thuốc để họ có bản lĩnh hành nghề bằng lương tâm của


21
mình. Trong nền y học hiện đại ngày nay, lời thề này có những điểm khơng
cịn phù hợp (ví dụ như không chấp nhận phá thai). Tuy nhiên, ý nghĩa lịch sử
và thiêng liêng của nó vẫn có nghĩa vơ cùng quan trọng.
- Năm 1924 M.I Kalini, một nhà chính trị lỗi lạc đã trả lời một câu hỏi,
trong một hội nghị cán bộ y tế Liên Xô trước đây về luân lý ngành y: Không

thể đem so sánh người cán bộ y tế với những người làm công tác khác được.
Những đức tính mà nghề khác cần đến thì lại chưa đủ đối với người làm công
tác y tế. Cịn những đức tính vừa đủ cho những người lao động khác để có thể
đạt được những kết quả tốt thì lại cịn là rất ít ỏi đối với người cán bộ y tế.
Trong quá trình nghiên cứu các xã hội tư bản Âu - Mỹ, Hồ Chí Minh
nhìn nhận nền y học phương Tây như một bước tiến bộ vượt bậc trong việc
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ con người. Thành tựu đó là của chung lồi
người. Đồng thời, Hồ Chí Minh cũng khơng phủ nhận những giá trị to lớn của
y học phương Đông. Do vậy, Hồ Chí Minh nhận định nền y học phương Tây
là bước phát triển, tiến bộ vượt bậc, song không phải thầy thuốc và thuốc tây
là chữa được mọi thứ bệnh. Cũng có bệnh thầy thuốc và thuốc tây khơng chữa
được, mà Đông y, thuốc "Ta" chữa được và ngược lại. Do vậy, Đông - Tây y
cần phải phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc chăm sóc sức khoẻ và chữa trị
bệnh cho mọi người. Hồ Chí Minh cũng chỉ ra việc giai cấp tư sản biến những
thành quả cao nhất của y học hiện đại để bảo vệ sức khoẻ và chữa bệnh cho
riêng giai cấp của mình là điều mà lồi người phải đấu tranh loại trừ. Đó là
những phương pháp nhìn nhận thế giới hết sức đặc sắc, rất biện chứng khoa
học và cách mạng của Hồ Chí Minh.
Chủ nghĩa nhân văn là hệ thống quan điểm coi trọng nhân phẩm,
thương yêu con người, coi trọng quyền của con người được phát triển tự do,
coi lợi ích của con người là tiêu chuẩn đánh giá các quan hệ xã hội, như vậy
chủ nghĩa nhân văn được hiểu như chủ nghĩa nhân đạo.
Như vậy chúng ta thấy rõ là: Tư tưởng y đức Hồ Chí Minh có được nhờ
tiếp thu và phát huy truyền thống y đức của ông cha ta, tinh thần y đức của


22
nhân loại và chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng
Việt Nam, trên cương vị Chủ tịch nước Hồ Chí Minh ln quan tâm coi trọng
việc chỉ đạo cán bộ y tế không chỉ phấn đấu giỏi về năng lực chuyên môn, mà

phải chú trọng rèn luyện về y đức.
1.1.4. Lòng thương dân của Hồ Chí Minh
Với mục đích giải phóng dân tộc khỏi sự nơ dịch, áp bức, giải phóng
giai cấp, giải phóng con người, xây dựng một xã hội mới - xã hội xã hội chủ
nghĩa, tự do, bình đẳng, bác ái. Đó là “một chủ nghĩa cộng sản có tính
người…, một chủ nghĩa cộng sản tơn trọng cá nhân, biết khóc, biết cười, biết
ngâm vịnh” [73, tr.312].
Thấm nhuần truyền thống nhân ái của dân tộc, chắt lọc những giá trị
tinh hoa nhân văn của thế giới mà hạt nhân là chủ nghĩa nhân văn cộng sản,
cuộc đời của Hồ Chí Minh đã toát lên tinh thần nhân ái, nhân văn sâu sắc.
Hồ Chí Minh rất quý trọng sinh mạng con người. Trong bài nói chuyện
tại lớp Nghiên cứu chính trị khóa II ngày 8-12-1956, Người nói: “Trong bầu
trời khơng có gì q bằng nhân dân. Trong thế gới khơng có gì mạnh bằng lực
lượng đoàn kết của nhân dân" [63, tr.453]. Người hành động hết sức mình để
đem lại hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam. Thật cảm động vì những lời lẽ
thống thiết từ trái tim Hồ Chí Minh trong lời phát biểu tại Đại hội toàn quốc
lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp:
… Tôi đến đây với tư cách là đảng viên xã hội, để phản kháng
những tội ác ghê tởm trên quê hương tôi… Chúng tôi không những
bị áp bức và bóc lột một cách nhục nhã, mà còn bị hành hạ và đầu
độc một cách thê thảm… “đầu độc” bằng thuốc phiện, bằng rượu…
Nhà tù nhiều hơn trường học, lúc nào cũng mở cửa và chật ních
người [54, tr.34].
Hồ Chí Minh đã hiến dâng tình cảm, cả cuộc đời cho dân tộc và nhân
loại. Tài sản Người để lại không chỉ là tư tưởng cách mạng cao cả mà tấm
gương đạo đức trong sáng, sự hy sinh vì lý tưởng cao cả, vì nghĩa quên mình,


23
suốt đời tận tụy mà không nghĩ đến bản thân mình. Lịng nhân ái, nhân văn

cao đẹp của Hồ Chí Minh có sức mạnh to lớn, vượt qua mọi thời gian và
không gian để đi vào đời sống mọi số phận con người, thôi thúc chúng ta ra
sức hành động vì tình, vì nghĩa.
Tóm lại, được tắm mình trong truyền thống nhân ái của dân tộc, tiếp
thu có chọn lọc tư tưởng nhân văn của nhân loại, Hồ Chí Minh xuất hiện trên
đài chính trị khơng chỉ là một nhà cách mạng chuyên nghiệp mà còn là nhà
nhân văn sâu sắc. Người xây dựng tư tưởng y đức của mình cùng với quá
trình làm giàu chủ nghĩa nhân văn cách mạng, chủ nghĩa nhân văn cộng sản.
1.2. Y ĐỨC VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

* Y đức
Trong lịch sử từ cổ chí kim, từ Đơng sang Tây, chưa có một lãnh tụ nào,
một chính khách nào lại quan tâm đến vấn đề chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức
khỏe nhân dân và y đức của người cán bộ y tế như Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tuy Người khơng định nghĩa về y đức nhưng hạt nhân của khái niệm y
đức được Người khái quát “Lương y phải như từ mẫu” mà các thầy thuốc có y
đức đều quán triệt. Trên nền tảng quan niệm ấy, một số nhà nghiên cứu đã cụ
thể hóa thêm:
Theo Đỗ Nguyên Phương: “Y đức là những tiêu chuẩn, quy tắc của đời
sống xã hội điều chỉnh hành vi xử sự và quan hệ của người thầy thuốc đối với
bệnh nhân cũng như đối với đồng nghiệp, nó xác định bổn phận, lương tâm,
danh dự và hạnh phúc của người thầy thuốc” [75].
Tác giả Ngô Gia Hy cho rằng: “Cốt lõi của y đức là bổn phận của người
thầy thuốc” [46].
Như vậy, y đức là một bộ phận của đạo đức xã hội, mang đầy đủ tính
chất của đạo đức nói chung, nhưng do đặc thù riêng của nghề y nên có những
quy định mang tính nghề nghiệp. Y đức là đạo đức của người làm công tác y
tế, bao gồm một hệ thống quy tắc, chuẩn mực, thể hiện đạo lý, lương tâm và
trách nhiệm về tinh thần thái độ, cách cư xử… của thầy thuốc đối với bệnh
nhân, với đồng nghiệp và với bản thân mình.



24
* Giáo dục y đức cho sinh viên ngành y
Giáo dục y đức cho sinh viên được thực hiện thông qua một hệ thống tác
động sư phạm, phối hợp từ các lực lượng giáo dục. Trong nhà trường đó là sự
lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng, sự quản lý của bộ máy chính quyền và sự
tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội.
* Y tế
Là ngành y học ứng dụng, chuyên việc phòng, chữa bệnh và bảo vệ
sức khoẻ cho nhân dân.
* Bệnh y sinh
Bệnh y sinh là những chứng bệnh do thầy thuốc, cán bộ y tế gây ra. Đó
là một cơ thể mới hay một triệu chứng cơ thể mới hoặc biến chứng của một
bệnh cơ thể sẵn có xuất hiện do lời nói hay thái độ, hoặc tác phong không
đúng về mặt tâm lý của nhân viên y tế gây tác hại đến tinh thần bệnh nhân,
ám thị mạnh mẽ và từ đó ảnh hưởng đến cơ thể bệnh nhân.
Hiện nay, người ta còn cho rằng bệnh y sinh là tất cả những triệu chứng
mới xuất hiện do những sơ suất của cán bộ y tế, của cán bộ giảng dạy lâm
sàng, của y sinh, sinh viên, hoặc do khâu quản lý hồ sơ chưa cẩn thận để cho
bệnh nhân xem được và hiểu chưa đầy đủ gây nên. Cũng có khi cịn do sơ
suất trong dùng thuốc gây nên cho người bệnh.
Y sinh trong quá trình đến với nghề, học tập và thực hành y nghiệp,
được tiếp xúc với người bệnh, thấu hiểu sứ mệnh của mình và nỗi đau khổ
của người khác, sẽ dần dần hình thành đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
1.3. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ Y ĐỨC

1.3.1. Vị trí, vai trị của y đức
* Nghề y là một nghề đặc biệt
Có thể thấy, nghề y là một trong số những ngành nghề hình thành sớm

nhất trong lịch sử nhân loại. Và trong thời đại nào nghề y cũng luôn được xã
hội tôn trọng và yêu mến.
Những người hoạt động trong lĩnh vực y tế có nhiệm vụ khám, chữa
bệnh, phịng bệnh và chăm sóc, nâng cao sức khỏe của con người. Chính vì


25
vậy, nghề y không đơn thuần là một loại nghề nghiệp hay loại hình dịch vụ
như những nghề khác. Nó là một nghề đặc biệt, bởi trước đến nay là nghề mà
hành vi hành nghề ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Đại danh y Lê Hữu
Trác đã từng nói: Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng
con người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm
nhiệm vụ của mình khơng nên cầu lợi kể công.
Người làm nghề y không những cần có tài cao, mà đặc biệt cần tấm
lịng nhân ái, thấu hiểu tình người để có thể cảm thơng, chia sẻ, làm vơi đi nỗi
đau khổ của người bệnh. Quan trọng hơn, từ yêu thương con người, người
thầy thuốc sẽ nhiệt tình cứu chữa cho bệnh nhân, trau dồi nhân lực và hăng
say nghiên cứu các phương pháp điều trị bệnh tốt hơn. Thấu hiểu điều này,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng: Cán bộ y tế phải thương yêu, săn
sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình
đau đớn" và "Lương y phải như từ mẫu" là một đòi hỏi khách quan trong thực
hành y nghiệp.
Do đặc điểm riêng biệt của nghề y mà xã hội đòi hỏi việc lựa chọn
những người hành nghề phải theo những tiêu chuẩn đạo đức đặc biệt, thể hiện
rõ qua việc nhấn mạnh trách nhiệm của người thầy thuốc đối với bệnh nhân.
Trước hết, người thầy thuốc cần có tấm lịng sẵn sàng cứu chữa người
bệnh. Họ rất cần sự giúp đỡ của thầy thuốc, sẵn sàng tuân theo lời thầy thuốc.
Vì thế, người thầy thuốc chỉ cần có những hành động quan tâm như hỏi han,
thăm khám bệnh kỹ càng, lắng nghe bệnh nhân... cũng đủ để họ thoải mái về
tinh thần và tin tưởng thầy thuốc hơn. Sự sẵn sàng cứu giúp người bệnh là điều

kiện tiên quyết hình thành và thực hành đạo đức nghề y. Vì vậy, mỗi người thầy
thuốc cần rèn luyện để đức tính đó trở thành bản năng thực thụ của mình.
Thứ hai, trách nhiệm của người thầy thuốc còn thể hiện ở sự tận tụy, hết
lịng vì cơng việc cứu chữa người bệnh. Điều này được thể hiện qua nhiều
khía cạnh trong cơng việc như: trong theo dõi bệnh nhân, cần thường xuyên
túc trực để quan sát được những biểu hiện nhỏ nhất, cần nỗ lực hết sức để cứu


×