Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHƯƠNG THỨC LÃNH đạo dưới ÁNH SÁNG tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH luan van dong quyen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.39 KB, 112 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và của dân tộc Việt
Nam. Tư tưởng của Người là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta,
là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong di sản tư tưởng Hồ Chí
Minh về xây dựng Đảng, những luận điểm của Người về phương thức lãnh đạo
của Đảng cầm quyền là một nội dung rất quan trọng.

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp cơng nhân và
cả dân tộc, giữ vai trị lãnh đạo cả hệ thống chính trị. Để thực hiện tốt vai trị
ấy, địi hỏi Đảng phải có đường lối lãnh đạo khoa học đúng đắn, có khả năng
dự báo tình hình, tổ chức thực hiện có hiệu quả, biến đường lối chính sách
của Đảng thành phong trào cách mạng của quần chúng. Chủ tịch Hồ Chí
Minh thường nói “cách thức lãnh đạo” có vai trị rất quan trọng, quyết định
sự thành công của cách mạng. Lãnh đạo đúng, cách mạng thành cơng; lãnh
đạo kém, cách mạng gặp khó khăn, thậm chí thất bại.
Quán triệt và vận dụng tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong những
năm qua, Đảng ta đã ra nhiều Nghị quyết về xây dựng Đảng, đề ra các giải
pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng cầm quyền
ngang tầm nhiệm vụ, tạo nhiều chuyển biến tích cực trong cơng tác xây dựng
Đảng nói chung.
Tuy nhiên, như Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung
ương khóa XI của Đảng nhận định: “Bên cạnh những kết quả đã đạt được, cơng
tác xây dựng đảng cịn khơng ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém,
khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm khắc phục, làm giảm sút lòng tin
của nhân dân đối với Đảng ” [38, tr.21]; một số vấn đề lý luận và chỉ đạo thực

tiễn chưa đáp ứng đòi hỏi của thời kỳ mới.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đang tiến hành cơng
cuộc đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2020




2
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt
được mục tiêu đó, tất yếu phải đổi mới và nâng cao hiệu quả phương thức
lãnh đạo của Đảng.
Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh
về phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền, trong những năm qua Đảng bộ
Hậu Giang đã đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng Đảng trong sạch,
vững mạnh, chú trọng đổi mới nâng cao hiệu quả phương thức lãnh đạo để
đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung
dân chủ, tự phê bình và phê bình trong Đảng; công tác cán bộ, công tác đảng
viên được chú trọng; công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường. Đảng bộ
Hậu Giang đã có nhiều chủ trương sáng tạo về phát triển kinh tế, văn hóa - xã
hội; an ninh chính trị ở tỉnh Hậu Giang cơ bản được giữ vững; lòng tin của
nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được củng cố. Việc triển khai thực hiện
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đạt
được những kết quả thiết thực, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức
của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
Song, bên cạnh những kết quả đạt được, việc nâng cao hiệu quả lãnh
đạo, mà trọng tâm là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hậu
Giang trong thời gian qua vẫn cịn tồn tại khơng ít hạn chế. Việc đổi mới, nâng
cao hiệu quả phương thức lãnh đạo còn chậm, chưa nhanh nhạy trong phát
hiện, giải quyết những vấn đề phức tạp xảy ra ở cơ sở; công tác cán bộ, cơng
tác đảng viên cịn nhiều yếu kém; trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng
viên chưa thực sự đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn; kinh tế - xã hội của tỉnh phát
triển chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh...
Để nâng cao năng lực lãnh đạo, Đảng bộ tỉnh Hậu Giang đã xác định
phải coi xây dựng các cấp bộ Đảng trong sạch, vững mạnh là then chốt; phải
đặc biệt chú trọng việc nâng cao hiệu quả phương thức lãnh đạo của Đảng bộ

các cấp; đổi mới công tác cán bộ, đảng viên; tăng cường hơn nữa công tác


3
kiểm tra, giám sát; tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”…; khắc phục những hạn chế trong cơng
tác xây dựng Đảng.
Chính vì vậy, việc phân tích đúng thực trạng và nguyên nhân, luận giải
những vấn đề đang đặt ra trong công tác xây dựng Đảng ở Đảng bộ tỉnh Hậu
Giang, đề ra những giải pháp có tính khả thi, nâng cao hiệu quả phương thức
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hậu Giang là công việc hết sức quan trọng để phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà trong thời kỳ đổi mới, hội nhập hiện nay.
Tình hình thế giới và trong nước đang có nhiều biến đổi, để nâng cao năng lực
và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Đảng thật sự là đạo đức, là văn minh
như Hồ Chí Minh hằng mong mỏi thì việc đổi mới, nâng cao hiệu quả phương
thức lãnh đạo của Đảng là một vấn đề cấp bách, hết sức nóng bỏng, mang tính
thời sự đối với Đảng ta nói chung, Đảng bộ tỉnh Hậu Giang nói riêng.
Chính vì lẽ đó, tác giả chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả phương thức
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hậu Giang theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm đề
tài luận văn thạc sĩ khoa học chính trị chun ngành Hồ Chí Minh học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nâng cao hiệu quả phương thức lãnh đạo của Đảng có vai trị rất quan
trọng trong công tác xây dựng Đảng. Bước đầu tìm hiểu, tác giả được biết đã
có một số cơng trình khoa học nghiên cứu, bài viết liên quan đến đề tài được
cơng bố.
* Về sách chun khảo
- Trần Đình Huỳnh (Chủ biên) (1993), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh
về xây dựng Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả phân tích những
luận điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản; vai trị của Đảng cầm
quyền trong quan niệm của Hồ Chí Minh. Những nội dung tư tưởng của Hồ

Chí Minh về xây dựng Đảng. Vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh để xây
dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.


4
- Mạch Quang Thắng (1995), Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng
sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã trình bày những nội
dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, về sự ra đời
của Đảng Cộng sản Việt Nam; về bản chất giai cấp, nguyên tắc tổ chức và
sinh hoạt đảng; vấn đề kiểm tra, kỷ luật Đảng, tư cách đảng viên, cán bộ.
Quan hệ giữa Đảng và dân, quan hệ quốc tế của Đảng. Đổi mới và chỉnh đốn
Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh…
- Bùi Đình Phong, Phạm Ngọc Anh (2001), Công tác xây dựng Đảng
trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Lao
động, Hà Nội. Các tác giả đã phân tích, nghiên cứu và xác định mục đích, nội
dung công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
mạnh chiến đấu của Đảng. Khi cuốn sách tái bản (2005), các tác giả đã bổ
sung nội dung tổng kết thực tiễn công tác xây dựng Đảng, làm rõ một số vấn
đề lý luận, quán triệt và triển khai các quan điểm chỉ đạo, định hướng của Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX.
- Triệu Quang Tiến (Chủ biên) (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng Đảng, Nxb Lao động, Hà Nội. Nội dung chính của quyển sách giới thiệu
một số bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Tổng Bí
thư về xây dựng Đảng. Các bài nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây
dựng Đảng, về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Đinh Xuân Lý (2005), Tìm hiểu vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự
nghiệp cách mạng Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nội dung chính
của cuốn sách là những bài nghiên cứu của tác giả về vai trị của Hồ Chí Minh
trong xác định con đường cách mạng Việt Nam, vai trị của tư tưởng Hồ Chí
Minh với thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

- Bùi Đình Phong, Phạm Ngọc Anh (Đồng chủ biên) (2006), Vận dụng
và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong thời kỳ đổi mới,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trong cuốn sách này các tác giả đã phân tích,


5
lý giải 10 vấn đề cơ bản trong công tác xây dựng Đảng: phát triển tư duy lý
luận của Đảng về tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng lãnh đạo là nhân tố quyết định
thành công của cách mạng, giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công
nhân, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ…
- Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Xây
dựng Đảng (2007), đã ấn hành Tập bài giảng Hệ thống chính trị và nghiệp vụ
cơng tác tổ chức, trong đó phân tích về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của tổ chức cơ sở Đảng, đặc biệt là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Mạch Quang Thắng (2007), Đảng Cộng Sản Việt Nam những vấn đề
cơ bản về xây dựng Đảng, Nxb Lao động, Hà Nội. Gồm những chuyên khảo
về phương pháp luận nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; vai trị
lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị; trong xây dựng nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa; về xây dựng chỉnh đốn Đảng; về tăng cường công tác đối ngoại
của Đảng…
- Phạm Ngọc Anh (Chủ biên) (2013), Xây dựng Đảng Cộng sản Việt
Nam cầm quyền, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã trình bày rõ
những yêu cầu trong công tác xây dựng Đảng khi Đảng ta trở thành đảng cầm
quyền lãnh đạo Nhà nước và tồn xã hội. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu lên
những giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo giữ vững sự cầm quyền của Đảng.
* Luận án, luận văn
- Nguyễn Phương An (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng
ta là đạo đức là văn minh, Luận văn Thạc sĩ Chính trị học chuyên ngành Hồ
Chí Minh học. Tác giả đã phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng

“là đạo đức, là văn minh” và quá trình vận dụng của Đảng ta trong thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Nguyễn Thị Ngọc (2013), Quan điểm của Hồ Chí Minh Đảng ta là
đạo đức là văn minh - giá trị lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ chuyên


6
ngành Hồ Chí Minh học, luận giải sâu về giá trị lý luận thực tiễn, quan điểm
của Người đối với công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng.
* Các bài viết đăng trên các báo, tạp chí
- Vũ Văn Châu (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức lãnh
đạo của Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền, Tạp chí Xây dựng Đảng (3).
- Nguyễn Hữu Đổng - Bùi Khắc Hằng (2004), Tìm hiểu phương thức
lãnh đạo của Đảng trong tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh, Tạp chí Lý luận
chính trị, (7).
- Nguyễn Hữu Đổng (2005), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Đảng Cộng sản, (9).
- Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về phương thức lãnh đạo của Đảng (2006),
Tạp chí Xây dựng Đảng, (4).
- Trần Đình Huỳnh (2008), Hồ Chí Minh về cách lãnh đạo, Tạp chí Xây
dựng Đảng (9).
- Bùi Đình Phong (2008), Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trị của
Đảng cầm quyền trong cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Tạp
chí Lịch sử Đảng, (11).
- Nguyễn Trọng Phúc (2008), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
trong thời kỳ mới, Tạp chí Lịch sử Đảng, (2).
- Vũ Trọng Dung (2008), Về đạo đức, nhân cách người cán bộ đảng
viên trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Tạp chí Lịch sử Đảng, (7).
- Nguyễn Văn Bạo (2009), Rèn luyện đạo đức cách mạng - một nội
dung quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Lịch sử Đảng, (1).

- Trương Minh Dục, (2009), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới phương
thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”,
Tạp chí Khoa học chính trị, (2).
- Vũ Văn Phúc (2011), Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, Tạp chí Cộng sản điện tử.


7
- Lê Văn Thịnh (2011), Hồ Chí Minh bàn về phẩm chất, năng lực lãnh
đạo của người cán bộ, Tạp chí Lịch sử Đảng, (7),
- Ngơ Huy Tiếp (2013), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối
với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân hiện nay, Báo điện
tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Nguyễn Khắc Diệu (2013), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với các doanh nghiệp nhà nước, Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử, (5).
- Nguyễn Thị Kim Dung (2013), Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng theo tư
tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử.
- Nguyễn Thành Cơng (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
Đảng ta trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”, Tạp chí Cộng sản
điện tử, (4).
- Nguyễn Thị Kim Dung (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng,
chỉnh đốn Đảng, Đặc san Hồ Chí Minh học, (2).
- Trần Văn Hải (2013), Vì sao Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng vấn đề
xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh, Đặc san Hồ Chí Minh
học, (2).
- Phạm Văn Bính (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác kiểm tra - giá
trị lý luận và thực tiễn trong xây dựng Đảng, Đặc san Hồ Chí Minh học, (2)…
Dưới các góc độ đậm, nhạt khác nhau các cơng trình nghiên cứu nêu
trên đã đề cập đến các khía cạnh chủ yếu về nâng cao năng lực lãnh đạo của
Đảng; phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng; về đổi mới

phương thức lãnh đạo của Đảng. Song, cho đến nay vẫn chưa có cơng trình
khoa học nào nghiên cứu về nâng cao hiệu quả phương thức lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh Hậu Giang theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng tơi thấy rằng,
đây là vấn đề cần nghiên cứu nhằm nhận thức rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về
phương thức lãnh đạo của Đảng, trên cơ sở đó góp phần nâng cao năng lực
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hậu Giang đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh
cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa.


8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức lãnh đạo của Đảng
cầm quyền; vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức lãnh đạo của
Đảng cầm quyền vào nâng cao hiệu quả phương thức lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh Hậu Giang hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Phân tích và trình bày những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền.
- Trình bày khái quát thực trạng phương thức lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Hậu Giang từ năm 2004 đến năm 2013.
- Đề xuất mục tiêu, phương hướng và một số giải pháp góp phần nâng
cao hiệu quả phương thức lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hậu Giang thời kỳ đẩy
mạnh cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền.
- Thực trạng phương thức lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hậu Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức lãnh đạo của Đảng

Cộng sản cầm quyền thể hiện trong các tác phẩm và hoạt động thực tiễn của Người.
- Những vấn đề về phương thức lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hậu Giang
từ khi tách tỉnh (2004) đến 2013.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về xây dựng Đảng và phương thức lãnh đạo của Đảng nói riêng.


9
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử và lơgíc lịch sử,
nghiên cứu văn bản, thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp, khảo sát thực
tiễn và một số phương pháp bổ trợ.
6. Những đóng góp về khoa học của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ những quan điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ
Chí Minh về phương thức lãnh đạo của Đảng và những nhân tố bảo đảm hiệu
quả phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền.
- Trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức lãnh đạo
của Đảng cầm quyền, đề xuất mục tiêu, phương hướng và một số giải pháp
nâng cao hiệu quả phương thức lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hậu Giang trong
thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ những quan điểm cơ
bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức lãnh đạo của Đảng cầm
quyền. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho cấp ủy đảng, chính
quyền các cấp tỉnh Hậu Giang và phục vụ việc học tập, giảng dạy ở Trường
Chính trị tỉnh, các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị cấp huyện của tỉnh Hậu Giang.
8. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận văn gồm 02 chương, 5 tiết.


10
Chương 1
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN CẦM QUYỀN
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1.1.1. Đảng cầm quyền
Đảng chính trị là một tổ chức đại diện cho một giai cấp hoặc bộ phận
của giai cấp, tập hợp những người đại diện ưu tú nhất của giai cấp để lãnh đạo
giai cấp đấu tranh cho mục tiêu, lý tưởng đề ra. Mục tiêu bao trùm của đảng
chính trị, trước hết là giành chính quyền nhà nước và sử dụng quyền lực nhà
nước để thực hiện các định hướng chính trị, lợi ích của Đảng. Khi giành được
chính quyền nhà nước, đảng đó trở thành đảng cầm quyền.
Đảng cầm quyền là phạm trù được sử dụng nhiều trong khoa học chính
trị và trong đời sống chính trị đương đại, được sử dụng rộng rãi ở các nước
phương Tây ngay khi hình thành các đảng chính trị. Đảng cầm quyền có
nghĩa là đảng nắm giữ chính quyền nhà nước, lãnh đạo nhà nước và xã hội.
Theo V.I.Lênin, đảng cầm quyền được hiểu là “đảng nắm chính quyền” thơng
qua những người đại diện của đảng trực tiếp thực hiện việc quản lý điều hành
bộ máy nhà nước. Những cán bộ, đảng viên trong bộ máy nhà nước phải hoạt
động làm sao bảo đảm vừa với tư cách là người đại diện cho đảng thực hiện
việc tuyên truyền, vận động quần chúng đi theo đảng, đồng thời là đại biểu
của quần chúng thực hiện công việc quản lý nhà nước. Điều đó cho thấy, đảng
cầm quyền là một khái niệm gắn với quyền lực của Đảng. Tức là đảng có
quyền lực chính trị mà cụ thể là ở việc “nắm chính quyền” hay “nắm quyền
lực nhà nước”. Khơng những thế, theo V.I.Lênin, khi đảng nắm chính quyền

thì đảng khơng chỉ có quyền lực chính trị, mà “với tư cách nhà nước, cịn có
thêm được quyền lực kinh tế” [57, tr.75].
Đảng cầm quyền thể hiện nội dung xác định, cho biết đảng chính trị
nào là lực lượng nắm chính quyền, quản lý đất nước, điều hành mọi hoạt động
của xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.


11
C.Mác và Ph.Ăngghen đã đề cập việc giai cấp vô sản mỗi nước muốn
hoạt động với tư cách giai cấp, phải thành lập một chính đảng độc lập riêng
của mình, tiến hành cách mạng bạo lực. Điều đó có nghĩa, “trước hết phải
giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình
trở thành dân tộc” [62, tr.623-624]. Nhưng sau khi giành được chính quyền,
đảng của giai cấp công nhân cầm quyền như thế nào, lãnh đạo nhà nước ra
sao thì các ơng chưa có điều kiện đề cập đến nhiều.
Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về Đảng và xây dựng Đảng, đảng
cầm quyền là vấn đề được Người đặc biệt quan tâm. Hồ Chí Minh ít dùng
thuật ngữ đảng cầm quyền, mà dùng các thuật ngữ có nội hàm tương tự như
đảng nắm chính quyền, đảng lãnh đạo chính quyền. Tại Đại hội đại biểu tồn
quốc lần thứ II (2/1951), Hồ Chí Minh đã khẳng định:
Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự
hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có
thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của
các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh
đạo cách mạng thành cơng, đã nắm chính quyền toàn quốc [70, tr.25].
Quan niệm của Người nổi bật và đầy đủ nhất được khẳng định trong Di
chúc lịch sử: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải
thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí cơng
vơ tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo,
là người đày tớ thật trung thành của nhân dân” [78, tr.622].

Từ khái niệm trên, ta tìm hiểu thêm khái niệm đảng tư sản cầm quyền
và đảng cộng sản cầm quyền.
Đảng tư sản cầm quyền
Đảng tư sản là chính đảng của giai cấp tư sản ra đời từ cuộc đấu tranh
giai cấp. Đảng tư sản cầm quyền (hay liên minh đảng cầm quyền) trong xã hội
tư bản là kết quả của vận động tranh cử và kết quả bầu cử.


12
Trong hoạt động quản lý của xã hội tư bản, thực hiện cơ chế Tam quyền
phân lập, đây là nét nổi bật của Đảng tư sản cầm quyền. Quyền lực nhà nước
không phải là một thể thống nhất, mà phân chia thành 3 quyền độc lập nhau
(tam quyền phân lập) là quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Đảng tư sản cầm quyền là một tổ chức chính trị phản ánh lợi ích của
giai cấp tư sản. Sự ra đời và phát triển của Đảng tư sản cầm quyền có liên
quan chặt chẽ với quyền tồn tại của các nhóm khác nhau trong xã hội, quyền
các nhóm được kiểm sốt, chi phối lãnh đạo và hạn chế quyền của Đảng cầm
quyền. Đảng tư sản cũng tìm kiếm sự ủng hộ từ dân chúng, nhưng mục tiêu,
mục đích của đảng tư sản là trở thành Đảng cầm quyền, trước hết thỏa mãn
những lợi ích của giai cấp tư sản và thiết lập một Chính phủ để thể hiện ý chí
thống trị xã hội của giai cấp tư sản.
Đảng tư sản ở các nước tư bản có chế độ đa đảng thường gắn liền với
việc bầu Quốc hội và các hoạt động tranh cử. Thông qua các Nghị sĩ là thành
viên của mình mà đảng gây ảnh hưởng đối với các quyết định của Nhà nước,
của Chính phủ nhằm mang lại lợi ích cho nhóm, giai cấp mà nó đại diện.
Đảng nào giành được đa số phiếu theo qui định của Hiến pháp, nắm giữ
cương vị Tổng thống (hoặc Thủ tướng) có quyền lập Chính phủ thì trở thành
đảng cầm quyền.
Khi đảng tư sản trở thành đảng cầm quyền, thông qua các Nghị sĩ là
đảng viên của Đảng, nắm quyền quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt

động của bộ máy Nhà nước. Hoạt động của Nhà nước luôn tuân thủ theo ý chí
của Đảng cầm quyền, cụ thể hóa các mục tiêu, cương lĩnh cũng như quyền lợi
của Đảng vào chính sách của Nhà nước. Ngồi ra, Đảng cịn đưa những tư
tưởng của Đảng thâm nhập vào chính sách, quyết sách của Nhà nước.
Con đường để đảng tư sản cầm quyền củng cố, duy trì vị trí cầm quyền
của mình là những người đại diện cho đảng cầm quyền đang giữ vai trò lãnh
đạo trong bộ máy cơ quan Nhà nước phải thực hiện các chương trình hành


13
động cũng như làm tròn trách nhiệm với các cam kết của đảng mình trong
chiến dịch tranh cử. Việc kiểm soát, giám sát quyền lực trong xã hội tư bản
được thực hiện theo thể chế chính trị và Hiến pháp của mỗi quốc gia, điều đó
đặt ra cho Đảng tư sản những nguy cơ, thách thức dẫn đến mất vai trò cầm
quyền. Biểu hiện cụ thể là ở những mặt như quản lý, điều hành hiệu quả kém;
không thực hiện tốt những cam kết đã ghi trong Cương lĩnh tranh cử, hứa hẹn
với cử tri; quan chức bộ máy tham nhũng… Những mặt này sẽ tạo nên việc
thất cử khi bầu cử được tiến hành.
Đảng Cộng sản cầm quyền
Đảng Cộng sản - chính đảng của giai cấp cơng nhân ra đời là do đòi hỏi
tất yếu khách quan của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân. Đảng
Cộng sản cầm quyền là khái niệm để chỉ một giai đoạn mới của cách mạng.
Đó là thời kỳ mà chủ nghĩa xã hội không chỉ là học thuyết, là lý tưởng, mà đã trở
thành mục tiêu phải hiện thực hóa hàng ngày của Đảng. Đảng Cộng sản trở
thành đảng cầm quyền được đánh dấu bằng việc đảng lãnh đạo cách mạng vơ
sản, giành chính quyền về tay giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động, lãnh đạo
công cuộc tổ chức xây dựng xã hội mới. Lịch sử mơ hình Đảng Cộng sản cầm
quyền đầu tiên là Đảng Cộng sản (b) Nga lãnh đạo Cách mạng tháng Mười
thành công, Nhà nước Xô viết do đảng lãnh đạo được thiết lập (11/1917).
Khác với tiến trình đảng tư sản trở thành đảng cầm quyền, Đảng Cộng

sản trở thành đảng cầm quyền là sản phẩm của một cuộc cách mạng, là sự hy
sinh phấn đấu của giai cấp cách mạng do đảng lãnh đạo mà giành lấy chứ
không phải là kết quả, sản phẩm của một cuộc bầu cử. Cố nhiên, hịa bình
giành chính quyền là vấn đề những người cộng sản cũng nói tới, nhưng thực
tế chưa có.
Kể từ tháng 11 năm 1917, lịch sử Đảng Cộng sản cầm quyền qua nhiều
thăng trầm, nhiều bài học kể cả những bài học về đổ vỡ, không thành công đã
được đúc kết.


14
Đảng Cộng sản cầm quyền lãnh đạo chính quyền Nhà nước, lãnh đạo
cả hệ thống chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội của quần chúng, các lĩnh
vực đời sống xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng là thống nhất, có phân cơng chức
năng lập pháp, hành pháp, tư pháp, khơng tam quyền phân lập, nhưng có cơ
chế giám sát, kiểm soát theo qui định của Hiến pháp, luật pháp và các nguyên
tắc của Đảng.
Có thể khái quát, Đảng Cộng sản cầm quyền là Đảng Cộng sản đã
giành được chính quyền nhà nước để tiếp tục thực hiện sự lãnh đạo của mình
đối với Nhà nước, hệ thống chính trị và tồn xã hội trong điều kiện mới,
nhằm hồn thành sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân, xây dựng xã hội
mới.
Mục tiêu, mục đích của Đảng Cộng sản cầm quyền là thực hiện thắng
lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, lãnh đạo đấu tranh xóa bỏ áp bức,
bóc lột, bất cơng, xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến tới chủ nghĩa cộng sản.
Khi đã có chính quyền thì chính quyền là cơng cụ mạnh mẽ, sắc bén
nhất để đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào cuộc sống, bảo
đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội. Trong phương thức cầm
quyền, ngoài cách thức tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhân dân, Đảng
lãnh đạo chính quyền (Nhà nước) thể chế hố đường lối, chủ trương, chính

sách của Đảng thành Hiến pháp, pháp luật, kế hoạch… và tổ chức nhân dân
thực hiện. Thực chất của Đảng cầm quyền là: Đảng lãnh đạo chính quyền và
thơng qua chính quyền để nhân dân làm chủ Nhà nước, làm chủ xã hội. Khi
Đảng Cộng sản trở thành Đảng cầm quyền, hầu hết các chức quyền trong bộ
máy Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở đều do những người đảng viên cộng
sản đảm nhiệm. Tình hình mới và những nhiệm vụ hồn toàn mới mẻ - tổ
chức, xây dựng xã hội mới đã đặt Đảng Cộng sản trước những thách thức,
nguy cơ chưa từng có. Theo V.I.Lênin, thì lúc này cùng với kẻ thù lớn là chủ
nghĩa đế quốc và giai cấp tư sản, những người cộng sản có 3 kẻ thù chính: thứ


15
nhất là “kiêu ngạo cộng sản chủ nghĩa”, thứ hai là “nạn mù chữ”, thứ ba là
“nạn hối lộ”. Người cho rằng tính “kiêu ngạo cộng sản chủ nghĩa” làm cho
đảng viên “tưởng rằng chỉ bằng những pháp lệnh cộng sản là có thể giải quyết
được tất cả mọi nhiệm vụ của mình”. Cịn “nạn mù chữ”, “bệnh dốt nát” là
nguyên nhân chủ quan đẩy người cộng sản ra khỏi chính trị, khơng thể có
chính trị mà chỉ có những tin đồn đại, những chuyện nhảm nhí, những chuyện
hoang đường, những thiên kiến chứ khơng phải chính trị…
Cuối cùng, nếu cịn có một hiện tượng như nạn hối lộ, nếu cịn có
thể hối lộ được, thì cũng khơng thể nói đến chính trị được… Một
đạo luật chỉ có thể đưa đến kết quả xấu hơn, nếu trên thực tế nó
được đem áp dụng trong điều kiện nạn hối lộ còn được dung thứ và
đang thịnh hành [58, tr.217-218].
Điều đó chứng tỏ rằng, trong điều kiện Đảng đã có chính quyền,
V.I.Lênin đã cảnh báo các nguy cơ: sai lầm về đường lối, quan liêu, xa rời
quần chúng và kiêu ngạo cộng sản.
Nhìn một cách tổng quát thì sai lầm về đường lối, về tổ chức; chủ nghĩa
cá nhân và tệ quan liêu, xa dân, là những mối nguy cơ lớn đối với bất kỳ
Đảng Cộng sản nào khi đã giành được chính quyền.

Ngay khi mới thành lập, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã
xác định mục tiêu giành chính quyền, trở thành đảng cầm quyền. Các văn
kiện của Hội nghị thành lập Đảng khẳng định: mục tiêu “đánh trúc” chính
quyền thực dân phong kiến, lập ra chính quyền công nông binh bằng cuộc dân
quyền tư sản cách mạng và thổ địa cách mạng, để tiến tới xã hội cộng sản.
Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành đảng cầm quyền là sản phẩm của
cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 do Đảng lãnh đạo và mở đầu bằng sự ra
đời của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Đảng tổ chức.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930, đã trở thành lực lượng duy
nhất đảm nhận và hồn thành vai trị lãnh đạo cách mạng nước ta và được


16
nhân dân ta thừa nhận. Mọi thắng lợi của cách mạng nước ta hơn 84 năm qua
đều gắn liền với vai trị lãnh đạo của Đảng. Nhân dân suy tơn Đảng là người
lãnh đạo của mình. Bởi nhân dân thấy rõ chỉ có Đảng mới có khả năng lãnh
đạo nhân dân xây dựng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; Đảng khơng có
lợi ích nào khác ngồi lợi ích của nhân dân và mục đích, lý tưởng phấn đấu
của Đảng cũng là mục đích, nguyện vọng của nhân dân.
Sau khi trở thành Đảng cầm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm vạch
rõ những suy thoái của một số cán bộ, đảng viên và cảnh báo các nguy cơ đối
với một Đảng cầm quyền. Người khái quát, chúng ta có hai kẻ thù to là chủ
nghĩa thực dân đế quốc (giặc ngoại xâm) và chủ nghĩa cá nhân (giặc nội xâm)
- giặc trong lòng. “Giặc nội xâm” là căn nguyên của các căn bệnh quan liêu,
tự cao tự đại, tham lam ích kỷ ăn cắp của cơng, của nhân dân, tham ơ lãng phí
quan liêu, xa rời quần chúng.
1.1.2. Phương thức lãnh đạo của đảng cầm quyền
V.I.Lênin từng nói:
Căn cứ theo đặc điểm của giai đoạn lịch sử hiện tại, trong tâm điểm
trong chương trình nghị sự của đại hội sắp tới sẽ là vấn đề xây dựng

kinh tế và đặc biệt là vấn đề biện pháp, phương thức, phương pháp,
kết quả của việc cơng nhân hố các cục, các cơ quan trung ương,
các bộ máy của chính quyền Xơ viết nói chung [54, tr.184].
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đổi mới phương thức lãnh đạo của
Đảng trong điều kiện mới, Người khẳng định: “Khi tình hình thay đổi và
chúng ta phải giải quyết những nhiệm vụ thuộc loại khác thì khơng nên nhìn
lại đằng sau và sử dụng những phương pháp của ngày hôm qua” [55, tr.398].
Trong thực tiễn lãnh đạo, V.I.Lênin đã nhận ra sự bất cập trong quan hệ giữa
Đảng và Nhà nước. Người đòi hỏi: “Phải chấm dứt tình trạng là bất kỳ vấn đề
vụn vặt nào cũng đưa ra trước Ban chấp hành Trung ương, mà phải nâng cao
uy quyền của Hội đồng Bộ trưởng dân uỷ” [56, tr.136-137].
Chủ tịch Hồ Chí Minh ít dùng thuật ngữ “phương thức lãnh đạo”,


17
Người thường nói một cách mộc mạc là “cách lãnh đạo”. Năm 1947, trong tác
phẩm Sửa đổi lối làm việc, Người viết về nội dung “cách lãnh đạo” và yêu
cầu phải xây dựng, cải tiến “cách lãnh đạo” của Đảng: “1- Phải quyết định
mọi vấn đề một cách cho đúng; 2- Phải tổ chức sự thi hành cho đúng; 3- Phải
tổ chức sự kiểm soát” [68, tr.325] và nhấn mạnh: “Chẳng những phải lãnh đạo
quần chúng, mà lại phải học hỏi quần chúng... Đưa mọi vấn đề cho dân chúng
thảo luận và tìm cách giải quyết. Phải đưa chính trị vào giữa dân gian. Trước
kia việc gì cũng từ “trên dội xuống”, từ nay việc gì cũng phải từ “dưới nhoi
lên”” [68, tr.285].
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc xây dựng đường lối chiến
lược, sách lược của Đảng. Người nêu rõ: “Bất kỳ cơng việc gì, cũng phải
dùng hai cách lãnh đạo sau đây: một là liên hợp chính sách chung với sự chỉ
đạo riêng. Hai là liên hợp người lãnh đạo với quần chúng” [68, tr.328].
Thực hiện lời chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta chính thức sử
dụng thuật ngữ phương thức trong Nghị quyết Hội nghị cán bộ miền Bắc

Đông Dương, ngày 25-5-1948. Đến Hội nghị Trung ương 6, khoá VI (31989), thuật ngữ phương thức lãnh đạo được sử dụng với nội dung đầy đủ
như hiện nay.
Theo Từ điển từ và ngữ Hán Việt, thì phương thức (phương: hình thức,
cách làm) “là cách thức đã được quy định để tiến hành công tác”. Từ phương
thức có nghĩa tương tự với từ phương pháp (phương: hướng; pháp: phép) là “lề
lối và cách thức phải theo để tiến hành công tác với kết quả tốt nhất” [54, tr.503].
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, phương thức là “hình thức, phương pháp
hay cách thức tiến hành cơng việc để có hiệu quả cao” [131, tr.1351-1352].
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, phương thức lãnh đạo là “hệ thống
phương pháp, hình thức, biện pháp mà đảng chính trị vận dụng để tác động
vào các tổ chức thuộc hệ thống chính trị và các lực lượng xã hội nhằm đạt
được những yêu cầu, mục tiêu và nội dung lãnh đạo mà đảng chính trị đó đề


18
ra” [127, tr.529].
Như vậy, phương thức lãnh đạo là hệ thống các phương pháp, hình
thức, biện pháp, cách thức tiến hành mà chủ thể lãnh đạo vận dụng để tác
động vào đối tượng lãnh đạo nhằm đạt được mục tiêu trong từng giai đoạn
cách mạng.
Theo giáo trình Nghiệp vụ cơng tác đảng, đoàn thể ở cơ sở, định nghĩa rằng:
Phương thức lãnh đạo của Đảng là hệ thống các hình thức, phương
pháp, quy chế, quy định, quy trình, chế độ, lề lối làm việc, tác phong
công tác… mà Đảng (chủ thể lãnh đạo) sử dụng tác động vào đối
tượng lãnh đạo nhằm thực hiện tốt nội dung lãnh đạo, góp phần thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng [46, tr.217].
Đề tài khoa học cấp Nhà nước giai đoạn 1995-2000 về “Đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng” cho rằng:
Phương thức lãnh đạo của Đảng là hệ thống các hình thức, phương
pháp, biện pháp, quy trình, lề lối làm việc, tác phong công tác mà

Đảng sử dụng trong việc hoạch định đường lối để tác động vào các
tổ chức, con người trong hệ thống chính trị và cả xã hội nhằm làm
cho đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng được thực hiện có
hiệu quả cao nhất trong cuộc sống [81, tr.201].
Từ những khái niệm trên, có thể quan niệm chung: Phương thức lãnh
đạo của Đảng cầm quyền là hệ thống các phương pháp, hình thức, biện pháp,
quy chế, quy định, quy trình, lề lối làm việc, tác phong công tác mà Đảng
cầm quyền sử dụng để tác động vào đối tượng lãnh đạo để thực hiện thắng
lợi đường lối, chủ trương, chính sách, mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng của
Đảng đã đề ra.
Khái niệm trên có một số nội dung cơ bản sau:
Đối tượng lãnh đạo của Đảng cầm quyền: Đảng viên, tổ chức đảng;
Các lĩnh vực của đời sống xã hội; Các tổ chức trong hệ thống chính trị; các


19
lực lượng trong xã hội và quần chúng nhân dân.
Nội dung lãnh đạo của Đảng cầm quyền: Nội dung lãnh đạo của Đảng
bao gồm những quyết định của Đảng và chỉ đạo thực hiện các quyết định về
đường lối, chủ trương, chính sách đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị,
các lĩnh vực đời sống xã hội, về cơng tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ, kiểm
tra… Nói khái qt, đó là những cơng việc mà Đảng phải lãnh đạo thực hiện,
nhằm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ cách mạng.
Từ khái niệm phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền, cho thấy có
một số điểm khác biệt cơ bản giữa phương thức lãnh đạo của đảng tư sản cầm
quyền và đảng cộng sản cầm quyền, đó là: Đảng Cộng sản cầm quyền, nhưng
nhân dân là chủ, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Đảng Cộng sản vừa
thành viên của hệ thống chính trị, nhưng là thành viên trung tâm giữ vai trò
lãnh đạo đối với tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị.
Khi giành được chính quyền, trở thành đảng cầm quyền, Đảng tổ chức,

xây dựng hệ thống chính trị và giữ vai trị lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống
chính trị và các lĩnh vực đời sống xã hội. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị và
lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội thông qua đề ra đường lối, chủ trương
và lãnh đạo để tổ chức thực hiện. Do đó, vấn đề đặt ra, muốn lãnh đạo thắng
lợi nhiệm vụ cách mạng, địi hỏi Đảng Cộng sản phải có phương thức lãnh
đạo đúng. Đó là:
- Quan điểm chính trị, chủ trương, đường lối, chính sách phù hợp với
thực tiễn.
- Quần chúng cách mạng đồng tình, ủng hộ và thực hiện.
- Đảng, Nhà nước tổ chức thực hiện tốt.
- Đạt được mục đích, mục tiêu Đảng, Nhà nước xác định trong từng
thời kỳ, hướng tới mục đích cuối cùng.
Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đến nay, luôn quan tâm đến
phương thức lãnh đạo của Đảng, vì đây là yếu tố quan trọng quyết định thắng


20
lợi của cách mạng, của Đảng, quyết định đến niềm tin của quần chúng nhân
dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng phương
thức lãnh đạo của Đảng có vai trị rất quan trọng, quyết định sự thành công
của cách mạng. Lãnh đạo tốt, cách mạng thành công; lãnh đạo kém, cách
mạng thất bại. Nếu khơng biết cách lãnh đạo, thì khơng thể vận động được
quần chúng.
Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Đảng lãnh đạo
nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, sau đó
vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Trong hồn cảnh ấy, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã giành nhiều thời gian, quan tâm đến cách thức, lề lối làm việc
của Đảng trong điều kiện Đảng giành được chính quyền. Người cho rằng:
Lãnh đạo đúng có nghĩa là:

1. Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng. Mà muốn thế thì
nhất định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng. Vì dân chúng
chính là những người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta.
2. Phải tổ chức sự thi hành cho đúng. Mà muốn vậy, khơng có dân
chúng giúp sức thì khơng xong.
3. Phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì cũng phải
có quần chúng giúp mới được [68, tr.325].
1.2. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN CẦM QUYỀN

1.2.1. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định hàng
đầu đưa sự nghiệp cách mạng tới thắng lợi
Hồ Chí Minh là người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam,
Đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, nhân tố
hàng đầu đảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Cùng với việc lựa chọn con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH,


21
Hồ Chí Minh khẳng định tính tất yếu phải có Đảng Cộng sản. Người cho rằng:
Kinh nghiệm thế giới và trong nước chứng tỏ rằng: Những cuộc đấu
tranh “tự phát” của nhân dân, thường khơng có mục đích rõ ràng, kế
hoạch đầy đủ, tổ chức chắc chắn. Vì vậy mà lực lượng rời rạc nơi
này lên thì nơi khác xẹp. Kết quả là thất bại.
Muốn thắng lợi, thì cách mạng phải có một đảng lãnh đạo [71, tr.273274].
Nhưng vấn đề quan trọng đặt ra đối với Đảng là làm thế nào để lãnh
đạo được quần chúng nhân tham gia vào sự nghiệp cách mạng vĩ đại do Đảng
vạch ra, đòi hỏi Đảng phải có “cách lãnh đạo” đúng đắn; Đảng làm tốt công
tác tuyên truyền, vận động để lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao động,
các tổ chức quần chúng và các lực lượng cách mạng để tiến hành đấu tranh

giành lấy chính quyền. Đảng phải khéo léo trong tuyên truyền, vận động để
quần chúng nhận thức chủ trương, chính sách của Đảng là đúng đắn, khoa
học, cách mạng, tất cả vì lợi ích của quần chúng nhân dân. Hồ Chí Minh yêu
cầu: Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình và phải lãnh đạo
được dân chúng.
Theo Hồ Chí Minh, để lãnh đạo được quần chúng nhân dân làm cách
mạng, cán bộ, đảng viên của Đảng phải có đạo đức cách mạng, cần, kiệm,
liêm chính, phải biết hy sinh, phải giữ chủ nghĩa cho vững, phải vị công vong
tư, phải “hoạt động nhất”, nghĩa là nói phải đi đơi với làm, phải bằng các hoạt
động thiết thực.
Khi Đảng chưa giành được chính quyền, Hồ Chí Minh ln đặt ra u
cầu: Đảng phải làm thế nào để tập hợp, cuốn hút quần chúng về phía cách mạng
và phải tìm mọi cách để lãnh đạo các tổ chức của quần chúng vào Mặt trận dân
tộc thống nhất để tiến hành đấu tranh đòi quyền tự do, độc lập. Làm được điều
đó, địi hỏi Đảng phải tồn tâm, tồn ý phục vụ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích
của nhân dân để phục vụ, để lãnh đạo. Hồ Chí Minh khẳng định:


22
Cần có sự lãnh đạo của một đảng cách mạng chân chính của giai
cấp cơng nhân, tồn tâm tồn ý phục vụ nhân dân. Chỉ có sự lãnh
đạo của một đảng biết vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình thì mới có thể đưa cách
mạng giải phóng dân tộc đến thắng lợi và cách mạng xã hội chủ
nghĩa đến thành công [78, tr.391].
Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng ta trở thành
đảng cầm quyền, nắm chính quyền lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược. Kháng chiến hay chiến tranh là một tình huống đặc biệt so
với lãnh đạo sự nghiệp xây dựng kinh tế. Với tầm nhìn xa, Chủ tịch Hồ Chí
Minh phân tích tính chất cuộc kháng chiến và đi đến nhận định: kháng chiến
của nhân dân ta nhất định thắng lợi. Tuy nhiên, để đi đến thắng lợi của cuộc

kháng chiến, sau đó tiếp tục sự nghiệp lãnh đạo phát triển kinh tế, vấn đề
phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền, với tư cách là bộ tham mưu, là
nhân tố quyết định thắng lợi của nghiệp cách mạng. Hồ Chí Minh khẳng định:
Đảng ta hy sinh tranh đấu, đồn kết, lãnh đạo nhân dân, tranh lại
thống nhất và độc lập. Cơng việc đã có kết quả vẻ vang.
Nhưng, nếu mỗi cán bộ, mỗi đảng viên làm việc đúng hơn, khéo
hơn, thì thành tích của Đảng ta cịn to tát hơn nữa [68, tr.272].
Trong điều kiện Đảng cầm quyền, nhiệm vụ của cách mạng là đấu tranh
bảo vệ và xây dựng chế độ mới. Cùng với phương thức vận động quần chúng
làm cách mạng, vốn là phương thức lãnh đạo, cơng tác cơ bản của Đảng,
Đảng phải có phương thức lãnh đạo đúng đắn nhằm quản lý xã hội, tổ chức,
huy động lực lượng quần chúng thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng
thành hành động cách mạng của quần chúng, kết hợp chặt chẽ với các biện
pháp hành chính, pháp lý thơng qua bộ máy nhà nước. Vì vậy, vấn đề đặc biệt
quan trọng là phải xây dựng, hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng,
trước hết là phương thức lãnh đạo của Đảng đối với bộ máy nhà nước các cấp,
các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm vừa phải bảo đảm giữ vững và tăng


23
cường sự lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy cao độ vai trò, chức năng, nâng
cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Nhà nước.
Đối với Đảng ta, vấn đề giành chính quyền đã thành cơng bằng con
đường cách mạng, phù hợp với những điều kiện lịch sử. Khi nhân dân cịn
sống trong vịng nơ lệ, thì nhiệm vụ hàng đầu của Đảng là lãnh đạo nhân dân
làm cách mạng lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, phong kiến, giành
chính quyền về tay nhân dân. Sau khi đã giành được chính quyền, thì trọng
trách của Đảng là lãnh đạo giữ vững chính quyền, bảo vệ Tổ quốc, làm cho
chính quyền ấy thực hiện tốt các nhiệm vụ của cách mạng, trước hết và trên hết
là lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. Theo Hồ Chí Minh: “Đảng không phải là

một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm trịn nhiệm vụ giải phóng dân tộc,
làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng” [65, tr.289]. Người khẳng
định: “Mục đích chỉnh Đảng là để dùi mài cán bộ và đảng viên thành những
chiến sĩ xứng đáng là người đày tớ của nhân dân [71, tr.380].
Quan điểm xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng
cầm quyền, là làm sao xây dựng Đảng ta trong sạch vững mạnh, cán bộ, đảng
viên phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của
nhân dân. Muốn vậy, cán bộ, đảng viên phải khơng ngừng học tập văn hóa và
kiến thức khoa học kỹ thuật, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng, quét
sạch chủ nghĩa cá nhân.
Là người lãnh đạo vừa phải có trình độ năng lực cơng tác thực tế trên
các cương vị được Đảng và cách mạng giao phó, vừa phải có đạo đức cách
mạng hết lịng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Để xứng đáng là người lãnh đạo, đồng thời là người đầy tớ trung thành
của nhân dân, Hồ Chí Minh thường xuyên yêu cầu mỗi đảng viên phải coi học
tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tổ chức và lãnh đạo,
đồng thời tích cực rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, hết lòng phục vụ
nhân dân, là điều kiện và nghĩa vụ của mình. Người nói: “Cán bộ của Đảng


24
phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi
đôi với nhau” [68, tr.289].
Theo Hồ Chí Minh, trong điều kiện Đảng cầm quyền, lãnh đạo sự
nghiệp kháng chiến kiến quốc, vấn đề xây dựng đảng chân chính cách mạng.
Người nêu lên 12 điểm cơ bản nói về “Tư cách của Đảng chân chính cách
mạng”: Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài; cán bộ của
Đảng phải hiểu biết lý luận; những chỉ thị, quyết định của Đảng phải dựa vào
điều kiện thực tiễn; phải coi trọng việc kiểm soát những chỉ thị, nghị quyết
của Đảng; phải luôn luôn xem xét lại tất cả công tác của Đảng; mỗi công việc

của Đảng phải giữ nguyên tắc và phải liên hợp chặt chẽ với dân chúng; mỗi
công việc của Đảng phải giữ vững tính cách mạng; đảng phải mạnh dạn phê
bình; đảng phải chọn lựa những người rất trung thành và rất hăng hái; đảng
phải đưa những phần tử hủ hoá ra khỏi Đảng; đảng phải giữ kỷ luật nghiêm
minh; đảng phải kiểm tra việc thi hành nghị quyết của Đảng. Đây là những
nội dung, yêu cầu về đảng cầm quyền và phương thức lãnh đạo của Đảng.
Đây không chỉ là tiêu chí của người đảng viên chân chính, mà cịn là mục
tiêu, hành động của nhiệm vụ giải phóng dân tộc và nó cũng là nguyên tắc chỉ
đạo hành động của Đảng. Hồ Chí Minh u cầu: Mọi cơng tác của Đảng phải
ln ln đứng về phía quần chúng, phải đem tinh thần yêu nước và cần
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư mà dạy bảo cán bộ, đảng viên, phải ln gắn
bó máu thịt với quần chúng. Mỗi cơng việc của Đảng phải giữ vững tính cách
mạng của nó, tuyệt đối khơng được che giấu khuyết điểm của mình, khơng sợ
phê bình, ln tẩy bỏ những hủ hố…giữ nghiêm kỷ luật Đảng, đồng thời phải
tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng… Người nhắc cán bộ, đảng
viên: Muốn cho Đảng được vững bền; Mười hai điều đó chớ quên điều nào.
Để lãnh đạo thắng lợi sự nghiệp cách mạng, Đảng phải thường xuyên
tự chỉnh đốn, tự đổi mới; cán bộ đảng viên phải tu dưỡng đạo đức cách mạng,
bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo của đảng


25
cầm quyền. Ngay khi Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành đảng cầm quyền,
Hồ Chí Minh đã cảnh báo về tệ hống hách, quan cách mạng, tham ơ, lãng phí,
ăn cắp của Chính phủ và nhân dân. Người khẳng định, đó là những tội lỗi đối
với Chính phủ và nhân dân. Hồ Chí Minh u cầu: “Phải ln ln xem xét
lại tất cả công tác của Đảng. Mọi công tác của Đảng ln ln phải đứng về
phía quần chúng. Phải đem tinh thần yêu nước và cần, kiệm, liêm, chính mà
dạy bảo cán bộ, đảng viên và nhân dân” [68, tr.289]. “Đảng khơng che giấu
những khuyết điểm của mình, khơng sợ phê bình. Đảng phải nhận khuyết

điểm của mình mà tự sửa chữa, để tiến bộ, và để dạy bảo cán bộ và đảng
viên” [68, tr.290].
Theo Hồ Chí Minh, để có cách lãnh đạo đúng phải bảo đảm 3 yếu tố:
Thứ nhất, quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng. Hay nói khác hơn là
việc đề ra nội dung lãnh đạo đúng, phù hợp với thực tiễn cách mạng, phù hợp
với nguyện vọng của nhân dân. Thứ hai, tổ chức thi hành cho đúng. Hay nói
khác hơn là tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung lãnh đạo của Đảng vào
cuộc sống có hiệu quả. Thứ ba, tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên.
Thực tiễn cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh giành
chính quyền, trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong xây dựng
chủ nghĩa xã hội cho thấy rõ, khi đã có đường lối, nghị quyết, chủ trương
đúng đắn, có tổ chức hợp lý, đội ngũ cán bộ có chất lượng, nhưng không xác
định được phương thức lãnh đạo đúng đắn, phù hợp thì chất lượng, hiệu quả
lãnh đạo của Đảng sẽ thấp, thậm chí đường lối, nghị quyết, chủ trương đúng
đắn của Đảng sẽ bị vơ hiệu hóa.
1.2.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về phương thức lãnh đạo
của Đảng Cộng sản cầm quyền
1.2.2.1. Đảng lãnh đạo bằng đường lối chính trị, các định hướng lớn
mang tính chiến lược cách mạng
Trong lãnh đạo cách mạng, việc hoạch định Cương lĩnh, đường lối


×