Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bình luận sự thay đổi trong mô hình liên kết của liên minh châu âu từ hiệp ước maastricht đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.37 KB, 4 trang )

Bài tập lớn môn Pháp luật liên minh châu Âu
Lớp N02 – TL 2 - Nhóm 4
Trải qua gần 65 năm hình thành và phát triển, chúng ta có thể khẳng định
rằng Liên minh Châu Âu (EU) là một tổ chức liên kết, hội nhập thành công nhất
trên thế giới. Những thay đổi thật sự trong mơ hình liên kết của Liên minh châu Âu
được bắt đầu từ Hiệp ước Maastricht 1992, thành lập được những trụ cột cơ bản là
liên minh chính trị (gồm chính sách đối ngoại và an ninh chung; tư pháp và nội vụ)
và liên minh kinh tế - tiền tệ. Từ Hiệp ước Maastricht đến nay, mơ hình liên kết của
Liên minh châu Âu đã có những thay đổi nhằm tạo ra một mơ hình liên kết thống
nhất hơn. Để tìm hiểu kỹ hơn về sự thay đổi trong mơ hình liên kết của Liên minh
châu Âu, em xin được chọn đề bài: “Bình luận sự thay đổi trong mơ hình liên kết
của Liên minh châu Âu từ hiệp ước Maastricht đến nay (trong đó làm rõ những
thay đổi trong nội dung và liên kết).
I, Một số nội dung cơ bản
1, Cấu trúc nội dung
Hiệp ước Maastricht dẫn tới việc lập ra đồng euro và quan trọng không kém
là lập ra cái thường gọi là ba trụ cột của Liên minh châu Âu: bao gồm lĩnh vực
kinh tế, lĩnh vực tư pháp và nội vụ, lĩnh vực đối ngoại và an ninh chung.
-

Lĩnh vực kinh tế với các nội dung chính thị trường nội địa, đồng euro,

và phối hợp chính sách kinh tế
Lĩnh vực tư pháp và nội vụ: liên quan đến quyền tự do di chuyển của
cá nhân (xóa bỏ kiểm sốt biên giới nội bộ, cư trú và các quyền liên quan, kiểm tra
biên giới ngoài và thị thực, nhập cư và tỵ nạn), đảm bảo an ninh và công lý (tư
pháp dân sự, tư pháp hình sự, hợp tác cảnh sát, hợp tác hải quan)
Lĩnh vực đối ngoại và an ninh chung: an ninh và phòng thủ chung
chiến lược và đường lối đối ngoại, quan điểm và hành động chung, phối hợp hệ
thống về các vấn đề đối ngoại.


1
Đinh Thị Mỹ Linh

MSSV: 371850


Bài tập lớn môn Pháp luật liên minh châu Âu
Lớp N02 – TL 2 - Nhóm 4
2, Phương thức liên kết
Với ba trụ cột chính, từ Hiệp ước Maastrich, EU đã tồn tại 2 phương thức
liên kết:
-

Liên kết cộng đồng (siêu quốc gia): được hiểu là các quốc gia chuyển

giao một phần chủ quyền cho thiết chế chung trong một lĩnh vực nhất định.
Liên kết liên chính phủ: khơng có sự chuyển giao một phần chủ quyền
của các quốc gia cho thiết chế chung mà chỉ tồn tại sự liên minh hợp tác quốc tế
giữa các quốc gia.
II, Bình luận sự thay đổi trong mơ hình liên kết của liên minh châu Âu
Với hiệp ước Maastricht, trụ cột kinh tế đã đạt mức độ liên kết gần như hoàn
hảo với thị trường thống nhất, liên minh kinh tế - tiền tệ, đồng tiền chung, chính
sách nơng nghiệp chung, chính sách về cơ cấu và phát triển vùng. trong liên kết
kinh tế, EU được xem như một cộng đồng mà việc hoạch định chính sách liên quan
tới các lĩnh vực kể trên đã được các nước thành viên chuyển giao cho các thể chế
siêu quốc gia quyết định. Về trụ cột chính sách đối ngoại và an ninh chung, mặc dù
EU mong muốn có được sự thống nhất giữa các nước thành viên để tạo sức mạnh,
uy thế cho Liên minh trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế, nhưng việc ra quyết
định vẫn dựa vào cơ chế liên chính phủ, địi hỏi sự đồng thuận, hay nói một cách
khác, các nước đều có quyền phủ quyết. Cơ chế đồng thuận đã tạo ra tình trạng

một quốc gia thành viên (khơng kể lớn hay bé) có khả năng giết chết một chính
sách đáp ứng được yêu cầu của đa số thành viên khác từ trong trứng nước. Trụ cột
tư pháp và nội vụ, ngoài một số nội dung liên quan tới cộng đồng kinh tế, nhìn
chung vẫn thuộc thẩm quyền của các nước thành viên. Như vậy, theo khuôn khổ
Masstricst, nhiều vấn đề trong EU khó đạt được tiếng nói chung, nhất là ở hai trụ
cột sau.
Với tham vọng thúc đẩy nhanh q trình nhất thể hóa khu vực, EU đã bổ
sung Hiệp ước Masstricst bằng nhiều hiệp ước khác sau đó như: Hiệp ước
2
Đinh Thị Mỹ Linh

MSSV: 371850


Bài tập lớn môn Pháp luật liên minh châu Âu
Lớp N02 – TL 2 - Nhóm 4
Amsterdam (1999), Hiệp ước Nice (2003), đặc biệt là bản Dự thảo Hiệp ước Hiến
pháp năm 2004, tuy nhiên, bản dự thảo này không được phê chuẩn. Từ đây, có thể
kết luận, trước khi Hiệp ước Lisbon ra đời vào năm 2007, quá trình nhất thể hóa
châu Âu ln gặp những khó khăn, bất đồng ý kiến và một văn bản pháp lý cho
toàn EU vẫn chưa được ký kết. Và Hiệp ước Lisbon ra đời đã giải quyết được
những vướng mắc trên.
-

Lĩnh vực kinh tế: cơ bản khơng có sự thay đổi đáng kể cả về nội dung.

Có xuất hiện thêm một số chính sách mới về năng lượng chung để đối phó với sự
nóng lên của Trái Đất.
Lĩnh vực tư pháp và nội vụ: Tại hiệp ước Maastricht, vấn đề hợp tác
tư pháp bước sang một giai đoạn mới với các lĩnh vực hợp tác giữa các cơ quan

cảnh sát, cơ quan tư pháp và hợp tác trong lĩnh vực nhập cư, nhập cảnh và tỵ nạn
giữa các nước thành viên, tuy nhiên theo một phương pháp liên chính phủ mới: có
sự nhất trí của tất cả các thành viên. Sau đó tại hiệp ước Amsterdam và Nice đã
chuyển giao chính sách tỵ nạn, nhập cư, kiểm soát biên giới và các vấn đề hợp tác
trong dân sự sang dạng liên kết cộng đồng, các nội dung về hợp pháp giữa cảnh sát
và tư pháp về hình sự thì được tạo thành trụ cột thứ 3 có tên “Hợp tác cảnh sát và
tư pháp về vấn đề hình sự”. Tuy nhiên thuật ngữ Tư pháp và nội vụ vẫn được dùng
để gọi cả 2 nhóm trên. Và đến Hiệp ước Lisbon, tất cả các lĩnh vực bao gồm hợp
tác cảnh sát và tư pháp về vấn đề hình sự đã được chuyển sang dạng liên kết cộng
đồng.
-

Lĩnh vực đối ngoại và an ninh chung: Tại hiệp ước Maastricht quy

định về phạm vi của lĩnh vực này rất rộng và đến hiệp ước Lisbon thì nó đã được
mở rộng đến tất cả các lĩnh vực của chính sách đối ngoại và tất cả các vấn đề liên
quan tới an ninh của EU. Tuy nhiên, tại khoản 2, Điều 24, TEU 2009 thì một số
lĩnh vực sẽ bị hạn chế bởi các nguyên tắc và mục tiêu của hoạt động đối ngoại.

3
Đinh Thị Mỹ Linh

MSSV: 371850


Bài tập lớn môn Pháp luật liên minh châu Âu
Lớp N02 – TL 2 - Nhóm 4
Liên kết cộng đồng
Hiệp ước Maastricht
1992


Liên kết liên chính phủ
Chính sách đối ngoại và an ninh
chung
Tư pháp và nội vụ

Kinh tế

Kinh tế
Hiệp ước Lisbon 2009 Tư pháp và nội vụ

Chính sách đối ngoại và an ninh
chung

Sự phát triển của các phương thức liên kết
Trong Hiệp ước Maastricht thì liên kết cộng đồng chỉ tồn tại trong lĩnh vực
kinh tế, dưới tên gọi trụ cột cộng đồng, các quốc gia thành viên hạn chế chủ quyền
và giao quyền này cho thiết chế của liên minh, bên cạnh đó, cộng đồng cũng có
thẩm quyền can thiệp trong các trường hợp nếu chứng minh được rằng các nước
thành viên không thể thực hiện một cách thỏa đáng các mục đích của hoạt động dự
kiến và cộng đồng có thể thực hiện hoạt động này tốt hơn. Qua hiệp ước
Amsterdam thì một số nội dung trong tư pháp và nội vụ đã được các nước thành
viên giao chủ quyền cho thiết chế, và Hiệp ước Lisbon đã mở đường cho q trình
“cộng đồng hóa” tồn bộ vấn đề tư pháp và nội vụ của Liên minh châu Âu, chấm
dứt 16 năm tồn tại của “trụ cột thứ ba” trong mơ hình hợp tác của Liên minh châu
Âu từ khi được hình thành từ Hiệp ước Maastricht.
Với sự thay đổi của mơ hình liên kết Liên minh châu Âu, một châu Âu mới
sẽ được sinh ra trên lục địa châu Âu già cỗi theo như lời Chủ tịch Ủy ban châu Âu
(EC) Hô-xê Ma-nu-en Ba-rô-xô (Manuel Baroso): Hiệp ước Li-xbon thể hiện
những nỗ lực nhất thể hóa châu Âu ở những khía cạnh như cải cách thể chế và

hoạch định chính sách, thống nhất chính sách an ninh và đối ngoại chung của toàn
EU, thay đổi việc hoạch định chính sách thương mại của tồn EU đối với các nước
ngoại Khối, tăng cường quyền hạn chung của Khối.

4
Đinh Thị Mỹ Linh

MSSV: 371850



×