Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của tòa án quân sự ở việt nam”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.18 KB, 103 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì TAND (gồm TANDTC và
các Tòa án khác do luật định) là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp và có thẩm quyền xét xử các vụ án theo
quy định của pháp luật. Các TAQS (gồm: TAQSTW; 9 TAQS cấp quân khu
và 17 TAQS khu vực) thuộc hệ thống TAND được tổ chức trong Quân đội có
thẩm quyền xét xử những vụ án mà bị cáo là quân nhân tại ngũ và những vụ
án khác theo quy định của pháp luật. Sau gần 70 năm ra đời, cùng với sự phát
triển của đất nước, sự hoàn thiện của pháp luật, hệ thống TAND (bao gồm cả
TAQS) không ngừng được kiện toàn về tổ chức, thẩm quyền và đã góp phần
quan trọng trong việc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, giữ vững ổn định chính
trị, trật tự an tồn xã hội, bảo vệ kịp thời lợi ích của Nhà nước, xã hội, tổ
chức, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực hiện Luật Tổ chức TAND, Pháp lệnh
Thẩm phán và Hội thẩm TAND, Pháp lệnh tổ chức TAQS năm 2002 và các
văn bản pháp luật khác về tổ chức và hoạt động, nhiệm vụ và thẩm quyền của
TAND, TAQS cho thấy hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật
về tổ chức, hoạt động của TAND, TAQS nói riêng đã bộc lộ nhiều bất cập,
hạn chế, khơng đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp và xây
dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN theo tinh thần Nghị quyết số
49-NQ/TW ngày 02-6-2005 “Về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”
của Bộ Chính trị (gọi tắt là Nghị quyết số 49-NQ/TW). Vì vậy, việc nghiên
cứu đánh giá về thực trạng pháp luật và đề xuất, kiến nghị những nội dung
cần sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện pháp luật về tổ chức bộ máy, nhiệm vụ
và thẩm quyền của TAND nói chung và TAQS nói riêng là vấn đề thời sự và
rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.


2


Mặt khác, Hiến pháp năm 2013 (được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ
6 thơng qua ngày 28-11-2013), trong đó có rất nhiều nguyên tắc hiến định có
nội dung mới về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước, chức năng, nhiệm
vụ của các cơ quan nhà nước nói chung và của TAND nói riêng như: “TAND
(gồm TANDTC và các Tòa án khác do luật định) là cơ quan xét xử…, thực
hiện quyền tư pháp…; có nhiệm vụ bảo vệ công lý, quyền con người, quyền
công dân, chế độ XHCN,…” (Điều 102); “Việc xét xử sơ thẩm có Hội thẩm
tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn; Thẩm phán, Hội thẩm
xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;…; TAND xét xử công khai; Nguyên
tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm….(Điều 103);...
Các nguyên tắc hiến định nêu trên là cơ sở pháp lý để hồn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về tổ chức và hoạt động của
TAND, TAQS nói riêng. Việc cụ thể hóa đầy đủ, chính xác nội dung các
nguyên tắc này của Hiến pháp năm 2013 trong các văn bản luật và dưới luật
nhằm hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của TAND, TAQS có ý
nghĩa rất quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta.
Những lý do nêu trên là cơ sở để tác giả lựa chọn vấn đề “Hoàn thiện
pháp luật về tổ chức và hoạt động của Tòa án quân sự ở Việt Nam” làm Đề
tài Luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Về những vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của TAND đã
được nhiều nhà khoa học, cán bộ thực tiễn quan tâm nghiên cứu ở những cấp
độ và phạm vi khác nhau, đã được công bố trong các cơng trình khoa học và
một số bài viết trên các tạp chí chun ngành, trong đó có các cơng trình sau:
Vai trò của TA trong hệ thống các cơ quan t pháp ca TS.
Phạm Hồng Hải [13]; Cải cách hệ thống Tũa ỏn trong giai đoạn
xây dựng Nh nc phỏp quyn Việt Nam ca TSKH Lê Cảm [7];
Đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND ở nớc ta trong giai
đoạn hiện nay ca Lê Thành Dơng [9]; H thng tư pháp và cải



3
cách tư pháp ở Việt Nam” do GS.TSKH Đào Trí Úc (chủ biên) [33]; “Một số ý
kiến về cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” ca Nguyn Nh
Phỏt [15]; Những vấn đề lý luận và thực tiễn về cải cách hệ
thống cơ quan Tũa ỏn Việt Nam theo định hớng xây dựng Nh
nc phỏp quyn của Đỗ Thị Ngọc Tuyết [31]; …
Về TAQS cũng đã có một số cơng trình nghiên cứu ở những mức độ
và phạm vi khác nhau như: Lịch sử ngành TAQSVN 1945 - 1995 (1997),
Nxb. Quân đội Nhân dân; “TAQS vµ Toà án binh trong hệ thống
các Toà án ở nớc ta sau Cách mạng Tháng Tám ca Nguyn c
Mai [14]; “Áp dụng pháp luật trong xét xử hình sự sơ thẩm của TAQS các
cấp ở Việt Nam hiện nay” của Lê Việt Dũng [8]; “Xác định hợp lý phạm vi
thẩm quyền xét xử của TAQS theo tinh thần NQ số 49-NQ/TW của Bộ
Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp” của TS. Mai Bộ [2],… Tuy
nhiên, đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và
toàn diện về cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện pháp luật Việt Nam về
tổ chức và hoạt động của TAQS. Đề tài này là cơng trình đầu tiên nghiên
cứu về vấn này một cách toàn diện với mục đích làm sáng tỏ cơ sở lý luận
và thực tiễn để đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tổ
chức, hoạt động của TAQS, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu của Đề tài là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực
tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của TAQS ở Việt
Nam trong giai đoạn cải cách tư pháp và xây dưng Nhà nước pháp quyền.
3.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ nghiên cứu của Đề tài là phân tích cơ sở lý luận và thực trạng
các quy định pháp luật Việt Nam và thực trạng pháp luật hiện hành về tổ chức
và hoạt động của các TAQS. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp hoàn



4
thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của TAQS ở Việt Nam, đáp ứng yêu
cầu xây dựng Quân đội chính quy, hiện đại trong giai đoạn cách mạng mới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích làm
sáng tỏ một số nội dung cơ bản sau đây:
- Cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của
TAQS ở Việt Nam.
- Quá trình hình thành, phát triển của pháp luật Việt Nam về tổ chức và
hoạt động của TAQS;
- Thực trạng và những bất cập, hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện
hành về tổ chức và hoạt động của TAQS.
Trên cơ sở đó đưa ra quan điểm, các giải pháp có căn cứ khoa học về
hồn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của TAQS giai đoạn hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Với tư cách vừa là cơ quan tư pháp (xét xử)
của Nhà nước thuộc hệ thống TAND đồng thời vừa là một tổ chức (đơn vị)
của Quân đội nên tổ chức và hoạt động của TAQS đồng thời phải chịu sự điều
chỉnh của 4 nhóm quy phạm pháp luật sau:
- Các quy phạm pháp luật nội dung (BLHS, BLDS,…) và pháp luật tố
tụng (BLTTHS, BLTTDS,…) áp dụng chung đối với Tòa án;
- Các quy phạm pháp luật chung về tổ chức và hoạt động (hệ thống tổ
chức, cơ cấu, thẩm quyền xét xử, điều kiện bảo đảm,…) của TAND;
- Các quy phạm pháp luật đặc thù về tổ chức và hoạt động (hệ thống tổ
chức, cơ cấu, thẩm quyền xét xử, điều kiện bảo đảm,…) của TAQS;
- Các quy phạm pháp luật của BQP áp dụng đối với các đơn vị quân đội.
Vì vậy, trong phạm vi Luận văn thạc sĩ, Đề tài không thể bao quát hết
các nội dung nêu trên mà chủ yếu tập trung nghiên cứu việc hoàn thiện các
quy định pháp luật đặc thù về tổ chức và hoạt động của TAQS và một số quy

định pháp luật chung về tổ chức và hoạt động của TAND có liên quan.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn


5
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lênin với phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Tư tưởng Hồ Chí Minh
về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về hoàn
thiện hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền
Việt Nam XHCN.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Q trình thực hiện Đề tài cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ
thể khác như: phương pháp phân tích - tổng hợp; phương pháp lịch sử;
phương pháp hệ thống - so sánh; khảo sát thực tiễn hoạt động của các TAQS
các năm 2002 - 2012; tham khảo ý kiến chun gia và các cơng trình nghiên
cứu liên quan,… Các phương pháp này giúp tác giả có thể đưa ra những đánh
giá, kết luận khách quan và tồn diện về các nội dung nghiên cứu.
6. Đóng góp về khoa học của luận văn
Ở mức độ nhất định, kết quả nghiên cứu Đề tài có thể được sử dụng
làm tài liệu tham khảo phục vụ cho quá trình hoàn thiện pháp luật về tổ chức
và hoạt động của TAQS ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, Luận văn
cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng
dạy, học tập về lịch sử hình thành, phát triển cũng như tổ chức và hoạt động
của TAQS ở Việt Nam và một số vấn đề khác có liên quan.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn thể hiện ở chỗ đây là cơng
trình đầu tiên ở cấp độ thạc sĩ nghiên cứu một cách hệ thống và tương đối
toàn diện vấn đề hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của TAQS ở
Việt Nam. Các nội dung nghiên cứu của Đề tài đã làm sáng tỏ thêm cơ sở lý
luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của

TAQS, chỉ ra những bất cập, hạn chế của pháp luật hiện hành làm cơ sở đề


6
xuất các giải pháp hồn thiện pháp luật và mơ hình tổ chức TAQS Việt Nam
giai đoạn 2015 - 2020 và các năm tiếp theo.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn được kết cấu gồm 3 chương, 7 tiết.


7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TOÀ ÁN QUÂN SỰ Ở VIỆT NAM
1.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN QUÂN SỰ
Ở VIỆT NAM

1.1.1. Khái qt về vị trí của Tịa án nhân dân trong tổ chức bộ
máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ ngha Vit Nam
- Sự khác nhau về chế độ chính trị, kinh tế và cỏc đặc
điểm khác (địa lý, lịch sử, văn hóa,) trong mỗi quc gia dẫn
đến việc tổ chức bộ máy nhà nớc cũng khác nhau. a s cỏc
nc t sản b mỏy nhà nớc đc xây dựng trên cơ sở nguyên
tắc tam quyền phân lập. Theo học thuyết ny thỡ mỗi cơ
quan trong b mỏy nhà nớc phải có một vị trí xứng đáng, có
tính độc lập để tạo thành cơ chế đối trọng, chế ớc v kiểm
soát lẫn nhau giữa các nhánh quyền: lập pháp, hành pháp và
t pháp. Trong ú t phỏp c hiu là xét xử - đồng nghĩa với hoạt động
của Tòa án có nhiệm vụ tìm ra cơng lý, bảo đảm cụng bng cho tt c mi

ngi. Tũa ỏn là cơ quan xét xử các tranh chấp không đơn
thuần chỉ là hành vi của con ngời mà bao gồm cả hoạt động
của các cơ quan công quyền. Đây là s thể hiƯn râ nÐt nhÊt
sự độc lập, ®èi träng của qun t pháp (Tũa ỏn) i với lập pháp và
hành pháp.
Tớnh độc lập, các quy tắc và tiêu chuẩn về tính độc lập của Tịa án được
chính thức ghi nhận trong các văn kiện của Liên hợp quốc (Hiến chương năm
1945, Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948, Công ước về các quyền
chính trị và dân sự năm 1966, Các nguyên tắc cơ bản về tính độc lập của Tũa
ỏn nm 1985). Hiến pháp và pháp luật của hầu hÕt c¸c quốc gia


8
(Hoa k, Phỏp, c, Nht, Hn Quc,) đều quy định về vị trí độc lập
của quyền tư pháp (Tịa án) i vi cỏc nhánh quyền lập pháp v hành
pháp. S c lp ca Tũa ỏn là điều kiện quan trọng để kiểm sốt
quyền lực nhà nước chèng l¹i sự tham nhũng, lạm quyền của cỏc c
quan nh nc đảm bảo quyền bình đẳng, nền công lý. Cùng
với xu hớng phát triển của nền dân chủ, vị trí độc lập của
Tũa ỏn ngày càng đợc đề cao, phạm vi và thẩm quyền xét xử
của nú cũng ngày càng đợc mở rộng.
- Bộ máy nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được tổ chức theo
nguyên tắc “tập quyền” (quyền lực nhà nước là thống nhất)” nhưng có tiếp
thu những yếu tố hợp lý của học thuyết “ph©n qun”. Hiến pháp năm
1946 đã xỏc định: Cơ quan t pháp của nớc Vit nam Dân chủ cộng
hịa gåm cã: TATC; c¸c Tịa án phóc thẩm; các Tũa ỏn đệ nhị cấp
và sơ cấp (Điều 63).
Kế thừa, phát triển nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nớc
trong Hiến pháp cỏc nm 1946, 1959, 1980 v 1992, HiÕn ph¸p năm
2013 đã xác định đầy đủ, cụ thể và rõ ràng hơn về nguyên tắc tổ chức bé

quyền lực nhµ níc, về phân cơng, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan
lập pháp, hành pháp và tư pháp trong việc thực hiện quyền lực nhà nước:
“Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của
Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân… Tất cả quyền lực nhà nớc
thuộc về Nhân dân Quyn lực nhà nước là thống nhất, có sự phân
cơng, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp" (Điều 2). Theo quy định này, thì quyền
lực nhà nước là thống nhất nhưng được phân thành ba nhánh: quyền lập pháp,
quyền hành pháp và quyền tư pháp. Mỗi nhánh quyền lực này được phân


9
công cho một loại cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) thực hiện
có sự phối hợp và kim soỏt ln nhau.
Lần đầu tiên trong lch s lp hin Vit Nam, Hiến pháp nm
2013 xỏc định rừ rng và đầy đủ hơn về vị trí, chức năng và nhiệm vụ của
TAND trong bộ máy nhà nước: “TAND (gồm TANDTC v cỏc TA khỏc do
lut nh) là cơ quan xÐt xư, thùc hiƯn qun t ph¸p, có nhiệm vụ
bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ
XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân” (§iỊu 102). Theo quy định này, ở Việt Nam chỉ có Tịa án là chủ
thể duy nhất thùc hiƯn qun t ph¸p - xét xử (một trong ba nhánh
quyền lực nhà nước) nhằm kiểm soát đối với hai nhánh quyền lập pháp và
hành pháp.
Quyền tư pháp (xét xử) ch cú th c thc hin thông qua hoạt
động xột xử của Thẩm phán, Hội thẩm. Để bảo đảm cho Tịa án có thể
độc lập khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Hiến pháp mới đã ghi
nhận các nguyên tắc hiến định có nhiều nội dung mới (so với Hiến pháp
năm 1992) về tổ chức và hoạt động của TAND: “TAND là cơ quan xét xử,
thực hiện quyền tư pháp…” (Điều 102); “Việc xét xử sơ thẩm.. có Hội

thẩm tham gia…; Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật…; TAND xét xử công khai…, xét xử tập thể và quyết định theo
đa số…; Nguyên tắc tranh tụng… được bảo đảm; Chế độ xét xử sơ thẩm,
phúc thẩm được bảo đảm; Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ
lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm (Điều 103). Nội dung của các
nguyên tắc này phải được cụ thể hóa đúng và đầy đủ trong các đạo luật và
văn bản pháp luật khác của nước ta (BLTTHS, BLTTDS, Luật tổ chức
TAND, các Pháp lệnh: về Thẩm phán và Hội thẩm TAND, về tổ chức và
hoạt động của TAQS,..) để làm cơ sở pháp lý tiến hành cải cách tư pháp,


10
xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam nói chung và cải cách hệ thống
TAND, TAQS nói riêng.
- Theo Luật tổ chức TAND năm 2002, hệ thống TAND được tổ chức
gồm ba cấp [22]:
+ TANDTC là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hoà XHCN Việt
Nam. TANDTC gồm có: Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm,
Thư ký Toà án. Cơ cấu tổ chức của TANDTC có: HĐTP, UBTP, TAQSTW,
các Tồ chun trách (hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính, lao động), các Tịa
phúc thẩm, bộ máy giúp việc. Chánh án TANDTC do Quốc hội bầu và bãi
miễn theo nhiệm kỳ của Quốc hội;…
+ Các TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các TAQS quân
khu và tương đương (TAND cấp tỉnh);
+ Các TAND huyện, quận, thị xã, TP. trực thuộc tỉnh, các TAQS khu
(TAND cấp huyện).
Các Tồ án có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hơn
nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác
theo quy định của pháp luật. Chỉ có Tồ án mới có quyền nh©n danh
Nước Cộng hịa XHCN ViƯt Nam để xét xử c¸c vơ án (hình sự, dân sự,

lao động,…), ra ph¸n quyÕt mét ngêi là cã tội hay không có tội
và áp dụng hình phạt đối víi họ: “Người bị buộc tội được coi là
khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản
án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật” (khoản 1 Điều 31 Hiến pháp
năm 2013) [24].
“Thẩm phán, Hội thẩm độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật...” là
nguyên tắc xuyên suốt trong tổ chức và hoạt động của TAND để thực hiện
quyền tư pháp. Khi xét xử Thẩm phán, Hội thẩm chịu trách nhiệm trước pháp
luật về những đánh giá, phán quyết của mình mà khơng bị sự chi phối, tác
động can thiệp của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào. Mọi hành vi cản trở,


11
can thiệp vào hoạt động xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm là xâm phạm
nghiêm trọng nguyên tắc độc lập xét xử, nguyên tắc công bằng và hậu quả tất
yếu có thể dẫn đến oan, sai, bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội, không
giải quyết đúng pháp luật các vụ án, không bảo vệ kịp thời các quyền và lợi
ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Mặt khác, hoạt động xét xử của Tòa án cịn được thực hiện theo ngun
tắc “Mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật, khơng phân biệt nam, nữ,
dân tộc, tín ngưỡng, tơn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội; cá nhân, cơ
quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh
thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật” (Điều 8). Mọi vi
phạm đều phải được xử lý. Bất cứ ai phạm pháp đều đưa ra xét xử, không
được giữ lại để xử lý nội bộ. Khơng được làm theo phong kiến: dân thì chịu
hình pháp, quan thì xử theo lễ [1].
1.1.2. Đặc thù về tổ chức và hoạt động của Tòa án quân sự
Là cơ quan tư pháp (xét xử) của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thuộc
hệ thống TAND nên về nguyên tắc TAQS phải tuân thủ các nguyên tắc chung
về tổ chức, hoạt động của TAND và việc xét xử của TAQS cũng phải thực

hiện theo trình tự, thủ tục tố tụng (BLTTHS, BLTTDS,…) và áp dụng các quy
định luật nội dung (BLHS, BLDS,…) như các TAND. Mặt khác, là cơ quan
xét xử “được tổ chức trong Quân đội có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế XHCN;
bảo vệ chế độ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ an ninh quốc
phòng, kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của Quân đội;…” nên tổ chức và hoạt
động của TAQS (hệ thống tổ chức, cơ cấu, thẩm quyền xét xử, điều kiện bảo
đảm,…) cũng có những đặc thù. Ngồi ra, TAQS cịn đồng thời là một tổ
chức (đơn vị) của Quân đội nên phải chịu sự lãnh đạo, quản lý và chấp hành
các chế độ quy định của Quân đội. Như vậy, tổ chức và hoạt động của TAQS
đồng thời phải chịu sự điều chỉnh của bốn nhóm quy phạm pháp luật sau:


12
- Các quy phạm pháp luật nội dung (BLHS, BLDS,…) và pháp luật tố
tụng (BLTTHS, BLTTDS,…) áp dụng chung đối với hoạt động xét xử của
Tòa án;
- Các quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động (hệ thống tổ chức, cơ
cấu, thẩm quyền xét xử, điều kiện bảo đảm,…) áp dụng chung đối với TAND;
- Các quy phạm pháp luật đặc thù về tổ chức và hoạt động (hệ thống tổ
chức, cơ cấu, thẩm quyền xét xử, điều kiện bảo đảm,…) của TAQS;
- Các quy phạm pháp luật của BQP áp dụng đối với các đơn vị quân đội.
Vì vậy, tổ chức và hoạt động của TAQS phải phù hợp với đặc thù tổ chức,
hoạt động và các mối quan hệ phức tạp của Quân đội với tư cách là Lực lượng
vũ trang của Đảng và Nhà nước không chỉ thực hiện chức năng cơ bản, hàng đầu
là chiến đấu, phục vụ chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc mà còn là đội quân trực tiếp
tham gia xây dựng đất nước. Việc nhận thức đúng tính chất tổ chức và hoạt động
của TAQS, tôn trọng và tạo điều kiện để TAQS thực hiện đúng nguyên tắc
chuyên môn, đồng thời thực hiện chặt chẽ việc quản lý hành chính quân sự mới
nâng cao được tác dụng, hiệu quả hoạt động của TAQS [29, tr.386-387].
Đặc thù về tổ chức và hoạt động của TAQS (so với TAND) được thể

hiện ở 3 vấn đề cơ bản: 1) Về hệ thống tổ chức; 3) Về thẩm quyền xét xử; 3)
Về địa bàn quản hạt; 4) Về nhân sự (Thẩm phán, Hội thẩm).
* Về hệ thống tổ chức của TAQS: Quân đội là lực lượng vũ trang với
chức năng không chỉ là chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc mà
đồng thời còn là đội quân trực tiếp tham gia xây dựng đất nước (sản xuất,
kinh doanh). Xuất phát từ đặc thù này nên Quân đội có cơ cấu tổ chức rất chặt
chẽ và phức tạp gồm các đơn vị trực thuộc được tổ chức vừa theo địa bàn
quản hạt (các quân khu), vừa theo chức năng, nhiệm vụ (các tổng cục; các
quân chủng, binh chủng; các quân đoàn, binh đoàn; các tổng công ty).
Là cơ quan xét xử được tổ chức trong Quân đội nên TAQS cũng có đặc
thù về tổ chức đó là các TAQS chủ yếu được tổ chức theo địa bàn quản hạt


13
của các quân khu và đơn vị tương đương, bên cạnh đó cịn có các TAQS của
Qn chủng Hải qn được tổ chức theo chức năng, nhiệm vụ chuyên môn
của Quân chủng Hải quân - đơn vị trực thuộc BQP. Theo Pháp lệnh tổ chức
TAQS hiện hành, thì hệ thống TAQS Việt Nam được tổ chức ở ba cấp [36]:
1) TAQSTW (thuộc cơ cấu tổ chức của TANDTC) gồm: Chánh án, các
Phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký Tồ án; về cơ cấu tổ chức TAQSTW gồm:
UBTP; Các Toà phúc thẩm và bộ máy giúp việc (Điều 21).
2) Các TAQS quân khu và tương đương gồm: TAQS các quân khu 1, 2,
3, 4, 5, 7 và 9; TAQS Thủ đô Hà Nội và TAQS Quân chủng Hải quân (gọi
chung là TAQS cấp quân khu). TAQS cấp quân khu có: Chánh án, Phó Chánh
án, các Thẩm phán, HTQN, Thư ký Tồ án; về cơ cấu tổ chức gồm: UBTP và
bộ máy giúp việc (Điều 25).
3) Các TAQS khu vực gồm: Các TAQS khu vực 1 và khu vực 2 thuộc
Quân khu 1; các TAQS khu vực 1 khu vực 2 thuộc Quân khu 2; các TAQS
khu vực 1 khu vực 2 thuộc Quân khu 3; các TAQS khu vực 1 và khu vực 2
thuộc Quân khu 4; các TAQS khu vực 1 và khu vực 2 thuộc Quân khu 5; các

TAQS khu vực 1 và khu vực 2 thuộc Quân khu 7; các TAQS khu vực 1 và khu
vực 2 thuộc Quân khu 9;; các TAQS khu vực 1 và khu vực 2 thuộc Quân
chủng Hải quân; TAQS khu vực thuộc TAQS Thủ Đơ Hà Nội. TAQS khu vực
có: Chánh án, Phó Chánh án, các Thẩm phán, HTQN, Thư ký Tồ án và bộ
máy giúp việc (Điều 29).
Căn cứ vào nhiệm vụ và tổ chức của Quân đội, UBTV Quốc hội quyết
định thành lập, giải thể TAQS cấp quân khu, TAQS khu vực theo đề nghị của
Chánh án TANDTC sau khi thống nhất với Bộ trưởng BQP (khoản 2 Điều 2).
* Về thẩm quyền xét xử của TAQS:
Theo quy định của Pháp lệnh Tổ chức TAQS hiện hành [36], thẩm
quyền xét xử của TAQS như sau:


14
1. Thẩm quyền xét xử về đối tượng của TAQS: Đây là cơ sở để phân biệt
thẩm quyền xét xử giữa TAQS và TAND. Các TAQS có thẩm quyền xét xử
các vụ án hình sự mà bị cáo là:
- Quân nhân tại ngũ, cơng chức, cơng nhân quốc phịng, qn nhân dự
bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến
đấu; dân quân, tự vệ phối thuộc với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến
đấu và những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị Quân
đội trực tiếp quản lý;
Những người không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này
mà phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Qn đội
(Điều 3).
- Đối với những người khơng cịn phục vụ trong Quân đội mà phát hiện
hành vi phạm tội của họ đã được thực hiện trong thời gian phục vụ trong
Quân đội hoặc những người đang phục vụ trong Quân đội mà phát hiện hành
vi phạm tội của họ đã được thực hiện trước khi vào Quân đội, thì TAQS xét
xử những tội phạm có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho

Quân đội; những tội phạm khác do TAND xét xử (Điều 4).
- Trong trường hợp vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm
quyền xét xử của TAQS, vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét
xử của TAND thì thẩm quyền xét xử được thực hiện như sau (Điều 5):
+ Trong trường hợp có thể tách vụ án thì TAQS xét xử những bị cáo và
tội phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 3 và Điều 4 của Pháp lệnh này;
những bị cáo và tội phạm khác thuộc thẩm quyền xét xử của TAND;
+ Trường hợp không thể tách vụ án thì TAQS xét xử tồn bộ vụ án.
Ngoài ra, thẩm quyền xét xử của TAQS được hướng dẫn đầy đủ và cụ
thể trong Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT [27] (nội dung của Thông tư
này sẽ được đề cập cụ thể ở mục 2.2 Chương 2 của Luận văn).


15
2. Thẩm quyền xét xử của TAQS các cấp được quy định trong Pháp lệnh
tổ chức TAQS [36] cụ thể như sau:
- TAQSTW có thẩm quyền: a) Phúc thẩm những vụ án hình sự mà bản
án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của các TAQS cấp dưới trực tiếp bị
kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng; b) Giám đốc
thẩm, tái thẩm những vụ án hình sự mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật của các TAQS cấp dưới bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố
tụng; c) giám đốc việc xét xử của các TAQS cấp dưới (Điều 22).
- TAQS cấp quân khu có thẩm quyền xét xử: a) Sơ thẩm những vụ án
hình sự khơng thuộc thẩm quyền của các TAQS khu vực và những vụ án hình
sự thuộc thẩm quyền của các TAQS khu vực nhưng TAQS cấp quân khu lấy
lên để xét xử; b) Phúc thẩm những vụ án hình sự mà bản án, quyết định chưa
có hiệu lực pháp luật của các TAQS cấp dưới bị kháng cáo, kháng nghị theo
quy định của pháp luật tố tụng; c) Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án hình
sự mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các TAQS cấp dưới bị
kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng; d) Giải quyết những việc

khác theo quy định của pháp luật (Điều 26).
- TAQS khu vực có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về
những tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự mà bị cáo khi phạm tội
hoặc khi bị khởi tố có quân hàm từ Trung tá trở xuống hoặc là người có chức
vụ từ Trung đoàn trưởng hoặc tương đương trở xuống; giải quyết những việc
khác theo quy định của pháp luật (Điều 29).
* Về địa bàn quản hạt của các TAQS: Khác với các TAND (xét xử
theo địa giới hành chính huyện, tỉnh), thẩm quyền xét xử của các TAQS đối
với những vụ án hình sự và giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự theo
địa bàn (quân khu, vùng miền) do BQP xác định cụ thể cho từng TAQS các
cấp trong Quyết định số 79/2004/QĐ-BQP ngày 07/6//2004 của Bộ Quốc


16
phòng về phân định địa bàn xét xử của các TAQS [6] (nội dung của Quyết
định này sẽ được đề cập trong mục 2.2 Chương 2 của Luận văn).
* Về Thẩm phán, Hội thẩm của TAQS: Quyền tư pháp (xét xử) của
TAND, TAQS được thực hiện thông qua hoạt động của Thẩm phán, Hội thẩm.
Theo quy định của Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm TAND hiện hành [38],
thì “Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm
nhiệm vụ xét xử… và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án.
Hội thẩm là người được bầu hoặc cử theo quy định của pháp luật để làm nhiệm
vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án (Điều 1).
Thẩm phán TAND gồm có: Thẩm phán TANDTC; Thẩm phán TAND
cấp tỉnh, Thẩm phán TAND cấp huyện và Thẩm phán TAQS các cấp (Thẩm
phán TAQSTW đồng thời là Thẩm phán TANDTC; Thẩm phán TAQS cấp
quân khu; Thẩm phán TAQS khu vực). Hội thẩm TAND gồm: HTND TAND
cấp tỉnh, HTND TAND cấp huyện, HTQN TAQS cấp quân khu và HTQN
TAQS khu vực (Điều 2).
Theo quy định của pháp luật thì việc xét xử sơ thẩm của TAQS cấp

quân khu và TAQS khu vực có HTQN tham gia; Thẩm phán, Hội thẩm xét xử
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với
Thẩm phán (Điều 3). Tuy nhiên, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm Thẩm phán
TAQS hoặc được cử làm HTQN, chế độ đãi ngộ đối với họ,… cũng có một số
đặc thù so với của TAND:
- Về điều kiện được bổ nhiệm Thẩm phán hoặc cử làm Hội thẩm: Theo
quy định tại các điều 20, 21 và 22 Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm
TAND, ngoài các tiêu chuẩn chung đối với Thẩm phán quy định tại khoản 1
Điều 5 của Pháp lệnh này, có thể đợc tuyển chọn và bổ
nhiệm làm Thẩm phán TAQS các cấp (khu vực, quân khu, TAQSTW)
thì điều kiện bắt buc l ngời đó phi là sĩ quan quân đội t¹i ngị.


17
Tương tự như vậy, đối với Hội thẩm TAQS khu vực, TAQS cấp qn khu,
ngồi các tiªu chn chung đối vi Hi thm quy định tại khoản 2
Điều 5 của Pháp lệnh, thì iu kin bt buc l ngời đó phi là
quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng đang
phục vụ trong quân đội.
- V th tc c HTQN: Theo quy định tại Điều 38 Pháp lệnh Thẩm
phán v Hi thm TAND, thỡ Hi thm ca TAND địa phơng do HND
cùng cấp bầu v miễn nhiệm, bÃi nhiệm Cịn Hội thẩm TAQS
cÊp qu©n khu do Chđ nhiƯm Tỉng cục chính trị cử và
miễn nhiệm, bÃi nhiệm. Hi thm TAQS khu vực do Chủ nhiệm
chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục
hoặc cấp tơng đơng cử và miƠn nhiƯm, b·i nhiƯm…
- Về chế độ đãi ngộ: Ngồi phụ cấp nghề nghiệp theo quy định chung,
Thẩm phán TAQS và HTQN hưởng lương theo cấp bậc, chức vụ đảm nhiệm
do BQP quy định mà không theo ngạch bậc Thẩm phán như TAND. Ngoài ra,
trang phục xét xử của các thành viên (Thẩm phán, Hội thẩm) HĐXX của

TAQS cũng thực hiện theo quy định của Quân đội.
1.2. CÁC TIÊU CHÍ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA TềA N QUN S VIT NAM

1. Trong những năm qua, hệ thống pháp luật hiện hành của Việt
Nam nói chung và pháp luật về tổ chức và hoạt động của TAND, TAQS nói
riêng (Luật tổ chức TAND, Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm TAND,
Pháp lệnh tổ chức TAQS,…) đã phát huy được hiệu quả, đạt được những
thành tựu đáng kể, góp phần tõng bíc cđng cè, kiƯn toµn hƯ thèng
TAND, xây dựng đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm TAND, TAQS các cấp có
phẩm chất đạo đức v trỡnh , nng lc chuyờn mụn. Cùng các cơ quan
t pháp khác, hoạt động của Tũa ỏn ó góp phÇn quan träng


18
vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xà hội,
bảo vệ pháp chế XHCN, phục vụ tích cực cho công cuộc đổi
mới [3, tr.2], bo v công lý, quyền con người, quyền công dân, chế độ
XHCN, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp phỏp ca t chc, cỏ nhõn.
Tuy nhiên:
tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt
động của các cơ quan t pháp còn nhiều bất hợp lý nhng chậm đợc đổi mới cho phù hợp Đội ngũ cán bộ t
pháp còn thiếu về số lợng, yếu về trình độ và năng
lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu trách
nhiệm, thiếu bản lnh, sa sút về phẩm chất đạo đức.
Chất lợng công tác t pháp nói chung cha ngang tầm với
yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân, còn nhiều trờng
hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan ngời vô tội, vi phạm các
quyền tự do dân chủ của công dân, làm giảm sút
lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nớc và các

cơ quan t pháp [4, tr.3].
Thc tiễn xét xử hơn 10 năm qua cũng cho thấy hệ thống pháp luật nói
chung và các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của TAND, TAQS
bộc lộ quá nhiều vấn đề bất cập, hạn chế, không phù hợp với đời sống thực
tiễn, sự phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và yêu cầu
của Nhà nước pháp quyền XHCN nhằm bảo vệ công lý, quyền con người,
quyền công dân, chế độ XHCN, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là một nhu cầu tất yếu khách quan.
Đây cũng là quan điểm, tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt, nhất quán được Đảng ta
nhiều lần khẳng định trong các văn kiện của Đảng những năm gần đây. Đặc


19
biệt Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24-5 2005 “Về Chiến lược xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm
2020” [4] (gọi tắt là Nghị quyết số 48-NQ/TW) và Nghị quyết số 49-NQ/TWNQ/TW “Về chiến lược cải cách tư pháp đến 2020” [5] của Bộ Chính trị đã
nhấn mạnh các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo nhất quán này của Đảng nhằm tập
trung giải quyết một cách toàn diện và đồng bộ hai nhiệm vụ cơ bản sau đây:
1.2.1. Về cải cách tư pháp
Công cuộc cải cách tư pháp cần tập trung giải quyết các nội dung sau:
- Thứ nhất, xác định Tịa án là khâu trung tâm của q trình cải cách tư
pháp và xét xử là khâu trọng tâm của tồn bộ hoạt động tư pháp, vì về bản
chất, thì hiệu quả của họat động tư pháp được thể hiện chủ yếu ở họat động
xét xử, ở các phán quyết của Tồ án: Phán quyết đúng thì hoạt động tư pháp là
có hiệu quả, nếu phán quyết sai thì họat động này khơng có hiệu quả. Các
họat động khác như điều tra, truy tố, kiểm sát v.v… nếu có sai phạm thì vẫn
có cơ hội khắc phục ở giai đoạn xét xử và hậu quả xảy ra sẽ ít nghiêm trọng
hơn, cịn xét xử sai thì hậu quả sẽ khơn lường, có thể khơng khắc phục được.

- Thứ hai, từng bước xã hội hóa một số hoạt động tư pháp và bổ trợ tư
pháp như: giải quyết một số các tranh chấp dân sự, kinh tế bằng hòa giải hoặc
trọng tài, vừa nhanh chóng, vừa đỡ tốn kém về chi phí và thời gian. Việc tống
đạt các văn bản, giấy tờ tố tụng cho đương sự và người có liên quan có thể
giao cho tổ chức tư nhân (thừa phát lại) thực hiện. Xã hội hóa mạnh các họat
động bổ trợ tư pháp (luật sư, công chứng, giám định tư pháp,…) nhằm đáp
ứng kịp thời nhu cầu của người dân.
- Thứ ba, tổ chức lại hệ thống TAND: tổ chức Tòa án cấp khu vực (sơ
thẩm), Tòa án cấp phúc thẩm khơng theo địa giới hành chính nhằm giảm sự
lãng phí về tài chính, nhân sự, cơ sở vật chất, đồng thời hạn chế các tác động
của địa phương đối với sự độc lập của Tòa án. TAND cấp phúc thẩm tập trung
chủ yếu cho việc xét xử phúc thẩm, chỉ xét xử một số vụ án sơ thẩm đặc biệt
và quan trọng mà TAND cấp dưới không giải quyết được...


20
Cùng với việc tổ chức lại hệ thống TAND, tăng thẩm quyền cho Tòa án
cấp huyện xét xử các vụ án với mức hình phạt quy định cao nhất đến 15 năm
tù. TANDTC cần tập trung làm tốt nhiệm vụ chính là hướng dẫn xét xử là
khâu yếu nhất và ít được quan tâm nhất trong thời gian qua, để đảm bảo việc
áp dụng pháp luật được thống nhất, không cịn án oan sai.
1.2.2. Về hồn thiện hệ thống pháp luật
Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Thứ nhất, khắc phục tình trạng chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính
khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống, thiết chế bảo đảm thi hành pháp luật còn
thiếu và yếu của hệ thống pháp luật của Việt Nam…
- Thứ hai, thể chế hoá kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối của Đảng,
cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp về xây dựng Nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam...; bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công
dân; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển văn hố xã hội, giữ vững quốc phịng, an ninh.

- Thứ ba, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn
lọc kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; kết hợp
hài hồ bản sắc văn hố, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tính hiện đại của
hệ thống pháp luật...
Các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng về hoàn thiện hệ thống pháp
luật, cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN bước đầu đã
được thể chế hóa thành các nguyên tắc hiến định có nội dung mới trong Hiến
pháp được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thơng qua ngày 28/11/2013,
trong đó các nguyên tắc về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của
TAND (như: TAND là cơ quan xét xử…, thực hiện quyền tư pháp; Việc xét
xử sơ thẩm của TAND có Hội thẩm tham gia,...; Thẩm phán, Hội thẩm xét xử
độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;….; TAND xét xử công khai. Trường hợp


21
đặc biệt…, có thể xét xử kín; TAND xét xử tập thể và quyết định theo đa số,
…; Nguyên tắc tranh tụng…được bảo đảm;...) được sửa đổi bổ sung nhiều nội
dung mới (so với Hiến pháp năm 1992). Đây là cơ sở pháp lý để tiến hành
đồng bộ việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và hoàn thiện
pháp luật về tổ chức và hoạt động của TAND, TAQS nói riêng.
Từ phân tích trên cho thấy việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt
động của TAQS Việt Nam cần được thực hiện theo các tiêu chí cơ bản sau:
1) Bảm bảo cụ thể hóa đầy đủ và chính xác nội dung các nguyên tắc
hiến định trong Hiến pháp năm 2013 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và
hoạt động của TAND.
2) Bảo đảm tổ chức và hoạt động của TAQS phù hợp với tính chất, đặc
thù tổ chức và hoạt động của Quân đội. Theo tiêu chí này các TAQS được tổ
chức theo địa bàn quản hạt của các quân khu (gồm: TAQS các quân khu,
TAQS Thủ đô Hà Nội; các TAQS khu vực), giải thể các TAQS thuộc Quân
chủng Hải quân; Phân định địa bàn xét xử của các TAQS cấp quân khu,

TAQS khu vực phù hợp với nhiệm vụ chính trị tại địa phương và đấu tranh
phòng - chống tội phạm,…
3) Bảo đảm các TAQS có tổ chức tinh gọn, có đầy đủ cơ sở vật chất,
ngân sách và nhân lực (con người) và hoạt động có hiệu quả, khơng lãng phí,
đồng thời bảo đảm “sự độc lập của TAQS”, “Thẩm phán, Hội thẩm TAQS độc
lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật”.
1.3. NỘI DUNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA TỊA ÁN QN SỰ VIỆT NAM

Việc hồn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của TAQS cần được
tiến hành đồng bộ với việc hoàn thiện tổng thể hệ thống pháp luật Việt Nam
nói chung và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của TAND. Nội
dung hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của TAQS tập trung vào


22
sửa đổi bổ sung các quy định hiện hành trong Luật tổ chức TAND, Pháp lệnh
tổ chức TAQS, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm TAND và các văn bản
pháp luật khác liên quan đến tổ chức và hoạt động của TAQS, cụ thể là về các
vấn đề sau:
1.3.1. Hoàn thiện hệ thống và mơ hình tổ chức Tịa án qn sự
Hồn thiện hệ thống và mơ hình tổ chức TAQS phải phù hợp với Đề án
tổng thể về mô hình tổ chức TAND các cấp phải phù hợp với Đề án tổng thể
về mơ hình tổ chức TAND các cấp:
Tổ chức hệ thống Toà án theo thẩm quyền xét xử, khơng phụ thuộc
vào đơn vị hành chính, gồm: Tồ án sơ thẩm khu vực được tổ chức
ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Tồ án phúc thẩm
có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số
vụ án; Toà thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ
xét xử phúc thẩm; TANDTC có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét

xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét
xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc thành lập Toà chuyên trách phải
căn cứ vào thực tế xét xử của từng cấp Toà án, từng khu vực. Đổi
mới tổ chức TANDTC theo hướng tinh gọn với đội ngũ thẩm phán
là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm trong
ngành [28, tr.12].
1.3.2. Hồn thiện về thẩm quyền xét xử của Tịa án quân sự
Xác định hợp lý phạm vi thẩm quyền xét xử của TAQS trên cơ sở tư
tưởng chỉ đạo của Đảng về đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta được thể chế
hóa thành các nguyên tắc hiến định trong Hiến pháp năm 2013: “Quyền lực
nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm sốt giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”
(khoản 3 Điều 2); “TAND là cơ quan xét xử…, thực hiện quyền tư pháp”
(Điều 102). Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy


23
định của pháp luật nhằm bảo vệ công lý; chế độ XHCN, quyền con người,
quyền công dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng của
tổ chức và công dân.
Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, trải qua nhiều lần cải cách về
tổ chức và hoạt động qua các thời kỳ (theo các Sắc lệnh của Chính phủ nước
Việt Nam Dân chủ cộng hịa; các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992;
Luật tổ chức TAND năm 1960, 1981, 1992, 2002 và các văn bản dưới luật
khác), hệ thống TAND ngày càng được củng cố, kiện toàn và hoàn thiện, chất
lượng và hiệu quả hoạt động xét xử không ngừng được nâng lên, đáp ứng yêu
cầu của thực tiễn và nhiệm vụ chính trị đặt ra trong từng giai đoạn bảo vệ và
xây dựng đất nước. Tuy nhiên, trước yêu cầu đặt ra từ thực tiễn xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN, cải cách tư pháp và tổ chức thực hiện quyền tư
pháp, đòi hỏi ngành Toà án phải được cải cách mạnh mẽ từ nhận thức, pháp

luật, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực để thực hiện quyền tư pháp (xét xử),
Toà án phải là công cụ hữu hiệu để bảo đảm công bằng, bảo vệ công lý, quyền
con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng
của tổ chức và công dân.
Đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND và TAQS nói riêng là nhiệm
vụ trọng tâm, là khâu đột phá trong quá trình cải cách tư pháp và xây dựng
nhà nước pháp quyền, đã được xác định rõ trong các văn kiện của Đảng
những năm gần đây, đặc biệt là Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 05-02-2002
“Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” [3] (gọi
tắt là Nghị quyết số 08-NQ/TW), Nghị quyết số 48-NQ/TW và Nghị quyết số
49-NQ/TW của Bộ Chính trị. Để triển khai thực hiện các quan điểm, chủ
trương của Đảng về đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Toà án,
TANDTC đang khẩn trương xây dựng, hoàn thiện Đề án tổng thể về thành
lập Toà án sơ thẩm khu vực, Toà án phúc thẩm, Toà án thượng thẩm, đổi mới
tổ chức và hoạt động của TANDTC; đặt ra mục tiêu, nguyên tắc, phương


24
hướng, nội dung, từng bước đi và phân công trách nhiệm trong việc xây dựng,
chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức lại hệ thống Toà án theo yêu
cầu của cải cách tư pháp [28].
"Nghiên cứu, xác định hợp lý phạm vi thẩm quyền xét xử của TAQS
theo hướng chủ yếu xét xử những vụ án về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách
nhiệm của quân nhân, những vụ án liên quan đến bí mật quân sự…" [2] là
một trong những nội dung cải cách tổ chức và hoạt động của TAQS được đề
cập trong Nghị quyết số 49-NQ/TW. Việc nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và
thực tiễn của việc xác định thẩm quyền xét xử của TAQS là rất quan trọng và
cấp thiết để có thể đề xuất các kiến nghị hợp lý, khoa học nhằm hoàn thiện
các quy định pháp luật về thẩm quyền xét xử của TAQS đáp ứng yêu cầu cải
cách tư pháp. Chúng tơi cho rằng để có thể xác định hợp lý phạm vi thẩm

quyền xét xử của TAQS phải xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn sau đây:
- Thứ nhất, thẩm quyền xét xử của TAQS có tính lịch sử được quy định
trong các văn bản pháp luật đầu tiên của Chính quyền cách mạng ngay sau
Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công và tiếp tục được kế thừa trong các
văn bản pháp luật của nước ta qua các thời kỳ. Để bảo vệ nền độc lập dân
tộc, an ninh chính trị và trật tự xã hội trước thù trong giặc ngoài, ngày 13-91945 Chủ tịch Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã
ký ban hành Sắc lệnh số 13C/SL thành lập các TAQS trong phạm vi cả nước.
Theo Sắc lệnh này, các TAQS có thẩm quyền xét xử tất cả các người nào
phạm vào một việc gì có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa. Thẩm quyền xét xử này của TAQS cũng được quy định trong
các Sắc lệnh tiếp theo của Chính phủ lâm thời về tổ chức các TAQS (số
37/SL, số 40/SL, số 77C, số 21).
Ngày 23-8-1946 Chính phủ lâm thời đã ban hành Sắc lệnh số 163/SL
thành lập Toà án Binh lâm thời (TAQS ngày nay) có trụ sở đặt ở Hà Nội.
Theo Sắc lệnh thì Tồ án Binh này có thẩm quyền xét xử:“1. Các quân nhân


25
phạm bất kỳ tội gì, trừ những tội vi cảnh thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án
tư pháp và những thường tội thuộc quyền nghị phạt của các cấp chỉ huy
Quân đội; 2. Nhân viên các chuyên ngành chuyên môn trong Quân đội,
những người làm cho Quân đội như cơng nhân, chủ thầu, khi phạm pháp có
liên can đến Quân đội; 3.Những người thuộc bất cứ hạng nào mà phạm pháp
ở các đồn trại, quân y viện, nhà đề lao binh hoặc một cơ quan nào của Quân
đội, hoặc phạm pháp gây thiệt hại đến Quân đội.”. Các Sắc lệnh của Chính
phủ về thành lập Tồ án Binh khu, Tồ án Binh tối cao, Tịa án Binh khu
Trung ương (số 19-SL, số 45/SL,…) và các Thông lệnh liên bộ về Tòa án
Binh tại mặt trận (số 11-NV-CT số 32-TL-ĐB số 60-TT) cũng có các quy
định tương tự về thẩm quyền xét xử của các Tòa án Binh này.
Cuối năm 1958, các TAQS nhập vào với các Tòa án thường thành

TAND. Theo Hiến pháp 1959 và Luật tổ chức TAND năm 1960 các Tòa án
Binh được gọi là là TAQS (như ngày nay) và được tổ chức ở hai cấp:
TAQSTW là cơ quan xét xử cao nhất trong Quân đội và các TAQS quân khu,
quân chủng, binh chủng, sư đoàn trực thuộc và ở những nơi cần thiết có thẩm
quyền xét xử theo Sắc lệnh 163/SL ngày 23-8-1946…
Pháp lệnh tổ chức TAQS năm 1985 [34] là văn bản pháp luật đầu tiên
quy định một cách hệ thống và tương đối đầy đủ về tổ chức và hoạt động của
TAQS Việt Nam, trong đó có các quy định về thẩm quyền xét xử của TAQS.
Ngày 01-2-1994 Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ
Quốc phòng và Bộ Công an đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/TTLT
hướng dẫn áp dụng các quy định của BLTTHS và Pháp lệnh tổ chức TAQS về
thẩm quyền xét xử của TAQS và phân biệt thẩm quyền xét xử của TAND. Sau
khi Pháp lệnh tổ chức TAQS được sửa đổi bổ sung năm 2002, Thông tư này
được thay thế bằng Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT [27].


×