Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Ánh sáng nguy hiểm cho mắt của bé pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.98 KB, 6 trang )






Ánh sáng nguy hiểm cho mắt của bé


Có những loại ánh sáng người lớn tưởng như không nguy hiểm và không tác
động xấu tới mắt của trẻ. Tuy nhiên thực tế thì không phải loại ánh sáng nào
cũng được coi là an toàn với thị lực còn non yếu của bé.
Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều loại ánh sáng mà trẻ phải tiếp xúc như
ánh sáng của đèn huỳnh quang, ánh sáng của màn hình máy tính, tivi, ánh sáng từ
điện thoại di động, đèn phòng tắm hay từ đèn của các loại xe. Có những loại ánh
sáng người lớn tưởng như không nguy hiểm và không tác động xấu tới mắt của trẻ.
Tuy nhiên thực tế thì không phải loại ánh sáng nào cũng được coi là an toàn với thị
lực còn non yếu của bé.
Ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, từ tuần thai thứ 6 thì các dây thần kinh thị giác
đã bắt đầu được hình thành và võng mạc đã được “kết nối” với bộ não qua các dây
thần kinh. Mặc dù vẫn còn ở trong bụng của mẹ, tuy nhiên, trẻ đã bắt đầu phản ứng
được với các loại ánh sáng.
Sau khi ra đời, tầm nhìn của trẻ chỉ được bằng 1/30 so với người lớn và mắt của bé
phải phát triển dần dần mới hoàn thiện. Khi trẻ được 8 tuổi thì thị giác mới được
coi là phát triển hoàn thiện.
Trong mắt của trẻ có một vùng được gọi là “điểm vàng”, đây là vùng nhạy cảm.
Vùng “điểm vàng” này sẽ có những phản ứng với các loại ánh sáng. Nếu ánh sáng
quá mạnh, điểm vàng sẽ rơi vào tình trạng bị sưng, và nhiều trường hợp nghiêm
trọng sẽ dẫn đến mù lòa.
Khi dưới 3 tuổi, đây là giai đoạn rất nhạy cảm với thị giác của trẻ. Trên rất nhiều
các phương tiện thông tin đại chúng đã từng đưa ra lời cảnh báo rằng không nên để
trẻ xem tivi lâu vì ánh sáng chói này dễ dàng gây tổn hại tới thị lực non yếu của


các bé.

Ảnh minh họa.
Ngoài ra, ánh sáng trong phòng tắm và hệ thống đèn chiếu sáng có màu xanh đã
được chứng minh là có thể xuyên qua thủy tinh thể tới võng mạc, gây nên tổn
thương quang học cho võng mạc, hơn nữa còn đẩy nhanh quá trình oxy hóa của
các tế bào điểm vàng. Vì thế, ánh sáng xanh đã được nghiên cứu chứng thực cho
thấy là thứ ánh sáng gây nguy cơ mù cao nhất.
Trẻ sơ sinh có đôi mắt dễ bị tổn thương bởi loại ánh sáng màu xanh. Khi trẻ được
từ 1 đến 2 tuổi thì có khoảng 70 đến 80% ánh sáng xanh có thể xuyên qua thủy tinh
thể tới võng mạc. Đây chính là nguyên nhân mà khi dùng ánh sáng xanh để điều trị
căn bệnh vàng da cho trẻ sơ sinh nhất thiết phải dùng vải đen để che mắt. Hơn nữa,
với trẻ nhỏ, nhất là với những trẻ sơ sinh thích “tìm chỗ sáng”, việc bảo vệ cho đôi
mắt không bị tổn thương từ ánh sáng xanh là hết sức quan trọng.
Khi đưa con ra ngoài đường, cha mẹ nên cho con đeo kính mát vì ánh đèn huỳnh
quang hay một số loại đèn khác có thể phát ra tia cực tím khiến mắt con khó chịu.
Ánh sáng phát ra từ các máy hàn cũng có thể tác động gây hại cho mắt trẻ. Ngoài
ra, không nên để con ngủ gần cửa sổ có ánh sáng mạnh vào mùa hè.
Để mắt trẻ phát triển tốt cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho con:
- Protein: Đây là thành phần chính giúp tái tạo các mô biểu bì. Protein có rất nhiều
trong thịt nạc, nội tạng động vật, cá, tôm, sữa, trứng và các loại đậu.
- Vitamin A: Khi cơ thể thiếu vitamin A thì sẽ giảm khả năng thích nghi với môi
trường sáng tối của mắt, không những thế còn gây ra khô giác mạc. Vitamin A có
nhiều trong gan động vật, dầu gan cá, sữa, trứng, đậu xanh, đậu đỏ và các loại quả
màu vàng.
- Vitamin C: Vitamin C là một trong những thành phần tạo nên thủy tinh thể ở
nhãn cầu của mắt, nếu thiếu vitamin C sẽ rất dễ dẫn đến bệnh đục thủy tinh thể.
Vitamin C có nhiều trong táo xanh, bắp cải, súp lơ, ớt xanh, mướp đắng, rau cải, cà
chua, giá đỗ, đậu, củ cải, cam, dây tây,…
- Canxi: Canxi có tác dụng giảm nhức mắt. Canxi có rất nhiều trong các loại đậu,

sữa, cá, tôm, mực, lạc, hạt sen, hạnh nhân, nấm hương, mộc nhĩ, rau dền, rau thơm,
rau cải…

×