Bí quyết chữa 'bệnh' kén ăn của bé
Con gái 3 tuổi sắp đi học bán trú, chị
Lan (Thanh Xuân, Hà Nội) không lo
bé khó hòa nhập môi trường mới mà
chỉ băn khoăn vì con rất kén ăn. Mỗi
bữa, Na hầu như chỉ ăn cơm với thịt, không đụng đũa đến
các thức khác dù chị cố làm thật ngon.
Làm đủ mọi cách, từ ngon ngọt dỗ dành đến bắt ép nhưng
cô nhóc của chị vẫn nhất định không chịu ăn món mới. Chị
chỉ lo con đi học mầm non, các cô không biết tính, bé sẽ
càng ít ăn và bị thiếu chất.
Cũng như chị Lan, nhiều bà mẹ đành bất lực khi thấy con
"kén cá chọn canh", hầu như chỉ ăn một số món nó thích,
chứ nhất định không chịu dùng những thứ khác. Điều này
có thể dẫn tới việc bé không đủ các chất dinh dưỡng để
phát triển, đồng thời tạo thành một thói quen không hay khi
trưởng thành sau này.
Để khắc phục tính này, đầu tiên, bạn phải tìm hiểu xem
nguyên do bé không ăn nhiều món.
Lý do bé "kén cá chọn canh":
Sợ thử những thứ mới: Theo chuyên gia dinh dưỡng Nancy
Hudson ở trường đại học Califocnia, Mỹ, đây là một thói
quen của con người để tự bảo vệ mình. Không chỉ trẻ con
mà mọi người đều ngại thử những thứ mới bởi không biết
chúng có an toàn không.
Thường nỗi sợ này sẽ mất đi khi bé lên 4 tuổi nhưng đối
với một số trẻ, nó còn tiếp tục cho đến tận lúc trưởng thành.
Dù trong trường hợp nào đi nữa, bé của bạn cũng thích
những thứ quen thuộc và đều đặn nên không dám thử các
thức ăn mới cho đến tận khi chúng được dùng nhiều lần.
Kén ăn cũng có thể là cách để một em bé tuổi mầm non
khẳng định sự độc lập của mình. Khi bé nói: "Mẹ không thể
bắt con ăn thứ đó được" thì có thể bé muốn hạn chế quyền
lực của bạn và xác định khả năng tự chủ của nó hơn là vì
thích hay không thích thức ăn.
Các bé không kiên nhẫn: Trẻ hầu như không thể ngồi lâu
một chỗ để ăn các đồ bố mẹ muốn. Bạn thử làm cho bé
hứng thú hơn khi ăn bằng cách đặt ra giờ ăn cố định mà
không cần phải lôi kéo sự chú ý của con bằng đồ chơi,
chương trình TV hay các con thú cưng.
Các mẹo khắc phục tính kén ăn của bé
Điều tốt nhất bạn có thể làm là cung cấp nhiều loại thực
phẩm bổ dưỡng cho con, tạo một bầu không khí thoải mái
để giờ ăn trở nên thú vị với mọi người trong gia đình. Dưới
đây là một số cách cụ thể:
- Mang đến nhiều món ngon khác nhau cho bé vào mỗi
bữa. Cho trẻ tiếp cận một loại thức ăn mới cần thực hiện
một cách nhẹ nhàng và từ từ để bé thấy an toàn và tự mình
muốn thử. Bạn phải thật kiên nhẫn khi làm việc này. Khi
muốn con thử một món mới, bạn cứ đặt nó lên bàn ăn cùng
với mọi thứ khác, không bình luận rằng món đó có ngon
hay không. Bạn cũng nên tránh đặt món này ngay bên phải
bé bởi trẻ có thể cảm thấy nó sắp bị ép ăn và nảy sinh tư
tưởng chống đối. Sau vài lần nhìn thấy bố mẹ ăn món đó,
bé sẽ muốn thử dùng xem sao.
- Chia nhỏ những phần ăn của bé.
- Đừng cho bé quá nhiều sự lựa chọn khi vào bữa. Nếu bạn
nói: "Đã đến giờ ăn tối, con muốn ăn gì nào?" thì chắc chắn
bé sẽ chọn những món quen thuộc và dần dần trẻ sẽ trở
thành đứa khảnh ăn. Tuy nhiên, nếu bạn mang các món
mình đã chuẩn bị ra và nói: "Bữa tối đây rồi", bé sẽ phải
chọn một hoặc vài món trong số các thứ đó. Tất nhiên,
trong một bữa, các bà mẹ chớ đem toàn những món lạ mà
nên làm ít nhất một món bé thích.
- Cho con làm quen với món mới với từng ít một. Nếu
muốn con thử đồ ăn mới, bạn hãy để bé tự nếm ít một và
đòi thêm, đừng mang ra lượng nhiều một lúc. Cách này
giúp bé cảm thấy mình được tự chủ hơn khi ăn và bạn cũng
đỡ phí phạm đồ ăn nếu bé không đụng đũa tới. Ngoài ra,
bạn nên mang đến cho con món mới khi biết bé đang đói.
- Đừng cố ép bé. Một vài em nhỏ có khẩu vị nhạy cảm hơn
so với các bé khác. Có thể con bạn không ăn thứ gì đó vì bé
không thích hình dáng, màu sắc hay mùi vị của chúng.
Cũng có những bé từ chối vì loại thức ăn đó gợi nhớ tới lúc
bị ốm hoặc một lần từng ăn nhưng chẳng ngon lành gì. Vì
thế, nếu thấy con sợ món gì, bạn nên ngừng cho bé tiếp xúc
với nó trong một thời gian và cho thử lại sau đó ít lâu.
Ngoài ra, nếu ép con ăn thứ nó không thích bằng cách bắt
ngồi ở bàn cho đến khi ăn xong hay ăn nhiều hơn mức nó
muốn, bạn có thể gặp rắc rối về sau: Trẻ sẽ không tự quyết
định được việc ăn gì hay ăn bao nhiêu là đủ, dẫn tới nguy
cơ rối loạn chức năng tiêu hóa hay béo phì sau này. Hơn
nữa, việc ép uổng này chỉ khiến con bạn càng ngoan cố và
thêm ghét món đó.
- Để bé tham gia vào việc chọn món và chuẩn bị cho bữa
ăn, từ đi chợ, lên thực đơn và chia phần, kể cả cho bé giúp
mẹ tự trồng một loại rau nào đó thì càng tốt. Điều này sẽ
giúp bé cảm thấy có quyền tự chủ trong việc ăn uống hằng
ngày và sẽ thích ăn hơn những thứ mình chọn hay tham gia
nấu. Tuy nhiên, bạn nên để con chọn trong số những thức
mình đã định sẵn từ trước hơn là hỏi bé thích gì.
- Tìm cách nâng cao giá trị dinh dưỡng những thức ăn mà
bé thích nếu con rất khảnh ăn và bạn sợ bé thiếu chất,
chẳng hạn như thêm cá ngừ hay giăm bông lên miếng phó