Những dấu hiệu nên cảnh giác ở trẻ sơ sinh
Nếu bạn thấy bất cứ dấu hiệu nào dưới đây kéo dài hãy đưa trẻ đến bệnh viện
để kiểm tra ngay.
1. Bụng nhô cao:
Hầu hết bụng của những đứa bé sơ sinh đều hơi nhô lên, đặc biệt sau khi ăn no, tuy
nhiên nó thường mềm. Trong trường hợp bụng trẻ có dấu hiệu sưng phồng, cứng
và tình trạng không đi cầu kéo dài lâu hơn một đến hai ngày hoặc bị nôn ói, hãy
đưa trẻ tới các bác sĩ nhi khoa để kiểm tra. Sở dĩ vấn đề này xảy ra hầu hết là do trẻ
bị đầy hơi, táo bón, nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng
nào đó trong đường ruột.
2. Bị tổn thương trong lúc sinh:
Nhiều đứa trẻ có thể bị tổn thương trong quá trình sinh nở, đặc biệt đối với các ca
sinh kéo dài và khó, hoặc do đứa bé có thể hình quá lớn. Trong khi một số đứa bé
bình phục rất nhanh, những đứa khác có thể bị tổn thương lâu dài. Những tổn
thương thông thường ở trẻ sơ sinh là gãy xương đòn, tình trạng này sẽ lành lại
nhanh chóng nếu cánh tay bên phần xương đòn bị gãy được giữ yên, không cử
động. Và sau một vài tuần, bạn có thể thấy một khối sưng nhỏ xuất hiện ngay chỗ
xương bị gãy, đừng hoảng hốt, đó là biểu hiện tốt do xương của trẻ đang phát triển
để tự lành.
3. Yếu cơ:
Yếu cơ là một tổn thương thông thường nữa ở trẻ sơ sinh, gây ra bởi tình trạng ép
hoặc duỗi các dây thần kinh nối với các cơ trong suốt quá trình sinh nở. Những cơ
yếu này thường nằm ở phía một bên mặt, hoặc một bên vai hay cánh tay của trẻ.
Thông thường, tình trạng này sẽ trở lại bình thường sau một vài tuần. Tuy nhiên,
trong thời gian đó, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến các bác sĩ nhi khoa về cách
chăm sóc, giúp cho trẻ mau hồi phục.
4. Da xanh:
Tay và chân của bé sơ sinh có thể có màu hơi xanh, điều này không phải là vấn đề
đáng lo. Nếu hai bàn tay và hai bàn chân trẻ có màu xanh do bị lạnh, chúng sẽ
hồng trở lại ngay sau khi được giữ ấm. Thỉnh thoảng, mặt, lưỡi và môi của trẻ trở
nên hơi xanh khi khóc ngặt, nhưng khi bé nín, màu sắc của các bộ phận này sẽ trở
lại bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng da xanh tím tồn tại lâu, đặc biệt kèm
theo tình trạng trẻ thở khó và ăn uống khó, đó có thể là dấu hiệu báo động tim và
phổi của trẻ có vấn đề, dẫn đến đứa bé không nhận đủ oxy trong máu. Trong
trường hợp này, bạn cần phải đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức.
5. Ho:
Trong trường hợp đứa bé uống nước nhanh khi bắt đầu tập uống nước vào những
lần đầu tiên, bé có thể bị ho và phun phì phì một lát. Tình trạng này sẽ ngừng ngay
sau khi bé đã điều chỉnh để quen với việc ăn uống hàng ngày. Họăc đôi khi nguyên
nhân của hiện tượng ho cũng có thể liên quan đến dòng sữa mẹ tiết ra quá mạnh và
nhanh khi trẻ bú. Trong trường hợp bé ho kéo dài và thường há miệng trong lúc ăn,
bạn nên tư vấn ý kiến của bác sĩ nhi khoa. Vì tình trạng này có thể chỉ ra một vấn
đề nào đó ở phổi và đường tiêu hóa của bé.
6. Khóc quá độ:
Tất cả các trẻ sơ sinh khóc thường không rõ lý do. Trong trường hợp bạn bảo đảm
trẻ đã được ăn no, đã ợ hơi sau khi ăn, được giữ ấm và mặc tã khô ráo mà vẫn
khóc, cách tốt nhất là hãy ôm bé vào lòng và nói chuyện hoặc hát ru cho bé nghe
cho tới khi ngừng khóc. Bạn không nên làm hư bé ở tuổi này bằng cách chăm sóc,
lo lắng đến bé một cách thái quá. Nếu sau đó bé vẫn khóc, hãy bao bọc và giữ ấm
cho bé bằng một tấm chăn.
Có một điều lưu lý là bạn cần nhận biết được tình trạng khóc bình thường của bé.
Trong trường hợp trẻ khóc một cách bất thường, ví dụ trẻ la hét, có biểu hiện bị
đau và kéo dài lâu hơn bình thường, điều đó có thể bé đã bị một vấn đề nào đó về
sức khỏe. Hãy đưa bé tới kiểm tra tại các bệnh viện nhi khoa.
7. Ngủ lịm:
Mọi đứa bé sơ sinh đều trải qua hầu hết thời gian để ngủ. Và ngay mỗi khi thức
dậy sau vài giờ ngủ, bé thường ăn ngon, sảng khoái và lạnh lợi, tình trạng này là
hoàn toàn bình thường, bạn cứ để cho bé ngủ vào các thời điểm sau đó. Tuy nhiên,
trong trường hợp trẻ kém linh hoạt, không tự thức dậy đòi ăn, hoặc có vẻ mệt mỏi
và không thèm ăn như bình thường, bạn cần đưa bé tới bác sĩ ngay. Vì trạng thái
này có thể do trẻ bị chứng ngủ lịm, đặc biệt nếu đây là sự thay đổi bất thường trong
giấc ngủ của trẻ, đó có thể là một triệu chứng của một căn bệnh nguy hiểm.
8. Thở mệt:
Trẻ phải mất một vài giờ đề hình thành thói quen hô hấp sau khi sinh, nhưng sau
đó trẻ không gặp khó khăn gì trong việc hít thở. Trong trường hợp trẻ có vẻ thở
khó, thông thường là do đường mũi của trẻ bị nghẹt. Bạn hãy nhỏ vài giọt dung
dịch nước muối loãng vào mũi trẻ, để giúp trẻ thông mũi và quá trình hô hấp trở lại
bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ có bất cứ những dấu hiệu cảnh báo nào sau đây
hãy đưa trẻ tới bác sĩ nhi khoa kiểm tra ngay lập tức: Thở nhanh (nhiều hơn 60
lần/một phút. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng trẻ thường thở nhanh hơn người lớn).
Da trẻ xanh tái kéo dài. Có tiếng khò khè trong khi hô hấp…