Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu MỸ THUẬT VÂN NAM TẠI HÀ NỘI ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.33 KB, 6 trang )






MỸ THUẬT VÂN NAM TẠI HÀ NỘI



Lần đầu tiên công chúng yêu nghệ thuật Thủ đô mới có dịp thưởng ngoạn những
tác phẩm tranh quốc họa, khắc gỗ và màu nước của các họa sĩ đến từ Vân Nam,
Trung Quốc.
Trong không khí mừng thắng lợi rực rỡ của Hội nghị cấp cao APEC 2006, với gần
năm chục tác phẩm nhưng là những thể loại tranh thuộc vào "thế mạnh" lâu đời của
nền mỹ thuật nước bạn, phản ánh một phần công cuộc cải cách, mở cửa, xây dựng
xã hội hài hòa và sự cởi mở trong nghệ thuật của Trung Quốc hôm nay.
Những tranh quốc họa của Dương Bằng sở trường với cách vẽ truyền thống, bút
pháp chấm phá tài hoa, điêu luyện cùng những mảng màu nhòa lan, đường nét sinh
động, đem lại cho người xem những cảm xúc thanh thoát, âm vang. Hình ảnh chim
ưng trên mỏm đá như sắp tung cánh lên bầu trời cao rộng qua tác phẩm Kỵ sĩ trên
vùng băng tuyết. Những chú chim sẻ non đang đua cánh bên "cành trúc la đà"
trong tác phẩm Xuôi gió hoặc chim bói cá trong hồ sen của Ao lặng nước trong đều
được diễn tả tài tình, chắt lọc những tinh túy của cảnh vật, của thiên nhiên tuyệt
mỹ. Cũng với tranh quốc họa, Trương Chí Bình lại say mê với những chùm hoa và
những trái lựu khoe sắc, khoe hương qua những tác phẩm: Thu vàng, Vườn cũ,
Ngày hè
Tác giả Trần Sùng Bình điêu luyện trong những tranh màu nước, diễn tả khá kỹ
lưỡng và rung cảm diễn tả các thiếu nữ xinh đẹp đến say lòng. Có chỗ được tỉa rất
kỹ nhưng có chỗ lại dùng những nét bút, mảng màu rất khoáng đạt, xốn xang, tạo
nên sự phong phú của phong cách biểu hiện chủ động và vững tay qua các tác
phẩm: Cô gái chùm khăn hoa, Niềm vui, Hồn núi


Tranh khắc gỗ màu của Hạ Côn lại mạnh mẽ, khỏe khoắn với những đề tài, hình
ảnh khá gần gũi, quen thuộc với chúng ta, phảng phất hình ảnh thiên nhiên và con
người vùng rừng núi phía bắc Việt Nam qua các tác phẩm: Ngang nhiên như rừng,
Cánh cửa nhà sâu và những thanh niên dân tộc thiểu số tung tảy trên đồi nương
chan hòa và lung linh ánh nắng qua các tác phẩm Bài ca dãy núi Vân Nam.
ấn tượng nhất có lẽ là những tranh khắc gỗ của Hách Bình. Hầu như tất cả các tác
phẩm của anh như: Tiệc rượu, Múa nhạc, Bay lên, Hoa sen, Thung lũng tĩnh
mịch đều gắn với hình dáng những chiếc bình cổ, lọ cổ. Những kỵ sĩ thời xưa,
các vũ nữ, nhạc công, những câu chuyện cổ tích đều diễn ra xung quanh những
chiếc bình hình dáng đa dạng, đẹp mắt. Trước phong cách tạo hình tinh tế và kỹ
xảo in khắc gỗ tài tình khiến nhiều "chuyên gia" tranh khắc của ta phải chụm đầu,
dán mắt vào tranh để bình luận, phân tích và gật gù thán phục. Những tranh khắc
của Hách Bình khuôn khổ không to, hòa sắc nhẹ nhàng, tế nhị, đường nét tinh
xảo được in trên một loại giấy nổi lên những thớ vải dọc ngang càng làm cho
người xem say mê thưởng ngoạn. Tác giả gửi gắm những suy cảm sâu xa qua
những nhân vật, họa tiết thiên về trang trí nhưng vẫn nói lên rằng, tranh nhỏ mà ý
lớn, mà vẫn mở rộng được không gian bao la.
Hội Mỹ thuật của Vân Nam có hơn 1000 hội viên, trong đó có gần 200 hội viên
thuộc dân tộc ít người. Tại thủ phủ Côn Minh có học viện Mỹ thuật với nhiều
chuyên khoa nhưng được chú ý nhiều nhất là quốc họa và tranh khắc vốn là thế
mạnh lâu đời của mỹ thuật Trung Quốc. Các huyện và châu tự trị cũng đều có
trường đại học mỹ thuật. Chỉ riêng năm 2006, Hội Mỹ thuật Vân Nam đã tổ chức
thành công triển lãm mỹ thuật ở Mỹ, Nga và bây giờ là Việt Nam. Tuy triển lãm kỳ
này chưa phải là đại diện đầy đủ của mỹ thuật Vân Nam nhưng cũng cho thấy một
phần tài năng, sức sáng tạo của các bạn có nhiều tìm tòi, sáng tạo mới và vẫn giữ
được bản sắc và truyền thống lâu đời.
Theo kế hoạch và chương trình hợp tác, giao lưu giữa Hội Mỹ thuật Việt Nam và
hội Mỹ thuật Vân Nam, Trung Quốc thì năm tới (2007) sẽ có một đoàn họa sĩ của
Việt Nam sang thăm và tổ chức triển lãm mỹ thuật tại thành phố Côn Minh. Họa sĩ,
trưởng đoàn Hách Bình thổ lộ rằng: Đối với hội họa Việt Nam thì những tác phẩm

sơn mài làm cho tôi yêu thích và cảm phục nhất. Mong rằng triển lãm mỹ thuật của
các bạn vào năm tới ở Côn Minh sẽ có nhiều tác phẩm tranh sơn mài. Chúng ta
"núi liền núi, sông liền sông" lại có truyền thống hữu nghị lâu đời, cần tăng cường
hợp tác, giao lưu, học hỏi lẫn nhau để sánh với cùng cộng đồng, thế giới.

×