Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Những vị thuốc chữa bệnh hen doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.16 KB, 4 trang )

Những vị thuốc chữa bệnh hen
Đọc báo, tôi thấy nói có thể chữa hen bằng hỗn hợp nước ép măng tre và nước sắc
ốc sên, hoặc dùng cá ngựa và tắc kè phơi khô… Vậy thực hư thế nào?
“Con tôi 24 tuổi, bị hen từ nhỏ. Bệnh đã ổn định nhiều năm nhưng nay lại tái phát, chữa
mãi vẫn chưa cắt hẳn cơn. Đọc báo, tôi thấy nói có thể chữa hen bằng hỗn hợp nước ép
măng tre và nước sắc ốc sên, hoặc dùng cá ngựa và tắc kè phơi khô, sao vàng, nghiền bột
để uống. Tôi muốn biết tác dụng chữa bệnh của những vị trên”.

Theo y học cổ truyền, ốc sên vị mặn, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi
niệu, tiêu thũng. Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam viết: “Nhân dân một số
vùng ở Hải Phòng, Thái Bình, Hải Hưng thường bắt ốc sên về nấu ăn chữa hen”.
Trong Nam dược thần hiệu, danh y Tuệ Tĩnh cũng viết: “Ốc sên dùng trị trúng phong
méo miệng, co giật, bị rết cắn, thũng độc đều được cả”. Điều này cũng được Hải Thượng
Lãn Ông ghi nhận trong Lĩnh Nam bản thảo. Về cách dùng, có thể lấy ốc sên sắc hoặc giã
lấy nước, hay phơi khô tán bột uống, cũng có thể chế biến thành các món ăn.

Nước ép măng tre (trúc lịch) vị đắng tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt hoạt đàm, trấn
kinh lợi khiếu, thường được dùng để chữa các bệnh do phong đàm, nhiệt đàm gây nên,
trong đó có chứng khái nghịch đoản khí mà y học hiện đại gọi là hen.
Tuy nhiên, theo lý luận về hàn nhiệt của y học cổ truyền, vì ốc sên và trúc lịch đều có
tính lạnh nên chỉ được dùng cho hen phế quản thuộc thể nhiệt, biểu hiện bởi các triệu
chứng như: bệnh thường tái phát vào mùa hè, sốt, khó thở, ho khạc đờm vàng, miệng khô
họng rát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ
Tắc kè và cá ngựa cũng là những vị thuốc Đông y thường được dùng để chữa hen. Có
nhiều cách dùng, trong đó hình thức sấy khô vàng, tán bột uống là tiện dụng hơn cả. Liều
lượng mỗi thứ 1-3 g/ngày.

×