Món ăn bài thuốc chữa chứng tê
xương khớp
Chứng tê là do tác nhân gây bệnh bên ngoài như gió lạnh, nóng ẩm.
Biểu hiện thường gặp là khớp, gân xương, cơ bắp đau mỏi, tê dại, nặng nề, co duỗi khó
khăn, hoặc có các triệu chứng khớp sưng to, đau nóng rát.
Trong y học hiện đại, tê là triệu chứng của các bệnh chủ yếu là bệnh về khớp và một số
bệnh miễn dịch tự thân mà khớp là một trong những phản ứng biến thái. Thường thấy ở
các bệnh như viêm khớp dạng thấp, viêm quanh khớp vai, lao khớp, tăng sinh ở khớp,
viêm bao hoạt dịch, tổn thương dây chằng, bệnh hệ thống luput ban đỏ…, chúng có ảnh
hưởng các mức độ khác nhau ở các vị trí bộ phận khớp khác nhau.
Đông y cổ đại trình bày về triệu chứng tê khá nhiều, như Chư bệnh nguyên hậu luận có
ghi: Trường hợp tê do 3 loại khí gió, lạnh và ẩm đan xen hợp lại mà thành tê, có các triệu
chứng tê như tê chạy, tê đau, tê nóng, sờ vào tê. Phương pháp phân chia theo nguyên
nhân bệnh này được dùng cho tới ngày nay, trong đó nếu yếu tố gây bệnh gió mạnh hơn
là tê chạy, nếu khí mạnh hơn là tê đau, khớp đau dữ dội, nếu ẩm mạnh hơn là sờ vào tê,
khớp đau mỏi, sưng trướng nặng nề, nếu yếu tố gây bệnh của gió nóng ẩm là nhiệt tê,
khớp sưng đỏ nóng đau. Tất cả các yếu tố gây bệnh bên ngoài là gió, khí, nóng, lạnh, ẩm
đều trên cơ sở nguyên nhân bên trong là cơ thể vốn suy yếu mà xâm nhập vào, làm bế tắc
kinh lạc, khí huyết vận hành không thông, không thông thì dẫn tới đau.
Nguyên tắc ăn uống:
- Giai đoạn cấp tính nên chú ý ăn các thức ăn dễ tiêu hóa, chủ yếu ăn gạo mì, phối hợp
với rau xanh, hoa quả.
- Trường hợp kèm sốt nên ăn các thứ mát đồng thời uống nhiều nước.
- Nếu sau khi bị lạnh mà đau nhiều có thể dùng một số thức ăn hoạt huyết thông mạch
như rượu nho, rượu vang…
- Nếu bệnh lâu ngày dẫn tới cơ thể hư yếu, có thể bổ sung dinh dưỡng để nâng cao sức đề
kháng của bản thân như xương sườn, trứng các loại, thịt nạc, sữa, gan lợn, thận lợn…
- Ăn ít hoặc thận trọng khi ăn các thức ăn dầu, nhớt và các chất tanh như tôm, cua, cá.
Một số món ăn bài thuốc
- Hành củ 4 củ, phòng phong 9g, gạo tẻ 50g, hành củ thái nhỏ cùng phòng phong sắc lấy
nước thuốc, cho gạo tẻ vào nước thuốc, thêm nước vừa đủ nấu cháo ăn, dùng cho tê chạy
do gió lạnh dẫn tới, khớp đau không cố định.
- Xích đậu 30g, khương hoạt 10g, khương hoạt sắc lấy nước bỏ bã, cho xích đậu vào nấu
chín, ăn mỗi ngày hai lần, dùng cho tê chạy.
- Gừng tươi 3 lát, bạc hà 3g, gạo tẻ 50g, đường đỏ vừa đủ. Bạc hà thêm nước đun qua,
sau cho gạo tẻ, gừng, đường đỏ cùng nấu cháo, khi sắp chín, đổ nước bạc hà vào, nấu
thêm một lát rồi ăn, dùng cho người bị gió lạnh gây tê, khớp sưng đau.
- Rượu trắng 500g, rễ mộc qua 250g, đỗ trọng 50g. Rễ mộc qua, đỗ trọng ngâm vào rượu
trắng, 10 ngày sau dùng uống, mỗi ngày 30ml, ngày hai lần, dùng cho người đau tê, yếu
tố lạnh gây bệnh mạnh hơn, khớp đau nhiều.
- Gạo tẻ 50g, đường đỏ 25g, ô đầu 9g, gừng tươi 3 lát. Ô đầu thêm nước sắc đặc bỏ bã,
cho gạo tẻ, đường đỏ, gừng tươi và nước vừa đủ nấu cháo mỗi ngày một lần, dùng cho tê
đau.
- Gân chân thú 100g, ngưu tất 10g, bột hồ tiêu 5g, gừng tươi 3 lát, rượu, gia vị vừa đủ.
Gân chân thú ngâm nở, thái dài, ngưu tất thái lát, bỏ ngưu tất, gừng tươi, gân chân thú
vào cùng nhau, cho thêm hồ tiêu bột, rượu, gia vị, đem hấp chín là được, dùng chữa viêm
khớp dạng phong thấp, đau khớp.
- Ý dĩ nhân 30g, phòng phong 10g, sắc nước uống, dùng chữa tê thấp nặng.
- Gà xương đen 500g, rượu trắng 500g, gà làm sạch bỏ nội tạng, dùng rượu thay nước
nấu gà, sau khi chín thêm gia vị, chia làm nhiều lần ăn, dùng chữa chứng sờ vào tê, tứ chi
sưng đau nhiều.
- Rắn ráo một con, giun đất 50g, hồng hoa 10g, rượu mạnh 500g, ngâm rượu, một tháng
sau dùng uống, mỗi lần 10l, dùng chữa gặp gió lạnh đau khớp.
- Mướp 50g, đậu xanh 50g, gạo tẻ 100g, nấu cháo, cho mướp vào sau cùng, dùng chữa
khớp sưng đỏ đau.
- Thạch cao 30g, hạt bí xanh 50g, sắc nước uống, mỗi ngày hai lần, dùng chữa nhiệt tê.
- Xích tiểu đậu 30g, cỏ thài lài 30g, hành 5 củ, gừng 3 lát, ngâm xích tiểu đậu 3 giờ, sau
cùng sắc uống, mỗi ngày một lần, dùng chữa tê nhiệt, khớp sưng đau, rát nóng.
Cơ chế bệnh căn bản của triệu chứng tê là ở “không thông thì đau”, mấu chốt chữa trị
cũng là ở “thông”. Dựa vào sự khác nhau của nhân tố gây bệnh như gió, lạnh, ẩm, nóng
mà chọn các phương pháp chữa trị bằng ăn uống tương tự như thông gió, tản lạnh, thông
ẩm, giải nhiệt. Ngoài ra, đối với tê do lạnh dẫn tới, có thể uống một số loại rượu và rượu
thuốc để tăng cường tác dụng ấm kinh thông lạc. Đối với trường hợp bệnh lâu ngày gây
tổn thương sức khỏe cần bồi bổ bằng các thức ăn giàu dinh dưỡng, đồng thời nên bồi bổ
gan thận để mạnh gân xương, bồi lách, ích khí để lưu thông dinh, huyết từ đó mà tăng sức
mạnh bên trong cơ thể, tạo được tác dụng chữa trị nhất định.