Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Món ăn, bài thuốc chữa đau lưng, nhức mỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.31 KB, 5 trang )

Món ăn, bài thuốc chữa đau
lưng, nhức mỏi
Theo quan niệm của đông y khi cơ thể suy nhược gọi là khí huyết kém sẽ
dẫn đến tình trạng đau lưng, nhức mỏi cơ gân, xương khớp, người hay mệt mỏi, uể
oải,... Để khắc phục tình trạng trên chúng ta phải ăn uống, tập thể dục đều đặn, lao
động vừa phải... Sau đây là một số món ăn đơn giản để bồi bổ cơ thể và khắc phục
tình trạng trên.

Thịt rắn:
Theo Đông y, ngoài công dụng chữa trị các bệnh như thần kinh, tê liệt, thịt
rắn còn chữa trị chứng đau lưng, nhức mỏi rất hiệu nghiệm. Thịt rắn có vị ngọt,
phối hợp với một số gia vị như sả, nghệ, lá lốt... xào lăn, ăn với bánh tráng, hoặc
làm món thịt rắn hầm.

Thịt bò lá lốt:
Thịt bò 100g, lá lốt 70g. Thịt bò rửa sạch, thái mỏng, ướp gia vị 5 - 10 phút,
rồi xào sơ qua, sau đó cho lá lốt vào, đảo sơ. Món này ăn với cơm bình thường
(một tuần khoảng 3 lần), vừa có công dụng bổ máu, vừa trị đau nhức cơ thể... Thịt
bò có vị ngọt, bổ máu. Lá lốt có vị cay, thơm, tính ấm, có công dụng trừ thấp (trị
đau nhức xương, ra mồ hôi...).


Đuôi lợn nấu với đậu đen, đỗ trọng và tục đoạn:
Kinh nghiệm dân gian, mỗi tuần dùng món này 3 - 4 lần (dùng cách nhật),
thay canh, có công dụng chữa trị chứng đau, mỏi lưng rất tốt.
Cách dùng:
Đuôi lợn một cái rửa sạch, xắt thành từng khoanh nấu với đậu đen100g và
hai vị thuốc bắc có bán ở các nhà thuốc y học cổ truyền là tục đoạn 5g và đỗ trọng
50g. Nấu 2,5 bát nước to, cô đặc còn lại hơn nửa bát, lấy nước uống.
Ngoài một số món ăn trên, đông y còn có những bài thuốc chữa trị đau
lưng, nhức mỏi gối rất hiệu quả.



Lưu ý không dùng cho người tăng huyết áp:

Độc hoạt 12g, đảng sâm 4g, cam thảo 6g, bạch thược 12g, tam ký sinh, tế
tân, phòng phong, tần giao, xuyên khung, đỗ trọng, phục linh mỗi thứ 10g, ngưu
tất 8g, quế chi 4g, đương quy 14g, sinh khương 3 lát, thục địa 16g, táo tàu 3 quả.

Cách chế biến:

Cho các thứ trên cùng 4 bát nước, nấu còn 1 bát. Lấy phần xác cho tiếp 3
bát nước vào, nấu còn 1/2 bát.

Trộn hai bát nước trên, rồi chia làm 3 lần uống trong ngày. Món này vừa dễ
làm, vừa rẻ tiền.
Cám gạo - vị thuốc quý

Việt Nam, cũng như nhiều dân tộc trên thế giới lấy gạo làm lương thực chủ
yếu. Sau khi xay xát được hạt gạo trắng dùng để nấu cơm, còn cám gạo dùng để
chăn nuôi. Ngoài việc sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, cám gạo còn có giá trị như
một vị thuốc, có tác dụng chữa bệnh.
Theo phân tích khoa học, trong cám gạo chứa rất nhiều các vitamin như
B1, B6, PP và axít folic... Cám gạo được dùng làm thuốc chữa thiếu vitamin B,
đặc biệt là B1 và bổ sung axít folic cho khẩu phần ăn của phụ nữ có thai, giúp cho
sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.

Lượng chất béo trong cám gạo rất cao (15-22%), thường dùng chiết xuất
dầu cám; chất đạm trên 12%, chất sắt trên 14%. Do đó cám có thể cung cấp nhiều
chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe con người.
Không nên chỉ ăn gạo trắng muốt do xát quá kỹ, đã loại bỏ hết lớp cám và
vỏ lụa của hạt gạo sẽ rất ít vitamin B1. Khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu thiếu B1 có

thể dùng cám gạo hằng ngày với liều lượng từ 50-100g. Ngoài ra người ta còn
dùng cám gạo mới xay rang nóng để chườm, đánh gió điều trị cảm. Người có triệu
chứng đau mỏi bắp chân, tê các đầu chi, gót chân, cổ chân và khớp gối, viêm liệt
dây thần kinh, tê phù dùng cám gạo cũng rất tốt.
Cần lưu ý, cám gạo không được bảo quản cẩn thận, để lâu ngày cám sẽ hút
ẩm rất nhanh làm lượng nước trong cám tăng lên khoảng 14%, cám rất dễ bị vón
cục, ôxy hóa, có mùi hôi, khét, biến chất do tác động của vi khuẩn, khi đó không
nên dùng.

×