Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Bài thuốc chữa chứng đau xương khớp ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.76 KB, 7 trang )

Bài thuốc chữa chứng đau xương khớp
Đau xương khớp do tập thể thao, sinh hoạt không hợp lý, thay đổi thời
tiết… . Chữa chứng đau xương khớp, bạn có thể áp dụng một số bài thuốc dân
gian sau:

Mỗi khi mệt mỏi, căng thẳng tôi hay tập thể thao. Gần đây tôi thấy khớp
gối bị đau nhức, theo dõi thì thấy khi thay đổi thời tiết, nắng mưa thất thường thì
có dấu hiệu nhức mỏi xương khớp. Xin bác sĩ tư vấn cho bài thuốc chữa chứng
đau xương khớp. ()
BTO: Khi mệt mỏi, căng thẳng bạn tập thể dục, thư giãn thì được. Nếu tập
thể thao cũng phải nhẹ nhàng đừng quá sức, quá tải. Vì khi mệt mỏi, căng thẳng
chứng tỏ cơ thể về mặt thể lực hoặc về trạng thái tâm sinh lý đã bị giảm sút. Nếu
tập luyện quá căng thẳng, kéo dài sẽ làm cơ thể chóng mệt mỏi, dễ phát sinh chấn
thương cơ, xương, khớp.
Khi thay đổi thời tiết, bạn có dấu hiệu nhức mỏi xương khớp. Điều này
chứng tỏ đã có dấu hiệu chấn thương mạn hệ thống gân cơ, dây chằng, sụn khớp (
vi chấn thương khớp gối) hoặc có dấu hiệu viêm khớp gối không điển hình hoặc là
dấu hiệu của loãng xương, thoái hoá khớp. Với trường hợp này, trước hết bạn nên
đi khám bác sỹ, làm xét nghiệm, chụp phim khớp gối xem chính xác là bệnh gì.
Nếu xác định không phải can thiệp phẫu thuật, không phải viêm cấp tính,
bạn có thể dùng bài thuốc sau đây:
Ngưu tất - một trong những vị thuốc chữa đau xương khớp.

+ Nếu thoái hóa khớp, loãng xương, dùng bài : Lục vị hoàn gia giảm (Thục
địa 16g, Hoài sơn 16g, Sơn thự 16g, Đan bỡ 12g, Bạch linh 12g, Trạch tả 12g, gia
thêm Ngưu tất 10g, Tục đoạn 15g, Khoan cân đằng 15g, Cốt tóa bổi 15g, Thổ
phục linh 15g, Thổ miệt trùng 5g, Phòng kỷ 15g, Sinh hoàng kỳ 30g, Quế chi 10g,
Cam thảo 10g).
+ Nếu viêm khớp mạn tính, dùng bài : Độc hoạt tang ký sinh (Độc hoạt
12g, Tế tân 4 – 8g, Tần giao 12g, Phòng phong 12g, Tang ký sinh 12 – 16g, Ngưu
tất 12g, Đỗ trọng 12g, Xuyên khung 8 – 12g, Đương quy 12g, Bạch thược 12g,


Thục địa 16 – 24g).
+ Nếu đau xương khớp là do chấn thương mạn tính phần mềm gân cơ, dây
chằng, có thể dùng bài : Phục nguyên hoạt huyết thang hoặc Tứ vật đào hồng gia
giảm. Hoặc dùng bài sau : Thục địa 12g, Đương quy 15g, Xuyên khung 10g, Bạch
thược 15g, Đào nhân 10g, Hồng hoa 5g, Nhũ hương 5g, Một dược 5g, Thổ miệt
trùng 5g, Huyết dụ 10g, Hải đồng bì 10g, Xuyên sơn giáp 10g.
Như vậy khi bị đau nhức xương khớp, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân, mức
độ và giai đoạn bệnh của mình để biết cách dùng các bài thuốc thích hợp.
Cà leo cây thuốc nam bảo vệ gan độc đáo

Gan là cơ quan chính đảm nhiệm chức năng chuyển hóa trong cơ thể. Là
tổng kho dự trữ và cung cấp năng lượng, một trung tâm chuyển hóa quyết định
tình trạng sức khỏe của cơ thể (Glucid, Protein, Lipid, Vitamin đều được tổng hợp
và dự trữ ở Gan). Một chức năng rất quan trọng của Gan đó là khử độc.

Các nguyên nhân gây phá hủy tế bào gan do tiến trình viêm mãn tính như:
Các siêu virus B, A, C, D, E và ký sinh trùng, rượu, các chất độc như thuốc trừ
sâu, hóa chất bảo quản bị cấm, thuốc…Nguyên nhân thường gặp nhất của xơ gan
là rượu. Tất cả những người uống rượu nhiều và thường xuyên đều có nguy cơ bị
xơ gan. Thời gian uống rượu càng lâu khả năng tổn thương tế bào gan và phát
triển thành xơ gan càng cao.

Do ảnh hưởng quan trọng của gan với sức khỏe vậy nên rất cần phải bảo vệ
tế bào Gan hàng ngày bằng cách hạn chế tối thiểu các độc tố đưa vào cơ thể, nhất
là các độc tố gây hại trực tiếp cho gan như rượu, thuốc lá, hóa chất bảo quản thực
phẩm…mặt khác phải tăng cường chức năng giải độc và bảo vệ tế bào gan. Có gần
50 nghiên cứu về hóa thực vật từ 101 loại cây thuốc có liên quan đến bảo vệ gan
như Diệp hạ châu, Cúc gai (sylimarin), Núc nác, Sài hồ bắc, Cam thảo, Tam Thất,
Nhân Sâm…


Cây thuốc nam có tác dụng bảo vệ gan rất mạnh được nghiên cứu bài bản
kỹ lưỡng và được các nhà khoa học Việt Nam và thế giới đánh giá rất cao. Đây là
cây thuốc nam được đánh tốt nhất hiện nay về tác dụng giải độc gan. Đó là cây Cà
Gai Leo (Tên khoa học: Solanum hainanense Hance Solanaceae). Còn có tên khác
là Cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, gai cườm.

Bộ phận dùng: Rễ, cành lá và cả quả, thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ,
phơi hay sấy khô. Có khi dùng tươi.

Công dụng: Theo kinh nghiệm của dân gian Cà gai leo dùng chữa ngộ độc
rượu rất tốt. Tác dụng bảo vệ tế bào Gan mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần chà
răng hoặc nhấm rễ Cà gai leo thì sẽ tránh được say, nếu bị say thì uống nước sắc
của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh chóng tỉnh rượu, ngoài ra còn dùng chữa rắn cắn, đau
nhức xương khớp.

×