Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

LÊ VĂN RA_CH22GTH_CM11_1docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.75 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TÊN ĐỀ TÀI :
5 PHẨM CHẤT MÀ DANH LÀ NHÂN (TRONG TRIẾT HỌC NHO GIA)
CẦN TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN

Môn: Triết học
Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Bạch Vân
Học viên: Lê Văn Ra
Lớp: CH22GTH_CM11_1 (GDTH – CÀ MAU )

Cà Mau, ngày 08 tháng 4 năm 2022


2

LỜI CẢM ƠN
Triết học ra đời từ rất sớm, vào khoảng từ thế kỉ VIII đến thế kỉ VI trước
Công Nguyên. Là một môn khoa học như bao môn khoa học khác. Tuy nhiên, triết
học chỉ được dạy cho các sinh viên, học viên ở các trường Cao đẳng, Đại học ở
nước ta hiện nay.
Trước đây, mặc dù khi học lớp Cử nhân tiểu học (từ xa) đã được tiếp cận
mơn triết học rồi, sau đó trong q trình cơng tác và bồi dưỡng chính trị từ “triết
học” đã được nhắc đi, nhắc lại nhiều lần nhưng tôi vẫn thấy mơ hồ. Có lẻ bỏ lâu rồi
qn nên đơi lúc tơi tự hỏi: Triết học là gì? Vì sao chúng ta phải học triết học? Triết
học có vị trí, vai trò như thế nào trong đời sống hiện tại?,…Những câu hỏi ấy mặc
dù đã được tơi tìm hiểu để trả lời nhưng dường như chưa thỏa đáng lắm.
Thế nhưng, vào ngày 11 tháng 3 năm 2022 vừa qua tôi đã được tiến sĩ
Nguyễn Thị Bạch Vân, giảng viên trường Đại học Trà Vinh trực tiếp hướng dẫn và
giảng dạy môn triết học. Cô đã giúp tôi mở ra một chân trời mới và từng bước giúp


tôi trả lời được những câu hỏi mà từ bấy lâu nay còn bỏ ngỏ.
Qua 60 tiết học, cơ đã giúp chúng tơi có được một cái nhìn tổng thể và cơ
bản về triết học: từ nguồn gốc sự ra đời của triết học, các nền triết học nổi tiếng
qua các thời kì, các giai đoạn lịch sử triết học trên thế giới, sự ra đời của triết học
Mác - Lênin và sự tác động của nó đến sự thành cơng của cách mạng Việt Nam.
Trong q trình giảng dạy, cơ cịn truyền cho chúng tơi những năng lượng
tích cực, những tình cảm tốt đẹp, những cái nhìn lạc quan mang tính biện chứng
khách quan. Giờ đây, có thể nói rằng, triết học đã trở thành “món ăn” tinh thần mà
mỗi ngày khi tìm hiểu về nó tơi ln cảm thấy mới lạ và hấp dẫn.
Xin chân thành cảm ơn trường Đại học Trà Vinh, cảm ơn cô Nguyễn Thị
Bạch Vân đã tạo điều kiện cho tơi có được nguồn cảm hứng trong học tập và công
tác!
Tháng 3/2022

Lê Văn Ra


PHẦN I: MỞ ĐẦU
Một câu nói khá phổ biến phản ánh rất thực tâm trạng của nhiều người
chúng ta: “Mong kinh tế như hơm nay, cịn đạo đức trở lại như ngày xưa”. Nghe
có vẻ nghịch lý, nhưng đó là điều có thực. Như nhiều vị cao niên thường tâm sự:
“Thời chiến tranh, thời bao cấp mình thiếu thốn đủ thứ, nhưng rất giàu có về lý
tưởng, nhân cách, tình nghĩa, sống thanh thản chứ đâu nhiều bức xúc như thời
nay”. Từ những lời tâm sự trên cho thấy đạo đức xã hội nước ta đang xuống cấp điều làm mọi người khơng bằng lịng và thường xun lo ngại. Không chỉ riêng
Việt Nam mà một số quốc gia trên thế giới cũng có những lo ngại tương tự về sự
xuống cấp của đạo đức xã hội.
Đạo đức xã hội xuống cấp được thể hiện ở những hành vi bạo lực trong
nhiều lĩnh vực khác nhau, từ bạo lực gia đình, bạo lực học đường... đến bạo lực nơi
cơng cộng. Có những người sẵn sàng dùng vũ khí “nóng”, vũ khí “lạnh” để giải
quyết các mâu thuẫn trong mọi quan hệ giữa cha mẹ và con, anh chị em, vợ chồng,

hàng xóm láng giềng, bạn bè… Nhiều trường hợp dẫn đến kết cục thật thương tâm.
Tìm nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên, chúng ta thường cho đó là do
mặt trái của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, có phải mọi sai lầm, sự xuống cấp đạo
đức xã hội đều do “mặt trái” của kinh tế thị trường? Hay cịn có những ngun
nhân khác bắt nguồn sâu xa từ nền tảng văn hóa đã và đang bị lung lay, từ nhận
thức chưa đúng, chưa tới tầm? Điều này cần tiếp tục có sự nghiên cứu thấu đáo để
đưa ra lời giải thỏa đáng - bắt đầu từ tầm vĩ mơ, từ những nhà hoạch định chính
sách.
Trong q trình nghiên cứu triết học, tơi nhận thấy có những phạm trù liên
có thể giải quyết được những vấn đề liên quan đến thực tại đời sống xã hội của
chúng ta hiện nay. Theo dịng lịch sử của triết học, tơi nhận thấy sự hình thành,
phát triển tư tưởng triết học trong lịch sử gần như có tính quy luật và phụ thuộc vào
điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu phát triển của thực tiễn xã hội. Nhiều nội
dung quan trọng của triết học mà mãi đến nay vẫn cịn ngun giá trị. Nhưng vấn
đề mà tơi tâm đắc nhất là 5 phẩm chất mà danh là người (nhân) cần tu dưỡng, rèn
luyện để đạt được của triết học Nho Gia (triết học Trung Quốc cổ - trung – đại).
Thiết nghĩ, nếu biết vận dụng tốt những quan điểm của triết học Nho Gia vào trong
cuộc sống hiện tại sẽ giải quyết được những băng khoăn như đã nêu.
Chính vì vậy tơi chọn “ 5 phẩm chất mà danh là người (nhân) c n
n n ện ạ
c của triết học Nho Gia (triết học Trung Quốc cổ trung – đại) “ làm đề tài nghiên cứu.


PHẦN II: NỘI DUNG
hổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử đề cập nhiều đến những phẩm chất mà con
người cần có, như: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, trung, hiếu, dũng, đễ, v.v. Đến đời nhà
Hán, cùng việc đưa Tam cương vào học thuyết, Đổng Trọng Thư đã khái quát
những phẩm chất này thành Ngũ thường là: Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí – Tín.
Theo triết học Nho Gia “Nhân” có nhiều nghĩa: Đức ở tâm, ơn hịa, kính,
hiếu, thuận, v.v. nhưng nghĩa quan trọng nhất của “nhân” là yêu người (ái nhân).

Ảnh hưởng những tư tưởng tốt đẹp của triết học, qua nhiều thời đại của lịch
sử dựng nước và giữ nước, Đảng và Nhà nước ta ln có những yêu cầu về phẩm
chất con người trong xây dựng và phát triển con người, phát triển xã hội.
Tại tác phẩm “Bình Ngơ Đại Cáo” Nguyễn Trãi viết “ Việc nhân nghĩa cốt ở
yên dân”. Điều đó cho thấy Nguyễn Trãi rất kì vọng chữ “nhân” sẽ ngự trị trong
lịng người dân. Muốn đánh tan giặc ngoại xâm thì cần phải có sự đồng lịng, nhất
trí của người dân, tức tình yêu thương, dùm bộc giữa con người với con người của
dân tộc Việt. Chính nhờ lịng dân đồn kết, u thương nhau mà giúp đất nước ta
đánh đuổi được giặc ngoại xâm, giữ bình yên cho tổ quốc đến ngày hơm nay.
Đến thời đại Hồ Chí Minh, để giáo dục người cán bộ, đảng viên, Hồ Chí
Minh chỉ rõ 5 đức tính quan trọng cần phải có là: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm.
Theo Bác, “Nhân” là thật thà thương yêu, hết lịng giúp đỡ đồng chí, đồng bào...
sẵn lịng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Vì thế mà
khơng ham giàu sang, khơng e cực khổ, không sợ uy quyền. Nhưng người đã
không ham, không sợ gì thì việc gì họ đều làm được.
hi dạy học và giáo dục học sinh trong nhà trường, Chủ tịch Hồ Chí Minh
cũng dạy các em 5 điều, mà điều đầu tiên là phải “yêu tổ quốc, yêu đồng bào”. Yêu
“Tổ quốc”, “đồng bào” ở đây có thể là yêu bạn bè ở trường, ở lớp; ở gia đình biết
kính trọng, u q ơng bà, cha mẹ, anh chị em. Bên cạnh biết u gia đình, làng
xóm, q hương, “ Em yêu nhà em/ Hàng xoan trước ngõ/ Hoa xao xuyến nở/ Như
mây từng chùm”,... yêu từ những cái nhỏ nhất, gần gũi nhất cũng chính là “Yêu tổ
quốc, yêu đồng bào”.
Kho tàng ca dao Việt Nam cũng có rất nhiều câu, nhiều bài nói về sự đùm
bọc, đồn kết, yêu thương con người: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác
giống nhưng chung một giàn”, “Nhiễu điều phũ lấy giá gương/Người trong một
nước phải thương nhau cùng” hay quý hơn nữa là “Lá lành đùm lá rách”,. Đây có
thể xem là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay. Thực
tế đã cho thấy, trận lũ kinh hoàng ở miền Trung diễn ra vào tháng 10/2020 đã cướp



đi sinh mạng của hơn 370 người và gây hậu quả nặng nề về tài sản. Nhiều gia đình
phải rơi vào cảnh màn trời chiếu đất nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tập hợp
lại được sức người, sức của và từng bước đưa cuộc sống nhân dân miền Trung trở
lại bình thường. Hay trong trận đại dịch Covid-19 lần thứ tư đã diễn ra gây hậu quả
nặng nề về tính mạng của người dân, ảnh hưởng xấu đến kinh tế - chính trị - xã hội
của đất nước. Tuy nhiên, nhờ tình yêu thương con người mà chúng ta đã từng bước
trở lại cuộc sống bình thường như trước đây. Điều đó cho thấy “Nhân” là phẩm
chất hàng đầu trong Ngũ thường, là gốc rễ của những phẩm chất khác. Trái lại nếu
ta không tu dưỡng, rèn luyện theo lời dạy của các bậc tiền nhân, một mai làm
những việc trái với đạo lí thì sẽ trở thành kẻ “bất nhân”
“Nghĩa” cũng mang nhiều ý nghĩa: Làm việc chính đại, thuận theo mệnh
Trời, k cương, v.v. hái quát nhất, “nghĩa” là tự kìm chế mình để làm theo những
điều phải làm một cách hào hiệp cho hợp với bổn phận của mình.
“Nghĩa” cũng được các nhà triết gia, các đại thi hào, nhà văn, nhà thơ dùng
để xây dựng các hình tượng cho nhân vật của mình. Trong tác phẩm Lục Vân Tiên,
Nguyễn Đình Chiểu thể hiện chữ “nghĩa” dưới góc độ của một người anh hùng. Có
đoạn ông viết: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
“ iến nghĩa bất vi” nghĩa là thấy việc nghĩa mà không làm. “Phi anh hùng” là
không phải anh hùng. Hai câu thơ nêu lên một phương châm, một lẽ sống: Thấy
việc nghĩa mà không làm thì con người như thế khơng đáng mặt anh hùng, thậm
chí đó là kẻ tầm thường. Đây cũng chính là một lẽ sống cao đẹp của người anh
hùng ngày xưa đề cao tinh thần nghĩa hiệp, hành động hướng tới nhân nghĩa; coi
việc nghĩa là đời là trách nhiệm cao cả thiêng liêng.
Tại sao lại khi thấy việc nghĩa mà không làm, như thế không phải là anh
hùng? Việc nghĩa ở đây là nhân nghĩa, là tình thương người, chở che bênh vực
người bị áp bức, bị hại. Là tinh thần cương quyết chống lại cái ác, chống lại hung
tàn bạo ngược để bảo vệ hạnh phúc, tài sản và tính mệnh của nhân dân. Đạo lí này
thật là cao cả, tích cực có giá trị trường tồn trong giáo dục và trong đời sống xã hội
hiện nay.
Trong chi bộ, cũng như trong hội đồng sư phạm nhà trường, thực hiện tốt

chữ “nghĩa” là đẩy mạnh cơng tác góp ý, phê bình, thấy đúng kiên quyết bảo vệ,
thấy sai kiên quyết đấu tranh phê phán. hi góp ý phải mang tính xây dựng, có lí,
có tình. Trong giảng dạy, thực hiện tốt chữ “nghĩa” là tạo sự công bằng, bình đẳng
cho mọi học sinh, kiên quyết chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong
giáo dục.


Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay vẫn cịn tình trạng “nể nang”, “né tránh”
hoặc vì tính ích kĩ nhỏ nhoi của bản thân mà thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai
không dám phê phán đấu tranh hoặc thờ ơ trước nổi khổ của người khác,... Như thế
khơng có nghĩa khí, chẳng “đáng mặt anh hùng”, đáng bị chê trách, lên án.
“Lê” được hiểu là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực đối với toàn bộ cuộc
sống của con người nhằm duy trì trật tự các quan hệ. Trong triết học Nho Gia, “Lễ”
được chia thành 5 loại: Cát lễ, Hung lễ, Tân lễ, Gia lễ, uân lễ.
Lễ đã làm cho tất cả sinh hoạt trong xã hội đều có quy củ: Đạo đức nhân
nghĩa khơng có lễ khơng thành; dạy bảo, sửa đổi phong tục, khơng có lễ khơng đủ;
xử việc phân tranh kiện tụng, khơng có lễ không quyết; vua tôi, trên dưới, cha con,
anh, em, không có lễ khơng định; học làm quan, thờ thầy, khơng có lễ khơng thân;
xếp đặt vị trí trong triều, cai trị quân lính, đi làm quan, thi hành pháp lệnh khơng có
lễ khơng uy nghiêm; cầu khấn tế tự, cung cấp qu thần, khơng có lễ khơng thành
kính, khơng trang chính.
Lễ khiến cho hành vi của con người chừng mực, để lúc nào cũng hợp với
đạo trung: “Cung kính mà khơng có lễ thì phiền, cẩn thận mà khơng có lễ thành ra
sợ hãi, dũng mà khơng có lễ thì loạn, trực mà khơng có lễ thành ra vội vã” (luận
ngữ: Thái Bá, XIII)
Chữ “lễ” còn thường được đặt trang trọng, trực diện ở các nhà trường “Tiên
học lễ, Hậu học văn”. Hay trong chương trình giáo dục phổ thơng hiện hành “lễ”
cũng rất được chú trọng để dạy trong các nhà trường từ những điều nhỏ nhất: đi
thưa, về trình,.... Trong bài hát Con chim vành khun (mơn âm nhạc lớp 3), tác
giả Cẩm Nhung khéo léo dùng hình ảnh chú chim Vành khuyên nhỏ để giáo dục

học sinh, có đoạn: Gọi dạ bảo vâng/Lễ phép ngoan nhất nhà/ Chim gặp bác chào
mào, chào bác/ Chim gặp cô sơn ca, chào cô thật là ý nhị mà sâu sắc.
Để quản lí và điều hành cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong đơn
vị, ở mỗi nhà trường đều phải xây dựng Nội quy, quy chế. Đặc biệt chữ “lễ” được
nâng lên một tầm cao mới trong ngành Giáo dục và Đào tạo trong thời gian gần
đây, đó là các trường tiến hành xây dựng uy tắc ứng xử văn hóa trong trường học
dành cho cán bộ, giáo viên và học sinh nhằm giúp mọi người xử sự với nhau một
cách đúng đắn, phù hợp và có văn hóa.
Từ đó cho thấy “Lễ” quan trọng thứ hai, sau “nhân” vì “lễ” là phương tiện
để đạt đến đức “nhân”. Mỗi chúng ta cần tu dưỡng, rèn luyện để có “lễ” phù hợp
với bản thân, môi trường sống và phù hợp với phong tục tập quán, bản sắc dân tộc.
Tránh “Phú quý sinh lễ nghĩa”, hành lễ qua loa, hình thức.


“Trí” là sự hiểu biết về Thiên đạo và Nhân đạo. Để có “trí” phải học. Thời
Nho Gia, sách khai sáng “trí” là Ngũ kinh: inh Dịch, inh Thi, inh Thư, inh
Lễ, inh Nhạc.
Theo quan niệm Nho Gia: “trí” hay “trí tuệ” là năng lực nhận thức đúng và
hành động đúng đắn trước các vấn đề của con người và xã hội. Người có trí thì sẽ
hiểu rộng, hiểu sâu và nhìn nhận vấn đề thấu đáu hơn, khách quan hơn.
Từ xa xưa, việc học rất được chú trọng. “ n – sư – phụ” nói lên vai trị và
vị trí của người thầy (người có “trí”) trong xã hội trước đây. Theo hổng Tử, địa vị
của người thầy được nâng lên trên cả địa vị của người cha trong gia đình - sau ơng
vua là đến ơng thầy rồi sau hết mới đến người cha. Người cha cũng có bổn phận
dạy dỗ con cái của mình, nhưng trong xã hội xưa, người dạy dỗ con mình nhiều
nhất, sát nhất, cả mặt kiến thức và đạo đức chính là người thầy.
Phát huy tính tích cực về “trí” của triết học Nho Gia, Vla-đi-mia I-lích Lênin cũng có câu nói đã trở thành bất hủ: “Học, học nữa, học mãi”
Xác định được vai trị to lớn của “trí” trong cơng cuộc giải phóng dân tộc,
giải phóng con người, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, ngay sau giành
được chính quyền năm 1945, Hồ Chí Minh đã chủ trương “khai sáng dân trí” bằng

phong trào diệt “giặc dốt”. Chỉ sau gần 13 năm, từ 95% dân số mù chữ ban đầu mà
qua phong trào Bình dân học vụ đã giúp cho gần 93,4% người từ 12 đến 50 tuổi
biết chữ. Bác cho rằng :”Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” điều đó là hồn tồn
đúng đắn. Thực tế trong lịch sử đã chứng minh, Thực dân Pháp thi hành chính sách
“ngu để trị” hạn chế sự tiếp xúc văn minh cũng như giáo dục đối với người Nam để
dễ dàng cai trị.
Sau khi miền Bắc được giải phóng và tiến lên công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội, còn miền Nam tiếp tục đánh Mĩ cứu nước, Bác luôn rất quan tâm đến xây
dựng các phẩm chất tốt đẹp cho người cán bộ, đảng viên. Ngoài 4 phẩm chất
(nhân, nghĩa, dũng, liêm) mà người cán bộ, đảng viên cần có, Hồ Chí Minh một
lần nữa lưu ý thêm về “trí”: Trí là khơng có việc gì tư túi nó làm mù quáng, cho
nên đầu óc trong sạch sáng suốt; dễ hiểu lý; dễ tìm phương hướng; biết xem người,
biết xét việc. Vì vậy mà biết làm việc có lợi, tránh việc có hại cho đồn thể. Lời
dạy này mãi cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.
Song song với công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, Đảng và
Nhà nước ta đã xác định “ inh tế tri thức” và vai trò to lớn của giáo dục là con
đường ngắn nhất đưa nứơc ta thóat khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Tại Đại hội Đảng lần
thứ VIII, Đảng ta đã xác định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” sự


nghiệp giáo dục và đào tạo đã trở thành sự nghiệp chung của toàn xã hội, và chúng
ta, đội ngũ những thầy, cô giáo là một trong những nhân tố quan trọng góp phần
xây dựng thành cơng sự nghiệp “ trồng người” với mục tiêu “Nâng cao chất lượng
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự hội nhập
sâu rộng của các quốc gia trên thế giới địi hỏi “trí” của người Việt Nam phải ln
được sáng, được vững để soi “Thiên đạo và Nhân đạo”. Mỗi người Việt Nam phải
luôn luôn không ngừng học tập, “học tập suốt đời” để nâng cao trình độ từ đó mới
sớm đưa nước ta ra khỏi nước chậm phát triển.
“Tín” là lịng thành thực, tin tưởng và giữ lời hứa. Trải qua hàng nghìn năm

của lịch sử triết học, chữ “tín” của triết học Nho Gia vẫn ln tồn tại trong đời
sống xã hội của các quốc gia trên thế giới. Trong đối xử với bạn bè, người Trung
uốc lại chú trọng đến hai đức quan trọng nhất là tín và nghĩa. “Tín” được hiểu là
niềm tin, là sự thành thực với nhau. Một lời hứa với bạn bè phải được xem như
“Nhất ngôn cửu đỉnh - Tứ mã nan truy” (nghĩa là “một lời nặng tựa 9 cái đỉnh
nghìn cân - bốn con ngựa cũng khó lịng theo kịp”). hổng Tử lại nói “Nhân vơ tín
bất lập” nghĩa là con người ta sinh ra trong cõi đời này khơng có đức tín thì khơng
đứng được ở đời, hay “ Người khơng có chữ tín sẽ khơng làm nên việc gì”.
Trong kho tang tục ngữ Việt Nam có câu “chữ tín q hơn vàng”, “lời nói
như đinh đóng cột”, cịn “Một lần bất tín, vạn lần bất tin” điều đó cho thấy chữ tín
quan trọng đến nhường nào.
Ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tại bài Đạo đức lớp 2 chúng ta đã
dạy các em biết “Giữ lời hứa”, tức là giữ chữ tín “ Nói lời phải giữ lấy lời/ Đừng
như con bướm đậu rồi lại bay”.
Trong các mối quan hệ kinh tế, chính trị chúng ta thường hay dùng từ “đối
tác tin cậy” để nhằm khẳng định chữ tín và niềm tin lẫn nhau.
Ngược lại, người khơng biết giữ chữ tín sẽ bị mọi người thiếu lịng tin, dần
xa lánh từ đó sẽ gặp vơ vàng khó khăn trong cuộc sống.
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy “Tín” là gốc rễ của tình bạn, đầu mối của
sự thành công, rường cột của mọi quan hệ.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Tư tưởng Nho giáo về luận lý đạo đức là một trong những nội dung cơ
bản, luân lý và đạo đức bao trùm lên toàn bộ cuộc sống con người từ chính trị
đến các vấn đề văn hóa, xã hội. Cũng giống như học thuyết chính trị, thì học


thuyết về luân lý và đạo đức của Nho giáo đã lấy “nhân” làm gốc. Chỉ có thực
hiện đức Nhân mới khắc phục được tình trạng rối ren của xã hội, vì “nhân” là
đầu mối cho những đức tín khác sẵn có trong tâm của mỗi con người. Lịng trắc
ẩn là đầu mối của Nhân, lòng tự nhượng là đầu mối của Lễ, lòng biết phải trái là

đầu mối của Nghĩa, ham học hỏi là đầu mối của Trí và tạo được niềm tin của
mọi người là đầu mối của Tín. Các phẩm chất Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín khơng
phải từ bên ngồi vào mà vốn sẵn có trong ta. Vậy tại sao chúng ta không biết
vận dụng các phẩm chất đó vào bản thân mình ở mọi lúc, mọi nơi từ gia đình
đến cơ quan đơn vị, cộng đồng xã hội.
Mặc dù triết học Nho Gia đã trải qua hơn mấy nghìn năm lịch sử nhưng 5
phẩm chất tốt đẹp nhân, nghĩa, lễ, trí tín vẫn cịn tồn tại vĩnh hằng theo thời gian.
Con người muốn tồn tại và phát triển một cách tốt đẹp thì cần phải tu dưỡng, rèn
luyên tốt 5 đức tính ấy.
Là người giáo viên trên mặt trận giáo dục, tôi luôn tự soi rọi lại mình để làm
thế nào cho xứng đáng với sự mong đợi của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao
phó. Thường xuyên phải tự học tập để nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ.
Bên cạnh phải không ngừng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh; phải ln cần, kiệm, liêm chính, chí cơng vơ tư. Bên cạnh cần vận động
mọi người tích cực tham gia tu dưỡng và rèn luyện 5 phẩm chất: nhân, nghĩa, lễ, trí
tín để sớm đưa nền giáo dục nước nhà bước tới đài vinh quang, sánh vai với các
cường quốc trên thế giới, sớm đưa Việt Nam tiến lên Chủ nghĩa cộng sản theo mục
tiêu của cách mạng đặt ra!

- HẾT -



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×