Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

TÓM TẮT VỢ CHỒNG A PHỦ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.84 KB, 6 trang )

VỢ CHỒNG A PHỦ
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả Tơ Hồi
- Nhà văn lớn, 60 năm lao động nghệ thuật -> Thành công nhất thể loại văn xuôi
- Quan điểm sáng tác: tìm ra sự thật
- Đề tài: phản ánh cuộc sống đời thường
- Phong cách nghệ thuật: trần thuật hóm hỉnh nội tâm nhân vật
2.Tác phẩm
- Xuất xứ: tập Truyện Tây Bắc – được tặng giải Nhất, Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt
Nam (1954 – 1955)
- Hoàn cảnh sáng tác: là kết quả của chuyến đi dài 8 tháng nhà văn đã sống cùng với
đồng bào dân tộc thiểu số
- Kết cấu truyện:
+ Phần 1: Cuộc đời tăm tối và tủi nhục của Mị, A Phủ ở Hồng Ngài
+ Phần 2: Cuộc sống nên vợ nên chồng, tham gia cách mạng của Mị và A Phủ ở Phiềng
- Chủ đề: Truyện vừa là bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo
miền núi dưới ách áp bức phong kiến và thực dạn, vừa là một bài ca về sức sống và khát
vọng tự do, hạnh phúc của con người

II.Đọc – Hiểu văn bản
1.Hình tượng nhân vật Mị
a. Lai lịch và phẩm chất của Mị
- Mị là một cơ gái Mèo, sinh ra trong gia đình lao động nghèo ở Hồng Ngài
- Mị là cô gái trẻ trung, xinh đẹp và có tài thổi sáo rất hay:
+ “ Suốt đêm, con trai đến nhà người mình yêu, đứng thổi sáo xung quanh vách. Trai đến
đứng nhẵn cả vách đầu buồng Mị.”
+ “ Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi.” “Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi
theo Mị.”
- Mị là cô gái chăm làm, sẵn sàng lao động, khơng quản ngại khó khăn và là một con
người hiếu thảo: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ
thay cho bố.”


- Mị là cô gái yêu đời, yêu tự do, khơng ham giàu sang
→ Mị là hình tượng đẹp về người thiếu nữ Tây Bắc, là người xứng đáng được hưởng tình
u và hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc đã khơng đến với Mị ở Hồng Ngài thay vào đó là bi
kịch cuộc đời với thân phận “con dâu gạt nợ”
b.Cuộc đời đau khổ của Mị


- Thân phận con dâu gạt nợ: Mị chỉ là một món hàng để trừ nợ, để bù đắp cho khoản tiền
mà bố mẹ Mị đã vay của nhà thống lí nhưng chưa trả được:
“ Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị khơng có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà thống lí, bố của
thống lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lãi cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận khi hai
vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. Người vợ chết, cũng chưa trả hết nợ.”
- Con dâu đã “cúng trình ma” nhà thống lí: đến hết đời, dù món nợ đã trả được, Mị cũng
sẽ khơng bao giờ được giải thốt, tự do → Đây chính là bi kịch trong cuộc đời của Mị
- Đời “con dâu gạt nợ” của Mị ở nhà thống lí là quãng đời thê thảm, tủi cực, sống mà như
chết:
+ Lúc mới về làm dâu nhà thống lí: “Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc”
+ Bị đày đọa về thể xác:
“Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như khơng biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng
nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi.”
“Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, dên
 Thân phận của Mị không bằng con trâu, con ngựa: “ Con ngựa, con trâu làm cịn có
lúc, đêm nó cịn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi việc
làm cả đêm cả ngày.”
 Bị đánh đập dã man:
* Ngày Tết Mị muốn đi chơi:
“ A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi
đay trói ra trói đứng Mị vào cột nhà.”
“Mị sợ quá, Mị cựa quậy, xem mình còn sống hay chết. Cổ tay, đầu, bắp chân bị
dây trói siết lại, đau dứt từng mảnh thịt.”

* Lúc hầu hạ mệt quá buồn ngủ, Mị bị A Sử đạp vào mặt:
“Lúc nào Mị mỏi quá, cựa mình, thì những chỗ lằn troi trong người lại đau ê ẩm.
Mị lại gục đầu nằm thiếp đi. Khi đó, A Sử bèn đạp chân vào mặt Mị.”
“ Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp.”
+ Bị đàu đọa về tinh thần:
 Mị bị trình ma → Hủ tục lạc hậu, trói chặt cuộc đời nô lệ của Mị. Mị bị đè nén, áp
bức về tinh thần: “nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ cịn biết đợi ngày rũ xương ở
đây thôi…”
 Mị bị tê liệt cả lòng yêu đời, yêu cuộc sống lẫn tinh thần phản kháng. Đến cái chết
Mị chẳng còn nghĩ đến nữa: “Lần lần, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng khơng
cịn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi.”
→ Khơng cịn khái niệm về sự khổ nữa
 Mị âm thầm như một cái bóng: “Mỗi ngày Mị càng khơng nói, lùi lũi như con rùa
ni trong xó cửa.”
 Mị như tù nhân của chốn địa ngục trần giam đã mất tri giác về cuộc sống: “ Ở cái
buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra
cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay nắng.”
→ Mị đã mất ý niệm về thời gian sống, mất cảm giác về cuộc sống của mình và thân phận
mình


⇒ Cuộc sống của Mị hoàn toàn cùng khổ về thể chất, áp chế về tinh thần, không hạnh
phúc, không có tự do và niềm vui.
⇒Mị là hình ảnh tiêu biểu cho số phận những người dân nghèo khổ dưới ách thống trị tàn
bạo của bọn phong kiến ở miền núi.
c.Sức sống tiềm tàng của Mị
 Khi mùa xuân đến:
- Những tác động của ngoại cảnh:
+ Khung cảnh mùa xuân tươi vui, tràn đầy sức sống và đầy màu sắc: “ Nhưng trong các
làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc

sỡ. Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà.”
+ Bữa cơm đón năm mới rộn rã: “Cả nhà thống lí Pá Tra vừa ăn xong bữa cơm Tết cúng
ma. Xung quanh, chiêng đánh ầm ĩ, người ốp đồng vẫn còn nhảy lên xuống, run bần bật.
Vừa hết bữa cơm lại tiếp ngay bữa rượu trên bếp lửa.”
+ Tiếng sáo gọi bạn đi chơi:
*Tiếng sáo văng vẳng gọi bạn đầu làng:
- Nhớ lại quá khứ tươi đẹp, gợi dậy những kỉ niệm ngọt ngào của thời thiếu nữ.
- Khao khát hạnh phúc trong hiện tại.
- Thấy phơi phới trở lại, lòng đột nhiên vui sướng. Nhận ra mình cịn trẻ…muốn đi
chơi.
→ Hồi sinh, ý thức về bản thân, về quyền sống trổi dậy
- Nghĩ đến cái chết → Thấm thía thân phận ép duyên
*Biểu hiện sức sống tiềm tàng của Mị: “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng
bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía
trong vách.”
- Mị hành động trong lặng lẽ nhưng quyết liệt. Mị đã thắp lên ngọn đèn trong căn
phòng u ám. Ánh sáng của ngọn đèn cũng như tâm hồn Mị bừng sáng.
- Mị hành động thản nhiên, đủ biết A sử đang hiện diện. Mị khơng sợ bóng ma, cường
quyền, thần quyền đã khơng thể nào làm gì được Mị nữa.
→ Khát vọng sống vừa trỗi dậy thì bị A Sử dập tắt, Mị bị A Sử trói vào cột nhà: “ A Sử
bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay trói ra trói
đứng Mị vào cột nhà.”
→ Hành động của A Sử chỉ có thể trói buộc thân xác của Mị chứ khơng thể dìm được sức
sống mãnh liệt vẫn đang dâng trào trong Mị, tâm hồn của Mị: “Trong bóng tối, Mị đứng
im lặng, như khơng biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo
đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi.”
⇒ A Sử có thể giam Mị trong đêm tình mùa xn nhưng không thể giam được sức sống
mùa xuân trong Mị. A sử đã dập tắt ý định đi chơi của Mị nhưng không thể dập tắt ngọn
lửa khao khát tự do cháy bỏng trong Mị.
Khi cắt dây trói của A Phủ:

- Ban đầu, Mị hoàn toàn dửng dưng: “Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là
cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi.” -> Mị vô cảm trước nỗi đau của người khác


- Sau đó, Mị đồng cảm, thương mình, thương người:
+ Khi nhìn thấy A Phủ khóc “Mị lé mắt trơng sáng, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở,
một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”, Mị nhớ lại đêm năm
trước “Mị cũng phãi trói đứng thế kia”.
→ Mị nhớ lại chính mình và thương mình. Từ lịng thương mình đã dẫn đến thương
người cùng cảnh ngộ
+ Thương mình, thương người, Mị càng nhận rõ tội ác của cha con thơng lí “Chúng nó
thật độc ác. Cơ chừng nảy chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải
chết.”
+ Thương người Mị đã tìm cách cứu người: Mị cắt dây cởi trói A Phủ “A Phủ chẳng đã
trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay
vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng
khơng thấy sợ…” -> Lòng thương người lớn hơn tất cả mọi sợ hãi
+ Mị sợ, Mị trở về với sự tự thương mình và phải tự cứu mình “Rồi Mị cũng vụt chạy
ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới
lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt.”
→ Tiếng gọi của tự do và sức sống tiềm tàng đã thôi thúc Mị phải sống và Mị vụt chạy
theo A Phủ
+ “A Phủ cho tôi đi, ở đây thì chết mất” →Câu nói thể hiện niềm khao khát sống, khao
khát tự do đến mãnh liệt.
⇒ Bằng sự am hiểu tính cách con người, phong tục tập quán miền núi và khả năng phân
tích diễn biến tâm lí phức tạp. Tơ Hồi đã tạo dựng thành cơng nhân vật Mị. Bị vùi dập,
đày đọa trong đau khổ, tủi nhục nhưng tâm hồn người phụ nữ ấy vẫn tràn đầy khát vọng
tự do, khát vọng hạnh phúc.
2.Nhân vật A Phủ
a.Lai lịch và phẩm chất

- A Phủ là chàng trai dân tộc Mèo, ở làng Háng-bla; mồ côi cha mẹ từ nhỏ
- A Phủ là một người lao động lương thiện, khỏe mạnh, siêng năng, tài giỏi “biết đúc lưỡi
cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bị tót rất bạo.”
- Có sức sống mạnh mẽ, khao khát tự do, hạnh phúc, khơng sợ cường quyền bạo lực
+ “có người làng đói bụng bắt A Phủ đem xuống bán đổi lấy thóc của người Thái dưới
cánh đồng. A Phủ mới mười tuổi, nhưng A Phủ gan bướng, không chịu ở dưới cánh đồng
thấp. A Phủ trốn lên núi, lưu lạc đến Hồng Ngài.”
+ “A Phủ cũng cứ cùng trai làng đem sáo, khèn, đem con quay và quả pao, quả yến đi
tìm người yêu ở các làng trong vùng.”
b.Bi kịch của A Phủ
- Vì đánh A Sử nên A Phủ bị xử kiện (bị đánh đập dã man, bị buộc nộp vạ một trăm bạc
trắng)
→A Phủ trở thành nô lệ với bản án chung thân cho nhà thống lí “Cả tiền phạt, tiền thuốc,
tiền lợn, mày phải chịu một trăm bạc trắng. Mày khơng có trăm bạc thì tao cho mày vay


để mày ở nợ. Bao giờ có tiền giả thì tao cho mày về. Đời mày, đời con, đời cháu mày tao
cũng bắt thế, bao giờ hết nợ tao mới thôi.”
- A Phủ đã sống một kiếp bị khinh rẻ, bị ngược đãi và phải gánh vác những công việc
nặng nhọc nguy hiểm nhất “Đốt rừng, cày nương, cuốc nương, săn bị tót, bẫy hổ, chăn
bị, chăn ngựa, quanh năm một thân một mình bơn ba rong ruổi ngồi gị ngồi rừng.”
- Chỉ vì để hổ bắt mất bị, A Phủ bị trói đứng vào cột:
+ “Nếu khơng được hổ thì tao tha cho mày đứng chết ở đấy”
+ “Pá Tra…đẩy A Phủ vào chân cột, hai tay bắt ôm quặt lên. Rồi dây mây quấn từ chân
lên vai…”
→ A Phủ là điển hình của một thứ nơng nơ vùng cao Tây Bắc bị rẻ rúng, khinh bỉ, bị chà
đạp, áp bức.
c. Sức mạnh phản kháng của A Phủ
- Thấy thái độ hống hách của A Sử, A Phủ đã: “Ném con quay bằng gỗ lăng vào mặt A
Sử…xộc tới nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp.”

→ A Phủ rất ghét thói cường quyền bạo ngược của bọn người giàu có
- Khi bị đánh phạt vạ, A Phủ khơng hề khóc lóc van xin, trái lại “A Phủ quỳ, chịu đòn, chỉ
im như tượng đá” → Là con người bất khuất, cứng rắn, gan dạ.
- Khi bị trói đứng, A Phủ đã tìm cách giải thoát “Đêm đến, A Phủ cúi xuống, nhai đứt hai
vịng dây, nhích dần dây trói một bên tay.”
- Khi A Phủ được cởi trói, lúc đầu A Phủ khuỵu xuống nhưng sau đó lại quật sức vùng lên
chạy → A Phủ có lịng ham sống và khát vọng tự do
⇒Nhân vật A Phủ là hiện thân của người lao động, có số phận éo le, bất hạnh nhưng có
phẩm chất cao đẹp. Qua nhân vật A Phủ, nhà văn Tơ Hồi đã khẳng định sức sống tiềm
tàng mãnh liệt và khát vọng tự do của nhân dân lao động Tây Bắc dưới sự thống trị của
bọn phong kiến miền núi.

3.Giá trị của truyện
a. Giá trị hiện thực
- Truyện phản ánh chân thực xã hội miền núi trước CMT8:
+ Phản ánh đời sống, tăm tối, đau khổ của người dân miền núi và sự vùng lên đấu tranh
của họ
+ Phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp phong kiến thống trị miền núi.
b. Giá trị nhân đạo
- Đồng cảm sâu sắc với nỗi cay cực, nhọc nhằn của người lao động
- Tố cáo sự tàn bạo của giai cấp thống trị miền núi và lên án những tập tục cổ hủ của
người Mèo


- Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, phát hiện và khẳng định sức sống mãnh liệt và khát
vọng sống và khát vọng tự do của người lao động.
- Quan tâm đến cách giải quyết cho số phận của người lao động nghèo khổ
c. Giá trị nghệ thuật
- Truyện thể hiền bút pháp tả cảnh đặc sắc: Cảnh mùa xuân đến, cảnh đêm tình mùa
xuân…

- Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật đạt đến trình độ điêu luyện
- Ngơn ngữ mang đậm phong cách của vùng cao Tây Bắc
- Truyện có sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại
- Truyện giới thiệu nhiều nét văn hóa và phong tục tập quán vùng Tây Bắc



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×