Ngày soạn: 02/01 Ngày dạy: 08/01/2009 Dạy lớp:12C
Ngày dạy 09/01/2009 Dạy lớp 12D
Tiết 74- Đọc văn
Vợ chồng A Phủ
(trích)
Tô Hoài
1. MỤC TIÊU
a.Về kiến thức
Giúp HS:
- Hiểu được giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện qua sự lên án tội ác của bọn thống trị
và khẳng định sức sống ngoan cường, khát vọng tự do tiềm tàng ở người dân lao động.
- Phân tích được nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, nghệ thuật tạo tình huống
truyện, miêu tả sinh hoạt, phong tục và tâm lí nhân vật trong đoạn trích.
b.Về kĩ năng
Rèn luyên kĩ năng phân tích tác phẩm truyện, chủ yếu là phân tích nhân vật và chi
tiết nghệ thuật quan trọng.
c.Về thái độ
Cảm thông với nỗi thống khổ của con người Tây Bắc dưới ách thống trị của thực
dân phong kiến, cảm phục sức sống ngoan cường, trân trọng khát vọng tự do ở người
dân lao động.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, TLtham khảo, Thiết kế bài dạy
b. Chuẩn bị của HS: SGK, TL tham khảo, HD của GV, soạn bài
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
*Ổn định tổ chức (1 phút)
a. Kiểm tra bài cũ (KT việc chuẩn bị bài của hS- 2 phút).
* Giới thiệu bài mới: (HS khái quát nội dung cơ bản của tiết 1, chuyển sang tiết 2)
b. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV & HS Hoạt động của HS
b, Nghịch lí 2: Tâm hồn Mị câm lặng mà lại ngầm chứa một sức sống lạ lùng (21
phút)
- GV dẫn dắt: Như ta đã biết, Mị sống trong cái khổ lâu dần cũng thành quen.
Mị trở thành một con người câm lặng. Dường như đó là chủ ý của nhà văn. Ông muốn
để cho nhân vật của mình lâm vào tình thế bị dồn đến chân tường, để rồi có một sức
“vùng lên” thật mãnh liệt, tạo nên những đột biến lớn.
- Theo em, đó là những đột biến nào? - Đó là 2 đột biến
* Mùa xuân đã đến ở Hồng
Ngài. Mị muốn đi chơi.
* Cắt dây trói ròi chạy theo
A Phủ.
1
* Mùa xuân đã đến ở Hồng Ngài. Mị muốn đi chơi
- Mùa xuân đến trên đất Hồng Ngài như thế nào?
- GV: Mùa xuân đến trong lòng náo nức, nhộn nhịp vui
đón tết. Khung cảnh thiên nhiên hoà quện trong cuộc
sống con người như bay bổng trữ tình trong âm thanh
của tiếng sáo ai gọi bạn đi chơi tha thiết. Rồi những
đêm tình mùa xuân đến. Tiếng sao gọi bạn yêu làm thao
thức lòng người
- HS trả lời dựa vào SGK
(Tr. 7-8-9).
- Tiếng sáo được miêu tả như thế nào? Nó tác động tới Mị, khiến cô có biểu hiện gì?
HS: + Tiếng sáo được miêu tả đặc biệt:
Thoạt đầu: Tiếng sáo tuy rất có tình, nó “lấp ló” “rủ bạn đi chơi” nhưng nó còn
vọng lại từ xa, mãi “Ngoài đầu núi”. Lúc đó, Mị còn đủ tỉnh táo để nhận ta lời hát mà
nhẩm theo.
Một lát sau, “Tai Mị vẳng nghe tiếng sáo” nhưng lúc này đã gần hơn, nó là
“Tiếng sáo gọi bạn đầu làng”.
Đến lúc tiếng sáo không là gọi bạn mà nó gọi người yêu, nó “lơ lửng” bay
ngoài đường thì tiếng sáo đã trở thành tiếng lòng người thiếu phụ.
“Anh ném pao, em không bắt/ Em không yêu, quả pao rơi rồi”.
- GV bình: Tô Hoài đã dụng công khi miêu tả tiếng sáo từ xa đến gần. Nghệ
thuật ấy có tác dụng tác động dần, thấm sâu vào lòng người.
- Nhà văn đã chú ý tới những biểu hiện nào của
Mị?
GV: Như vậy, âm thanh của tiếng sáo trong
hiện tại giờ đây đã trở thành tiếng của mùa xuân trước
trong lòng Mị. Nó dìu Mị trở về quá khứ. Song quan
trọng hơn, hơi men nồng nàn và tiếng sáo gọi bạn yêu
da diết đã khiến cho Mị nhớ ra mình là một con người;
vẫn có cái quyền được sống cuộc sống của con người.
- Nghe tiếng sáo trong đêm
tình mùa xuân, Mị:
+ Thấy bồi hồi, Mị lén lấy
rượu uống; Mị uống ừng ực
từng bát. Cái say giúp Mị
quên thực tại cay đắng
nhưng lại đem về nỗi nhớ.
+ Mị nhớ về ngày trước. Mị
thổi sáo rất hay… Mị nhớ về
mùa xuân trước với những
khát vọng yêu thương.
- Từ những cảm xúc của tâm lí đã phát triển đến tột
độ, Mị có hành động như thế nào?
- GV: Sức sống tiềm tàng của Mị ngày thường bị lấp
đi, giờ đây có cơ hội đã bùng dậy thật là mãnh liệt.
+ Mị có hành động: Xắn
thêm mỡ vào ngọn đèn; Mị
quấn lại tóc; với lấy cái váy
hoa, rút cái áo… Mị chuẩn
bị đi chơi.
- Tất cả những biểu hiện tâm lí tới hành động của Mị
có diễn ra xuôi chiều không? Hãy chứng minh
HS: - Tâm lí của Mị đang rơi vào sự giao tranh chứ không đơn giản, xuôi
chiều. Đó là sự giao tranh giữa sức sống, khát vọng sống mãnh liệt vừa trỗi dậy và ý
thức về thân phận.
2
+ “Mị và A Sử không có lòng… nước mắt ứa ra” (Tr. ).
+ Mị đang mơ về ngày xưa. Vì thế mà cô dường như quên đi thực tại. Cô tuyệt
nhiên không nghe A Sử hỏi, không thấy A Sử vào buồng. A Sử trói Mị, Mị không hề
phản ứng.
+ Song cô vẫn phải quay về với hiện thực phũ phàng, đau đớn. Khi Mị vùng
bước theo tiếng sáo mà chân tay không cựa được. Những vòng dây trói đã đưa Mị trở
lại với những suy nghĩ cay đắng về thân phận
“Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”.
- Theo em, yếu tố nào đã chiến thắng trong cuộc giao
tranh này?
- GV: Tô Hoài đã rất thành công và chân thực khi khắc
hoạ những nét tâm lí đầy phức tạp và tinh tế của nhân
vật. Quá trình tâm lí này cũng là cơ sở giải thích phần
nào đột biến thứ 2.
- Đó là sức sống
mãnh liệt. Trong vòng dây
trói, Mị vẫn thấy, vẫn cảm
nhận tiếng sáo trỗi dậy, lặp
đi lặp lại như một bài ca bất
diệt về sức sống (Tr. ).
* Mị cứu A Phủ trong đêm đông, cô chạy
trốn cùng A Phủ.
- Đọc “Thường khi… đêm trước” (Tr. ) em có nhận
xét như thế nào về cô Mị qua chi tiết “Nhưng Mị vẫn
thản nhiên ngồi thổi lửa, hơ tay”?
- Theo em, với cô Mị nếu có cơ hội bản chất tốt đẹp,
sức sống của cô có trở lại không?
- Theo dõi tác phẩm, em thấy chi tiết nào tạo điều kiện
cho Mị bộc lộ bản chất của mình?
.
- Đó là biểu hiện của
sự vô cảm vì Mị bị tê liệt
về tinh thần.
- Có.
- “Lúc ấy đã
khuya… đã xám đen lại”
(Tr. ): A Phủ khóc
- GV: Đó là một chi tiết nhỏ, nhưng nó chứng tỏ cái tài của nhà văn. Ông luôn biết tìm
ra cái quyết định tất cả từ cái dường như không là gì cả.
Dòng nước mắt của A Phủ đã làm hồi sinh mạnh mẽ trái tim đầy thương tích của Mị.
Nó chính là giọt nước cuối cùng làm tràn đầy cốc nước.
- Nhìn thấy A Phủ như thế, Mị đã có những biểu hiện gì?
+ Nhớ lại cuộc sống khổ cực của mình. Mị nhớ ra mình mà thương cho thân mình.
+ ý thức về sự tàn ác của kẻ thù. Lần đầu tiên Mị hiểu ra “Chúng nó thật độc ác”.
+ Từ ý thức thương mình, Mị thương cho A Phủ.
GV: Lòng thương người mạnh mẽ lấn át cả nỗi
thương thân. Đó là qui luật của lòng nhân hậu. Chính
điều này đã khiến Mị chiến thắng nỗi sợ hãi; dẫn Mị có
hành động đột ngột.
- HS ghi
- Đó là hành động nào?
-Theo em, người đọc có đoán trước được hành động
này không?
- Mị rút dao, cắt dây
trói cứu A Phủ.
- Không. Tuy vậy,
nó là tất yếu. Tình thương
đã khiến cho Mị trở nên
3
can đảm, liều lĩnh hơn. Mị
sẵn sàng thế mạng cho
người khác.
- Nhưng sau đó Mị có hành động gì? Giải thích tại sao? - Giải thích:
+ Mị chạy theo A Phủ. Vì có lẽ chính bóng tối, sự cô đơn đã thúc đẩy bản năng
tự vệ tích cực ở Mị để dẫn đến hành động chạy theo A Phủ.
Hơn nữa, đây là một chi tiết bất ngờ song lôgíc: Mị cứu A Phủ, một người xa
lạ thì tại sao cô lại không tự cứu mình khỏi cuộc sống tù ngục tại nhà thống lí.
Nên Mị đã chạy theo tiếng gọi mãnh liệt của tự do, tự giải phóng mình khỏi sự tàn ác
của cha con thống lí.
- Qua việc tìm hiểu nhân vật, em có nhận xét
chung như thế nào về thành công của nhà văn?
Tóm lại, Mị là
nhân vật thành công vào
bậc nhất trong văn xuôi
cách mạng đương đại Việt
Nam. Nhân vật có quá trình
phát triển tâm lí đầy biến
hoá bất ngờ mà vẫn chân
thực.
2. Nhân vật A Phủ (10 phút)
- A Phủ thuộc kiểu nhân vật nào?
- Qua cách miêu tả của nhà văn nhân vật hiện lên như
thế nào?
- Kiểu nhân vật
hành động.
- Là một con người không nơi nương tựa.
- Là người có hành động mạnh mẽ, táo tợn, đầy nam tính. Nhưng cũng rất chân
thật, chất phác.
+ Lúc nhỏ đã bộc lộ sự gan góc, bản lĩnh (Tự làm thuê để kiếm sống).
+ Lớn lên càng có khả năng tự khẳng định mình: Lao động giỏi, đi săn bò rất
thạo; không có quần áo mới cũng cứ cùng trai làng đi tìm người yêu; Dám sinh sự
đánh lại con quan để đòi công bằng (Tr. ).
- Là thân phận đau khổ, chịu thiệt thòi dưới ách thống trị của phong kiến.
+ Phải vạ, A Phủ làm thân tôi tớ cho nhà thống lí.
Qua cảnh phạt vạ, Tô Hoài đã vẽ lên một bức tranh hiện thực về phong tục
tập quán riêng của người H’Mông xưa. Đồng thời cũng có giá trị tố cáo tội ác của bọn
phong kiến miền núi khi hành hạ, bóc lột người lao động nghèo.
+ A Phủ tự thương cho thân mình, tủi cực và đau xót.
- Em có nhận xét như thế nào về nhân vật này?
* Tóm lại:
- Nhân vật là hình ảnh biểu trưng cho thanh niên miền núi nói chung, thanh niên
H’Mông nói riêng cả về nỗi khổ cực và quá trình vận động trong cuộc sống.
- Đó là một nhân vật có tính cách rõ ràng, dứt khoát, thuần phác mạnh mẽ; Đó là hình
ảnh đẹp của thanh niên H’Mông lúc đó
III.TỔNG KẾT (2 phút)
- HS đọc Kết quả cần đạt (SGK, Tr.3)
4
c. Củng cố, luyện tập (7 phút)
* Tìm hiểu nghệ thuật của tác phẩm
- GV chia lớp thành 4 nhóm
- N1: Cách tổ chức kết cấu truyện
- N2: Cách kể truyện
- N3: nghệ thuật miêu tả của TH
- N4: Đánh giá chung về thành công, nghệ thuật của tp
a. Kết cấu song trùng chuyện đời Mị và chuyện đời A Phủ
- Những nét tương ứng về cuộc đời Mị và A Phủ
- Tính biểu trưng, đại diện cho vẻ đẹp, tinh hoa của con người miền núi
chuyển tải được dung lượng lớn của câu chuyện mà còn tạo nên ý nghĩa nhân văn
sâu sắc...
b. Cách kể chuỵện
- Không theo trình tự thời gian, cuộc đời nhân vật. Bát đầu bằng chặng đời đau khổ gây
ấn tượng mạnh theo lối kể chuyện dân gian của ácc dân tộc miền núi phía Bắc ("Ai ở
xa về...')
- Nhấn mạnh những chi tiết, cảnh, hình ảnh nổi bật
- Những "lời trữ tình ngoài đề" ( những bình luận, nhận xét, lời dẫn chuyện) không
nhiều nhưng "đắt giá" của tg khi kể đã góp phần soi sáng nhân vật. Ví dụ"lùi lũi như
con rùa nuôi trong xó cửa", "Mị tưởng mình cũng như con trâu, con ngựa", "mà tiếng
sáo gọi bạn yêu vẫn lơ lửng bay ngoài đường", "Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng
đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị
muốn đi chơi".
- Cách kể giản dị, trong sáng vừa dẫn giải, nhấn mạnh được chủ đề, chân dung nhân vật
(số phận, thân phận, tính cách).
c. Nghệ thuật miêu tả của TH
- Miêu tả tâm lí, hành động nhân vật
= Với Mị; nhà văn tập trung khắc hoạ diễn biến tâm trạng bằng những chi tiết và hình
ảnh vừa trogn đời thực (cử chỉ, hành động, việc làm cụ thể) vừa có ý nghĩa biểu tượng
sâu sắc. đặc biệt tg miêu tả dòng ý nghĩ, tâm tư, nhiêu fkhi là những tiềm thức chập
chờn,…
+ Đối với A Phủ: chủ yếu khắc hoạ qua hành động, công việc, những đối thoại giản
đơn.
- Miêu tả ngoại cảnh: miêu tả cận cảnh (căn buồng, mùa xuân, ngày tết…)
- Miêu tả sinh hoạt, phong tục tập quán nhân vật (cảnh xử kiện, không khí lễ hội mùa
xuân, trò chơi dân gian, tục cướp vợ,…)
d. Đánh giá chung về thành công nghệ thuật của tp
- Thành công ở nghệ thuật miêu tả, kể (mt hiện thực giàu chất trữ tình, đậm màu sắc
tây Bắc…Không khí truyện lặng lẽ, cam chịu bên ngoài, sự sôi sục bên trong của nhân
vật, tâm trạng u uất bên trong nhv/sự sinh động tươi tắn ở ngoại cảnh…)
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2 phút)
- Đọc lại tác phẩm
- Tìm thêm chi tiết để làm sáng tỏ nỗi khổ của A Phủ
- Sức tố cáo thể hiện rõ nhất ở điều gì?
- Giá trị nhân đạo của tp thê hiện rõ nhât sở đâu?
- Tìm đọc những bài viết về tp "VCAP".
5