Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Đề cương ôn tập môn vệ sinh thú y 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.7 KB, 53 trang )

Thạch Văn Mạnh TYD-K55

1

ĐỀ CƢƠNG ÔN THI HẾT HỌC PHẦN
MÔN: Vệ sinh thú y 1
Học kỳ I năm học 2013-2014
1. Nhiệt độ là gì?
a. Khái niệm
 Nhiệt độ không khí là một đại lượng vật lý biểu thị mức độ nóng hay lạnh của môi
trường không khí.
- Đơn vị đo:
o
C (thông dụng nhất),
o
F,
o
K




- Dụng cụ đo: Nhiệt kế
- Giá trị nhiệt độ môi trường không khí khá biến động:
+ Hai cực Trái đất có nhiệt độ thấp (-40
o
C)
+ Nơi nóng nhất: sa mạc Libi (58
o
C)
+ Sa mạc Sahara: nhiệt độ ban ngày là 57


o
C, ban đêm là -7
o
C
* Đại khí hậu: yếu tố khí hậu trong phạm vi lớn
Giá trị nhiệt độ của đại khí hậu phụ thuộc vào:
- Bức xạ mặt trời (BXMT phụ thuộc vào vị trí địa lý: càng gần xích đạo BXMT càng lớn)
- Địa hình, thảm thực vật (ảnh hưởng đến khả năng hấp thu, giữ nhiệt)
- Độ cao
- Các hoạt động tự nhiên: núi lửa, động đất…
- Các hoạt động của con người:
+ Trong sinh hoạt: sử dụng các loại nhiên liệu làm chất đốt, đun nấu
+ Trong sản xuất: giao thông, công nghiệp…
* Tiểu khí hậu: yếu tố khí hậu trong phạm vi nhỏ
Giá trị nhiệt độ của tiểu khí hậu phụ thuộc vào:
- Nền đại khí hậu: trong nhà và chuồng nuôi có sự thông thoáng tự nhiên thông qua hệ thống
cửa.
- Kiểu chuồng, hướng chuồng, kích thước chuồng và vật liệu làm chuồng nuôi.
+ Hướng chuồng: mùa đông ấm, mùa hè mát
+ Vật liệu làm mái: ở Việt Nam, người dân thường lợp mái Fibroximang có khả năng hấp
thụ nhiệt nhanh và toả nhiệt nhanh
- Các nhân tố tạo nhiệt trong chuồng nuôi: bao gồm
+ Sự có mặt của động vật nuôi: chúng thực hiện quá trình trao đổi nhiệt làm nhiệt độ
chuồng nuôi tăng. Lượng nhiệt sản sinh ra nhiều hay ít tuỳ thuộc vào số lượng, mật độ,
loại động vật nuôi.
0
o
C
32
o

F
273
o
K
100
o
C
212
o
F
373
o
K
Thạch Văn Mạnh TYD-K55

2

VD: Bò sữa: P = 400kg
sản lượng sữa 13l/ngày
Gà hướng trứng: P = 1,8kg

+ Sự tồn lưu của các chất thải trong chuồng nuôi (phụ thuộc vào quy trình chăn nuôi, vệ
sinh)
Nếu điều kiện vệ sinh kém, chuồng bẩn, nhiều phân và chất thải, khi đó các vi sinh vật phân giải
làm sản sinh ra nhiệt, đồng thời sinh ra một số khí độc gây ảnh hưởng tới vật nuôi và con người.
 Như vậy, nhiệt độ của tiều khí hậu thường cao hơn nhiệt độ của đại khí hậu. Ngoài ra sự
phân bố nhiệt độ ở đại khí hậu cũng khác với tiểu khí hậu: ở đại khí hậu càng lên cao nhiệt độ
không khí càng giảm nhưng ở tiểu khí hậu thì ngược lại.

2. Sự điều tiết thân nhiệt ? Quá trình sản nhiệt?

Sự điều tiết thân nhiệt do hai quá trình là sản nhiệt và thải nhiệt quy định.
a. Quá trình sản nhiệt (M)
Khái niệm: Là quá trình oxy hoá các hợp chất hữu cơ trong cơ thể đề giải phóng ra năng
lượng. Năng lượng này giúp ổn định thân nhiệt và duy trì sự sống.
Quá trình này xảy ra ở tất cả các tế bào, các cơ quan trong cơ thể. Mức độ sản nhiệt phụ
thuộc vào hai yếu tố:
- Yếu tố chủ quan (các yếu tố nội tại của cơ thể động vật): cường độ làm việc của các cơ quan,
lứa tuổi, tính biệt, loại hình thần kinh…
+ Các cá thể khác nhau  khả năng sản nhiệt khác nhau
+ Các cơ quan khác nhau  khả năng sản nhiệt khác nhau, trong đó cơ bắp có khả năng
sản nhiệt nhiều nhất
- Yếu tố khách quan (các yếu tố bên ngoài tác động vào quá trình sản nhiệt của cơ thể):
+ Tiêu chuẩn và khẩu phần ăn: Thức ăn giàu protein quá trình sản nhiệt tăng 30-40%,
thức ăn giàu gluxit và lipit quá trình sản nhiệt chỉ tăng 4-5%. Căn cứ vào đó có thể điều chỉnh
khẩu phần ăn để tác động vào quá trình sản nhiệt.
Nếu cung cấp đủ dinh dưỡng và nồng độ năng lượng  gia súc sản nhiệt tốt
Nếu không cung cấp đủ  gia súc phải sử dụng hợp chất hữu cơ trong cơ thể để tạo
năng lượng, sản nhiệt  hiện tượng sụt cân
+ Môi trường: nhiệt độ không khí, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ mặt trời…Nhiệt độ không
khí tỷ lệ nghịch với quá trình sản nhiệt. Khi nhiệt độ không khí giảm, quá trình sản nhiệt tăng để
chống rét, bảo vệ cơ thể.

VD: Gà
lượng nhiệt thải ra
954kcal/h/con
lượng nhiệt thải ra
9,7kcal/h/con
Thạch Văn Mạnh TYD-K55

3



Nhiệt độ (
o
C)
M (kcal)
10
20
26
37,5
1602
1118
1008
1999

Giữa nhiệt độ không khí, sự thu nhận thức ăn và quá trình sản nhiệt có mối tương quan với
nhau. Khi nhiệt độ tăng hay giảm  tính thèm ăn thay đổi  sự thu nhận thức ăn thay đổi 
quá trình sản nhiệt thay đổi
VD: Gà ở 29
o
C thu nhận thức ăn bằng 85% ở 20
o
C với cùng một loại thức ăn
Như vậy, mối tương quan trên cho thấy cần phải có khẩu phần ăn hợp lý theo mùa cho gia súc,
cụ thể: mùa nóng khả năng thu nhận thức ăn giảm do đó phải cung cấp nhiều protein, mùa lạnh
khả năng thu nhận thức ăn tăng nên phải giảm hàm lượng protein.

3. Sự điều tiết thân nhiệt ? Quá trình thải nhiệt?
Sự điều tiết thân nhiệt do hai quá trình là sản nhiệt và thải nhiệt quy định.
a. Quá trình thải nhiệt

Khái niệm: Là quá trình thải lượng nhiệt năng dư thừa ra bên ngoài giúp thân nhiệt ổn định.
Các cơ quan tham gia vào quá trình thải nhiệt:
Da (75-80%)
Hô hấp (9-10%)
Tiêu hoá (7-8%)
Tiết niệu
Quá trình thải nhiệt được thực hiện theo một số phương thức:
a. Phương thức thải nhiệt qua da
Có 3 phương thức: Truyền dẫn đối lưu (tiếp xúc)
Bức xạ
Bốc hơi
* Phương thức truyền dẫn đối lưu (C)
- Nguyên lý: Khi vật có nhiệt độ cao tiếp xúc với vật có nhiệt độ thấp, nhiệt sẽ truyền từ vật có
nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp, quá trình này sẽ dừng khi chênh lệch về nhiệt độ ∆t = 0.
∆t càng lớn thì sự truyền nhiệt càng nhanh.
Cơ thể có thể toả nhiệt ra không khí, tiêu hao nhiệt khi hít không khí hay ăn uống.
- Phương thức này được thực hiện khi có đủ các yếu tố cần thiết:
+ Sự chênh lệch nhiệt độ
Thạch Văn Mạnh TYD-K55

4

+ Yếu tố dẫn truyền: hơi nước, gió, sự lưu thông không khí
* Phương thức bức xạ (R)
- Nguyên lý: Đây là phương thức thải nhiệt của những vật có nhiệt độ >0
o
C. Những vật này có
khả năng phát ra những tia bức xạ (hồng ngoại) mang theo nhiệt năng. Những vật có nhiệt độ
thấp hơn ở xung quanh sẽ hấp thu nhiệt.
Cơ thể cũng tương tự như vậy, có khả năng phát ra bức xạ mang theo năng lượng làm giảm thân

nhiệt.
* Phương thức bốc hơi (E)
- Bất kỳ động vật nào cũng thực hiện được 2 phương thức trên, nhưng phương thức bốc hơi chỉ
có ở những động vật có tuyến mồi hôi phát triển (ngựa cừu tuyến mồ hôi phát triển; trâu, bò,
chó tuyến mồi hôi ít phát triển; gia cầm không có tuyến mồ hôi)
- Nguyên lý: Khi 1g nước bốc hơi sẽ mang đi một lượng nhiệt nhất định bằng 580kcal. Nước
bốc hơi mang theo một lượng nhiệt nhất định nhờ đó cơ thể thải được nhiệt ra môi trường.
- Phương thức này được thực hiện khi:
+ Cơ thể con vật có nhu cầu thải nhiệt (khi quá trình sản nhiệt lớn, nhiệt độ không khí
cao)
+ Có sự chênh lệch độ ẩm giữa bề mặt da và môi trường không khí
b. Phương thức thải nhiệt theo đường hô hấp
- Phương thức này được tiến hành mạnh ở những loài có tuyến mồ hôi ít phát triển hoặc không
có tuyến mồi hôi.
- Nguyên lý: Là quá trình bốc hơi nước qua niêm mạc đường hô hấp trên, nhiệt được thải ra bên
ngoài cùng với khí thải ra và hơi ẩm ở trên bề mặt đường hô hấp.
- Phương thức này phụ thuộc vào:
+ Tần số hô hấp ( hay số lượng khí thải ra): Nếu tần số hô hấp càng cao thì quá trình thải
nhiệt càng mạnh
+ Diện tích bề mặt đường hô hấp (gà há mỏ, chó thè lưỡi)
c. Phương thức thải nhiệt qua đường tiêu hoá
- Nguyên lý: Động vật muốn tiêu hoá phải nâng nhiệt độ thức ăn = nhiệt độ của dịch vị. Việc
nâng nhiệt độ thức ăn nước uống sẽ tiêu thụ một lượng nhiệt năng.
- Phương thức này phụ thuộc vào khối lượng thức ăn, sự chênh lệch giữa nhiệt độ đường tiêu
hoá và nhiệt độ thức ăn.

4. Phương trình cân bằng nhiệt ?
Quá trình sản nhiệt và quá trình thải nhiệt luôn được tiến hành đồng thời trong cơ thể vật nuôi, giúp
điều tiết nhiệt cho cơ thể. Hai quá trình này cân bằng nhau khi con vật khoẻ mạnh.
Thạch Văn Mạnh TYD-K55


5

Phương trình: S = M – (C + R + E + W)
Trong đó:
M: lượng nhiệt sản sinh ra
C: nhiệt thải ra theo phương thức truyền dẫn đối lưu
R: nhiệt thải ra theo phương thức bức xạ
E: nhiệt thải ra theo phương thức bốc hơi
W: nhiệt thải ra theo đường hô hấp, tiêu hoá
Khi S = 0: con vật khoẻ mạnh
Khi S > 0: quá trình sản nhiệt tăng, nhiệt năng thừa tích lại trong cơ thể, con vật bị cảm
nóng (sốt)
Khi S < 0: quá trình sản nhiệt giảm, thải nhiệt tăng, con vật mất nhiệt, bị cảm lạnh
Phương trình cân bằng nhiệt phụ thuộc vào quá trình sản nhiệt và quá trinh thải nhiệt 
cũng phụ thuộc vào các yếu tố như: khẩu phần ăn, nhiệt độ không khí, độ ẩm, tốc độ gió…Cần
điều chỉnh các yếu tố này về chỉ tiêu vệ sinh (giá trị cho phép), tạo điều kiện cho cơ thể duy trì
trạng thái cân bằng nhiệt. Đối với nhiệt độ tiểu khí hậu cần phải điều chỉnh về khu nhiệt điều
hoà.
* Khu nhiệt điều hoà
- Khái niệm: là khoảng giá trị nhiệt độ của môi trường không khí mà ở đó quá trình sản nhiệt là
thấp nhất đồng thời quá trình thải nhiệt cũng thấp nhất nhưng cơ thể vẫn giữ được trạng thái cân
bằng về nhiệt.
Ở khoảng nhiệt độ này cơ thể con vật cảm thấy thoải mái nhất, con vật tiêu tốn ít thức ăn nhất,
hiệu quả chăn nuôi cao.
 Trong chăn nuôi cần duy trì nhiệt độ chuồng nuôi nằm trong phạm vi khu nhiệt điều hoà.
VD: Khu nhiệt điều hoà của gà

Nhiệt độ dưới chụp (
o

C)
Nhiệt độ trong chuồng (
o
C)
1 - 7 ngày tuổi
33 - 35
26 - 28
8 - 14 ngày tuổi
30 - 32
23 - 25
15 - 21 ngày tuổi
27 - 29
20 - 22
21 - 28 ngày tuổi
24 - 26
19 - 21

5. Ảnh hƣởng của nhiệt độ cao đến cơ thể vật nuôi và biện pháp kiểm soát
Nhiệt độ kết hợp với ẩm độ gây ra những tác động tới vật nuôi.
- Nhiệt độ cao  giảm quá trình sản nhiệt, tăng quá trình thải nhiệt theo các phương
thức: truyền dẫn đối lưu, bức xạ, bốc hơi, thải nhiệt theo cơ quan hô hấp.
- Phản ứng sinh lý:
+ Giảm thu nhận thức ăn, giảm vận động
Thạch Văn Mạnh TYD-K55

6

+ Động vật nằm duỗi dài (tăng S bề mặt), tìm đến nơi mát
+ Uống nhiều nước
+ Tăng cường hô hấp

- Phản ứng bệnh lý:
Khi chênh lệch nhiệt độ giữa cơ thể và môi trường giảm  phương thức truyền
dẫn đối lưu và bức xạ giảm  con vật phải tăng thải nhiệt bằng phương thức bốc
hơi ở da, thải nhiệt theo đường hô hấp.
 Nếu độ ẩm không khí cao  sự bốc hơi nước bị trở ngại (do áp lực của hơi
nước trong không khí gần bằng áp lực của hơi nước ngoài da)  con vật
không thải được nhiệt  nhiệt tích lại trong cơ thể  gây sốt (cảm nóng). Khi
sốt quá trình sản nhiệt tăng, sinh các sản phẩm trung gian độc  đi vào máu,
mô bào. Nếu nặng  chết do khó thở, nhiễm độc
 Nếu độ ẩm thấp  cơ thể tăng cường quá trình thải nhiệt theo phương thức
bốc hơi ở da, đường hô hấp  con vật mất nước, rối loạn trao đổi chất, mất
cân bằng chất điện giải, da, niêm mạc đường hô hấp khô  dễ xây xát, tạo
điều kiện cho VSV xâm nhập gây bệnh.
 Biện pháp:
- Xây dựng chuồng trại đúng quy cách, thông thoáng
- Bố trí mật độ gia súc trong chuồng nuôi phù hợp
- Cung cấp đủ nước cho vật nuôi
- Không để gia súc làm việc giữa trưa nắng

6. Ảnh hƣởng của nhiệt độ thấp đến cơ thể vật nuôi và biện pháp kiểm soát?
Khi nhiệt độ thấp
- Phản ứng sinh lý: Giảm thải nhiệt và tăng quá trình sản nhiệt: tăng thu nhận thức ăn,
tăng tiêu hoá hấp thu, tăng vận động (run, co cơ dựng lông), nằm sát nhau, hô hấp chậm và sâu
làm giảm thải nhiệt …
- Phản ứng bệnh lý: khi nhiệt độ môi trường quá thấp và kéo dài, chệnh lệch giữa nhiệt
độ cơ thể và nhiệt độ môi trường lớn  phương thức truyền nhiệt đối lưu (C) và bức xạ (R) tăng
cường.
+ Nếu độ ẩm không khí cao, sức dẫn nhiệt của không khí ẩm > sức dẫn nhiệt của
không khí khô  con vật mất nhiều nhiệt theo phương thức C và R  bị cảm lạnh.
Cơ quan xa tim (mũi, tai) bị giảm nhiệt, tiêu hoá bị ảnh hưởng: con vật dễ đi ỉa.

+ Nếu độ ẩm thấp: khi đó cơ thể bị mất nhiều nhiệt theo phương thức truyền dẫn đối
lưu và bức xạ. Không khí khô  khô da, niêm mạc  dễ bị tổn thương.
 Biện pháp:
- Làm ấm chuồng nuôi bằng hệ thống sưởi, đèn hồng ngoại, che kín chuồng nuôi tránh gió lùa
Thạch Văn Mạnh TYD-K55

7

- Cung cấp đủ thức ăn cho vật nuôi để tăng quá trình sản nhiệt
- Không để gia súc làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt

7. Độ ẩm môi trƣờng không khí là gì?
a. Khái niệm
Là đại lượng vật lý biểu thị sự có mặt của hơi nước trong không khí.
- Đơn vị: %, g/m
3
, mmHg, mb (1mb = 3/4mmHg)
- Dụng cụ đo:
 Ẩm kế
 Ẩm ký: Đo độ ẩm và ghi lại bằng đồ thị biểu thị trên hinh vẽ
- Ẩm độ thay đổi là do nguyên nhân sinh ẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo ẩm và
khuếch tán hơi nước trong không khí
- Nguyên nhân sinh ẩm:
+ Trong tự nhiên:
 Sự bốc hơi nước của sông ngòi (nguồn nước bề mặt)
 Các hiện tượng tự nhiên khác: mưa, thác nước, nắng
 Các quá trình sinh học của động vật
 Do hoạt động của con người: bao gồm cả hoạt động trong sinh hoạt và trong sản xuất
sản xuất
+ Trong chuồng nuôi:

 Ẩm độ của đại khí hậu (10 - 15%)
 Các nguyên nhân trong chuồng nuôi (85 - 90%), gồm:
 75% lượng hơi nước do vật nuôi sản sinh ra
 10 - 15% hơi nước từ máng ăn, máng uống, nền chuồng (chủ yếu phụ thuộc vào
quy trình chăn nuôi, quy trình vệ sinh, chú ý cách cung cấp nước uống)
VD:
Bò P = 400kg thải ra 8,4 - 13,4kg hơi nước/ngày đêm
Lợn nái nuôi con thải ra 2,2kg hơi nước/ngày đêm
Gà hướng trứng P1,8kg thải ra 120g hơi nước/ngày đêm
- Đo độ ẩm của tiểu khí hậu chuồng nuôi:
+ Đo ở 5 vị trí
+ Đo ở ngang tầm hô hấp với vật nuôi

8. Một số phƣơng pháp biểu thị độ ẩm
a. Độ ẩm cực đại (E)
Thạch Văn Mạnh TYD-K55

8

- Khái niệm: Là lượng hơi nước lớn nhất (tính theo g) có trong 1m
3
không khí ở điều kiện nhất
định. Khi đó không khí ở trạng thái bão hoà hơi nước.
- Đơn vị: g/m
3

- Giá trị độ ẩm cực đại luôn biến thiên theo giá trị nhiệt độ

t
o

(C)
0
10
20
30
E(g/m
3
)
4,8
9,4
17,3
30,3
mmHg
4,6
9,2
17,5
31,8

+ Khi nhiệt độ tăng  khả năng chứa đựng hơi nước của không khí tăng (E tăng)
+ Khi nhiệt độ giảm  E giảm  thừa ra một lượng hơi nước  nước đọng lại ở những
nơi có nhiệt độ thấp (góc tường, nền chuồng) (nồm)
b. Độ ẩm tuyệt đối (e)
- Khái niệm: Là lượng hơi nước (tính theo g) thực tế có trong 1m
3
không khí ở nhiệt độ nhất
định.
- Đơn vị: g/m
3

- Giá trị của độ ẩm tuyệt đối cũng tỷ lệ thuận với nhiệt độ (nhiệt độ không khí tăng  nước bốc

hơi tăng, khả năng chứa đựng hơi nước của không khí tăng  e tăng), nhưng độ ẩm tuyệt đối
phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn sinh ẩm.
Trong chuồng nuôi:
Nguồn sinh ẩm: + một phần do hơi nước từ không khí bên ngoài
+ một phần do hơi nước của nước dùng trong chuồng, phân, nước tiểu
 Khi khống chế được nguồn sinh ẩm thì khi nhiệt độ tăng, e cũng tăng nhưng tăng ít.
- Trong tiểu khí hậu chuồng nuôi: càng lên cao e càng lớn và không khí càng ẩm thì càng nhẹ
c. Độ ẩm tương đối (r%)
- Công thức tính: r (%) = e/E x 100
với 0 ≤ r ≤ 100
- Ý nghĩa:
+ r tỷ lệ nghịch với nhiệt độ  cơ sở để giảm nhiệt độ chuồng nuôi (hè dùng dàn
mát để tăng độ ẩm, giảm nhiệt độ)
+ Căn cứ vào giá trị của r, ta biết được không khí khô hay ẩm
r càng nhỏ (e << E)  không khí càng khô
r càng lớn (e gần E)  không khí càng ẩm
Ở Việt Nam, quy định về r (theo Vũ Tự Lập):
không khí rất khô r < 50%
Thạch Văn Mạnh TYD-K55

9

khô r = 50 - 70%
ẩm r = 70 - 90%
rất ẩm r > 90%
- Chỉ tiêu vệ sinh: khác nhau tuỳ từng nước, đối với Việt Nam r (%)


65 - 75
Vịt, ngỗng

70 - 80
Lợn
65 - 75

70 - 80

d. Chệnh lệch độ ẩm bão hoà (d)
- Được xác định bằng hiệu số của độ ẩm cực đại (E) và độ ẩm tuyệt đối (e)
d = E – e (g/m
3
)
- Ý nghĩa: cho biết lượng hơi nước mà 1m
3
không khí ở thời điểm đó còn có thể chứa đựng
được.
e. Điểm sương (P)
- Là khái niệm chỉ giá trị nhiệt độ không khí mà ở đó độ ẩm tuyệt đối đạt giá trị cực đại e = E.
Khi đó không khí đạt tới trạng thái bão hoà.
- Điểm hoá sương phụ thuộc: lượng hơi nước và một số hạt nhân tạo hạt (bụi).
- Xác định điểm sương: phải biết giá trị e sau đó tra bảng E, tìm giá trị nhiệt độ mà ở đó e = E
- Điểm sương hay xảy ra ở giai đoạn có sự chệnh lệch nhiệt độ (ngày - đêm) và kết hợp với
luồng ẩm (gió Đông Nam)
Khi nhiệt độ môi trường giảm đột ngột, E giảm nhanh  lượng hơi nước thừa sẽ đọng lại
trên tường, nền chuồng  trong chăn nuôi phải có những tác động để giữ nhiệt độ không khí
chuồng nuôi cao hơn điểm sương (sưởi).

9. Ảnh hƣởng của ẩm độ đến cơ thể động vật ?
Ẩm độ cùng với nhiệt độ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến cơ thể động vật
a. Độ ẩm cao, nhiệt độ cao
- Nhiệt độ cao  giảm quá trình sản nhiệt, tăng quá trình thải nhiệt theo các phương

thức: truyền dẫn đối lưu, bức xạ, bốc hơi, thải nhiệt theo cơ quan hô hấp.
- Nhưng khi chênh lệch nhiệt độ giữa cơ thể và môi trường giảm  phương thức truyền
dẫn đối lưu và bức xạ giảm  con vật phải tăng thải nhiệt bằng phương thức khác.
- Khi độ ẩm không khí cao  sự bốc hơi nước bị trở ngại (do áp ực của hơi nước trong
không khí gần bằng áp lực của hơi nước ngoài da)  con vật phải tăng thải nhiệt theo cơ quan
hô hấp, tiêu hoá.
Thạch Văn Mạnh TYD-K55

10

- Phản ứng sinh lý:
+ Giảm thu nhận thức ăn, giảm vận động
+ Động vật nằm duỗi dài (tăng S bề mặt), tìm đến nơi mát
+ Uống nhiều nước
+ Tăng cường hô hấp
- Phản ứng bệnh lý:
Con vật không thải được nhiệt  nhiệt tích lại trong cơ thể  gây sốt (cảm nóng).
Khi sốt quá trình sản nhiệt tăng, sinh các sản phẩm trung gian độc  đi vào máu, mô
bào. Nếu nặng  chết do khó thở, nhiễm độc
b. Độ ẩm cao, nhiệt độ thấp
Khi nhiệt độ thấp
- Phản ứng sinh lý: Giảm thải nhiệt và tăng quá trình sản nhiệt: tăng thu nhận thức ăn,
tăng tiêu hoá hấp thu, tăng vận động (run), nằm sát nhau …
- Phản ứng bệnh lý: khi nhiệt độ môi trường quá thấp và kéo dài, chệnh lệch giữa nhiệt
độ cơ thể và nhiệt độ môi trường lớn  phương thức truyền nhiệt đối lưu (C) và bức xạ (R) tăng
cường. Độ ẩm không khí cao, sức dẫn nhiệt của không khí ẩm > sức dẫn nhiệt của không khí
khô  con vật mất nhiều nhiệt theo phương thức C và R  bị cảm lạnh. Cơ quan xa tim (mũi,
tai) bị giảm nhiệt, tiêu hoá bị ảnh hưởng: con vật dễ đi ỉa.
c. Độ ẩm thấp,nhiệt độ cao
Khi độ ẩm thấp, nhiệt độ cao, cơ thể tăng cường quá trình thải nhiệt theo phương thức

bốc hơi ở da, đường hô hấp  con vật mất nước, rối loạn trao đổi chất, mất cân bằng chất điện
giải, da, niêm mạc đường hô hấp khô  dễ xây xát, tạo điều kiện cho VSV xâm nhập gây bệnh.
d. Độ ẩm thấp, nhiệt độ thấp
Khi đó cơ thể bị mất nhiều nhiệt theo phương thức truyền dẫn đối lưu và bức xạ. Không
khí khô  khô da, niêm mạc  dễ bị tổn thương.

10. Biện pháp kiểm soát độ ẩm trong chuồng nuôi ?
Bất kì nhiệt độ cao hoặc thấp, nếu chuồng nuôi ẩm ướt đều không tốt:
+ Nhiệt độ thấp, ẩm độ cao  làm tăng sự toả nhiệt  con vật bị lạnh
+ Nhiệt độ cao, ẩm độ cao  làm cản trở quá trình toả nhiệt  nhiệt tích lại
 Phải có những biện pháp khống chế độ ẩm:
- Giảm các nguyên nhân sinh ẩm
- Thực hiệnh tốt các quy trình vệ sinh chăn nuôi (chuồng sạch, khô ráo, không để nước đọng
trong chuồng), thay chất độn chuồng
- Sử dụng máng uống tự động
Thạch Văn Mạnh TYD-K55

11

- Sử dụng một số vật liệu có khả năng hút ẩm như vôi bột, chất độn chuồng (vỏ trấu, vỏ bào
khô). Chú ý: đối với gà, việc bổ sung CaO vào chuồng rất nguy hiểm do tập tính hoạt động của gà 
tung vôi vào không khí  gà hít phải dẫn tới trúng độc kiềm.
3kg vôi bột hút được 1kg hơi nước
- Sử dụng máy hút ẩm
- Cải tạo kiểu chuồng nuôi, hướng chuồng (mùa nóng thoáng mát, mùa lạnh ấm áp)

11. Bức xạ mặt trời là gì? Thành phần của bức xạ mặt trời?
a. Khái niệm
- Bức xạ mặt trời là nguồn năng lượng do mặt trời phát ra, đây là dạng năng lượng đầu
tiên của mọi dạng năng lượng khác.

- Bức xạ mặt trời tạo ra chế độ nhiệt ẩm nhất định, từ đó ảnh hưởng đến gió, áp suất, gây
ra các hiện tượng mây mưa, sấm chớp…
b. Thành phần bức xạ mặt trời
Bức xạ mặt trời được chia làm 5 tia cơ bản với các bước sóng khác nhau:
- Tia sáng có bước sóng cực ngắn: λ < 10nm
+ Tia sáng này không truyền tới mặt đất do đã bị hấp thụ ở các tầng không khí phía trên 
chỉ nghiên cứu để ứng dụng.
+ Liều thấp, không liên tục  kích thích sinh trưởng
+ Liều cao  tác dụng chữa bệnh do: ion hóa các chất trong tế bào, thực hiện quá trình sát
khuẩn đối với nước, không khí, hạt giống…
- Tia tử ngoại: λ = 10 - 400nm
Gồm 3 loại:
C: 10 - 280nm : được tầng ozone hấp thu, không xuống được mặt đất.
B: 280 - 320nm
A: 320 - 400nm
- Ánh sáng nhìn thấy (ánh sáng trắng): λ = 400 - 760nm
Có 7 tia tạo thành ánh sáng nhìn thấy: đỏ, da cam, vàng, xanh, lam, chàm, tím.
- Tia hồng ngoại: λ = 760 - 2800nm (năng lượng chủ yếu là dạng nhiệt năng)
- Sóng dài vô tuyến: λ > 2800nm
Ứng dụng chủ yếu trong truyền thông tin, vô tuyến
 Bức xạ mặt trời gây ảnh hưởng rất phức tạp đến sinh vật, mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào:
+ Tỷ lệ từng loại tia
+ Thời gian chiếu
+ Thể trạng của con vật

2 loại này xuống được mặt đất

Thạch Văn Mạnh TYD-K55

12


12. Tia tử ngoại là gì? Vai trò của tia tử ngoại?
Tia tử ngoại sau khi chiếu vào cơ thể thường được hấp thu ở lớp sừng của da, sự hấp thụ
này hầu như hoàn toàn. Sau đó gây ra hiệu ứng về mặt hóa học và hiệu ứng về quang điện ly
(tùy thuộc liều lượng, bước sóng, thời gian chiếu).
a. Về mặt hóa học
- Có khả năng chuyển hóa tiền vitamin D thành vitamin D
7 dehydrocholesterol Vitamin D
3

(tiền vitamin D
3
)
+ Vai trò của vitamin D: điều hòa quá trình hấp thu và chuyển hóa khoáng đặc biệt là Ca, P
 giúp phát triển bộ xương, tham gia các phản ứng sinh học trong cơ thể. P cần cho màng
tế bào.
+ Ứng dụng : Chiếu trong chuồng với liều khác nhau
 Chữa bệnh còi xương ( gia súc non), mềm xương ( gia súc trưởng thành)
 Giúp tăng sinh trưởng ở gia súc non
- Tia tử ngoại tham gia tổng hợp 1 số men, đặc biệt là các men tổng hợp protein, axit
nucleic… giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển tốt.
Ứng dụng: chiếu tia tử ngoại cho động vật mới ốm dậy  nâng cao sức đề kháng
- Tia tử ngoại khi chiếu với liều lượng và thời gian phù hợp sẽ tác động vào các mạch máu
ngoại vi, vào hệ thống tuần hoàn  làm nâng cao các phản ứng đặc hiệu của cơ thể  tăng
cường sức đề kháng cho cơ thể
- Nếu chiếu với liều cao trong thời gian dài sẽ gây hiện tượng stress
+ Lúc đầu cơ thể tự bảo vệ bằng cách tạo ra sắc tố đen (Melanin) tạo lớp ngăn ảnh hưởng
của tia tử ngoại. Tia tử ngoại sẽ oxy hóa gốc SH ở tầng vỏ của da, làm tăng hoạt tính của
men Tyrozinaza, tăng cường quá trình hình thành sắc tố đen, làm da đen.
+ Khi thời gian chiếu dài và liều cao hơn:

 Làm thay đổi, phá hủy cấu trúc da: gây viêm da làm lớp sừng của da dày lên, da bị
xạm lại, da bị lão hóa, giảm hoặc mất khả năng phục hồi, xuất hiện các nếp nhăn,
giảm dần tính đàn hồi.
 Tia tử ngoại có thể gây ung thư da do tia A và B khi tác động vào da sẽ kích thích tạo
ra đồng phân Pyrinidine trong ADN của tế bào da, làm cấu trúc ADN của tế bào da bị
thay đổi, chức năng của ADN bị mất đi, tế bào phát triển không bình thường, dẫn tới
ung thư.
 Tia tử ngoại tác động mạnh đến những tế bào tân sinh (tế bào máu, tế bào sinh dục)
gây thiếu máu, vô sinh.
Tác động của
BXMT
Thạch Văn Mạnh TYD-K55

13

 Tia tử ngoại có λ ≤ 280nm có khả năng ngưng kết, phá hủy thể keo của nguyên sinh
chất  phá hủy tế bào. Lợi dụng tính chấ này để chế tạo đèn tử ngoại tiến hành vô
trùng trong phòng thí nghiệm, không khí, nước uống…
b. Hiệu ứng quang điện ly
- Tia tử ngoại khi chiếu vào có khả năng tạo dòng điện sinh học (do có các electron tự do
của các nguyên tử cấu tạo nên tế bào). Khi chiếu tia tử ngoại điện tích âm bật ra ngoài  tạo ra
sự chênh lệch điện tích  xuất hiện dòng điện sinh học. Cường độ dòng điện sinh học tùy thuộc
vào sự tác động của tia tử ngoại.
- Ứng dụng: chiếu tia tử ngoại tạo dòng điện sinh học có cường độ nhỏ có tác dụng cải
thiện quá trình trao đổi chất.

13. Ánh sáng nhìn thấy ?
- Là tổng hợp của 7 tia gồm: đỏ, da cam, vàng, xanh, lam, chàm, tím.
- Đối với gà:
+ Ánh sáng trắng làm gà lo âu

+ Ánh sáng đỏ hạn chế sự mổ nhau
14. Tia hồng ngoại ?
- Là tia có bước sóng dài, mang năng lượng ở dạng nhiệt năng
- Nếu chiếu với mật độ thích hợp, tia hồng ngoại có khả năng được hấp thụ gần như hoàn
toàn ở lớp sừng của da, gây ra những tác động về nhiệt, đồng thời làm mạch máu ngoại vi giãn,
tuần hoàn được tăng cường  cải thiện các quá trình sinh học, quá trình trao đổi chất, giúp cơ
thể phát triển tốt, nhanh lành vết thương.
- Nếu chiếu tia hồng ngoại với cường độ lớn trong thời gian dài:
+ Khi nhiệt độ da tăng đến 445 %  gây hiện tượng bỏng bức xạ (có cảm giác
nóng, rát, đỏ), đồng thời ảnh hưởng đến cấu trúc da và mạch máu ngoại vi. Mạch
máu ngoại vi giãn  làm tăng tính thấm thành mạch, gây hiện tượng phù nề.
+ Nếu chiếu trực tiếp vào đầu  nhiệt độ hộp sọ và não tăng 40 - 41
0
C trong khi đó
thân nhiệt vẫn bình thường  dẫn đến tổn thương thần kinh trung ương, gây rối
loạn các trung khu: trung khu điều tiết nhiệt, trung khu hô hấp, trung khu vận mạch.
Biểu hiện:
 Con vật loạng choạng, run rẩy, bại liệt từng phần, hô hấp tăng, rối loạn hoạt động tim
mạch
 Máu dồn lên não và màng não gây hiện tượng xung huyết màng đại não. Đại não xuất
huyết điểm và thủy thũng. Máu dồn lên não nhiều có thể gây vỡ mạch máu não, và tử
vong.
Thạch Văn Mạnh TYD-K55

14


15. Tác động của bức xạ mặt trời với cơ thể động vật?
Tác động này tùy thuộc vào số lượn các tia, thời gian chiếu và cơ địa từng con vật
- Tác động đến da: nếu thời gian và cường độ chiếu không phù hợp  làm tổn thương tế

bào da, da bị phồng rộp. Nếu làm thay đổi cấu trúc AND của tế bào da  gây ung thư da.
- Tác động đến mắt: bức xạ mặt trời làm biến đổi nhất thời cấu trúc protein nhận cảm,
nhìn lâu vào ánh sáng mặt trời  không cảm nhận được ánh sáng. Thông qua thần kinh thị giác
kích thích các tuyến nội tiết
- Tác động đến hệ thần kinh trung ương: bức xạ mặt trời gây hưng phấn hệ thần kinh, đặc
biệt là vỏ não và tuyến nội tiết.
+ kích thích thần kinh thị giác
+ gây hưng phấn thần kinh giao cảm và phó giao cảm
- Tác động đến máu: bức xạ phù hợp làm tăng hồng cầu, bạch cầu, γ- globulin.
- Tác động đến hô hấp, tuần hoàn: bức xạ mặt trời thích hợp làm tăng hô hấp, tuần hoàn
- Tác động đến trao đổi chất: tăng cường các quá trình trao đổi chất (do tăng cường hoạt
động của một số enzyme)
- Tác động sát khuẩn, diệt mầm bệnh

16. Ứng dụng của bức xạ mặt trời?
- Với ánh sáng tự nhiên: phải xác định liều lượng ánh sáng đi vào chuồng: căn cứ vào hệ
số chiếu sáng
∑ S các cửa sổ
q =
∑ S nền chuồng
Với gia súc giống: lượng ánh sáng phải nhiều: q = 1/8 - 1/10
Với gia súc vỗ béo: phải giảm ánh sáng: q = 1/12 - 1/15
- Tùy loài, tuổi gia súc, gia cầm mà có thời gian và cường độ chiếu sáng khác nhau
Mùa nóng: vào tuần tuổi thứ 2: gà con thương phẩm chuyển sang ánh sáng tự nhiên, gà
giống tiếp tục chiếu ánh sáng với cường độ 3 - 4 w/m
3
. Gà đẻ cường độ ánh sáng thích hợp là
3,5 - 4 w/m
3
.

- Bức xạ mặt trời được ứng dụng để tạo ra các loại đèn chữa bệnh (đèn hồng ngoại, đèn
tử ngoại): giúp tăng cường trao đổi chất, chữa còi xương, mềm xương, xử lý u ngoại vi, tạo
sẹo…
- Bức xạ mặt trời được ứng dụng để diệt khuẩn, mầm bệnh.


Thạch Văn Mạnh TYD-K55

15


17. Gió là gì? Các luồng gió chính ở VN, ảnh hƣởng của gió?
Do sự chênh lệch về nhiệt độ và áp suất giữa các vùng khác nhau dẫn tới sự chuyển động của
không khí gọi là gió.
a. Các luồng gió chính ở Việt Nam
- Gió mùa: ở các lục địa lớn, có đại dương ở xung quanh
+ Gió mùa mùa hạ: mát. ẩm
+ Gió mùa mùa đông: lạnh, hanh
- Gió Mậu dịch (tín phong): gặp ở vùng 30
o
B và 30
o
N, thổi về xích đạo. Gió này thổi quanh năm, mùa
đông trùng hướng với gió mùa làm tăng cường độ.
- Gió Đất – biển: ngày thổi từ biển vào, đêm thổi từ đất liền ra. Ban ngày trùng hướng với gió mùa mùa
hạ.
- Gió Lào (Phơn Tây Nam): có ở những tỉnh miền Trung, gió nóng và khô.
b. Ảnh hưởng của gió
- Gió có tác dụng lưu thong không khí, trao đổi khí giữa trong và ngoài chuồng nuôi, cải thiện tiểu khí
hậu.

- Ảnh hưởng tới quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể tùy theo tính chất của gió:
+ Gió mạnh, nhiệt độ thấp  cơ thể tăng tỏa nhiệt, mất nhiệt  cảm lạnh
+ Gió Lào: làm bốc hơi nước  cơ thể mất nước, mất muối và chất điện giải, da khô
+ Gió Đông Bắc  gây bệnh đường hô hấp, cảm lạnh
- Gió làm bụi, khí độc, vi sinh vật di chuyển từ nơi này sang nơi khác

18. Áp suất không khí là gì?
- Mỗi địa phương có một giá trị áp suất khác nhau. Áp suất không khí tùy thuộc vào mật
độ khí trong một đơn vị thể tích không khí.
- Mật độ khí phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm
+ nhiệt độ tăng  áp suất không khí giảm
+ độ ẩm tăng  áp suất không khí giảm
- Ở cùng một độ cao, áp suất không khí khá ổn định.
- Khi lên cao  áp suất không khí giảm, mật độ khí / một đơn vị thể tích không khí giảm
 giảm phân áp oxy  hậu quả: cơ thể thiếu oxy, quá trình hô hấp mô bào bị cản trở  rối
loạn chức năng tế bào, mô bào  tích tụ các sản phẩm trung gian trong cơ thể  tác động tới
các cơ quan đặc biệt là tuần hoàn và hô hấp.
+ giãn nở các mao mạch ở da và niêm mạc. Có hiện tượng xuất huyết: chảy máu chân
răng, chảy máu mũi
Con vật sẽ có những điều chỉnh để thích nghi: khi lượng oxy giảm  hô hấp tăng  tuần
hoàn tăng  lồng ngực phát triển.
Thạch Văn Mạnh TYD-K55

16

Chú ý: khi di chuyển gia súc từ đồng bằng lên miền núi và ngược lại phải có sự chuẩn bị
cho gia súc, tránh thay đổi áp suất đột ngột.

19. Bụi là gì? Đặc điểm nguồn gốc tính chất, tác hại, biện pháp phòng bụi?
a. Nguồn gốc

- Trong tự nhiên bụi có nguồn gốc:
+ Từ núi lửa
+ Do cháy rừng
+ Do hoạt động sản suất và sinh hoạt của con người (giao thông vận tải, xây dựng, khai
thác đá, than…)
- Trong tiểu khí hậu chuồng nuôi, bụi có nguồn gốc từ:
+ Chất độn chuồng
+ Thức ăn, đặc biệt là thức ăn tinh
+ Chất bài tiết của động vật nuôi (chất thải, chất chứa trong dạ dày ruột…)
b. Phân loại
- Căn cứ vào tính chất vật lý  chia thành:
+ Bụi rắn, sắc cạnh và không hòa tan. VD: bụi kim loại, bụi Silic, cát…
+ Bụi rắn, sắc cạnh và có khả năng hòa tan. Chủ yếu là bụi hóa chất (thuốc thú y dạng
bột), thức ăn công nghiệp
+ Bụi lỏng. VD: đờm, rãi, vacxine được phun ở dạng khí dung
- Căn cứ và tính chất hóa học  chia thành:
+ Bụi vô cơ
+ Bụi hữu cơ (trong chuồng nuôi, bụi hữu cơ nhiều hơn bụi vô cơ)
c. Tác hại
Bụi được coi là vật mang cơ học, đóng vai trò như là một vectơ trung gian truyền bệnh.
* Bụi tác động lên da
- Bụi bít lỗ chân lông  cản trở quá trình bài tiết của da
- Nếu bụi mang theo vi sinh vật  gây viêm da, viêm nang lông, viêm tuyến nhờn dưới da.
- Bụi cản trở chức năng điều tiết thân nhiệt của da
* Bụi tác động lên mắt
- Tác động cục bộ: bụi rắn, sắc cạnh, không hòa tan gây viêm giác mạc, niêm mạc mắt…
- Tác động toàn thân: bụi hòa tan sẽ hòa tan vào niêm dịch  vào máu, theo hệ thống tuần hoàn
 tác động tới hệ thần kinh trung ương
VD: Atropin ở dạng tinh thể trắng mịn, nếu vào mắt, đường hô hấp  gây rối loạn, làm
giảm nhu động ruột

* Bụi tác động lên cơ quan hô hấp
Thạch Văn Mạnh TYD-K55

17

Mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào đặc điểm, kích thước bụi. Đường hô hấp trên có khả
năng cản trở và đào thải bụi có kích thước lớn ra ngoài (nhờ niêm dịch, nhu động ngược)
- Tác động cục bộ:
+ Bụi Φ ≥ 10µm  bị giữ lại ở mũi và được đẩy ra ngoài
+ Bụi Φ 5 - 10µm  có khả năng vào được đường hô hấp trên, nhưng bị nhu động ngược
đẩy lên
+ Bụi Φ ≤ 5 µm  có khả năng đi sâu vào đường hô hấp, vào tận các phế nang
 Nếu là bụi rắn, sắc cạnh, vô cơ  Tế bào thực bào không có khả năng bao vây,
tiêu diệt  Tác hại: bụi làm tổn thương tế bào phế nang, tế bào vách phế quản 
diễn ra quá trình xơ hóa, hình thành sẹo ở phổi  phổi giảm tính đàn hồi, khả
năng hoạt động của phổi giảm.
 Bụi rắn, hữu cơ: nếu mang theo vi khuẩn  sẽ làm quá trình viêm cục bộ ở phế
nang trầm trọng hơn  dẫn tới viêm phế quản – phổi.
- Tác động toàn thân (như đối với mắt): Bụi có khả năng hòa tan  vào niêm dịch đường hô
hấp  vào máu.
* Bụi tác động lên cơ quan tiêu hóa
Bụi cũng gây tác động cục bộ và tác động toàn thân nhưng kém hơn so với tác động lên
cơ quan hô hấp.
d. Biện pháp phòng chống bụi
- Thiết kế và xây dựng chuồng trại hợp lý, trồng cây xanh xung quanh để giảm bụi
- Độ ẩm thấp là nguyên nhân tạo bụi  phải biện pháp tăng độ ẩm chuồng nuôi (phun sương)
- Thực hiện tốt quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, chú ý thức ăn, chất độn chuồng
- Sử dụng thiết bị hút bụi

20. Tiếng ồn là gì? Nguyên nhân tạo tiếng ồn?

- Khái niệm: tiếng ồn là những âm thanh sắp xếp không theo trật tự với cường độ khác nhau gây
khó chịu cho người nghe.
- Nguyên nhân:
+ Bên ngoài: do gần đường giao thông
+ Bên trong: do bản than con vật có tập tính gáy, do các âm thanh phát ra bởi các thiết bị
trong chuồng…
- Ảnh hưởng: tiếng ồn được coi là một tác nhân gây stress cho vật nuôi: làm mất ngủ, thức giấc,
giảm thính giác…

21. Thành phần hóa học của môi trƣờng không khí?
a. Thành phần
- Không khí tự nhiên bao gồm những khí chính sau:
Thạch Văn Mạnh TYD-K55

18

N
2
: chiếm 78,09%
O
2
: chiếm 20,98%
CO
2
: chiếm 0,03%
Tỷ lệ các khí này trong tự nhiên tương đối ổn định do có chu trình chuyển hóa các chất và sự
hoạt động của động thực vật.
Ngoài ra còn có một số khí trơ, khí độc (SO
2
, SO

3
, NO
2
…do hoạt động giao thông, sản xuất,
sinh hoạt của con người tạo ra), hơi nước
- Môi trường tiểu khí hậu chuồng nuôi: ngoài các khí như O
2
, CO
2
, N
2
, còn có một số khí độc
như NH
3
, H
2
S, CO, NO
2


22. Ảnh hƣởng của khí O
2
tới cơ thể động vật?
a. Nguồn gốc: O
2
trong không khí là sản phẩm của quá trình quang hợp. Cây xanh có khả năng
sản xuất O
2
dưới tác động của ánh sáng mặt trời.
b. Tính chất:

- O
2
là chất khí không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí
d = 32/29 = 1,1
- O
2
ít tan trong nước: 100ml nước ở 20
0
C, 1atm hòa tan 3,1ml khí O
2
.
- Độ tan: S = 0,0043g/100g nước.
c. Tác động sinh học:
- O
2
là dưỡng khí đối với cơ thể
- Thiếu O
2
gây rối loạn quá trình oxy hóa - khử ở mô bào, quá trình trao đổi chất diễn ra
không hoàn toàn, hình thành các sản phẩm độc trung gian, làm cơ thể mệt mỏi.
d. Ý nghĩa vệ sinh:
- Việc xác định nồng độ O
2
trong không khí không có ý nghĩa thực tế về mặt vệ sinh vì
lượng O
2
trong chuồng gần như lượng O
2
trong không khí.
- Khi hàm lượng một số khí khác tăng như hàm lượng O

2
trong không khí giảm, khi đó cần
có các biện pháp làm thông thoáng chuồng nuôi để cung cấp O
2
vào tiểu khí hậu chuồng
nuôi.

- Khi vận chuyển gia súc từ vùng đồng bằng lên miền núi cao và ngược lại cần chú ý vì lên
cao hàm lượng O
2
trong không khí giảm, gia súc thường mệt mỏi; vì vậy cần có thời gian
để gia súc thích nghi với sự thay đổi này.

23. Ảnh hƣởng của khí CO
2
tới cơ thể động vật?
a. Nguồn gốc
- Trong tự nhiên:
+ CO
2
là sản phẩm của quá trình đốt cháy nhiên liệu đặc biệt là nhiên liệu hóa thạch:
than đá, khí gas, xăng dầu…
Thạch Văn Mạnh TYD-K55

19

+ CO
2
là sản phẩm của quá trình lên men, thối rữa…
+ CO

2
là sản phẩm của quá trình hô hấp của thực vật, động vật và con người.
- Trong chuồng nuôi:
+ CO
2
do vật nuôi thải ra qua hơi thở
+ CO
2
sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu dùng để sưởi ấm
+ CO
2
là sản phẩm của quá trình lên men phân giải thức ăn, nước tiểu…
- Trong cơ sở giết mổ: CO
2
sinh ra do quá trình lên men phân giải chất chứa trong dạ dày - ruột,
sản phẩm phụ của quá trình giết mổ.
- Trong cơ sở chế biến sản phẩm động vật: CO
2
sinh ra do sự phân giải các chất hữu cơ là sản
phẩm phụ của quá trình chế biến.
b. Tính chất
- CO
2
là khí nặng hơn không khí, có tỷ trọng d = 1,529; không màu, không mùi
- Trong không khí, trung bình CO
2
chiếm 0,32% (thường dao động từ 0,3 - 0,4%)
- Trong chuồng nuôi, CO
2
thường ở lớp không khí phía dưới (gần nền chuồng) và ở góc

chuồng
- CO
2
trong tiểu khí hậu chuồng nuôi thường cao hơn trong đại khí hậu, hàm lượng biến
động tùy thuộc vào độ thông thoáng của chuồng. Nếu chuồng sạch, thoáng thì lượng CO
2

trong chuồng chỉ gấp 2 - 3 lần lượng CO
2
trong đại khí hậu. Nếu chuồng bẩn, kém thoáng
thì lượng CO
2
đạt 0,5 - 1%.
- CO
2
là chất khí có khả năng hấp thu mạnh bức xạ mặt trời, là chất có vai trò lớn trong việc
gây ra hiệu ứng nhà kính.
- CO
2
là 1 chỉ tiêu đánh giá mức độ thông thoáng của chuồng nuôi
- Tiêu chuẩn vệ sinh: 0,25 - 0,3%.
c. Tác động sinh học
- Bình thường CO
2
là chất khí không độc, có tác dụng kích thích trung khu hô hấp. Người ta
đã ứng dụng điều này trong chữa ngạt thở bằng cách bổ sung 5% CO
2
vào khí O
2
giúp cơ

quan hô hấp nhanh hồi phục.
- Khi CO
2
tăng, tỷ lệ O
2
/ CO
2
thay đổi, gây hiện tượng thiếu O
2
giả, cơ thể tăng quá trình hô
hấp, trao đổi chất. Quá trình trao đổi chất diễn ra không hoàn toàn, sinh ra các sản phẩm
trung gian gây ngộ độc. Ngoài ra CO
2
còn vào máu và mô bào, ảnh hưởng đến hệ đệm, gây
ngộ độc toan.
- Nồng độ CO
2
≤ 1%: con vật thở sâu và rối loạn vận mạch, con vật mệt mỏi, giảm sức đề
kháng và sức sản xuất.
- Nồng độ CO
2
= 4 – 5%: kích thích niêm mạc đường hô hấp gây ho, nóng ngực, tim đập
nhanh và rõ, áp lực máu tăng.
Thạch Văn Mạnh TYD-K55

20

- Khi nồng độ CO
2
giảm thấp < 0,02% cũng ảnh hưởng đến quá trình hô hấp vì cơ thể hô hấp

cần CO
2
và O
2
với tỷ lệ nhất định (95% O
2
, 5% CO
2
). Khi CO
2
giảm thấp, ảnh hưởng đến
sự thu nhận khí của cơ thể (ít xảy ra trong tự nhiên).
- Tiêu chuẩn vệ sinh: Đối với chuồng nuôi: 0,25  0,3%
d. Biện pháp kiểm soát khí CO
2
- Có các biện pháp bảo vệ môi trường
- Giảm nguyên nhân sinh ra CO
2
trong chuồng nuôi: chú ý việc sử dụng thiết bị sưởi ấm
- Xây dựng chuồng trại thông thoáng, đạt tiêu chuẩn
- Thực hiện đúng quy trình chăn nuôi và vệ sinh

24. Ảnh hƣởng của khí CO tới cơ thể động vật?
a. Nguồn gốc
- Trong tự nhiên:
+ CO được tạo ra do quá trình đốt chảy nhiên liệu trong điều kiện thiếu O
2
+ CO có nhiều trong hầm mỏ
+ Trong đất có 1 số quá trình hình thành khí CO
- Trong chuồng nuôi, cơ sở giết mổ, cơ sở chế biến sản phẩm động vật: CO sinh ra do việc đốt

cháy nhiên liệu không hoàn toàn, đặc biệt là việc sử dụng than đá làm khí đốt.
b. Tính chất
- CO là chất khí không màu, không mùi, không kích thích thần kinh và niêm mạc nên rất
khó nhận biết
- CO tồn tại lâu trong môi trường : 4 tháng - 1 năm tùy mức độ thông thoáng  gây ảnh
hưởng lâu dài đến những động vật sống trong môi trường có CO.
c. Tác động sinh học
CO vào phổi rồi vào máu. CO và Haemoglobin (Hb) có ái lực rất lớn, lớn hơn nhiều lần
so với ái lực của O
2
và Hb (ở người: gấp 300 lần, thỏ: gấp 150 lần).
CO + Hb = HbCO
 Do đó có thể bị thiếu O
2
, nhất là ở não.
Hàm lượng CO
(ppm)
% (Hb + CO)
Ảnh hưởng
10
2
Ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, cử động không bình
thường
100
15
Tổn thương thần kinh:đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi
250
32
Bất tỉnh, tử vong
>250

>32
Gây xảy thai, giảm sinh trưởng
Thạch Văn Mạnh TYD-K55

21


- Tiêu chuẩn vệ sinh: trong chăn nuôi CO < 0,02 mg/l.
d. Biện pháp kiểm soát
- Đảm bảo chuồng thông thoáng
- Hạn chế sử dụng than hoặc đốt cháy nhiên liệu để sưởi

25. Ảnh hƣởng của khí NH
3
(Amoniac) tới cơ thể động vật?
a. Nguồn gốc
- NH
3
là sản phẩm của sự phân giải các hợp chất hữu cơ chứa nitơ
khử amin
Hợp chất hữu cơ
vsv hiếu khí
protein
proteaza
polypeptit
peptidaza
axit amin
CO
2
- Trong tự nhiên, NH

3
từ 0,001 – 2,5 mg/m
3

- Trong chuồng nuôi: NH
3
là sản phẩm của sự phân giải phân, nước tỉeu, chất thải, thức ăn
thừa…
+ Trong nước tiểu có ure  phân giải thành NH
3
+ Trong phân có nhiều chất hữu cơ chứa nitơ chưa được phân giải hết, đặc biệt là trong
phân gia súc bị bệnh đường tiêu hóa, gia súc ăn nhiều protein.
- Trong cơ sở giết mổ, chế biến sản phẩm động vật: NH
3
là sản phẩm của sự phân giải các chất
chứa trong dạ dày, ruột, các sản phẩm phụ của quá trình giết mổ, chế biến.
b. Tính chất
- Không màu, mùi khai, kích thích đầu mút dây thần kinh
- Tỷ trọng d = 0,769, nhẹ hơn không khí, dễ hòa tan
- Dễ hấp thụ trên bề mặt ẩm
c. Tác động sinh học
- NH
3
kích thích niêm mạc mắt, niêm mạc đường hô hấp. Biểu hiện:
+ con vật ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt ( khi nồng độ thấp, thời gian kích thích ngắn)
+ khi nồng độ cao gây viêm niêm mạc mắt, viêm dính bờ mi, viêm đường hô hấp trên
- Khi nồng độ cao, thời gian tác động dài: NH
3
hòa tan trong niêm dịch, hấp thu vào máu, làm hệ đệm
của máu thay đổi, tăng kiềm dự trữ của máu, làm con vật trúng độc kiềm.

NH
3
còn kết hợp với Hb  làm chức năng vận chuyển O
2
của Hb mất, con vật thiếu O
2
ở mô
bào.
- Sau đó, NH
3
lên não kích thích thần kinh trung ương gây rối loạn hô hấp, con vật hôn mê
- Chú ý: nếu hàm lượng NH
3
thấp, cơ thể có khả năng tự giải độc, đào thải NH
3
qua nước tiểu
NH
3
+ CO
2
 (NH
2
)
2
CO
- Tiêu chuẩn vệ sinh: ≤ 0,026ml/l (0,02mg/l)
d. Biện pháp kiểm soát
Thạch Văn Mạnh TYD-K55

22


- Giảm thiểu các nguyên nhân sinh NH
3
, đảm bảo quy trình chăn nuôi, vệ sinh loại bỏ các chất
thải trong chuồng nuôi, vệ sinh chuồng trại.
- Hàm lượng NH
3
trong không khí tỷ lệ thuận với độ ẩm  phải giảm độ ẩm kết hợp làm thông
thoáng chuồng.
- Dùng 1 số chất có khả năng hấp phụ, trung hòa như than, vôi…

26. Ảnh hƣởng của khí H
2
S (Hydro sulfua) tới cơ thể động vật?
a. Nguồn gốc
 H
2
S là sản phẩm của quá trình phân giải hợp chất hữu cơ có chứa S (phân, chất thải, thức
ăn thừa, sản phẩm phụ của quá trình giết mổ, chế biến)
b. Tính chất
- H
2
S là chất khí không màu, mùi trứng thối
- Có tính chất tương đối giống NH
3
: dễ hấp phụ trên bề mặt ẩm, dễ hòa tan trong nước,
trong hơi ẩm. Nhưng sau khi hấp phụ, H
2
S được cố định bền ở môi trường và các vật liệu
 gây mùi hôi thối kéo dài, lưu cữu trong chuồng nuôi ( khác với NH

3
: NH
3
khi hấp phụ
vào những vật ẩm, không khí ẩm, nếu làm thông thoáng thì NH
3
có khả năng tách ra).
- H
2
S có tính axit, có khả năng kích thích đầu mút dây thần kinh
c. Tác động sinh học
- Khi vào cơ thể gây kích thích và viêm cục bộ
Khi vào đường hô hấp, trong niêm dịch:
H
2
S + NaOH  Na
2
S + H
2
O
H
2
S + KOH  K
2
S + H
2
O
Na
2
S và K

2
S kích thích đầu mút dây thần kinh, gây viêm cục bộ
- Khi Na
2
S vào máu, Na
2
S lại được thủy phân thành H
2
S
Na
2
S + H
2
O  NaOH + H
2
S
tân sinh
H
2
S tân sinh có tác động mạnh, ảnh hưởn sâu sắc hơn so với H
2
S ở môi trường.
+ H
2
S tân sinh kết hợp với Fe
2+
trong nhân Hem của Hb, làm cơ thể thiếu O
2
.
+ H

2
S tân sinh theo máu đến thần kinh trung ương, tác động đến trung khu hô hấp,
tuần hoàn, vận mạch  làm rối loạn hô hấp, tuần hoàn, vận mạch
- Tiêu chuẩn vệ sinh trong chuồng nuôi: < 0,01 ml/l (10 ppm) hoặc 0,015 mg/l
d. Biện pháp kiểm soát
- Có những biện pháp như với khí NH
3
:
+ Thực hiện tốt quy trình vệ sinh, quy trình chăn nuôi
+ Xây dựng chuồng đảm bảo thông thoáng
- Biện pháp hóa học:
+ Dùng chất ngụy trang, có mùi mạnh hơn, ưa thích hơn phun phủ lên trên ( sử dụng
nhiều trong y tế, công sở)
Thạch Văn Mạnh TYD-K55

23

+ Dùng những chất trung hòa, là những chất có tính oxy hóa như O
3
, dung dịch H
2
O
2
,
KMnO
4
, K
2
Cr
2

O
7
, Clo và các chế phẩm của Clo ( NaOCl, Ca(OCl)
2
, nước Javen ),
thường sử dụng NaOCl 2%, Ca(OCl)
2
2% phun sương trong môi trường không khí:
NaOCl + H
2
O  HOCl + HCl
HOCl  [O] + HCl
H
2
S + [O]  S + H
2
O
+ Dùng chất hấp phụ, hấp thụ: than hoạt tính, vôi vừa giảm được độ ẩm trong chuồng
nuôi
- Biện pháp sinh học:
+ Dùng các chế phẩm được chiết ra từ cây cỏ tự nhiên: De-odorase dùng phun sương
hoặc bổ sung vào thức ăn với hàm lượng 120 g/tấn thức ăn. Cơ chế tác động: giúp tiêu
hóa và hấp thu triệt để hơn, kích thích sinh trưởng  sản phẩm khi thải ra ngoài triệt để
hơn, giúp cải thiện khí hậu chuồng nuôi.
+ Dùng các chế phẩm được tạo thành từ vi khuẩn:
Chế phẩm EM (Effective Micro-organisms): chế phẩm này được tạo thành từ
khoảng 80 loại vi khuẩn trong tự nhiên với các nhóm khác nhau, tác dụng giống De-odorase:
tăng tiêu hóa, kích thích sinh trưởng.
Chế phẩm Bamix (do Việt Nam sản xuất, tương tự EM)
Những chế phẩm này có thể phun vào chuồng, chất độn chuồng hoặc trộn vào thức ăn. Với gà,

do sợ độ ẩm nên thường trộn vào chất độn chuồng hoặc trộn vào thức ăn.

27. Đặc tính sinh vật học của môi trƣờng không khí?
a. Hệ sinh vật và vi sinh vật trong môi trƣờng không khí
Hệ sinh vật trong không khí rất đa dạng, phần lớn có nguồn gốc từ đất, nước, phong phú
về số lượng và chủng loại; gồm: vi khuẩn, virus, nấm men, nấm mốc, nguyên sinh động vật,
động vật đa bào (trứng và ấu trùng ký sinh trùng).
Khi vi khuẩn vào môi trường không khí, do không khí có chế độ nhiệt ẩm biến động,
không có chất dinh dưỡng nên vi khuẩn không có điều kiện thuận lợi để phát triển. Vì vậy số
lượng vi khuẩn sẽ giảm dần theo thời gian.
Mầm bệnh trong không khí thường không hoặc ít gây bệnh, ngoại trừ mầm bệnh được
phát tán từ động vật mang trùng vào không khí đặc biệt là không khí có độ ẩm cao, có bụi hữu
cơ và ít bức xạ mặt trời (VD: VK lao, VR cúm gia cầm).
b. Các yếu tố ảnh hƣởng tới sự tồn tại của vi sinh vật trong không khí
- Hàm lượng bụi, đặc biệt là bụi hữu cơ. Đây là vật mang cơ học đồng thời là vectơ truyền bệnh.
- Bức xạ mặt trời
- Nhiệt độ, độ ẩm của môi trường không khí

Thạch Văn Mạnh TYD-K55

24


28. Vai trò của nƣớc?
- Nước là thành phần cơ bản cấu tạo nên cơ thể sống
- Nước là dung môi hòa tan và vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Nước tham gia vào cấu thành cơ thể, nước tham gia vào các quá trình sinh học trong cơ thể:
tiêu hóa, tuần hoàn (nếu lượng nước trong máu giảm  máu bị cô đặc  rối loạn tuần hoàn),
bài tiết, điều tiết thân nhiệt, tham gia vào các phản ứng sinh học.
- Nếu thiếu nước ít trong thời gian ngắn: cơ thể động vật sẽ huy động một số chức năng sinh lý

để bù đắp lại lượng nước thiếu hụt như tăng cường phản xạ khát, thông qua cơ chế thần kinh thể
dịch tăng cường tái hấp thu nước.
- Nếu thiếu nước kéo dài: dẫn tới rối loạn trao đổi chất, các quá trình sinh hoá trong cơ thể diễn
ra không triệt để, tích luỹ các sản phẩm trao đổi trung gian gây độc cho cơ thể.
- Nguồn cung cấp nước cho cơ thể:
+ Từ bên ngoài: nước uống, thức ăn
+ Nước nội sinh:
Oxy hóa 100g protein cần 41g nước
Oxy hóa 100g mỡ cần 107g nước
- Khi cung cấp nước cho cơ sở chăn nuôi phải đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng
+ Về số lượng: trước hết cần xác định nhu cầu về nước của động vật nuôi (tùy thuộc vào
chức năng sản xuất: bò thịt, bò sữa ), xác định nhu cầu nước cho quá trình sản xuất (nước sử
dụng để vệ sinh chuồng, tắm cho gia súc ), xác định nhu cầu nước cho người sản xuất  từ đó
xác định tổng lượng nước cho cơ sở.
+ Về chất lượng: phải đảm bảo chất lượng vệ sinh

29. Các nguồn nƣớc tự nhiên và chất lƣợng vệ sinh?
a. Nƣớc mƣa
- Nguồn nước mưa là do quá trình bốc hơi nước
- Lượng nước mưa thay đổi theo mùa, phụ thuộc vào lượng mưa
- Chất lượng nước mưa phụ thuộc vào chất lượng vệ sinh môi trường không khí
+ Ở khu vực công nghiệp không phát triển, môi trường không khí sạch:
Về mặt hóa học: nước mưa có NO
3
-
(được hình thành khi có sét) ít bị ô nhiễm, pH trung
tính, không có các muối độc
Về mặt vi sinh vật: nước mưa sạch, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh về mặt vi sinh vật
Chỉ tiêu vật lý: màu, mùi, độ trong đều thỏa mãn tiêu chuẩn quy định
+ Ở khu vực môi trường không khí bị ô nhiễm:

Do hoạt động công nghiệp phát triển, trong không khí xuất hiện SO
4
2-
, NO
2
-
, Cl
-
gặp
mưa tạo thành mưa axit
Thạch Văn Mạnh TYD-K55

25

Do dịch bệnh ở người và động vật dẫn tới không khí có vi sinh vật gây bệnh
b. Nƣớc ngầm
- Quá trình hình thành: nước ngầm được hình thành một cách tự nhiên từ nguồn nước bề mặt và
nước mưa thấm qua tầng đất thấm nước và tích tụ lại.
- Trữ lượng nước ngầm phụ thuộc vào:
+ Cấu trúc địa tầng
+ Nước bề mặt
+ Lượng nước mưa
Việt Nam là nước có trữ lượng nước ngầm lớn, khác nhau tùy vùng địa lý, tuy nhiên phải
có sự quản lý chặt chẽ việc khai thác nguồn nước ngầm để tránh sụt đất.
- Chất lượng nguồn nước ngầm phụ thuộc vào:
+ Chất lượng vệ sinh của tầng đất thấm nước
+ Vùng địa lý
* Miền Bắc:
- Khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng: nước ngầm có hàm lượng các muối Fe
2+

, Fe
3+
cao,
hàm lượng muối Asen cao (gấp 5-10 lần so với chỉ tiêu vệ sinh), hàm lượng NaCl cao
- Khu vực núi đá vôi (Ninh Bình ): nước ngầm có hàm lượng muối Ca
2+
, Mg
2+
cao
- Ở một số tỉnh miền núi, nước ngầm phụ thuộc vào cấu trúc địa tầng của vùng đó
Vùng có lớp đá ong (Sơn Tây ) có khả năng lọc nước làm nước có chất lượng tốt, hàm
lượng sắt thấp
Tuyên Quang có một số suối nước nóng có hàm lượng H
2
S cao (do có mỏ lưu huỳnh)
* Miền Trung
- Nguồn nước ngầm bị thiếu hụt, chất lượng nguồn nước tùy thuộc từng vùng. Đa số các vùng
ven biển miền Trung nước bị nhiễm mặn, ở các vùng núi có tầng đá ong thì nguồn nước ngầm
sạch (do đá ong có khả năng lọc nước, giữ lại các chất hữu cơ tốt)
* Miền Nam
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nước ngầm có:
- Hàm lượng cặn lơ lửng cao (hàm lượng chất hữu cơ và độ mùn cao)
- Hàm lượng Fe
2+
, Fe
3+
, Al
3+
cao
- Về mùa mưa, hàm lượng muối Mn

2+
trong nước cao gấp 200 lần so với tiêu chuẩn (do sự rửa
trôi từ trên núi hai bên bờ sông Mê Kông  hậu quả: nước có màu đen, tanh.
c. Nƣớc bề mặt
- Nước bề mặt gồm: Sông, hồ, suối, đồng ruộng
- Chất lượng vệ sinh của nguồn nước bề mặt phụ thuộc vào: địa hình, thời tiết, phong tục tập
quán của cư dân trong vùng

30. Khả năng tự làm sạch của nƣớc?

×