Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Dùng phấn rôm cho bé có những nguy cơ gì? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.32 KB, 6 trang )




Dùng phấn rôm cho bé có
những nguy cơ gì?

Con tôi bụ bẫm nên hay bị hăm kẽ. Tôi mua phấn rôm
xoa ngoài da cho cháu thì một chị bạn bảo dùng phấn
rôm không tốt vì đã có trường hợp bị ngộ độc.

Tôi rất lo lắng không biết có nên tiếp tục dùng cho cháu hay
không? Vậy xin hỏi dùng phấn rôm có nguy cơ gì. - Đặng
Lan Anh (TP. Thanh Hóa)

Phấn rôm (phấn thơm, phấn trẻ em) là loại bột màu trắng có
nhiều công thức hóa học khác nhau tùy từng nơi sản xuất
nhưng thành phần chính là bột talc và một số chất tạo mùi
thơm. Bột talc được sử dụng nhiều trong công nghiệp để làm
chất phụ gia trong thức ăn chăn nuôi, kẹo cao su, mỹ phẩm
và dùng trong một số loại thuốc viên nhưng không gây phản
ứng phụ hay ngộ độc.
Do bột talc có khả năng hút ẩm nên trước đây hay dùng để
bôi, xoa lên các vùng da có nếp gấp như bẹn, nách, mặt…
cho trẻ để tránh bị hăm, ẩm ướt. Phấn rôm cũng thường được
một số người sử dụng để bôi xoa lên vùng da hay bị ẩm do
mồ hôi như cổ, nách, bẹn…
Tuy nhiên, khả năng thấm hút của phấn rôm rất thấp so với
tã, lại có thể gây nên những kích ứng cho da của bé. Người ta
thường cho vào phấn rôm một số chất có mùi thơm dễ chịu
gây cảm giác dùng phấn rôm thì da thịt trở nên thơm tho,
sạch sẽ hơn. Những thành phần khác có trong phấn rôm là


muối calci, kẽm, chất béo và dầu thơm.
Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Ngoài ra, người ta có thể dùng bột ngô thay cho bột talc. Tất
cả những chất này nếu hít vào đều có thể gây hại cho phổi.
Thói quen dùng phấn rôm không đúng có thể gây nguy hiểm
khi trẻ hít phải hoặc do bôi phấn lên những vùng da nhạy
cảm. Ngộ độc do hít phấn rôm xảy ra do sử dụng thường
xuyên không đúng cách hoặc do trẻ lấy chơi nghịch và hít
phải.
Phấn rôm không tan trong nước và không bị phân hủy bởi vi
khuẩn. Do đó, nếu để tích tụ trong phổi sẽ làm tắc nghẽn
đường thở ở nhiều mức độ, gây thiếu ôxy. Nguy cơ hít phải
phấn rôm chính là thủ phạm khiến phổi của trẻ bị sưng, viêm.
Ngộ độc cấp do hít phải phấn rôm gây ho, khó thở, thở
nhanh, hắt hơi, sổ mũi, nôn, tím tái và phù phổi.
Biểu hiện lâm sàng thường nặng theo thời gian. Viêm phế
quản, viêm tiểu phế quản, xẹp phổi, tràn khí màng phổi và tắc
nghẽn tiểu phế quản có thể xảy ra. Hít phải phấn rôm bôi da
lâu ngày còn gây “bệnh bụi phổi” do thành phần bột talc tích
đọng trong phổi. Trường hợp ngộ độc do phấn rôm có thể
gây những di chứng nguy hiểm sau này.
Nếu người sử dụng thấy cần thiết phải sử dụng các sản phẩm
bôi xoa ngoài da dạng bột để chống hăm cho trẻ cần chọn sản
phẩm có thương hiệu uy tín, không chứa chất gây hại, còn
hạn sử dụng. Trước khi dùng cần thử xem da mình có bị phản
ứng với sản phẩm không bằng cách lấy một ít phấn ra tay,
sau đó thoa nhẹ nhàng lên da để theo dõi.
Tuyệt đối không thoa phấn rôm lên mặt, mắt, tránh vùng âm
hộ của trẻ gái. Không thoa lên vùng da bị hăm, tổn thương.

Tránh bôi phấn cho trẻ ở nơi có gió. Không cho trẻ cầm chơi
lọ phấn rôm. Cần để lọ phấn rôm ở ngoài tầm tay của trẻ.
Không nên mua các sản phẩm phấn rôm rẻ tiền không rõ
nguồn gốc hoặc nhập lậu vì rất nguy hiểm khi sử dụng.
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.

×