Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Nguyên nhân gây bệnh viêm bộ phận sinh dục ở bé gái pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.84 KB, 8 trang )



Nguyên nhân gây bệnh
viêm bộ phận sinh dục ở
bé gái

Nguyên nhân gây bệnh có thể do vệ sinh cho trẻ chưa
đúng cách; không vệ sinh thường xuyên “vùng kín” cho
bé; hoặc do đóng bỉm trong một khoảng thời gian dài…
gây nên.
Bộ phận sinh dục phụ nữ là một hệ thống sinh lý trong cơ
thể nữ giới với nhiều chức năng phức tạp như: giao hợp, tiếp
nhận tinh trùng, thụ tinh, cấy thai, nuôi thai và sinh con. Các
cơ quan chính trong bộ phận sinh dục phụ nữ nằm trong phần
dưới cùng của bụng xuống đến đáy chậu, dưới ruột, trước hậu
môn. Vì thế, các bé gái cần được cha mẹ quan tâm, chăm sóc,
bảo vệ“vùng kín” cho bé gái. Nếu phát hiện các bệnh như
viêm nhiễm thì cần phải được điều trị kịp thời, tránh ảnh
hưởng tới sức khoẻ và khả năng sinh sản của trẻ sau này.
Viêm âm hộ, âm đạo
Nguyên nhân
Đặc điểm cơ quan sinh dục ở bé gái trước tuổi dậy khác với
phụ nữ tuổi sinh sản do hoạt động nội tiết của buồng trứng
chưa nhiều. Vì vậy, thiếu các rào chắn sinh lý, giúp ngăn cản
nhiễm trùng như: chưa có lông mu, hai môi lớn, hai môi nhỏ
chưa phát triển, màng trinh và biểu mô âm đạo mỏng, trực
tràng nằm gần với âm đạo, làm phân dễ lây nhiễm vào âm
đạo. Ngoài ra, âm đạo có pH trung tính và thiếu các kháng
thể bảo vệ là yếu tố thuận lợi cho vi trùng phát triển. Những
yếu tố trên kết hợp với vệ sinh kém dễ gây nên viêm âm hộ,
âm đạo ở bé gái.


Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư
vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế.
Triệu chứng
Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh là huyết trắng, nó có
thể thay đổi về số lượng cũng như mùi, màu sắc từ trắng sang
vàng, hoặc đỏ tuỳ theo tác nhân gây bệnh. Trong một số
trường hợp, huyết trắng gây viêm âm hộ thứ phát. Có hai
dạng bệnh gồm viêm âm đạo không đặc hiệu và đặc hiệu.
Trong đó, gần 80% là viêm âm hộ âm đạo không đặc hiệu,
nguyên nhân thường do kích ứng với một số hoá chất trong
các loại xà phòng tắm, nước hoa, các chất tạo bọt… hoặc do
cha mẹ mặc cho trẻ quần quá chật, ẩm ướt hoặc vệ sinh kém
thường gặp sau mỗi lần đi vệ sinh.
Triệu chứng lâm sàn thường xuyên không khác với viêm âm
đạo đặc hiệu gồm: huyết trắng, ngứa rát, đau, đỏ vùng âm hộ.
Chuẩn đoán sau khi loại trừ do nguyên nhân di vật, soi, cấy
huyết trắng không thấy vi trùng.
Phòng tránh
- Tránh các loại xà phòng, sữa tắm có chất tạo bột, mùi, nên
sử dụng xà phòng tắm nhẹ, tắm xong nên lau khô âm hộ bằng
khăn lông mềm, không nên trà mạnh
Yêu sức khoẻ! Trang tin tức sức khoẻ tổng hợp, đem lại kiến
thức sức khoẻ, mẹo vặt phòng bệnh chữa bệnh cho gia đình,
những bài thuốc chữa bệnh nhân gian.
- Tránh mặc cho trẻ quần lót chật hay ẩm ướt, nên chọn quần
lót loại cotton trắng, thông thoáng và dễ hút mồ hôi; sử dụng
giấy vệ sinh màu trắng vì như vậy chúng ta có thể dễ nhìn
thấy huyết trắng đổi màu, nếu có sự viêm nhiễm.
- Cha mẹ và thầy cô giáo nên hướng dẫn trẻ biết giữ vệ sinh
đúng cách.


Nhiễm trùng tiểu
Đây là bệnh thường gặp ở bé gái, nhưng dễ bị bỏ sót vì dấu
hiệu gây bệnh rất mơ hồ. Bệnh này còn là nguyên nhân quan
trọng gây sốt kéo dài. Nếu không được điều trị thích hợp,
bệnh này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
nhiễm trùng huyết, suy thận, cao huyết áp.
Nguyên nhân
Bệnh này thường gặp ở bé gái nhiều hơn ở bé trai do đường
tiểu nữ ngắn, vi khuẩn dễ dàng từ ngoài vào và đi ngược lên
bàng quang, gây viêm; rồi từ bàng quang theo niệu quản lên
thận, gây viêm đài bể thận.
Nhiễm trùng vùng âm hộ ở nữ cũng dễ dẫn đến nhiễm trùng
tiểu, vì lỗ tiểu và cửa âm hộ ở kế bên nhau. Hai bệnh này đi
cùng nhau ở những bé gái hay ngồi lê la dưới đất mà không
mặc quần áo, hay vải quần quá mỏng.
Do các bà mẹ khi làm vệ sinh cho con gái thường có thói
quen lau chùi từ dưới lên trên (khi trẻ ở tư thế nằm) tức là từ
sau lên trước. Chính động tác này đã vô tình đã đem vi khuẩn
từ hậu môn ra lỗ tiểu và lỗ âm hộ.
Ngoài ra, giun kim không được điều trị cũng là nguyên nhân
đem vi khuẩn từ hậu môn ra phía trước.
Đặc biệt, dễ mắc nhiễm trùng tiểu là những trẻ có điều bất
thường ở hệ liệu như tắc nghẽn đường tiểu (ví dụ như: van
liệu đạo sau), bị trào ngược bàng quan – niệu quản, có sỏi
niệu hoặc những thủ thật niệu khoa như đặt ống thông tiểu,
soi bàng quang…
Triệu chứng
Các triệu chứng thường mơ hồ và thay đổi theo lứa tuổi.
- Trẻ sơ sinh: Có thể nóng, sốt hoặc ngược lại chỉ là hạ thân

nhiệt dưới 36độ C, trẻ bú kém, ói mửa, tiêu chảy hoặc đơn
thuần là vàng da kéo dài.
- Ở trẻ nhỏ dưới 2 – 3 tuổi: sốt kéo dài không rõ nguyên
nhân, biếng ăn hoặc chỉ đơn thuần là không tăng cân.
- Ở trẻ lớn: Có các triệu chứng điển hình như: tiểu buốt, tiểu
đau, tiểu đục, đái dầm trong nhiễm trùng đường tiểu dưới
(còn gọi là viêm bàng quang) hay sốt cao, đau hông, đau lưng
trong nhiễm trùng tiểu trên (còn gọi là viêm đài bể thận).
Việc chẩn đoán nhiễm trùng tiểu thì cần phải tiến hành xét
nghiệm nước tiểu.
Phòng bệnh
- Không cho trẻ ngồi lê la dưới đất.
- Vệ sinh tốt vùng âm hộ, rửa sạch hậu môn cho trẻ sau mỗi
lần đi tiêu.
- Rửa vệ sinh đúng cách.
- Mặc quần cho trẻ (dù là trai hay gái).
- Tránh vải quần bằng nilon vì nóng và bí hơi, nên chọn vải
thấm hút tốt.
- Định kỳ diệt giun kim cho trẻ.
- Cho trẻ uống nhiều nước.
- Cho trẻ ăn nhiều trái cây hay uống vitamin C.

×