Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Bách hoa khai trong y học cổ truyền! pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.02 KB, 6 trang )





Bách hoa khai trong y học cổ truyền!



Mùa xuân là mùa cây lá đâm chồi nẩy lộc, muôn hoa đua nở. Sắc màu và hương
thơm của trăm hoa đã hoà vào nhịp sống tất bật của con người, từ vùng ngoại ô
thôn dã đến chốn phồn hoa đô thị, tạo nên một không khí vui tươi, một quang cảnh
ấm áp và thiêng liêng của ngày xuân. Muôn hoa làm đẹp cho đời, muôn hoa xoa
dịu buồn đau, muôn hoa khích lệ tinh thần, muôn hoa chia sẻ mừng vui… Mỗi loài
hoa đều mang ý nghĩa riêng của nó, và khi hoa này kết hợp với hoa kia sẽ mang
đến một thông điệp khác.


Hoa là đề tài bất tận của ngành hội họa và bưu chính các nước. Hoa xuất hiện trên
tem không biết cơ man nào mà đếm mà kể, khiến cho người sưu tập tem về đề tài
này phải lạc vào giữa một rừng hoa mênh mông bát ngát, ngắm nghía và tìm hiểu
các loài hoa đến cả đời vẫn chưa hết. Xuân về, xin mạn phép giới thiệu một số loài
hoa phổ biến cùng kỹ thuật cắt và cắm hoa trang trí trong ngày Tết …

* HOA HỒNG (Rose – Rosa): Có nhiều chủng loại, cây cao từ 15 – 76cm, hoa
đơn hoặc nhiều cánh, hương thơm, thân có gai, đủ các màu. Hoa Hồng tượng trưng
cho Tình yêu và Sắc đẹp, được xem là hoa đẹp nhất trong muôn hoa. Ở phương
Tây, Công giáo còn chọn hoa Hồng là biểu tượng cho máu của những người tử vì
đạo. Riêng búp Hồng đỏ mang ý nghĩa Lời thú nhận của Tình yêu. Hoa sống trong
bình từ 3 đến 10 ngày. Khi cắm hoa vào bình, nên cắt xiên cành hoa, cắm ngập vào
nước ấm, năng thay nước. Nếu thấy hoa hơi rủ, phải đem nhận chìm vào nước 3
tiếng đồng hồ rồi cắm lại.



* HOA HUỆ (Tuberose – Polianthes tuberosa): Tượng trưng cho sự Thanh
khiết, cây cao từ 30 – 76cm. Hoa nhỏ, có dạng hình kèn trompet, hương thơm, màu
kem, cành thân dài. Hoa Huệ có củ, không chịu được giá rét. Hoa sống trong bình
được từ 7 đến 10 ngày. Khi cắm hoa, nên cắt và chẻ thân, cắm ngập trong nước
nguội.

* HOA HUỆ TÂY (Lily – Lilium longiflorum): Có nhiều chủng loại, nhiều sắc
màu, mang ý nghĩa khác nhau. Nếu là hoa màu trắng thì tượng trưng cho Thanh
khiết và Nhiệt tình, nếu là hoa đốm màu da cam thì mang thông điệp “Dù sao ta
vẫn có thể tự hào làm bạn với nhau”, nếu là màu vàng thì là biểu tượng của tính
hay làm dáng. Hoa sống trong bình được từ 7 – 21 ngày. Khi cắm vào bình nhớ cắt
và chẻ thân hoa, cắm sâu vào nước ấm.

* HOA LOA KÈN (Amaryllis – Amaryllis Belladonna): Thuộc loài hoa Huệ
Tây, hoa nở lớn, thân rỗng, có màu trắng, hoặc màu sọc tím, hồng đào hay đỏ, hoa
có hình dạng trông giống như chiếc loa kèn. Ngôn ngữ loài hoa này tương tự như
hoa Huệ Tây, riêng Loa kèn đỏ mang ý nghĩa Tự hào. Cây cao từ 61 – 91cm,
không chịu được giá rét. Sống trong bình được từ 7 – 10 ngày thì bắt đầu rũ. Khi
cắm hoa nên cắt phần nối thân, đổ đầy nước vào, bịt lại, ngâm sâu vào nước ấm.

* HOA THƯỢC DƯỢC (Dahlia – Dahlia): Hoa tượng trưng cho Sự tao nhã và
lòng tự trọng, không chịu được giá rét, ở nơi nhiều nắng. Cây cao từ 15 – 60cm.
Hoa có nhiều cánh, không hương và có nhiều màu trừ màu xanh. Sống trong bình
được từ 5 – 8 ngày. Khi cắm bình nhớ cắt phần cuối thân, nhúng vào nước sôi rồi
chuyển tiếp ngay sang nước nguội.

* HOA MẪU ĐƠN (Peony – Paeonia lactiflora): lHoa lớn, có nhiều cánh, hương
thơm, có màu trắng, vàng, hoặc từ hồng nhạt đến đậm. Sống trong bình 7 ngày.
Khi cắm nhớ cắt, chẻ hoặc làm bẹp thân, cắm ngập vào nước ấm. Cây có tuổi thọ

dài, chịu giá rét, nên trồng nơi có nhiều nắng, không cần phải chiết cành, và tránh
phân tươi có thể gây nấm tác hại đến nụ hoa.

* HOA CÚC (Chrysanthemum – Chrysanthemum): Có nhiều chủng loại khác
nhau như: cúc Đại đoá, cúc Trắng, cúc Đồng tiền, cúc Vạn thọ, cúc Marguerite…
Cúc Đại đoá mang ý nghĩa Lạc quan – vui vẻ trong nghịch cảnh, sống trong bình
được từ 7 – 14 ngày. Khi cắm bình nhớ cắt, chẻ hoặc làm dập phần cuối thân, cắm
ngập vào nước ấm, chăm thay nước để hoa tươi lâu; Cúc Trắng tượng trưng cho Sự
ngây thơ, sống trong bình được từ 7 – 14 ngày, khi cắm nên cắt và chẻ thân, cắm
sâu vào nước ấm, siêng thay nước; Cúc Vạn thọ được một số nước coi là: Sự đau
buồn và nỗi thất vọng, nhưng nếu kết hợp với hoa Hồng thì đó là biểu tượng của
“Sự ngọt ngào cay đắng, nỗi đau dễ chịu của tình yêu”, nếu kết hợp với hoa Anh
túc sẽ là thông điệp “Tôi sẽ làm dịu nỗi đau của bạn”.

* HOA TUYLIP (Tulip – Tuylipa): Còn gọi là Uất kim hương, có nhiều màu như
vàng, đỏ thắm, tím, tía nhạt, tía thắm, hồng tươi… Hoa đơn, thanh tao, có dạng cốc
rượu thánh, cũng có loài hoa nhiều cánh như French Parrot Tulip. Sống trong bình
từ 5 – 7 ngày, khi cắm bình nhớ cắt chếch trên thân sữa, lau khô nhựa, ngâm ngập
nước vào nước nguội, gói trong giấy để làm thẳng các thân cọng. Hoa mang ý
nghĩa Lời bày tỏ của tình yêu.

* HOA HƯỚNG DƯƠNG (Sunflower – Helianthus Annuus): Cây Hướng
dương cao từ 60 – 152cm, hoa giống hoa Cúc, lớn, màu vàng đậm đà, có loại màu
ngà hay màu trời hoàng hôn với nhuỵ kết hạt màu nâu. Sống trong bình được từ 7
đến ngày 10 ngày. Khi cắm bình nhớ cắt phần cuối thân, nhúng vào nước sôi,
chuyển tiếp vào nước ấm.
Xuân đến, trăm hoa nở; Xuân đi, trăm hoa tàn. Đó là lẽ vô thường của dòng đời.
Nhưng, theo như lời thơ trong bài “Cáo tật thị chúng” của Mãn Giác Thiền sư,
mong các bạn hãy luôn luôn lạc quan và tin tưởng rằng:
Chớ tưởng xuân tàn hoa rụng hết


Đêm qua, sân trước, một cành mai!

×