Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.74 KB, 46 trang )

Bài tập nhóm GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
MỤC LỤC
Nhóm 6 – KTQT 52A
Bài tập nhóm GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Nhóm 6 – KTQT 52A
Bài tập nhóm GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
LỜI MỞ ĐẦU
EU và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 28/11/1990,đến ngày
17/7/1995 thì kí hiệp định khung về hợp tác. Quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều
mặt giữa Việt Nam và EU đã đạt được những kết quả lớn, tạo tiền đề cho những
bước phát triển tiếp theo. Xét về tỷ trọng, Liên minh châu Âu (EU) chưa phải là một
đối tác quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư nhưng đây lại là một đối tác
vô cùng tiềm năng trong tương lai do có những thế mạnh về vốn và công nghệ.
Bước vào thế kỷ 21, Việt Nam đang đứng trước rất nhiều thời cơ cũng như
thách thức lớn đối với quá trình phát triển nền kinh tế xã hội của mình. Trong quá trình
phát triển này, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng được khẳng định đối
với nước ta, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2009 khi mà lượng vốn
đầu tư trực tiếp giảm đi nhanh chóng đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế trong nước.
Việc thu hút vốn đầu tư từ các nước nói chung và từ EU nói riêng luôn là một trong
những mục tiêu quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt
Nam. Việc nghiên cứu đề tài “FDI của EU sang Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”
của nhóm chúng tôi do đó là hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Thông qua việc đánh giá
tình hình đầu tư, nhận định những thành công, hạn chế và nguyên nhân, từ đó nhóm
chúng tôi đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc thu hút FDI của EU cả về giai
đoạn trước mắt cũng như lâu dài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài viết được trình bày thành 3 chương
chính như sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về EU, quan hệ kinh tế Việt Nam – EU và chính
sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của EU.
Chương 2: Thực trạng FDI của EU vào Việt Nam.


Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút FDI của EU
vào Việt Nam.
Nhóm 6 – KTQT 52A
1
Bài tập nhóm GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ EU, QUAN HỆ KINH TẾ
VIỆT NAM – EUVÀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
RA NƯỚC NGOÀI CỦA EU
1.1 Giới thiệu chung về EU
Liên minh Châu Âu (EU) có trụ sở tại Bruxelles, là một liên minh kinh tế
chính trị, bao gồm 28 quốc gia thành viên, chủ yếu thuộc Châu Âu. Xuất phát từ
Cộng đồng Than Thép châu Âu với 6 quốc gia thành viên ban đầu vào năm 1951,
EU được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993.
Hiện nay, với hơn 500 triệu dân, EU là một thực thể chính trị và kinh tế lớn
và quan trọng hàng đầu thế giới. EU có 2/5 nước thành viên thường trực Hội đồng
bảo an Liên Hợp Quốc, 4/7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7) và 4/20
nước trong nhóm G20. Bên cạnh đó, EU hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới, GDP
năm 2011 đạt 17,57 nghìn tỷ USD; thu nhập bình quân đầu người toàn EU đạt
32,900 USD/năm. Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), do khủng hoảng kinh tế,
năm 2010 FDI của EU trên toàn cầu chỉ đạt được 107 tỷ euro, so với 281 tỷ euro
của năm 2009. EU cũng là nhà tài trợ hợp tác phát triển lớn nhất thế giới. Mặc dù
phải đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế trong những năm qua, EU vẫn duy trì vai
trò là nhà tài trợ lớn nhất thế giới với 53 tỷ Euro viện trợ phát triển (ODA) dành cho
các nước đang phát triển năm 2011, chiếm hơn 60% tổng viện trợ của thế giới.
Với 4 cơ quan chính: Ủy ban Châu Âu (EC), Nghị viện Châu Âu (EP), Tòa
công lý Châu Âu (JoC), Tòa kiểm toán (CoA), Liên minh châu Âu đã phát triển một
thị trường chung thông qua hệ thống luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các
nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu thông tự do của con người, hàng hóa, dịch vụ
và vốn; duy trì các chính sách chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệpvà

phát triển địa phương. EU đã thông qua việc bãi bỏ kiểm tra hộ chiếu bằng Hiệp
ước Schengen giữa 22 quốc gia thành viên và 4 quốc gia không phải là thành viên
EU. Trong đó, 16 nước thành viên đã chấp nhận đồng tiền chung, đồng Euro, tạo
nên khu vực đồng Euro lớn mạnh và quyền lực.
1.2 Tổng quan về quan hệ kinh tế Việt Nam – EU
Nhóm 6 – KTQT 52A
2
Bài tập nhóm GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
Mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu chính thức
thiết lập vào ngày 28-11-1990. Tính đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều
mặt giữa Việt Nam và EU đã phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực. EU trở thành
một trong các đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc
biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh
tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai
chiều tăng trung bình 15-20% năm, hầu hết các nước thành viên và các tập đoàn lớn
của EU đã đầu tư vào Việt Nam.
Kể từ khi kí hiệp định khung về hợp tác ngày 17-7-1995, cũng như hoàn
thành đàm phán và ký kết Hiệp định đối tác toàn diện PCA vào năm 2012,thương
mại là trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam – EU. Hiện EU là đối tác thương
mại lớn thứ 3 và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam. Trong vòng 10
năm (từ 2002-2012), kim ngạch quan hệ thương mại Việt Nam - EU đã tăng 5,9 lần
(từ 4,99 tỉ USD lên 29,1 tỉ USD), xuất khẩu Việt Nam vào EU tăng gần 6,4 lần và
nhập khẩu tăng 4,77 lần. EU là thị trường lớn cho một số mặt hàng xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam như giày dép, may mặc, cà phê, thủy sản, đồ gỗ, điện tử, hàng
tiêu dùng. Việt Nam nhập từ EU chủ yếu là các loại máy móc thiết bị, tân dược, hóa
chất, phương tiện vận tải. EU là đối tác đầu tiên dành Quy chế ưu đãi thương mại
phổ cập (GSP) cho Việt Nam, mặc dù thời gian qua một số mặ hàng xuất khẩu của
Việt Nam sang EU phải chịu một số hạn chế chưa phù hợp xuất phát từ lợi ích bảo
hộ mậu dịch từ EU.
Việc EU – Việt Nam đang trong vòng đàm phán về FTA và EFTA công

nhận quy chế thị trường đối với Việt Nam được mong chờ sẽ mở ra nhiều cơ hội
cho doanh nghiệp hai bên, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng quan hệ thương
mại và hợp tác đầu tư Việt Nam – EU.
Về đầu tư:Tính đến hết năm 2012, EU có 1830 dự án đầu tư với tổng vốn
đăng ký là 36 tỷ USD. Các dự án của EU được triển khai trong các lĩnh vực kinh tế
quan trọng của Việt Nam và EU có thế mạnh như công nghiệp, chế biến, khách sạn,
nhà hàng, du lịch và tài chính ngân hàng, đặc biệt lĩnh vực công nghiệp và xây dựng
chiếm tới hơn 50% số dự án và khoảng 59% tổng vốn đầu tư.
Hợp tác phát triển (ODA):Hiện EU là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai về
ODA và là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam với tổng
Nhóm 6 – KTQT 52A
3
Bài tập nhóm GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
ODA cam kết trong giai đoạn 1996-2010 là hơn 11 tỷ USD (giải ngân khoảng 5 tỷ
USD) và 395 triệu Euro (tương đương 513 triệu USD) năm 2012, góp phần tích cực
vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Trên thực tế, các khoản vay và
viện trợ không hoàn lại của EU cho Việt Nam phân bổ đồng đều vào các lĩnh vực
của Việt Nam đang tiến hành cải cách, phù hợp với các ưu tiên về kinh tế xã hội,
được nêu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và góp phần hỗ trợ Chính phủ
trong việc tái cấu trúc nền kinh tế, tiến tới phát triển tỏng dài hạn, tăng trưởng bền
vững, giảm đói nghèo và hội nhập kinh tế thế giới.
Hợp tác chuyên ngành:EC và các nước thành viên EU cũng hợp tác chặt
chẽ với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực chuyên ngành thuộc các lĩnh vực ưu tiên của
Việt Nam và EU có thế mạnh như: hỗ trợ thế chế, khoa học công nghệ, giáo dục,
pháp luật, y tế, tài chính ngân hàng, nông nghiệp, văn hóa và du lịch
1.3 Những nội dung cơ bản của chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của
EU
1.3.1 Nội dung chính sách đầu tư ra nước ngoài chung của EU
Một số đặc điểm cơ bản trong chính sách đầu tư ra nước ngoài nói chung của
EU là:

- EU thực hiện đầu tư vào một số lĩnh vực quan trọng mà EU có thế mạnh
như công nghiệp và xây dựng, chế biến, khách sạn, nhà hàng, du lịch và tài chính
ngân hàng.
- EU có các hoạt động cung cấp thông tin về môi trường đầu tư nước ngoài
cho nhà đầu tư của EU. Hàng năm, EU xây dựng và thực hiện các chương trình thu
thập, công bố và phổ biến thông tin cơ bản về môi môi trường đầu tư nước
ngoài:luật pháp, kinh tế vĩ mô, chính trị , xã hội, các điều kiện về ngành và lĩnh vực
đầu tư.
- EU chủ trương thành lập các quỹ đầu tư giữa EU và các nước tiếp nhận
đầu tư. Quỹ này có mục đích tiến hành các hoạt động thúc đẩy đầu tư giữa EU và
các nước. Quỹ này còn giúp các nước tiếp nhận đầu tư cải thiện các điều kiện pháp
lý, hành chính, kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các nước này tiếp nhận đầu tư từ
EU.
- EU tiến hành đàm phán nhiều hiệp định thương mại ưu đãi với các nước
thứ ba trong thời gian gần đây.
Ủy ban châu Âu hiện đang đàm phán về Hiệp định tự do thương mại với
Canada, Ấn Độ và Singapore. Trước đó, EU đã thông qua đàm phán Nhật Bản năm
Nhóm 6 – KTQT 52A
4
Bài tập nhóm GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
2012.
Ủy ban cũng đã tiến hành các cuộc đối thoại thường xuyên với các đối tác
chủ chốt như Hoa Kỳ và Nga. Trong khi hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc vào
năm 2012, EU kêu gọi việc bắt đầu các cuộc đàm phán đầu tư với Trung Quốc. EU
tích cực tham gia trong công tác đầu tư quốc tế tiến hành tại các diễn đàn quốc tế
(OECD, UNCTAD, WTO, G8, IMF).
- Đặc biệt để khuyến khích FDI vào các nước đang phát triển thì các tổ chức
EU còn hỗ trợ cho các công ty EU về tài chính và thuế trực tiếp thông qua hình thức
là các khoản trợ cấp, cho vay, đóng góp cổ phần trong các dự án đầu tư nước ngoài.
Ví dụ như chương trình đối tác đầu tư của Eu có mục tiêu khuyến khích FDI của

các công ty qui mô nhỏ và vừa của EU đầu tư vào châu Á, Mỹ La- Tinh, Nam Phi
1.3.2 Chính sách đầu tư của EU đối với Việt Nam
• Mục tiêu của chính sách
- Khai thác các yếu tố đầu vào với chi phí thấp hơn tại Việt Nam.
- Tăng khả năng thu lợi nhuận cho các nhà sản xuất và kinh doanh EU, nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
- Thực hiện chuyển giao công nghệ của EU cho Việt Nam.
- Tăng cường và nâng cao vị thế của EU đối với Việt Nam.
• Các biện pháp hỗ trợ đầu tư của EU
- Hỗ trợ về vốn: thông qua hình thức cung cấp vốn tín dụng và bảo lãnh vốn
vay cho các công ty EU khi đầu tưvào Việt Nam.
- Hỗ trợ thông tin về môi trường đầu tư: cung cấp thông tin về môi trường
đầu tư (luật pháp, chính sách, ) của Việt Nam cho các nhà đầu tư EU.
- Cùng với Việt Nam, thành lập Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – EC (theo Hiệp
định khung 1995) gồm:
Tổ công tác Việt Nam – EU về Thương mại và đầu tư
Tổ công tác Việt Nam – EU về Hợp tác phát triển
Tiểu ban Việt Nam – EC về xây dựng Thể chế, Cải cách Hành chính, Quản
trị và Nhân quyền
Tiểu ban Việt Nam – EC về Khoa học và Công nghệ
- EU đàm phán và ký kết với Việt Nam “Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn
diện Việt Nam – EU (PCA)” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư EU.
- EU hỗ trợ giúp Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư thông qua dự án hỗ
trợ đầu tư (EU-MUTRAP) có tổng kinh phí 16,5 triệu Euro, trong đó Liên minh
châu Âu đóng góp 15 triệu Euro và phần còn lại 1,5 triệu Euro là từ Việt Nam. Mục
đích chính của dự án EU- MUTRAP là hỗ trợ Việt Nam trong việc thúc đẩy thu hút
đầu tư quốc tếmột cách bền vững thông qua tăng cường năng lực của Bộ Công
Thương và Cục đầu tư nước ngoài. Từ đó, Việt Nam hoàn thiện hơn việc xây dựng
Nhóm 6 – KTQT 52A
5

Bài tập nhóm GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
chính sách, tư vấn chính sách, đàm phán và thực hiện các cam kết với các nhà đầu
tư nước ngoài, đặc biệt là với nhà đầu tư của Liên minh châu Âu.Điểm nhấn của dự
án là hỗ trợ kỹ thuật để cải thiện khung chính sách đầu với trọng tâm đặc biệt về
môi trường và các vấn đề xã hội có liên quan đến đầu tư.
Nhóm 6 – KTQT 52A
6
Bài tập nhóm GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG FDI CỦA EU VÀO VIỆT NAM
2.1 Thực trạng FDI của EU vào Việt Nam giai đoạn trước gia nhập WTO
2.1.1 Về quy mô vốn đầu tư
Trong suốt hai thập kỷ 80 – 90, các nhà đầu tư EU chủ yếu chú trọng vào thị
trường của chính mình và các quốc gia Đông Âu, Trung Âu. Do đó, trong khoảng
thời gian này, hầu như quan hệ đầu tư giữa EU và Việt Nam chưa có thành tựu nào
đáng kể. Tuy nhiên vào năm 1996 sau khi EU công bố chiến lược Châu Á mới thì
các nhà đầu tư của họ đã tăng cường hiện diện ở Việt Nam. Phái đoàn Ủy ban châu
Âu tại Việt Nam được thành lập và chính thức hoạt động từ năm 1996. Từ đó đến
nay, quan hệ Việt Nam – EU đã phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực trong đó có
đầu tư.
Năm 2001, dòng vốn FDI trên thế giới sụt giảm mạnh nên vốn FDI của EU
vào Việt Nam giảm sút. Chỉ có 10 nước trong EU đầu tư vào Việt Nam với 49 dự án
với tổng số vốn trên 56 triệu USD. Năm 2003, FDI từ EU vào Việt Nam tăng nhẹ
với 49 dự án với tổng vốn đầu tư đạt hơn 64 triệu USD. Các dự án đầu tư của EU
vào Việt Nam những năm 2002 – 2003 chủ yếu là các dự án có quy mô nhỏ, dưới 5
triệu USD/dự án. Năm 2004 đã có 12 nước EU đầu tư vào Việt Nam với 49 dự án
với tổng số vốn đạt hơn 94 triệu USD. Tính chung đến hết 31/12/2005, có 18/25
quốc gia của EU đầu tư tại Việt Nam với 504 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư
đăng ký khoảng 6,998 tỷ USD, vốn pháp định khoảng 4,1 tỷ USD, vốn đầu tư thực
hiện khoảng 4,137 tỷ USD.

Việt Nam luôn coi việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ EU là một
chiến lược quan trọng để thực hiện mục tiêu thu hút được nguồn vốn từ những nước
có công nghệ nguồn. Tuy nhiên qua nhiều chính sách và biện pháp mà cả hai bên đã
thực hiện thì đầu tư của EU cũng nhỏ, khiêm tốn chưa xứng đáng với tiềm lực hai
bên. Cụ thể là từ năm 1988 đến tháng 6/2006 cả nước đã cấp giấy phép đầu tư cho
trên 7550 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn cấp mới 68,9 tỷ USD,
trong đó có 6390 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 53.9 tỷ, vốn
thực hiện đạt trên 28 tỷ USD trong đó EU chỉ chiếm 10% về số dự án và 16.7% về
vốn đăng ký.
Nhóm 6 – KTQT 52A
7
Bài tập nhóm GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
Bảng 2.1: Vốn FDI của một số nước và khu vực tại Việt Nam đoạn 2001 – 2004
Nước
2001 2002 2003 2004
Triệu
USD
% Triệu
USD
% Triệu
USD
% Triệu
USD
%
EU 1015 63.5 49.4 4.6 64 6 94.2 6.4
ASEAN 145.1 9.1 192.7 18.1 102.7 9.6 230.5 15.6
Mỹ 113.2 7.1 142.7 13.4 65 6.1 74.9 5
Đài Loan 46.3 2.9 312.3 29.3 388 36.5 460.7 31.1
Nhật Bản 163 10.2 102 9.6 100 9.4 254.4 17.2
Hàn Quốc 114.4 7.2 267.3 25 344 32.4 365.1 24.7

Tổng vốn đăng ký 1597 100 1066.4 100 1063.7 100 1479.8 100
Nguồn: www.delvn.cec.eu.int và www.mpi.gov.vn, số liệu năm 2005
Biểu đồ 2.1:Vốn FDI của một số nước và khu vực tại Việt Nam đoạn
2001 – 2004
Nguồn: www.delvn.cec.eu.int và www.mpi.gov.vn, số liệu năm 2005
Theo số liệu của bảng trên, nếu FDI của EU vào Việt Nam năm 2001
chiếm 63.5% thì tỷ trọng này sụt giảm nghiêm trọng vào các năm tiếp theo và
Nhóm 6 – KTQT 52A
8
Bài tập nhóm GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
chỉ tăng nhẹ vào năm 2004 (6.4%) tuy nhiên vẫn ở mức rất thấp. Nguyên nhân
chủ yếu là EU trong giai đoạn này thực hiện chiến lược mở rộng về phía đông.
Những năm tiếp theo khi EU – 15 mở rộng thành EU – 27 thì quan hệ
hợp tác giữa Việt Nam – EU cũng ngày càng được tăng cường và củng cố, bởi
lẽ trong số các nước gia nhập EU vào tháng 5/2004 hầu hết là các nước Đông
Âu – thành viên của SEV, có quan hệ lâu đời với Việt Nam. Hàng hoá của Việt
Nam khi xuất sang 1 nước thì có thể xuất sang 26 nước thành viên còn lại. Do
vậy, các nước thành viên mới của EU sẽ là “cửa ngõ” quan trọng để Việt Nam
có thể tiếp cận thuận lợi hơn nữa các nguồn vốn, đặc biệt là vốn FDI, xúc tiến
đầu tư hiệu quả hơn với các thành viên khác của EU.
Năm 2005, cả nước thu hút được trên 5,8 tỷ USD, tăng trên 25% so với
năm 2004, vượt gần 35% mục tiêu ban đầu (4,5 tỷ USD) đề ra cho cả năm
2005, trong đó vốn cấp mới đạt trên 4 tỷ USD, vốn bổ sung đạt 1,8 tỷ USD.
Đặc biệt đến tháng 11/2005 vốn FDI của EU vào VIệt Nam đã tăng gần 10 lần
so với năm 2004.
Từ năm 2004 đến tháng 10/2006, nguồn vốn FDI nói chung và nguồn
vốn FDI của EU nói riêng vào Việt Nam có xu hướng tăng lên. Năm 2004, EU
đầu tư vào Việt Nam với tổng số dự án là 58 chiếm 7,9%, với tổng vốn đăng ký
333,6 triệu USD, chiếm 8,8% tổng vốn đăng ký, và vốn thực hiện là 325,7 triệu
USD chiếm 11,4% tổng vốn thực hiện. Con số này tăng lên rõ rệt trong năm

2005 với tổng số dự án là 114, chiếm 11,75% tổng số dự án, vốn đăng ký đạt
1402,6 triệu USD, chiếm 20,5% tổng vốn đăng ký, trong đó vốn cấp mới là
1121,6 triệu USD và vốn tăng thêm là 286,7 triệu USD.
Nhóm 6 – KTQT 52A
9
Bài tập nhóm GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
Bảng 2.2: FDI từ các nước thành viên của EU vào Việt Nam năm 2005
(tính tới ngày 31/12/2005 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
(triệu USD)
Nước Số dự án Tổng vốn đăng ký
Áo 2 1,1
Đức 14 21,7
Đan Mạch 9 35,6
Hà Lan 10 125,6
Italia 4 10,7
Lucxambua 2 771,9
Pháp 22 28,2
Quần đảo Virgin thuộc Anh 43 375,6
Tây Ban Nha 1 2,4
Vương quốc Anh 7 29,8
EU – 25 114 1402,6
Nguồn: Cục ĐTNN - Bộ KH&ĐT
2.1.2 Về cơ cấu đầu tư phân theo lĩnh vực
Các nhà đầu tư EU có mặt trong hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam,
trong đó tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, với 260 dự án
và tổng vốn đầu tư là 4 tỷ USD, đặc biệt đáng chú ý là riêng dầu khí có 7 dự án còn
hiệu lực, với tổng vốn lên tới 1,35 tỷ USD. Trong lĩnh vực dịch vụ, EU có 158 dự
án với tổng vốn đầu tư là 2,3 tỷ USD và trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp có 48 dự
án, tổng vốn đầu tư là 452,5 triệu USD có nguồn gốc từ EU. Ngoài ra, EU cũng có
một vài dự án (của Bỉ) đầu tư vào ngành khai thác đá quí, chế tác kim cương. Các

dự án FDI của EU đã góp phần tạo ra những ngành nghề mới cho nước ta, đặc biệt
là những ngành về năng lượng (các dự án của Hà Lan), ngành dầu khí (các dự án
của Anh), ngành bưu chính viễn thông (các dự án của Thụy Điển), đây là những
ngành đòi hỏi có vốn lớn, công nghệ - kỹ thuật hiện đại cùng một đội ngũ giỏi về
chuyên môn nghiệp vụ.
Nhóm 6 – KTQT 52A
10
Bài tập nhóm GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
Bảng 2.3: Dự án đầu tư của EU vào Việt Nam tính theo lĩnh vực đầu tư
(Đơn vị tính triệu USD)
Lĩnh vực Số dự án Tổng vốn Vốn pháp định Vốn thực hiện
Công nghiệp
202 3729 1827 2844
Dầu khí
7 1355 848 1360
Công nghiệp nhẹ
56 161 6 97
Công nghiêp nặng
88 1812 642 1149
Công nghiệp thực phẩm
27 316 214 216
Xây dựng
24 55 28 21
Nông lâm nghiệp
40 430 242 315
Nông lâm nghiệp
37 427 241 315
Thủy sản
3 3 1 0
Dịch vụ

125 1864 1496 1037
Giao thông – liên lạc
16 1113 1073 476
Khách sạn- du lịch
16 179 72 164
Tài chính ngân hàng
14 193 190 188
Văn hóa, giáo dục, y tế
17 68 30 29
Căn hộ, văn phòng
7 98 43 66
Các dịch vụ khác
55 215 88 114
Tổng số
367 6023 3564 4196
Nguồn: Báo cáo EU mở rộng và tác động đối với Việt Nam của phái đoàn Uỷ ban
Châu Âu tại Việt Nam, tháng 5 năm 2004
Có thể thấy rằng nguồn vốn này cũng thể hiện sự bất cân đối giữa các ngành
trong nền kinh tế như xu hướng chung của nguồn vốn FDI vào Việt Nam. Theo số liệu
tổng cục thống kê năm 2002 số vốn FDI đầu tư cho công nghiệp chiếm 74%, xây dựng
5%, nông - lâm - thuỷ sản và dịch vụ 19%. Mặt khác, nó cũng cho thấy lĩnh vực đầu tư
của EU vào Việt Nam là những lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn, công nghệ hiện đại, có đội ngũ
cán bộ công nhân giỏi về nghiệp vụ và kỹ thuật. Nhưng bên phía Việt Nam tuy có nguồn
nhân lực thì dồi dào nhưng lại thiếu đội ngũ cán bộ công nhân giỏi về nghiệp vụ và kỹ
thuật mà chỉ thừa lao động phổ thông. Đây cũng là một cản trở cho các nhà đầu tư EU
khi đầu tư vào Việt Nam. Bước sang giai đoạn EU – 25 thì lĩnh vực tham gia đầu tư
trong các dự án có vốn FDI của EU vẫn không có sự cải thiện đáng kể nào về mức độ tập
trung vào ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong đó, các lĩnh vực mà EU có thế mạnh như
xây dựng, giáo dục, chế biến vẫn còn thu hút được ít cả về số dự án cũng như tổng số
Nhóm 6 – KTQT 52A

11
Bài tập nhóm GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
vốn.
2.1.3 Về hình thức đầu tư
Hình thức đầu tư của các dự án FDI của EU tại Việt Nam chủ yếu là hình thức
100% vốn nước ngoài và liên doanh. Riêng hai hình thức này đã chiếm tới 94,6% tổng
số dự án và hơn 45% tổng vốn đăng kí. Ngoài ra, có các hình thức khác như: công ty
quản lý vốn, BOT, hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ chiếm 5,4% tổng số vốn. Theo số
liệu tính đến cuối năm 2002, hình thức liên doanh có 115 trong tổng số 315 dự án, với số
vốn 1,6 tỷ trên tổng số 5,9 tỷ USD vốn đầu tư của EU vào Việt Nam, chiếm 36,5% số dự
án và 32,2% số vốn đầu tư. Hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài có tới 171 dự án
trong số 315 dự án, với số vốn 818,7 triệu USD, chiếm tới 54,3% số dự án nhưng chỉ
chiếm 13,8% tổng vốn đầu tư. Như vậy, trị giá mỗi dự án đầu tư theo hình thức đầu tư
100% vốn nước ngoài rất nhỏ, trung bình chưa đầy 5 triệu USD/dự án. Những hình thức
BOT, BT, BTO từ EU vào Việt Nam còn quá ít, nên cần có những chính sách thích hợp
để thu hút các hình thức này, nhất là trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, điện, nước
trong tương lai.
Bảng 2.4: Dự án đầu tư của EU vào Việt Nam theo hình thức đầu tư
Đơn vị tính: triệu USD
Hình thức đầu tư Số dự án Vốn đầu tư Vốn thực hiện Doanh thu
Liên doanh 115 1.614,5 797,7 4.210,5
HĐ hợp tác kinh doanh 26 2.510.0 1.563,0 144,0
100% vốn nước ngoài 171 818,7 537,3 981.4
Hợp đồng BOT 3 956,8 171,8 0
Tổng cộng 315 5.900,5 3.089,8 5.335,9
Nguồn: Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Số liệu đến 10/10/2002
2.1.4 Về cơ cấu đầu tư phân theo địa phương
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU tập trung chủ yếu tại các địa phương
như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Dương. Số dự án tập
trung ở các địa phương này chiếm tới trên 76% tổng số dự án FDI của EU vào nước

ta. Đồng thời các dự án trên cũng chiếm tới 58% lượng vốn FDI của EU vào Việt
Nam. Điều này cho thấy các dự án của EU vào Việt Nam tập trung ở những nơi có
cơ sở hạ tầng thuận lợi, gần thị trường còn các vùng sâu, vùng xa hay miền núi hầu
như không có một dự án nào. Đây cũng là một tình trạng chung của đầu tư nước
Nhóm 6 – KTQT 52A
12
Bài tập nhóm GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
ngoài tại Việt Nam thời kỳ này.
Giai đoạn EU mở rộng thành EU – 25, nguồn vốn FDI của EU có mặt ở 42
tỉnh, thành phố của cả nước. Trong đó, tập trung chủ yếu vẫn là ở các khu kinh tế
trọng điểm, gần thị trường tiêu thụ. Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu trong việc
thu hút nguồn vốn FDI từ EU với 189 dự án chiếm 37,72% tổng số dự án, gần 2,1 tỉ
USD tổng vốn đầu tư, chiếm 29,65%. Tiếp đến là Hà Nội với 107 dự án, chiếm
21,36% tổng số dự án, chiếm vốn đầu tư gần 1tỷ USD, chiếm 14,22% tổng vốn đầu
tư. Sau đó là các tỉnh Đồng Nai, Bình Dưong, Tây Ninh, Hải Phòng…
2.1.5 Nhận xét chung
Theo các cơ quan chuyên trách về đầu tư của Việt Nam, số vốn đăng ký FDI
giai đoạn trên là còn “rất thấp so với tiềm năng của các nước EU cũng như nhu cầu
vốn đầu tư của Việt Nam”. Nhìn chung, các nhà đầu tư EU chưa coi Việt Nam là
một địa điểm đầu tư trọng điểm, nhất là khi so sánh với Trung Quốc và một số nước
khác trong khu vực. “Đầu tư của châu Âu tại Việt Nam mang tính chất thăm dò và
giữ chỗ, các nhà đầu tư châu Âu chưa thực sự có những kế hoạch dài hạn tại Việt
Nam”, một chuyên gia về đầu tư nhận xét. Các nhà đầu tư châu Âu tại Việt Nam
cũng chưa quan tâm tới việc xây dựng những ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ
ổn định cho việc sản xuất hàng hoá lâu dài tại Việt Nam và một khi yếu tố thị
trường nội địa vẫn có tính quyết định trong phân bổ đầu tư thì rõ ràng Việt Nam sẽ
bị yếu thế do sức mua của Việt Nam không cao và vì thế mất tính hấp dẫn so với
các điểm thu hút đầu tư khác.
Để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư từ châu Âu cần có những giải pháp mạnh
mẽ hơn nữa, đặc biệt trong điều kiện EU đang mở rộng, nhu cầu đầu tư của các

nước thành viên mới là rất lớn và vốn đầu tư của EU sẽ ưu tiên cho các thành viên
mới. Việc EU là đối tác lớn đầu tiên kết thúc đàm phán với Việt Nam về việc gia
nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho thấy những tác động của quá trình
này lên thu hút đầu tư của EU vào Việt Nam. “Khi Việt Nam gia nhập WTO, tính
hấp dẫn của Việt Nam cao hơn và các nhà đầu tư có thể đưa ra những quyết định
đầu tư lớn hơn. Các nhà đầu tư châu Âu có thể sẽ tìm cách mua cổ phần của các
doanh nghiệp Việt Nam tìm cách tiếp cận thị trường”, một chuyên gia đầu tư nhận
xét.
2.2 Thực trạng FDI của EU vào Việt Nam giai đoạn sau gia nhập WTO
Nhóm 6 – KTQT 52A
13
Bài tập nhóm GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
2.2.1 Về quy mô vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư trực tiếp lũy kế của EU tại Việt Nam năm 2007 đạt 5,41 tỷ
USD, tăng nhẹ khoảng 27,36% so với năm 2006.
Bảng 2.5: Đầu tư trực tiếp của các đối tác chủ yếu từ EU năm 2007
Đơn vị: triệu USD
STT Đối tác đầu tư Số dự án
Vốn đăng ký
Tổng số
Chia ra
Vốn cấp
mới
Vốn tăng
thêm
1 Hà Lan 13 236.3 159.8 76.5
2 Pháp 22 226.2 160.6 65.6
3 CHLB Đức 16 168.0 166.2 1.8
4 Vương quốc Anh 18 80.5 47.1 33.4
5 Italia 4 49.6 49.6 -

6 Phần Lan 2 17.1 17.1 -
7 Cộng hoà Séc 5 13.3 13.3 -
8 Đan Mạch 11 7.3 4.3 3.0
9 Ireland 2 3.9 - 3.9
10 Thụy Điển 5 2.3 2.1 0.2
11 Síp 1 1.5 1.5 -
Tổng FDI của EU 99 806.0 621.6 184.4
Tổng FDI chung 1544 21347.8 18718.3 2629.5
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nhóm 6 – KTQT 52A
14
Bài tập nhóm GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
Trong đó tính riêng năm 2007, số dự án FDI thu hút từ EU chỉ chiếm 6,5%
so với tổng dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam, đồng thời tổng FDI của EU chỉ đạt
tỷ trọng 3,7% trên tổng FDI Việt Nam thu hút được. Trong khối liên minh châu Âu,
dẫn đầu trong tổng số dự án đầu tư tại Việt Nam là Pháp (22 dự án tăng thêm), Anh
(18 dự án tăng thêm) , CHLB Đức (16 dự án tăng thêm). Về tổng vốn đăng ký, Hà
Lan và Pháp là hai quốc gia dẫn đầu với tổng số vốn đăng ký thêm lần lượt là 236,3
và 226,2 triệu đô la Mỹ. Có thể thấy trong thời điểm này, Việt Nam vẫn chưa phải
điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư EU.
Tuy nhiên trong giai đoạn tiếp theo, khi mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa
Việt Nam và EU được từng bước cải thiện, EU đã trở thành một trong những đối tác
đầu tư trực tiếp lớn nhất của Việt Nam.
Riêng năm 2008, EU đã đầu tư thêm 3 tỉ USD vào Việt Nam, tăng 76,9% so
với năm 2007. Tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam
của các doanh nghiệp thuộc EU lên tới 60% tổng vốn cam kết. Đây được xem là
con số ấn tượng vì tỉ lệ giải ngân vốn FDI trung bình của cả nước năm 2008 chỉ đạt
17%. Ông Antonio Berenguer, Tham tán Thương mại EU tại Việt Nam, cho rằng sở
dĩ tỉ lệ giải ngân FDI của các doanh nghiệp EU cao vì họ đến Việt Nam từ rất sớm
so với các đối thủ khác.Mặt khác, cũng theo ông Antonio, các doanh nghiệp EU vốn

quen với các thủ tục và sự khác biệt về hành chính giữa những thành viên trong EU
nên không gặp nhiều vướng mắc khi đầu tư ở Việt Nam.
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 2009, EU là đối tác đầu
tư vào Việt Nam lớn thứ hai sau Nhật Bản, chiếm khoảng 7 tỉ USD trong tổng số
vốn FDI có tại Việt Nam.
Đến năm 2010 FDI của EU vào Việt Nam cũng đã tăng gấp 6 lần so với năm
2009. Sang năm này, Hà Lannằm ở vị trí đầu bảng với vai trò lànhà đầu tư lớn nhất
với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,2 tỷ USD, chiếm 29,4% tổng vốn đầu tư vào Việt
Nam.
Năm 2011, EU là nhà đầu tư lớn thứ 4 vào Việt Nam với vốn FDI cam kết
đạt 1,767 tỷ USD – chiếm hơn 12% tổng vốn cam kết vào Việt Nam.
Nhóm 6 – KTQT 52A
15
Bài tập nhóm GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
Bảng 2.6: Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các đối tác thuộc EU
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/8/2013)
Đơn vị: Triệu USD
STT Đối tác đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký Vốn điều lệ
1 Hà Lan 190 5935.16 2544.27
2 Pháp 391 3235.39 1637.42
3 Vương quốc Anh 164 2744.73 1597.22
4 Luxembourg 26 1516.04 785.98
5 CHLB Đức 207 1142.77 533.59
6 Síp 12 941.02 122.32
7 Đan Mạch 106 668.39 234.86
8 Phần Lan 7 319.92 39.36
9 Italia 50 257.43 85.95
10 Slovakia 5 235.47 12.47
11 Bỉ 46 136.95 38.87
12 Ba Lan 10 99.74 41.72

13 Thụy Điển 34 66.44 23.27
14 Cộng hòa Séc 27 63.56 31.27
15 Áo 21 60.17 43.36
16 Hungary 13 50.94 13.39
17 Bungary 10 30.94 27.63
18 Tây Ban Nha 31 30.29 17.29
19 Ireland 10 6.01 2.42
20 Slovenia 3 3.25 1.02
21 Rumani 2 1.4 0.7
22 Malta 1 0.05 0.05
23 Estonia 1 0.05 0.05
Tổng FDI của EU 1367 17546.11 7834.48
Tổng FDI chung 15198 220664.78 76601.14
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Theo Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính lũy kế đến ngày
20/8/2013, đã có 23 trong tổng số 27 nước EU đầu tư vào Việt Nam với 1367 dự án
dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng kí 17,54tỷ USD. Trong số các nước EU
đầu tư vào Việt Nam, Hà Lan đứng đầu với 190 dự án có vốn đầu tư đăng kí là 5,94
tỷ USD. Pháp đứng thứ hai với 391 dự án có vốn đầu tư 3,23 tỷ USD. Tiếp theo là
Vương quốc Anh có 164 dự án với 2,74 tỷ USD vốn đầu tư.
Nhóm 6 – KTQT 52A
16
Bài tập nhóm GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
Năm 2007 chỉ có 11 nước thành viên EU tiến hành hoạt động đầu tư trực tiếp
vào VN thì đến năm 2013, con số này đã tăng lên thành 23 thành viên. Đây là kết
quả đáng vui mừng, thể hiện một bước tiến mới trong quan hệ Việt Nam – EU.
Tuy nhiên, xét về quy mô vốn, trong cả giai đoạn từ 2007 đến hết tháng
8/2013, tính theo lũy kế các dự án còn hiệu lực, tỷ trọng FDI của EU vào Việt Nam
trên tổng FDI chung chỉ dao động trong khoảng 7 – 12% trong các năm (tính đến
tháng 8/2013 chỉ chiếm xấp xỉ 8%). Điều này cho thấy kết quả trong hợp tác đầu tư

hai bên VN – EU còn khá khiêm tốn so với thế mạnh và tiềm năng của cả hai bên.
2.2.2 Về cơ cấu đầu tư theo lĩnh vực
Bảng 2.7: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam phân theo lĩnh
vực (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 21/10/2011)
Đơn vị: Triệu USD
STT Lĩnh vực Số dự án Tổng vốn
đầu tư
Tỷ trọng
(%)
1 CN chế biến chế tạo 444 4,171.99 24.05
2 Thông tin và truyền thông 112 3,595.18 20.73
3 SX, phân phối điện, khí, nước, điều hòa 14 3,357.66 19.35
4 KD bất động sản 28 1,870.82 10.79
5 Khai khoáng 17 1,466.05 8.45
6 Dịch vụ khác 13 527.53 3.04
7 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 38 499.23 2.88
8 Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa 87 496.46 2.86
9 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 42 389.59 2.25
10 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 20 351.62 2.03
11 Vận tải, kho bãi 36 349.28 2.01
12 HĐ chuyên môn, khoa học công nghệ 180 77.26 0.45
13 Xây dựng 35 62.71 0.36
14 Y tế và trơ giúp xã hội 7 47.31 0.27
15 Nghệ thuật và giải trí 17 34.81 0.20
16 Giáo dục và đào tạo 22 26.88 0.16
17 Hành chính và dịch vụ hỗ trợ 15 19.92 0.12
Tổng số 1127 17344.30 100
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nhóm 6 – KTQT 52A
17

Bài tập nhóm GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu trong các lĩnh vực mà
các nước EU đầu tư vào Việt Nam với 44 dự án, tổng vốn đầu tư đăng kí gần
4,2 tỷ USD, chiếm 24,05% tổng số vốn. Đứng thứ hai là thông tin và truyền
thông với 112 dự án, tổng vốn đầu tư 3,6 tỷ USD (chiếm 20,73%) và đứng thứ
ba là sản xuất phân phối điện, khí, nước, điều hòa với 14 dự án, tổng số vốn
đầu tư là 3,36 tỷ USD (chiếm 19,32%).
Nhìn chung các dự án của EU tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao,
hàm lượng chất xám lớn, sản phẩm sạch, có sức cạnh tranh cao trên thị trường
quốc tế và rất cần cho nền kinh tế Việt Nam. Lĩnh vực dịch vụ được các nhà
đầu tư EU khá quan tâm, chiếm khoảng 42,23% tổng số vốn được đầu tư vào
Việt Nam
2.2.3 Về cơ cấu đầu tư phân theo địa phương
Các nước EU có dự án tại 49 tỉnh, thành phố, tập trung chủ yếu tại các
tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hoặc các tình có
nguồn tài nguyên dầu khí hoặc khu công nghiệp lớn như Bà Rịa Vũng Tàu,
Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương. Tuy nhiên số lượng vốn đăng ký đầu tư
vào Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh vẫn lớn hơn cả.
2.2.4 Về hình thức đầu tư
Trong giai đoạn này, hình thức đầu tư của các dự án FDI của EU tại Việt
Nam chủ yếu vẫn là hình thức 100% vốn nước ngoài và liên doanh, trong đó
các nước EU đầu tư nhiều nhất theo hình thức liên doanh với 307 dự án, tổng
vốn đầu tư đạt 5,55 tỷ USD; tiếp theo là hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài
có 766 dự án với tổng vốn đầu tư là 5,33 tỷ USD. So với giai đoạn trước, hình
thức hợp đồng BOT, BT, BTO đã được sử dụng nhiều hơn với 5 dự án có quy
mô đầu tư trên 3 tỷ USD. Số còn lại là các hình thức khác như hợp đồng hợp
tác kinh doanh, công ty cổ phần, công ty mẹ con.
Nhóm 6 – KTQT 52A
18
Bài tập nhóm GVHD: TS. Đỗ Thị Hương

Bảng 2.8: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam phân theo hình
thức đầu tư (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 21/10/2011)
Đơn vị: Triệu USD
STT Hình thức đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư
1 Liên doanh 307 5557.54
2 100% vốn nước ngoài 766 5330.98
3 Hợp đồng BOT, BT, BTO 5 3090.05
4 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 29 3089.99
5 Công ty cổ phần 19 180.50
6 Công ty mẹ con 1 96.01
Tổng số 1127 17344.30
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
2.3 Đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam
2.3.1 Thành tựu
2.3.1.1 Liên quan đến kinh tế và hiệu quả đầu tư
Thứ nhất, FDI của EU góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Việt Nam
theo hướng tích cực.
Nếu như đầu tư FDI nói chung vào Việt Nam vẫn chủ yếu vào các ngành
công nghiệp thì vốn FDI từ khu vực châu Âu đã dịch chuyển mạnh sang các ngành
dịch vụ. Tỷ trọng vốn thực hiện của EU trong ngành công nghiệp chế biến giảm từ
51% năm 2002 xuống 24,05% đến năm 2011 trong khi tỷ trọng vốn đầu tư vào khu
vực dịch vụ từ mức xấp xỉ 23% năm 2002 đã lên tới khoảng 42,23% năm 2011.
Tỷ trọng vốn đầu tư vào ngành dịch vụ tăng lên chủ yếu vào những ngành
thâm dụng tri thức như hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn
và giáo dục,…
 Xu hướng này có tác động tích cực tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
Việt Nam theo định hướng giảm dần tỷ trọng đầu tư vào ngành công nghiệp thâm
dụng lao động trình độ thấp và chuyển dần sang các ngành dịch vụ thâm dụng tri
thức ở chuỗi giá trị cao hơn.
Thứ hai, nhiều doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ EU thuộc

nhiều lĩnh vực khác nhau đạt kết quả kinh doanh tốt, doanh thu cao, đóng góp
quan trọng trong phát triển kinh tế.
Đối với các ngành công nghiệp thế mạnh của các nước châu Âu, số liệu điều
tra các doanh nghiệp hàng năm cho thấy: những đóng góp vào giá trị sản xuất công
nghiệp tại Việt Nam của doanh nghiệp có FDI từ EU lớn hơn rất nhiều so với đóng
Nhóm 6 – KTQT 52A
19
Bài tập nhóm GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
góp của những doanh nghiệp có FDI từ những khu vực khác trên thế giới. Đặc biệt
đối với các ngành như khai thác dầu khí (chênh lệch từ 20-40%), sản xuất thực
phẩm và đồ uống (chênh lệch từ 5-8%), và sản xuất các sản phẩm hóa chất (chênh
lệch trên 5%).
Thứ ba, FDI từ khu vực EU đem lại nguồn thu lớn cho Ngân sách nhà
nước.
Mặc dù số lượng doanh nghiệp EU chỉ chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng số
doanh nghiệp FDI tại Việt Nam song đóng góp của những doanh nghiệp này từ
2002 đến 2009 luôn chiếm tới hơn 50% tổng đóng góp của khu vực FDI. Năm
2002, khi tổng giá trị nộp NSNN của các doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 42% giá
trị nộp NSNN của khu vực doanh nghiệp thì riêng doanh nghiệp FDI từ EU đã nộp
tới 30%.
Nhìn chung xét theo các doanh nghiệp trong mặt bằng chung của từng ngành
kinh tế, khu vực doanh nghiệp FDI từ EU luôn đóng góp tương đối lớn vào NSNN
so với các khu vực còn lại, đặc biệt trong các ngành dịch vụ, công nghiệp chế biến
và xây dựng.
Thứ tư, quá trình đầu tư trực tiếp của các nước EU thường đi kèm với
hoạt động chuyển giao công nghệ cho Việt Nam.
Như đã phân tích ở trên, vốn đầu tư và số doanh nghiệp EU đều tập trung
chủ yếu vào một số ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ, đồng thời vai trò của
FDI của EU trong các ngànhđòi hỏi trình độ công nghệ cao hoặc những ngành có
hàm lượng tri thức cao như giáo dục đào tạo, hoạt động khoa học công nghệ và sản

xuất, phân phối điện và nước ở Việt Nam là hết sức to lớn. Để đảm bảo nguồn vốn
được sử dụng hiệu quả cũng như đảm bảo lợi ích cho cả hai phía, các quốc gia EU
trong quá trình đầu tư đã chuyển giao một số công nghệ tiên tiến, phù hợp với trình
độ phát triển của Việt Nam, qua đó nâng cao tri thứ và thúc đẩy quá trình đổi mới
công nghệ của Việt Nam.
Một lợi thế khác của FDI từ EU là chuyển giao công nghệ cho Việt Nam
thông qua lao động. Theo số liệu từ Điều tra doanh nghiệp 2009, số lao động có
trình độ cao đẳng và đại học ở các doanh nghiệp có FDI từ EU trung bình cao hơn
1,55 lần so với mức trung bình của các doanh nghiệp FDI nói chung. Điều này có
thể đem lại tác động tích cực trong việc chuyển giao công nghệ và quản lý trong quá
trình di chuyển lao động giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế do trình độ lao
động cao hơn thường đi kèm với khả năng tiếp thu công nghệ và kĩ năng quản lý tốt
hơn.
Nhóm 6 – KTQT 52A
20
Bài tập nhóm GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
Thứ năm, các doanh nghiệp có FDI từ EU có những đóng góp tích cực tới
hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Bên cạnh nhập khẩu, các doanh nghiệp FDI châu Âu cũng có những đóng
góp tích cực vào xuất khẩu của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang các
nước châu Âu nói chung và các nước EU nói riêng tăng mạnh qua các năm. Các
nước bạn hàng lớn đến từ EU của Việt Nam cũng chính là những quốc gia có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn tại Việt Nam như Hà Lan, Vương quốc Anh, Pháp
và các mặt hàng công nghiệp chính Việt Nam xuất khẩu sang những nước này cũng
chủ yếu từ các ngành có đầu tư FDI từ EU lớn (như xuất khẩu thực phẩm và đồ
uống sang Hà Lan).
 Như vậy, nhìn chung đầu tư trực tiếp nước ngoài từ khu vực châu Âu có
khá nhiều tác động tích cực tới nền kinh tế Việt Nam, từ bổ sung vốn, góp phần vào
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, tạo thêm việc làm, tăng thu ngân sách, thúc đẩy
xuất khẩu, đóng góp vào quá trình chuyển giao công nghệ.

2.3.1.2 Liên quan đến chính trị và xã hội
Đầu tư trực tiếp của EU đã góp phần không nhỏ trong giải quyết việc làm
cho người lao động. Với tổng vốn đầu tư và số lượng doanh nghiệp có FDI từ EU
tăng dần qua các năm, số lượng việc làm do nguồn FDI từ EU tạo ra trong nền kinh
tế cũng tăng lên đáng kể. Tốc độ tăng trưởng tạo việc làm trung bình của FDI từ EU
khoảng gần 15% một năm. Nếu như năm 2002, khu vực này sử dụng trung bình
khoảng 61042lao động thì năm 2009, tổng số lao động trong các doanh nghiệp FDI
từEU đã lên tới 160557 lao động.
Vì vậy, thông qua việc cung cấp việc làm cho người lao động, giảm bớt tình
trạng thất nghiệp, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ EU đã phần nào tạo dựng sự ổn
định trật tự an ninh xã hội cho Việt Nam.
2.3.2 Hạn chế
2.3.2.1 Liên quan đến kinh tế và hiệu quả đầu tư
Thứ nhất, các dự án FDI của EU tại Việt Nam đa số là các dự án vừa và
nhỏ, chưa tương xứng với tiềm lực của phía EU cũng như nguyện vọng, mong
muốn từ phía Việt Nam.
Thứ hai, FDI của EU vào Việt Nam với mục tiêu để khai thác thị trường nội
địa hơn là thúc đấy xuất khẩu ra nước ngoài.
Thứ ba, các nhà đầu tư EU chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng các
ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho việc sản xuất, xuất khẩu hàng hóa lâu dài
Nhóm 6 – KTQT 52A
21
Bài tập nhóm GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
tại Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu.
Thứ tư, ngoài ngành dịch vụ, có thể nói FDI nói chung và FDI của EU nói
riêng trong ngành công nghiệp chế biến vẫn chủ yếu chỉ nhằm tận dụng nhân công
giá rẻ trình độ thấp của Việt Nam. Mặc dù FDI từ EU có một lượng doanh nghiệp
đáng kể trong ngành sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất, ngành có trình độ
công nghệ trung bình cao trong các ngành công nghiệp chế biến; song ngoài
10,51% số doanh nghiệp này, các doanh nghiệp EU vẫn tập trung trong các ngành

thâm dụng lao động, áp dụng trình độ kĩ thuật không cao như sản xuất thực phẩm và
đồ uống, sản xuất giường, tủ bàn ghế và các sản phẩm khác, sản xuất trang phục,
nhuộm da, lông thú. Do đó khi xét tới vai trò của FDI từ khu vực châu Âu đối với
việc chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp, cần phải lưu ý chưa hẳn FDI từ khu
vực châu Âu đã có tác động nhiều trong chuyển dịch ngành công nghiệp của Việt
Nam lên chuỗi giá trị cao hơn.
Thứ năm, hiệu quả sử dụng vốn FDI từ EU trong một số lĩnh vực dịch vụ
chưa cao. Như đã đề cập ở trên, các quốc gia EU đầu tư nhiều nhất vào các hoạt
động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn. Tuy nhiên thực tế doanh
thu trung bình thu được từ những lĩnh vực này của các doanh nghiệp có FDI từ EU
lại thấp hơn mức doanh thu bình quân của các doanh nghiệp FDI từ các nước khác.
Điều này cho thấy các ngành khách sạn và nhà hàng cũng như kinh doanh tài sản và
dịch vụ tư vấn không phải là những ngành có lợi thế cạnh tranh lớn của FDI từ EU
tại Việt Nam.
Thứ sáu, một trong những vấn đề đặt ra trong thu hút FDI nước ngoài nói
chung và FDI từ EU nói riêng tại Việt Nam là vấn đề chuyển giá. Các doanh nghiệp
đua nhau kê khai "lỗ giả, lãi thật" để hòng trốn thuế.
Nhóm 6 – KTQT 52A
22
Bài tập nhóm GVHD: TS. Đỗ Thị Hương
2.3.2.2 Liên quan đến chính trị và xã hội
Về cơ cấu đầu tư phân theo vùng lãnh thổ, EU vẫn tập trung chủ yếu tại
các thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phụ cận
(Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Phúc, Hải Phòng) nơi có cơ sở hạ tầng tương đối tố,
còn các vùng sâu, vùng xa hay miền núi hầu như không có một dự án nào. Đây
cũng là một tình trạng chung của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Về khả năng cung cấp việc làm cho người lao động, so với mặt bằng chung
FDI, các doanh nghiệp có vốn FDI từ khu vực châu Âu sử dụng số lượng lao động
thấp hơn mức trung bình. Dù quy mô vốn và số doanh nghiệp của khu vực này luôn
trên 11% trong tổng giá trị của các doanh nghiệp FDI song số lượng lao động sử

dụng chỉ chiếm khoảng 8 – 9% so với tổng số lao động thuộc khu vực có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài.
Về vấn đề ô nhiễm môi trường, nhiều doanh nghiệp từ EU đang đầu tư ở
Việt Nam chỉ chú trọng quan tâm đến vấn đề lợi nhuận mà bỏ qua vấn đề bảo vệ
môi trường, gây ra sự xuống cấp của môi trường tự nhiên như vấn đề như ô nhiễm,
phát thải khí nhà kính, chặt phá rừng, suy giảm đa dạng sinh học, gây tác động lâu
dài tới sức khỏe người dân và hệ sinh thái khu vực, đồng thời gây ra cạn kiệt nguồn
tài nguyên thiên nhiên.
Một sự kiện nổi bật trong năm 2013 là của Công ty TNHH Rochdale
Spears 100% vốn đầu tư của Anh, chuyên sản xuất đồ gỗ nội thất cao cấp với
công suất 96.000 sản phẩm/năm. Công ty này thường xuyên xả bụi mù mịt và hơi
dung môi ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến
sản xuất của nhiều công ty khác và người lao động.Cơ quan chức năng của Bình
Dương yêu cầu nhà máy này di dời trước ngày 30/5/2013.Trước đó, Công ty
Rochdale Spears chi nhánh 2 tại Khu công nghiệp Đồng An đã bị phạt 250 triệu
đồng và buộc nhà máy ngừng sản xuất để khắc phục hậu quả, nhưng Rochdale
Spears đã phớt lờ “lệnh cấm” và cố tình tiếp tục hoạt động.
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế xuất phát từ Việt Nam
Mặc dù trong những năm gần đây, EU đã trở thành một trong những đối tác
đầu tư lớn nhất tại Việt Nam nhưng lượng FDI Việt Nam thu hút được từ EU nhỏ
hơn rất nhiều so với lượng FDI mà các quốc gia khác nhận được. Bên cạnh đó, các
dự án FDI của EU tại Việt Nam đa số là các dự án vừa và nhỏ, chưa tương xứng với
Nhóm 6 – KTQT 52A
23

×