1
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BÀI THUYẾT TRÌNH
MÔN CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 2
ĐỀ TÀI:
CÁC QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA EU ĐỐI
VỚI HÀNG DỆT MAY: THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP
ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Giáo viên hướng
dẫn
:
Sinh viên thực hiện
:
Lớp
:
2
2
Hà Nội, tháng 11 – 2013
MỤC LỤC
3
3
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ÐẦU
EU là một trong những đối tác thương mại và đầu tư quan trọng nhất của
Việt Nam. Xuất khẩu sang EU đóng góp 16% tổng GDP, đạt 14,9 tỷ USD (14%
4
4
năm 2009, đạt 12.6 tỷ USD) và chiếm 17% tổng số kim ngạch xuất khẩu cả nước
(duy trì từ năm 2005) . Ngành công nghiệp dệt may là một trong những ngành xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam và đóng vai trò chủ đạo trong quá trình công nghiệp hóa
đất nước. Dệt may nằm trong nhóm 5 sản phẩm dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam vào EU.
Hiện nay, việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam
và EU hiện đang diễn ra tốt đẹp, mở ra một kỳ vọng về cơ hội mới cho sự phát triển
nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Bên
cạnh đó, cũng có không ít những thách thức mà chúng ta gặp phải. Một trong những
thách thức đó chính là việc EU ngày càng thắt chặt hơn nữa hệ thống các tiêu chuẩn
kĩ thuật đối với mặt hàng nhập khẩu vào nước này, trong đó có hàng dệt may. Các
tiêu chuẩn kỹ thuật mà EU đã và đang áp dụng bao gồm các tiêu chuẩn về chất
lượng, an toàn cho người sử dụng, lao động và trách nhiệm xã hội, các quy định về
bảo vệ môi trường . Đây là khó khăn tương đối lớn đối với ngành xuất khẩu Việt
Nam, đặc biệt là xuất khẩu hàng dệt may. Bởi đặc thù của ngành dệt may là phải sử
dụng các loại hóa chất, nếu như không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ quy trình từ
sản xuất đến xử lý chất thải thì sản phẩm của ngành này sẽ không đảm bảo tiêu
chuẩn mà EU đặt ra. Tất yếu, hàng dệt may Việt Nam không thể thâm nhập vào thị
trường này, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế nước nhà. Vì vậy, để có thể xuất khẩu
thành công cũng như khẳng định được vị trí tại thị trường EU, Việt Nam cần phải
chú trọng đến khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của các mặt hàng xuất
khẩu.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài “Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của
EU đối với hàng dệt may: thực trạng và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp
Việt Nam” sẽ đề ra được những biện pháp giúp cho Nhà nước cũng như doanh
nghiệp dệt may tăng khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của EU.
Nội dung nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về các tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định hệ thống
tiêu chuẩn kỹ thuật của EU đối với hàng dệt may nhập khẩu
5
5
Chương 2: Thực trạng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của EU đối với hàng
dệt may của doanh nghiệp Việt Nam
Chương 3: Giải pháp giúp doanh nghiệp Việt Nam vượt qua các tiêu chuẩn
kỹ thuật của EU đối với hàng dệt may
6
6
CHÝÕNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT VÀ CÁC QUY ÐỊNH HỆ
THỐNG TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA EU ÐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY
NHẬP KHẨU
1.1. Khái niệm những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật
1.1.1. Khái niệm:
Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật (rào cản kỹ thuật trong thương mại
quốc tế) là những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, đo lường, an toàn lao động, bao bì
đóng gói, kỹ mã hiệu, dán nhãn, bảo vệ môi trường sinh thái,… đối với hàng hóa
trong thương mại quốc tế.
Trong thương mại quốc tế, các “rào cản kỹ thuật đối với thương mại”
(Technical Barriers to Trade - TBT) thực chất là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu hoặc quy trình đánh giá sự phù
hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó. Các
biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ những lợi
ích quan trọng như bảo vệ sự an toàn và lợi ích của người tiêu dung, bảo vệ môi
trường trong nước Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp kỹ thuật có thể là những
rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể được sử dụng vì mục
tiêu bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng
hoá nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu. Do đó chúng còn được gọi là “rào
cản kỹ thuật đối với thương mại”.
1.1.2. Mục đích
- Đối với người tiêu dùng: dễ dàng lựa chọn và sử dụng những sản phẩm thích hợp có
chất lượng và thông số kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của mình.
- Đối với người sản xuất: giúp cho việc sản xuất theo quy mô lớn theo một thông số
quy định về kích thước, tiêu hao nguyên liệu, bán thành phẩm được sản xuất từ
nhiều nguồn khác nhau.
- Đối với người bán: có thể dễ dàng hiểu nhau khi đàm phán về một mặt hàng.
- Đối với hầu hết các quốc gia: ngoài mục đích mang tính chất tích cực trên, hầu hết
các nước đều dùng biện pháp kỹ thuật như một biện pháp nhằm bảo hộ thị trường
nội địa và sản xuất trong nước.
7
7
1.2. Phân loại các tiêu chuẩn kỹ thuật
1.2.1. Các tiêu chuẩn về chất lượng
Các quy định về tiêu chuẩn chất lượng bao gồm các nội dung:
- Các yêu cầu, quy định đối với sản phẩm .
- Các thủ tục đánh giá, giám định về chất lượng sản phẩm.
1.2.2. Tiêu chuân về an toàn cho người sử dụng
Đây là một trong những tiêu chuẩn hết sức quan trọng, tiêu chuẩn về độ an
toàn chung của sản phẩm ví dụ như quy định về nhãn mác, đóng gói hàng hóa, ký
mã hiệu sản phẩm, bao gói…
1.2.3. Tiêu chuẩn về lao động và trách nhiệm xã hội
Hiện nay, bộ tiêu chuẩn về lao động và trách nhiệm xã hội SA 8000 đang
được các nước phát triển áp dụng rộng rãi. Tiêu chuẩn SA 8000 là công cụ quản lý
giúp các Công ty và các bên hữu quan có thể cải thiện được điều kiện làm việc và là
cơ sở để các tổ chức chứng nhận đánh giá chứng nhận.
1.2.4. Quy định về bảo vệ môi trường (Hệ thống quản trị môi trường ISO
14001:2000)
Hệ thống này xem xét khía cạnh bảo vệ môi trường của các tổ chức sản xuất
và sản phẩm. Hiện nay, trên thị trường thế giới rất chú trọng đến vấn đề môi trường,
tổ chức môi trường thế giới đã khuyến cáo các doanh nghiệp nên cung ứng những
sản phẩm “xanh va sạch”. Mức độ ảnh hưởng đến môi trường của một sản phẩm sẽ
quyết định tới sức cạnh tranh của sản phẩm đó trên thị trường thế giới.
1.2.5. Hệ thống thực hành sản xuất tốt GMP (Good Manufacturing Practiecs)
Các nước lớn như Mỹ, EU, Nhât Bản, Australia…đều yêu cầu các sản phẩm
khi nhập khẩu vào thị trường nước họ phải được công nhận đã áp dụng GMP.
Chứng nhận GMP là một tiêu chuẩn bắt buộc đối với đơn vị sản xuất, GMP kiểm
soát tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành chất lượng.
1.3. Tác động của việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật
1.3.1. Đối với nước nhập khẩu
Rào cản kỹ thuật có thể bị sử dụng biến tướng như một công cụ bảo hộ của
8
8
Chính phủ nước nhập khẩu dùng để hạn chế sự thâm nhập của hàng hóa nước ngoài
khi thâm nhập vào thị trường nước mình.
Tác động tích cực
- Việc áp dụng các rào cản kỹ thuật đã làm nâng cao chất lượng của hàng hóa
nhập khẩu vào thị trường này, qua đó quyền lợi người tiêu dùng được nâng cao.
- Giảm sức cạnh tranh “sức ép” của hàng hóa nhập khẩu.
- Bảo hộ các ngành sản xuất trong nước, giúp các nhà kinh doanh trong nước
tăng sức cạnh tranh trên thị tường nội địa.
- Tạo điều kiện hỗ trợ các ngành và mặt hàng xuất khẩu nâng cao khả năng
cạnh tranh trên thị trường nước ngoài.
- Sử dụng hợp lý các nguồn ngoại tệ, tạo điều kiện cân bằng cán cân thanh
toán quốc tế của quốc gia, cải thiện cán cân thương mại.
- Việc áp dụng các rào cản kỹ thuật giúp bảo vệ môi trường, bảo vệ an toàn
và sức khỏe của người tiêu dùng.
Tác động tiêu cực
- Ảnh hưởng đến việc mở rộng quan hệ quốc tế nói chung, quan hệ thương
mại nói riêng của quốc gia với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
- Tạo ra sự bảo thủ, trì trệ, ỷ lại của các nhà sản xuất kinh doanh vào Chính
Phủ, không tạo động lực cho nền sản xuất trong nước.
- Giảm lợi ích người tiêu dùng và nền sản xuất của các ngành khác trong nền
kinh tế.
1.3.2. Đối với nước xuất khẩu
Tác động tích cực
- Việc các nước tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật để hạn chế nhập
khẩu là động lực tạo cho các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải nâng cao năng lực
sản xuất, cạnh tranh, nâng cao chất lượng cho sản phẩm của mình.
- Một trong những tiêu chuẩn về kỹ thuật đó là biện pháp bảo vê ̣môi trường,
bảo vệ sức khỏe và lợi ích cho người lao động.
Tác động tiêu cực
9
9
- Các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải tăng chi phí sản xuất để thay đổi điều
kiện sản xuất sao cho đáp ứng được những yêu cầu của quy định về kỹ thuật, do đó
lợi nhuận của nhà sản xuất sẽ giảm sút.
- Gây ra thiệt hại cho nhà sản xuất cả về mặt bị hạn chế về số lượng do áp
dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Bên cạnh việc gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp, nhà xuất khẩu thì
cũng ảnh hưởng tới những người lao động sản xuất trong các ngành sản xuất xuất
khẩu.
- Phải chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế như một loại ngôn ngữ quốc tế thống
nhất về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa. Trong khi đó, những nước đang phát triển
có trình độ công nghệ, quản lý và khả năng tài chính còn hạn chế, nhiều doanh
nghiệp khó có thể áp dụng ngay tiêu chuẩn quốc tế đối với sản phẩm hàng hóa của
mình.
10
10
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA
EU ĐỐI VỚI MẶT HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA
VIỆT NAM
2.1. Khái quát chung về thị trường tiêu thụ hàng dệt may EU
2.1.1. Quy mô thị trường tiêu thụ hàng dệt may EU
EU được xem là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn trên thế giới, chiếm
50% tổng KNNK dệt may toàn cầu. Theo đánh giá, chi phí đầu người mua sắm
hàng may mặc ở EU rất cao, đặc biệt là ở các nước Bắc Âu, Anh, Pháp Tính đến
năm 2012, trong khối EU, Đức vẫn dẫn đầu về thị phần tiêu thụ hàng dệt may trong
khối với 18,5%, Ý chiếm 17,4%, Anh 16%, Pháp 12,7%, Tây Ban Nha 6,2%
Hàng may mặc được tiêu thụ ở EU chủ yếu thuộc 4 nhóm: hàng thiết kế cao cấp
chiếm gần 5%, hàng sản xuất theo xu hướng thời trang chiếm trên 30%, hàng xu
hướng theo mùa 45%, hàng giá rẻ, đáp ứng số đông chiếm 17%.
Trong giai đoạn 2005 – 2008, KNNK hàng dệt may của EU liên tục tăng, từ
67379 triệu EUR năm 2005 lên tới 79318 triệu EUR năm 2008 (tăng 17,7%) – Số
liệu Cơ quan Thống kê của Liên minh Châu Âu. Nguyên nhân là do chế độ hạn
ngạch dệt may toàn cầu đã được xóa bỏ từ ngày 1/1/2005, khiến các mặt hàng dệt
may từ các nước tràn về EU, đặc biệt là sự gia tăng mạnh của hàng dệt may Trung
Quốc vào EU.
Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, KNNK hàng dệt may của EU được
đánh giá là có sự suy giảm, mà nguyên nhân chính là do EU chịu tác động khá nặng
nề của cuộc khủng hoảng tài chính Thế giới khiến chi tiêu cho mua sắm nói chung
và cho hàng dệt may nói riêng của người dân EU có sự cắt giảm. Năm 2011, kim
ngạch nhập khẩu hàng dệt may của EU khoảng 260 tỷ USD, sang năm 2012 giảm
còn 240 tỷ USD, dự báo năm 2013 sẽ giảm còn 234 tỷ USD. Tuy nhiên, điều này
cũng không thể phủ định việc người dân EU luôn có nhu cầu cao đối với mặt hàng
dệt may.
11
11
2.1.2. Đối tác xuất khẩu hàng dệt may sang EU
Trong hơn 5 năm (kể từ năm 2005), đối với mặt hàng may mặc, Trung Quốc,
Thổ Nhĩ Kì, Ấn Độ và các nước ASEAN vẫn là những nhà cung cấp chính cho thị
trường EU. Cụ thể, trong năm 2010, KNNK hàng dệt may của EU từ TQ chiếm trên
42%, từ Thổ Nhĩ Kì là 13,3%, từ khu vực ASEAN là 6,3%
Trước sự gia tăng hàng dệt may vào EU kể từ khi hạn ngạch dệt may toàn
cầu bị xóa bỏ (2005), đặc biệt là hàng dệt may TQ, EU đã ép TQ phải kí kết một
thỏa thuận mới nhằm hạn chế sự gia tăng XK hàng dệt may sang EU của nước này
cho tới năm 2008. Đến hết năm 2008, khi thời hạn áp dụng hạn ngạch đã kết thúc,
một lần nữa, EU lại thỏa thuận với TQ thiết lập một hệ thống giám sát kép hàng dệt
may NK từ TQ trong vòng một năm thông qua cơ chế cấp phép. Điều này phần nào
đã lý giải được KNNK hàng dệt may của EU có tăng liên tục nhưng xu hướng tăng
thì chậm lại trong giai đoạn 2005 – 2008.
Tuy nhiên, hiện nay, Bangladesh là nước cung ứng hàng may mặc lớn nhất
vào EU, tiếp đến là Trung Quốc, Hồng Công (Trung Quốc), Ấn Độ, Indonesia,
Pakistan, Philippines, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ… Mặc dù, đối với VN, EU là đối tác
nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ 2 (trước 2012, hiện nay là Nhật Bản), song thị phần
hàng dệt may của VN tại thị trường EU còn khá nhỏ bé. EU vẫn luôn là một thị
trường tiềm năng về tiêu thụ hàng dệt may, do vậy, vẫn sẽ còn nhiều cơ hội để VN
khẳng định chỗ đứng của mình tại đây.
12
12
2.2 Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU giai đoạn 2005 –
2012.
2.2.1 Giá trị kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU trong giai đoạn
2005 -2012
Biểu đồ 1: Kim ngạch XK hàng dệt may của Việt Nam sang EU giai đoạn
2005 – 2012
Đơn vị: Triệu USD
Trong giai đoạn 2005 – 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt
Nam sang thị trường EU ngày càng tăng từ 897 triệu USD năm 2005 lên đến 1704
triệu USD vào năm 2008 và tốc độ tăng ngày càng giảm dần.
Bảng 1: Bảng giá trị tăng tuyệt đối và tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng
dệt may của Việt Nam sang EU
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Giá trị tăng tuyệt đối kim ngạch
Xk hàng dệt may của Việt Nam
sang EU (triệu USD)
356 237 214 -53 269 650 -114
Tốc độ tăng kim ngạch XK hàng
dệt may của Việt Nam sang EU
( %)
39,7 18,9 14,4 -3,1 16,3 33,9 -4,4
Nguyên nhân là do Việt Nam gia nhập WTO năm 2005 (chính thức trở thành
thành viên thứ 150 vào tháng 11/2006) nên ngày càng mở cửa để hội nhập, kim
13
13
ngạch xuất khẩu nói chung và kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nói riêng cũng
tăng lên hàng năm. Song trong tiến trình hội nhập thì các quy định hay các tiêu
chuẩn về hàng nhập khẩu của EU cũng ngày một khắt khe hơn. Như vậy với khả
năng thích nghi sản xuất và thay đổi theo yêu cầu của đối tác còn thấp như Việt
Nam thì tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu ngày càng giảm là điều dễ hiểu. Mặt khác,
năm 2008, EU sẽ bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Trung Quốc. Điều này sẽ ảnh
hưởng đáng kể đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường này. Việt
Nam và các nước dệt may khác sẽ phải cạnh tranh gay gắt với ngành dệt may Trung
Quốc là nước có sức cạnh tranh cao, chủ động được nguyên phụ liệu và có khả năng
đáp ứng nhiều loại phẩm cấp hàng hoá.
Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU tăng
trưởng âm ( kim ngạch giảm) từ 1704 triệu USD năm 2008 xuống 1651 triệu USD
năm 2009. Điều này là do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2008 đã
làm cho nền kinh tế các nước Châu Âu cũng như Việt Nam đứng trước những khó
khăn, làm cho nhu cầu tiêu dùng cũng như sức mua của người dân EU giảm, dẫn
đến giảm nhu cầu/ đơn hàng nhập khẩu, làm hạn chế khả năng sản xuất của Việt
Nam và từ đó làm giảm kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang EU.
Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đã
tăng trở lại với tốc độ tăng khá cao, 16,3% so với năm 2008 và tăng lên đỉnh điểm
năm 2011 với 2570 triệu USD ( tăng 33,9% so với năm 2010). Sau cuộc khủng
hoảng kinh tế thì bắt đầu cuối năm 2009 thì nền kinh tế Việt Nam đã có những khởi
sắc mà do đó kim ngạch có chiều hướng ngày một tăng lên. Cho dù cuộc khủng
hoảng nợ công Châu Âu mà bắt nguồn là Hy Lạp từ năm 2010 diễn ra nhưng kim
ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU vẫn tăng vì các nước thắt
chặt và thận trọng hơn trong chính sách cũng như trong kiểm soát thị trường và cán
cân thanh toán quốc tế đồng thời các thị trường tiềm năng mà Việt Nam xuất khẩu
sang EU như: Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Italia,…( mà tỉ trọng xuất khẩu sang
trong khối EU là lớn nhất) vẫn tăng chứ không giảm.
Năm 2012, lại sụt giảm, xuống còn 2456 triệu USD do các nhà nhập khẩu
14
14
EU đang chuyển dần đơn hàng từ Việt Nam sang Campuchia, Lào và Bangladesh
nhằm tránh mức thuế nhập khẩu 10 % để tiết kiệm chi phí, do những quốc gia này
còn được hưởng tiêu chuẩn Tối huệ quốc (MFN) với mức thuế suất nhập khẩu 0%.
Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU có
chiều hướng tăng trong giai đoạn 2005 – 2012 và đạt được kết quả đáng mong đợi
của nền kinh tế Việt Nam nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
sang EU vẫn có nhiều biến động theo các chính sách về hạn ngạch cũng như các
tiêu chuẩn kỹ thuật và diễn biến chung của nền kinh tế thế giới.
2.2.2 Cơ cấu các mặt hàng dệt may xuất khẩu sang EU giai đoạn 2005-2012
Sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam ngày càng phong phú và đa dạng.
Hiện nay, sản phẩm ngành may của Việt Nam có nhiều chủng loại khác nhau từ
quần áo bảo hộ, đồng phục học sinh (những sản phẩm có hàm lượng trí tuệ thấp,
không đòi hỏi nhiều sự sáng tạo) đến áo jacket, áo sơ mi nữ, quần áo thể thao,
comple và các sản phẩm dệt kim. Trong số đó đã xuất hiện các chủng loại hàng hóa
có mẫu mã mới, chất lượng cao (áo sơ mi nữ cao cấp, quần jean,…) và đã khẳng
định vị trí và tên tuổi tại các thị trường lớn như Đức, Pháp. Trong cơ cấu mặt hàng
xuất khẩu, có bốn chủng loại hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn là áo thun, áo jacket, áo
sơ mi các loại và quần may sẵn.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong năm 2008 các chủng loại mặt
hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh là: áo jacket, quần, áo sơ mi, áo thun, áo
khoác, quần short,… và giảm xuất khẩu ở một số mặt hàng như: áo len, đồ lót,
khăn, quần jacket…Xét về giá trị, mặt hàng quần là chủng loại mặt hàng có kim
ngạch xuất khẩu tăng cao nhất, tăng tới 81 triệu USD so với năm 2007, đạt 205 triệu
USD. Đứng thứ hai là mặt hàng áo jacket với mức tăng 63 triệu USD. Tuy nhiên xét
theo tổng kim ngạch xuất khẩu thì áo jacket là mặt hàng có kim ngạch xuất nhập
khẩu cao nhất, đạt 246 triệu USD.
Song cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU chưa
hợp lý. Trong các chủng loại hàng may mặc xuất khẩu sang EU, hầu hết các doanh
nghiệp may mới chỉ tập trung vào một số sản phẩm đơn giản hoặc các mặt hàng
15
15
nóng như áo jacket, áo sơ mi,…còn các mặt hàng có yêu cầu kỹ thuật phức tạp và
chất lượng cao như áo da, váy, vesting, comple, áo khoác,…các doanh nghiệp dệt
may Việt Nam vẫn sản xuất ở tỷ lệ rất nhỏ. Nhìn chung, các mặt hàng dệt may của
Việt Nam sang EU còn ít về số lượng và chủng loại hàng cũng hạn chế. Điều này sẽ
gây khó khăn trong công tác bán hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng
dệt may trên thị trường EU.
2.2.3 Cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong EU
Biểu đồ 2: Tỷ trọng thị trường nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong
các nước EU năm 2009 (%)
Từ trước đến nay Đức vẫn là thị trường truyền thống số một của dệt may
Việt Nam trong các nước thành viên EU. Đức luôn dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu
hàng dệt may của Việt Nam. Bên cạnh đó, Pháp là bạn hàng lâu năm của Việt Nam,
vài năm trở lại đây thì mức nhập khẩu sụt giảm đáng kể, từ chỗ đứng thứ hai trong
các nước EU nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam thì đến năm 2009 đã tụt xuống
vị trí thứ 5 sau Hà Lan, chỉ đạt 150.33 triệu USD, do sự chuyển dịch xu hướng tiêu
dùng của người dân Pháp đối với hàng dệt may cao cấp sang các nước xuất khẩu
khác.
Cơ cấu thị trường trong EU có sự phân tách khá rõ ràng, trong các nước
thành viên EU một số quốc gia nhập khẩu chính hàng dệt may Việt Nam là Đức,
Anh , Pháp, Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha, Italia chiếm tới 80-90% kim ngạch xuất
khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Các nước còn lại chiếm một phần rất nhỏ. Dự
đoán hàng dệt may Việt Nam sang EU trong những năm tới sẽ có nhiều kết quả lạc
quan hơn.
16
16
2.2.4 Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của VN sang EU
2.2.4.1. Những thành công đạt được
Thứ nhất, Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU tăng
với tốc độ bình quân khá cao đặc điệt là năm 2006 và 2011tốc độ tăng lần lượt là
39,7% và 33,9%.
Thứ hai, Năng lực xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU trong những năm
gần đây dần được nâng cao. Sức cạnh tranh của hàng Việt Nam đang được cải thiện,
tạo được sự tin cậy của các nhà nhập khẩu trên thị trường EU. Các doanh nghiệp
trong nước đã có nhiều biện pháp để đầu tư cả chiều rộng và chiều sâu nâng cao
chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm.
Thứ ba, Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang EU góp phần ổn điịnh và
phát triển sản xuất. Hoạt động sản xuất và xuất khẩu đã giải quyết hàng nghìn việc
làm cho công nhân và có đóng góp to lớn trong việc ổn định và phát triển nền kinh
tế quốc gia.
Thứ tư, Xuất khẩu dệt may sang thị trường EU ngày càng củng cố thị trường
truyền thống và mở rộng thêm thị trường mới.
2.2.4.2. Những hạn chế
Thứ nhất, Quy mô xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU còn quá nhỏ so với
tiềm năng kinh tế của Việt Nam và nhu cầu nhập khẩu của thị trường EU. Với
những lợi thế trong ngành công nghiệp dệt may Việt Nam, hàng dệt may Việt Nam
hoàn toàn có thể cạnh tranh với hàng hóa của Trung Quốc hay Thái Lan. Bên cạnh
đó, quy mô của ngành còn chưa thực sự tương xứng với những gì mà chúng ta có.
Hàng dệt may Việt Nam chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu hàng dệt
may của EU. Đây là điều đáng tiếc của dệt may Việt Nam khi mà nhu cầu của EU
rất lớn nhưng hàng của Việt Nam chưa thể thâm nhập được nhiều.
Thứ hai, Cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu sang EU chưa phong phú, chất
lượng chưa đồng đều.Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu sang EU những mặt hàng
chất lượng trung bình, phục vụ tầng lớp khách hàng trung lưu và thấp hơn. Chúng ta
còn thiếu nhà sáng tạo, thiết kế mẫu mã mang tính độc đáo, riêng biệt.
17
17
Thứ ba, Khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam tuy đã được nâng
cao hơn trước nhưng vẫn còn thấp
- Về chất lượng: Người tiêu dùng EU đánh giá hàng hóa qua hệ thống tiêu
chuẩn quốc tế như: ISO 9000, ISO 14000, SA 8000… Hiện nay ngành dệt may Việt
Nam chỉ có gần 100 doanh nghiệp đạt được chứng chỉ ISO 9000, khoảng 30 doanh
nghiệp có chứng chỉ SA8000, 10 doanh nghiệp có chứng chỉ ISO 14000. Đây là con
số quá khiêm tốn.
- Về thương hiệu sản phẩm: Việt Nam chưa có những thương hiệu nổi tiếng.
Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu mới làm gia công cho nhà nhập khẩu EU, hàng
làm xong rồi được xuất dưới các thương hiệu nổi tiếng khác.
- Về giá cả: Hàng dệt may Việt Nam vẫn còn có giá khá cao so với các đối
thủ cạnh tranh trên thị trường EU.
Thứ tư, Hình thức xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sang
thị trường EU còn quá đơn giản. Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU chủ
yếu qua 2 hình thức: xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu qua trung gian ( trong đó gia
công xuất khẩu và xuất khẩu qua trung gian chiếm 79% giá trị xuất khẩu). Các
doanh nghiệp chưa có sực liên kết hợp tác kinh doanh, do đó doanh nghiệp dệt may
Việt Nam chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường EU.
2.3. Thực trạng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của EU đối với mặt hàng dệt may
xuất khẩu của Việt Nam
2.3.1. Các quy định về hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của EU đối với hang dệt may nhập
khẩu
2.3.1.1. Quy định của EU đối với hàng dệt may về môi trường, an toàn và sức khỏe con
người
Các thông tý, quy chuẩn, luật, sắc luật ðýợc EU ban hành liên quan ðến cấm việc
nhập khẩu và bán các loại hàng hóa có chứa các chất bị cấm :
• Thông tý 2002/61/EC và ðã ðýợc 27 nýớc thành viên ðýa vào luật quốc gia. Ðó là
cấm bán sản phẩm dệt may có chứa thuốc nhuộm azo gây ung thý.
• Thông tý 2003/3/EC về hạn chế bán và sử dụng thuốc nhuộm màu xanh nýớc biển.
• Thông tý 91/338/EC về hạn chế sử dụng cadimi trong pigment, chất ổn ðịnh cho
chất dẻo, chất mạ ðiện.(mức ðộ tối ða Cadmium trong các sản phẩm tiêu dùng
18
18
không ðýợc lớn hõn 100mg/kg).
• Thông tý 83/264/EC về hạn chế sử dụng các chất chống cháy trong sản phẩm dệt
may.
• Thông tý 2003/11/EC về hạn chế sử dụng các chất chống cháy trong sản phẩm dệt
may : penta BDE, octa BDE.
• Thông tý 2003/53/EC về cấm bán và sử dụng Nonyphenol và nonyphenol atoxylat.
• Thông tý 94/27/EC về giới hạn Niken trong các vật trang sức và phụ kiện may mặc.
• Quy chuẩn EC 850/2004 cấm sử dụng các chất hữu cõ gây ô nhiễm (POP).
• Luật REACH 1907/2006/EC quy ðịnh về “ ðãng ký, ðánh giá, cấp phép và hạn chế
sử dụng hóa chất’’.
• Thông tý 2006/12/EC về hạn chế bán và sử dụng perfooctan sulfonat.
• Sắc luật về bao bì và phế liệu bao bì.
• Luật về an toàn quần áo.
Để xuất khẩu thành công vào thị trường EU thì đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật
về môi trường đóng một vai trò quan trọng và nó được coi là vấn đề chính hiện nay.
Vấn đề này không chỉ được quan tâm từ phía chính phủ mà còn được nhận thức
mạnh mẽ bởi người tiêu dùng đặc biệt là các quốc gia phía Bắc EU( Đức, Hà
Lan…). Do vậy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường
EU cần phải hiểu và thực hiện đúng các yêu cầu về hàng rào kỹ thuật.
Nói đến quy định REACH: quy định về “ đăng ký, đánh giá, cấp phép và
hạn chế sử dụng hóa chất” có hiệu lực từ ngày 1/6/2007. REACH yêu cầu phải đăng
kí chất trong sản phẩm trong trường hợp sau:
- Tổng lýợng của chất có trong mặt hàng výợt quá 1 tấn/nãm/nhà sản xuất hoặc nhà
nhập khẩu.
- Bất kỳ loại sản phẩm nào có chứa hóa chất trong nhóm nguy hại cao với nồng ðộ
0,1% trên tổng trọng lýợng thì các nhà cung cấp cần phải cho ngýời nhận sản phẩm
ðó ðầy ðủ thông tin, tối thiểu là tên hóa chất ðể họ có thể sử dụng sản phẩm một
cách an toàn.
Đối với tiêu chuẩn về chất lượng: EU dựa trên bộ tiêu chuẩn về chất lượng
theo tiêu chuẩn quốc tế ISO9000 đã đưa ra các tiêu chuẩn ISO14001, EMAS…để
các nhà sản xuất tuân thủ. Đối với bộ tiêu chuẩn EMAS chủ yếu được áp dụng cho
các công ty tại EU và được áp dụng rộng rãi ở Đức. Hệ thống EMAS đặt ra các yêu
19
19
cầu cao đối với các doanh nghiệp và tốn nhiều chi phí để đánh giá, chứng nhận, vì
vậy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nên áp dụng chấn nhận ISO14001.
Về sản xuất và xử lý nguyên liệu : các nguyên liệu chính sử dụng trong sản
xuất các sản phẩm may mặc thông thường là bông và sợi nhân tạo, vì vậy mà trong
quá trình sản xuất nhiều chất độc hại được thải ra. Đặc biệt là trong quá trình trồng
trọt nguyên liệu và sản xuất vải. Trong quá trình chế biến hoàn thiện vải sau khi đi
qua nhiều công đoạn xử lý khác nhau sẽ thải ra một lượng lớn các chất độc hại như
oxygen, chất biocide, nhiều chất độc không thể hủy bằng phương pháp vi khuẩn
cũng như có thể tìm thấy trong quá trình giặt tẩy chính là nguyên nhân gây lên các
vấn đề môi trường.
Công đoạn in và nhuộm: theo quy định của EU tỷ lệ phần trăm không cố
định trên vải, thay đổi từ 1-2% đối với thuốc nhuộm màu và crom và từ 30-40% đối
với thước nhuộm phản ứng và phosphorus.
Nhuộm Azo và các chất độc hại khác: có khoảng 120 loại thuốc nhuộm azo
bị cấm. Tại Đức loại thuốc nhuộm này bị cấm sử dụng, còn tại Hà Lan loại thuốc
này bị cấm sử dụng đối với các mặt hàng ga trải giường, quần áo. Ngoài ra thì một
số loại khác cũng bị cấm tại một số nước thành viên EU như pentachlorophenol…
2.3.1.2. Quy định về đóng gói và ghi nhãn sản phẩm dệt may
- Thông tý 96/74/EC quy ðịnh cách thức ghi nhãn cho các sản phẩm dệt may bán tại
EU.
- Nhãn cần phải nêu ðúng các thông tin về thành phần xõ, sợi của sản phẩm.
- Nhãn bắt buộc phải ðýợc xem là một phần của chất lýợng.
Phạm vi áp dụng :
- Các sản phẩm chỉ gồm toàn xơ dệt.
- Các sản phẩm dệt có chứa ít nhất 80% xơ dệt theo khối lượng.
- Vải bọc đồ gỗ, ô, vật liệu che nắng, vật liệu trải sàn, thảm, lớp lót cho giày
dép, gang tay, bao tay…
Việc đóng gói sản phẩm: cần phải nghiên cứu kĩ bao bì nào có thể bảo vệ
hàng trong quá trình vận chuyển, chống ảnh hưởng của khí hậu, nhiệt độ, và chạm
cơ học và cả lấy cắp. Một số nhà nhập khẩu có những nhu cầu đặc biệt liên quan
20
20
đến bao bì. Vì những lý do về môi trường, bao bì đóng gói từ những vật liệu như
PVC… ít thông dụng đối với người tiêu dùng và trong vài trường hợp, chính phủ có
thể cấm sử dụng loại vật liệu này.
Ghi nhãn mác sản phẩm : Việc ghi nhãn phải đảm bảo thông tin cho người
tiêu dùng về tương lai và sản phẩm thực sự mua được. Thông tin cung cấp được ghi
trên nhãn từ thành phần sợi vải chính tạo nên sản phẩm cho đến thông tin an toàn
tiêu dùng. Thông thường có 2 loại yêu cầu :
- Một là yêu cầu bắt buộc nhý xuất xứ, thành phần sợi, khả nãng cháy.
- Hai là yêu cầu tự nguyện nhý nhãn hiệu/hýớng dẫn giặt tẩy và kích cỡ của nhãn.
Việc ghi nhãn tự nguyện ðýợc sử dụng ở nhiều quốc gia EU. Ghi nhãn tự nguyện sử
dụng 5 loại biểu týợng là mã màu, các biểu týợng liên quan ðến tính bền vững của
màu sắc, ổn ðịnh về kích cỡ, ảnh hýởng của cloren trong chất tẩy, nhiệt ðộ ủi an
toàn nhất và một vài ðặc tính khác.
Ngoài ra EU cũng khuyến khích gắn nhãn sinh thái, hiện có 4 nhãn quan
trọng đang được áp dụng đó là EU Ecolabel, OkO-Tex, SKAL EKO và nhãn SG:
+ Nhãn EU Ecolabel: được áp dụng cho ga trải giường, áo thu, áo thun dệt
kim, áo thun trơn, áo cổ tròn, áo tay ngắn hoặc tay dài, được thiết kế để mặc ngoài
trời….
+ Nhãn OKO-Tex: không kiểm tra toàn bộ quá trình xử lý sản phẩm mà chỉ
tập trung vào sản phẩm cuối cùng, được sử dụng phổ biến ở Đức.
+ Nhãn SKAL EKO : được SKAL (SKAL là một cơ quan kiểm định quốc tế
độc lập đối với các phương pháp sản xuất hữu cơ và cơ quan này sở hữu dấu xác
nhận nhận đăng ký chính thức EKO. SKAL được Chính phủ Hà Lan và Đức ủy
quyền theo quy định ECC 2092/91) giám định tập trung vào dây truyền sản xuất và
kiểm tra nhằm xác minh xem gia đoạn nào được cho phép và giai đoạn nào không
cho phép. Những tiêu chuẩn mà hệ thống cho phép xử lý ở công đoạn hoàn thiện là:
xử lý không co, phủ láng mặt ngoài, tạo độ bền, thấm nước hoặc không thấm
nước…
+ Nhãn SG: quy định giới hạn cho phép đối với các chất nguy hiểm
formaldehyde, pentachlorophenol, chlorified phenols…
21
21
2.3.1.3. Các điều kiện lao động
Bên cạnh các nhãn hiệu sinh thái trên sản phẩm, EU cũng thực hiện những
chương trình với nội dung cải thiện các điều kiện lao động trong ngành công nghiệp
dệt may. Các chiến dịch, quy tắc được xây dựng như “chiến dịch quần áo sạch”, quy
tắc đạo đức điển hình là quy tắc thương mại công bằng cho ngành may mặc trong
đó xem xét vấn đề về:
- Thanh toán lương thực.
- Tự do trong tổ chức và đàm phán lương tập thể.
- Không bắt buộc làm thêm giờ.
- Không phân biệt đối xử.
- Không sử dụng lao động trẻ em.
- Các điều kiện về an toàn sức khỏe tại nơi làm việc.
Các tiêu chuẩn được đưa ra dựa trên cơ sử các hiệp định của Tổ chức Lao
động Quốc tế (ILO).
2.3.2. Tác động của hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng dệt may Việt Nam.
● Tác động tích cực: Trên thực tế, rào cản kỹ thuật là một trong những biện
pháp hạn chế sự nhập khẩu hàng hóa của nước ngoài vào thị trường trong nước, do
đó nó kiềm chế hoạt động xuất khẩu của một quốc gia. Có thể nói, rào cản kỹ thuật
đã tác động gián tiếp nâng cao được chất lượng sản xuất của ngành dệt may Việt
Nam. Ngoài ra, rào cản kỹ thuật còn có tác động làm nâng cao chất lượng sống của
người tiêu dùng Việt Nam, do phải đáp ứng được những yêu cầu khắt khe do nước
nhập khẩu đề ra, sản xuất trong nước sẽ được chú trong phát triển, sản xuất được
sản phẩm có chất lượng cao, người tiêu dùng trong nước sẽ được tiêu thụ những sản
phẩm đảm bảo về chất lượng, đa dang hóa về chủng loại.
● Tác động tiêu cực: Tác động lớn nhất trực tiếp của rào cản kỹ thuật ảnh
hưởng tới hàng dệt may xuất khẩu đó là làm tăng chi phí sản xuất và qua đó làm
giảm lượng hàng hóa xuất khẩu. Trên thực tế, các rào cản kỹ thuật được xây dựng
nhằm hạn chế lượng hàng hóa nhập khẩu vào một quốc gia, do đó điều tất nhiên là
nó sẽ làm hạn chế lượng xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam.
22
22
Bên cạnh việc phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang
EU, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tiếp tục vượt qua những rào cản mang tính kỹ
thuật từ thị trường EU. Đó là những yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng và tính năng
sản phẩm. Những yêu cầu này không chỉ xuất phát từ các quy định của các cơ quan
chức năng mà còn do thái độ ngày càng khắt khe của người tiêu dùng đối với các
sản phẩm may mặc.
2.3.3. Xu hướng tiêu dùng hàng dệt may tại thị trường EU
Thị trường EU là nơi tập hợp của các nước có nền kinh tế phát triển nhất trên
thế giới. Hiện nay, EU gồm 27 nước thành viên với trên 500 triệu dân, cho nên nhu
cầu về hàng hóa là rất đa dạng, đặc biệt là hàng dệt may – mặt hàng có tính chất
mùa vụ và thời trang. Thị trường EU chỉ thống nhất về mặt kỹ thuật, còn trong thực
tế là nhóm thị trường quốc gia và khu vực, mỗi nước có một bản sắc và đặc trưng
riêng, do vậy nhu cầu tiêu dùng hàng dệt may của họ cũng khác nhau.
Về tập quán tiêu dùng, đa phần các nước trong khối EU đều nằm ở khu vực
Tây và Bắc Âu, trình độ phát triển kinh tế của những nước này khá đồng đều nên
người dân EU có một số điểm chung về sở thích thói quen tiêu dùng. Đối với mặt
hàng dệt may, khách hàng EU rất quan tâm đến chất lượng và thời trang (do đó yếu
tố này có khi lại quan trọng hơn yếu tố về giá cả).
+ Về chất lượng: do mức sống của người dân trong cộng đồng EU tương đối
đồng đều và ở mức cao nên tiêu dùng của họ rất cao cấp, yêu cầu khắt khe về chất
lượng và độ an toàn. Người dân EU đòi hỏi sản phẩm dệt may phải an toàn cho
người sử dụng không gây dị ứng, tạo cảm giác khó chịu cho người mặc không có
một số hoá chất mà hiệp hội dệt may Châu Âu cấm sử dụng. Thị trường Châu Âu
còn sử dụng những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng rất khắt khe như: tiêu chuẩn ISO
9000 và ISO 14000.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng EU cũng không thích sử dụng những sản phẩm
có giá thành hạ mà trong quá trình sản xuất làm xâm hại đến môi trường, sử dụng
lao động trẻ em, hoặc làm ra từ việc bóc lột công sức người lao động. Vì thế để
được lòng thị trường, các nhà thu mua ở EU đã đưa thêm các tiêu chí trên vào điều
23
23
kiện đơn hàng. Thống kê mới đây cho thấy, 77% người tiêu dùng EU quan tâm đến
điều kiện môi trường, 72% chú trọng đến các dịch vụ liên quan sản phẩm và 51%
chú ý đến chất lượng.
+ Về tính thời trang: EU là nơi hội tụ của những kinh đô thời trang thế giới
nên họ đòi hỏi khắt khe về kiểu dáng và mẫu mốt. Sản phẩm dệt may tiêu thụ ở thị
trýờng này mang tính thời trang cao, luôn thay ðổi mẫu mã kiểu dáng, màu sắc chất
liệu để đáp ứng được tâm lý thích đổi mới, độc đáo và gây ấn tượng của người tiêu
dùng. Người tiêu dùng EU có sở thích và thói quen sử dụng hàng của những hãng
nổi tiếng thế giới.
24
24
2.3.4. Thực trạng đáp ứng của doanh nghiệp Việt nam đối với các tiêu chuẩn kỹ thuật
của EU về hàng dệt may
2.3.4.1. Đối với quy định của EU về môi trường, an toàn và sức khỏe con người
ISO 9000
Năm 1995, Tập đoàn APAVE (Pháp) là đơn vị tiên phong đưa các giải pháp
quản lý (chất lượng, môi trường, thử nghiệm không phá hủy, tư vấn giám định độc
lập ) vào Việt Nam, trong đó có ISO 9000.
Cụ thể trong ngành dệt may, đến năm 2002, các thành viên chủ lực của Tổng
công ty dệt may Việt Nam đã đưa ISO 9000 vào đời sống kinh doanh và sản xuất.
Nếu không có sự áp dụng này, ngành dệt may Việt Nam không tạo được niềm tin
với bạn hàng quốc tế rằng chất lượng là một tố chất chính của chiến lược kinh
doanh của ngành dệt may Việt Nam.
Hiện nay, số doanh nghiệp dệt may Việt Nam đạt được chứng nhận ISO 9000
ngày một tăng (chiếm tỉ trọng cao trong tổng số 551 đơn vị đạt tiêu chuẩn quản lý
chất lượng ISO 9000 cả nước).
Trong ba tiêu chuẩn của ISO 9000 về hệ thống đảm bảo chất lượng, ít doanh
nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001(1), chủ yếu các doanh nghiệp đăng ký áp dụng
và được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9002(2), và hầu như không có doanh nghiệp áp
dụng tiêu chuẩn ISO 9003(3)
(1) ISO 9001:1987 mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, phát triển, sản
xuất, lắp đặt, và phục vụ là cho các công ty và các tổ chức có hoạt động bao gồm
việc tạo ra các sản phẩm mới.
(2) ISO 9002:1987 mô hình đảm bảo chất lượng trong sản xuất, lắp đặt và
dịch vụ về cơ bản có chất liệu như ISO 9001 nhưng không bao gồm việc tạo ra các
sản phẩm mới.
(3) ISO 9003:1987 mô hình đảm bảo chất lượng trong kiểm tra cuối cùng và
thử nghiệm được bảo hiểm chỉ kiểm tra cuối cùng của sản phẩm hoàn thành, không
quan tâm đến cách thức sản phẩm được sản xuất.
Hiện nay, vẫn còn tồn tại tình trạng một số DN đặt ra mục tiêu chính là có
chứng chỉ, không coi trọng xây dựng hệ thống quản lý dẫn đến không thực sự nâng
25
25