Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Xuất khẩu nông sản sang EU và tiêu chuẩn kỹ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (832.44 KB, 57 trang )

MỤC LỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
o0o
BÀI TẬP LỚN
ĐỀ TÀI:
XK NÔNG SẢN SANG EU: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đỗ Thị Hương
Lớp : Kinh tế quốc tế 52A
Nhóm thực hiện : Nhóm 8
Hà Nội - 11/2013
Đề tài: XK nông sản sang EU: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao khả năng
đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật
Chương I: Thị trường nông sản EU và tình hình xuất khẩu nông sản
của Việt Nam sang EU
1.1.Tổng quan về thị trường nông sản EU
Thị trường chung EU là một không gian lớn gồm 28 nước thành viên mà ở đó
hàng hoá, sức lao động, vốn và dịch vụ được lưu chuyển hoàn toàn tự do giống như khi
chúng ta ở trong một thị trường quốc gia. Với dân số khoảng hơn 500 triệu người, dễ hiểu
vì sao đây là một thị trường tiềm năng và hấp dẫn đối với các đối tác. Chính vì vậy mà
mặt hàng nông sản, tuy chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu của EU, nhưng
vẫn mang đến sức tiêu thụ rất lớn.Tuy nhiên, đây là một thị trường khó tính, áp dụng rất
nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt và chặt chẽ đối với hàng hóa khi nhập khẩu vào đây.Đối
với mỗi măt hàng thì thị trường này có những tiêu chuẩn riêng và có sự khác biệt trong
những năm khác nhau. Các mặt hàng nông sản thường được nhập khẩu tưc tiếp vào Pháp,
Hà Lan, Bỉ sau đó được bảo quản đông lạnh và được vận chuyển đi các nước EU khác
thông qua các công ty phân phối của EU.
1.1.1.Quy mô
Giá trị nông sản nhập khẩu chiếm tỉ trọng khá ổn định trong tổng giá trị nhập khẩu
của EU ( dao động trong khoảng 5-6% trong những năm 2006-2011). Năm 2009 tuy giá


trị nhập khẩu nông sản có giảm mạnh do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu nhưng do kim ngạch nhập khẩu toàn bộ cũng suy giảm đáng kể nên 2009 là năm mà
nông sản nhập khẩu chiếm tỉ trọng trong giá trị nhập khẩu cao nhất so với những năm
khác (6,4%).
Biểu đồ 1.1. Giá trị nhập khẩu nông sản của EU qua các năm (đơn vị : tỷ EUR)
Nguồn: Europa.eu
3
Nguồn: Europa.eu
Có thể thấy, EU vẫn luôn duy trì là thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất thế
giới trong những năm vừa qua, tiếp sau đó là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga.
1.1.2.Cơ cấu
1.1.2.1.Theo sản phẩm
Sản phẩm nông sản nhập khẩu chủ yếu của EU là các loại trái cây, cà phê, chè,
hương liệu, dầu thực vật, …
Năm 2007
Đến năm 2009
4
Năm 2012
Nguồn: Europa.eu
1.1.2.2.Theo đối tác
Những đối tác cung cấp hàng nông sản chính cho EU phải kể đến đó là Brazil,
Mỹ, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, … Ngoài ra còn có New Zealand, Canada, Indonesia,
Chile, Argentina…
Bảng cơ cấu hàng nông sản nhập khẩu vào EU theo đối tác đầu tư 2007 - 2012
Nguồn: Europa.eu
Dưới đây là bảng một số đối tác trong những mặt hàng nông sản NK chính
của Eu năm 2012
Nguồn: Eurostat
5
1.1.3.Chính sách thương mại quốc tế đối với mặt hàng nông sản của EU những năm

gần đây
Nét đặc trưng trong chính sách thương mại của EU là bảo hộ nông nghiệp, bảo vệ
môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. EU trợ cấp sản xuất nông nghiệp trong
khối, đồng thời đánh thuế cao và áp dụng hạn ngạch đối với một số nông sản nhập khẩu
như gạo, đường, chuối, sắn lát…. Các yêu cầu về xuất xứ, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm… luôn được thực hiện nghiêm ngặt. Bên cạnh các cam kết mở cửa thị trường trong
khuôn khổ WTO về nông nghiệp, EU duy trì hạn ngạch áp dụng thuế quan đối với một số
sản phẩm, giảm dần giá trị và số lượng các sản phẩm được trợ cấp xuất khẩu. Hiện nay,
các nước thành viên EU áp dụng một biểu thuế quan chung đối với hàng hoá xuất nhập
khẩu. Cụ thể, với hàng nhập khẩu, mức thuế trung bình đánh vào hàng nông sản là 18%,
hàng công nghiệp là 2%.
- Hiện nay EU đang có chính sách nông nghiệp chung châu Âu (CAP) nhằm giữ
giá nông sản châu Âu ở mức thấp và từ đó tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường thế
giới. Ngân sách dành cho CAP hiện còn khoảng 50 tỷ euro. Các công cụ của CAP áp
dụng bao gồm các khoản trợ cấp xuất khẩu, các khoản thanh toán trực tiếp và thuế nhập
khẩu cao.
Khoản ngân sách 50 tỷ euro của CAP được sử dụng để bảo trợ ngành sản xuất
trong nước vô điều kiện. Đối với một số nông dân châu Âu, thậm chí 50% thu nhập của
họ đến từ khoản trợ cấp của CAP.
Chính sách nông nghiệp này giữ giá nông sản EU ở mức thấp, khiến nông dân các
nước đang phát triển không thể cạnh tranh. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng
trưởng và phân phối thu nhập giữa các quốc gia đang phát triển.
Ngoài ra, trong hoàn cảnh giá lương thực thế giới biến động mạnh, công cụ của
CAP có thể làm trầm trọng thêm các tác động tiêu cực lên các nước đang phát triển. Nếu
CAP thành công trong việc ổn định hóa thị trường châu Âu, điều này đồng nghĩa với việc
rủi ro biến động giá sẽ chuyển sang thị trường thế giới.
- EU cũng có hàng loạt các quy định, tiêu chuẩn kĩ thuật cho nông sản muốn xuất
khẩu vào thị trường này. Đó là những rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm( Luật
REACH ), chống bán phá giá, hoặc một số loại rào cản kỹ thuật khác : Quy định về giám
sát HACCP, yêu cầu về đóng gói bao bì, các quy định trong sản xuất bao bì, tái chế chất

thải bao bì, quy định về xuất xứ, … Các tiêu chuẩn này có thể được điều chỉnh khác nhau
với mỗi nước nếu EU thấy cần thiết.
6
- Đối với hầu hết các mặt hàng nông sản được nhập khẩu từ bên ngoài, không xây
dựng biểu thuế cố định mà thường áp dụng các mức thuế quan linh hoạt.Trong trao đổi
với các nước không phải là thành viên, chế độ giấy phép được áp dụng, cả những người
xuất khẩu đều phải xin giấy phép tiến hành các giao dịch.
Hiện nay EU đang áp dụng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP nằm hỗ trợ
xuất khẩu từ các nước đang phát triển và các nước kém phát triển.Thuế nhập khẩu 0%
cho hàng nông lâm sản.Đối với mặt hàng công nghiệp đồ gỗ có chứng chỉ thân thiện với
môi trường thì sẽ được giảm từ 20% đến 35%.Ngoài ra EU còn áp dụng cách tính thuế
nhập khẩu dựa trên biểu thuế tham chiếu:giá hàng hóa nhập khẩu cao hơn hoặc thấp hơn
mức giá tham chiếu thì sẽ đươc xem xét để quyết định mức thuế khác nhau.
Đối với nhập khẩu thì EU cũng có các thỏa thuận về hạn chế xuất khẩu tự nguyện
được ký kết với các nước không phải là thành viên, trong đó các nước này sẽ cam kết
xuất khẩu ở một mức độ giới hạn nhất định.Đồng thời, EU có thể áp dụng những biện
pháp bất kì nào trong những trường hợp rối loạn nghiêm trọng.
1.2 Tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Eu
EU là một trong những khu vực thị trường tiêu thụ nhóm sản phẩm cà phê, ca cao,
chè, đồ gia vị (chủ yếu là hạt tiêu) hàng đầu thế giới. Ngay cả trong giai đoạn suy thoái
kinh tế nặng nề, nhập khẩu các mặt hàng này của khu vực EU vẫn có xu hướng tăng
trong khi hầu hết các sản phẩm thực phẩm đều giảm như thịt gia súc, gia cầm, thủy hải
sản, trứng, ngũ cốc, rau quả, đường
Hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này chủ yếu là rau quả, cà
phê, chè, hạt tiêu, đường, cao su. Đến nay, Việt Nam hầu như chưa xuất được thực phẩm
chế biến, mới chỉ xuất được sang thị trường Đông Âu. Thịt gia súc, gia cầm vẫn chưa
xuất được sang khu vực thị trường có các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm khắt khe
này.
Trong giai đoạn 2007-2012, tốc độ tăng trưởng giá trị nông sản xuất khẩu của Việt
Nam sang EU đạt 13,4%/năm. Năm 2008, nông sản chiếm 13,37% giá trị xuất khẩu

của Việt Nam sang EU, đến năm 2012, con số này giảm xuống còn 10,29%. Năm
2009, do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến nhu cầu tiêu thụ hàng nông sản của
EU giảm, nên giá trị hàng nông sản xuất khẩu của không chỉ riêng Việt Nam mà cả
7
Brazil, Mỹ, Argentina, Trung Quốc, … đều có sự sụt giảm. Nhưng ngay sau đó, tất cả
đều có sự phục hồi khá nhanh.Đến năm 2012, giá trị hàng nông sản nhập khẩu vào
EU của Việt Nam tăng 26% so với năm 2011 - là một trong những nước có tốc độ
tăng cao nhất năm 2012.
Dưới đây là một số mặt hàng nông sản tiêu biểu được xuất khẩu từ Việt Nam sang EU.
1.2.1.Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU
EU là thị trường nhập khẩu rau quả hàng đầu thế giới. Năm 2009 tăng trưởng kinh
tế khu vực này suy giảm và sức mua của người dân ở nhiều quốc gia khu vực Châu Âu
giảm đã ảnh hưởng đến mức tiêu thụ, gây ra nhiều khó khăn cho thị trường xuất khẩu rau
quả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Trong giai đoạn 2009 -2011,bất chấp khủng hoảng nợ công Châu Âu, xuất khẩu
rau quả của Việt Nam sang EU vẫn tiếp tục tăng do nhu cầu tiêu thụ vẫn tăng cao, kim
ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường EU trong năm 2010 tăng trưởng
đạt 54,5 triệu USD với mức tăng trưởng 28% so với năm 2009, nhiều chủng loại rau quả
đã được đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này như thanh long, xoài, hồng xiêm, dừa…
Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang EU đạt 60,1 triệu USD, tăng trưởng 10%
so với năm 2010.
Xuất khẩu rau quả Việt Nam sang EU 2009- 2011
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang EU năm 2012
8
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Một số chủng loại rau quả chủ lực xuất khẩu sang khu vực EU là: dứa, thanh long,
cơm dừa, chôm chôm. Trong nhóm rau quả xuất khẩu sang khu vực EU thì trái cây luôn
đạt kim ngạch cao nhất. Sản phẩm dứa vẫn là mặt hàng đạt kim ngạch cao nhất, tiếp đến
là mặt hàng thanh long. Xuất khẩu trái chôm chôm cũng tăng nhanh kể từ nửa cuối năm
2010. Thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam là Hà Lan, Anh, Pháp và Đức.

Ngoại trừ thanh long, xuất khẩu còn các sản phẩm rau quả khác từ Việt Nam chỉ
chiếm tỉ lệ nhỏ trên thị trường quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam quá nhỏ bé so
với tổng lượng nhập khẩu của các nước EU. Nếu xét riêng về mặt hàng rau quả tươi, năm
2009 rau quả tươi của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,02% lượng nhập khẩu của EU.
1.2.2.Xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU
Năm 2008
Trong năm 2008, Việt Nam xuất khẩu 1 triệu tấn cà phê, thu về khoảng 2,2 tỷ USD.
So với năm 2007, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2008 giảm 18,6% về lượng,
nhưng lại tăng 7,2% về giá trị.
Đối tác chính trong năm 2008 phải kể đến Đức ( ~ 274 triệu USD), Mỹ (~211 triệu USD),
Bỉ (~168 triệu USD), Italy (~171 triệu USD), Tây Ban Nha (~148 triệu USD), Có thể
thấy những đối tác trong EU chiếm một thị phần rất lớn trong lượng cà phê xuất khẩu của
Việt Nam trong năm 2008 này.
Năm 2009
Năm 2009, xuất khẩu cà phê của nước ta đạt 1,18 triệu tấn, với kim ngạch 1,73 tỷ USD,
tăng 11,71% về lượng, nhưng giảm 18,03% về trị giá so với năm 2008.
9
Đức, Hoa Kỳ, Bỉ, Tây Ban Nha, Italia, Nhât Bản là các thị trường chính của xuất khẩu cà
phê Việt Nam. Dẫn đầu về kim ngạch năm 2009 là thị trường Đức với 201,77 triệu USD,
chiếm 11,66% tổng kim ngạch; thứ 2 là thị trường Hoa Kỳ với 196,67 triệu USD,chiếm
11,36%; tiêp là thị trường Bỉ 190,5 triệu USD, chiếm 11%.
Năm 2011
Năm 2011 giá trị xuất khẩu cà phê đạt kỷ lục thời điểm đó: 2,7 tỷ USD.
Vị trí các thị trường tiêu thụ cà phê của Việt Nam không có sự thay đổi nhiều so với năm
trước, đứng đầu vẫn là Hoa Kỳ (chiếm 11,7%), tiếp theo là Đức (chiếm 12 10,1%). Một số
thị trường có sự tăng trưởng khá là Bỉ (tăng 92,8% về lượng và gấp gần 3 lần về giá trị),
và Hà Lan (tăng 46,4% về lượng và gấp 2 lần về giá trị).
Năm 2012
Năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu được 1,1 triệu tấn cà phê, thu về kim ngạch gần 3,7
tỷ USD. Giá cà phê xuất khẩu đạt bình quân 2120 USD/tấn.

Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản đang khai thác tốt và có thị phần tương đối
lớn ở khu vực này: Tại Bỉ chiếm 10,1% thị trường nhập khẩu, Pháp chiếm 48,5%, Đức
chiếm 57%, Italy chiếm 49,6%, Tây Ban Nha chiếm 53,9%, Anh chiếm 64,2%
Dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu cà phê sang EU năm 2012 là thị trường Đức với
427,178 triệu USD, chiếm 11,66% tổng kim ngạch; thứ 2 là thị trường Tây Ban Nha với
218,16 triệu USD, chiếm 11,36%, tiếp theo là thị trường Italia với 216,282 triệu USD,
chiếm 11%.
Những thị trường lớn xuất khẩu cà phê năm 2012( đvt: tấn, nghìn USD)
Thị trường
2012 So với 2011(%)
Lượng Kim ngạch Lượng Kim ngạch
Mỹ 203.516 459.616 46,84 34,75
Đức 207.919 427.178 53,00 44,20
Tây Ban Nha 106.289 218.160 68,13 60,70
Italia 104.514 216.282 24,42 21,82
Nhật Bản 76.605 171.233 51,06 33,51
Pháp 36.393 73.567 123,11 114,32
Nga 35.276 82.556 36,39 52,62
Trung Quốc 50.674 130.326 106,04 145,08
Mêhicô 42.556 85.892 201,94 195,21
10
Hà Lan 17.261 36.595 -36,64 -37,80
Philippine 37.188 76.844 67,12 58,61
Bỉ 62.427 127.190 -34,23 -39,66
Anh 36.109 80.833 7,43 11,37
Angiêri 29.196 58.968 16,77 14,73
Ấn Độ 29.851 57.750 25,13 26,40
Hàn Quốc 34.673 72.328 10,19 8,83
Ba Lan 10.747 22.490 33,32 31,12
Ixraen 10.795 22.170 55,88 56,28

Malaixia 23.136 55.372 5,04 10,62
Bồ Đào Nha 11.660 25.411 52,88 47,51
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy Châu Âu vẫn là thị trường nhập khẩu cà phê lớn của
Việt Nam cho dù những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế trong thời gian qua và
đặc biệt là những vấn đề nội bộ EU như vấn đề nợ công.
1.2.3.Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang EU
Việt Nam đang là nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới, chiếm hơn 50% thị
phần mặt hàng này trên thế giới, sau đó là Brazil và Indonexia.
Bảng :Số liệu xuất khẩu tiêu sang các thị trường thuộc EU (đv : tấn)
Nước 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Đức 8,509 6,067 14,012 14,997 13,564 14,373
Tây Ban
Nha
2,032 2,841 2,434 3,191 2,949 3,256
Pháp 1,303 1,401 2,580 1,828 2,051 2,140
Ý 1,176 1,219 1,012 1,131 1,274 1,210
11
Chương II: Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của EU đối với nông sản nhập khẩu
và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam
2.1.Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật của EU đối với nông sản nhập khẩu
EU là thị trường tiêu dùng khắt khe và có nhiều rào cản, kỹ thuật. Trên 80% tiêu
chuẩn hàng hóa của EU là theo tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy các doanh nghiệp muốn hướng
vào thị trường EU thì phải áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn ISO9000, HACCP,
ISO14000, SA8000
2.1.1.Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
2.1.1.1. Hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm của EU
Ngày 28 tháng Giêng năm 2002, Quốc hội và Hội đồng châu Âu đã ban hành Quy
định số 178/2002 về các nguyên tắc và yêu cầu chung của Luật thực phẩm, thành lập Cơ
quan an toàn thực phẩm châu Âu và các qui trình liên quan đến vấn đề an toàn thực

phẩm. Trong đó, có việc thiết lập hệ thống cảnh báo nhanh các nguy cơ/ rủi ro trực tiếp
và gián tiếp đối với sức khoẻ con người có nguyên nhân từ thực phẩm và/hoặc thức ăn
chăn nuôi. Theo quyết định này, các nước Thành viên EU, Uỷ ban châu Âu và Cơ quan
an toàn thực phẩm châu Âu phải thành lập một địa chỉ liên lạc tương ứng là các thành
viên của hệ thống do Uỷ ban châu Âu quản trị. Hệ thống này hiện nay đã có tới 31 thành
viên. Trong đó, có 3 thành viên ở cấp EU (Uỷ ban châu Âu, Tổng vụ bảo vệ sức khoẻ và
người tiêu dùng, và Cơ quan an toàn thực phẩm châu ÂU), 1 thành viên thuộc Khu vực
thương mại tự do châu Âu (EFTA) và 27 thành viên thuộc các nước EU. Ở cấp quốc gia,
các thành viên của Hệ thống cảnh báo nhanh trực thuộc Bộ Y tế / Bộ Nông nghiệp và
Ngư nghiệp / Uỷ ban an toàn thực phẩm / Uỷ ban tiêu chuẩn thực phẩm/ Uỷ ban an toàn
thực phẩm và bảo vệ người tiêu dùng / Chánh thanh tra vệ sinh. Danh sách và địa chỉ của
các thành viên được nêu trong Phụ lục kèm theo.
Khi một thành viên của Hệ thống có thông tin bất kỳ về sự tồn tại của một nguy cơ
nghiêm trọng trực tiếp hay gián tiếp đối với sức khoẻ con người có nguyên nhân từ thực
phẩm hay thức ăn chăn nuôi, thông tin này sẽ ngay lập tức được thông báo với Uỷ ban
châu Âu qua hệ thống cảnh báo nhanh. Uỷ ban châu Âu sẽ ngay lập tức chuyển thông tin
này tới các thành viên của Hệ thống.
Cơ quan an toàn thực phẩm có thể bổ sung cho bản thông báo các thông tin khoa
học và kỹ thuật bất kỳ nhằm tạo thuận lợi cho các nước Thành viên có hành động quản lý
rủi ro nhanh chóng và thích đáng.
12
Các nước Thành viên sẽ thông báo ngay lập tức cho Uỷ ban châu Âu qua hệ thống
cảnh báo nhanh (1) biện pháp bất kỳ mà họ áp dụng nhằm hạn chế đưa ra thị trường hoặc
bắt buộc rút khỏi thị trường hoặc thu hồi thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi để bảo vệ sức
khoẻ con người khi xuất hiện nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khoẻ con người đòi hỏi
phải có hành động nhanh chóng; (2) khuyến nghị hoặc thoả thuận bất kỳ với các tổ chức
chuyên nghiệp nhằm, trên cơ sở tự nguyện hoặc bắt buộc, ngăn chặn, hạn chế hay áp đặt
các điều kiện cụ thể cho việc bán hoặc sử dụng cuối cùng đối với thực phẩm hoặc thức ăn
chăn nuôi khi xuất hiện nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khoẻ con người đòi hỏi phải có
hành động nhanh chóng; (3) các trường hợp cơ quan thẩm quyền tại điểm kiểm soát biên

giới trong EU từ chối thông quan đối với các lô hàng, công ten nơ hay chuyến hàng thực
phẩm/ thức ăn chăn nuôi có liên quan đến nguy cơ trực tiếp hay gián tiếp đến sức khoẻ
con người.
Thông báo nguy cơ nói trên sẽ được gửi kèm theo một bản giải thích chi tiết các lý
do dẫn tới hành động của cơ quan thẩm quyền của nước Thành viên. Nếu các biện pháp
được điều chỉnh hay huỷ bỏ thì thông tin căn cứ sẽ được bổ sung cập nhật.
Uỷ ban châu Âu sẽ ngay lập tức chuyển tới các thành viên của Hệ thống thông báo
và thông tin bổ sung kèm theo mà mình nhận được qua hệ thống cảnh báo nhanh.
Khi có một lô hàng, thùng hàng hay chuyến hàng bị từ chối thông quan bởi cơ
quan thẩm quyền tại một điểm kiểm soát biên giới trong EU, Uỷ ban châu Âu sẽ ngay lập
tức thông báo cho tất cả các điểm kiểm soát biên giới trong EU cũng như cho nước xuất
xứ của sản phẩm bị từ chối.
Khi lô thực phẩm hay thức ăn chăn nuôi là đối tượng của một thông báo trong Hệ
thống cảnh báo nhanh bị gửi trả về nước xuất khẩu, Uỷ ban châu Âu sẽ cung cấp cho
nước xuất khẩu các thông tin thích đáng.
Các nước Thành viên sẽ ngay lập thức thông báo cho Uỷ ban châu Âu về hành
động được thực hiện hay biện pháp được tiến hành sau khi nhận được thông báo và thông
tin kèm theo qua Hệ thống cảnh báo nhanh. Uỷ ban châu Âu sẽ ngay lập tức chuyển
thông tin này tới các thành viên của Hệ thống.
Tất cả các thành viên của Hệ thống đều bố trí nhân viên túc trực 24h 7 ngày/tuần
và đảm bảo có các phản ứng thích đáng khi nhận được các thông tin cảnh báo.
Việc tham gia Hệ thống cảnh báo nhanh có thể được mở rộng cho các nước đang
xin gia nhập EU, các nước thứ ba hoặc các tổ chức quốc tế, trên cơ sở thoả thuận giữa EU
13
và các nước/ các tổ chức quốc tế này theo các thủ tục được qui định trong thoả thuận. Các
thoả thuận này sẽ dựa trên nguyên tắc có đi có lại và bao gồm cả các biện pháp có tính
bảo mật tương đương với các biện pháp áp dụng trong EU.
Các qui tắc bảo mật đối với hệ thống cảnh báo nhanh
Các thông tin sẵn có đối với các thành viên của Hệ thống, liên quan đến một nguy
cơ cho sức khoẻ con người do thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi nói chung cũng có thể

tiếp cận được theo các nguyên tắc luật định về thông tin. Công chúng có quyền tiếp cận
thông tin về nhận diện sản phẩm, bản chất của nguy cơ và các biện pháp được tiến hành.
Tuy nhiên, các thành viên của Hệ thống sẽ thực hiện các biện pháp thích hợp để bảo đảm
rằng nhân viên của mình sẽ không tiết lộ thông tin mật được qui định theo từng trường
hợp cụ thể, trừ những thông tin phải công bố để bảo vệ sức khoẻ con người, nếu hoàn
cảnh yêu cầu như vậy.
Yêu cầu bảo mật thông tin sẽ không ngăn cản việc phổ biến cho các cơ quan có
thẩm quyền những thông tin liên quan đến tính hiệu lực của việc giám sát thị trường và
các hoạt động thực thi pháp luật trong lĩnh vực thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Cơ quan
thẩm quyền nhận được thông tin mật phải đảm bảo giữ bí mật thông tin theo qui định.
Hàng tuần, Uỷ ban châu Âu công bố một báo cáo tóm tắt về các cảnh báo, các
thông tin liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm và các trường hợp bị từ chối thông
quan. Uỷ ban châu Âu cũng công bố báo cáo thường niên về hoạt động của Hệ thống
cảnh báo nhanh này. Báo cáo này cung cấp các dữ liệu hữu ích về số lượng cảnh báo
trong năm, xuất xứ cảnh báo, sản phẩm và quốc gia liên quan, và nguy cơ đã được xác
định. Báo cáo này cũng đề cập chi tiết các biện pháp đã thực hiện trong việc đối phó với
các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, các thông tin thương mại như
thương hiệu hay tên công ty liên quan có thể không bị công bố nếu không thật cần thiết.
Nhìn chung, công chúng phải hiểu rằng Uỷ ban châu Âu sẽ không cung cấp thêm
các thông tin đã công bố công khai trên mạng RASFF nhưng trong một số trường hợp
ngoại lệ đòi hỏi phải có minh bạch thông tin hơn vì mục đích bảo vệ sức khoẻ người tiêu
dùng thì Uỷ ban châu Âu có thể xem xét trao đổi thông tin thêm.
2.1.1.2.Luật hóa chất
Từ ngày 1/6/2007, Luật Hoá chất của EU (gọi tắt là REACH – Registration,
Evaluation, Authorisation and Restrictions of Chemicals) đã chính thức có hiệu lực. Với
mục tiêu bảo vệ sức khoẻ con người, động vật và môi trường; khuyến khích việc tìm ra
14
các hoá chất mới an toàn và thân thiện hơn, giúp ngành công nghiệp hoá chất EU tăng
tính cạnh tranh, REACH đã quy định việc đăng ký, thẩm tra, cấp phép và các hạn chế đối
với hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu hành và sử dụng hoá chất trên thị trường EU có

khối lượng từ 1 tấn trở lên.
Cũng từ ngày 1/6/2007, Cơ quan Hoá chất châu Âu (gọi tắt là ECHA), có trụ sở tại
Helsinki, Phần Lan bắt đầu hoạt động nhằm giám sát việc thực hiện REACH, cung cấp
thông tin, tài liệu cơ bản cũng như thực thi các biện pháp cần thiết để REACH phát huy
tác dụng.
Từ ngày 1/6/2008, ECHA đã bắt đầu tiếp nhận các hồ sơ tiền đăng ký liên quan
đến hoá chất từ các tổ chức, công ty trên toàn EU. Theo đó, các nhà xuất khẩu ngoài khối
phải qua đại diện của mình tại EU để đăng ký các hóa chất trong sản phẩm xuất khẩu
sang EU.
Từ 1/12/2008 các hóa chất không được tiền đăng ký hoặc tiền đăng ký thất bại sẽ
không được sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất sang thị trường EU. Các sản phẩm có
chứa hóa chất chưa được đăng ký trước 1/12/2008 sẽ phải trải qua một quá trình đăng ký
chi tiết và kéo dài trước khi được phép nhập khẩu vào EU.
Việc thực hiện đăng ký hóa chất thời gian qua đã gây khó khăn và lúng túng cho
nhiều doanh nghiệp ngoài khối, đặc biệt là trong việc tìm hiểu các quy định và thủ tục cụ
thể. Một số nước ASEAN (Indonesia, Thái Lan ) đã phải mời các chuyên gia của EC
sang trình bày các vấn đề liên quan đến đăng ký hóa chất. Một số vấn đề gây nhiều thắc
mắc nhất, là: (i) việc phải đăng ký qua đại diện tại EU, thậm chí một số nước cho rằng
đây là rào cản thương mại trái với WTO; (ii) việc nhập khẩu vào EU chỉ do đại diện đã
đăng ký hóa chất thực hiện hay có thể do các doanh nghiệp khác của EU thực hiện; (iii)
cách xác định hóa chất trong một sản phẩm
Trong 11 năm tới, hơn 30.000 loại hoá chất đang được lưu hành tại EU sẽ phải
được đăng ký tại ECHA.Để được đăng ký, các công ty phải chứng minh được hoá chất
mà mình đăng ký sử dụng không gây nguy hiểm cho người tiêu dùng và môi trường.
ECHA có thẩm quyền ban hành lệnh cấm sử dụng bất kỳ hoá chất nào bị cho là nguy
hiểm và quy định những biện pháp khẩn cấp trong trường hợp xảy ra thảm họa từ hoá
chất.
15
Tuy mục đích cao nhất của REACH là nhằm cải thiện sức khoẻ con người và môi
sinh, vì sự phát triển bền vững, nhưng phạm vi áp dụng của REACH lại mở rộng và điều

chỉnh gần như tất cả các loại hoá chất cũng như mọi sản phẩm, hàng hoá có chứa hoá
chất nên sẽ có tác động nhiều mặt tới thương mại do trao đổi thương mại trong các lĩnh
vực liên quan đến hoá chất thực sự đã mang tính toàn cầu, có trị giá hàng năm hơn 2,56
nghìn tỉ USD.
Do việc thực hiện REACH có thể sẽ tạo nên một loại rào cản kỹ thuật mới đối với
các loại hàng hoá nhập khẩu vào EU nên nhiều nước (kể cả các nước công nghiệp phát
triển, như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…) đã phản đối REACH.Tuy nhiên, nhiều khả năng
các nước công nghiệp phát triển cũng sẽ ban hành luật hoá chất của mình với các yêu cầu
tương tự như REACH của EU.
2.1.1.3. Giấy chứng nhận EUREGAP với nông sản xuất khẩu sang EU
Gần đây, việc cần có Giấy chứng nhận EUREPGAP cho các sản phẩm nông
nghiệp nhập khẩu vào EU đang trở thành thực tế được áp dụng rộng rãi, đặc biệt nếu lô
hàng được cung ứng cho hệ thống siêu thị.
EUREPGAP là tổ chức tư nhân, độc lập được thành lập từ năm 1997 theo sáng
kiến của Nhóm công tác các nhà bán lẻ châu Âu Euro-Retailer Produce Working Group
(EUREP). Thành viên của EUREPGAP gồm là các nhà sản xuất và bán lẻ nông
sản.EUREPGAP đề ra các tiêu chuẩn tự nguyện, được thị trường EU thừa nhận để được
cấp giấy chứng nhận toàn cầu về Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practice -
GAP). GAP bao gồm những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản
xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như
chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc bảo
vệ thực vật, kim loại nặng, hàm lượng nitrat…), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an
toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng. GAP khuyến khích phát triển một nền nông nghiệp
hữu cơ hơn là hoá học.
Mặc dù Giấy chứng nhận EUREPGAP không phải là thủ tục pháp lý bắt buộc đối
với mọi sản phẩm nông nghiệp nhập vào EU, nhưng dường như chứng nhận này đang
mặc định trở thành một yêu cầu cơ bản, không thể thiếu nếu các nhà sản xuất nông
16
nghiệp muốn thâm nhập vào hệ thống siêu thị bán buôn và các chuỗi cửa hàng bán lẻ tại
thị trường EU.

2.1.2.Quy định về bảo vệ môi trường
2.1.2.1. Nhãn sinh thái
Nhãn sinh thái, còn gọi là nhãn môi trường, là loại nhãn mác cung cấp thông tin
cho người tiêu dùng về sự thân thiện hơn với môi trường của sản phẩm so với các sản
phẩm, dịch vụ cùng loại.
Khi các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng thủy sản đông lạnh như
tôm, cá tra, cá basa vào thị trường một số nước EU phải đảm bảo về chất lượng, vệ sinh
an toàn thực phẩm và các quy định về đảm bảo môi trường. Đối với các doanh nghiệp,
chi phí phải bỏ ra để đáp ứng các loại tiêu chuẩn môi trường áp dụng trong thương mại có
thể lên tới 20% tổng chi phí.Chính vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng vào thị
trường các nước này cần chú ý một số quy định và yêu cầu của nhà nhập khẩu.
2.1.2.2. Thông số về vệ sinh an toàn thực phẩm
Thứ nhất là quy định đối với hàng hóa xuất khẩu thì không được chứa một vài chất
nhất định theo yêu cầu của mỗi nước dẫn đến việc cấm nhập khẩu đối với một số sản
phẩm với lý do bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Đối với doanh nghiệp thuộc
ngành chế biến thực phẩm của Việt Nam khi xuất hàng vào EU phải chú ý đến những quy
định của Chương trình quản lý và kiểm tra sinh học và các quy định tại "Sách Trắng" của
EU về an toàn vệ sinh thực phẩm, đây là rào cản kỹ thuật rất cao của EU.
EU có một hệ thống cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm đối với người dân. Một
trong các thành viên của EU khi phát hiện thấy bất kỳ một sản phẩm nào không đảm bảo
các thông số về an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là sản phẩm cho người đều đưa lên mạng
cảnh báo nhanh cho toàn cộng đồng và đình chỉ việc nhập khẩu, lưu thông sản phẩm đó
trên thị trường.
Một minh chứng cho hệ thống này đối với thực phẩm là mặt hàng tôm đông lạnh
của Việt Nam khi xuất vào EU bị phát hiện là nhiễm Chloramphenicol và sau đó thêm cả
Nitrophuram.Ngay lập tức, EU đã ban hành lệnh kiểm tra dư lượng thuốc kháng sinh đối
với mọi loại tôm nhập khẩu vào EU có nguồn gốc từ Việt Nam.
17
Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu trong thị trường EU cần lưu ý ngay đến
chính sách hóa chất mới của EU đã được áp dụng cho giai đoạn từ 2005 - 2012 trong mọi

lĩnh vực có sử dụng hóa chất, từ công nghiệp giày, dép, dệt may đến chế biến thực phẩm
phải nghiên cứu kỹ các quy định mới của EU về hóa chất. Vì việc thực hiện những quy
định chính sách mới về hóa chất của EU sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến hàng xuất khẩu
của Việt Nam vào EU trong những năm tới.
2.1.2.3.Hàm lượng chất tái chế trong sản phẩm
Thứ hai là yêu cầu về hàm lượng chất liệu tái chế chứa đựng trong sản phẩm hàng
hóa xuất khẩu.Với mục đích chủ yếu nhằm tạo ra cho thị trường các sản phẩm có chất
lượng tốt, tạo điều kiện giảm giá thành, tiết kiệm chi phí bình quân trên một đơn vị sản
phẩm.
Chẳng hạn với các sản phẩm gỗ hoặc giấy.Mặc dù các luồng thương mại trong
buôn bán các sản phẩm gỗ nhiệt đới khá nhỏ, nhưng các biện pháp hạn chế thương mại
đối với các sản phẩm gỗ đã được đề xuất nhằm giải quyết khía cạnh môi trường của phá
rừng. Các biện pháp hạn chế dự kiến được áp dụng đối với các hàng hóa sử dụng nhiều
tài nguyên do các nước có nguy cơ đánh mất tính đa dạng sinh học xuất khẩu và các nước
hiện nay đang nhận lợi ích từ tính đa dạng sinh học toàn cầu nhập khẩu.
Công ước về buôn bán quốc tế đối với các sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng
(CITES ) là một ví dụ về thỏa thuận quốc tế dưới hình thức cấm đoán việc buôn bán một
số sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, kể cả một số loại gỗ. Các nước nhập khẩu gỗ còn đưa
ra một số đề xuất nhằm chặn đứng hoạt động buôn bán các sản phẩm gỗ nhiệt đới. Chính
quyền địa phương ở Đức, Hà Lan, Áo đã thi hành lệnh cấm sử dụng các loại gỗ nhiệt đới.
Để hạn chế việc sử dụng bột gỗ nhằm bảo vệ môi trường, các nước EU quy định
hàm lượng vật liệu tái chế trong sản phẩm giấy trắng; các panen làm bằng gỗ nhập khẩu.
Điều đó dẫn tới một số nước phải tăng cường sử dụng giấy tái chế để sản xuất giấy trắng
xuất khẩu sang EU. Về mặt thương mại, đây được xem là hạn chế thương mại của những
nước có truyền thống chuyên môn hóa sản xuất giấy từ bột gỗ.
Còn tại Thụy Điển, Hội bảo vệ tài nguyên của Thụy Điển đã đánh giá tác động của
sản phẩm tẩy rửa, giặt là được cấp nhãn sinh thái bán trên thị trường là xác định số lượng
hóa chất gia dụng dùng cho máy giặt và rửa đĩa chén cũng như các loại xà phòng giảm từ
18
100.000 tấn xuống 85.000 tấn và 60% số thành phần hóa chất sử dụng trong tẩy rửa, xà

phòng ngay lập tức được thay đổi. Hàm lượng phốt phát trong chất tẩy rửa của các sản
phẩm này dẫn tới làm giảm các hợp chất có hại trong vùng nước bề mặt của Thụy Điển
cũng như môi trường sống của cộng đồng dân cư.Điều đó là một biện pháp tốt để kích
thích sự lựa chọn của người tiêu dùng.
2.1.2.4. Yêu cầu về bao gói và dán nhãn hàng hóa
Các yêu cầu thứ 3 về bao gói hàng hóa thường được nhiều nước châu Âu áp dụng
với tiêu chí bảo vệ môi trường, yêu cầu các nhà xuất khẩu của các nước phải sử dụng các
loại chất dẻo, nhựa, sợi hóa học thay vì sử dụng sợi truyền thống vì họ cho rằng chất dẻo
dễ tái chế hơn. Thứ tư là yêu cầu dán nhãn sinh thái đối với hàng hóa, yêu cầu này có tác
động đối với hoạt động thương mại trên những góc độ khác nhau.Điều đó đem đến những
tác động bất lợi đối với các loại sản phẩm nhập khẩu bị phân biệt đối xử, hay có thể coi
đây là rào cản kỹ thuật đối với thương mại.
Chẳng hạn, đối với ngành giấy, đồ thủ công, mỹ nghệ ảnh hưởng tới yêu cầu về
nhãn sinh thái có thể lớn hơn so với các lĩnh vực khác vì nó liên quan đến tài nguyên
rừng. Hàm lượng khí thải từ máy giặt, điều hòa có thể làm ảnh hưởng tới tầng ozon vì
phải tuân thủ các quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy kiệt tầng
ozon, quy định cấm này căn cứ vào quá trình sản xuất. Đây là yếu tố có tính chất rất quan
trọng trong khuôn khổ các ưu tiên và các chính sách mua sắm nguyên nhiên vật liệu của
các nhà nhập khẩu tại các quốc gia phát triển.Các logo dán nhãn sinh thái sẽ được gắn
cho loại sản phẩm nào thỏa mãn các tiêu chí đặt ra cho nhóm sản phẩm đó. Thực phẩm và
đồ uống, dược phẩm không nằm trong phạm vi cấp nhãn của EU.
Có 9 nhóm sản phẩm được gắn nhãn của EU là: máy giặt; chất phụ gia bón cho
đất; giấy toilet; bột giặt cho đồ dệt; sơn vẽ - véc ni nội thất; len và áo phông; giấy photo;
tủ lạnh - tủ đá. Gần đây có 16 nhóm sản phẩm đang được chuẩn bị cho việc xây dựng tiêu
chí là: chất cách ly; chất tẩy rửa bát đĩa; (dùng cho máy và dùng tay); chất làm sạch trong
gia đình; pin và ắc quy; gạch - đồ gốm; keo xịt tóc; dầu gội đầu; máy tính cá nhân; ôtô;
giày; sản phẩm dệt (trừ áo thun); dịch vụ du lịch EC đã phát hành các hướng dẫn sử
dụng cho các thành viên, bao gồm: các thủ tục thiết lập các tiêu chí, các nguyên tắc chiến
19
lược và các nguyên tắc liên quan đến chính sách, sử dụng phân tích vòng đời vào nhãn

sinh thái.
2.1.2.5. Yêu cầu về phương pháp sản xuất, chế biến sản phẩm
Yêu cầu thứ 4 này có tác động đến môi trường của nước sản xuất nhưng không tác
động gì tới môi trường của nước nhập khẩu.Tuy nhiên, một số nước phát triển có xu
hướng đặt thành yêu cầu đối với hàng nhập khẩu.Yêu cầu này đã ảnh hưởng đến việc tiếp
cận thị trường của các doanh nghiệp của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Vì việc triển khai thực hiện yêu cầu này là hết sức khó khăn do thiếu sự quản lý đồng bộ
và theo dõi đầy đủ các tác động của môi trường trong quá trình sản xuất và chế biến.
Những quy định này đang và sẽ có tác động không nhỏ đến thương mại và phát triển
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Ví dụ như trong ngành thủy sản, nông sản Việt Nam (tôm, cá basa, gạo, chè, cà
phê, hạt điều ) đều không được dùng các hóa chất tẩy rửa có độc tố hay thuốc trừ sâu,
trong quá trình nuôi trồng, chế biến
2.1.2.6. Tiêu chuẩn quản lý môi trường châu Âu ISO 14000 và EMAS
ISO 14000
Khác với quản lý chất lượng, quản lý môi trường thể hiện trách nhiệm của doanh
nghiệp đối với cộng đồng, đối với xã hội. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khoẻ cho con
người, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - làm cho đất nước phát triển bền vững.
Sự ra đời của Bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Với mục đích xây dựng và đưa vào áp dụng một phương thức tiếp cận chung về
quản lý môi trường, tăng cường khả năng đo được các kết quả hoạt động của môi trường,
tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, năm 1993, Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc
tế (ISO) đã triển khai xây dựng bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường có mã hiệu ISO
14000 nhằm mục đích tiến tới thống nhất áp dụng Hệ thống quản lý môi trường (EMS)
đảm bảo sự phát triển bền vững trong từnh quốc gia, trong khu vực và quóc tế.
Cấu trúc của Bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực sau:
- Hệ thống quản lý môi trường (Environmental Management Systems - EMS).
20
- Kiểm tra môi trường (Environmental Auditing - EA).

- Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (Environmental Performance - EPE).
- Ghi nhãn môi trường (Environmental Labeling - EL).
- Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (Life Cycle Assessment - LCA).
- Các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn của sản phẩm (Environmental aspects in
Product Standards).
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được chia thành 2 nhóm: Các tiêu chuẩn về tổ chức và các
tiêu chuẩn về sản phẩm.
Các tiêu chuẩn về tổ chức:tập trung vào các khâu tổ chức hệ thống quản lý môi trường
của doanh nghiệp, vào sự cam kết của lãnh đạo và của các cấp quản lý đối với việc áp
dụng và cải tiến chính sách môi trường, vào việc đo đạc các tính năng môi trường cũng
như tiến hành thanh tra môi trường tại các cơ sở mình.
Các tiêu chuẩn về sản phẩm: tập trung vào việc thiết lập các nguyên lý và cách tiếp cận
thống nhất đối với việc đánh giá các khía cạnh của sản phẩm có liên quan đến môi
trường. Các tiêu chuẩn này đặt ra nhiệm vụ cho các công ty phải lưu ý đến thuộc tính môi
trường của sản phẩm ngay từ khâu thiết kế, chọn nguyên vật liệu cho đến khâu loại bỏ
sản phẩm ra môi trường.
Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 yêu cầu một sự thay đổi trong cách
thức quản lý về môi trường. Khác với cách thức truyền thống là chỉ đòi hỏi theo yêu cầu,
mệnh lệnh hoặc chỉ quan tâm đến sự ô nhiễm ở công đoạn xả/thải ra còn ISO 14000 yêu
cầu phải tiếp cận vấn đề môi trường bằng cả một hệ thống quản lý, từ việc xác định các
nguyên nhân đến việc xem xét các đối tượng có liên quan đến môi trường, từ đó đưa ra
các biện pháp khắc phục và phòng ngừa.
EMAS ( Ecological Management and Audit Scheme)
EMAS là Kế hoạch quản lý và Kiểm toán môi trường ( hay còn gọi là Chương
trình đánh giá và Quản lý sinh thái) của Liên minh châu Âu. Đây được coi là công cụ
quản lý trong việc đánh giá và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của các công ty cũng
như các tổ chức khác trong quá tình hoạt động của mình.
Chức năng của EMAS
Chỉ ra độ tin cậy của thông tin về môi trường trong hoạt động của tổ chức
21

Hàm ý cam kết của tổ chức trong việc cải thiện bức tranh môi trường cũng như đối
với việc quản lý tốt của tổ chức về các khía cạnh liên quan đến môi trường
Đề cao nhận thức kế hoạch một cách công khai giữa các nhóm lợi ích và giữa các
tổ chức nhẳm cải thiện môi trường xung quanh
EMAS có 2 lôgô chính thức:
Phiên bản 1 (PB1): “ Quản lý môi trường đã được thừa nhận”
Phiên bản 2 (PB2): “ Thông tin có hiệu lực”
Sự lựa chọn cho việc sử dụng những lôgô này như sau:
Thông tin có hiệu lực (PB2)
Những tuyên bố về môi trường có hiệu lực (PB2)
Phần in đầu giấy viết thư của tổ chức đã được đăng ký (PB1)
Về thông tin quảng cáo của sự tham gia của tổ chức vào EMAS (PB1)
Về quảng cáo đối với các sản phẩm, các hoạt động và dịch vụ (PB2).
Cả 2 phiên bản logo sẽ luôn luôn điều chỉnh theo số đăng ký của tổ chức EMAS.
Các tổ chức thành viên của EMAS có thể sử dụng logo EMAS để quảng cáo cho các
chương trình, dự án của tổ chức, doanh nghiệp. Lôgô không được sử dụng trên các sản
phẩm hoặc các kiện hàng đóng gói hay những so sánh liên quan đến các sản phẩm, các
hoạt động dịch vụ khác và không thể được sử dụng cho chính nó.
Điều kiện được cấp chứng nhận EMAS đối với doanh nghiệp chưa đăng kí thực
hiện tiêu chuẩn ISO 14001 :
Để tham gia và có chứng nhận áp dụng EMAS, doanh nghiệp cần tuân thủ các
bước sau:
- Xem xét lại các tác động tới môi trường bao gồm tất cả các khía cạnh liên quan
đến môi trường như: hoạt động của tổ chức, quy trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ,
phương pháp đánh giá chúng các quy định mang tính pháp lý của tổ chức và quy trình
quản lý môi trường đang tồn tại.
Trên cơ sở các kết quả này, thiết lập một hệ thống quản lý môi trường hiệu quả
nhằm đạt đến việc chính sách về môi trường của tổ chức được quyết định bởi nhóm quản
lý cấp cao. Hệ thống quản lý cần phải tạo ra các trách nhiệm, mục tiêu, phương tiện, quy
trình vận hành, nhu cầu đào tạo, các hệ thống kiểm soát và giao tiếp

22
- Tiến hành kiểm toán về môi trường, đánh giá riêng đối với hệ thống quản lý phù
hợp với chương trình và chính sách của tổ chức cũng như tương thích với các yêu cầu,
quy định về môi trường liên quan.
- Đưa ra tuyên bố về hoạt động môi trường của tổ chức, trong đó xác nhận những
kết quả được, đối chiếu với các mục tiêu về môi trường và những biện pháp bảo đảm tiếp
theo để ngày càng hoàn thiện hoạt động về môi trường của tổ chức.
- Đánh giá tác động với môi trường, quy trình kiểm toán, và tuyên bố kết quả phải
được người thẩm tra của EMAS công nhận một cách chính thức.Tuyên bố có hiệu lực khi
chúng được gửi tới cơ quan có thẩm quyền của EMAS để đăng ký.Và như vậy, tổ chức,
doanh nghiệp có thể sử dụng logo của EMAS một cách công khai.
Điều kiện được cấp EMAS đối với doanh nghiệp chưa đăng kí thực hiện tiêu
chuẩn ISO 14001 :
- Các doanh nghiệp cùng một lúc phải thực hiện các cam kết theo ISO 14001 và
EMAS. Những điều chỉnh đối với EMAS gần đây đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các
tổ chức đã đăng ký EN ISO 14001 khi đăng kí tham gia EMAS. Theo đó, những tổ chức
này sẽ có những sự thay đổi không đáng kể để kết hợp những yếu tố căn bản cảu EN ISO
14001 với những đặc trưng của EMAS. Những bước bổ sung cho việc tham gia EMAS:
- Xem xét lại môi trường ban đầu: Quy định của EMAS yêu cầu thực hiện xem xét
lại môi trường ban đầu để xác định những nét đặc trưng môi trường của tổ chức. Tuy
nhiên, khi một tổ chức đã được cấp chứng chỉ EN ISO 14001 (của EMS), nó không cần
thiết phải xem xét lại về môi trường một cách chính thức trong khi tiếp cận EMAS chừng
nào mà các đặc trưng về môi trường được chỉ ra trong phụ lục VI của Luật vẫn được công
nhận một cách đầy đủ trong giấy chứng nhận của EMS.
- Tuyên bố về môi trường: Tổ chức tuyên bố các kết quả môi trường dựa trên kết
quả của việc kiểm toán đối với hoạt động của EMS. Tổ chức nên kiểm tra các kết quả này
có đáp ứng đầy đủ những yêu cầu được nêu ra trong phụ lục III của Luật, và nên kiểm tra
tất cả các dữ liệu được tính toán bởi hệ thống quản lý môi trường ở mức độ cần thiết, để
đảm bảo rằng nó thể hiện một cách công bằng và đầy đủ đúng với tuyên bố về môi
trường.

23
- Xác nhận tuyên bố về môi trường và kết quả hoạt động môi trường:Để đạt đến sự
tham gia vào EMAS, tuyên bố về môi trường phải có giá trị hiệu lực một cách độc lập.
Quá trình này sẽ kiểm tra tuyên bố có đáp ứng những yêu cầu của phụ lục III của Luật và
có sẵn một cách công khai.
Môi trường không bị ô nhiễm và sản phẩm đạt các tiêu chuẩn về vệ sinh môi
trường là mong muốn của tất cả các quốc gia trên thế giới, không riêng gì Việt Nam. EU
là một trong những thị trường lớn trên thế giới và là đối tác thương mại quan trọng của
Việt Nam. Rào cản môi trường của EU chính là các quy định và tiêu chuẩn môi trường
của EU đối với hàng nhập khẩu. Các quy định môi trường này được cụ thể hóa bởi các
Chỉ thị của Hội đồng, ủy ban châu Âu. Các quy định môi trường của EU rất phức tạp,
ngặt nghèo và rất khó vượt qua. Do vậy, muốn đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị
trường EU, không còn cách nào khác là các doanh nghiệp Việt Nam phải vượt qua được
rào cản môi trường của EU, hay nói cách khác hàng hóa Việt Nam phải đảm bảo đủ tiêu
chuẩn vệ sinh môi trường và đảm bảo thực hiện đúng các cam kết về môi trường.
2.2.Tình hình đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật EU
Liên minh châu Âu hiện là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam với kim ngạch
thương mại hai chiều Việt Nam-EU đạt hơn 29 tỷ đô la Mỹ và giá trị xuất khẩu từ Việt
Nam sang EU lên đến 20 tỉ đô la trong năm 2012. Đây là thị trường rộng lớn và có nhiều
tiềm năng, đặc biệt là đối với mặt hàng nông sản. Tuy nhiên, thị trường này cũng có
những yêu cầu rất khắt khe về chất lượng sản phẩm. Vì vậy, một khó khăn đặt ra đối với
hàng nông sản của Việt Nam khi nhập khẩu vào thị trường EU đó là phải vượt qua được
hệ thống tiêu chuẩn kĩ thuật khắt khe mà khu vực này đặt ra.
Trong quá trình xuất khẩu nông sản sang EU, đối với một số mặt hàng nông sản
xuất khẩu tiêu biểu Việt Nam đã gặp không ít những vấn đề vướng mắc liên quan đến hệ
thống tiêu chuẩn kĩ thuật của thị trường EU
2.2.1.Đối với mặt hàng rau quả
Vi phạm GAP
Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, trong năm 2010, EU có 29 thông báo về rau củ quả Việt Nam bị nhiễm các loại

bệnh hại, vi phạm an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật và đến năm 2011 con số này
tăng lên đến 366 thông báo và nhiều nhất là tại các thị trường Pháp, Anh, Đức… Đầu
24
năm 2012, EU đưa ra cảnh báo: trong vòng 1 năm, kể từ ngày 1/2/2012 đến ngày
1/2/2013, nếu EU phát hiện thêm 5 lô hàng của Việt Nam sang EU bị nhiễm bệnh hại, vi
phạm an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật, thì sẽ đóng cửa thị trường rau quả nhập
từ Việt Nam. Các loại rau quả Việt Nam xuất sang EU thường nhiễm các loại bệnh hại là
bọ trĩ, bọ phấn, ruồi đục lá và vi khuẩn gây bệnh sẹo. Những loại vi khuẩn này không có
ở các nước Châu Âu nhưng lại rất phổ biến ở Việt Nam. Trong đó, có loại rất khó phát
hiện vì không chỉ nằm bên ngoài mà nằm trong mô lá.
Vi phạm Giới hạn mức tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (MRL)
MRL là mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa được phép có trong hay trên
những sản phẩm thực phẩm. Quy định trên nhằm đảm bảo rằng dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật trong thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng. Tất cả những loại thực
phẩm tiêu thụ ở EU đều phải tuân thủ MRL, như rau quả tươi, rau quả chế biến sẵn, rượu,
ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc, các sản phẩm nguồn gốc động vật (như mật ong,
nhưng ngoại trừ thuỷ sản) và các sản phẩm nguồn gốc thực vật.
Vào tháng 2/2006, một lô hàng trái thanh long xuất qua thị trường Đan Mạch đã bị
phát hiện tồn dư thuốc BVTV là Cypermethrin (trừ sâu nhóm cúc tổng hợp Pyrethroid có
tên thương phẩm là: Sherpa, Cymbush, Fastac, Cymerin ) ở liều lượng 0,10 mg/kg (hạn
mức cho phép tối đa MRL tại EU là 0,05 mg/kg) và Iprodion (trừ bệnh Rovral) 0,17
mg/kg (MRL tại EU là 0,02 mg/kg). Lô hàng này đã bị đối tác trả lại, gây ảnh hưởng
không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu sản phẩm rau quả của Việt Nam.
Theo kết quả khảo sát và phân tích của dự án điều tra vệ sinh an toàn thực phẩm
trong nông sản thực phẩm của Cục Quản lý chất lượng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn vừa công bố trong đầu năm 2013, có 38% mẫu rau được phân tích có dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật, 28,5% vượt quá hàm lượng Nitrat cho phép, 100% vượt
ngưỡng coliform cho phép, 46,8% quá mức E.coli cho phép. Điều này cho thấy nông dân
nước ta sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất.
Trong khi đó, EU là thị trường khó tính, yêu cầu cao về chất lượng, toàn bộ lô

hàng sẽ bị trả lại khi họ phát hiện ra 1 mẫu có dư lượng thuốc. Tuy nhiên, các sản phẩm
rau quả của nước ta lại chưa đáp ứng được đầy đủ về vấn đề an toàn thực phẩm và kiểm
dịch thực vật. Thông tin thị trường còn hạn chế, nhất là các quy định cụ thể đối với từng
chủng loại mặt hàng nên khó khăn trong công tác dự tính, dự báo. Sản phẩm rau quả áp
dụng quy trình tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) còn ít. Quy mô sản xuất còn
manh mún, thiếu đồng bộ về mục tiêu phát triển rau quả. Việc bố trí các nhà máy chế
25

×