Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Thời điểm tiêm chủng cho trẻ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.78 KB, 7 trang )





Thời điểm tiêm chủng cho trẻ


Trẻ nhỏ ở những tháng, năm đầu đời rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nếu
không được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch.
Theo BS-CK1 Nguyễn Thị Phương Thúy, các bệnh như ho gà, bạch hầu, uốn ván,
bại liệt, viêm phổi, viêm màng não, tiêu chảy do Rota vi rút… ảnh hưởng rất lớn
tới sức khỏe, sự phát triển của trẻ. Có những bệnh còn để lại những di chứng suốt
cuộc đời trẻ”.
Lợi ích của tiêm chủng
Một số biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn đường hô hấp của bệnh bạch hầu có
thể gây tử vong; bệnh ho gà có thể gây viêm phổi, viêm tai giữa.
Bệnh bại liệt để lại di chứng không phục hồi suốt đời nếu không được điều trị kịp
thời.
Bệnh uốn ván, đặc biệt là uốn ván ở trẻ sơ sinh gây co thắt, co giật các cơ có thể
gây gãy xương sống, rối loạn nhịp tim, hôn mê, viêm phổi và có tỷ lệ tử vong cao.
Viêm màng não do vi khuẩn Hib (Haemophylus Influenza typ B) có thể tổn thương
não, thần kinh, rối loạn tâm thần, điếc và tỷ lệ tử vong từ 5 – 10%.
Bệnh sởi có thể khỏi sau một tuần mắc bệnh nhưng biến chứng viêm phổi là
nguyên nhân thông thường nhất gây tử vong vì vi rút sởi làm suy giảm hệ miễn
dịch.
Bệnh rubella hiện đang lưu hành ở nước ta, đây là bệnh gây nhiều nguy hiểm cho
thai nhi. Khi thai phụ nhiễm vi rút rubella trong ba tháng đầu của thai kỳ, có tới
90% vi rút của mẹ bị truyền sang thai nhi. Hậu quả là thai nhi có thể bị chết hoặc bị
hội chứng rubella bẩm sinh với những dị tật nặng nề.
Tiêm chủng trong chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) hoàn toàn miễn phí
đối với trẻ em dưới một tuổi, 18 tháng tuổi và phụ nữ mang thai. Ngoài ra trẻ nhỏ


cũng cần tiêm phòng một số bệnh mà chương trình TCMR không có ví dụ như: vắc
xin phòng tiêu chảy do Rota vi rút, phòng bệnh cúm, thủy đậu, quai bị…

Thời điểm tiêm chủng cho trẻ trong TCMR
Với trẻ sơ sinh, cần tiêm BCG, viêm gan B (VBG) mũi không trong vòng 24 giờ
để phòng bệnh lao, viêm gan siêu vi B.
Trẻ hai tháng tuổi cần tiêm DPT – VGB – Hib mũi một (năm trong một) để phòng
bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan siêu vi, viêm màng não mủ, viêm phổi do Hib.
Tiêm OPV lần một để phòng bại liệt.
Trẻ ba tháng tuổi cần tiêm DPT – VGB – Hib mũi hai (năm trong một) và OPV lần
hai để phòng các bệnh giống trẻ ở hai tháng tuổi.
Trẻ bốn tháng tuổi cần tiêm DPT – VGB – Hib mũi ba (năm trong một) và OPV
lần ba để phòng các bệnh giống trẻ ở hai và ba tháng tuổi.
Trẻ chín tháng tuổi cần tiêm sởi mũi một để phòng bệnh sởi. Trẻ được 18 tháng
tuổi cần tiêm DPT mũi bốn để phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà và tiêm sởi mũi hai
để phòng sởi.
Ngoài ra, để phòng bệnh uốn ván sơ sinh cho trẻ và uốn ván cho mẹ, phụ nữ khi
mang thai cần được tiêm chủng vắc xin uốn ván theo lịch sau: mũi một cần tiêm
sớm khi có thai lần đầu hoặc nữ trong tuổi sinh đẻ tại vùng nguy cơ cao; mũi hai ít
nhất một tháng sau mũi một, mũi ba ít nhất sáu tháng sau mũi hai hoặc kỳ có thai
lần sau; mũi bốn ít nhất một năm sau mũi ba hoặc kỳ có thai lần sau; mũi năm ít
nhất một năm sau mũi bốn hoặc kỳ có thai lần sau.
Lợi ích của tiêm vắc xin ngoài chương trình TCMR (phụ huynh phải trả phí)
Đối với trẻ dưới một tuổi, cần cho trẻ uống vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do Rota
vi rút ( 2 – 3 liều) từ khi trẻ hai tháng tuổi và vắc xin phòng bệnh cúm tiêm cho trẻ
khi sáu tháng tuổi.
Khi trẻ trên một tuổi, trẻ cần tiêm chủng phòng các bệnh như thủy đậu, quai bị,
rubella, viêm não Nhật Bản, viêm gan siêu vi A.
Khi trẻ trên hai tuổi, có các loại vắc xin phòng các bệnh thương hàn, viêm màng
não mô cầu, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu.

Các bé gái từ chín tuổi đến 26 tuổi có thể tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử
cung.
Đối với vắc xin phòng bệnh sốt vàng, cần tiêm chủng khi đi đến các vùng lưu hành
bệnh.
Khi bị súc vật nghi dại cắn, cần đến ngay các phòng tiêm chủng để được tiêm
chủng phòng bệnh dại.
Để phòng hội chứng rubella bẩm sinh, phụ nữ nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi,
quai bị, rubella hoặc vắc xin rubella trước khi mang thai ba tháng.
Phản ứng sau tiêm và theo dõi trẻ sau tiêm chủng
Một số phản ứng sau khi tiêm có thể xảy ra cần được theo dõi, phát hiện và xử lý
sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Phản ứng nhẹ là sốt, sưng đỏ, đau tại
chỗ tiêm. Phản ứng nặng rất hiếm gặp, thường có thể là phản ứng trùng hợp ngẫu
nhiên vì nó có thể xảy ra ngay cả khi không tiêm chủng.
Nếu phản ứng tại chỗ như sốt, đỏ, đau có thể chờm mát chỗ tiêm, dùng
paracetamol (15mg/kg trọng lượng cơ thể, cách bốn giờ cho uống một lần, tối đa
bốn lần trong 24 giờ).
Khi trẻ sốt trên 38 độ C, có thể bù dịch, mặc quần áo mát, lau mát, cho uống
paracetamol. Hoặc khi trẻ phản ứng toàn thân như: dễ kích thích, cảm giác khó
chịu, phát ban, ói, quấy khóc, tiêu chảy, nhức đầu… thì bù dịch và cho uống
paracetamol.
Nếu trẻ có biểu hiện như sốt cao trên 39 độ C, bú ít, co giật, khóc thét, khóc dai
dẳng không dứt, khò khè, khó thở, tím tái, nổi mẫn đỏ, sưng to nơi tiêm… các bà
mẹ cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc điều trị.

×