Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Hạ tầng kĩ thuật công nghệ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.03 KB, 23 trang )

[NHÓM 5 – LỚP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ_3]
Hạ tầng kĩ thuật công nghệ Việt Nam
A. Viễn thông
I. Điện thoại cố định
1. Số thuê bao điện thoại cố đinh
+ Số thuê bao điện thoại cố định có xu hướng tăng từ năm 2007 đến
năm 2009 do sự phát triển trong lĩnh vực viễn thông.
+ Tuy nhiên xu hướng sử dụng thuê bao cố định giảm dần từ năm
2009 đến năm 2011 và tiếp tục giảm vào năm 2012 do có sự thay thế
dân chuyển sang sử dụng thuê bao dị động.
2. Số thuê bao điện thoại cố định/100 dân
Tương tự theo xu hướng thay đổi của số lượng thuê bao điện thoại cố
định, tỷ lệ số thuê bao sử dụng thuê bao điện thoại/100 dân có xu
hướng tăng trong giai đoạn 2007-2009 và giảm trong giai đoạn 2010-
2012.
Thực trạng hạ tầng kĩ thuật Việt Nam Page 1
[NHÓM 5 – LỚP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ_3]
II. Điện thoại di động
1. Số thuê bao điện thoại di động (2G, 3G)
Thực trạng hạ tầng kĩ thuật Việt Nam Page 2
[NHÓM 5 – LỚP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ_3]
Số thuê bao điện thoại di động liên tục tăng qua các năm biểu hiện cho sự
phát triển của viễn thông. Số lượng thuê bao: Tính đến tháng 12/2012 có
121,7 triệu thuê bao di dộng, tăng 3,5 % so với năm 2011
2. Số thuê bao điện thoại di động/ 100 dân
Với sự tăng lên của cả thuê bao cố định và di động, số thuê bao điện thoại
bình quân 100 dân đã đạt khoảng 153,1 vào năm 2012 ( tính đến cuối
tháng 11)
(Các con số trước đó là: năm 1995 là 1 thì năm 2000 đạt 4,2, năm 2005
đạt 19,2, năm 2010 đạt 147,5, năm 2011 đạt 151,5 )
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch & Đầu tư), tính đến


cuối tháng 12/2012, số thuê bao điện thoại cả nước ước tính đạt 136,6
triệu, tăng 2,7% so với năm 2011
Năm 2012 có 12,5 triệu thuê bao điện thoại phát triển mới, tăng 5,5% so
với năm 2011, trong đó có 16.500 thuê bao cố định (bằng 33,4% năm
2011) và 12,5 triệu thuê bao di động (tăng 5,8%).
Thực trạng hạ tầng kĩ thuật Việt Nam Page 3
[NHÓM 5 – LỚP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ_3]
Tuy nhiên có khoảng 8 triệu thuê bao bị cắt khỏi hệ thống, tương đương
70% số phát triển mới, khiến con số tăng thực tế còn 4,5 triệu. Đây chủ
yếu là những thuê bao không còn hoạt động trên mạng và sim rác.
Tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông năm 2012 ước tính đạt
179.900 tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2011
III. Nhà cung cấp dịch vụ
1. Các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông:
- Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT
- Công ty cổ phần viễn thông FPT
- Công ty viễn thông quân đội Viettel
- Công ty thông tin điện tử hàng hải Việt Nam
- Công ty thông tin viễn thông điện lực
- Công ty cổ phần dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn
- Công ty viễn thông Hà Nội
2. Các doanh nghiệp dẫn đầu trong cấp dịch Viễn thông
- Dịch vụ thông tin di động mặt đất gồm dịch vụ điện thoại, dịch
vụ tin nhắn và dịch vụ truy nhập Internet: Tập đoàn viễn thông
Quân đội, Công ty Thông tin Di động và Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam là nhóm các doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống
lĩnh thị trường đối với các
- Đối với các dịch vụ viễn thông cố định mật đất gồm: Dịch vụ
điện thoại nội hạt, Dịch vụ điện thoại quốc tế, Dịch vụ kênh tuê riêng
nội hạt: Dịch vụ kênh thuê riêng quốc tế. Tập đoàn Bưu chính Viễn

thông Việt Nam và Tập đoàn Viễn thông Quân đội là 2 doanh nghiệp
đang thống lĩnh thị trường về dịch vụ viễn thông cố định mặt đất
- Dịch vụ điện thoại cố định đường dài trong nước: Tập đoàn Bưu
chính viễn thông Việt Nam là doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị
trường.
- Dịch vụ truy nhập Internet băng rộng có 3 doanh nghiệp dẫn
đầu thị trường: gồm Viettel, FPT, VNPT
3. Thị phần thuê bao di động Việt Nam
Thực trạng hạ tầng kĩ thuật Việt Nam Page 4
[NHÓM 5 – LỚP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ_3]
• Hiện có 3 mạng di động lớn là VinaPhone, MobiFone và Viettel đang
chiến tới 95% thị phần di động và đang chi phối gần như tuyệt đối
thịt trường này
- Sự giằng co về thị phần giữa 3 mạng dẫn đầu
Theo sách trắng của Bộ TT&TT năm 2011 thị phần di động chủ yếu
tập trung vào 3 mạng di động lớn với mức áp dụng đảo khi chiếm
95%. Viettel đang là mạng di động có thị phần thuê bao ở mức
36,72%, Vinaphone chiếm 28,71% thị phần và Mobifone là 29,11%.
Trong khi đó, 3 mạng di động còn lại là EVN Telecom, Vietnamobile,
S-Fone chỉ còn chiến 5% thị phần
- Năm 2011 VinaPhone đã có nhiều chuyển biến và có những bước
phát triển quan trọng cả về chất và lượng. Nhà mạng này đã phát
triển được hơn 20 triệu thuê bao mới với nhiều chương trình khuyến
mại đặc sắc như gói cước Thỏa sức ALO trả sau, gói cước Uzone,
gói cước VinaXtra cho công nhân, gói cước Myzone cho nông nhân,
gói cước Học sinh sinh viên, gói cước cán bộ đoàn VinaPhone
đang khẳng định là lựa chọn tối ưu của nhiều khách hàng, đặc biệt
là các khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Ngoài việc tăng cường vùng phủ sóng và chất lượng 3G, việc hợp
tác với các thương hiệu lớn như Apple để phân phối iPhone và RIM

để cung cấp các gói cước Blackberry , Hiện Vinaphone là mạng
duy nhất được gia nhập Conexus (Liên minh mạng di động 3G)
Việc gia nhập liên minh này đã đẩy lưu lượng quốc tế chiều đến của
VinaPhone tăng ở mức đột biến 200% so với năm 2011.
Thực trạng hạ tầng kĩ thuật Việt Nam Page 5
[NHÓM 5 – LỚP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ_3]

 Biểu đồ tỷ lệ thị phần theo thuê bao di động năm 2011
 Biểu đồ tỉ lệ thị phần doanh thu năm 2011 ngành Viễn thông
Thực trạng hạ tầng kĩ thuật Việt Nam Page 6
[NHÓM 5 – LỚP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ_3]
4. Thị phần thuê bao điện thoại cố định
Hiện có 6 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuê bao điện thoại cố định
trong đó VNPT đang chiếm tới 67,99%, đứng sau là Viettel chiếm
22,31%, còn lại các doanh nghiệp khác EVN, SPT, FPT, VTC chiếm
khoảng hơn 9% thị phần còn lại

 Biểu đồ tỉ lệ thị phần theo thuê bao điện thoại cố định năm 2011
IV. Giải pháp phát triển hạ tầng viễn thông
Thực trạng hạ tầng kĩ thuật Việt Nam Page 7
[NHÓM 5 – LỚP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ_3]
a) Tiếp tục đổi mới chính sách để huy động các nguồn lực trong nước,
thu hút nguồn lực nước ngoài
• Đẩy nhanh việc xây dựng Pháp lệnh, Luật Bưu chính - Viễn thông
cùng hệ thống các văn bản pháp quy khác tạo điều kiện chuyển
mạnh bưu chính, viễn thông sang thị trường cạnh tranh; chủ động
thực hiện lộ trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế.
• Nhanh chóng xây dựng và ban hành các chính sách, biện pháp cụ
thể thúc đẩy cạnh tranh, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế
tham gia phát triển bưu chính, viễn thông và Internet. ((Cho phép

các doanh nghiệp trong nước có đủ điều kiện tham gia thị trường
cung cấp dịch vụ cơ bản, dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ ứng dụng
công nghệ tin học trong nước và quốc tế. Mở rộng thị trường cạnh
tranh trên cơ sở phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà
nước. Xây dựng các chính sách đảm bảo cho cơ chế thị trường vận
hành có hiệu quả; chính sách điều tiết phục vụ kinh doanh, công ích,
phổ cập dịch vụ. Sớm xây dựng và công bố lộ trình mở cửa thị
trường bưu chính, viễn thông, Internet theo các mốc thời gian cho
từng dịch vụ cụ thể.))
• Đổi mới chính sách giá cước đảm bảo thiết lập được môi trường
cạnh tranh thực sự, tạo động lực để các doanh nghiệp phấn đấu
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm giá thành sản phẩm
và dịch vụ.
• Có những chính sách, biện pháp phù hợp nhằm tận dụng, huy động
nguồn lực của các ngành, địa phương tham gia phát triển cơ sở hạ
tầng thông tin quốc gia; nâng cao năng lực phục vụ cộng đồng; tăng
khả năng truy nhập dịch vụ cho người dân trong xã hội.
• Quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên quốc gia như : phổ tần số vô
tuyến điện, kho số, mã số; tên vùng, miền; địa chỉ; thương quyền;
tạo bình đẳng cho các doanh nghiệp hoạt động.
b) Đổi mới tổ chức, tăng cường và nâng cao hiệu lực bộ máy quản lý
nhà nước, hiệu lực các công cụ và chính sách quản lý vĩ mô
• Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước thống nhất về
bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin phù hợp với xu hướng
hội tụ công nghệ(năng lực quản lý phải theo kịp tốc độ phát triển).
Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện quản lý nhà nước có hiệu
lực, hiệu quả trong môi trường mở cửa cạnh tranh.
• Quản lý theo pháp luật, giảm bớt biện pháp hành chính, tăng cường
các biện pháp “hậu kiểm”, không can thiệp sâu vào hoạt động sản
Thực trạng hạ tầng kĩ thuật Việt Nam Page 8

[NHÓM 5 – LỚP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ_3]
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.( Chú trọng định hướng và dự
báo; gắn quy hoạch, kế hoạch với hệ thống cơ chế chính sách và thị
trường; đảm bảo phát triển lành mạnh, bình đẳng. Bảo vệ quyền lợi
của Nhà nước, người tiêu dùng và của doanh nghiệp.)
• Thiết lập các tiền đề cần thiết cho bưu chính, viễn thông, tin học
trong quá trình Việt Nam tham gia AFTA, APEC, thực hiện Hiệp định
Thương mại Việt - Mỹ, gia nhập WTO.
c) Tiếp tục đổi mới tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và hoạt động
của các doanh nghiệp
• Đổi mới doanh nghiệp theo mục tiêu : 'năng suất, chất lượng hiệu
quả'; nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tin học. Phát huy vai trò
chủ đạo của kinh tế nhà nước, hình thành các tập đoàn bưu chính,
viễn thông, tin học mạnh; tạo thế và lực để hội nhập, cạnh tranh
quốc tế thắng lợi.
• Đẩy nhanh sắp xếp lại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
bưu chính, viễn thông trên cơ sở phân định loại hình : doanh nghiệp
do Nhà nước nắm 100% vốn; doanh nghiệp do Nhà nước nắm cổ
phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt; doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế - xã hội. Từng bước bãi bỏ chế độ bao cấp chéo, thực
hiện hạch toán độc lập, phân định rõ nhiệm vụ công ích và kinh
doanh. Thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp bưu chính, viễn
thông, tin học theo lộ trình cụ thể.
• Đẩy mạnh quá trình điều chỉnh cơ cấu đầu tư, từng bước tiến hành
tách bưu chính hoạt động độc lập với viễn thông.
d) Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn
• Nhà nước có chính sách thương quyền về bưu chính, viễn thông đối
với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này; có chính sách
điều tiết phát triển mạng lưới tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng

sâu, vùng xa. Các doanh nghiệp tự huy động các nguồn vốn để đầu
tư phát triển mạng lưới và kinh doanh dịch vụ, đồng thời có nghĩa vụ
cung cấp dịch vụ phổ cập, dịch vụ công ích theo yêu cầu của Nhà
nước.
• Về vốn trong nước : Đẩy mạnh đổi mới doanh nghiệp, điều chỉnh cơ
cấu sản xuất, đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động
Thực trạng hạ tầng kĩ thuật Việt Nam Page 9
[NHÓM 5 – LỚP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ_3]
có hiệu quả để tăng nhanh khả năng tích lũy bằng nguồn vốn nội
sinh, tái đầu tư phát triển. Tăng cường thu hút vốn đầu tư của mọi
thành phần kinh tế trong nước; có giải pháp thích hợp để khuyến
khích các ngành, địa phương tham gia phát triển bưu chính, viễn
thông, tin học; xây dựng quỹ phổ cập dịch vụ phục vụ cho việc phổ
cập dịch vụ bưu chính, viễn thông và Internet, đặc biệt cho các vùng
nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
• Về vốn ngoài nước : Tranh thủ khai thác triệt để các nguồn vốn
ngoài nước; khuyến khích các hình thức đầu tư trực tiếp nước
ngoài, nhất là đầu tư vào công nghiệp bưu chính, viễn thông, tin
học, đầu tư kinh doanh dịch vụ, với các hình thức đầu tư phù hợp
với lộ trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của ngành. Dành một
phần nguồn vốn ODA để phát triển bưu chính, viễn thông, tin học
nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
e) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế phục vụ phát triển
• Tiếp tục chủ động tham gia mọi mặt hoạt động của các tổ chức quốc
tế để thu thập, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm và đóng góp thiết
thực; nâng cao vị thế, uy tín và quyền lợi của Việt Nam trên trường
quốc tế.
• Chủ động trong lộ trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Đa dạng
hoá các hoạt động hợp tác với nước ngoài để tranh thủ các nguồn
lực từ bên ngoài (vốn đầu tư, công nghệ, kỹ thuật, đào tạo đội

ngũ ) và tạo sự cạnh tranh về bưu chính, viễn thông, Internet. Tạo
mọi điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đứng vững tại thị
trường trong nước và mở rộng kinh doanh ra thị trường thế giới và
khu vực.
f) Tăng cường xây dựng đội ngũ
• Đào tạo và tái đào tạo đội ngũ hiện có. Đào tạo đón đầu thích hợp
với các mục tiêu phát triển; đa dạng hoá các loại hình đào tạo, bồi
dưỡng. Hiện đại hoá các trung tâm đào tạo chuyên ngành; nâng cấp
cơ sở vật chất, trang thiết bị; đổi mới giáo trình; cập nhật kiến thức
mới. Tiếp tục xây dựng Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông
theo hướng tích cực tham gia đào tạo nguồn nhân lực bưu chính,
viễn thông, công nghệ thông tin; tăng cường hợp tác quốc tế trong
Thực trạng hạ tầng kĩ thuật Việt Nam Page 10
[NHÓM 5 – LỚP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ_3]
đào tạo nguồn nhân lực.
• Xây dựng chính sách đào tạo phù hợp để có đội ngũ chuyên gia giỏi
về kinh tế, kỹ thuật; đội ngũ quản lý kinh doanh giỏi trong môi trường
cạnh tranh quốc tế; đặc biệt chú trọng đội ngũ phần mềm viễn
thông, tin học.
• Thực hiện chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút tài năng, nguồn chất
xám trong và ngoài nước đóng góp cho phát triển bưu chính, viễn
thông, tin học.
B. Thực trạng hạ tầng Internet Việt Nam
1. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet
Thực trạng hạ tầng kĩ thuật Việt Nam Page 11
[NHÓM 5 – LỚP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ_3]
Ba ông lớn đang tạo thế chân vạc trên thị trường, chiếm gần 95% thị phần
Trong đó VNPT đang là doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất trong việc cung
ứng dịch vụ internet chiếm tới 61.26%
Tiếp sau đó là Viettel và FPT lần lượt chiếm 18.95% và 12.61%

Thực trạng hạ tầng kĩ thuật Việt Nam Page 12
Thị phần của các ISP 2012
Đơn vị
Thị phần
(%)
Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội
(HTC)
0.27
Tổng công ty Viễn thông Quân đội
(VIETTEL)
18.95
Công ty cổ phần dịch vụ BC-VT Sài Gòn
(SPT)
0.83
Công ty NETNAM - Viện CNTT
(NETNAM)
1.25
Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ
(FPT)
12.61
Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam
(VNPT)
61.26
Công ty phát triển công viên phần mềm Quang Trung
(QTSC)
0.05
Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông CMC
(CMC)
0.06
Công ty Truyền hình Cáp Saigon tourist

(SCTV)
0.67
Công ty Cổ Phần Truyền Thông ADTEC
(ADTEC)
0.01
Công ty CP sáng tạo Truyền thông Việt Nam
(CCVN)
0.09
Công ty Cổ phần Hạ tầng Viễn thông CMC
(CMC TI)
3.89
[NHÓM 5 – LỚP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ_3]
Sơ lược về Vietel và FPT
 FPT
Được thành lập ngày 31/01/1997, Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT
Telecom) khởi đầu từ Trung tâm Dịch vụ Trực tuyến với 4 thành viên sáng lập
cùng sản phẩm mạng Intranet đầu tiên của Việt Nam mang tên “Trí tuệ Việt
Nam – TTVN”. Sau hơn 15 năm hoạt động, FPT Telecom đã trở thành một
trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet hàng đầu khu vực
với trên 3.500 nhân viên, 45 chi nhánh trong và ngoài nước. Hiện nay, FPT
Telecom đang cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chính bao gồm:Internet băng
rộng: ADSL/VDSL, TriplePlay, FTTH
- Kênh thuê riêng, Tên miền, Email, Lưu trữ web, Trung tâm dữ liệu
- Các dịch vụ giá trị gia tăng trên Internet: Truyền hình trực
tuyến (OneTV), Điện thoại cố định (VoIP), Giám sát từ xa (IP Camera),
Chứng thực chữ ký số (CA), Điện toán đám mây (Cloud computing),
 Viettel
• Ngày 1 tháng 6 năm 1989, Tổng Công ty Điện tử thiết bị thông tin
(SIGELCO) được thành lập, là tiền thân của Tập đoàn Viễn thông Quân
đội (Viettel).

[6]
.
• Ngày 31 tháng 5, năm 2002, Công ty Điện thoại di động Viettel (Viettel
Mobile) được thành lập trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân
đội(Viettel)
[10]
• Giai đoạn từ năm 1989 đến 1994: Xây dựng tuyến vi ba băng rộng lớn
nhất (140 Mbps); xây dựng tháp anten cao nhất Việt Nam lúc bấy giờ
(85m)
[6]
.
• Năm 1995, Viettel là Doanh nghiệp duy nhất được cấp giấy phép kinh
doanh dịch đầy đủ các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam
[7]
.
• Năm 2012:
- Doanh thu đạt 7 tỷ USD.
- Thương hiệuUnitel của Viettel tại Lào nhận giải thưởngnhà cung cấp
dịch vụ tốt nhất tại thị trường đang phát triển ((The World
Communications Awards 2012)
[cần dẫn nguồn]
.
- Thương hiệu Movitel của Viettel tại Mozambique nhận giải thưởng:
doanh nghiệp có giải pháp tốt nhất giúp cải thiện viễn thông ở vùng
nông thôn Châu Phi
2. Số người sử dụng internet tại Việt Nam
Thực trạng hạ tầng kĩ thuật Việt Nam Page 13
[NHÓM 5 – LỚP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ_3]
Số người sử dụng internet tại Việt Nam từ năm 2007-2011- Nguồn sách
trắng CNTT- truyền thông Việt Nam

a. Số người dùng internet của Việt Nam so với khu vực Asean
Thống kê số người sử dụng Internet của khu vực Đông Nam Á năm 2010.
Tên quốc gia
Dân số
( người )
Số người sử
dụng
Tỷ lệ
%
Nguồn số liệu người sử dụng Internet
Myanmar 54666667 120267 0.22 ITU
Cambodia 14280000 179928 1.26 ITU
Brunei 398897 199449 50.00 ITU
Lào 6315789 442105 7.00 ITU
Singapore 5086570 3560599 70.00 ITU
Thực trạng hạ tầng kĩ thuật Việt Nam Page 14
[NHÓM 5 – LỚP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ_3]
Thái Lan 69059432 14640599 21.20 ITU
Malaysia 28394809 15702329 55.30 ITU
Indonesia 240544304 21889532 9.10 ITU
Philippines 93102703 23275676 25.00 ITU
Việt Nam 86243662 26784035 31.06 ITU
Khu vực Asean 598092832 106794518 17.86 ITU

Việt Nam có số người dùng internet đứng thứ tư trong khu vực sau
Singapore, Malaysia và Brunei
b, Số người dùng Internet của Việt Nam so với thế giới
Số lượng người sử dụng Internet tại một số quốc gia trên thế giới.
Tên quốc
gia

Dân số
Số người
sử dụng
Tỷ lệ
(%)
Nguồn số liệu người sử dụng
Internet
Thụy Sỹ 7665094 6431014 83.90 ITU
Thụy
Điển
9379550 8441595 90.00 ITU
Hà Lan 16613116 15071418 90.72 ITU
Úc 22272531 16927124 76.00 ITU
Hàn Quốc 48183183 40329324 83.70 ITU
Pháp 62794811 50298644 80.10 ITU
Anh 62039516 52733588 85.00 ITU
Braxin
19483679
1
79201156 40.65 ITU
Nhật Bản 126552583 101242066 80.00 ITU
Mỹ 31034168 24516993 79.00 ITU
Thực trạng hạ tầng kĩ thuật Việt Nam Page 15
[NHÓM 5 – LỚP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ_3]
6 2
Trung
Quốc
134115711
3
460016890 34.30

ITU
Việt Nam 86243662 26784035 31.06 ITU
So với các nước tiên tiến trên thế giới thì số lượng người dùng internet còn
khá thấp
c, Số lượng người sử dụng inter của các châu lục
Số lượng người sử dụng Internet của các Châu lục trên Thế giới.
Châu
lục
Dân số
(người)
Số người sử dụng
(người)
Tỷ lệ
%
Nguồn số liệu người
sử dụng Internet
Châu
Úc
34180000 15030600 43.97 ITU
Châu
Phi
963850000 51982300 5.39 ITU
Châu
Âu
806720000 333900800 41.39 ITU
Châu
Mỹ
909810000 376465200 41.38 ITU
Châu
Á

397682000
0
686715400 17.27 ITU
Thế
giới
669137000
0
1464094400 21.88 ITU
So với trung bình trung của châu Á và thế giới thì số lượng người dùng
Internet của Việt Nam cao hơn hẳn, nhưng so với châu Âu, châu Mỹ hay châu
Úc thì Việt Nam vẫn còn ở mức thấp.
Thực trạng hạ tầng kĩ thuật Việt Nam Page 16
[NHÓM 5 – LỚP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ_3]
3. Tình hình phát triển tiên miền .vn năm 2012
a, Tỷ lệ các tên miền .vn
Hiện việt nam có tổng số 349.459 tên miền .vn, trong đó có tên miền 2.vn
chiếm tỉ lệ cao nhất 48,11%, tên miền com.vn chiếm tỉ lệ 41,31%, còn lại các
tên miền khác như gov.vn, edu.vn… chiếm tỉ lệ rất nhỏ
Tình hình phát triển số lượng tên miền .vn tháng 11/2012.
Loại tên miền Số lượng Tỷ lệ (%)
Tổng số tên miền 349459 100
com.vn 144371 41.31
gov.vn 2138 0.61
int.vn 31 0.00
edu.vn 12454 3.56
ac.vn 190 0.05
net.vn 6745 1.93
org.vn 3540 1.01
name.vn 9621 2.75
pro.vn 781 0.22

biz.vn 417 0.11
health.vn 96 0.02
info.vn 932 0.26
Tên miền cấp 2.vn 168143 48.11
Thực trạng hạ tầng kĩ thuật Việt Nam Page 17
[NHÓM 5 – LỚP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ_3]
b, Tốc độ phát triển tiên miền trong năm 2012.
Nhìn chung tốc độ phát triển tên miền khá đều, có 1 số tháng tăng trưởng
mạnh như tháng 2, tháng 3 và tháng 4
Tháng 1 tăng trưởng chậm với tốc độ 1.7%
Bảng số liệu tình hình phát triển tên miền .vn.
Tháng/Năm Tổng số tên miền
Tốc độ tăng trưởng (%)
So với tháng trước
So với cùng kỳ
năm ngoái
1/2012 265567 1.70 41.50
2/2012 273374 2.93 42.62
3/2012 283086 3.55 42.52
4/2012 291384 2.93 41.96
5/2012 300368 3.08 41.95
6/2012 308743 2.78 41.69
7/2012 316343 2.46 41.29
8/2012 324328 2.52 40.46
9/2012 332279 2.45 40.00
10/2012 341121 2.66 39.29
11/2012 349459 2.44 37.95
12/2012 357584 2.32 36.94
Thực trạng hạ tầng kĩ thuật Việt Nam Page 18
[NHÓM 5 – LỚP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ_3]

4. Thống kê tài nguyên mạng
 Vấn đề cạn kiệt địa chỉ IPv4
- Địa chỉ IPv4 được thiết kế có chiều dài 32 bit và trên lý thuyết, có thể
cung cấp khoảng 4 tỉ địa chỉ cho hoạt động mạng toàn cầu. Địa chỉ IPv4
được phân bổ từ tổ chức quản lý số cấp cao nhất (IANA) cho các tổ
chức quản lý địa chỉ cấp vùng (RIR-Regional Internet Registry) theo
đơn vị khối /8 (một khối /8 bằng 1/256 không gian địa chỉ toàn cầu và
bao gồm 16.777.216 địa chỉ), để từ đó phân phối cho các hoạt động
Internet toàn cầu. Toàn bộ không gian địa chỉ IPv4 quốc tế bao gồm 256
khối /8.
Thực trạng hạ tầng kĩ thuật Việt Nam Page 19
Tổng thuê bao băng rộng :
Total Broadband Subscribers
4835039
(Nguồn Cục
Viễn thông)

- Tổng thuê bao 3G :
Total 3G Subscribers
3331162
(Nguồn Cục
Viễn thông)

- Tổng băng thông kênh kết nối quốc tế của
Việt Nam :
Total International connection bandwidth
of Vietnam
466673
(Nguồn Cục
Viễn thông)

Mbps
- Tổng băng thông kênh kết nối trong nước:
Total domestic connection bandwidth
561520
(Nguồn Cục
Viễn thông)
Mbps
(trong đó băng thông kết nối qua trạm
trung chuyển VNIX):
(Connection bandwidth through VNIX)
129000 Mbps)
- Lưu lượng tháng trao đổi qua trạm trung
chuyển VNIX :
VNIX monthly Network Traffic
162351669
Gbytes
- Tổng số tên miền .vn đã đăng ký:
Dot VN domain names
404639
- Tổng số tên miền đang duy trì trên hệ
thống:
Dot VN active domain names
0
- Tổng số địa chỉ IPv4 đã cấp :
Allocated Ipv4 address
15567616 địa chỉ
- Số lượng địa chỉ IPv6 qui đổi theo đơn vị /
64 đã cấp :
Allocated Ipv6 address
77310918656 /64 địa

chỉ
[NHÓM 5 – LỚP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ_3]
- Tổ chức quản lý địa chỉ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương là
APNIC (Trung tâm Thông tin mạng châu Á – Thái Bình Dương). Trong
khu vực của mình, APNIC trực tiếp phân bổ địa chỉ tới các doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ Internet hoặc uỷ quyền cho các tổ chức quản
lý địa chỉ cấp quốc gia (NIR-National Internet Registry). Tại Việt Nam,
Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) là cơ quan quản lý nhà nước về
tài nguyên Internet và là một trong 6 tổ chức NIR trong khu vực được
APNIC uỷ quyền.
- Kể từ năm 2003, khi tốc độ tiêu thụ địa chỉ IPv4 bắt đầu tăng vọt do sự
phát triển của các loại hình dịch vụ và phương thức kết nối mạng tiêu
tốn địa chỉ, khả năng cạn kiệt nguồn IPv4 toàn cầu đã trở thành chủ đề
nóng được bàn thảo nhiều trên các diễn đàn, thông tin về hoạt động
của mạng Internet. Với tốc độ tiêu thụ tài nguyên IPv4 lớn nhất trên
toàn cầu, ngày 15/4/2011 châu Á – Thái Bình Dương là khu vực đầu
tiên chính thức bước vào giai đoạn cạn kiệt IPv4.
 Triển khai IPv6 ở Việt Nam
- Năm 2013 là năm mở đầu của Giai đoạn 2 – Giai đoạn chuyển đổi của
Kế hoạch hành động Quốc gia về IPv6 với các mục tiêu chính: Hình
thành cơ sở hạ tầng mạng IPv6 quốc gia chính thức; Tất cả các doanh
nghiệp Internet sẵn sàng hoạt động song song IPv4/IPv6; Bắt đầu cung
cấp chính thức một số dịch vụ trên nền công nghệ IPv6 cho khách
hàng; Mạng Internet Việt Nam sẵn sàng cung cấp các dịch vụ trên nền
công nghệ IPv6…)
- Trong tháng 4/2013, VNNIC đã hoàn thành chuyển đổi mạng DNS
quốc gia, hệ thống trạm trung chuyển Internet quốc gia hoạt động song
song IPv4-IPv6, phối hợp với các doanh nghiệp Internet (VNPT, Viettel,
NetNam, FPT, VTC, SPT) chuyển đổi sang IPv6 dual stack, kết nối đến
trạm trung chuyển Internet quốc gia (VNIX). Mạng IPv6 quốc gia chính

thức hình thành, làm nền tảng cho việc triển khai cung cấp các dịch vụ
sử dụng IPv6
- Mạng IPv6 quốc gia được hình thành trên cơ sở kết nối song song
IPv4/IPv6 hệ thống mạng DNS quốc gia, trạm trung chuyển Internet
quốc gia VNIX, mạng Internet của các ISP. Từ thời điểm này IPv6
chính thức hiện diện song song cùng IPv4 trên mạng Internet Viêt
Nam. Các doanh nghiệp Internet (ISP) kết nối và sẵn sàng chính thức
cung cấp các dịch vụ trên nền IPv4/IPv6.
5. Cơ sở hạ Tầng internet của Việt Nam so với thế giới

Thực trạng hạ tầng kĩ thuật Việt Nam Page 20
[NHÓM 5 – LỚP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ_3]
- Hiện nay, cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet của Việt Nam đã tương
đương với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới về công
nghệ, loại hình dịch vụ, giá cước thấp và mức độ phổ cập dịch vụ. Về
cơ sở hạ tầng cũng như dịch vụ trên nền Internet phát triển, trong khu
vực Đông Nam Á, hiện Việt Nam chỉ kém Singapore và Malaysia, còn
tương đương (thậm chí nhiều mặt còn hơn) Thái Lan và Indonesia.
về mức độ phát triển và đầu tư cho Internet, cụ thể:
- Địa chỉ IPv4: 15.518.720 địa chỉ IPv4, xếp thứ 23 toàn cầu, thứ 2 trong
khu vực Đông Nam Á, thứ 10 khu vực châu Á.
- Tên miền “.VN”: trên 245.890 tên miền truyền thống, đứng đầu khu vực
Đông Nam Á.
- Theo nội dung quy hoạch phát triển viễn thông Quốc gia đến năm 2020
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 27/07/2012, mục tiêu
Việt Nam có số lượng người sử dụng Internet đạt 40-45% dân số vào
năm 2015 và 55-60% vào năm 2020.
 Ví dụ về Viettel:
 Viettel đã trở thành công ty đầu tiên trên thế giới áp dụng thành công
công nghệ ghép bước sóng trên một sợi quang với cự ly xa đến 1.400

km, dung lượng đạt 2,5GBPS. Nghĩa là, từ 2 sợi quang được cấp,
Viettel dùng một sợi thực hiện nhiệm vụ vừa thu vừa phát tín hiệu, sợi
còn lại làm nhiệm vụ dự phòng.
 Viettel liên tiếp xây dựng 4 đường trục cáp quang cho mình, trở thành
đơn vị sở hữu mạng trục có dung lượng lớn nhất tại Việt Nam, Lào và
Campuchia. Đường trục đầu tiên ngày ấy với tên gọi 1A được bàn giao
cho Bộ Tư lệnh Thông tin liên lạc, hiện lớn gấp 160 lần, sau đúng 16
năm. Như vậy, mỗi năm, đường trục lớn lên 10 lần - một sức lớn như
Phù đổng.
 Hệ thống trạm phát sóng biển đảo, phủ gần như toàn bộ vùng biển Việt
Nam với bán kính cách bờ 100 km. Cũng lại là lần đầu tiên, một doanh
nghiệp viễn thông trên thế giới hiện thực hóa khả năng này của các
trạm phát sóng (thông thường, người ta chỉ thiết kế cho trạm phát sóng
phủ bán kính khoảng 35 km).
 Với hơn 1.400 trạm phát sóng dọc bờ biển, hệ thống này đang phục vụ
hàng chục nghìn ngư dân, các chiến sỹ hải quân và cảnh sát biển đang
làm nhiệm vụ bảo vệ biển, đảo tổ quốc.
Thực trạng hạ tầng kĩ thuật Việt Nam Page 21
[NHÓM 5 – LỚP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ_3]
 Với qui mô thị trường 30 triệu người đã truy nhập Internet/ 90 triệu dân,
thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam có tiềm năng rất lớn, nhưng đây
vẫn còn là thị trường bỏ ngỏ, chưa được đánh giá, đầu tư và khai thác
đúng mức.

6. Một số giải pháp để pháp triển hạ tầng Internet
 Để CNTT thực sự trở thành nền tảng của phương thức phát triển mới
của đất nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa
phương và cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia, các nhà nghiên
cứu cùng triển khai một số nội dung nhiệm vụ giải pháp chủ yếu.
• Một là nâng cao nhận thức, quán triệt quan điểm CNTT là một nền tảng

của phương thức phát triển mới trong các cấp quản lý, các ngành kinh
tế xã hội, trong mỗi doanh nghiệp và toàn xã hội. Phát triển và ứng
dụng CNTT trong sản xuất, kinh doanh và quản lý hướng tới mục tiêu
nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia, coi đây là con đường
ngắn nhất để Việt Nam tiến kịp các nước phát triển, tiến cùng thời đại.
• Hai là xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin quốc gia, ban hành chuẩn
thông tin quốc gia bảo đảm khả năng kết nối liên thông, đồng bộ, chú
trọng công tác an ninh, an toàn và bảo mật thông tin quốc gia.
• Ba là đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, làm chủ các bí quyết, giải pháp
công nghệ mới. Ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT của
từng ngành, lĩnh vực, từng địa phương, doanh nghiệp và của cả quốc
gia.
• Bốn là xây dựng cơ chế chính sách tạo thuận lợi và hiệu quả cao nhất
nhằm bảo đảm việc ứng dụng CNTT trở thành một yêu cầu tiên quyết
trong mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi công trình, dự án đầu tư trong tiến
trình phát triển.
• Năm là tạo môi trường thuận lợi cho phát triển thị trường CNTT, hỗ trợ
các doanh nghiệp phát triển, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường
trong nước và xây dựng năng lực canh tranh vươn ra thị trường nước
ngoài.
• Sáu là tăng cường hợp tác quốc tế, huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là
nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài để phát triển CNTT.
• Bảy là phát triển và ứng dụng CNTT được coi là nhiệm vụ quan trọng
của toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội. Người đứng đầu tất cả các
cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị phải trực tiếp chỉ đạo và chịu trách
nhiệm về triển khai ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vì mục tiêu
phát triển nhanh, bền vững.
Thực trạng hạ tầng kĩ thuật Việt Nam Page 22
[NHÓM 5 – LỚP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ_3]
Thực trạng hạ tầng kĩ thuật Việt Nam Page 23

×