Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.5 KB, 7 trang )
Cây Huyền Sâm – cây thuốc quý trong
y học cổ truyền
Một cây thuốc rất quý, được dùng nhiều trong y học cổ truyền. Một cây thuốc, qua
điều tra dược liệu toàn quốc, thấy rất hiếm ở rừng núi Việt Nam. Một cây thuốc di
thực đã được thuần hoá và đưa vào trồng trọt đại trà từ nhiều năm nay.
Cây thuốc này có trong danh mục 52 vị thuốc dựa vào nguồn trồng trọt trong nước
là chính. Cây thuốc đó quý như Sâm nhưng lại có màu đen nên gọi là Huyền sâm.
Huyền sâm còn gọi là Bắc Huyền sâm vì nó được nhập từ Trung Quốc. Huyền sâm
có tên khoa học là : Scrophularia ningpoensis Hemsl. Thuộc họ Mõm sói (Gueule
de loup, Scrophulariaceae). Có tài liệu còn gọi là Scrophularia buergeriana Mig.
Dược điển Việt Nam quy định rễ cây Scrophularia buergeriana đều dùng được cả
và gọi chung là Radix scrophularia.
Là cây thân thảo, cao từ 1,5m đến 2m, Huyền sâm có thân vuông, màu xanh, có
rãnh dọc, 4 góc thân hơi phình ra. Lá hình trứng, đầu nhọn, mọc đối, chéo chữ
thập, giống như lá các cây thuốc họ Hoa môi (Lamiaceae). Cuống lá ngắn. Phiến lá
dài 3-8cm, rộng 2-6cm. Mép lá có răng cưa đều. Lá phía dưới to hơn phía trên.
Hoa có cuống ngắn, mọc thành chùm, trông như bông, ở đầu ngọn hoặc đầu cành.
Hoa hình ống hơi phình ở giữa thắt ở phía trên, có 5 cánh không đều màu tím nhạt.
Rễ Huyền sâm là rễ cọc, phình thành củ. Lúc mới thu hoạch có màu trắng xám, sau
khi chế biến củ biến thành màu đen.