Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.97 KB, 5 trang )
Cây ô môi - Thức ăn và thuốc bổ đặc sản vùng đồng
bằng sông cửu long
Cây ô môi mọc hoang và được trồng ở nhiều tỉnh miền Nam nước ta và quả ô môi
cũng gần như một đặc sản vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Vào giữa mùa xuân, nếu có dịp về thăm vùng Tây Nam bộ, xứ sở của ô môi, ngồi
trên chiếc xuồng lướt trên các kênh rạch trong vùng, chúng ta sẽ gặp màu hoa hồng
thắm rực rỡ của những cây ô môi dọc theo những con kênh, bao quanh các xóm
làng, gợi nhớ đến hoa đào miền Bắc. Từ lâu đời bà con sống ở hai bên bờ kênh
rạch vùng Đồng Tháp Mười đã trồng ô môi để ăn trái, làm thuốc bồi dưỡng cơ thể,
lấy thân cây làm gỗ, làm củi đun bếp.
Cây ô môi (tên khoa học là Cassia grandis L.F) là một loài cây gỗ to, thuộc họ
Vang (Caesalpiniaceae), thân cao tới 10-12m, vỏ thân nhẵn, những cành non có
lông mầu rỉ sắt, cành già màu nâu đen. Lá kép lông chim gồm hàng chục đôi lá
chét dài 7-12cm, rộng 4-8cm, có phủ lông mịn. Hoa màu hồng tươi mọc thành
chùm ở những kẽ lá đã rụng. Chùm hoa thõng xuống, dài tới 20-40cm. Quả hình
trụ, cong như lưỡi liềm, dài 40-60cm, đường kính 3-4cm, có 50-60 ô, mỗi ô chứa
một hạt dẹt, quanh hạt có cơm màu nâu đen, vị ngọt, mùi hắc. Vỏ quả màu đen, có
gân nổi ôm tròn từng khía. Lúc quả ô môi chín già, khi vừa hái xuống thì có mùi