Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM một số BIỆN PHÁP NÂNG CAO kỹ NĂNG PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID 19 CHO TRẺ mẫu GIÁO 3 4 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 29 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN HÀ ĐÔNG
TRƯỜNG MẦM NON BÚP SEN HỒNG
--------------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG DỊCH
COVID 19 CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 - 4 TUỔI

Họ tên tác giả : Nguyễn Thị Tính
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị cơng tác: Trường Mầm non Búp Sen Hồng
Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giá

Năm học: 2022 - 2023


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: - Hội đồng Sáng kiến Trường mầm non Búp Sen Hồng
-

Họ và tên Ngày

Hội đồng Sáng kiến Quận Hà Đơng

Nơi cơng tácChức Trình

tháng


độTên sáng kiến

danh

chun

Giáo

mơn
Đại học sưMột số biện pháp nâng

Nguyễn Thị

Trường MNviên

phạm Khoacao kỹ năng phịng

Tính

Búp

giáo

năm sinh

Hồng

Senmầm
non


dụcchống dịch covid 19

mầm non

cho trẻ mẫu giáo 3 - 4
tuổi

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mẫu giáo
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 14/9/2022
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
+ Đưa ra một số biện pháp để giáo dục trẻ một số kỹ năng bảo vệ bản thân khỏi
dịch bệnh covid 19 đang lây lan tồn cầu. Qua đó giúp trẻ có một số thói quen
tốt, hành vi tốt để bảo vệ bản thân, góp phần nhỏ bé đẩy lùi dịch bệnh
+ Các bước thực hiện các giải pháp: Khi thực hiện các giải pháp tôi đã đưa từng
giải pháp này vào áp dụng thực tế, sau đó lấy ví dụ làm minh chứng thực tế khi
thực hiện các giải pháp. Từ ví dụ thực tế tơi dẫn chứng bằng hình ảnh minh họa
cho từng giải pháp.
- Những thơng tin cần được bảo mật (nếu có):
Đề tài sáng kiến khơng có thơng tin bảo mật, cần nhân rộng trong nhà trường để
đồng nghiệp học hỏi với mong muốn áp dụng cho trẻ đạt hiệu quả hơn.


- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Khi áp dụng sáng kiến tôi cần
được sự thống nhất và sự ủng hộ nhất trí của các đồng chí cán bộ, giáo viên,
nhân viên trong nhà trường và tập thể phụ huynh lớp, sự hưởng ứng của trẻ ....
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả:
Qua thực tế áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng
chống dịch covid 19 cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi” bước đầu tơi thấy :
- Trẻ có thói quen đeo khẩu trang khi ra đường, không đến nơi đông người,

không tiếp xúc gần với người lạ, thường xuyên vệ sinh rửa tay và xúc miệng
bằng dung dịch sát khuẩn.
- Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động mà cơ giáo và bố mẹ hướng dẫn như:
Làm mũ chắn giọt bắn, tự pha dung dịch súc miệng, hay các hoạt động chăm sóc
sức khỏe phịng dịch….
- Đa số trẻ đã có ý thức về cách phịng chống dịch Covid 19.
Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu
(nếu có): Khơng
Tơi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hà Đông, ngày 22 tháng 3 năm 2022
Người

nộp

(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Tính

đơn


MỤC LỤC


5

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do lựa chọn đề tài :
Như sử liệu đã từng nhắc nhở: “Dịch bệnh không phải là một sự kiện

hiếm gặp, mà nó thường xuyên xảy ra trong lịch sử lồi người”. Trong đó có
những dịch bệnh khủng khiếp làm chết hàng triệu người ở thời trung cổ, cho đến
những dịch gần đây như Ebola, SARS,… và đặc biệt là vào cuối năm 2019 phải
kể đến đại dịch covid-19 do virut corona gây ra. Đại dịch COVID-19 là một đại
dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2 và các biến thể của
nó đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm
2019 với tâm dịch đầu tiên tại thành phố Vũ Hán thuộc miền Trung Trung
Quốc. Có thể nói trên thế giới, lồi người chưa bao giờ phải đón nhận một loại
virut có tính tàn phá và khốc liệt như dịch covid 19 trong toàn bộ lịch sử nhân
loại.
Dịch Covid 19 là một loại dịch bệnh mới, lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với
các giọt bắn từ đường hô hấp của người nhiễm bệnh, thường được bắn ra khi ho
hoặc hắt hơi. Một cách lây nhiễm virus phổ biến nữa là bàn tay chạm vào các bề
mặt bị nhiễm virus rồi sau đó chạm vào mặt ở các vị trí như mắt, mũi, miệng. Cả
từ người có biểu hiện bệnh cũng như người mang mầm bệnh không có biểu hiện,
tác nhân gây bệnh là chủng virus hồn tồn mới, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Covid-19 thực sự như một loại giặc mới mà cả thế giới phải vừa chống giặc vừa
tìm hiểu về giặc. Các biện pháp phòng chống dịch cũng được các cấp các ngành
thay đổi liên tục để phù hợp với bối cảnh mới diễn biến theo từng ngày.
Trong năm học mới 2022 - 2022 yêu cầu đầu tiên của Bộ GD&ĐT đối với
các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) phải bảo đảm các yêu cầu, điều kiện về
trang thiết bị trong phòng chống dịch bệnh. Chủ động phối hợp, hướng dẫn, hỗ
trợ cha mẹ/người chăm sóc trẻ đảm bảo an tồn trong thời gian trẻ ở nhà tránh
dịch. Làm tốt công tác y tế trường học theo Thông tư số 13/2016/TTLT-BYTBGD của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT tăng cường công tác quản lý cán bộ, giáo viên,
nhân viên trong bối cảnh tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19.
Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng dịch Covid - 19 cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi


6


Chính vì vậy việc phịng chống dịch bệnh Covid 19 có tầm quan trọng rất lớn
trong cơng tác chăm sóc sức khoẻ trẻ. Không chỉ tại nhà trường, mà ngay cả khi
trẻ ở nhà nghỉ dịch, bởi mức độ nguy hiểm của nó là khơng thể lường, bởi tốc độ
lây lan và tác hại của nó gây ra. Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần,
cuộc sống, kinh tế của con người. Trẻ mầm non là lứa tuổi bé nhất trong các bậc
học vì vậy mà trẻ chưa thể tự mình học hỏi hay tự trang bị cho mình những kiến
thức về phòng chống dịch. Trẻ ở lứa tuổi nhỏ, chưa hiểu đại dịch là như thế nào,
chưa được tiêm phòng đầy đủ, chưa biết phản ứng bảo vệ bản thân khi có các
triệu chứng nên mắc bệnh sẽ rất nguy hiểm.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ và giúp trẻ phịng chống khi có dịch bệnh địi
hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của tồn bộ giáo viên nhân viên nhà trường và
các bậc phụ huynh, đặc biệt là trong giai đoạn trẻ đang nghỉ học, ở nhà trong
vịng tay của ơng bà cha mẹ...
Giáo dục trẻ kỹ năng phòng dịch Covid 19 là sự vận dụng những kỹ
năng trong cuộc sống mỗi cá nhân trẻ giúp trẻ sống mạnh khỏe, chủ động trong
bảo vệ sức khỏe của bản thân, phòng tránh nguy cơ lây nhiễm ở mức cao nhất có
thể. Song trên thực tế việc dạy kỹ năng phòng dịch Covid 19 cho trẻ còn mới mẻ
và rất nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ về đại dịch và tầm quan trọng của vấn
đề. Giáo viên cịn thiếu kỹ năng giảng dạy để có thể truyền đạt cho trẻ hiểu và
hình thành cho trẻ những kỹ năng phịng dịch cần thiết.
Năm học 2022 - 2022 tơi được phân công phụ trách lớp mẫu giáo bé C2,
nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao kỹ năng phòng dịch Covid để
bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của trẻ và bản thân luôn thương yêu trẻ như
con, tơi đã suy nghĩ trăn trở tìm các biện pháp phù hợp giáo dục trẻ trong bối
cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.. Chính vì lý do đó, tơi đã lựa chọn
nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng dịch Covid - 19
cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi”.

Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng dịch Covid - 19 cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi



7

2. Mục đích nghiên cứu.
- Nhằm đưa nội dung, giá trị lý luận và thực tiễn vào việc hướng dẫn kỹ năng
phòng dịch Covid - 19 cho trẻ 3 - 4 tuổi.
- Tìm ra một số biện pháp mới, nâng cao chất lượng các nội dung giáo dục kỹ
năng phòng dịch cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi lớp tôi phụ trách, phù hợp với bối
cảnh dịch bệnh trong thời gian trẻ nghỉ học do dịch Covid – 19.
- Xây dựng, thiết kế video, tổ chức hoạt động, làm khẩu trang, mũ chắn giọt bắn,
các hoạt động hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang đúng cách, hướng dẫn trẻ cách vệ
sinh rửa tay phòng dịch Covid - 19.
3. Thời gian, đối tượng và phạm vi thực hiện đề tài
- Thời gian: Từ tháng 9/2022 đến tháng 3/2022 (năm học 2022-2022).
- Đối tượng: Trẻ 3 - 4 tuổi.
- Phạm vi: Lớp C2 - Trường mầm non Búp Sen Hồng.
4. Số liệu khảo sát trước khi thực hiện đề tài
- Năm học 2022 - 2022 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo bé C2.
Có tổng số 28 trẻ với 2 giáo viên đều có trình độ đại học sư phạm.
Trong q trình thực hiện đề tài này tơi nhận thấy lớp tơi có một số thuận lợi và
khó khăn sau:
Thuận lợi:
* Về phía nhà trường :
- Trường mầm non nơi tôi công tác là trường đạt chuẩn quốc gia của quận Hà
Đông, là ngôi trường luôn nhận được sự quan tâm, tin tưởng của các gia đình
trong phường.
- Được sự quan tâm sát sao của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT quận Hà Đông.
Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng dịch Covid - 19 cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi



8

- Trường có cơ sở vật chất khang trang, đồ dùng học liệu đáp ứng cho nhu cầu
dạy và học. Ban giám hiệu và tổ khối chuyên môn luôn sát sao chỉ đạo giáo viên
thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là cơng tác phối hợp với phụ huynh chăm sóc giáo
dục trẻ trong thời gian trẻ nghỉ dịch.
- Nhà trường có nhiều thành tích trong cơng tác ni dạy trẻ trong nhiều năm
liền.
- Có phịng học rộng rãi, sạch sẽ thống mát, cảnh quan mơi trường “Xanh sạch - đẹp” tạo điều kiện cho cô và trẻ vui chơi, học tập.
- Đội ngũ giáo viên 100% đạt trên chuẩn và luôn được học tập bồi dưỡng
chuyên môn thường xuyên.
* Về phía giáo viên:
- Được sự quan tâm, hỗ trợ của Phòng giáo dục và các bộ quản lý nhà trường tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho toàn thể giáo viên nói chung và bản thân tơi nói
riêng được tham quan, dự chuyên đề, dự các giờ dạy của các bạn đồng nghiệp
trong trường và các trường trong quận, chúng tôi được giao lưu, học hỏi, trao
đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Từ đó rút ra được những kinh nghiệm thực tiễn nhằm
trang bị kiến thức tốt cho việc dạy trẻ.
- Giáo viên cũng đã tích cực trao đổi với phụ huynh, đã làm tốt công tác tuyên
truyền bằng tranh ảnh, bằng các thông tin trên bảng biểu,... để tuyên truyền tới
các bậc phụ huynh.
Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng dịch Covid - 19 cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi


9

* Về phía phụ huynh:
- Phụ huynh đã có sự kết nối nhất định với giáo viên trong thời điểm dịch bệnh,
hưởng ứng nhóm Zalo của lớp, thường xuyên trao đổi về tình hình sức khỏe của
trẻ để giáo viên tiện nắm bắt theo dõi

- Phụ huynh có sự tin tưởng với nhà trường và giáo viên
* Về phía trẻ:
- Trẻ cùng độ tuổi, trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, linh hoạt, nhận thức tương đối
đồng đều.
Khó khăn:
* Về phía giáo viên:
- Do ảnh hưởng của dịch bệnh, việc kết nối với phụ huynh gặp rất nhiều khó
khăn
- Đơi khi cịn hạn hẹp về ý tưởng thực hiện các video hướng dẫn phụ huynh
chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà.
* Về phía phụ huynh:
- Một số phụ huynh nhận thức cịn hạn chế, không coi trọng bậc học mầm non
nên chưa đầu tư thời gian và quan tâm đúng mực cho con cái mình
- Một số phụ huynh cịn chưa sử dụng mạng xã hội nên khó kết nối trao đổi.
* Về phía trẻ:

Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng dịch Covid - 19 cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi


10

- Trẻ chưa nhận biết được sự nguy hiểm của dịch bệnh đối với sức khỏe của bản
thân và với cộng đồng.
- Trẻ nhỏ chưa có kỹ năng phịng tránh dịch.
Ngay khi bắt tay vào nghiên cứu đề tài, để khách quan tơi đã thực hiện khảo sát
bằng hình thức phát phiếu khảo sát trẻ của lớp mình.
Kết quả khảo sát ban đầu như sau:
Bảng kết quả khảo sát đầu năm
STT


Nội dung khảo sát

Tổng

Trước khi thực hiện

số trẻ

Số lượng Tỷ lệ %

Trẻ có kỹ năng đeo khẩu trang đúng
1

12

cách

42%

Trẻ có thói quen sát khuẩn và rửa
2

tay thường xuyên bằng xà phịng

3

Thường xun súc miệng bằng nước
muối, nước sát khuẩn

13

46%
12
28

42%

4

Tránh khơng tụ tập nơi đơng người.

10

35%

5

Thích tham gia các hoạt động làm

11

39%

đồ dùng dụng cụ phòng dịch.
Qua khảo sát đầu năm học trẻ lớp mẫu giáo bé tôi đang giảng dạy tôi nhận
thấy kết quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa có những kỹ năng cần thiết để giúp bản
thân phịng tránh dịch bệnh. Đó là điều tơi băn khoăn, trăn trở. Sau khi nghiên
cứu kỹ cơ sở lý luận và thực tiễn, tôi mạnh dạn đề xuất và thực hiện những biện
pháp sau:
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Tên sáng kiến kinh nghiệm.

“Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng dịch Covid - 19 cho trẻ mẫu giáo
3 - 4 tuổi”.
Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng dịch Covid - 19 cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi


11

2. Các biện pháp thực hiện
2.1 Biện pháp 1 : Bồi dưỡng nâng cao nhận thức của bản thân về dịch bệnh
Covid 19.
Tự bồi dưỡng nâng cao nhận thức của bản thân về dịch bệnh covid là biện
pháp hàng đầu được tôi thực hiện. Là một giáo viên, tôi luôn ý thức rằng mọi lời
nói, hành động và kiến thức mà mình cung cấp đến trẻ đều phải chuẩn chỉnh,
đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn. Vì vậy, để giúp trẻ có kỹ năng phịng
chống dịch bệnh, bản thân tôi cần hiểu sâu, hiểu rõ về đại dịch covid, các triệu
chứng, con đường lây nhiễm cũng như cách phòng tránh sự lây lan...để bảo vệ
sức khỏe của chính mình, đồng thời cung cấp kiến thức chuẩn xác giúp trẻ hình
thành những kỹ năng cơ bản để phịng tránh đại dịch.
Như chúng ta đã biết, hiện nay dịch bệnh Covid đang lây lan nhanh và đặc
biệt nguy hiểm đến sức khỏe cũng tính mạng của mỗi chúng ta. Chính vì vậy,
muốn phòng chống dịch bệnh tốt nhất trong trường mầm non thì bản thân mỗi
giáo viên cần có những hiểu biết và kiến thức nhất định về Covid 19 để từ đó có
thể đưa ra được những biện pháp giáo dục trẻ phòng chống dịch bệnh 1 cách
hiệu quả nhất.
* Một số khái niệm về Covid 19
- Coronavirus 2019 (hay còn gọi là covid 19) là 1 loại virus đường hô hấp
mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và có sự lây lan rất nhanh từ
người sang người. Nếu người bệnh nhiễm virus không được chữa trị kịp thời dẫn
đến suy hơ hấp đa tạng và có nguy cơ tử vong cao.
- Cơ chế lây nhiễm: Virus lây từ người này sang người kia thông qua tiếp

xúc với dịch cơ thể của người bệnh khi ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến
người xung quanh bị phơi nhiễm.
- Virus cũng có thể bị lây từ việc ai đó chạm tay vào 1 vật mà người bệnh
chạm vào, sau đó đưa tay lên miệng, mắt, mũi họ.
Bản thân tơi ln cố gắng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu về dịch bệnh Covid
19 thông qua mạng internet, sách báo, tivi, qua các văn bản chỉ đạo của cấp trên
về những biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid 19.
Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng dịch Covid - 19 cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi


12

Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, chuyên đề, các buổi tuyên truyền về
dịch bệnh Covid 19 do phòng GD, nhà trường, trung tâm y tế tổ chức.
Chỉ khi mỗi cá nhân có được những kiến thức cơ bản nhất về dịch bệnh thì
từ đó mới có thể cùng các cơ trong trường đưa ra những biện pháp phịng chống
dịch bệnh hiệu quả nhất.
2.2. Biện pháp 2: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ
huynh
Ngay từ đầu năm học, tôi thu thập thông tin của trẻ lớp mình. Từ số điện
thoại của phụ huynh, tơi gọi điện giới thiệu về bản thân và trò chuyện về sức
khỏe cũng như thông tin cần thiết của trẻ. Sau đó, tơi mời các bậc phụ huynh kết
bạn zalo để vào nhóm lớp chung, dễ dàng kết nối và trao đổi thông tin hơn. Nhất
là trong thời điểm dịch bệnh, tôi tuyên truyền các bậc phụ huynh nên thường
xuyên theo dõi thơng tin nhóm lớp, cập nhật tình hình của trẻ, hưởng ứng các
video clip mà giáo viên gửi tới để chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà. Để trẻ nghỉ dịch
nhưng kiến thức không bị mai một, vẫn đảm bảo được mục tiêu và kết quả mong
đợi theo chương trình giáo dục mầm non.
(Ảnh phụ lục 1: Ảnh zalo nhóm lớp C2 - MN Búp Sen Hồng)
Trên nhóm Zalo của lớp, tơi thường xun đăng tải hình ảnh, các bài tun

truyền về cơng tác chăm sóc, ni dưỡng giáo dục trẻ một cách khoa học, các
thông báo chung của nhà trường và của lớp và đặc biệt đăng tải những video
hướng dẫn phụ huynh giáo dục kỹ năng phịng tránh covid 19 cho trẻ...
Một giáo viên muốn có sự phối hợp tốt với phụ huynh phải tìm hiểu về tâm
lý của họ. Đối với hầu hết các bậc phụ huynh trường Mầm non Búp Sen Hồng,
nói chung và phụ huynh lớp C2 tơi chủ nhiệm nói riêng, hầu hết trong số họ đều
làm cơng nhân và số ít nơng dân và tiểu thương, có khả năng nhận thức nhất
định. Tơi dành thời gian trao đổi, trị chuyện riêng với từng phụ huynh về công
việc, sự ảnh hưởng của đại dịch đến cuộc sống gia đình và con cái họ, lựa chọn
những câu từ mang tính chất cởi mở, lịch sự, dần dần các bậc phụ huynh có sự
tin tưởng và gẫn gũi nhất định, dễ dàng trao đổi những công việc trọng tâm hơn.

Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng dịch Covid - 19 cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi


13

Ví dụ: Tại thời điểm này, việc trị chuyện trực tiếp với phụ huynh là rất khó
do giãn cách xã hội và đảm bảo quy tắc 5K của địa phương. Vì vậy tơi giới thiệu
bản thân với phụ huynh qua trị chuyện trên điện thoại, về thơng tin cơ bản như
ngày tháng năm sinh, số điện thoại kết bạn zalo, số năm cơng tác, trình độ học
vấn, thành tích đã đạt được trong những năm học qua,... Đồng thời chia sẻ các
hình ảnh hoạt động với trẻ trong những năm học trước để mang đến cho phụ
huynh những cái nhìn đa chiều, phong phú về giáo viên chủ nhiệm, họ sẽ tin
tưởng và đặt niềm tin cho giáo viên, sẵn sàng phối kết hợp với giáo viên trong
công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
(Phụ lục 2 : Ảnh zalo nhóm lớp)
Thấy được sự quan tâm, chăm sóc của cơ giáo, sự nhiệt tình tâm huyết của
giáo viên thì phụ huynh rất vui và hài lòng. Niềm vui của phụ huynh cũng là
động lực của tôi. Qua việc thường xuyên trị chuyện, trao đổi dần dần tơi cũng

tạo được niềm tin từ phía phụ huynh. Sự gắn kết giữa phụ huynh và giáo viên
ngày càng trở nên thân thiết và chặt chẽ. Đó cũng chính là tiền đề cho tơi phối
hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ trong những khoảng thời
gian tiếp theo. Cũng qua đó, các bậc phụ huynh thêm hiểu hơn những vất vả của
cơ giáo, đồng hành cùng giáo viên chăm sóc giáo dục trẻ mùa dịch, đặc biệt là
cùng giáo viên trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản cho trẻ để phòng tránh
dịch bệnh covid 19.
2.3. Biện pháp 3 : Trang bị kiến thức cho trẻ về sự nguy hiểm của dịch bệnh
Covid 19
Cũng như các bệnh về đường hô hấp khác, nhiễm 2019-nCoV có thể gây ra
các triệu chứng nhẹ bao gồm sổ mũi, đau họng, ho và sốt. Triệu chứng có thể
nghiêm trọng hơn ở một số người và có thể dẫn đến viêm phổi hoặc khó thở.
Hiếm gặp hơn, 2019-nCoV có thể gây tử vong. Người già và những người mắc
bệnh nền từ trước (như bệnh tiểu đường và bệnh tim) dễ bị các triệu chứng nặng

Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng dịch Covid - 19 cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi


14

khi nhiễm virus này. Dịch bệnh Covid 19 ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của
con người, người mắc Covid 19 sẽ bị suy hô hấp dẫn đến tử vong.
(Phụ lục 3 : Hình ảnh cơ cung cấp kiến thức dịch bệnh covid)
Chính vì thế việc tun truyền giáo dục cho trẻ về sự nguy hiểm của dịch
bệnh trong nhà trường là rất cần thiết. Khi trẻ nghỉ dịch tôi đưa vào zalo của lớp
tuyên truyền với phụ huynh và nhờ phụ huynh giáo dục trẻ biết được sự nguy
hiểm của dịch bệnh đối với sức khỏe con người và xã hội trẻ sẽ có ý thức trong
việc phịng dịch.



Các triệu trứng của bệnh:

+ Ho

+ Sốt cao trên 38 độ

+ Khó thở

+ Phổi có tổn thương lan tỏa

+ Hắt hơi

+ Suy hô hấp

+ Viêm phổi
- Các con đường lây bệnh:
+ Lây truyền qua khơng khí
+ Lây truyền trực tiếp khi tiếp xúc với người bệnh
+ Lây truyền khi tiếp xúc với các bề mặt bị nhiễm bẩn
+ Lây truyền qua đường phân do chăm sóc người bệnh.
- Cách phịng dịch bảo vệ bản thân:
+ Duy trì khoảng cách giao tiếp từ 1-2 mét giữa bạn và người khác, đặc biệt
là những người đang ho, hắt hơi và bị sốt.
Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng dịch Covid - 19 cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi


15

+ Tránh sờ vào mắt, mũi và miệng.
+ Rửa tay thường xuyên bằng dung dịch rửa tay có cồn hoặc với xà phòng

và nước.
+ Nếu bạn bị sốt, ho và khó thở, hãy đi khám sớm và kể cho nhân viên y tế
biết chi tiết trước đó bạn đã đi những đâu.
+ Bảo đảm chế độ ăn uống cân bằng, ngủ đủ giấc và thực hiện các biện
pháp phòng ngừa bệnh cúm thông thường
+ Tránh sờ vào mắt, mũi và miệng
+ Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có
cồn.
- Qua việc giáo dục cho trẻ biết về sự nguy hiểm của dịch bệnh Covid 19,
trẻ sẽ có các hiểu biết về dịch bệnh từ đó trẻ sẽ có ý thức hơn trong việc phịng
bệnh.
Ngồi ra, tơi cịn quay những video gửi tới phụ huynh cách rèn kỹ năng cho
trẻ rửa tay đúng cách, sử dụng dung dịch sát khuẩn tay thường xuyên, cách đeo
khẩu trang...Tôi luôn lưu ý các bậc phụ huynh, để hành động của trẻ có thể trở
thành một kỹ năng, một thói quen tốt cần tập cho trẻ thực hiện hàng ngày, đến
khi không cần nhắc nhở mà trẻ vẫn tự giác thực hiện là chúng ta mới thực sự
thành công. ( Phụ lục 4 : Trẻ rửa tay đúng cách)
Ví dụ : * Hướng dẫn và rửa tay:


Quy trình rửa tay đúng cách

- Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước. Lấy xà phòng và chà hai lòng bàn
tay vào nhau.
- Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngồi các ngón tay của bàn tay
kia và ngược lại.
- Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay.
Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng dịch Covid - 19 cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi



16

- Bước 4: Chà mặt ngồi các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
- Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại (làm
sạch ngón tay cái).
- Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lịng bàn tay kia và ngược lại. Rửa
sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và lau khô tay.
Chú ý: Rửa tay bằng nước và xà phịng khi bàn tay có vết bẩn. Thời gian mỗi lần
rửa tay tối thiểu 30 giây. Các bước 2, 3, 4, 5 làm đi làm lại tối thiểu 5 lần.
Cách sử dụng dung dịch sát khuẩn



Cho 1 lượng vừa đủ dung dịch sát khuẩn vào lòng bàn tay, xoa đều sao
cho dung dịch sát khuẩn đều khắp lịng bàn tay và các ngón tay, các kẽ ngón tay.
(Phụ lục 5 : Hình ảnh trẻ sát khuẩn)
* Hướng dẫn trẻ cách đeo khẩu trang.
Khi có dịch bệnh về đường hơ hấp, thì con đường lây lan chính là lây qua
đường khơng khí khi khơng may hít phải. Do vậy việc đeo khẩu trang là yếu tố
quan trọng hàng đầu để tránh cho vi rút xâm nhập vào cơ thể.
Dùng khẩu trang đúng cách sẽ ngăn chặn các giọt nước bọt lớn có chứa
virus văng ra từ người bệnh qua việc hắt xì hoặc ho, nên sẽ ngăn chặn virus rất
hiệu quả.
(Phụ lục 6 : Hình ảnh dạy bé đeo khẩu trang đúng cách)
Khi đeo khẩu trang y tế phải để mặt xanh ra ngoài do mặt màu xanh có
tính chống nước, các giọt nước bọt lớn bắn vào sẽ khơng thấm vào trong. Mặt
màu trắng có tính hút ẩm, nên quay vào trong, để hơi thở thoát ra thấm vào khẩu
trang.
Khẩu trang phải che kín cả mũi lẫn miệng. Khi mang khẩu trang tuyệt đối
không sờ tay vào, vì động tác sờ tay, thậm chí chỉnh sửa khẩu trang sẽ vơ tình

làm cho bàn tay lây nhiễm virus và các tác nhân gây bệnh khác, sau đó truyền
bệnh lại cho chính mình và những người xung quanh. Sử dụng khẩu trang y tế
đúng cách là chỉ sử dụng một lần rồi vứt vào thùng rác an toàn, có nắp đậy.
Khơng tái sử dụng khẩu trang dùng một lần.
Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng dịch Covid - 19 cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi


17

* Kết quả đạt được: Sau khi áp dụng biện pháp này tơi thấy trẻ lớp tơi đã có
những kiến thức cơ bản về dịch Covid 19, trẻ biết được sự nguy hiểm và lây lan
của dịch bệnh từ đó trẻ có ý thức trong cơng tác phịng dịch bệnh.
2.4. Biện pháp 4: Xây dựng kế hoạch phối hợp với phụ huynh từng tháng
Việc lập kế hoạch phối hợp với phụ huynh từng tháng là việc làm rất quan
trọng mà cá nhân tôi thực hiện. Bởi nhận thức được rằng, hướng dẫn phụ
huynh cần bài bản, khoa học, có kế hoạch rõ ràng, cụ thể tránh việc làm video
một cách cảm tính, thích chủ đề nào làm chủ đề đó. Ở thời điểm dịch bệnh
diễn ra, việc chắt lọc những nội dung giáo dục sẽ giúp tơi kiểm sốt tốt hơn
mục tiêu đề ra với trẻ của mình. Làm sao để trẻ vừa có thể nhận thức được nội
dung đưa ra, vừa đảm bảo các nội dung giáo dục một cách toàn diện, tránh tập
trung quá nhiều vào một hoặc hai hoạt động mà bỏ qua các nội dung giáo dục
khác.
Cụ thể, tôi đưa ra các nội dung hướng dẫn kết hợp phụ huynh như sau:
Tên tháng
Tháng 9

Nội dung xây dựng video
- Hướng dẫn phụ huynh rèn trẻ thói quen
vệ sinh : Thường xuyên rửa tay bằng xà


Tháng10

phòng, sát khuẩn
- Hướng dẫn phụ huynh giáo dục trẻ quy
tắc
- Thường xuyên súc miệng bằng nước

Tháng 11

muối, nước sát khuẩn
- Hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ đeo khẩu
trang đúng cách, bỏ rác đúng nơi quy định
- Hướng dẫn phụ huynh và trẻ nội dung

Tháng 12

che miệng khi ho hắt hơi
Hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ cách súc
miệng bằng nước muối, nước sát khuẩn

Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng dịch Covid - 19 cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi


18

Tháng 1
- Tuyên truyền phụ huynh về vệ sinh môi
trường phòng dịch bệnh theo mùa: Sốt xuất
huyết. Phòng dịch bệnh covid-19…
- Hướng dẫn nội dung không lại gần và


Tháng 2

tiếp xúc với người lạ
Tháng 3

Hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ cách xông

Tháng 4

điều trị covid đúng cách
Hướng dẫn nội dung : Khi trở thành f0

Tháng 5

các con phải làm gì?
- Hướng dẫn làm dụng cụ chống dịch:
làm mũ, kính chắn giọt bắn
( Phụ lục 7 : Đăng tải kế hoạch lên nhóm zalo)

2.5. Biện pháp 5 : Kết hợp cùng tổ nuôi dưỡng xây dựng thực đơn giúp trẻ
tăng cường sức khỏe.
Trẻ mầm non có sự phát triển ấn tượng cả về thể chất, trí tuệ, vận động hay
thói quen ăn uống. Trẻ ở trong độ tuổi này bắt đầu thể hiện được sự độc lập, ham
học hỏi và khám phá thế giới xung quanh. Đồng thời trẻ cũng đã xuất hiện
những hành vi bắt chước người lớn bao gồm cả thói quen ăn uống. Vì vậy, việc
phối hợp cùng phụ huynh xây dựng và chăm sóc chế độ dinh dưỡng hợp lý cho
trẻ giúp trẻ có thói quen lành mạnh, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho quá
trình phát triển, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật là điều đặc
biệt quan trọng.

Tơi lên nhóm zalo xin số đo chiều cao cân nặng của bé, chấm biểu đồ
theo dõi sự phát triển của trẻ, để gửi thông báo tới các bậc phụ huynh. Đặc biệt
trao đổi riêng với các bậc phụ huyh có con trong kênh suy dinh dưỡng, thấp cịi
hoặc béo phì, cùng tìm ra nguyên nhân và khắc phục.
Về nguyên nhân:

Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng dịch Covid - 19 cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi


19

- Do nhiễm khuẩn: Có thể trẻ bị mắc các bệnh nhiểm khuẩn đường hô hấp
thường gặp vào mùa đông do thời tiết lạnh; hay nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
thường gặp vào mùa hè thời tiết nóng nực, …..
- Trẻ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng.
- Trẻ biếng ăn, ăn hay bị ói.
Trước những ngun nhân trên tơi trao đổi với phụ huynh, đưa ra những giải
pháp hữu hiệu nhằm giảm đến mức tối đa tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ:
- Biết cách phòng chống bệnh tật theo mùa: Vào mùa đông cần giữ ấm cho trẻ:
mặc áo ấm, đi tất tay, tất chân, đeo khẩu trang và đội mũ len cho trẻ. Vào mùa hè
cho trẻ mặc đồ mát, rèn cho trẻ có thói quen ăn đầy đủ các chất.
- Đối với những trẻ biếng ăn phụ huynh cần động viên, khuyến khích trẻ ăn
khơng nên qt mắng, dọa nạt trẻ.
- Tơi đăng tải hình ảnh tháp dinh dưỡng, khuyến khích phụ huynh cho trẻ ăn
nhiều rau xanh, trái cây tươi, cung cấp đầy đủ các nhóm chất theo khuyến nghị
của bộ Y Tế. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non cần được thực hiện đảm bảo
theo nhu cầu khuyến nghị. Với trẻ mầm non nhu cầu về năng lượng khuyến nghị
trung bình khoảng từ 615 kcal đến 726 kcal trong một ngày. Tỷ lệ chất bột
đường chiếm 52% đến 60%, chất đạm chiếm khoảng 13% đến 20%, chất béo
chiếm khoảng từ 25% đến 35% tổng năng lượng khẩu phần hàng ngày.

(Phụ lục 8 : Hình ảnh tháp dinh dưỡng)
- Tôi kết hợp cùng tổ nuôi dưỡng tư vấn cho phụ huynh chế độ dinh dưỡng phù
hợp với trẻ lớp mình. Nhấn mạnh với phụ huynh cần cho trẻ ăn đủ chất có trong
các thực phẩm: Theo nhu cầu khuyến nghị dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo thì thực
đơn hàng ngày nên cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm
khác nhau
Ví dụ: Thực đơn hợp lý bao gồm: Chất đường bột có thể được cung cấp
khoảng từ 3 đến 4 chén cơm hoặc cháo đặc hoặc các món ăn tương tự. Chất đạm
có thể bao gồm khoảng 120 gam đến 150 gam thịt, cá trứng, tôm, cua... Chất béo
bao gồm 30 gam dầu, mỡ, bơ... Trái cây, rau quả khoảng 300 gam. Các loại
vitamin và khoáng chất vitamin A 1000 IU, vitamin D 400ID, canxi 500mg...
Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng dịch Covid - 19 cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi


20

Cho trẻ uống đủ nước.
Bổ sung các thực phẩm giàu protein: trứng, thịt, cá,... để tăng sức đề
kháng cho trẻ.
Tăng cường các thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, gan động vật, thịt bị,
các loại ngũ cốc,... khơng chỉ cung cấp đầy đủ chất kẽm cho cơ thể mà còn giúp
tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ chống lại những vi rút gây bệnh.
Tôi cũng đã lên thực đơn gợi ý, giúp phụ huynh chuẩn bị các bữa ăn dinh
dưỡng cân đối hợp lý.
Ví dụ : Thực đơn gợi ý một tuần như sau:
Ngày
Thứ 2

Thứ 3


Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Thực đơn bữa chính
Tơm biển, thịt lợn sốt dầu hào.

Thực đơn bữa phụ
Cháo thịt bị bí đỏ, cà rốt

Canh chua đậu, thịt thả giá

Chuối

Sữa đậu nành
Trứng đúc thịt nấm hương

Chè đỗ xanh, hạt sen,

Canh rau dền nấu tôm đồng

Sữa bột

Nước cam
Cá quả, thịt sốt cà chua

Mỳ đa nấu thịt bò, rau


Canh rau ngót nấu thịt

cải

Sữa đậu nành
Đậu thịt sốt cà chua

Sữa Tươi
Bánh Bao

Canh ngao nấu cải

Sữa bột

Nước cam
Thịt lợn, bò sốt vang củ quả

Bún thịt nấu chua

Canh rau dền mồng tơi mướp nấu cua

Dưa hấu

Sữa đậu nành
Cha mẹ cũng cần tập cho bé một lối sống lành mạnh: đảm bảo cho bé ngủ
đủ giấc, đúng giờ. Nên cho ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và chia làm
nhiều bữa nhỏ; đa dạng hoá bữa ăn với nhiều loại thực phẩm khác nhau, thay đổi
cách chế biến và cho trẻ ăn những loại thức ăn trẻ thích để khuyến khích trẻ ăn
được nhiều; cho trẻ uống nhiều nước, nước ép quả tươi và ăn thêm quả chín và
cung cấp thêm các vitamin, đặc biệt là vitamin A, vitamin E và vitamin C, để

Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng dịch Covid - 19 cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi


21

tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp nhuận tràng,
tránh táo bón ở trẻ.
Bên cạnh chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ mầm non, tơi cũng đặc biệt tuyên
truyền cha mẹ khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể thao phù hợp để giúp
trẻ có khả năng phát triển tốt hơn về cân nặng và chiều cao. Theo khuyến nghị
của Tổ chức Y tế thế giới WHO, trẻ ở độ tuổi này cần hoạt động thể lực cường
độ vừa trở lên với các môn thể thao như bơi lội, đi bộ, chạy... ít nhất trong
khoảng thời gian 60 phút một ngày.
3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
* Về phía trẻ:
- Trẻ có thói quen đeo khẩu trang khi ra đường, không đến nơi đông người,
không tiếp xúc gần với người lạ, thường xuyên vệ sinh rửa tay và xúc miệng
bằng dung dịch sát khuẩn.
- Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động làm khẩu trang, mũ chắn giọt
bắn, các hoạt động về chăm sóc sức khỏe phịng dịch….
- Đa số trẻ đã có ý thức về cách phòng chống dịch Covid 19.
Kết quả đạt được sau khi áp dụng các biện pháp
Trước
ST
T

1

Nội dung khảo sát


khi Sau khi thực Kết

Tổng thực hiện

hiện

số trẻ Số

Số

Trẻ có kỹ năng đeo khẩu trang
đúng cách

Tỷ lệ

quả
Tỷ lệ

lượng %

lượng %

12

42%

27

96%


13

46%

28

100%

12

42%

25

89%

10

35%

26

92% Tăng

Trẻ có thói quen sát khuẩn và rửa
2

3
4


tay thường xuyên bằng xà phòng
Thường xuyên súc miệng bằng
nước muối, nước sát khuẩn
Không tụ tập nơi đông người

28

Tăng
54%
Tăng
54%
Tăng
47%
57%

Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng dịch Covid - 19 cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi


22

5

Thích tham gia các hoạt động làm
đồ dùng dụng cụ phịng dịch.
* Về phía giáo viên:

11

39%


27

96%

Tăng
57%

- Bản thân tơi cũng tự được bồi dưỡng thêm những kiến thức, và nắm chắc
các kiến thức trong cơng tác đảm bảo an tồn cho trẻ.
- Nắm chắc được các kỹ năng phòng chống dịch Covid, nhận thức được tầm
quan trọng của việc thường xun, liên tục, đạt hiệu quả cao, tơi thấy mình thêm
tự tin và sáng tạo trong khi tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng phòng dịch cho trẻ.
- Đã sưu tầm, trình chiếu được tranh ảnh, những đoạn video, clip về kỹ năng
phòng dịch Covid 19, và được đội ngũ giáo viên nhân viên hưởng ứng lắng nghe
và học tập.
* Về phía phụ huynh:
Phụ huynh nắm bắt được một số kiến thức dạy trẻ là rất quan trọng, thường
xuyên nhắc nhở trẻ việc vệ sinh cá nhân, rửa tay, xúc miệng, mặc ấm, vệ sinh
môi trường xung quanh để phòng dịch.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, việc hình thành cho trẻ kỹ năng phòng dịch
Covid là giáo dục cho trẻ những kỹ năng phòng chống dịch, nhằm bảo vệ sức
khỏe của bản thân và những người xung quanh, giúp trẻ có một cơ thể khỏe
mạnh và một sức khỏe tốt nhất để tham gia các hoạt động giáo dục trong trường
mầm non.
Biện pháp rèn kỹ năng phòng dịch Covid cho trẻ đã áp dụng thành công
và đạt kết quả cao. Vì ở các giải pháp này trước hết giáo viên trong lớp đồng
lịng, cùng nhau xây dựng kế hoạch tìm ra biện pháp hiệu quả rèn kỹ năng phòng
dịch Covid 19 cho trẻ.

Từ khi áp dụng các biện pháp trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động, có
thói quen tốt thường xuyên đeo khẩu trang khi ra đường, đeo khẩu trang khi đến
nơi đông người, khi đi siêu thị, thường xuyên vệ sinh cá nhân, xúc miệng và sát
Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng dịch Covid - 19 cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi


23

khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn, có ý thức giữ gìn vệ sinh mơi trường, vệ
sinh đồ dùng đồ chơi sạch sẽ.
Xây dựng, tổ chức hoạt động, làm khẩu trang, mũ chắn giọt bắn, các hoạt
động hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang đúng cách, hướng dẫn trẻ cách vệ sinh rửa
tay phòng dịch…….
Việc vận động phụ huynh cùng kết hợp với giáo viên giúp trẻ có các kỹ
năng phịng dịch Covid 19 trong nhà trường và gia đình, có ý thức bảo vệ sức
khỏe của bản thân và những người xung quanh.
Rèn kỹ năng cho trẻ phòng dịch Covid 19 trong mùa dịch bùng phát. Nó
góp phần giúp trẻ ln được bảo vệ an tồn, phát triển lành mạnh cả về thể chất
lẫn tinh thần, giúp giáo viên, nhân viên có được kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết
trong các biện pháp phịng dịch bệnh Covid lây lan nhanh. Nó cũng giúp cho trẻ
có được những kiến thức cần thiết trong mọi lĩnh` vực, có thói quen chăm sóc
sức khỏe và kỹ năng phịng dịch cho bản thân mình.
2. Khuyến nghị
a. Đối với giáo viên
- Nắm bắt kiến thức về cách phịng và chống dịch Covid.
- Chủ động trong cơng tác phòng chống dịch bệnh, biết truyền tải được đến
trẻ những kiến thức và kỹ năng phòng chống dịch bệnh.
b. Đối với trường mầm non
- Tổ chức các chuyên đề kiến tập cho giáo viên cùng nhau chia sẻ kinh
nghiệm về cách phòng dịch Covid 19.

- Trang thiết bị đầy đủ về nước rửa tay khô, nước sát khuẩn tay để trẻ được
vệ sinh tay thường xuyên khi ở trường.
- Bổ sung, trang bị đầy đủ đồ dùng, dụng cho phòng y tế.
c. Phòng giáo dục và đào tạo
- Tổ chức các hoạt động thực tế về chuyên đề kỹ năng phòng dịch Covid 19
cho giáo viên, nhân viên được bồi dưỡng nâng cao kỹ năng phòng dịch.
- Đầu tư về cơ sở vật chất, bổ sung các bồn rửa tay di động để phục vụ cho
công tác vệ sinh cho trẻ.
Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng dịch Covid - 19 cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi


24

Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi về một số “Một số biện pháp
nâng cao kỹ năng phòng dịch Covid - 19 cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi”. Kính
mong cấp trên và đồng nghiệp có ý kiến đóng góp, giúp đỡ để tơi có thêm kinh
nghiệm hơn nữa trong cơng tác đảm bảo an tồn cho trẻ và phịng chống dịch
Covid 19.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Hà Đông, ngày 16 tháng 02 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến do
tôi viết, tôi không sao chép của ai. Nếu
sai tơi xin chịu trách nhiệm
Người viết

Nguyễn Thị Tính

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH CẤP CƠ SỞ

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.......................................................................................................................

Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng dịch Covid - 19 cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi


25

Chủ tịch hội đồng
(Ký và đóng dấu)

Một số biện pháp nâng cao kỹ năng phòng dịch Covid - 19 cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi


×