Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Đề cương Tâm lí lứa tuổi Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.72 KB, 21 trang )

ĐỀ CƯƠNG TÂM LÍ LỨA TUỔI TIỂU HỌC
Câu hỏi (5 điểm)
1. Phân tích đặc điểm tư duy của học sinh tiểu học, từ đó rút ra kết

luận sư phạm cần thiết. (trang 12)
Đặc điểm nổi bật nhất của tư duy học sinh tiểu học là chuyển dần từ tính
trực quan, cụ thể sang tỉnh trừu tượng, khái quát, biểu hiện trên tất cả các
mặt của tư duy:


Trong khi tiến hành các thao tác tư duy:
-

Phân tích - tổng hợp:
+ Đầu tiểu học: thao tác phân tích - tổng hợp cịn sơ đẳng, chủ yếu
bằng hành động thực tiễn khi tri giác trực tiếp đối tượng.
Khi phân tích thường chỉ tách ra một cách riêng lẻ từng bộ phận, từng
thuộc tính của đối tượng,
Khi tổng hợp chỉ cộng lại một cách đơn giản các thuộc tính, các bộ
phận để làm nên cái tồn thể.
+ Cuối tiểu học: có khả năng phân biệt những dấu hiệu, những khía
cạnh khác nhau của đối tượng dưới dạng ngôn ngữ và sắp xếp chúng
vào một hệ thống nhất định. Tuy nhiên trẻ vẫn khó khăn khi tiến hành
tổng hợp.

-

So sánh: đã biết tiến hành so sánh nhưng chưa hình thành hồn thiện.
+ Đầu tiểu học: Trẻ thường nhầm lẫn so sánh với kể lại một cách giản
đơn các đối tượng cần so sánh.



+ Cuối tiểu học: tuy đã biết đi tìm sự giống nhau và khác nhau nhưng
các em thường hoặc là chỉ tìm thấy sự giống nhau ở những đối tượng
đã quen thuộc hoặc là chỉ tìm thấy sự khác nhau ở những đối tượng
mới lạ, rất hiếm khi cùng một lúc vừa tìm thấy cái giống nhau và cái
khác nhau.
-

Trừu tượng hóa và khái quát hóa: Là những thao tác khó đối với học
sinh tiểu học.
+ Đầu tiểu học: trẻ hợp nhất các đối tượng không dựa vào dấu hiệu,
bản chất chung mà dựa vào những dấu hiệu, chức năng chung giống
nhau ngẫu nhiên.
+ Cuối tiểu học: Đã nhìn thấy các dấu hiệu bản chất của đối tượng để
khái quát đúng đắn. Trên cơ sở đó, học sinh biết phân loại và phân
hạng trong nhận thức.



Trong lĩnh hội khái niệm
+ Đầu tiểu học: thường lấy các đối tượng cụ thể thay cho định nghĩa
về nó.
+ Cuối tiểu học: có thể hiểu khái niệm dựa vào dấu hiệu bản chất của
chúng.



Trong phán đoán và suy luận
+ Đầu tiểu học: thường chỉ phán đốn một chiều mang tính khẳng
định dựa vào một dấu hiệu duy nhất. Các em thường lẫn lộn nguyên

nhân và kết quả, hiểu mối quan hệ này chưa sâu sắc.
+ Cuối tiểu học: biết dựa vào nhiều dấu hiệu bản chất và không bản


chất để phán đốn nền phán đốn có tính giả định. Trẻ có thể chứng
minh, lập luận cho phán đốn của mình. Khi suy luận đã biết dựa vào
các tài liệu bằng ngôn ngữ và trừu tượng hơn. Song việc suy luận của
các em sẽ dễ dàng hơn nếu có tài liệu trực quan làm chỗ dựa.
KLSP:
-

Phải đảm bảo tính trục quan trong dạy học và làm phong phú vốn
hiểu biết, kinh nghiệm.

-

Tạo điều kiện cho các em nắm khái niệm 1 cách chính xác và biết vận
dụng.

-

Tổ chức hoạt động học tập cho học sinh sao cho các em ln sử dụng
thao tác tư duy.

-

Thường xun đưa ra tình huống “có vấn đề” phỉ vừa sức. Phát triển
tư duy, gắn liền rèn luyện ngôn ngữ, cảm gác, tri giác.

2. Phân tích đặc điểm chú ý của học sinh tiểu học. Cho ví dụ minh


họa. Từ đó rút ra kết luận sư phạm cần thiết. (Trang 15)




Đặc điểm chú ý của học sinh tiểu học:
-

Chú ý không chủ định được phát triển mạnh và chiếm ưu thế ở học
sinh tiểu học.

-

Sự tập trung chú ý của trẻ cịn yếu và thiếu tính bền vững, chưa thể
tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập nhất là các
lớp đầu tiểu học.

-

Chú ý của học sinh tiểu học phụ thuộc vào nhịp độ học tập. Nhịp độ
học tập quá nhanh hoặc quá chậm đều khơng thuận lợi cho tính bền
vững và sự tập trung chú ý. Học sinh tiểu học thường tập trung chú ý
hơn khi thực hiện những hành động bên ngoài hơn là hành động trí óc
hoặc là phải thực hiện các bài tập khó, có nhiều cách giải hoặc là khi
tiến hành những hoạt động sáng tạo.

-

Khối lượng chú ý của học sinh tiểu học hẹp, sự phân phối chú ý của

trẻ diễn ra một cách khó khăn.

-

Ở tiểu học, chú ý có chủ định cịn yếu nhưng nó sẽ phát triển mạnh
mẽ dưới sự hướng dẫn và rèn luyện của giáo viên trong học tập.

-

Bên cạnh đó chú ý sau chủ định cũng được hình thành khi động cơ
học tập nhận thức được hình thành, phát triển.



Ví dụ:
-

Các em thường bỏ sót chữ cái trong từ, bỏ sót từ trong câu, quên lời
giáo viên dặn dò cuối buổi học …

-

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, học sinh tiểu học thường chỉ tập trung và
duy trì sự chú ý trong khoảng 30 - 35 phút. Sự chú ý của học sinh tiểu


học cịn phụ thuộc vào nhịp độ học tập.


Kết luận sư phạm:

-

Giáo viên cần sử dụng đồ trực quan

-

Hình thành, phát triển động cơ học tập đúng đắn.

-

Giáo viên nên tìm hiểu và thử nghiệm các phương phps giảng dạy
phú hợp với các đối tượng học sinh:
+ Không bắt các em học liên tục trong thời gian quá lâu.
+ Học tập đi đơi với thực hành. (vì các em chú ý đến hoạt động bên
ngồi hơn là hoạt động trí óc)
+ Khi giảng dạy thì chỉ hướng dẫn các em chú ý vào 1 nội dung cụ
thế. Tránh tổ chức nhiều hoạt động cùng 1 lúc.

3. Phân tích đặc điểm tình cảm của học sinh tiểu học, từ đó chỉ ra các

biện pháp giáo dục tình cảm cho học sinh lứa tuổi này. (Trang 17)




Đặc điểm tình cảm của học sinh tiểu học.
-

Ở học sinh tiểu học, tình cảm, xúc cảm vẫn mang những đặc điểm
từng có ở lứa tuổi trước như:

+ Mang tính cụ thể, trực tiếp. Đối tượng gây cảm xúc cho các em
thường là sự vật hiện tượng, con người cụ thê sinh động mà trẻ nhìn
thấy hoặc đã tiếp xúc.
+ Rất dễ xúc cảm. Biểu hiện ở tính giàu cảm xúc và tính dễ xúc
động.
+ Dễ bộc lộ tình cảm, khả năng kiềm chế tình cảm yếu. Trẻ thường
bộc lộ tình cảm của mình một cách hồn nhiên, chân thật, chưa biết
ngụy trang. Vì vậy trẻ có thể khóc trước mặt cô giáo và bạn bè khi bị
điểm kém, hoặc cười rất tươi khi được khen...
+ Tình cảm mong manh, chưa bền vững và chưa sâu sắc. Cảm xúc
của các dễ chuyển hóa buồn - vui; đang u thích đối tượng này lại
chuyển sang đối; khác hấp dẫn hơn dễ thay đổi bạn, dễ kết thân với
bạn mới...

-

Đã có nhiều biến đổi dưới ảnh hưởng của cuộc sống nhà trường và
hoạt động học tập. Điều này được biểu hiện rõ nhất ở sự hình thành
và phát triển các tình cảm cấp cao của các em.
+ Tình cảm đạo đức: Học sinh tiểu học có tình cảm đặc biệt đối với
người thân trong gia đình và thầy cơ giáo – đây là động cơ thúc đẩy
các em học tập. Tình bạn trong nhóm tổ cũng được hình thành. Nếu trẻ
đầu tiểu học chọn bạn chủ yếu dựa vào sự giống nhau về những hoàn
cảnh sống bên ngoài, về những hứng thú ngẫu nhiên như ngồi cùng


bàn, sống cùng xóm... thì cuối tiểu học chọn bạn dựa vào các đức tính
của bạn (dũng cảm, hay giúp đỡ bạn bè..)
+ Tình cảm trí tuệ: như ham hiểu biết, ngạc nhiên, nghi ngờ, hài lịng
khi hồn thành các bài tập, chán nản khi khơng biết giải bài tập…được

hình thành và phát triển mạnh.
+ Tình cảm thẩm mỹ: cũng được phát triển mạnh...
-

Nét chung trong đời sống tình cảm của học sinh tiểu học là yêu đời,
sảng khoái, vui vẻ. Tuy vậy, những đặc điểm cá nhân trong tình cảm
được hình thành khá rõ ở lứa tuổi này.



Kết luận sư phạm:
-

Đối với học sinh tiểu học, tình cảm cịn có vị trí đặc biệt vì nó là khẩu
trọng yếu gắn liền nhận thức với hành động của trẻ, Vì vậy, nắm được
các đặc điểm tình cảm và biết được phương pháp giáo dục tình cảm
cho các em là nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên.



Biện pháp giáo dục tình cảm cho học sinh lứa tuổi này:
-

Khéo léo, tế nhị khi tác động đến các em khi giáo dục tình cảm:
+ Giáo viên nên nắm được nhu cầu, thị hiếu, nguyện vọng, ước mơ
cũng như hòan cảnh riêng của các em.
+ Tìm cách tác động đến tình cảm tích cực của học sinh.

-


Tình cảm của học sinh tiểu học phải luôn luôn được củng cố trong
những họat động cụ thể:
+ Để củng cố tình cảm của học sinh cịn cần phải đưa các em vào
các họat động khác nhau. Chỉ trong những họat động cụ thể ( học tập,


lao động, vui chơi, thể dục thể thao, văn nghệ... ) trẻ mới tiếp xúc với
những hiện tượng, sự vật cụ thể, mới nảy sinh xúc cảm, có thử thách
mới rèn luyện tình cảm của mình.
-

Sử dụng hình ảnh, ví dụ trực quan sinh động:
+ Sử dụng đồ dùng dạy học đẹp, thí nghiệm hấp dẫn, những mơ
hình sinh động không những giúp học sinh nắm vững tri thức mà cịn
tác động đến xúc cảm đạo đức, trí tuệ và thẩm mỹ ở học sinh.
+ Hình ảnh trực quan gần gũi, sinh động và tịan diện chính là tấm
gương của thầy, cơ giáo và cha mẹ.

4. Phân tích các hành động học tập của học sinh tiểu học. Cho

ví dụ minh họa. ( Trang 23 )


Các hành động học tập: Là quá trình chủ định tạo ra sản phẩm học tập
của học sinh (giải quyết các nhiệm vụ học tập).

Tồn tại dưới ba hình thức, trên:


+ Vật chất

+ Lời nói
+ Trí óc.
Để giải quyết nhiệm vụ học tập, học sinh tiểu học thường sử dụng 4 loại
hành động học tập sau đây:
-

Hành động phân tích:

+ Là hành động hướng vào việc tách đối tượng thành các yếu tố cấu thành
để định hình chúng trong 1 cơ chế vận hành chuyên biệt.
+ Chức năng: chỉ ra được lôgic của đối tượng, vạch ra được mối quan hệ
chung của hệ thống đối tượng.
+ Phân tích là hành động tiên quyết trong việc lĩnh hội tri thức của học
sinh tiểu học.
Ví dụ:
+ Đứng trước 1 bài tốn mới, thì các em cần đọc đề, phân tích nội dung đề
bài cho, phân tích u cầu đề bài, tóm tắt, rồi mới tiến hành làm bài.
-

Hành động mơ hình hố:

+ Là hành động hướng vào việc ghi lại tiến trình và kết quả của hành động
phân tích dưới dạng mơ hình và kí hiệu.
+ Chức năng của hành động mơ hình hố là diễn đạt một cách trực quan
những mối quan hệ cơ bản của đối tượng mà ta không thể nhìn thấy một
cách trực tiếp.
+ Thực tiễn dạy học ở tiểu học thường sử dụng các loại mơ hình sau:
tương đồng, biểu trưng và võ đốn. Trong đó mơ hình võ đốn rất có ưu thế
cho sự phát triển trí tuệ.
Ví dụ:

Học sinh có thể mơ hình hóa nội dung tính tốn của 1 bài tốn dưới dạng 1
phép tính đơn giản.
Học sinh có thể mơ hình hóa nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy.
-

Hành động cụ thể hố:

+ Là hành động mà nhờ nó học sinh biết cách sử dụng các phương pháp
chung đã được hình thành để giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn cụ thể.


+ Hành động cụ thể hố vừa có tác dụng củng cố, khắc sâu các phương
pháp chung đã được hình thành, vừa xác định được mức độ hình thành của
các phương pháp chung trên.
-

Hành động kiểm tra và hành động đánh giá

+ Hành động kiểm tra là hành động mà ở đó diễn ra sự đối chiếu việc tiến
hành những hành động học tập và kết quả của chúng với mẫu đã cho.
+ Hành động đánh giá là hành động mà ở đó diễn ra việc xác định sự phù
hợp hay không phủ hợp của các kết quả lĩnh hội được với những yêu cầu của
nhiệm vụ học tập.
+ Mục đích: là rà sốt lại chất lượng thực hiện các hành động. Vì thế
chúng đảm nhận chức năng định hướng và điều chỉnh hoạt động của học
sinh. Các dạng kiểm tra thường gặp ở trường tiểu học là kiểm tra theo kết
quả cuối cùng, kiểm tra theo từng bước và theo quy trình, kiểm tra theo kế
hoạch.
Trong đó, kiểm tra theo kết quả cuối cùng là phổ biến nhất còn kiểm tra theo
kế hoạch là ít dùng nhất nhưng lại hồn thiện nhất.



Ví dụ tổng hợp: về q trình học tập của học sinh tiểu học.

Khi được giáo viên Mĩ thuật ra đề bài: vẽ cái bàn. Quá trình học tập của học
sinh từ khi nhận đề - khi hoàn thiện bài vẽ bao gồm 4 hành động.
-

Hành động phân tích:
+ Phân tích đề bài u cầu: vẽ.
+ Hình dạng của bàn: vật thể có hình khối chữa nhật, cấu trúc 4 chân.
Từ đó vẽ phác khung hình.

-

Hành dộng mơ hình hóa:
Học sinh có hình ảnh mơ phỏng trong não từ đó hình thành ý thức về
cái bàn. Lấy hình ảnh để hình thành khái niệm. Phác họa trên giấy là
1 hình chữ nhật và 4 chân ở 4 góc vng.

-

Hành động cụ thể hóa: liên kết hành động 1,2 học sinh có thể vẽ được
cái bàn theo tỉ lệ kích thước, màu sắc giống tương đương với vật mẫu.

-

Hành động kiểm tra đánh giá theo kết quả cuối cùng: học sinh tự đối
chiếu bài vẽ của mình với sự vật để đánh giá và sửa đổi cho phù hợp.



5. Phân tích mối quan hệ giữa dạy học và sự phát triển trí tuệ của

học sinh tiểu học. Liên hệ với thực tiễn giáo dục tiểu học trong thời
kỳ hiện nay. (Trang 26)


Mối quan hệ giữa dạy học và sự phát triển trí tuệ học sinh tiểu học:


-

Dạy học quyết định đến sự phát triển trí tuệ học sinh tiểu học (qua
dạy học hình thành cơ sở của trí tuệ, các thao tác trí tuệ, các quá trình
nhận thức...)

-

Kiểu dạy học, phương thức dạy học quy định chiều hướng phát triển
trí tuệ của người học. Nếu tổ chức dạy học theo hướng dạy học tích
cực (giáo viên tổ chức, học sinh hoạt động, lấy người học làm trung
tâm) thì tư duy là sản phẩm nhiều nhất và cao nhất của dạy học.

-

Dạy học cung cấp cho học sinh một hệ thống các tri thức, các khái
niệm khoa học chứa đựng trong các môn học, tạo tiền đề cho sự phát
triển trí tuệ của học sinh.

-


Các q trình nhận thức như khả năng quan sát, trí nhớ, tư duy trừu
tượng, tưởng tượng sáng tạo đều được hình thành trong hoạt động dạy
học của người giáo viên. ( chữ )

-

Khơng chỉ các q trình nhận thức mà các phẩm chất của nhân cách
như nhu cầu nhận thức, tính cách, ý chí, tỉnh cảm...cũng được hình
thành trong q trình dạy học.

-

Các thao tác trí tuệ cơ bản: phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng
hóa, khái qt hóa được hình thành trong dạy học. Các thao tác trí tuệ
vừa là phương 7 tiện để học chữ, học khái niệm khoa học, vừa là sản
phẩm, hệ quả của học chữ, dạy chữ cho học sinh.



Ngược lại, sự phát triển trí tuệ cũng ảnh hưởng đến q trình dạy học.
-

Trí tuệ phát triển là cơ sở để dạy học có hiệu quả, lĩnh hội tri thức tốt.

-

Nhờ sự phát triển trí tuệ → học sinh nảy sinh khả năng mới, giúp họ



nắm kiến thức tốt hơn, chất lượng học tập nâng cao.
-

Nhờ sự phát triển trí tuệ → giúp giáo viên điều khiển quá trình dạy
học một cách thuận lợi → học sinh càng có nhu cầu, hứng thú học
tập.



Việc nắm tri thức và phát triển trí tuệ tác động qua lại và có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. Sự phát triển trí tuệ vừa là kết quả, vừa là điều kiện
cho việc lĩnh hội tri thức trong hoạt động học tập.
Giáo viên cần hiểu mối quan hệ này để tổ chức tốt q trình dạy học và
phát triển trí tuệ cho học sinh.
Ví dụ:
-

Một số trường Tiểu học hiện nay đã áp dụng phương pháp VNEN vào
trong mơ hình dạy học - lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ là
người định hướng, hướng dẫn các bước. Còn tự bản thân học sinh sẽ
tự tìm hiểu và phát triển tư duy dựa trên hướng dẫn có sẵn. Sau cùng
là kết hợp đánh giá của giáo viên và đánh giá của trò để rút kinh
nghiệm.

-

Trong 1 tiết học mà học sinh tự tìm hiểu như vậy, đối với những em
đã được bố mẹ cho tiếp xúc với việc học tập đơn giản từ nhỏ (như học
tiếng anh với người nước ngồi, được tiếp xúc với hội họa sớm) thì
cơ sở trí tuệ, các thao tác trí tuệ của các em khi lên tiểu học sẽ có

phần nhạy bén hơn so với các bạn cùng trang lứa. Từ đó, những bạn
này có phần nổi trội hơn trong việc góp phần vào ...

-

Một vấn đề rất đơn giản trong tự nhiên như hiện tượng mưa. Ở dưới
cấp bậc mầm non thì các em được giải thích nguyên nhân dẫn đến


mưa chủ yếu là: ơng trời buồn – khóc – mưa, hoặc ông trời mưa là để
tưới mát cho cây. Xong lên Tiểu học, thì các em sẽ được cung cấp hệ
thống kiến thức, khái niệm khoa học thông qua mơn tự nhiên xã hội.
Để giải thích hiện tượng này là do: nước ở sông suối ao hồ, ngưng tụ
tạo mây và dẫn đến mưa. Để đưa ra được những kiến thức, khái niệm
khoa học này thì cần có sự dạy học của giáo viên.
-

GV: đổi mới, phù hợp với sự phát triển trí tuệ, phát triển của thế giới.

6. Hoạt động dạy là gì? Phân tích đặc điểm hoạt động dạy của giáo

viên tiểu hoc. Cho ví dụ minh họa. (Trang 20)


Khái niệm:

-

Hoạt động dạy là hoạt động chuyên biệt của người GV (người được
đào tạo nghề dạy học) tổ chức và điều khiển hoạt động học của học



sinh nhằm giúp học sinh lĩnh hội nền văn hoá xã hội tạo sự phát triển
tâm lý, hình thành nhân cách.
-

Dạy học ở tiểu học là một quá trình tác động có mục đích, có chương
trình kế hoạch của người giáo viên nhằm tổ chức cho học sinh lĩnh hội
được tri thức có bản, khái niệm khoa học của nhân loại, hình thành
phát triển tâm lý nhân cách học sinh.



Đặc điểm hoạt động dạy học ở tiểu học:

-

Chủ thể: là nhà giáo, là tập thể các nhà sư phạm có trình độ chun
mơn nghiệp vụ.

-

Đối tượng: là hình thành phát triển nhân cách học sinh tiểu học (từ 6,7
tuổi đến 11, 12 tuổi đang học từ lớp 1 đến lớp 5) theo yêu cầu của xã
hội.

-

Mục đích: là giúp trẻ lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cần
thiết, phát triển tâm lý nhân cách học sinh theo yêu cầu của xã hội.


-

Chức năng: là hình thành hoạt động học cho học sinh và tổ chức
hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động học để lĩnh hội nội dung học
tập, hình thành nhân cách học sinh theo mục tiêu giáo dục.
Cụ thể:
+ Giáo viên đưa ra mục đích, yêu cầu, tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng học tập của học sinh.
+ Cung cấp phương tiện, điều kiện để học sinh thực hiện hoạt động
học.
+ Vạch ra trình tự thực hiện các hành động học (quy trình), các thao


tác tương ứng và những quy định chặt chẽ phải tn theo khi thực hiện
quy trình đó.
+ Hướng dẫn học sinh làm theo quy trình, theo dõi, giúp đỡ khi học
sinh gặp khó khăn.
+ Đánh giá và hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả học tập...
Như vậy, khi tiến hành hoạt động dạy giáo viên không nhằm phát triển chính
bản thân mình mà nhằm phát triển tâm lý học sinh. Do vậy, hoạt động dạy và
hoạt động học có quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó thầy giáo tổ chức, điều
khiển hoạt động cịn học sinh thì tự giác, tích cức lính hội tri thức.


Ví dụ minh họa:

.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
7. Phân tích vai trị của nhà trường tiểu học trong việc giáo dục đạo

đức cho học sinh. Liên hệ với bản thân. ( Trang 30 - 31 )


Giáo dục nhà trường tiểu học:

-

Là nơi tổ chức chuyên biệt quá trình giáo dục đạo đức học sinh tiểu
học. Vì, nội dung giáo dục và dạy học của nhà trường chứa đựng các


tri thức đạo đức, các chuẩn mực đạo đức của xã hội, là cơ sở để có
hành vi đạo đức.
-

Là nơi kết tinh trình độ văn minh và trình độ giáo dục của nhân loại.
Trong nhà trường: bản thân người giáo viên tiểu học được đào tạo để
làm công tác dạy học và giáo dục đạo đức cho các em, nhân cách của
họ được coi là phương tiện giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học.
Trong nhà trường tiểu học có phương pháp giáo dục chun biệt, tơn
trọng hành vi và nhân cách của người học sinh. Tập thể học sinh tiểu
học vừa là môi trường vừa là phương tiện tốt nhất để giáo dục đạo đức
cho các em học sinh tiểu học.




Trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học, nhà trường làm các
công việc:
+ Cung cấp tri thức đạo đức và chuẩn mực đạo đức cho các em
thông qua môn đạo đức cũng như qua các môn học khác.
+ Là cơ sở giúp cho học sinh tiểu học hình thành niềm tin đạo
đức, tình cảm đạo đức để từ đó phân biệt được hành vi đạo đức và phi
đạo đức trong cuộc sống, tăng tính tự giác trong hành vi đạo đức cho
học sinh tiểu học.
+ Tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh dưới hình
thức hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngồi giờ lên lớp như: giúp gia
đình thương binh liệt sĩ, hành hương về địa chỉ đỏ; tổ chức các hoạt
động: uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
+ Tham gia hoạt động giáo dục đạo đức và tiếp xúc với người
thực, việc thực. Đây là con đường cung cấp cho học sinh tiểu học


những bài học sống động để hình thành niềm tin đạo đức, tình cảm đạo
đức cho các em;
+ Xây dựng tập thể học sinh tiểu học trở thành môi trường thuận
lợi, thành phương tiện hình thành, ni dưỡng các hành vi đạo đức của
học sinh tiểu học;
+ Tổ chức, chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục gia đình, xã
hội, cơ quan đoàn thể trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.


Liên hệ bản thân:


.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
8. Phân tích đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên tiểu hoc,

từ đó rút ra kết luận cần thiết. ( Trang 37 )
-

Đối tượng lao động:
Đối tượng lao động trực tiếp của người thầy giáo tiểu học là trẻ em
trong độ tuổi từ 6 đến 11- 12 tuổi. Các em học sinh có quy luật phát


triển tâm sinh lí riêng. Đây là lứa tuổi đang tiềm ẩn những khả năng
phát triển rất lớn. Do đó, giáo viên phải có tình thương u, lịng tin và
sự tế nhị trong cách ứng xử, mềm dẻo nhưng kiên quyết.
Ví dụ: Phương pháp tác động đến học sinh giỏi, khá, trung bình,
yếu, nhanh, chậm, cẩu thả, nóng nảy, ưu tư...khác nhau.
Học sinh không chỉ là đối tượng tác động của thầy cơ giáo mà cịn
là chủ thể tiếp nhận hoạt động giáo dục. Học sinh vừa là đối tượng, vừa
là chủ thể, học sinh chủ động tiếp nhận, tiếp nhận có lựa chọn.



Cơng cụ lao động:

-

Là trí tuệ và phẩm chất của chính mình. Người giáo viên dùng trí tuệ
của mình để tác động vào đối tượng, đặc biệt là trí tuệ học sinh, dùng
nhân cách đã ổn định của mình để tác động lên nhân cáchđang non trẻ,
đang cần luyện tập. Cơng cụ này sẽ tác động có hiệu quả khi thầy giáo
có uy tín cao, tức là phẩm chất và năng lực, đức và tải của thầy giáo
càng cao thì sức thuyết phục học sinh cảng lớn.



Ý nghĩa chính trị, kinh tế của nghề dạy học:
Lao động của nhà giáo có ý nghĩa chính trị và kinh tế to lớn vì giáo
dục

tạo ra sức lao động mới trong từng con người nhờ quá trình phức tạp, tinh tế
và công phu. Nghề dạy học là nghề tái sản xuất mở rộng sức lao động xã
hội.
-

Sức mạnh vật chất: sức khỏe.

-

Sức mạnh tinh thần: khả năng nhận thức, nhu cầu, tình cảm, trí tuệ.





Tính khoa học, tính nghệ thuật, tính sáng tạo của giáo viên tiểu học:

-

Tính khoa học: Muốn dạy học đạt kết quả cao, người giáo viên tiểu
học phải nắm vững quy luật tâm lý của học sinh tiểu học, quy luật giáo
dục trẻ em để hình thành nhân cách cho chúng theo mục tiêu cấp học.
Vì thế, lao động sư phạm của giáo viên là khoa học đòi hỏi phải có sự
kế thừa có chọn lọc, đồng thời sử dụng các khoa học khác nhằm làm
cho hoạt động của mình có căn cứ.

-

Tính nghệ thuật: Cơng tác dạy học và giáo dục đòi hỏi giáo viên phải
khéo léo đối xử sư phạm, vận dụng các phương pháp dạy học và giáo
dục vào tửng tinh huống và con người cụ thể. Người giáo viên phải
văn minh trong giao tiếp, tác động khoa học đến tồn bộ tâm lý học
sinh. Do đó, nghề dạy học khơng chỉ cần có cơ sở khoa học mà còn
phải tiến hành một cách nghệ thuật. ( ngơn ngữ giảng bải )

-

Tính sáng tạo: Mỗi học sinh tiểu học là một nhấn cách đang hình
thành, khả năng phát triển còn bỏ ngỏ, sự phát triển lại nhanh chóng.
Vì thế, lao động của giáo viên khơng cho phép dập khn máy móc,
mà địi hỏi phải có nội dung phong phú, cách thức tiến hành sáng tạo
trong các tình huống và đối với từng cá nhân cụ thể.

Tóm lại, lao động của người giáo viên là một loại hình lao động đặc thù

mang tính “khai sáng” cho con người, từng bước cải biến con người tự nhiên
thành con người xã hội.
KLSP: Lao động của người thầy giáo muốn đảm bảo tính khoa học, nghệ
thuật, sáng tạo địi hỏi người thầy giáo phải nắm chắc chuyên môn và môn
TLH, GDH để tổ chức sáng tạo quá trình nhận thức cho học sinh; Đòi hỏi


người thầy giáo phải thường xuyên rèn luyện, hoàn thiện mình.



×