Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Đề cương tâm lí lứa tuổi Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.23 KB, 12 trang )

Câu hỏi (3 điểm)
1. Lấy ví dụ và phân tích để làm rõ chức năng của người giáo
viên tiểu học.
- Chức năng của người giáo viên TH là hình thành hoạt động học cho
học sinh và tổ chức hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động học để lĩnh
hội nội dung học tập , hình thành nhân cách học sinh theo mục tiêu giáo
dục :
+ Cung cấp phương tiện, điều kiện để học sinh thực hiện hành động
học
VD : Để học sinh thực hiện hành động học thì giáo viên phải đưa ra đề
bài, học sinh mới có tư liệu để khai thác, giải quyết bài tập.
+ Vạch ra trình tự thực hiện các hành động học ( quy trình ), các thao
tác tương ứng và những quy định chặt chẽ phải tn theo khi thực hiện
quy trình đó.
VD : Khi đưa ra đề bài, giáo viên thường sẽ yêu cầu học sinh trước tiên
phải đọc kĩ đề bài, phân tích xem đề bài u cầu gì, thuộc phần nội
dung kiến thức nào,…
+ Hướng dẫn học sinh làm theo quy trình, theo dõi, giúp đỡ khi gặp khó
khăn
VD : Trong quá trình áp dụng kiến thức đã được học vào bài giải, học
sinh có một chút vướng mắc thì giáo viên sẽ phải hướng dẫn, đưa ra vài
gợi ý để học sinh có thể giải quyết tiếp
+ Đánh giá và hướng dẫn học sinh tiểu học tự đánh giá kết quả học tập
VD : Sau khi hoàn thành bài, giáo viên thường cho các em học sinh
chấm chéo bài tập của nhau để tự đánh giá kết quả bài làm, không để
các em HS bị thụ động.


Câu 2: Tại sao người giáo viên tiểu học cần phải quan tâm đến việc
hình thành và phát triển ghi nhớ ý nghĩa cho học sinh tiểu học? Liên
hệ bản thân.


 Giáo viên tiểu học cần phải quan tâm đến việc hình thành và phát triển ghi
nhớ ý nghĩa cho học sinh tiểu học vì:
- Ghi nhớ ý nghĩa là loại ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu nội dung tài
liệu, trên sự nhận thức được mối liên hệ logic giữa các bộ phận của tài
liệu đó. Tức là ghi nhớ tài liệu dựa trên cơ sở hiểu biết bản chất của
nó. Ở đây q trình chỉ nhở gắn liền với quá trình tư duy và tưởng
tượng nhằm lấy logic nội tại (bản chất) của tài liệu. Do vậy, người ta
gọi ghi nhớ ý nghĩa là chỉ nhở logic.
- Ghi nhớ ý nghĩa là loại ghi nhớ chủ yếu trong hoạt động nhận thức,
nó đảm bảo cho sự lĩnh hội tri thức một cách sâu sắc, bền vững. Nó
tốn ít thời gian hơn ghi nhớ máy móc, nhưng lại tiêu hao lượng thần
kinh hơn. Hs sẽ không ghi nhớ một cách máy móc, ko học thuộc lịng,
ko học vẹt. Từ đó giúp học sinh tự nghiên cứu, hiểu được nội dung
vấn đề, giúp hs hiểu bài và ghi nhớ lâu.
- Sở dĩ ghi nhớ ý nghĩa có hiệu quả cao vì trong quá trình ghi nhớ ý
nghĩa học sinh phải tích cực tư duy để tìm ra những mối quan hệ giữa
các thành phần, các ý của tài liệu. Học sinh phải dùng ngôn ngữ để
khái quát và đưa chúng vào cùng một loại, một nhóm gắn liền với
kiến thức cũ. Tuy nhiên, trong học tập học sinh không phải chỉ ghi
nhớ những ý chính mà cịn phải ghi nhớ các cơng thức, quy tắc, sự
kiện lịch sử. Vì vậy, giáo viên phải chú ý chủ động rèn luyện cho học
sinh ghi nhớ chính xác tài liệu trên cơ sở hiểu chúng
 Liên hệ bản thân:
Tương lai với trách nhiệm trở thành một người giáo viên, em cảm thấy
bản thân mình cần phải có trách nhiệm quan tâm đến việc hình thành và
phát triển ghi nhớ ý nghĩa cho học sinh tiểu học. Trước hết, em sẽ tìm
hiểu về đặc điểm trí nhớ, ghi nhớ của các học sinh rồi sẽ đưa ra những
biện pháp ghi nhớ ý nghĩa hiệu quả như lập dàn bài cho tài liệu học tập,
tái hiện lại tài liệu dưới hình thức đọc thầm,…



Câu 3: Có ý kiến cho rằng: Đối với giáo viên tiểu học nhóm
năng lực dạy học quan trọng hơn nhiều so với nhóm năng lực
giáo dục. Anh (chị) có đồng ý với ý kiến trên khơng? Vì sao?
 Em khơng đồng ý với ý kiến trên vì cả hai nhóm năng lực dạy học và giáo
dục đều vơ cùng quan trọng, không thể thiểu một trong hai cái được.
 Vì:
- Nhóm năng lực dạy học bao gồm: năng lực hiểu học sinh, năng lực
chế biến tài liệu học tập, năng lực tổ chức hoạt động của học sinh và
năng lực hiểu biết sâu rộng. Nhóm năng lực này là năng lực mà giáo
viên tiểu học biểu hiện sự hiểu biết về năng lực học sinh, trình độ, tâm
lý học sinh từ đó phân tích, tổng hợp và thực hiện truyền đạt kiến thức
cho học sinh một cách chính xác và đúng đắn. Giáo viên tiểu học chú
trọng hoàn thiện bản thân, rèn luyện trau dồi bản thân trong quá trình
phát triển năng lực này.
-Nhóm năng lực giáo dục bao gồm: năng lực hiểu nhân cách của học
sinh tiểu học, năng lực cảm hoá học sinh, năng lực vạch dự án phát
triển nhân cách học sinh, năng lực khéo léo sư phạm, đặc biệt là năng
lực tổ chức hoạt động sư phạm. Nhóm năng lực này địi hỏi ở người
giáo viên rất nhiều yêu cầu từ tri thức đến nhân cách, người giáo viên
cần giao tiếp về tư tưởng và hành động với học sinh rất nhiều trong quá
trình phát triển năng lực này.
 Vậy ta thấy rằng, hai nhóm năng lực này đều đóng vai trị rất quan
trọng, khơng thể thiếu được đối với giáo viên tiểu học. Hai nhóm
năng lực này bổ sung và kết hợp với nhau để đạt hiệu quả cao trong
công tác giảng dạy.


Câu 4: Nêu những yêu cầu tâm lý - sư phạm khi hình thành kĩ
năng, kĩ xảo và thói quen cho học sinh tiểu học hiệu quả. Lấy

ví dụ minh họa cho từng yêu cầu đó.
 Kĩ năng đọc: Việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh Tiểu học được thực hiện
chủ yếu thông qua môn Tập đọc.
- Làm cho học sinh ham thích luyện tập
Để hs ham thích luyện tập kĩ năng đọc, gv cần phải để học sinh
hiểu được vai trò to lớn đối với các em: học sinh được mở rộng hiểu
biết về thiên nhiên, về đất nước, về cuộc sống con người, văn hóa,
văn minh, phong tục, tập quán của các dân tộc trên Tổ quốc
mình và trên thế giới, mở rộng tầm hiểu biết về cuộc sống.... Các
em được tìm tịi khám phá thế giới xung quanh, khơi gợi sự hứng thú
học tập.
Bên cạnh đó giáo viên cần chuẩn bị bài giảng một cách hấp dẫn,
sinh động, động viên và khen thưởng tích cực để các em có động lực
học tập.
- Làm cho học sinh hiểu cách thức luyện tập
Đối với khối 1 2 3
Để luyện tập thành thạo kĩ năng đọc, trước hết các em phải luyện
đọc đúng, to, rõ ràng, đọc lưu loát, ngắt nghỉ đúng chỗ, đọc từ từ chậm
rãi tránh đọc vấp, đọc nhầm, sau đó mới sang đọc diễn cảm
Đối với khối 4 5
• Đọc thầm, đọc lướt để nắm thơng tin.
• Đọc to rõ ràng, diễn cảm, lưu lốt (bài văn, bài thơ, màn kịch
ngắn).
• Tìm hiểu ý nghĩa của văn bản một số chi tiết có giá trị nghệ thuật
• Nhận xét về nhân vật, hình ảnh, cách sử dụng từ ngữ và tình cảm,
thái độ của tác giả.
• Đọc thuộc một số đoạn văn, đoạn thơ, bài thơ.
- Tra từ điển học sinh đối với những từ khó, hiểu các kí hiệu, số liệu
trên sơ đồ, biểu đồ...
- Chỉ dẫn kịp thời những lỗi sai của học sinh

Phát âm sai, đọc sai các từ khó, đọc cịn bé, chưa trịn vành rõ
chữ, đọc nhát gừng khơng lưu lốt, khơng ngắt nghỉ đúng chỗ, chỉnh lại


tiết tấu, cường độ, sắc thái giọng đọc
- Tiến hành luyện tập có hệ thống và luyện tập
Khơng chỉ tập đọc trên lớp mà các em còn phải luyện đọc ở nhà,
gv cho học sinh chuẩn bị bài tập đọc trước ở nhà
Phải luyện đọc thường xuyên, gv cho các em đọc theo mức độ từ
dễ đến khó (các từ khó phát âm, các từ mới lạ, các câu văn dài hơi,…)
- Kiểm tra và đánh giá kết quả luyện tập
Tiến hành kiểm tra bằng cách gọi các em đứng dậy đọc bài, gọi
đồng đều cả lớp, gv nhận xét đánh giá và để các bạn hs khác nhận xét
đánh giá.
- Củng cố những kĩ năng, kĩ xảo và thói quen được hình thành
Ơn luyện kĩ năng đọc sẽ rèn luyện cho các em thói quen và sở
thích đọc sách, biết cách nắm bắt và chọn lọc thông tin cần thiết, tiếp
thu tri thức, cảm nhận văn học, ...


Câu 5: Có ý kiến cho rằng: Học sinh tiểu học giỏi hay kém,
ngoan hay hư là do thầy cô giáo và nhà trường hoàn toàn
quyết định. Anh (chị) đánh giá ý kiến trên như thế nào? Hãy lý
giải vì sao?
 Theo em, ý kiến trên khơng hồn tồn đúng. Vì học sinh tiểu học giỏi hay
kém, ngoan hay hư là do cả học sinh lẫn nhà trường:
- Trong đó nhà trường giữ vai trò chủ đạo:
Tổ chức tốt việc triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục đạo học
sinh, để công tác giáo dục học sinh trong trường học thành cơng.
Phải làm cho tồn thể cán bộ- giáo viên - nhân viên trong trường

thấy rõ tầm quan trọng và sự cấp thiết của công tác giáo dục cho học
sinh trong giai đoạn hiện nay.
- Ảnh hưởng của giáo viên tác đọng đến học sinh:
Từ việc tìm hiểu, nắm bắt hồn cảnh gia đình, năng lực từng học
sinh,… đến việc xử lý tình huống. Địi hỏi cần có sự nghiêm khắc
của người thầy, đồng thời phải có tấm lịng u thương, thể hiện
trách nhiệm, cho các em những lời khuyên bảo chân tình; tạo được
niềm tin, động lực cho các em phấn đấu hồn thiện. Bên cạnh đó gv
cũng cần nâng cao kiến thức cho học sinh qua các bài giảng, các tiết
học trên lớp, nâng cao kết quả học tập của các em
- Ảnh hưởng của gia đình:
Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ, ông bà cần phải sống mẫu
mực, làm gương tốt cho con, cháu noi theo; có trách nhiệm tham gia
đầy đủ các buổi họp cha mẹ học sinh; thường xuyên liên lạc với giáo
viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt các thông tin về việc học tập và
sự rèn luyện đạo đức của con em mình, để kịp thời uốn nắn, dạy dỗ.
- Ảnh hưởng của xã hội:
Điều này thể hiện ở chỗ, xã hội phát triển theo định hướng, trẻ em
được chăm sóc đầy đủ hơn, có nhiều ưu thế hơn nên dễ bị phụ thuộc
vào cha mẹ, dễ sinh ra tâm lý ỷ lại, sợ hãi, nhút nhát, không độc lập
ở môi trường mới. nhưng cũng có những mơi trường xã hội tốt giáo
dục trẻ một cách sống lành mạnh, tự lập, hình thành nên những
phẩm chất tốt và học lực tốt.
- Dựa vào năng lực của hs tiểu học:
Trong thực tế, không có học sinh nào hồn tồn học giỏi hay kém,
ngoan hay hư mà là do quá trình lĩnh hội, hình thành và phát triển


của chính bản thân các em hs. Các em hs tiểu học khi biết nhận thức
đúng sai, tốt xấu thì sẽ tự cung cấp, trau dồi cho bản thân mình kiến

thức và sự tiếp thu đó khơng hồn tồn đồng đều vì khơng phải em
học sinh nào cũng giống nhau.


Câu 6: Trong các hành động học, hành động nào giữ vai trò
tiên quyết trong việc lĩnh hội tri thức và hình thành khái niệm
khoa học ở học sinh tiểu học? Hãy lý giải tại sao?
 Trong các hành động học (hđ ptich, hđ mơ hình hóa, hđ cụ thể hóa, hđ ktra
và hđ đánh giá) thì hành động phân tích là hành động giữ vai trị tiên quyết
nhất trong việc lĩnh hội tri thức và hình thành khái niệm khoa học ở hs tiểu
học.
 Vì:
Hành động phân tích:
- Là hành động hướng vào việc tách đối tượng thành các yếu tố cấu
thành để định hình chúng trong 1 cơ chế vận hành chuyên biệt.
- Chức năng của hành động phân tích là chỉ ra được lơgic của đối tượng
vạch ra được mối quan hệ chung của hệ thống đối tượng.
- Phân tích là hành động tiên quyết trong việc lĩnh hội tri thức của học
sinh tiểu học.
- Đối với học sinh tiểu học, hành động phân tích là hành động tiên quyết
trong việc lĩnh hội, tiếp thu và vận dụng tri thức để giải bài tập. Khi
đứng trước một tình huống có vấn đề, để giải quyết nhiệm vụ học tập
của mình, học sinh phải tiến hành phân tích tình huống, ngữ liệu, giả
thiết... trên cơ sở đó, học sinh lập kế hoạch giải quyết nhiệm vụ học.
Đây là giai đoạn định hướng hành động. Giai đoạn này quyết định kết
quả phần thực hiện hành động. Hành động phân tích vừa là cơ sở vừa là
cơng cụ để thực hiện các hành động học khác. Có thể nói, hành động
phân tích là một hành động khơng thể thiếu trong quá trình học sinh
tiếp thu tri thức và vận dụng tri thức để giải bài tập.
- Quá trình giáo viên tổ chức học sinh thực hành hành động phân tích là

q trình biến lơgic tĩnh của đối tượng thành lơgic động của nó, nhằm
tách lơgic của đối tượng ra khỏi đối tượng để chuyển vào trong đầu óc
học sinh.
Vd: Trong mơn tốn, khi gv giao nhiệm vụ u cầu giải 1 bài tốn,
trước hết các em phải phân tích: bài tốn cho những dữ liệu gì, chúng
có mối liên hệ gì chung, bài tốn u cầu làm gì, giả thiết và yêu cầu có
mối liên hệ chung như thế nào, bài toán gợi nhớ đến đơn vị kiến thức
nào đã học?
=> Phân tích bài tốn thành những dữ liệu nhỏ cấu thành sẽ giúp học
sinh chỉ ra đước mối liên hệ logic giữa các giả thiết và yêu cầu đề bài,


từ đó mới hình thành cơng thức, cách giải trong đầu rồi mới làm được
bài.


Câu 7: Lấy ví dụ và phân tích để làm rõ ảnh hưởng của cuộc
sống nhà trường và hoạt động học tập đối với sự phát triển
nhu cầu của học sinh tiểu học.
 Nhu cầu đọc sách của học sinh lớp 3.
- Học sinh tiểu học là lứa tuổi bắt đầu tiếp nhận kiến thức từ các nguồn
khác nhau: sự dạy dỗ của cha mẹ và thầy cô giáo, các kênh truyền
hình, sự giao tiếp bên ngồi (bạn bè, những người xung quanh…).
Nhu cầu hiểu biết và hoạt động ngoài xã hội của các em phát triển
mạnh, đã xuất hiện các hứng thú riêng, tăng hứng thú đối với các
phương tiện nghe nhìn, bắt đầu thích đọc những sách khoa học kỹ
thuật phổ thông.
- Ảnh hưởng từ nhà trường:
Ngày nay, vấn đề đọc ở học sinh tiểu học đã được chú trọng, các
thư việnnhà trường đã được hình thành với vốn tài liệu phong

phú: sách giáo khoa, truyện đọc, tài liệu lịch sử, tranh ảnh, truyện
tranh…
- Ảnh hưởng từ hoạt động dạy học về đọc sách
- Tài liệu sắp xếp theo môn loại, những tài liệu được đem ra phục vụ
nhiều nhất cho học sinh là truyện tranh và truyện cổ tích, truyện ngụ
ngơn.
 Vậy nên ảnh hưởng của cuộc sống nhà trường và hoạt động học tập đối
với sự phát triển nhu cầu của học sinh tiểu học là vô cùng quan trọng.


Câu 8: Yếu tố nào dưới đây giúp học sinh tiểu học thực hiện
hoạt động học tập đạt hiệu quả cao? Vì sao?
a. Học sinh có nhu cầu nhận thức.
b. Giáo viên luôn đặt ra những yêu cầu cao hơn nhiều so với trình
độ hiện có của học sinh.
c. Học sinh lo lắng sợ hãi khi nhầm lẫn, sai sót trong học tập.
d. Học sinh có động cơ học tập đúng đắn.
e. Giáo viên luôn đặt ra những yêu cầu cao, vừa sức với trình độ
học tập hiện có của học sinh.
 A, D, E
A. Nhu cầu nhận thức là nhu cầu về tri thức, nhu cầu hiểu biết, nhu cầu
về thơng tin có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của con người. Sự
thỏa mãn những nhu cầu này có ý nghĩa to lớn đối với đời sống cá nhân
và xã hội. Có nhiều bằng chứng cho thấy nhu cầu nhận thức là điều
kiện tất yếu cho sự tồn tại của chính bản thân con người. Khi nhu cầu
nhận thức ở trẻ tích cực tìm hiểu thế giới xung quanh thì hoạt động học
tập sẽ đạt hiệu quả cao. Như vậy, nhu cầu nhận thức là đòi hỏi của trẻ
về việc tìm tịi tiếp thu cái mới, cái chưa có trong kinh nghiệm cá nhân
mà trẻ cần được thỏa mãn để phát triển.
D. Động cơ học tập đúng đắn có ảnh hưởng to lớn đến thái độ, cách học

của học sinh và do đó quyết định kết quả học tập của các con. Động cơ
học tập đúng đắn sẽ hướng học sinh tới một mục tiêu học tập đúng đắn,
tránh lệch hướng, tạo năng lượng tích cực để phấn đấu đạt kết quả học
tập tốt nhất, từ đó các con sẽ dành nhiều thời gian, cơng sức cho mơn
học hơn và như vậy việc có được kết quả như mong muốn sẽ trở nên dễ
dàng hơn.
E. Những yêu cầu cao hơn tạo sự phấn đấu, thi đua trong hoạt động học
tập, giúp học sinh phát triển năng lực từng chút một, biết cố gắng và nỗ
lực liên tục không ngừng nghỉ để tiến bộ trong học tập. Đây cũng dược
coi là sự động viên cổ vũ kích thích năng lượng học tập. Nhưng u
cầu đó phải phù hợp với trình độ của học sinh. Khơng thể đưa ra những
yêu cầu quá cao, vượt khả năng trình độ của hs hiện có.


Câu 9: Hãy chọn các đáp án đúng dưới đây bạn cho là cần
thiết trong việc giáo dục đạo dức cho học sinh tiểu học? Tại
sao?
a. Giáo viên phải hiểu học sinh.
b. Cần chăm chỉ, thật thà.
c. Cần cung cấp tri thức đạo đức cho học sinh.
d. Yêu cầu học sinh phải thuộc lòng những khái niệm đạo đức.
e. Biến tri thức đạo đức thành niềm tin đạo đức, tình cảm đạo đức.
 A, C, E
A. Năng lực hiểu học sinh là năng lực thâm nhập vào thế giới bên trong
của trẻ, hiểu biết tường tận nhân cách và diễn biến tâm lý trẻ, biết quan
sát tinh tế những biểu hiện bên trong của học sinh trong dạy học và
giáo dục; Mỗi đứa trẻ có tính cách và diễn biến tâm lý khác nhau nên
việc có năng lực hiểu học sinh giúp giáo viên định hình phương pháp
giáo dục và tổ chức hoạt động học tập phù hợp với các em học sinh.
 địi hỏi giáo viên có năng lực quan sát sư phạm

C. Cung cấp tri thức và chuẩn mực đạo đức cho các em thông qua các
môn học như đạo đức, thơng qua các hoạt động ngồi giờ,… ; cho hs
biết được các em cần làm gì, làm ntn để phù hợp với những vai trò, vị
thế của mình trong mối quan hệ với người khác
D. Cung cấp tri thức và chuẩn mực đạo đức cho các em là cơ sở giúp
cho hs tiểu học hình thành niềm tin đạo đức, tình cảm đạo đức để từ đó,
các em có niềm tin vào chính nghĩa, chân lý; thúc đẩy thực hiện hành vi
đạo đức; phân biệt được hành vi đạo đức và phi đạo đức trong cuộc
sống, tăng tính tự giác trong hành vi đạo đức cho hs tiểu học.



×